1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối tượng áp dụng Luật Phá sản năm 2004

15 1,8K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Đối tượng áp dụng Luật Phá sản năm 2004 - Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trang 1

Đề bài:

Tìm hiểu quy định của pháp luật phá sản về các vấn đề sau đây

1 Đối tượng áp dụng Luật Phá sản năm 2004 (Yêu cầu nói rõ có áp dụng Luật Phá sản đối

với Hộ kinh doanh cá thể, Công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia,Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi các chủ thể này lâm vào tình trạng phá sản)

2 Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Yêu cầu chỉ ra và đánh giá những

quy định khác biệt về vấn đề này trong Luật Phá sản 2004 so với Luật Phá sản 1993)

3 Các giấy tờ mà Chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theoĐơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ý nghĩa của từng loại giấy tờ đó.

4 Nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ (phân tích rõ cả việc thanh

toán nợ mới phát sinh, nợ có đảm bảo )

Trang 2

1 Đối tượng áp dụng của luật phá sản năm 2004.

Đối tượng áp dụng của luật phá sản năm 2004 được quy định tại điều 2 cụ thể như sau:

“Điều 2 Đối tượng áp dụng

1 Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã(hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật.

2 Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối vớidoanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợptác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnhvực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.”

Như vậy, luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp,hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật

Các loại hình doanh nhiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước, sởhữu chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (công ty TNHH,công ty cổ phần, công ty hợp danh)

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp liêndoanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điềuchỉnh của Luật phá sản Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài (hiểu là doanhnghiệp mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thôngqua chi nhánh, văn phòng đại diện) thì không thể bị tuyên bố phá sản tại ViệtNam theo pháp luật Việt Nam; trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy địnhcủa luật dân sự và luật tố tụng dân sự

Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đốitượng áp dụng của luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phásản được giải quyết theo quy định của luật dân sự và luật tố tụng dân sự

Trang 3

Công ti nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếpcung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu và doanh nghiệp phục vụ quốcphòng, an ninh đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật phá sản; Chính phủ đãquy định cụ thể về việc áp dụng luật phá sản đối với các đối tượng này tại nghịđịnh 67/2006 NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn áp dụng luật phá sản đối vớidoanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của tổ quản lí, thanh lí tài sản

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngânhàng là những lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế xã hộinhưng những chủ thể đó vẫn là những chủ thể kinh doanh hoạt động trên thịtrường và bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác nên những chủ thể này vẫnthuộc sự điều chỉnh của luật phá sản Chính phủ đã có quy định cụ thể về việc ápdụng luật phá sản đối với các chủ thể trên tại nghị định 114/2008/NĐ-CP và nghịđịnh 05/2010 NĐ-CP.

* Nhận xét:

Nên mở rộng đối tượng áp dụng là các Hộ kinh doanh cá thể với những lýdo sau: Trong nền kinh tế thị trường, mọi loại hình kinh doanh đều bình đẳng tronghoạt động và cạnh tranh Do đó, khi hoạt động kinh doanh mất khả năng thanh toánđều phải được xử lý phá sản như nhau.Việc áp dụng Luật Phá sản cho Hộ kinhdoanh cá thể là sự bổ sung phù hợp và giải quyết được sự mâu thuẫn trong hệ thốngpháp luật kinh tế của nước ta Vì Luật Thương mại đã quy định: Thương nhân (phápnhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) đều có quyền tuyên bố phá sản Việc áp dụngLuật Phá sản cho Hộ kinh doanh cá thể là phù hợp với xu hướng hội nhập nền kinhtế và luật pháp quốc tế.

Không nên có quy định riêng về phá sản doanh nghiệp nhà nước Lý do: DNNN cũng phải được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác( Công ty cổ phần, Công ty TNHH ) Chỉ cần quy định cụ thể về phá sản các

Trang 4

DNNN hoạt động phục vụ công cộng và trong lĩnh vực an ninh quốc phòng (giốngnhư việc quy định những doanh nghiệp không được phép đình công)

2 Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Yêu cầu chỉra và đánh giá những quy định khác biệt về vấn đề này trong Luật phásản 2004 so với Luật phá sản 1993)

Luật phá sản 2004 mở rộng đối tượng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản hơn sovới Luật phá sản 1993.

Luật phá sản doanh nghiệp 1993 chỉ quy định cho ba chủ thể có quyền nộp đơnyêu cầu tuyên bố phá sản là: chủ nợ không có bảo đảm, con nợ và người lao động Nhưvậy, ngoài ba đối tượng này không có một tổ chức, cơ quan, cá nhân nào khác đượcquyền đưa vụ phá sản ra trước tòa Quy định này phần nào đã hạn chế thành phần chủthể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, làm cho trên thực tế nhiều doanhnghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng không được đưa ra tòa ánđể giải quyết Đây là một quy định ẩn chứa nhiều bất cập, không phù hợp với thực tếkhách quan

Luật phá sản 2004 ra đời để khắc phục hạn chế của Luật phá sản doanh nghiệp1993 bằng cách quy định: ngoài những đối tượng như doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vàotình trạng phá sản, chủ nợ, người lao động thì chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều16), cổ đông của Công ty cổ phần (Điều 17) thành viên của công ty hợp danh (Điều 18)cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Cụ thể:

a Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ:

Xét về bản chất cơ chế phá sản trước tiên nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ Vìvậy Luật phá sản của tất cả các nước đều coi chủ nợ là chủ thể số một có quyền nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản đối với con nợ.

Ở nước ta Luật phá sản 2004 chia chủ nợ làm 3 loại như sau:- Chủ nợ có bảo đảm

Trang 5

- Chủ nợ không có bảo đảm- Chủ nợ có bảo đảm một phần

Luật phá sản 2004 chỉ quy định cho chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảođảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợptác xã khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Quy định nhưvậy là hợp lý vì chủ nợ có bảo đảm một phần vẫn có quyền yêu cầu doanh nghiệp, HTX(con nợ) phải trả nốt phần nợ không có bảo đảm.

Như vậy, Luật phá sản 2004 không cho phép chủ nợ có bảo đảm được quyền nộpđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bởi lợi ích của họ đã được bảo đảm bằng tài sản thếchấp, cầm cố của doanh nghiệp hay của người thứ ba Vì thế trong mọi trường hợp, lợiích của chủ nợ có bảo đảm đều được bảo vệ và việc quy định cho họ có quyền nộp đơnlà không cần thiết và nó gây bất lợi cho phía con nợ.

Điểm mới của Luật phá sản 2004 khi quy định về quyền nộp đơn của các chủ nợđó là luật này đã đơn giản hóa các điều kiện mà họ phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầumở thủ tục phá sản Luật phá sản doanh nghiệp 1993 quy định khi gửi đơn yêu cầutuyên bố phá sản các chủ nợ phải cung cấp cho tòa án các giấy tờ, tài liệu để chứngminh doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Quy định này thực sự rấtvô lý Gây cản trở, khó khăn cho các chủ nợ vì họ chỉ biết mình đã gửi giấy đòi nợ chodoanh nghiệp nhưng không được thanh toán chứ họ làm sao có khả năng và thời gian đểtập hợp đủ chứng cứ chứng minh.

Vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ Luật phá sản 2004 đã bỏ quyđịnh này và tại Điều 13 quy định: khi nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạngphá sản chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầumở thủ tục phá sản.

b Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động:

Trang 6

Về thực chất đối với doanh nghiệp mắc nợ người lao động là một chủ nợ đặc biệtkhông có bảo đảm, hàng hóa duy nhất đem ra trao đổi là sức lao động và tiền lương lànguồn sống của bản thân họ, gia đình họ nên họ là những người bị thiệt hại nhiều nhất

So với quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 Điểm mới đầu tiên củaLuật phá sản 2004 quy định về quyền nộp đơn của người lao động: điều kiện dễ dàng đểngười lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Bỏ điều kiện là thời hạn nợ lươngcủa doanh nghiệp, HTX với người lao động

Trong LPSDN 1993 quy định người lao động được quyền nộp đơn khi khôngđược doanh nghiệp trả lương trong 3 tháng liên tiếp Quy định này ẩn chứa nhiều bấtcập vì thời hạn 3 tháng liên tiếp là quá dài rất dễ bị lợi dụng- trên thực tế có nhiềudoanh nghiệp nợ lương đến 2 tháng, sau đó trả và lại tiếp tục nợ lương.

Theo quy định mới của Luật phá sản 2004 dấu hiệu để người lao động đượcquyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp, HTX không trả đượclương cho người lao động Bên cạnh đó khoản 1 Điều 14 LPS 2004 đưa thêm dấu hiệumới là khi nhận doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản Đây là quy định mangtính định tính nhằm phù hợp tình trạng lao động ở các loại hình doanh nghiệp, HTX vớiquy mô lớn, nhỏ khác nhau.

- Ngoài ra, LPS 2004 đã bổ sung quy định về việc cử đại diện của người lao độngở những doanh nghiệp không có công đoàn để thực hiện quyền yêu cầu mở thủ tục phásản

Do LPSDN 1993 quy định về việc nộp đơn của đại diện người lao động mà tráivới Điều 153 Bộ luật lao động hiện hành chỉ quy định công nhận tổ chức công đoàn cơsở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời là người đại diện duy nhất của người laođộng.

Luật phá sản 2004 khắc phục hạn chế này bằng việc không chỉ quy định quyềnnộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động mà còn khẳng định quyền nộpđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quyền của tập thể người lao động chứ không phải là

Trang 7

quyền của cá nhân người lao động Quy định như thế là rất hợp lý nhằm hạn chế việcbất kì người lao động nào cũng có thể làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây bất lợicho doanh nghiệp, HTX.

LPS 2004 quy định cụ thể về thủ tục cử đại diện cho người lao động để xác địnhrõ người có quyền đại diện cho tập thể lao động được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản là quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, HTX tán thành bằng cách bỏphiếu kín hoặc lấy chữ kí (Điều 14).

Như vậy, LPS 2004 bổ sung quy định cụ thể về người đại diện cho người laođộng trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, tạo điều kiện thuận lợi choviệc áp dụng trên thực tế và bảo vệ quyền lợi của người lao động

Nhưng xét ở một khía cạnh khác thì việc luật phá sản 2004 quy định người laođộng không được tự nộp đơn mà phải cử người đại diện hoặc thông qua đại diện côngđoàn để nộp đơn cũng là một hạn chế Bởi thủ tục cử người đại diện cho người laođộng được quy định trong luật phá sản rất phức tạp và khó thực thi Do vậy, vô hìnhchung đã hạn chế và gân như vô hiệu hóa quyền nộp đơn của người lao động.

c Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp:

+ Quyền nộp đơn của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

DNNN được tổ chức dưới hình thức: công ty nhà nước, công ty cổ phần, công tyTNHH

Căn cứ vào Điều 16 LPS 2004 đã bổ sung thêm vào đối tượng

Đại diện chủ sở hữu DNNN theo quy định ta nên hiểu là đại diện chủ sử hữu đốivới công ty nhà nước chứ không được áp dụng với các công ty còn lại.

Theo LPS đây là một loại quyền có điều kiện vì chủ sở hữu DNNN chỉ được thựchiện quyền này khi nhận thấy DNNN lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệpkhông thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước là các tổ chức, cá nhân theo Điều 63 Luậtdoanh nghiệp Nhà nước 2003 là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

Trang 8

ngang bộ thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh và Hội đồng quản trị công ty Nhànước.

d Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần.

Luật phá sản 2004 quy định cổ đông, nhóm cổ đông CTCP có quyền nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty khi nhận thấy CTCP lâm vàotình trạng phá sản để tránh việc nộp đơn tùy tiện của cổ đông có quy định về việc nôpđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty trong trường hợp điềulệ công ty không quy định vấn đề này nhưng có thể tiến hành đại hội đồng đông thì nghịquyết của đại hội cổ đông phải được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông còn lạiđại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.Tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định.

e Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh

Để đảm bảo quyền lợi của thành viên hợp danh khi công ty hợp danh không còn cóthể hoạt đông bình được nữa luật phá sản 2004, điều 18 đã mở rộng thêm quyền nợpđơn mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh khi công ty hợp danh lâm vào tìnhtrạng phá sản.

Việc LPS 2004 mở động quyền nộp đơn yêu cầu mở thử tục PS cho các đối tượnglà chủ SHDNNN, cổ đông CTCP và thành viên hợp danh nhằm mục đích thúc đẩy việclàm đơn yêu cầu giải quyết PS, góp phần chấm dứt tình trạng có DN thực chất đãkhông thể hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý.

Ngoài ra, Nhằm phát hiện sớm tình trạng mất khả năng thanh toán của doanhnghiệp nhờ đó toà án có thể can thiệp sớm nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động,pháp luật của các nước đều quy định một số chủ thể như Toà án, Viện công tố, Thanhtra chuyên ngành, tổ chức kiểm toán trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ có liênquan đến doanh nghiệp, HTX mà nhận thấy doanh nghiệp, HTX đó đang lâm vào tìnhtrạng phá sản thì có quyền mở thủ tục hoặc yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản doanh

Trang 9

nghiệp, HTX Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2004 đã không quy định cho các chủ thểnày có quyền nộp đơn Những quy định này đã làm giảm áp lực từ phía các cơ quan nhànước lên doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài nhữngvẫn ung dung tồn tại nếu chủ doanh nghiệp hoặc chủ nợ không nộp đơn yêu cầu tuyênbố phá sản.

3 Các giấy tờ mà chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắcnợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ý nghĩa củatừng loại giấy tờ đó.

Theo quy định mới tại Luật phá sản 2004 thì chủ nợ và người lao động khi nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản không phải nộp kèm theo giấy tờ mà chỉ cần nộp đơn vớiđầy đủ các nội dung yêu cầu ở Khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Luật phá sản.Theo quy định tại Điều 7 Luật phá sản doanh nghiệp 1993 thì các chủ nợ gửi đơnyêu cầu tuyên bố phá sản kèm theo đơn phải có giấy tờ , tài liệu chứng minh doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Quy địnhnày là một trở ngại lớn đối với chủ nợ nếu muốn nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản.Vì việc tiếp cận và có được các giấy tờ liên quan đến tình hình tài chính của doanhnghiệp mắc nợ là rất khó đối với các chủ nợ Nhằm khắc phục hạn chế trên nên Luậtphá sản 2004 đã đơn giản điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tực phá sản với chủ nợvà người lao động.

Còn theo Khoản 4 Điều 15 Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp kèm theo các giấy tờ sau đây:

+ Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đógiải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanhtoán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểmtoán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận: Ý nghĩa

của bản báo cáo này là xác định tình hình thực tế của công ty tức việc mất khả năngthanh toán các khoản nợ chưa đến hạn là tạm thời hay không có khả năng phục hồi,

Trang 10

tức là xác định bản chất của việc mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hợptác xã.

+ Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn

không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn:

Nhằm chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã thực sự đã lâm vào tình trạng phá sảnvà việc mở thủ tục phá sản là cần thiết.

+ Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản

nhìn thấy được: Nhằm thống kê và thu hồi tài sản của doanh nghiệp, còn hoạt động

kiểm kê tài sản, xác định tài sản nhìn thấy hiện có nhằm định giá và bán đấu giá tàisản.

+ Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ

của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảođảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảođảm: Xác định chủ nợ và địa điểm chuyển tài sản khi thanh toán nợ trong thủ tục

thanh lí tài sản; xác định cá khoản nợ có bảo đảm và các khoản nợ không có bảođảm từ đó xác định trình tự thanh lí tài sản.

+ Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ

tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảođảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảođảm: Kiểm kê toàn bộ tài sản thực có của doanh nghiệp, hợp tác xã để xác định xem

doanh nghiệp, hợp tác xã có thực sự lâm vào tình trạng phá sản không, nếu có thìcần thống kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là

một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ củadoanh nghiệp: Khi công ty bị phá sản, để đảm bảo lợi ích của chủ nợ thì các chủ nợ

có thể tìm tới các thành viên đó để đòi nợ.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w