1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(9 điểm Luật so sánh!!) Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ..doc

5 24,2K 450
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

(9 điểm Luật so sánh!!) Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ.

Trang 1

Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ.

Anh và Mỹ là hai quốc gia tiêu biểu cho dòng họ pháp luật Common Law Bên cạnhnhững điểm tương đồng giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, còn có sự khác biệtriêng Vậy, hai hệ thống pháp luật này có những điểm khác biệt nào điển hình? Cùngnhau xem xét cá phương diện: tư tưởng pháp lý, nguồn luật, hệ thống các cơ quanpháp luật và vấn đề đào tạo luật, nghề luật để làm rõ để làm rõ sự khác biệt đó.

1 Tư tưởng pháp lý

Điểm khác biệt đầu tiên phải kể đến giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ là tưtưởng pháp lý Nếu như ở Anh, tư tưởng pháp lý mang tính chất bảo thủ thì ở Mỹ lạicó tư tưởng tự do Xuất phát từ lý do nước Anh là một quốc gia có bề dày truyềnthống, nên họ coi trọng việc gìn giữ truyền thống, chính vì tư tưởng đó mà ở anh coitrọng án lệ và tuyệt đối tuân thủ án lệ Còn nước Mỹ lại tự hào về lịch sử chống áchthống trị của Thực dân Anh, là xã hội gồm nhiều tầng lớp dân nhập cư từ khắp cácquốc gia trên thế giới với nhiều chủng tộc, họ đến đây tìm một tổ quốc mới, họ quanniệm con người hiện đại là quan trọng nhất, họ quan tâm đến hiện tại và tương lai kiênquyết quay lưng với những truyền thống quá cũ kỹ.

2 Nguồn luật

Anh và Mỹ là hai quốc gia thuộc dòng họ Common Law nên có cấu trúc nguồnluật đặc trưng gồm án lệ, tập quán, luật thành văn, lẽ phải Thế nhưng sự khác biệt cơbản ở hệ thống pháp luật Anh và Mỹ tập trung ở hai nguồn luật cơ bản là luật thànhvăn và án lệ.

Về luật thành văn: Ở Anh, luật thành văn không được coi trọng, luật thành văn chủ

yếu là để tập hợp các quy định nằm giải rác ở các án lệ để thành một văn bản gọichung là văn bản luật Điều đó có nghĩa là về bản chất luật thành văn cũng xuất pháttừ án lệ, việc áp dụng luật thành văn ở Anh cũng phải trên cơ sở giải thích luật thànhvăn trên từng quan điểm của các án lệ và việc áp dụng luật thành văn cũng phụ thuộcvào án lệ Còn ở Mỹ, luật thành văn có vai trò quan trọng hơn, thứ nhất có thể kể đến

Trang 2

số lượng luật thành văn ở Mỹ rất nhiều, ở Anh không có hiến pháp thành văn còn ởMỹ có hiến pháp thành văn có ý nghĩ cực kỳ quan trọng Hệ thống văn bản pháp luật ởMỹ cũng nhiều hơn ví dụ như là có bộ luật thương mại và các văn bản luật chuyênnghành Kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật pháp điển hoá ở Mỹ cao hơn ở Anh nên luật thànhvăn được áp dụng thường xuyên hơn ở Anh Như vậy, vai trò của luật thành văn ởAnh và Mỹ là khác nhau, ở Anh luật thành văn không quan trọng nhưng ở Mỹ luậtthành văn cũng là một nguồn luật chủ yếu và cạnh tranh với án lệ.

Về án lệ: Ở Anh và Mỹ, án lệ cũng rất khác nhau thể hiện ở chỗ: những cơ quan

ban hành án lệ và nguyên tắc áp dụng án lệ Anh và Mỹ đều tồn tại nguyên tắc staridecisis nhưng nguyên tắc này ở Anh được tuân thủ tuyệt đối nghĩa là thẩm phán toànán cấp dưới phải tuân thủ phán quyết của toà án cấp trên đã được ban hành và thậmchí cả với toà án ngang cấp với mình trong khi ở Mỹ, chỉ án lệ của toàn án cấp trênmới có giá trị bắt buộc các toà án cấp dưới phải tuân phục Thứ hai là ở Mỹ việc ápdụng nguyên tắc án lệ không tuyệt đối, thẩm phán có thể ban hành những án lệ khác đinếu thấy cần thiết còn ở Anh, nếu muốn quyết khác đi mà không tuân thủ án lệ thìphải chứng minh được hai vụ việc này có tình tiết khác nhau thì mới không áp dụngán lệ Nghĩa là quyền tự quyết của thẩm phán ở Mỹ lớn hơn ở Anh và trong việc ápdụng án lệ thì ở Mỹ thể hiện sự tự do hơn, không bị bó hẹp vào nguyên tắc staridecisis Và như vậy, vai trò của án lệ ở Anh và ở Mỹ cũng khác nhau, vai trò án lệ ởAnh là vai trò chủ đạo trong khi đó ở Mỹ vai trò của án lệ nhiều lúc bị lấn áp bởi luậtthành văn và việc áp dụng án lệ không được tuyệt đối như ở Anh.

3 Hệ thống các cơ quan pháp luật.

Nước Anh có nền chính trị khác biệt cơ bản với Mỹ, Mỹ là một nước cộng hoàliên bang mà ở Anh có cơ cấu chính trị đơn nhất Luật hiến pháp và luật hành chínhcủa Mỹ cũng khác với luật của Anh Trong khi hiến pháp Mỹ thừa nhận học thuyếttam quyền phân lập theo đó ba cơ quan nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp hòantoàn độc lập thì ở Anh, học thuyết này lại bị phủ nhận, thể hiện ở chỗ trước đây

Trang 3

Thượng nghị viện Anh đồng thời là cấp xét xử phúc thẩm cao nhất trong hệ thống tòaán của Anh Luật Hành Chính của Mỹ điều chỉnh cả về tổ chức và hoạt động của hànhlọat các ủy ban ở cấp Liên bang và cấp bang mà ở Anh không có Ở Mỹ có cơ chế bảohiến là cơ chế bảo vệ hiến pháp, pháp hiện ra các văn bản trái với hiến pháp và tuyênvi hiến, cơ chế bảo hiến do toà án thực hiện trong khi đó ở Anh thì không có một thiếtchế nào để bảo vệ vì ở Anh không có hiến pháp thành văn.

Nước Anh là một quốc đảo ở Châu Âu, tập quyền trong lĩnh vực quản lý tư phápcòn nước Mỹ ở vị trí một lục địa rộng lớn, là một quốc gia Liên Bang, trong đó có sựdung hoà lợi ích của các tiểu bang Vì thế mà trong hệ thống pháp luật Mỹ có sự phânchia giữa luật Liên bang và luật của các bang mà ở Anh không có sự phân chia này.Hệ thống tòa án Mỹ cũng được tổ chức khác với hệ thống tòa án Anh, trong khi toà ánở Anh được phân thành từng cấp xét xử, thì ở Mỹ tồn tại hệ thống tòa án kép, gồm hệthống tòa án liên bang và hệ thống tòa án bang Ở Anh quyền tư pháp thể hiện tậptrung hơn, Trung tâm tư pháp của nước Anh tập trung ở London, còn ở Mỹ thì khôngnhư vậy Ngoài hệ thống toà án ở các Tiểu bang là chủ yếu, hệ thống toà án lủa Liênbang cũng có mặt ở mọi nơi.

4 Đào tạo luật và nghề luật.

Việc đào tạo nghề luật ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Common Law nóichung không chú trọng tính bài bản, mà thiên về tính thực tiễn Đào tạo luật ở Mỹ làđào tạo văn bằng hai nghĩa là đòi hỏi học viên phải có một bằng đại học từ trước còn ởAnh là đào tạo cử nhân luật Ở Mỹ có xu hướng kết hợp giữa đào tạo lý thuyết với đàotạo nghề trong chương trình đại học luật Ví dụ như, muốn thi tuyển vào khoa Luậttrường Đại học danh tiếng Harvard thì phải có thêm một bằng đại học chuyên nghànhkhác trước đó Cách đào tạo này khác so với Anh Quốc, theo đó, nước này thường đưađào tạo luật vào chương trình đại học cơ bản Ở Anh, sinh viên tốt nghiệp chưa đủ khảnăng hành nghề ngay, những người muốn hành nghề phải qua khoá đào tạo nghề, còn

Trang 4

sinh viên tốt nghiệp trường luật ở Mỹ chỉ cần qua thời gian tập sự ngắn là có thể làmviệc.

Ở Mỹ, hành nghề luật là hành nghề ở bang, một người được thừa nhận là luật sư ởmột Tiểu bang thì chỉ được hành nghề ở Tiểu bang đó, và trước toà án Liên bang trongkhi ở Anh có thề hành nghề luật sư ở trên toàn quốc Ở Anh có phân chia 2 ngành luậtsư là luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng trong khi ở Mỹ, một luật sư thì thực hiện cảtư vấn và tranh tụng Tuy nhiên, ở Mỹ có đặc thù là luật sư hành nghề theo lĩnh vựcchuyên sâu của mình trong khi đó ở Anh thì luật sư phải hiểu biết hết các lĩnh vực.Cũng giống như ở Anh, các thẩm phán thường được chỉ định trong số các luật sư thựchành nổi tiếng Thẩm phán ở Mỹ có hai loại: thẩm phán cấp Liên bang và thẩm pháncấp tiểu bang Tương tự như thẩm phán ở Anh, thẩm phán cấp Liên bang Mỹ được chỉđịnh chức vụ suốt đời.

Nhận xét: Ở Mỹ, lối sống, cách tư duy, sự phát triển kinh tế đã sản sinh ra những

điều kiện hoàn toàn khác thời kỳ thuộc địa, và khác nước Anh Pháp luật Mỹ khôngthể giống Pháp luật Anh Vào thế kỷ XVII, ở Bắc Mỹ đã có 13 thuộc địa của Anh.Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật Anh - Common Law ra đời để phục vụ cho xã hộiphong kiến Anh, không hề giống xã hội Mỹ với hàng loạt các vấn đề nằm ngoài giảipháp của Common Law, vì vậy pháp luật Anh không phù hợp với hoàn cảnh của nướcMỹ Sau năm 1776, pháp luật Anh và Mỹ trở thành hai hệ thống pháp luật độc lập vàphát triển theo những hướng khác nhau nhưng bên cạnh những điểm tương đồng, haihệ thống pháp luật này còn có sự khác biệt nhất định.

Tóm lại, cùng là những quốc gia tiêu biểu cho dòng họ Common Law nhưng giữa

hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ luôn tồn tại những điểm khác biệt điển hình Đó làvề tư tưởng pháp lý, nguồn luật, hệ thống các cơ quan pháp luật và vấn đề đào tạoluật, nghề luật Sự khác biệt đó được hình thành do những điều kiện riêng của từngquốc gia và khó có thể bình luận được hệ thống pháp luật của quốc gia nào hoàn thiệnhơn.

Trang 5

* Danh mục tài liệu tham khảo:

+ Giáo trình Luật so sánh, trường Đh luật Hà nội, NXB Công an nhân dân, 2008.+Luật so sánh – Bogdan Michael, Người dịch: Lê Hồng Hạnh, Dương Thị Hiền,

Trung tâm học liệu - Đại học Sư phạm Hà Nội, 1994

+Tập bài giảng Luật so sánh /Trường Đại học Luật Hà Nội Khoa pháp Luật quốc

tế Bộ môn Luật so sánh., Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w