Khi xe bị xóc do mặt đường gồ ghề, các lò xo của hệ thống treo sẽ hấp thu các chấn động đó. Tuy nhiên, vì lò xo có đặc tính tiếp tục dao động, và vì phải sau một thời gian dài thì dao động này
Trang 1GIẢM CHẤN 5.3.1 Nhiệm vụ
Dập tắt dao động do nhíp gây ra, bảo vệ bộ phận đàn hồi của hệ thống treo và tăng tính tiện nghi sử dụng
5.3.2 Phân loại
Trên ôtô thường sử dụng bộ giảm chấn kiểu thuỷ lực Dựa theo kết cấu giảm chấn thuỷ lực được chia làm hai loại:
− Giảm chấn ống
− Giảm chấn đòn
Ngày nay hầu hết các xe đều sử dụng loại giảm chấn ống Các dạng giảm chấn ống bao gồm:
− Giảm chấn ống có hai lớp vỏ
− Giảm chấn ống có một lớp vỏ
5.3.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1 Giảm chấn có hai lớp vỏ
a Cấu tạo: ( hình 5.31)
Lớp vỏ trong của giảm chấn là xi lanh, bên trong xi lanh có piston Piston được bắt chặt với cần đẩy Bộ giảm chấn có hai cụm van:
− Cụm van trên piston gồm van thoát phía trên và van hút (dầu về) phía dưới Các van này đóng, mở các lỗ dầu trên đầu piston
− Cụm van lắp dưới xi lanh là cụm van bù gồm van hút ( dầu về ) và van thoát cùng với lò xo Các van này cũng đóng mở các lỗ trên đế của cụm van
Trang 3a) b)
a Sơ đồ cấu tạo ; b, c Cấu tạo và các chi tiết tháo rời
1 Bạc dẫn hướng trục; 2 Lỗ dầu bôi trơn; 3 Phớt làm kín;
4 Nắp; 5 Trục giảm chấn; 6.Piston và cụm van;
7 Vỏ trong ; 8 Vỏ ngoài ; 9 Cụm van bù;
I ; III Van dầu về; II; IV van thoát.
Phần trên của cần đẩy được bắt với khung xe, vỏ ngoài bộ giảm chấn bắt chặt với dầm cầu Phía trên xi lanh có bộ phận bao kín và dẫn hướng cần đẩy Trong bộ giảm chấn có 3 buồng chứa dầu: buồng A phía trên piston, buồng B phía dưới piston và buồng C là không gian giữa vỏ và xi lanh trong
b Nguyên lý làm việc
Khi xe chuyển động trên đường không bằng phẳng, bộ phận đàn hồi tạo cho bánh xe và khung xe dao động theo phương thẳng đứng với nhíp xe, làm piston dịch chuyển trong xi lanh, có hai hành trình nén và trả về
Trang 4Hành trình bánh xe và khung xe tiến lại gần nhau gọi là hành trình nén Piston di chuyển từ trên xuống dưới, ép dầu trong buồng B qua van thoát lên buồng A Dầu từ buồng B không thể chảy hết lên buồng A vì cần đẩy đi sâu vào trong xi lanh chiếm không gian trong buồng A, bởi vậy một phần dầu từ buồng B chảy qua van thoát xuống buồng C Khi piston nén nhẹ, áp lực dầu không đủ lớn để ép van ép mở, dầu chảy qua khe hở giữa đế và van thoát để xuống buồng C
c) Hình 5.31 Giảm chấn ống hai vỏ
Hành trình bánh xe và khung xe ra xa nhau là hành trình trả về Piston
di chuyển từ dưới lên trên tạo sự tăng áp ở buồng A và giảm áp ở buồng B Dầu từ buồng A thắng lực cản lò xo, mở van dầu hút để chảy xuống buồng B Đồng thời dầu từ buồng C chảy qua van vào để trở lại buồng B Ở
Trang 5hành trình trở về, với vận tốc dịch chuyển nhỏ của piston, áp lực dầu không
đủ lớn để mở van dầu về, mà chỉ tạo nên dòng dò giữa van và piston để chảy xuống khoang B Lực cản chảy của dầu ở hành trình trở về lớn hơn hành trình nén
Như vậy khi bánh xe và khung xe dao động, dầu trong bộ giảm chấn lưu thông rất chậm qua các van nên cần đẩy piston luôn chịu tác động của lực cản Ma sát sinh ra trong bộ giảm chấn do chất lỏng lưu thông và ma sát giữa piston và xi lanh gây ra nhiệt làm nóng bộ giảm chấn Như vậy cơ năng được chuyển thành nhiệt năng Mức độ mở của các van phụ thuộc vào biên độ và tần số dao động, nên bộ giảm chấn dập tắt các dao động một cách
từ từ, êm dịu
2 Giảm chấn ống có một lớp vỏ có áp suất nạp cao ( hình 6.32).
a Cấu tạo
Giảm chấn ống một lớp vỏ bao gồm xi lanh, trục giảm chấn, piston chứa các van và piston di động tự do Buồng 3 chứa khí hidrô hoặc nitơ có
áp suất từ 25 ÷ 28 at Buồng chứa khí 3 và buồng chứa chất lỏng được ngăn cách bởi piston di động tự do
b Nguyên lý làm việc:
Trang 6Nguyên lý làm việc không có gì khác giảm chấn hai lớp vỏ Hành trình nén piston (6) đi lên van (7) mở để chất lỏng đi xuống dưới Do áp suất chất lỏng trong buồng (5) tăng lên piston (4) di chuyển lên trên để cân bằng áp suất giữa chất lỏng và chất khí Hành trình trở về piston (6)đi xuống, chất lỏng từ dưới piston qua van một chiều đi lên trên Piston (4) di chuyển xuống dưới để cân bằng áp suất Do giảm chấn làm việc ở áp suất lớn nên có
độ nhạy cao, hiệu quả dập tắt dao động tốt hơn Ngoài ra giảm chấn một lớp
vỏ cũng tản nhiệt tốt hơn Nhờ các ưu điểm đó mà giảm chấn một lớp vỏ có
áp suất nạp cao được sử dụng rộng rãi, đăc biệt với hệ thống treo Mc.Pherson
Nhược điểm cơ bản của giảm chấn loại này là tuổi thọ thấp hơn loại hai lớp vỏ do chất lượng bao kín Cụ thể là ống dẫn hướng và phớt trục giảm chấn nhanh bị hư hỏng
Ngoài hai loại giảm chấn ống đã trình bày ở trên, một số xe dùng giảm chấn ống điều chỉnh được đặc tính làm việc Khả năng dập tắt dao động tự động điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mặt đường và tốc độ xe
6.3.4 Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa giảm chấn ống
1 Hư hỏng.
− Piston, xi lanh bị mòn côn, ôvan, cào xước
− Các gioăng phớt làm kín bị hỏng, các van bị mòn, lò xo yếu gẫy
− Trục đẩy bị cong, hai đầu tai bắt giảm chấn nứt, vỡ
* Nguyên nhân:
− Do ma sát, sủ dụng lâu dài
− Xe chở quá tải và chạy trên đường xóc
* Tác hại : Làm giảm hoặc mất tính chất giảm chấn dẫn tới nhanh hư hỏng nhíp và người ngồi trên xe mệt mỏi
2 Kiểm tra:
− Đối với xe du lịch để nguyên giảm chấn trên xe, ấn từng góc xe cần kiểm tra xem lực cản và tiếng kêu Nếu sự trả lại kém và có vấn đề không bình thường là giảm chấn hỏng
− Đối với xe tải phải tháo giảm chấn khỏi xe Dùng tay kéo và nén ống giản chấn xem lực cản và tiếng kêu, nếu có tiếng kêu và lực cản kém là giảm chấn hỏng
Trang 7− Kiểm tra khi tháo rời: ( chỉ một số giảm chấn xe nga cũ) Kiểm tra các chi tiết bằng quan sát và dụng cụ đo kiểm
3 Sửa chữa:
− Đối với loại giảm chấn tháo rời được thì chi tiết nào hỏng cần thay chi tiết đó, thay thế các gioăng đệm làm kín, đổ dầu đủ và đúng chủng loại
− Đối với các loại giảm chấn hàn kín nếu hư hỏng ta phải thay mới cả
bộ đúng chủng loại cho từng loại xe