1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dự thảo Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009

19 2,5K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

+ Nhìn chung giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động, từng bước quen dần với phương pháp mới, biết vận dụng tích hợp các trò chơi các hoạt động khác vào giờ dạy giúp cho các

Trang 1

UBND HUYỆN ĐỒNG PHÚ CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỊNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : /BC-PGDĐT Đồng Phú, ngày tháng năm 2009

DỰ THẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008 – 2009

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 – 2010

Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009

và Quyết định số 38/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch thời gian năm học 2008 – 2009 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục phổ thơng, giáo dục thường xuyên; Phịng Giáo dục và Đào tạo Đồng Phú đánh giá kết quả thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 như sau:

PHẦN I:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008-2009.

I TÌNH HÌNH TRƯỜNG LỚP VÀ HỌC SINH:

A PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG:

S

T

T

Ngành học Số

lượng Trường

Lớp (nhĩm) Số học sinh +Tăng , -Giảm

So đầu năm học

(%) So chỉ tiêu kế hoạch 2008-2009

Trong

đĩ HS nữ

H sinh ngồi cơng lập Học sinh dân tộc

4 Tiểu học 15 317 7632 -68 100% 3712 0 0 2032 26,6

Tổng cộng 37 610 16.147 -219 100% 7.580 18 0,5 3618 22,4

B QUY MƠ PHÁT TRIỂN :

1 Giáo dục Mầm non :

- Tổng số trường 13, với 139 nhĩm lớp, 3346 học sinh

Trang 2

- Số cháu nhà trẻ huy động đến trường 489/2679 cháu trong độ tuổi, chiếm

tỷ lệ 18,3 % So cùng kỳ năm học trước tăng 17 cháu chiếm tỷ lệ 0,6%

- Số cháu mẫu giáo huy động đến trường 2.857/4.589 cháu trong độ tuổi, chiếm tỷ lệ 62 % So với năm học 2007 - 2008 tăng 102 cháu, chiếm tỷ lệ 2,2%

2 Cấp Tiểu học :

- Tổng số trường: 15 trường (14 trường Tiểu học, 1 trường TH&THCS) với

317 lớp, 7632 học sinh; giảm 6 lớp, 155 học sinh so với năm học 2007 - 2008; trong đó:

+ 7 trường có lớp học 2 buổi/ngày với 46 lớp, 1478 học sinh;

+ 2 trường có lớp bán trú với 217 học sinh;

+ 2 trường có lớp học 7 buổi/tuần với 5 lớp, 141 học sinh;

+ 4 trường có lớp ghép với 14 lớp, 134 học sinh

- Tỉ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,4% cao hơn cùng kì năm trước 0,1%

- Số học sinh bỏ học 26 em chiếm tỷ lệ 0,3%, bằng so với năm học

2007-2008, trường có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất là trường TH Đồng Tiến B (1,7%)

3 Cấp Trung học cơ sở :

- Tổng số trường 9, với 154 lớp, 4.559 học sinh

- Số học sinh dân tộc : 955 , tỉ lệ : 20,9 %

- Số lượng sinh bỏ học: 79 chiếm tỷ lệ 1,7%, so với đầu năm học giảm 149

em Khối bỏ học nhiều là khối 7, 8, trường có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất là THCS Đồng Tâm 2,4%

II CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC:

1 Giáo dục Mầm non:

a Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:

- Thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn và dịch bệnh cho trẻ với nhiều biện pháp như:

+ Phối hợp với trạm y tế xã, thị trấn khám sức khoẻ cho các cháu ngay từ đầu năm học, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm học Cân đo sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng 4 lần / năm nhằm phân loại tình hình sức khoẻ của trẻ

để có biện pháp chăm sóc tốt và phù hợp với trẻ

+ Thực hiện điều tra khầu phần ăn của trẻ trên phần mềm dinh dưỡng Nutrikids, tổ chức cho trẻ uống sữa vào mỗi buổi sáng, đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ lượng và chất

+ Thực hiện chuyên đề : “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN” giúp GV và các bậc cha mẹ kiến thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

+ Thực hiên tuyên truyền thường xuyên đến các bậc cha mẹ về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học thông qua các buổi họp, các hội thi, bảng tin của trường …

- Các trường phối hợp với trạm y tế xã, thị trấn chọn cử 35 cấp dưỡng và 9 CBQL tham gia học lớp bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do TTYT

Trang 3

dự phòng tỉnh Bình Phước tổ chức vào tháng 8/2008, nâng tổng số cấp dưỡng và CBQL được học bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm lên 54 người

+ Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng:

Có 109 nhóm, lớp /2770 cháu tham gia ăn tại trường, đạt tỷ lệ 82,78% 100% các cháu đến trường đều được khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 6,61% So với đầu năm giảm 17%, với năm học

2007 - 2008 giảm 2,3%

Trẻ béo phì: 10 cháu (mẫu giáo), chiếm tỷ lệ 0,29%

Không xảy ra tai nạn, dịch bệnh và ngộ độc thức ăn

b Chất lượng giáo dục:

- Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ tại 13 trường với 135 nhóm, lớp; còn 4 lớp thực hiện chương trình cải cách (MN Thuận Lợi)

+ Thực hiện soạn giảng đúng phân phối chương trình Thiết lập đủ hồ sơ sổ sách theo quy định Giáo viên lên lớp chuẩn bị đầy đủ kế hoạch và ĐDDH, kế hoạch đảm bảo soạn trước một tuần có ký duyệt của tổ trưởng và hiệu phó chuyên môn

+ Nhìn chung giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động, từng bước quen dần với phương pháp mới, biết vận dụng tích hợp các trò chơi các hoạt động khác vào giờ dạy giúp cho các cháu tiếp thu được nhiều kiến thức khác nhau trong cùng một giờ học và tạo không khí buổi học thêm sinh động, trẻ tích cực trong mọi hoạt động

Tuy nhiên hoạt động tìm hiểu MTXQ giáo viên vận dụng phương pháp chưa linh hoạt, còn nặng chương trình cải cách, chưa biết tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm kiến thức Một số giáo viên chưa nắm vững phương pháp tổ chức giáo dục trẻ theo hình thức đổi mới vì vậy các tiết xếp loại yếu, trung bình vẫn còn

- Thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo theo 5 mặt phát triển thẫm mỹ và phát triển quan hệ tình cảm xã hội

- Thực hiện chuyên đề: Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học chữ viết; tìm hiểu môi trường xung quanh Tổ chức xây dựng giáo án mẫu, thao giảng mẫu tại huyện cho các CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên nòng cốt của các trường về dự rút kinh nghiệm

+ Thực hiện thí điểm chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non” tại trường MN Thuận Lợi, nhà trường đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường đến các bậc cha mẹ và các cháu Thực hiện tốt việc trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về giáo dục bảo vệ môi trường với tổng số tranh 494 tấm

- Tổ chức và tham gia đầy đủ các hội thi do ngành phát động: Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi; gia đình và người công dân tí hon; làm và sử dụng ĐDDH; tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông, liên hoan gia đình dinh dưỡng trẻ thơ và bé tập làm nội trợ

+ Kết quả chất lượng giáo dục:

Trang 4

Đạt giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi: cấp trường 108 người; bảo lưu cấp huyện 24 người; cấp tỉnh đạt 9 người, trong đó 8 giáo viên và 1 cấp dưỡng Đạt BKBN cấp trường 587 cháu, cấp huyện 430 cháu, cấp tỉnh 334 cháu Có 98 bộ đồ dùng đạt chất lượng cao trong hội thi làm và sử dụng ĐDDH cấp cơ sở

Tổng số tiết thao giảng: 3.261 tiết, trong đó: giỏi 1.004 tiết, khá 1.624 tiết, trung bình 627 tiết, yếu 16 tiết

Tổng số tiết hội giảng: 483 tiết, trong đó: giỏi 177 tiết, khá 236 tiết, trung bình 70 tiết

- Thực hiện công bằng trong giáo dục và giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập: thực hiện tuyển sinh trẻ ra lớp ở các độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, không phân biệt dân tộc; thực hiện giáo dục hoà nhập cho 15/47 trẻ khuyết tật, đạt tỷ lệ 32%

2 Cấp tiểu học :

a Thực hiện chương trình:

- Các trường tiểu học đã chủ động và tự chịu trách nhiệm cụ thể hoá nội dung, thời lượng và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở các văn bản hướng dẫn giảng dạy các môn học cho các vùng miền, lớp 2 buổi/ngày đặc biệt là công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho HS tiểu học;

- Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công/Kỹ thuật, Thể dục và hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức dạy học phù hợp điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và thực tiễn địa phương, coi trọng thực hành vận dụng, giảm các yêu cầu mang tính chất chuyên nghiệp, kỹ thuật; hình thức dạy học linh hoạt, tích hợp lồng ghép các nội dung hoạt động, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

b) Hoạt động chuyên môn :

- Từ phòng GD-ĐT đến các trường đã đổi mới cách sinh hoạt chuyên môn bằng những hình thức và nội dung thiết thực như: mở chuyên đề, thao giảng, hội giảng; giáo viên vận dụng phương pháp linh hoạt tạo điều kiện để học sinh tích cực

và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát triển toàn diện, nâng cao kĩ năng sống

- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, các đối tượng học sinh được chú ý quan tâm, đặc biệt là học sinh yếu, học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chất lượng học tập của các đối tượng học sinh này được cải thiện

- Kết quả thao giảng, hội giảng : Thao giảng : 2930 tiết, trong đó : Tốt: 1336 tiết, Khá: 1390 tiết, TB: 197 tiết, chưa đạt: 7 tiết ; Hội giảng: 150 tiết, trong đó: Tốt:

90 tiết, Khá: 54 tiết, TB: 6 tiết

- Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH: 431 giáo viên tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, kết quả: xuất sắc: 214 giáo viên, khá: 175 giáo viên, trung bình: 42 giáo viên

- Phong trào học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được đẩy mạnh, số lượng học sinh tham dự và chất lượng các hội thi cấp huyện nâng lên; tham dự các hội thi cấp tỉnh đạt kết quả cao

Trang 5

- Trong năm học phòng GD-ĐT mở chuyên đề Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và Hướng dẫn đồng nghiệp khai thác thông tin qua môi trường mạng cho 60 lượt cán bộ, giáo viên cốt cán các trường

c) Công tác giáo dục cho học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn: c.1 Giáo dục cho học sinh khuyết tật :

- Thực hiện quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật theo

Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD-ĐT, trong năm học các trường

đã tổ chức giáo dục hoà nhập cho 53 học sinh khuyết tật trong đó có 7 học sinh khuyết tật nặng phải lập hồ sơ theo dõi riêng;

- Nhà trường và giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật;

- Đánh giá trẻ khuyết tật dựa vào sự tiến bộ việc rèn luyện kỹ năng xã hội,

kỹ năng sống, khả năng hòa nhập của từng đối tượng và ghi nhận thành tích cho giáo viên bằng sự tiến bộ của học sinh, không tính vào kết quả học tập chung của lớp; không xem là ngồi nhầm lớp đối với đối tượng học sinh này;

- Việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho học sinh và giáo viên dạy học hoà nhập trẻ khuyết tật chủ yếu là nhờ vào Quỹ hỗ trợ điểm trường của Dự án GDTHCTECHCKK

c.2 Giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn:

- Giáo viên thực hiện linh hoạt công văn 896 và các văn bản hướng dẫn giảng dạy theo vùng miền dạy cho học sinh có hoàn cảnh cảnh khó khăn;

- Tổ chức dạy lớp ghép ở những vùng khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung có số lượng học sinh đi học theo từng lớp quá ít; mỗi lớp hai trình độ, mỗi trình độ không quá 10 học sinh;

- Dự án GDTHCTECHCKK tặng tập, viết, dụng cụ học tập, quần áo, …; gạo trong những ngày giáp hạt; xe đạp cho học sinh nhà ở xa trường; các ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn tặng nhiều phần quà có giá trị; miễn giảm các khoản đóng góp … tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, nhờ vậy mà tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể

d) Giáo dục dân số, môi trường, sức khoẻ, an toàn giao thông, giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Lồng ghép giáo dục dân số, môi trường, sức khoẻ, an toàn giao thông, giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức trong các tiết học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp;

- Một số trường đổi mới cách thực hiện bằng các hình thức linh hoạt như mời công an huyện đến trường tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống

ma tuý (TH Tân Phú, TH Tân Tiến); mời Hội cựu chiến binh huyện tuyên truyền, giáo dục lịch sử điạ phương (TH Tân Phú); tổ chức các hội thi tìm hiểu về các biển báo giao thông, luật giao thông đường bộ (Tân Lập B, TH Đồng Tiến B …);

tổ chức thi tìm hiểu lịch sử điạ phương, thi kể chuyện Bác Hồ (TH Đồng Tiến B,

TH Tân Lập A …); tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11 gây qũy ủng hộ học sinh nghèo (TH Đồng Tâm), tổ chức hội diễn văn nghệ gây quỹ ủng hộ học sinh nghèo ăn Tết (TH Tân Phú, TH Tân Tiến, TH Thuận Phú 1) …

Trang 6

- Tất cả các trường tổ chức cho học sinh súc miệng Flo hàng tuần, phối hợp với y tế tổ chức cho học sinh uống thuốc giun, chích ngừa sởi …

e) Chất lượng giáo dục: (biểu mẫu đính kèm)

- Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng 96.2% cao hơn cùng kì năm trước 0.6%; tỉ lệ học sinh lên lớp sau kiểm tra lại 96.9% , cao hơn cùng kì năm trước 0,6%

- Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học : 99.5% bằng cùng kì năm trước

- Tỉ lệ học sinh Giỏi : 17.6% cao hơn cùng kì năm trước 1.4%

- Tổ chức hội thi Vở sạch – Chữ đẹp & Nét vẽ xanh, kết quả 12 tập thể và 55

cá nhân đạt giải, trong đó : TH Đồng Tiến A đạt giải Nhất toàn đoàn Phần thi Viết chữ đẹp, TH Tân Lập A đạt giải Nhất toàn đoàn phần thi Nét vẽ xanh, TH Tân Lập

B đạt giải Nhất giải phong trào Viết chữ đẹp

- Tổ chức thi học sinh giỏi lớp 5, kết quả 26 học sinh đạt giải; dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh 10 học sinh đạt giải trong đó 01 học sinh đạt giải Ba được chọn

dự thi olympic toán tuổi thơ (TH Thuận Phú 1)

- 187 giáo viên dạy giỏi vòng trường, bảo lưu 39 giáo viên dạy giỏi vòng huyện, 6 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

f) Xây dựng trường chuẩn quốc gia:

- Các trường Tiểu học tự đánh giá theo các tiêu chí MCLTT và trường chuẩn Quốc gia đồng thời có kế hoạch xây dựng trường đạt MCLTT và chuẩn Quốc gia Chỉ đạo trường TH Tân Lập B phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức 1 vào năm 2010, TH Tân Phú đạt chuẩn mức 1 vào năm 2011

3 Cấp Trung học cơ sở :

a) Việc thực hiện chương trình :

a1) Chỉ đạo, có kế hoạch cho các tổ, các giáo viên bộ môn dạy đúng chương trình SGK, đúng phương pháp chương trình mới đối với tất cả các khối lớp, không

có giáo viên vi phạm dồn ghép tiết và thực hiện sai phân phối chương trình

a2) Thực hiện dạy tự chọn :

- Tất cả các khối lớp, tất cả các học sinh đều được học môn tự chọn

- Các môn học được chọn làm môn học tự chọn chất lượng cao hơn so với các năm học không học môn tự chọn vì nội dung các chủ đề môn tự chọn chính là kiến thức của môn học đó

a3) Thực hiện dạy 2 buổi trên ngày có 3 trường : 11 lớp với 450 học sinh + Nội dung : Nội dung dạy 2 buổi/ ngày đảm bảo chương trình hiện hành + Kế hoạch dạy học :

- Thực hiện 15 tiết = 5 buổi/tuần với 4 môn cơ bản: Văn, Toán, Lý, Anh Trong quá trình thực hiện giảng dạy các trường gặp khó khăn về chương trình (vì hiện nay Bộ GD-ĐT chưa có chương trình cụ thể cho lớp 2 buổi ) nên giáo viên chủ yếu củng cố lý thuyết đã học để các em khắc sâu kiến thức sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế Trong đó

có mở rộng và nâng cao để tìm và bồi dưỡng học sinh giỏi Nhìn chung so với lớp

1 buổi thì ý thức học tập của học sinh tốt hơn, chất lượng bộ môn 2 buổi nâng cao hơn

b) Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Trang 7

- Năm học 2008 – 2009 toàn thể giáo viên bộ môn đều được học bồi dưỡng thường xuyên, những giáo viên có chuyên môn kép đều được bồi dưỡng theo yêu cầu Kết quả sau khi bồi dưỡng chuyên môn giáo viên nắm chắc về phương pháp dạy bộ môn, soạn giáo án và trang thiết bị dạy học

- Khuyến khích giáo viên tự học Anh văn, Vi tính, các lớp Đại học từ xa, các lớp Đại học tại chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

- Phòng Giáo dục- Đào tạo tổ chức 1 chuyên đề cấp huyện và các trường đã

tổ chức 19 chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường như : kế toán, xếp thời khóa biểu, duyệt bảng điểm trên máy vi tính và một số giáo viên soạn giáo

án bằng vi tính

c) Thực hiện quy chế chuyên môn.

* Công tác quản lý :

Hầu hết các trường quản lý chặt chẽ về chuyên môn, thường xuyên theo dõi thực hiện chuyên môn, các thành viên tổ ký duyệt hồ sơ giáo án 2 tuần/ lần, BGH kiểm tra ký duyệt HSSS và giáo án 1lần/HK, phân công chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học cho các tổ thực hiện Bên cạnh đó BGH các trường trực tiếp lên lịch thao giảng hàng tuần cho tất cả giáo viên để tạo sự khách quan và đánh giá chính xác năng lực của giáo viên

* Thực hiện quy định về hồ sơ:

- Thực hiện giảng dạy theo đúng PPCT của Bộ GD – ĐT, nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn về soạn giảng , thao giảng dự giờ Các chế độ báo cáo kịp thời, chính xác Thực hiện tốt hệ thống hồ sơ theo quy định, duyệt hồ sơ sổ sách giáo án theo đúng kế hoạch đề ra, nghiêm túc góp ý, rút kinh nghiệm những vấn đề còn thiếu sót cho giáo viên, phê bình những giáo viên chưa thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thực hiện tốt bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, đẩy mạnh phong trào TDTT, văn hoá văn nghệ Kết hợp giữa nhà trường và

xã hội trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho con em học tập, công tác kiểm tra dạy

và học được duy trì

d) Các phong trào :

d1 Phong trào giáo viên dạy giỏi :

Năm học này có 182 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi vòng trường; và bảo lưu 21 giáo viên dạy giỏi vòng huyện

d2 Phong trào học sinh giỏi:

- Giải Toán trên máy tính Casio vòng trường đạt 44 em vòng Huyện 16 em, vòng Tỉnh 01 em

- Học sinh giỏi lớp 9 vòng trường đạt 351 em, vòng Huyện đạt 103 em, vòng tỉnh đạt 14 em

d3 Đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh

* Về giáo viên :

- Giỏi : 178 = 56,68 %,

- Khá : 123 = 39,18 %

- TB : 13 = 4,14 %

* Về học sinh

Trang 8

Kết quả xếp lọai học lực từ trung bình trở lên đạt 86,78 % (so với năm học 2008-2009 tăng 5,0 %) Hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 99,96 % (so với năm học 2008-2009 gi ảm 0,04% )

- Học sinh Khá, Giỏi: 1556 em = 34,13 % tăng 5,93 % so với năm học 2007 - 2008

- Học sinh yếu, kém : 604 em = 13,24 % giảm 5,4 % so với năm học 2007 - 2008

e Kết quả việc rà soát diện học sinh cho lên lớp không đủ tiêu chuẩn.

Toàn huyện không có trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp

Các trường hợp học sinh yếu chưa đọc thông viết thạo phòng đã chỉ đạo các trường có kế hoạch bồi dưỡng từ tháng 11/2008 kết quả đã có nhiều học sinh tiến

bộ theo kịp các học sinh khác

III CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG.

1 Công tác tổ chức cán bộ :

- Tổng số CB-GV-CNV 1456 người trong đó: Biên chế 1272, hợp đồng theo nghị định 68: 153; hợp đồng ngoài biên chế 31

- Việc thực hiên chế độ chính sách về lương, phụ cấp, tập sự tăng lương được đảm bảo đúng quy định Tuy nhiên việc xét công nhận hết thời gian hợp đồng thử việc và bổ nhiệm ngạch cho số giáo viên ra trường tháng 1/2004 còn chậm

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ: Hiện có 294 cán bộ, giáo viên đang học đại học tại chức MN: 41; TH: 147; THCS: 107 và 156 cán bộ, giáo viên đang học đại học từ xa; 12 giáo viên tiểu học tham gia học cao đẳng liên thông

- Hiện có 26 cán bộ giáo viên đang học lớp bồi dưỡng cán bộ

* Kết quả: hiện giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 1177 (trong đó MN: 263; TH: 542; THCS: 372 )

- Kỷ luật: Khiển trách 15 CB-GV; cảnh cáo: 04 CB-GV; buộc thôi việc: 01 giáo viên

2 Công tác xây dựng cơ sở vật chất :

Năm 2008 - 2009 đầu tư xây dựng mới 34 phòng học và 14 phòng công vụ, trong đó vốn xây dựng cơ bản 16 phòng học và 04 phòng công vụ; Vốn trái phiếu chính phủ xây dựng 18 phòng học và 10 phòng công vụ, cho tới thời điểm này đã hoàn thành bàn giao và sử dụng với tổng kinh phí 9.512.000.000đ trong đó vốn xây dựng cơ bản 4.692.000.000đ và vốn công trái là 4.820.000.000đ Ngoài ra UBND huyện hỗ trợ kinh phí sửa chữa 06 phòng học xuống cấp và mua sắm bàn ghế trang

bị cho các trường MN với tổng số tiền 720.000.000đ

Đầu tư sửa chữa phòng học, xây dựng các công trình, nhà vệ sinh, bồn nước, cổng hàng rào, khuôn viên nhà xe trường MN sơn Ca để đạt chuẩn Quốc gia kinh phí UBND huyện cho 1.200.000.000đ tiến tới đề nghị đầu tư trang thiết bị để hoàn thành đề nghị công nhận vào cuối năm 2009

Nguồn vốn XHH trong năm học của các trường thu được đã sử dụng vào việc xây dựng, tu sửa mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy có hiệu quả như trường TH Tân Lập A, TH Tân Tiến, THCS Tân Phú, THCS Tân Hoà, TH Tân Phú, MN Tân Phú, TH&THCS Tân Hưng …

3 Công tác thiết bị thư viện:

Trang 9

Ngay từ đầu năm học, phòng Giáo dục – Đào tạo đã hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động Thư viện - Thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu mượn, sử dụng sách, báo, tạp chí, thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên

và học sinh

Nhìn chung các trường có đủ SGK, sách tham khảo, báo, tạp chí của ngành

và địa phương phục vụ giảng dạy và học tập, riêng SGV và thiết bị ở một số môn còn thiếu (Kể chuyện, Lịch sử, Thủ công, Thể dục…)

Phong trào làm đồ dùng dạy học, được giáo viên hưởng ứng tích cực Mỗi giáo viên làm ít nhất 2 đồ dùng dạy học có chất lượng trong năm học Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức hội thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học, kết quả 37 sản phẩm đạt giải (8 giải Nhất, 7 giải Nhì, 6 giải Ba, 16 giải Khuyến khích); dự thi vòng tỉnh đạt 7 giải cá nhân và giải Khuyến khích toàn đoàn

Học sinh diện chính sách được trang bị sách giáo khoa từ tủ sách dùng chung và từ phong trào quyên góp, trao đổi sách giáo khoa cũ, đảm bảo 100% học sinh đến trường có đủ sách giáo khoa

Tổ chức cho các trường đăng ký xây dựng Thư viện chuẩn 01/2003/QĐ/BGDĐT; thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên Thư viện - Thiết bị, kiểm tra, hỗ trợ nghiệp vụ cho các trường Nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức mang lại hiệu quả cao như giới thiệu sách, thi kể chuyện theo sách, báo tường, trưng bày sách, …

Tổ chức có hiệu quả Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người với cuộc thi viết “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” Kết quả có 800 bài viết được lựa chọn trong 2250 bài viết, đóng thành 14 quyển truyện lớn giới thiệu đến giáo viên, học sinh và phụ huynh trong “Ngày hội đọc”

Tài sản của Thư viện – Thiết bị được các trường quản lý chặt chẽ bằng hệ thống hồ sơ, sổ sách theo đúng nghiệp vụ

Năm học 2008-2009 có 24/24 trường đạt Thư viện chuẩn (trong đó có 3 Thư viện đạt tiên tiến)

4 Ứng dụng công nghệ thông tin:

- Bộ phận Tiểu học và THCS đã mở trang web riêng để trao đổi thông tin; đưa toàn bộ hệ thống văn bản có liên quan lên trang web, các trường tự truy cập văn bản và thực hiện; Điạ chỉ website TH: www.violet.vn/dongphu, THCS www.violet.vn/ tươngvythcs

- Đồng thời trong năm học bộ phận chuyên môn phòng GD-ĐT cũng mở 01 điạ chỉ e-mail để trao đổi thông tin với các trường, 01 điạ chỉ e-mail dạng thư điện

tử trao đổi và lưu trữ những thông tin chuyên môn; thực hiện gửi và nhận một số công văn báo cáo (2 chiều) giữa trường và phòng GD-ĐT

- Tỉ lệ giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính tăng, năm học này 2 trường Tiểu học được cấp máy chiếu qua đầu (Tân Lập A, Tân Phú) bước đầu một số giáo viên đã đăng kí soạn, dạy giáo án điện tử 14/15 trường Tiểu học đã nối mạng Internet để khai thác và trao đổi thông tin

- Các trường MN sử dụng phần mềm dinh dưỡng Nutrikids vào việc điều tra khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ Kết quả: 13/13 trường MN được trang bị máy tính

Trang 10

văn phòng, với tổng số là 19 máy Ứng dụng một phần mềm dinh dưỡng PM Nutrikids tại 13 trường MN 08 trường có máy tính nối mạng Intenet; 34 giáo viên

sử dụng giáo án đánh máy vi tính

5 Công tác tài chính :

- Tổng kinh phí được cấp: 49.016.000.000đ trong đó :

+ Chi cho sự nghiệp giáo dục : 48.309.000.000đ + Chi cho quản lý Nhà nước : 707.000.000.đ

- Năm học 2008 – 2009 thực hiện thu các quỹ ngoài ngân sách như học phí, đúng theo quy định hiện hành, quỹ XHHGD thu theo thoả thuận giữa nhà trường

và Hội cha mẹ học sinh

6 Công tác CMC – PCGDTH & THCS :

- Huy động ra lớp 450 người Trong đó : chống mù chữ 97 người; Sau chống

mù chữ 60 người; PCTH : 34 người, THCS : 259 người

- Năm 2008 đã kiểm tra và công nhận 11 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về CMC – PCGDTH, 5/11 xã (thị trấn) đạt chuẩn về PCGDTH đúng độ tuổi, 10/11

xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTHCS Huyện Đồng Phú tiếp tục được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTHCS năm 2008

7 Hoạt động Đoàn – Đội :

- Phối hợp với công đoàn tổ chức Hội thi “Tiếng hát ngành giáo dục” có hơn

400 giáo viên tham gia, tổ chức giải bóng chuyền nữ viên chức

- Phối hợp với Hội đồng đội phát động xây dựng công trình măng non “Ngôi nhà tình bạn” thu được 31.000.000đ

- Triển khai phong trào kế hoạch nhỏ, thu được 3.900.000đ

- Mua tăm ủng hộ Hội người mù huyện được 20.000 gói tăm, trị giá 20.000.000đ

- Tuyên truyền và giáo dục đạo đức cho học sinh, ngăn chặn và đẩy lùi các

tệ nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực thâm nhập vào nhà trường bằng nhiều hình thức như phối hợp với phòng Tư pháp Huyện, Công an Huyện mở các buổi nói chuyện

và hội thi tìm hiểu về tác hại của các tệ nạn xã hội, phát tờ rơi đến 37 trường trong toàn huyện

Qua kết quả kiểm tra cuối năm có 14 Liên đội mạnh, 10 Liên đội khá

8 Công tác thanh kiểm tra :

- Thanh tra toàn diện : 8 trường Trong đó 3 trường Mầm Non, 3 trường Tiểu học, 2 trường THCS

- Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên: 113 giáo viên Trong đó Mầm Non 33 giáo viên (Tốt : 14; Khá : 15; ĐYC: 04), Tiểu học : 43 giáo viên (Tốt : 12; Khá : 24; ĐYC : 7), THCS 37 giáo viên (Tốt : 11; Khá : 23; ĐYC : 3)

- Kết hợp với chuyên môn thanh tra chuyên đề công tác quản lý của Hiệu trưởng, chuyên đề cách ghi học bạ, sổ điểm và quản lý đề kiểm tra cấp Tiểu học

- Thanh tra cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: Thanh tra các kỳ kiểm tra học kỳ: 10 trường (08 trường THCS, 02 trường TH), thanh tra xét công nhận tốt nghiệp THCS 10 trường Kết quả: không có trường nào vi phạm Quy chế

- Tiếp nhận 8 đơn thư, trong đó 02 đơn nặc danh Chia ra 5 đơn tố cáo, 3 đơn khiếu nại Đã giải quyết 4 đơn, chuyển các cơ quan có thẩm quyền 4 đơn

Ngày đăng: 15/09/2013, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w