giáo án thi gvg tỉnh Sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học tích cực dạy học dự án, hoạt động nhóm.kĩ thuật KWL Giáo án soạn theo đổi mẫu mới Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Học sinh được phát triển nhiều năng lực: năng lực tự học sáng tạo. năng lực CNTT. Năng lực hợp tác. Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tế. Kỹ năng thuyết trình, hợp tác nhóm. Thuyết trình... Bài dạy được đánh giá cao tại hội thi GVG cấp tỉnh
Trang 1Ngày soạn: 18 /1/2019
Ngày giảng: 24/1/2019
:
Tiết 43- Bài 28
KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (tiết 2)
I- MỤC TIÊU
1 Kiến thức: HS biết được
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy cớ lợi xảy ra một cách hiệu quả
2 Kỹ năng
- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất
3 Thái độ:
- Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm, biết bảo vệ môi trường, phòng tránh cháy nổ…
- Giáo dục lòng yêu môn học Giáo dục phẩm chất tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước
- Tích hợp giáo dục đạo đức- ƯPVBĐKH: Giáo dục cho Hs phải tuyên truyền
cho mọi người thấy tình trạng không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó đến đời sống con người Vấn đề bảo vệ không khí là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia Vì vậy phải đoàn kết, hợp tác đề xuất các biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí
4 Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: tìm hiểu thông tin trên internet và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ, sử dụng powerpoint làm báo cáo
* Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Năng lực tính toán
Trang 2+ Năng lực giải quyết vấn đề: biết vận dụng các phương pháp dập tắt đám cháy vào các tình huống cụ thể
II CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
- Giáo viên : Hình ảnh về môi trường không khí bị ô nhiễm
- Học sinh: hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu giao nhiệm vụ (phụ lục 1)
III PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm, vấn đáp gợi mở
IV TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC
* Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1phút)
HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI KIẾN THỨC- KHỞI ĐỘNG
1 Mục tiêu: kiểm tra kiến thức liên quan Nêu tình huống có vấn đề- vào bài mới
2 Thời gian: 4 phút
3 Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, nêu vấn đề, kĩ thuật KWL
4 Phương tiện: các slide có nội dung liên quan
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV KT kiến thức về thành phần không
khí.
- HS trả lời
- HS xem video
- HS trả lời câu hỏi
Trang 3GV chiếu sơ đồ KWL
- GV cho HS cùng xem một đoạn video
Yêu cầu hs ghi nhanh thông tin biết được
qua đoạn video vào cột K
- GV đặt tiếp câu hỏi em muốn biết thêm
điều gì về không khí, ghi vào cột W
- GV chuẩn bị một số câu hỏi để bổ sung
GV chuyển ý vào bài:
K (Điều em
đã biết)
W (Điều em muốn biết)
L (Điều em học được)
Dự kiến một số câu hỏi
1 Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm?
2 Những nguyên nhân nào làm cho bầu không khí bị ô nhiễm?
3 Tác hại của không khí bị ô nhiễm đến sức khoẻ con người và động vật
4 Muốn bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm chúng ta phải là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
I.3 Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
1 Mục tiêu: HS hiểu tác hại của ô nhiễm không khí Biết các biện pháp giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm – Liên hệ giáo dục đạo đức- ứng phó với BĐKH
2 Thời gian: 8 phút
3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Giải quyết vấn đề, hội thảo
4 Phương tiện: báo cáo của học sinh bằng powerpoint
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao
(phụ lục 1)
Mời 1 hs báo cáo kết quả thực hiện
- Đại diện hs trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- HS trong lớp đặt câu hỏi phản biện
Trang 4nhiệm vụ được giao
GV yêu cầu hs dưới lớp theo dõi phần
trình bày của bạn và trả lời các câu hỏi
phần W, ghi vào cột L
Nếu hs ko hỏi gv có thể hỏi
? Tại sao ô nhiễm không khí lại phá
hủy các công trình xây dựng: cầu cống
đường sá…?
Gv giải thích sơ bộ = hiện tượng mưa
axit- giới thiệu sẽ học ở kiến thức hóa
học lớp 9
- Qua phần trình bày của bạn các em đã
tìm dc câu trả lời cho riêng mình, hãy
cho cô và cả lớp biết ý kiến của cá
nhân em?
(nếu có)
- HS báo cáo trả lời (nếu ko trả lời được,
gv trợ giúp )
- 1 hs phát biểu câu trả lời, các hs khác
nhận xét và bổ sung vào cột L
(trong phiếu học tập số 1) Kết luận:
1.Tác hại của việc ô nhiễm không khí
Không khí bị ô nhiễm gây tác hại đến sức khỏe của con người và môi trường sống của động thực vật, phá hủy các công trình xây dựng
2 Biện pháp bảo vệ không khí
- Phải xử lí khí thải của các nhà máy
- Bảo vệ rừng, trồng rừng
- Tuyên truyền, cùng cộng đồng chung tay, hợp tác bảo vệ môi trường không khí: trồng cây xanh, sử dụng nhiên liệu sạch, đi xe đạp hạn chế đi xe động cơ
Hoạt động 2:
II Sự cháy và sự oxi hoá chậm
1 Mục tiêu: Phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa chậm
2 Thời gian: 12 phút
3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: đàm thoại phát hiện, hoạt động nhóm
4 Phương tiện: các slide có nội dung liên quan
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV: cho hs quan sát các hình ảnh sau - Hs trả lời: sự cháy
Trang 5? Em hãy đặt tên chung cho các hình
ảnh đó
GV: Vậy không khí có liên quan gì đến
sự cháy không? Tại sao khi có gió to thì
đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn?
Làm thế nào để dập tắt đám cháy và tốt
hơn là để đám cháy không xảy ra,
chúng ta cùng tìm hiểu phần II
GV: Y/c HS làm phiếu học tập 2
? Qua bài tập trên em hãy rút khái niệm
Sự cháy là gì
? Em hãy nêu một số sự cháy trong
thực thế mà em biết
GV: Liên hệ thực tế sự cháy ảnh hưởng
tốt, xấu đến đ/s như thế nào?
GV: giới thiệu 1 số sự cháy trong thực
tế
(hình ảnh)
GV: y/c học sinh hoàn thành phiếu học
tập số 3
? Sự cháy của một chất trong không khí
- Sự cháy
1 Sự cháy
Hs làm việc nhóm bàn hoàn thành phếu học tập số 2
Hs trả lời được
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
- Ví dụ: lấy ví dụ đốt than, củi, ga, cháy rừng,
Hs hoạt động cá nhân- nc SGK trả lời câu hỏi
- Sự cháy của một chất trong không khí
và trong oxi:
+ Giống: bản chất hóa học đều là sự oxi hoá
+ Khác: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn
Trang 6và trong oxi giống và khác nhay như
thế nào
GV: Giải thích sự cháy trong oxi mạnh
hơn trong không khí vì trong không
khí, thể tích khí nito gấp 4 lần thể tích
khí oxi, diện tích tiếp xúc cảu chất cháy
với các phân tử oxi ít hơn nhiều, lên sự
cháy diễn ra chậm hơn Một phần nhiệt
bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên
nhiệt độ đạt được thấp hơn
GV: các em hãy quan sát những hình
ảnh sau và nhận xét
? Nhận xét các đồ vật làm bằng gang,
thép để trong không khí?
GV: các đồ vật bằng kim loại đó bị oxi
hóa
GV: giới thiệu sự oxi hóa các chất hữu
cơ trong cơ thể người
GV: quá trình đó gọi là sự oxi hoá
chậm
? Sự oxi hoá chậm là gì?
? So sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm?
? Khi có điều kiện nào sự oxi hoá chậm
trở thành sự cháy
GV thông báo: Trong điều kiện nhất
định sự oxi hóa chậm có thể chuyển
thành sự cháy - > sự tự bốc cháy
GV: liên hệ thực tế -> Đề phòng sự tự
bốc cháy
Trong các nhà máy, người ta cấm
không được chất giẻ lau máy có dính
dầu mỡ thành đống để đề phòng sự tự
bốc cháy
? Em hãy lấy 1 ví dụ về sự cháy 1 ví
dụ về sự oxi hóa chậm trong đời sống
và sản xuất?
2 Sự oxi hóa chậm
Hs: nhận xét đồ vật bị han gỉ
- HS thảo luận nhóm bàn
- Định nghĩa: Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- Trong điều kiện nhất định sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy - >
sự tự bốc cháy
Hoạt động 3:
3 Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp để dập tắt đám cháy
Trang 71 Mục tiêu: Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể
2 Thời gian: 5 phút
3 Phương pháp dạy học: đàm thoại phát hiện
4 Phương tiện: các slide có nội dung liên quan
GV nêu vấn đề tại sao khi đốt than
chúng ta phải nhóm bằng củi (đốt củi
trước)
? Điều kiện phát sinh sự cháy?
? Tại sao đền cồn đang cháy, đóng nắp
vào lại tắt?
Gv: Muốn duy trì sự cháy phải có đủ
khí oxi cho sự cháy
? Căn cứ điều kiện phát sinh sự cháy
em hãy đề xuất biện pháp dập tắt đám
cháy?
? Hãy kể về nguyên nhân xảy ra một
vụ cháy mà em biết được và biện pháp
đã áp dụng để dập tắt đám cháy đó
GV: chiếu hình ảnh một số biện pháp
dập tắt đám cháy
? Đối với đám cháy do cháy xăng dầu
có dùng nước để dập tắt đám cháy
không tại sao?
? Đối với đám cháy do chập điện thì
việc đầu tiên cần làm ngay lập tức là
gì?
Đối với những đám cháy nhỏ, các em
có thể xử lý bằng các biện pháp trên
nhưng với các đám cháy lớn cần báo
cho người lớn hoặc gọi điện thoại cho
cảnh sát PCCC -114
Hs động não trả lời câu hỏi
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
- không đủ khí oxi
- Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy
- Cách li vật cháy với oxi
- Hs trả lời
- Hs giải thích được không dùng nước
do xăng dầu nhẹ hơn nước làm đám cháy lan rộng hơn
- Ngắt cầu dao tổng
Kết luận:
a) Điều kiện phát sinh sự cháy
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải cung cấp đủ khí oxi
b) Biện pháp dập tắt đám cháy
- Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy
Trang 8- Cách li vật cháy với oxi
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1 Mục tiêu: học sinh biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả
2.Thời gian: 5 phút
3 Phương pháp: vấn đáp
4 Phương tiện: tranh ảnh
Gv Chiếu sơ đồ tư duy tổng kết bài
GV: Cho hs làm bài tập 1
- HS giải thích dựa vào điều kiện phát sinh sự cháy
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí
- Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1 Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế 2.Thời gian: 7 phút
3 Phương pháp: vấn đáp, trực quan
4 Phương tiện: video
Trang 9Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Ngày 3/10, Cục cảnh sát phòng
cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn (Bộ
Công an) cho biết, trong 9 tháng đầu
năm 2018, cả nước xảy ra gần 3.000 vụ
cháy, làm chết 73 người, bị thương 163
người; thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng
Bài tập tình huống
Giáo viên chiếu video
VỤ CHÁY LỚN NHẤT NĂM 2018
Cháy chung cư Carina plaza TP HCM tháng
3/2018
Câu 1: Nguyên nhân của vụ cháy là do
chất gì bốc cháy?
Câu 2: Theo em bầu không khí xung
quanh khu vực cháy có bị ô nhiễm
không? Vì sao?
Câu 3: Nếu là người phát hiện ra đám
cháy em sẽ làm gì?
Câu 4: Em sẽ làm gì để thoát ra khỏi
đám cháy?
Câu 5: Qua sự việc trên, em hãy đề xuất
các biện pháp phòng cháy, chữa cháy
trong gia đình, khu dân cư và trường
học
HS theo dõi video và trả lời câu hỏi
- - Do xăng bốc cháy (một chiếc xe máy trong tầng hầm bốc cháy)
- Không khí ô nhiễm do có nhiều khói đen
- - Nếu là đám cháy nhỏ tìm cách dập tắt đám cháy: dùng chăn ướt chùm lên đám cháy
- Nếu đám cháy đã lan rộng, tìm cách báo động cho mọi người cùng biết, gọi
CS PCCC:114
- - Tìm lối thoát hiểm, bò khom người trong khi di chuyển
- Nhanh chóng ra ban công, cửa sổ để đội cứu hộ có thể quan sát thấy
- Không đun nấu gần những vật dễ cháy chú ý ngáy cả khi thắp đèn, nhang trên bàn thờ gỗ
- Không được câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, khi ra khỏi nhà, phòng học phải tắt đèn, quạt
- Không để chất cháy gần cầu chì bảng điện
- Không dùng đèn dầu bật lửa ga để soi bình xăng
- Gắn các thiết bị cảnh báo,
Trang 10HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1 Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về hiện tượng ô nhiễm không khí ở địa phương, các vụ cháy trong thời gian gần
2.Thời gian: 3 phút
3 Phương pháp: vấn đáp
4 Phương tiện: Các slide có nội dung liên quan
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
1 Tìm hiểu hiện tượng ô nhiễm không
khí tại địa phương
2 Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit,
hiệu ứng nhà kính
3 Cách biện pháp phòng tránh cháy
nổ, kĩ năng thoát khỏi đám cháy
Làm bài tập:
Các bài tập 2,3,5,6 (SGK-T99)
Đọc phần đọc thêm sgk
GV hướng dẫn bài 7 sgk -99 bằng sơ
đồ
Học sinh tham khảo thông tin trên mạng internet
* RÚT KINH NGHIỆM
Trang 11
PHỤ LỤC 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Chuẩn bị bài “ Không khí – sự cháy tiết 2”
Nhiệm vụ 1
+ Mỗi tổ l nhóm tìm hiểu thông tin trong SGK hóa học 8 T-, kết hợp tìm hiểu thông tin internet trả lời các câu hỏi sau:
1, Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm?
2, Những nguyên nhân nào làm cho bầu không khí bị ô nhiễm?
3, Tác hại của không khí bị ô nhiễm đến sức khoẻ con người và động vật?
4, Muốn bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm chúng ta phải là gì? Trình bày dưới dạng báo cáo bằng Powerpoin- cử 1 đại diện nhóm báo cáo ngắn
gọn thời gian tối đa 3 phút.
Nộp bài vào đ/c mail: nguyenthuy.c2dy@gmail.com trước 21h ngày
22/1/2018.
Nhiệm vụ 2
Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau vào vở bài tập.
1 Điều kiện phát sinh sự cháy?
2 Có những biện pháp nào để dập tắt sự cháy?
3 Em hãy kể về nguyên nhân xảy ra một vụ cháy mà em biết được và biện pháp
đã áp dụng để dập tắt đám cháy đó
Trang 12PHỤ LỤC 2 PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập 1: Hoạt động cá nhân
K (Điều em đã biết) W (Điều em muốn biết) L (Điều em học được)
.
Phiếu học tập 2: (thảo luận nhóm bàn- thời gian 2 phút) Thí nghiệm Bản chất hóa học Dấu hiệu quan sát được Tên của hiện tượng Sắt cháy trong oxi Lưu huỳnh cháy trong oxi * Kết luận: ………
………
Trang 13Phiếu học tập 3: Hoạt động cá nhân
không khí
Sự cháy trong khí oxi Giống nhau
Khác
nhau
Tốc độ phản ứng
Nhiệt độ tỏa ra
Bài tập tình huống Thoi dõi video và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nguyên nhân của vụ cháy là do chất gì bốc cháy ?
Câu 2: Theo em bầu không khí xung quanh khu vực cháy có bị ô nhiễm không?
Vì sao?
Câu 3: Nếu là người phát hiện ra đám cháy em sẽ làm gì?
Câu 4: Em sẽ làm gì để thoát ra khỏi đám cháy?
Câu 5: Qua sự việc trên, em hãy đề xuất các biện pháp phòng cháy, chữa cháy
trong gia đình, khu dân cư và trường học
Trang 14NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ
BẢN
A BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
1 Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy
2 Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy
4 Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết
5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan
6 Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động
B PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY
Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:
1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt
2 Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy
Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ
3 Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O Sử dụng