Về mặt lý luận, đề tài đã phân tích những vấn đề chung về viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập và những vấn đề cụ thể về viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng… Về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện: Số lượng, trình độ, cơ cấu độ tuổi, ngành nghề. Kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên từ năm 2014 đến năm 2017. Qua đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức và khắc phục những tồn tại, hạn chế; những bất cập của quy định pháp luật về tuyển dụng viên chức.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN ĐÌNH TUỆ
TUYÓN DôNG VI£N CHøC C¸C §¥N VÞ Sù NGHIÖP C¤NG LËP
TRùC THUéC ñY BAN NH¢N D¢N CÊP HUYÖN -
QUA THùC TIÔN TØNH H¦NG Y£N
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN ĐÌNH TUỆ
TUYÓN DôNG VI£N CHøC C¸C §¥N VÞ Sù NGHIÖP C¤NG LËP
TRùC THUéC ñY BAN NH¢N D¢N CÊP HUYÖN -
QUA THùC TIÔN TØNH H¦NG Y£N
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân th nh c m n! ành cảm ơn! ảm ơn! ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Đình Tuệ
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 8
1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện 8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 8
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện 12
1.2 Vai trò tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện 13
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại viên chức 13
1.2.2 Tuyển dụng viên chức là khâu quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện 17
1.3 Nguyên tắc, điều kiện, hình thức tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập 20
1.3.1 Nguyên tắc tuyển dụng 20
1.3.2 Điều kiện tuyển dụng 23
1.3.3 Hình thức tuyển dụng 26
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện 27
1.4.1 Yếu tố chủ quan 27
1.4.2 Yếu tố khách quan 29
Kết luận Chương 1 30
Trang 5Chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC UBND CẤP HUYỆN,
QUA THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN 31
2.1 Khái quát về tỉnh Hưng Yên, Tổ chức hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hưng Yên 31
2.1.1 Khái quát về tỉnh Hưng Yên 31
2.1.2 Về Tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Hưng Yên 32
2.1.3 Đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hưng Yên 33
2.2 Thực trạng đội ngũ viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Hưng Yên 33
2.2.1 Về biên chế 34
2.2.2 Về trình độ chuyên môn 34
2.2.3 Về trình độ lý luận chính trị 35
2.2.4 Về trình độ ngoại ngữ và tin học 36
2.2.5 Về độ tuổi 37
2.3 Cơ sở pháp lý cho việc tuyển dụng viên chức 37
2.3.1 Quy định của Trung ương về viên chức và tuyển dụng viên chức 37
2.3.2 Quy định phân cấp về công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức của tỉnh Hưng Yên 39
2.4 Thực tiễn hoạt động tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Hưng Yên 44
2.4.1 Về Quy trình tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển 44
2.4.2 Quy trình tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển đặc cách 46
2.4.3 Kết quả tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện từ năm 2014 đến năm 2017 47
2.4.4 Đánh giá, nhận xét chung 75
Kết luận Chương 2 88
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC UBND CẤP HUYỆN, TỈNH HƯNG YÊN 89
3.1 Quan điểm đảm bảo, nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức 89
Trang 63.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Hưng Yên 90
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng viên chức 90
3.2.2 Tổ chức thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức 92
3.2.3 Nâng cao chất lượng, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập 101
Kết luận Chương 3 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 115
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCHC : Cải cách hành chínhĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà NộiHĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 8Bảng 2.4 Thống kê trình độ lý Tin học và Ngoại ngữ và đội ngũ
Bảng 2.5 Thống kế số biên chế giao, chỉ tiêu biên chế thiếu và số
biên chế được UBND tỉnh giao tuyển dụng 47Bảng 2.6 Thống kế số lượng giáo viên thiếu và chỉ tiêu được giao
Bảng 2.7 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các trường Tiểu học 49Bảng 2.8 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các trường Tiểu học 50Bảng 2.9 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các trường Trung học cơ sở 51Bảng 2.10 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các trường Trung học cơ sở 52Bảng 2.11 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các trường Trung học cơ sở 52Bảng 2.12 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các Trung tâm Giáo dục thường xuyên 53Bảng 2.13 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng các Trung tâm Giáo dục thường xuyên 54Bảng 2.14 Thống kế số lượng người làm việc thiếu và chỉ tiêu được
giao tuyển dụng sự nghiệp Văn hóa, Thông tin, Thể thao;
Phát thanh truyền hình; Bảo vệ Môi trường và Trật tự Đô
Bảng 2.15 Thống kế số biên chế giao, chỉ tiêu biên chế thiếu và số
biên chế được UBND tỉnh giao tuyển dụng năm 2015 và
58
Trang 92017Bảng 2.16 Thống kế chỉ tiêu biên chế thiếu và số biên chế được
UBND tỉnh giao tuyển dụng năm 2015 và 2017 đối vớicác trường Mầm non thuộc UBND các huyện, thành phố 60Bảng 2.17 Thống kế chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh giao tuyển dụng
năm 2015 và 2017 đối với các trường Trung học cơ sở 63Bảng 2.18 Thống kế chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh giao tuyển dụng
năm 2015 và 2017 đối với các trường Trung học cơ sở 64Bảng 2.19 Thống kế chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh giao tuyển dụng
năm 2015 và 2017 đối với các trường Trung học cơ sở 64Bảng 2.20 Thống kế chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao tuyển
dụng năm 2015 và 2017 đối với các trường Trung học cơ
Bảng 2.21 Thống kế chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao tuyển
dụng năm 2015 đối với các Trung tâm Giáo dục thường
Bảng 2.22 Thống kế chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao tuyển
dụng năm 2017 đối với các Trung tâm Giáo dục nghề
Bảng 2.23 Thống kế chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao tuyển
dụng năm 2015, 2017 đối với các sự nghiệp Văn hóa,Thông tin, Thể thao; Phát thanh truyền hình, Bảo vệ Môi
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số lượng người được tuyển dụng vào các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện năm 2014 56Biểu đồ 2.2 Chất lượng thí sinh trúng tuyển vào đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc UBND cấp huyện năm 2014 57Biểu đồ 2.3 Thống kê so sánh tổng chỉ tiêu tuyển dụng năm 2014,
Biểu đồ 2.4 Thống kê so sánh tổng chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên
Mầm non năm 2014, 2015 và 2017 61Biểu đồ 2.5 Thống kế chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao tuyển
dụng năm 2015 và 2017 đối với các trường Tiểu học cơ sởthuộc UBND các huyện, thành phố 61Biểu đồ 2.6 Thống kế chỉ tiêu biên chế được giao tuyển dụng năm
2015 và 2017 đối với các trường Tiểu học cơ sở 62Biểu đồ 2.7 Thống kê so sánh tổng chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên và
số lượng người làm việc tại các trường Tiểu học năm
Biểu đồ 2.8 Thống kê so sánh tổng chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên
môn Văn, Toán năm 2014, 2015 và 2017 66Biểu đồ 2.9 Thống kê so sánh tổng chỉ tiêu tuyển dụng sự nghiệp
Văn hóa, Thể thao, Du lịch; Phát thanh truyền hình, Bảo
vệ Môi trường; Trật tự Đô thị năm 2014, 2015 và 2017 70Biểu đồ
2.10
Thống kê kết quả tuyển dụng 2015
71Biểu đồ
2.11
Thống kê kết quả tuyển dụng viên chức năm 2017
71Biểu đồ
2.14
Thống kê chất lượng tuyển dụng năm 2017
73Biểu đồ Thống kê so sánh những người trúng tuyển có trình độ 74
Trang 112.15 cao hơn so với yêu cầu năm 2014, 2015 và 2017
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tuyển dụng viên chức là để tuyển chọn ra những người có đủ điều kiện, tiêuchuẩn vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước Đây khâu quantrọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các sự nghiệp công lập
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VII đã chỉ rõ trong công cuộc đổi mới
“cán bộ có vai trò quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới” [32] Đến Đại hội XI của Đảng, Đảng ta vẫn tiếp tục xác định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [33, tr.41] Nghị quyết Đại
hội XI của Đảng cũng đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011 - 2020
là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”.
Đại hội XII của Đảng đã tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyếtĐại hội XI, tổng kết 30 năm đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu;đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới, trong đó cócông tác cán bộ Đại hội đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2016 -
2021 cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả, trong đó nhiệm vụ đầu
tiên là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [34, tr.217].
Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ vềPhê duyệt Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020 nêu rõ mục tiêu:
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công” [70].
Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày
Trang 1315/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011(sau đây gọi tắt là Luật Viên chức năm2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định đối tượng, quy trình tuyểndụng, quy định phân cấp tuyển dụng, trách nhiệm của đơn vị, người có thẩm quyền,các hình thức tuyển dụng Quy trình, quy chế tuyển dụng viên chức được công khai ởtừng đơn vị tuyển dụng, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng chủ thể trongquá trình thực hiện tuyển dụng Việc công khai tạo nhiều điều kiện cho người có trình
độ, năng lực lựa chọn làm việc đúng ngành, nghề đào tạo, đúng vị trí việc làm
Thực hiện các văn bản của Trung ương, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hànhquy định phân cấp về công tác tuyển dụng viên chức; phân công trách nhiệm đối với
cơ quan, người có thẩm quyền tuyển dụng Trong những năm qua, công tác tuyểndụng viên chức tại tỉnh Hưng Yên nói chung và tại UBND các huyện, thành phố(sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) đã có nhiều chuyển biến tích cực Quanhiều năm tuyển dụng, một số viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện đã phát huy được vai trò, nănglực của bản thân, được đánh giá là những người hoạt động nghiệp vụ có chuyênmôn giỏi, một số viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo quản lý Góp phầnnâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong toàn tỉnh và chất lượng dịch vụ côngcủa hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước trực thuộc UBND cấp huyện
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tuyển dụng viên chức tại cácđơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện qua thực tiễn tỉnh Hưng Yêncòn có một số tồn tại hạn chế: Chưa thu hút được nhiều người tham gia dự tuyển dẫntới nhiều vị trí cần tuyển dụng chưa có sự cạnh tranh, hình thức tuyển dụng chưa đadạng, phong phú, chủ yếu là xét tuyển không tổ chức thi tuyển; các ứng viên tham gia
dự tuyển là những người đang làm hợp đồng tại các đơn vị chiếm tỷ lệ lớn Qua thựctiễn tuyển dụng đã chỉ ra những bất cập của pháp luật về tuyển dụng viên chức như:Quy định về cách tính điểm trong đó có điểm sát hạch dưới hình thức phỏng vấn đượcnhân đôi điểm chưa đảm bảo tính khách quan; ưu tiên đối với các đối tượng chính sáchchưa phù hợp, đối tượng là con bệnh binh không được ưu tiên khi tham gia dự tuyển…
Từ thực tiễn công việc hiện đang đảm nhiệm, cần nghiên cứu nắm vững lý
Trang 14luận, kiến thức pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực cán bộ, công chức nói chung, viênchức nói riêng để có thể thực hiện được công tác tham mưu giúp lãnh đạo cơ quantrong lĩnh vực ngành Nội vụ đảm bảo việc tuyển dụng viên chức được thực hiệnnghiêm chỉnh, đúng theo quy định và có chất lượng Xuất phát từ những lý do trên,
tôi chọn đề tài “Tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện-qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Luật Hiến pháp-Luật Hành chính” của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ngày 26/02/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) đã ban hành Pháplệnh số 01/1998/PL-UBTVQH10 về Cán bộ, công chức (có hiệu lực kể từ ngày01/5/1998) Thời điểm này khái niệm cán bộ, công chức, viên chức chưa được phânbiệt rõ ràng Nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu tập trung về xâydựng, nâng cao chất lượng, trách nhiệm củ đội ngũ cán bộ, công chức; một sốnghiên cứu về pháp luật công chức hành chính, đạo đức, phong cách, lề lối làmviệc, chế độ công vụ, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính Nhà nước
Có thể kể tới các công trình nghiên cứu sau:
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Bùi Đình Phong (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ”, Nxb Lao động, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Vinh (2002), “Đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta”, Tạp chí
Trang 15nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4.
- Văn Tất Thu (2004), “Về đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 10.
- Phạm Hồng Thái (2004), “Công vụ, công chức Nhà nước”, Nxb Tư pháp,
Hà Nội
- Ngô Hải Phan (2004), “Trách nhiệm của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học
viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005): “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị Quốc gia.
- Thái Vĩnh Thắng (2005), "Hoàn thiện pháp luật về công cụ công chức và trách nhiệm pháp lý của công chức", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2.
- Trần Anh Tuấn (2006),“Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức trong điều kiện phát triển và Hội nhập quốc tế”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 12.
- Võ Thị Thuý Hà (2007), “Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ công chức ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Kể từ khi Quốc hội thông qua Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 về Cán
bộ, công chức năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 (sau đây gọi tắt là LuậtCán bộ, công chức năm 2008); Luật Viên chức năm 2010 được ban hành, các kháiniệm về cán bộ, công chức, viên chức đã được làm rõ hơn Nhiều tác giả đã có nhữngnghiên cứu về cán bộ, công chức, viên chức và đã có sự chuyên sâu về từng đốitượng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau như: Việc tuyển chọn, thu hút cán bộ,công chức, viên chức, đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế quản lý Một số công trình nghiêncứu nổi bật:
- Hoàng Văn Định (2008), Thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức ở tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ Luật học.
- Dương Trọng Châu (2008), “Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luận văn Thạc sỹ
khoa học, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
Trang 16- GS.TS Phạm Hồng Thái (2009), “Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 1.
- Trần Anh Tuấn (2010), “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 5.
- Trần Văn Tuấn (2011), “Thực hiện tốt Luật Viên chức để tiếp tục đổi mới
cơ chế quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ của khu vực sự nghiệp công lập”,
- Nguyễn Thị Thu Hương (2015), “Một số bất cập trong quy định pháp luật
về hợp đồng làm việc của viên chức”, Tạp chí pháp lý, tháng 11.
- Hoàng Minh Hội (2016), “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Luật học, tập 32, số 3
Các nghiên cứu đã đề cập đến việc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viênchức Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập một cách toàn diện,chuyên sâu về tuyển dụng viên chức tại UBND cấp huyện của một tỉnh Với việc
nghiên cứu đề tài “Tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên” tôi hy vọng đóng góp vào
việc làm phong phú thêm các tài liệu về thực hiện pháp luật về tuyển dụng côngchức, viên chức nói chung và tuyển dụng viên chức nói riêng
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích đánh giá một cách toàn diện,chuyên sâu thực trạng việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lậptrực thuộc UBND cấp huyện trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất
Trang 17lượng tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới.
- Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả tuyển dụng viên chức tại các đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Hưng Yên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận, thực tiễn vềviệc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấphuyện, qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên; những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả trong công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệpcông lập
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thựctrạng việc thực hiện tuyển dụng viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc UBND cấp huyện-qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên
Về không gian, Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc tuyển dụngviên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện (bao gồm
09 huyện và 01 thành phố) thuộc tỉnh Hưng Yên Không mở rộng nghiên cứu tớihoạt động tuyển dụng viên chức tại các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Hưng Yên
Về thời gian, Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc tuyển dụng viênchức vào các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh HưngYên từ giai đoạn 2014-2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 18Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh trongviệc nghiên cứu vấn đề tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc UBND cấp huyện, qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên.
6 Những đóng góp mới của Luận văn
Nghiên cứu về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc UBND cấp huyện chưa có nhiều, do đây là vấn đề tuyển dụng con người cóyếu tố nhạy cảm Luận văn nêu những tồn tài, hạn chế trong việc thực hiện tuyểndụng viên chức xuất phát từ địa phương Từ đó nêu những bất cập của quy địnhpháp luật về tuyển dụng viên chức hiện nay Đề xuất đưa ra những giải pháp trongviệc tuyển dụng viên chức; Luận văn có thể làm làm tài liệu chuyên sâu về mặt lýluận cũng như thực tiễn
7 Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: "Tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc UBND cấp huyện-qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên"
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungLuận văn gồm có 03 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp
công lập
Chương 2 Thực trạng tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức các đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Hưng Yên
Chương 1
Trang 19NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Hệ thống dịch vụ công được cung cấp bởi Nhà nước do các cơ quan quản lýcung cấp thông qua các hoạt động trực tiếp của các đơn vị sự nghiệp công lập.Những đơn vị này là một bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan quản
lý Nhà nước, chịu sự quản lý về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhànước; hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công này chủ yếu trong các lĩnh vực Giáodục&Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Phátthanh & Truyền hình…
Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập được làm rõ hơn từ khi Luật Viên chứcnăm 2010 được ban hành, Luật đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa đơn vị sự nghiệpcông lập với cơ quan quản lý Nhà nước Theo Luật Viên chức năm 2010, đơn vị sự
nghiệp công lập được hiểu: “Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước” [58, Điều 9, Khoản 1] Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đưa ra quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước” [28, Điều 2].
Như vậy, có thể thấy qua các quy định trên: Đơn vị sự nghiệp công lập là do
cơ quan quản lý Nhà nước thành lập ra Theo tác giả, đơn vị sự nghiệp công lập được
hiểu: “Là một bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức bộ máy các quan hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, được các cơ quan này thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của Nhà nước và gồm những người lao động là viên chức có chuyên môn
Trang 20thực hiện cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của xã hội trong các lĩnh vực như: Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Du lịch, Thư viện, Thể dục, Thể thao, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Lao động, Thương binh và Xã hội…”.
1.1.1.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập có một số đặc điểm như sau:
- Do cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội có thẩm quyền thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
- Là một bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan hành chínhNhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Có tư cách pháp nhân;
- Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;
- Người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu là viên chức cótrình độ chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó Phục vụ quản lýNhà nước, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực
Việc phân biệt giữa dịch vụ công do các đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nướccung ứng với các dịch vụ công khác của cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị-xã hội, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập khác được phân biệtqua địa vị pháp lý, tính chất hoạt động và người làm việc (được gọi là viên chức)trong đơn vị sự nghiệp công lập Những hoạt động này không mang tính chất mệnhlệnh-quyền lực Nhà nước, không thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thể hiệnqua: Đơn vị sự nghiệp công lập không có quyền quyết định về công tác cán bộ (cơquan hành chính Nhà nước bổ nhiệm đối với lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập),không có quyền hoặc bộ phận thanh tra, xử lý vi phạm hành chính; giao dịch giữađơn vị sự nghiệp công lập với tổ chức, công dân là giao dịch bình đẳng không mangtính chất mệnh lệnh hành chính, một số giao dịch được thực hiện ký kết dưới dạnghợp đồng kinh tế (ví dụ: Hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng giữa cơ quan hành chính Nhànước với đơn vị sự nghiệp được thực hiện chức năng đào tào, bồi dưỡng như giữa SởNội vụ với Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên…)
1.1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 21a) Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về mức độ tự chủ tài chínhNghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tàichính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu đượcphân thành 02 loại: Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên và đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tàichính đối với sự nghiệp công lập, phân thành 03 loại đơn vị sự nghiệp công lập:Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thườngxuyên, phần còn lại được ngân sách Nhà nước cấp; Đơn vị có nguồn thu sự nghiệpthấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theochức năng, nhiệm vụ do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
Luật Viên chức năm 2010 phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thành 02 loại:Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm
vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự; Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giaoquyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơchế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4loại: Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư; tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thườngxuyên; tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chithường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, đượcNhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phíchưa tính đủ chi phí); tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nướcbảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyềngiao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)
b) Phân loại theo góc độ pháp luật về thành lập
Trang 22Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định vềthành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, phân loại đơn vị sựnghiệp công lập thành các loại sau: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức doChính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệpcông lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại họcQuốc gia thành phố Hồ Chí Minh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBNDhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CPtrên thì đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Trung ương gồm: các Viện,Báo, Tạp chí, Trung tâm hoặc Trường đào tạo, bồi dưỡng Đơn vị sự nghiệpcông lập cấp tỉnh gồm: Đài phát thanh và truyền hình; các Trường cao đẳng, đạihọc; một số Công ty, Xí nghiệp chưa được cổ phần hóa….)… Đơn vị sự nghiệpthuộc các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh gồm: Chi cục, Trung tâm,Trường trung cấp… Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện gồm: sự nghiệpgiáo dục (các Trường Mầm non, Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở); sự nghiệpVăn hóa,Thể dục,Thể thao, Du lịch (Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch);Hội Người mù; Hội Chữ thập đỏ; Đài phát thanh và truyền hình huyện, thị xã,thành phố, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập còn được phân loại cho phù hợp với yêu cầu quản
lý của ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành Thông tư Liên tịch
số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục&Đào tạo và BộNội vụ Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và Đàotạo, đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo được phân loại gồm:
Cơ sở Giáo dục Mầm non; Cơ sở Giáo dục Phổ thông; Trường Trung cấp chuyênnghiệp; Cơ sở Giáo dục Đại học; Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Trườngchuyên biệt; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Luật Giáo
Trang 23dục đại học năm 2012 phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trong Giáo dục đại học,gồm: Trường Cao đẳng, trường Đại học, Đại học vùng, Đại học quốc gia, Việnnghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ Tiến sĩ Luật Giáo dục nghề nghiệp năm
2014 phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp,gồm: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Trường Trung cấp, Trường Cao đẳng (phânloại theo trình độ đào tạo)
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
1.1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
Qua khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trên, tác giảđưa ra khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện như sau:
“Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện là tổ chức sự nghiệp do UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện thành lập theo trình tự, quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công, phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của UBND cấp huyện”.
1.1.2.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện có những đặc điểm sau:
- Do cơ quan quản lý Nhà nước thành lập Tùy theo phân cấp của từng địaphương Có nơi UBND tỉnh, thành phố thành lập, có nơi phân cấp về UBND cấphuyện thành lập;
- Là một bộ phận cấu thành trong cơ cấu, tổ chức bộ máy của UBND cấp huyện;
- Có tư cách pháp nhân (có con dấu, tài khoản, trụ sở, tự chịu trách nhiệm vềhoạt động của đơn vị);
- Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực: Y tế,Giáo dục, Văn hóa, Thông tin, Thể thao, Du lịch, Phát thanh, Truyền hình, Tàinguyên môi trường…
- Viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lậptheo trình độ: Trung cấp, cao đẳng, đại học với các vị trí việc làm khác nhau vàđược ký kết hợp đồng làm việc dưới dạng có thời hạn hoặc không có thời hạn
1.1.2.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
Trang 24Về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện, tùy từng địaphương việc phân loại, thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp mìnhquản lý theo quy định phân cấp của tỉnh Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc UBND cấp huyện chủ yếu bao gồm các sự nghiệp: Giáo dục và Đào tạo (cáctrường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở); Phát thanh và Truyền hình (Đài phátthanh và Truyền hình huyện); Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (Trung tâmVăn hóa, Thông tin, Thể thao, Du lịch các huyện, thành phố); các Hội: Hội Người
mù, Hội Chữ thập đỏ; các Ban: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Ban Quản lýchợ; Ban Quản lý di tích; Ban Giải phóng mặt bằng….Về chức năng nhiệm vụ củacác đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện do Luật, các văn bản quyphạm pháp luật chuyên ngành quy định (Nghị định, Thông tư của Bộ chủ quản vềchuyên ngành) Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh (hoặc cấp huyện),quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộcUBND cấp huyện theo quy định phân cấp của từng địa phương
1.2 Vai trò tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại viên chức
1.2.1.1 Khái niệm viên chức
a Khái niệm viên chức chung
Từ năm 1945 cho đến sau khi Luật Viên chức năm 2010 ra đời, khái niệm
“viên chức” mới được làm rõ ràng, phân biệt rõ với khái niệm “cán bộ”, “công chức” Qua nhiều tên gọi khác nhau, nhưng về cơ bản những người được gọi là viên
chức chủ yếu hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ trong các loại hoạtđộng dịch vụ công như trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Văn nghệ, Thể dục,
Thể thao…., gắn liền với hoạt động của đơn vị sự nghiệp Khái niệm “viên chức” theo Luật Viên chức năm 2010 như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [58, Điều 2].
Qua nghiên cứu khái niệm “viên chức” được đưa ra từ Luật và các văn bản
Trang 25hướng dẫn thi hành, tác giả đưa ra khái niệm “viên chức” như sau:
“Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng làm việc trong các đơn
vị sự nghiệp công lập Nhà nước theo cơ cấu vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức nghiệp (ngạch, bậc) nhất định, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng lương từ phần tự trang trải của đơn vị (đối với đơn vị sự nghiệp được giao
tự chủ một phần) và thực hiện chế độ hợp đồng làm việc theo quy định”.
b Khái niệm viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyệnViên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện theo tác
giả là: “Những người được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng (cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện tuyển dụng, theo phân cấp của từng địa phương) theo vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp, làm việc theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ ngân sách của UBND cấp huyện hoặc từ một phần tự trang trải của đơn vị sự nghiệp công lập đó”.
1.2.1.2 Đặc điểm viên chức
a Đặc điểm chung của viên chức
Từ những quy định của Luật Viên chức năm 2010 và qua khái niệm về “viên chức” của tác giả, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của viên chức như sau:
- Là người mang quốc tịch Việt Nam
- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm
- Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Từ Ngân sách Nhà nước 100% (đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nhànước đảm bảo 100% nguồn kinh phí hoạt động);
+ Từ nguồn kinh phí tự trang trải một phần (đối với đơn vị sự nghiệp cônglập được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động)
- Thực hiện chế độ hợp đồng và được bổ nhiệm vào ngạch bậc hoặc chứcdanh nghề nghiệp
- Là những người hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, không có tính chất quản
lý Nhà nước, chủ yếu hoạt động trong các dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệpcông lập như dịch vụ Y tế, Giáo dục, Thông tin, Thể thao, Du lịch, Nghiên cứu khoa
Trang 26học, Phát thanh, Truyền hình… Đặc điểm này thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữacông chức và viên chức.
b Đặc thù lao động của viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộcUBND cấp huyện
Viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện là nhữngngười lao động thuần túy về chuyên môn, công việc chủ yếu gắn liền với các dịch
vụ (không có thu kinh phí hoặc có thu một phần) chủ yếu trong các lĩnh vực: Giáodục, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Truyền thình…có đầy đủ các đặc điểm chungcủa viên chức Ngoài ra hoạt động nghề nghiệp của viên chức các đơn vị sự nghiệpcòn mang một số đặc thù lao động sau:
- Làm việc dựa trên kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, đã được đào tạo, bồidưỡng, tuân thủ theo quy định và đạo đức nghề nghiệp
- Làm việc và hưởng chế độ chính sách theo bằng cấp khi được tuyển dụng
Ví dụ: Viên chức có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học được hưởng lương theo hệ sốbằng trung cấp, cao đẳng, đại học
- Những dịch vụ do viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBNDcấp huyện thực hiện có thu phí để thực hiện việc tái phát triển đối với lĩnh vực mìnhđang thực hiện nhưng không vì mục đích lợi nhuận; hoạt động của đội ngũ viênchức này không mang tính chất mệnh lệnh, quyền lực
1.2.1.3 Phân loại viên chức
a Phân loại viên chức theo Luật Viên chức năm 2010
Phân loại viên chức như sau:
- Viên chức quản lý:
Luật Viên chức năm 2010 quy định Viên chức quản lý: “Là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải
là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý” [58, Điều 3, Khoản 1].
- Viên chức chuyên môn: Là những người có trình độ, năng lực, kỹ năngchuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
b Phân loại viên chức theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012
Trang 27của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- Phân loại theo vị trí việc làm:
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1Điều 3 Luật Viên chức;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những ngườichỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trongđơn vị sự nghiệp công lập [23, Điều 3, Khoản 1]
- Phân loại theo chức danh nghề nghiệp:
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, viên chức được phân loại trongtừng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV [23, Khoản 2, Điều 3].Qua quá trình nghiên cứu các quy định về phân loại viên chức, theo tác giảviên chức được phân loại như sau:
- Viên chức lãnh đạo: Là những người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng quản lý công việc của cơ quan,lãnh đạo, chỉ đạo viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (viên chức cấp dưới)
- Viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Là những người thực hiệnnhiệm vụ theo đúng chuyên môn mà mình được tuyển dụng
- Viên chức hành chính, phục vụ: Là những người thực hiện nhiệm vụ tronghoạt động nội bộ của đơn vị sự nghiệp như: công tác tổng hợp, biên tập, văn thư,lưu trữ, thông tin, quản trị mạng, kế toán, tài vụ…
c) Phân loại viên chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
- Viên chức quản lý, gồm: Hiệu trưởng các trường học: Mầm non, Tiểu học
cơ sở, Trung học cơ sở; Giám đốc Trung tâm, Chủ tịch Hội…
- Viên chức chuyên môn, gồm: các giáo viên, kỹ thuật viên…
Trang 28- Viên chức thừa hành nghiệp vụ kỹ thuật, gồm các viên chức làm hànhchính, phục vụ…
Những viên chức này có thể giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III, IVtheo trình độ chuyên môn và qua các đợt thi thăng hạng
1.2.2 Tuyển dụng viên chức là khâu quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện
Tuyển dụng là một quá trình sàng lọc, tuyển chọn những người có khả năng,trình độ để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơquan Nhà nước)
Để tuyển dụng được người có tài thì quá trình tuyển dụng phải được thựchiện công khai, cạnh tranh
- Mục đích của tuyển dụng: Là tuyển nguồn lao động có năng lực, kiến thứcphục vụ công việc
- Ý nghĩa của tuyển dụng: Giúp người sử dụng lao động có nguồn nhân lựctốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hoặc nguồn nhân lực chưa tốt sẽ kìm hãm sự phát triển
Khái niệm về tuyển dụng được Luật Viên chức năm 2010 đưa ra như sau:
“Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập” [58, Điều 3, Khoản 4].
Theo khái niệm trên, việc tuyển dụng viên chức đối với cá nhân phải đáp ứngđược các yêu cầu đó là có phẩm chất, trình độ, năng lực Những người này khi đượctuyển dụng vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiệnmột nhiệm vụ chuyên môn để thực hiện các dịch vụ công
Theo tác giả khái niệm tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc UBND cấp huyện được hiểu như sau: “Là việc cơ quan có thẩm quyền (tùy theo phân cấp của từng địa phương) căn cứ vào vị trí việc làm, nhu cầu lao động để
áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về viên chức thực hiện công khai, cạnh tranh tuyển dụng những người có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay tùy từng địa phương theo phân cấp:
Trang 29Có địa phương đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ về việc tuyểnchọn viên chức; có địa phương việc tuyển chọn viên chức do cơ quan hành chínhNhà nước tuyển chọn viên chức sau đó giao cho đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng.Trên thực tế hiện nay, số lao động được đào tạo ra trường thường nhiều hơn so vớinhu cầu của vị trí việc làm (tức “cung” lớn hơn “cầu) Do vậy, khi có nhiều ứngviên tham gia dự tuyển vào một vị trí việc làm người sử dụng lao động sẽ có cơ hội
để tuyển chọn người có năng lực thật sự, đáp ứng được yêu cầu của công việc
Đối với việc tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộcUBND cấp huyện thường do UBND cấp huyện tuyển dụng Hàng năm, UBND cấphuyện xây dựng Kế hoạch, chỉ tiêu biên chế để xác định số lượng viên chức thừa,viên chức thiếu từ đó xây dựng Kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩmquyền phê duyệt làm căn cứ để tuyển dụng Quy trình tuyển dụng viên chức doUBND cấp huyện thực hiện theo quy định của pháp luật về tuyển dụng viên chức
Do vậy, việc tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và cácđơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện nói riêng khác với quy trìnhtuyển dụng của đơn vị ngoài công lập Tuyển dụng nguồn lao động đối với đơn vịngoài công lập là do đơn vị đó tự đặt ra tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng,không gò bó, bắt buộc phải theo quy trình như đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Nhànước Việc tuyển dụng viên chức ngoài việc áp dụng các quy định của pháp luật vềviên chức ra còn không được thực hiện trái các quy định về pháp luật lao động
Như vậy, có thể thấy việc tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp cônglập có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động của dịch vụcông, cụ thể vai trò đó được thể hiện như sau:
1.2.2.1 Vai trò đối với xã hội
Nguồn nhân lực trong xã hội là rất dồi dào bao gồm đội ngũ tri thức có trình
độ cao, những lao động có tay nghề hay những lao động phổ thông Nguồn nhân lựcchất lượng cao được đào tạo bài bản để cung ứng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vịcần sử dụng trong đó có cả đơn vị công lập và ngoài công lập
Tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập giúp
Trang 30cho xã hội nói chung và trên địa bàn của địa phương đó nói riêng giải phóng đượcmột nguồn nhân lực được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong cả nước Những ngườinày là những người trực tiếp làm việc cung ứng các dịch vụ công của đơn vị sựnghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện đối với tổ chức, cá nhân đóng trên địa bànhuyện đó Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đó góp phần thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và các mục tiêu của từng ngành nghề nóiriêng Vai trò của việc tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập cấphuyện đối với xã hội còn được thể hiện người lao động có việc làm, có thu nhập,giảm gánh nặng cho xã hội: Giảm các tệ nạn hay giảm thất nghiệp tạo ra môi trườnglàm việc cạnh tranh, thúc đẩy xã hội phát triển.
1.2.2.2 Vai trò đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện có một nguồn laođộng dồi dào, được đào tạo bài bản, việc tuyển dụng theo vị trí việc làm và cạnhtranh do đó nguồn nhân lực được tuyển dụng vào có chất lượng tốt Các đơn vị sựnghiệp công lập nếu làm tốt công tác tuyển dụng góp phần sử dụng hiệu quả nănglực, sở trường vị trí công tác của đội ngũ viên chức được tuyển dụng
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện đượcthực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm, giai đoạn Do vậy, việc tuyểndụng viên chức tìm được người có năng lực, phẩm chất sẽ góp phần thực hiện thắnglợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu đã đề ra, vì những viên chức được tuyểndụng này là những người trực tiếp thực hiện các nội dung trong kế hoạch, chươngtrình, mục tiêu của đơn vị đó
Tuyển dụng viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra nguồn laođộng có chất lượng cho đơn vị, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh ở chính các vị trí việclàm đó, giúp cho chất lượng cung ứng dịch vụ công của đơn vị đó có chất lượngcao, hiệu quả
Ngân sách hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấphuyện chủ yếu là ngân sách Nhà nước Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và cáckhoản đầu tư cơ bản như: Xây dựng, trang thiết bị làm việc… cho các đơn vị sự
Trang 31nghiệp công lập Do vậy, tuyển dụng viên chức chất lượng cao cho các đơn vị sựnghiệp công lập góp phần sử dụng ngân sách Nhà nước có hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy nếu đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng viên chứckhông có chất lượng sẽ dẫn tới ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động dịch vụcông của đơn vị, có thể gây mất đoàn kết nội bộ, tạo tinh thần làm việc không tốtcho các viên chức khác, gây tốn kém ngân sách của Nhà nước
1.2.2.3 Vai trò đối với viên chức
Qua tuyển dụng, viên chức được vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp cônglập thuộc UBND cấp huyện có thu nhập, cơ hội thăng tiến nếu khẳng định đượcnăng lực của mình Giúp cho người lao động có thể tìm được vị trí việc làm phù hợpvới trình độ đào tạo của mình với mong muốn được trở thành viên chức Nhà nướcthuộc các đơn vị sự nghiệp công lập Viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộcUBND cấp huyện có cơ hội cống hiến hết khả năng của mình, góp phần xây dựngđơn vị phát triển vững mạnh, hành thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội được giao
1.3 Nguyên tắc, điều kiện, hình thức tuyển dụng viên chức các đơn vị
sự nghiệp công lập
1.3.1 Nguyên tắc tuyển dụng
Tuyển dụng viên chức có sự khác biệt so với tuyển dụng công chức Đơn
vị sự nghiệp công lập phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí việc làm, quỹ lương đểtuyển dụng, còn tuyển dụng công chức cần phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế,
Luật Viên chức năm 2010 quy định: “Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập” [58, Điều 20] Còn đối với công chức, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế” [57, Điều 35].
Như vậy, tuyển dụng viên chức còn phụ thuộc vào quỹ lương của đơn vị sựnghiệp công lập vì hiện nay một số đơn vị được giao tự chủ 100% hoặc tự chủmột phần hoặc chưa tự chủ
Tuyển dụng nguồn nhân lực cần phải thực hiện theo nguyên tắc Có thể kể
Trang 32đến một số nguyên tắc chung như sau:
- Nguyên tắc tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn của công việc
- Nguyên tắc dân chủ, công khai
- Nguyên tắc có điều kiện và tiêu chuẩn
Việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập đượcthực hiện theo được quy định tại Luật Viên chức năm 2010 với các nguyên tắc sau:
1 Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúngpháp luật
2 Bảo đảm tính cạnh tranh
3 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm
4 Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
5 Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, ngườidân tộc thiểu số [58, Điều 21]
Nguyên tắc công khai đòi hỏi phải công khai thông báo tuyển dụng trên cácphương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, cổng thông tin điện tử của cơ quantuyển dụng, đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan đó Số lượng, điềukiện (độ tuổi, trình độ….), kết quả tuyển dụng, các chế độ được ưu tiên, nhữngtrường hợp không được tham gia dự tuyển; Kế hoạch, Hội đồng tuyển dụng; tài liệu
ôn tập; các bước tiến hành tuyển dụng… cần được công khai, minh bạch cho tổchức (để giám sát), cá nhân (để tham gia tuyển dụng) nắm rõ và thực hiện Việcthực hiện tuyển dụng cần phải khách quan để lựa chọn được người đáp ứng đượctiêu chuẩn, điều kiện, năng lực vào làm việc Tránh trường hợp tuyển dụng ngườinhà, người thân có năng lực yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu
Thực hiện tuyển dụng viên chức phải đảm bảo tính cạnh tranh, tức là tuyểndụng vào các vị trí việc làm cần đảm bảo số dư (số người) tham gia dự tuyển Từ số
dư đó có thể lựa chọn được người có năng lực thực sự, trình độ chuyên môn, bằngcấp phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm Do các vùng miền phát triểnchưa đồng đều nhau, vì vậy trong tuyển dụng viên chức cần phải xét đến các yếu tố,như yếu tố dân tộc, yếu tố đặc thù của mỗi một vị trí việc làm Đồng thời cần xem
Trang 33xét ưu tiên chế độ như cộng điểm đối với người dân tộc thiểu số, người có công vớicách mạng khi tham gia dự tuyển.
Hiện nay, pháp luật về công chức, viên chức có quy định khác biệt riêng vềviệc cộng điểm đối với các đối tượng tham gia dự tuyển vào công chức và viênchức Đối với công chức quy định điểm cộng ưu tiên riêng theo từng đối tượng, cònđối với viên chức không quy định điểm cộng ưu tiên mà quy định thứ tự ưu tiên đểxác định người trúng tuyển sau khi có kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của các ứngviên là bằng nhau Cụ thể:
- Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức đượcquy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 củaChính Phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vàotổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhânchuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, conthương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thươngbinh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày19/ 8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễmchất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Laođộng:được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời
hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong,đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi
từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vàotổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển
- Đối với viên chức, việc ưu tiên trong tuyển dụng được quy định như sau:Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả thi hoặc xét tuyển bằng nhau ởchỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng, sau khi so sánh tất cả các tiêu chí các ứng viênđều có chỉ số bằng nhau thì thứ tự ưu tiên trong tuyển dụng viên chức được quy
Trang 34định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định như sau:
a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
b) Thương binh;
c) Người hưởng chính sách như thương binh;
d) Con liệt sĩ;
đ) Con thương binh;
e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;
g) Người dân tộc ít người;
h) Đội viên thanh niên xung phong;
i) Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn,miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
l) Người dự tuyển là nữ [23, Điều 10, Khoản 2]
Việc quy định ưu tiên về cộng điểm số và ưu tiên về thứ tự như trên đối vớihai đối tượng là công chức và viên chức của pháp luật hiện tại chưa thể hiện mứccông bằng trong cách tính tổng điểm chung và kết quả thi tuyển, xét tuyển Như cùngthuộc một đối tượng là con liệt sỹ đối với công chức được cộng điểm, còn đối vớiviên chức thì không được cộng điểm ưu tiên mà chỉ được tính xét vào mức độ ưu tiêntheo thứ tự Con bệnh binh thì được cộng 20 điểm vào tổng điểm tuyển dụng côngchức, còn trong tuyển dụng viên chức con bệnh binh không được ưu tiên trong tuyểndụng Trong thực tế việc xét tuyển viên chức khi cộng tất cả các điểm vào để xác địnhngười trúng tuyển có từ 02 người điểm số bằng nhau hoặc các tiêu chí khác như nhau
là không nhiều Như vậy, quy định này thể hiện sự bất cập trong tuyển dụng viên
chức hiện nay, nguyên tắc “công bằng” trong tuyển dụng chưa được thực thi triệt để.
1.3.2 Điều kiện tuyển dụng
Để tuyển dụng được nguồn nhân lực cơ quan, đơn vị cần đưa ra điều kiện, cóthể khái quát điều kiện chung về tuyển dụng được phân chia như sau:
- Điều kiện về kiến thức, kỹ năng: Đây là điều kiện đưa ra để xem xét người
Trang 35tham gia dự tuyển có kiến thức, kỹ năng như thế nào và có thể đảm nhận được côngviệc hay không Kiến thức có thể là những kiến thức liên quan đến vấn đề chuyênmôn, hay hiểu biết về máy móc, thiết bị Kỹ năng làm việc như kỹ năng giải quyếtmột vấn đề, nhiều vấn đề, kỹ năng bán hàng…
- Điều kiện về trình độ và kinh nghiệm: Yêu cầu ứng viên phải có một trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn nhất định như học hết phổ thông trung học, cóbằng đại học, cao đẳng, trung cấp Những ứng viên này có kinh nghiệm công táctrong lĩnh vực cần tuyển dụng được bao lâu hoặc mới bắt đầu bước vào làm việc đốivới lĩnh vực cần tuyển dụng
- Điều kiện về nhân thân: Các ứng viên phải có quốc tịch, có lý lịch rõ ràng;
có sức khỏe để đảm nhận được công việc được giao
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện là nhữngđơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước cho hoạt động của cơ quan và chi trả các chế
độ chính sách đối với viên chức làm việc Về điều kiện để tuyển dụng viên chức vàolàm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và và các đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc UBND cấp huyện nói riêng pháp luật hiện hành quy định tại LuậtViên chức 2010 như sau:
1 Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc,nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyểnviên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên Đối với một số lĩnh vực hoạt động vănhóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quyđịnh của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của ngườiđại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc cónăng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
Trang 36e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm dođơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy địnhcủa pháp luật [58, Điều 22, Khoản 1]
- Điều kiện về quốc tịch: Người tham gia dự tuyển bắt buộc phải mang quốctịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam Những hoạt động dịch vụ công đều do đơn vị sựnghiệp công lập của Nhà nước mà trực tiếp là những viên chức thực hiện Công dânViệt Nam khi đã trở thành viên chức thì họ sẽ có nhiệm vụ thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Điều kiện về chuyên môn, đạo đức: Viên chức làm việc chủ yếu mangtính chất nghiệp vụ, chuyên môn cao Do vậy, điều kiện tuyển dụng yêu cầungười tham gia dự tuyển phải có trình độ chuyên môn nhất định, để có thể đảmnhận được vị trí việc làm sau khi tuyển Đồng thời, người dự tuyển cần phải cóđạo đức Mọi hoạt động của cá nhân nếu do người không có đạo đức thực hiệnvới lương tâm hoặc không thực hiện theo đạo đức nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng tới
uy tín của cả một tập thể
- Điều kiện về độ tuổi và sức khỏe: Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có
đủ nhận thức, tâm, sinh lý phát triển, đội tuổi chịu trách nhiệm pháp lý trong tất cảcác lĩnh vực tham gia Quy định tại Luật Viên chức năm 2010 chặt chẽ hơn về độtuổi bắt đầu tham gia dự tuyển và không giới hạn độ tuổi khác so với quy định tạiĐiểm b, Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 củaChính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập của Nhà nước: “Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi Đối với ngành nghề đặc biệt, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ
đủ 15 tuổi trở lên và có thể trên 45 tuổi nhưng không được quá 50 tuổi” Người
tham gia dự tuyển yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng được điều kiện sức khỏe tốt để cóthể làm việc, cống hiến lâu dài đối với công việc được giao
Người tham gia dự tuyển phải đáp ứng được điều kiện đó là có lý lịch rõràng, thể hiện nhân thân của người đó để cơ quan tuyển dụng có thể nắm bắt đượcquá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện của ứng viên đó, từ hoàn cảnh gia đình, môi
Trang 37trường sống đó có thể nắm bắt, đánh giá tâm lý của ứng viên Ngoài các điều kiệntrên, các đơn vị sự nghiệp công lập khác còn có thể đặt ra các điều kiện khác để chophù hợp với vị trí cần tuyển dụng hoặc đặt ra các điều kiện đặc thù đối với từngngành nghề, lĩnh vực Ví dụ như: Tuyển dụng làm phát thanh viên phải có giọngđọc dễ nghe, lưu loát, không nói ngọng, phát thanh viên truyền hình cần có thêmngoại hình ưa nhìn….
1.3.3 Hình thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBNDcấp huyện được thực hiện theo các quy định của Luật Viên chức năm 2010 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành Đảm bảo cho quy trình, các bước tuyển dụng đượccông khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, đúng luật Theo quy định tại Điều 23,Luật Viên chức năm 2010, việc tuyển dụng viên chức được thông qua hai hình thức:Thi tuyển hoặc xét tuyển
Hình thức thi tuyển viên chức là một quy trình phức tạp hơn so với xét tuyển,hình thức này đòi hỏi nhiều giai đoạn, nhiều bộ phận (Hội đồng tuyển dụng, Ban đề,Ban coi thi, Ban Giám sát, Ban phách, Ban chấm thi…), nhiều đơn vị (các cơ quanquản lý về chuyên môn, Thanh tra, Công an…) kết hợp với nhau Với hình thứcnày, người tham gia dự tuyển phải thực hiện các bài thi: Thi kiến thức chung (thiviết về pháp luật viên chức), thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành (thi viết hoặctrắc nghiệm) Ngoài ra người tham gia dự tuyển còn phải thi ngoại ngữ, tin học tùytừng vị trí việc làm cần tuyển dụng
Hình thức xét tuyển viên chức là hình thức dựa vào văn bằng, chứng chỉ củangười dự tuyển để tính điểm, đối chiếu với yêu cầu vị trí cần tuyển dụng có phù hợpvới văn bằng, chứng chỉ của ứng viên có hay không, đồng thời kết hợp với phỏngvấn sát hạch, thực hành để tuyển chọn người vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệpcông lập Ngoài ra đối với những người đã có công tác kinh nghiệm tối thiểu có mộtthời hạn nhất định trở lên, đã từng làm việc tại vị trí việc làm đó, có trình độ thì cóthể được tham gia xét tuyển đặc cách để trở thành viên chức
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng viên chức các đơn vị sự
Trang 38nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện
1.4.1 Yếu tố chủ quan
1.4.1.1 Vai trò của người đứng đầu
Vai trò của người đứng đầu là rất quan trọng trong việc định hướng sự pháttriển của đơn vị Sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập một phần là do tuyểnchọn được những người có tâm, có tầm và có tài năng Quy định của pháp luật vềviên chức, tuyển dụng viên chức cho phép người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp cóthẩm quyền trong việc tuyển dụng viên chức, cụ thể tại Nghị định số 29/2012/NĐ-
CP của Chính phủ quy định như sau:
1 Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao quyền tự chủ quy địnhtại Điểm a, Khoản 2, Điều 9, Luật Viên chức, người đứng đầu đơn vị sựnghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết địnhtuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển
2 Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủquy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 9, Luật Viên chức, cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyểndụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý;quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyểnhoặc xét tuyển [23, Điều 5, Khoản 1, 2]
Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
đa số chưa được giao quyền tự chủ Do vậy, việc tuyển dụng viên chức các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện do UBND cấp huyện tuyển dụng, Chủtịch UBND cấp huyện (hoặc cấp phó được ủy quyền) làm Chủ tịch Hội đồng tuyểndụng viên chức và quyết định hình thức tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển
1.4.1.2 Vai trò của bộ phận (người) tham mưu trong công tác tuyển dụng viên chức
Bộ phận tham mưu trong công tác tuyển dụng viên chức (phòng Tổ chức cán
bộ hoặc Văn phòng hoặc phòng Tổ chức-Hành chính thuộc các sở, ban, ngành); đốivới UBND cấp huyện nếu theo phân cấp cho địa phương có thẩm quyền tuyển dụng
Trang 39thì phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện là đơn vị tham mưu giúp cho UBND cấphuyện trong công tác tuyển dụng viên chức Công chức (hoặc viên chức) làm côngtác tham mưu cho thủ trưởng có ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng viên chức Nếungười tham mưu có trình độ, năng lực thì việc tham mưu tuyển dụng được thực hiện
có chất lượng, hiệu quả Và ngược lại, nếu người tham mưu không nắm vững cácquy định của pháp luật về viên chức, tuyển dụng viên chức thì việc tuyển dụng cóthể tiến hành chậm so với kế hoạch, chất lượng, hiệu quả của tông tác tuyển dungkhông cao Do vậy, việc tuyển dụng viên chức và các đơn vị sự nghiệp công lập cần
có đội ngũ làm công tác tham mưu có trình độ, kinh nghiệm; có khả năng dự báo,xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng
1.4.1.3 Tâm lý của người tham gia dự tuyển
Chế độ tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài đã ảnh hưởng đếntâm lý của con người Việt Nam, đó là muốn được vào cơ quan Nhà nước, có côngviệc và thu nhập ổn định, được làm việc gần nhà, được đóng bảo hiểm và hưởng chế
độ của Nhà nước sau khi nghỉ hưu Do vậy, được vào Nhà nước là mong ước củangười tham gia tuyển dụng và của cả gia đình người tham gia dự tuyển Tuy nhiên,hiện nay đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện được giao tự chủ hoặckhông tự chủ còn có nhiều đơn vị hoạt động không hiệu quả, có nhiều đơn vị cònlàm thất thoát tài sản của Nhà nước, bị động trong việc phát triển đơn vị Đồng thờichế độ chính sách, lương, thưởng trong đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước hiện tạiđang thấp hơn so với chế độ của các đơn vị ngoài công lập Do vậy, việc thu hútđược nhân tài, người có năng lực trong một số năm trở lại đây còn gặp khó khăn,ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công
1.4.1.4 Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Một số năm trở lại đây, nhiều đơn sự nghiệp công lập Nhà nước hoạt độngkém hiệu quả, chậm đổi mới phương thức lãnh đạo, chương trình, kế hoạch phát
triển dịch vụ của đơn vị mình Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chậm “chuyển mình” dẫn tới yếu thế hơn so với các đơn vị ngoài công lập Chính sách phát triển
Trang 40của Nhà nước thiếu đồng bộ, thiếu đồng đều đối với các dịch vụ công, có dịch vụcông được đầu tư trọng điểm, đầu tư kinh phí nhiều, có dịch vụ công ít được quantâm… cũng là trong những nguyên nhân hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lậpchưa đạt hiệu quả như mong muốn.
1.4.2 Yếu tố khách quan
1.4.2.1 Hệ thống pháp luật
Trong một thời gian dài khái niệm “công chức”, “viên chức” chưa được làm
rõ, có giai đoạn còn đồng nhất với nhau Do vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luậtcho các đối tượng này còn chưa cụ thể, ảnh hưởng đến chế độ chính sách và sự pháttriển của đội ngũ công chức, viên chức Hoàn thiện hệ thống pháp luật về viên chức
sẽ giúp cho việc tuyển chọn, đánh giá, sử dụng, quản lý viên chức được thuận tiện
và chất lượng
1.4.2.2 Thực hiện đảm bảo, đầy đủ các nguyên tắc trong tuyển dụng
Để việc tuyển dụng viên chức nói chung và viên chức vào làm việc tại các đơn
vị sự nghiệp công lập nói riêng thì công tác tuyển dụng phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan minh bạch, đúng luật trongtuyển dụng;
- Nguyên tắc tuyển dụng căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp;
- Nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh (có số dư) trong tuyển dụng;
- Nguyên tắc ưu tiên các đối tượng chính sách
Việc đảm bảo các nguyên tắc trên giúp cho người tham gia tuyển dụng có cơhội được vào đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc UBND cấp huyện nói riêng Tuyển chọn được người có phẩm chất, đạo đức,năng lực vào làm việc Trong công tác tuyển dụng cần đảm bảo số dư để có sự cạnhtranh giữa các vị trí, nhất là trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế… Bên cạnh đó, các đốitượng chính sách như con Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh cần được ưu trong xéttuyển hoặc thi tuyển Thực hiện tuyển dụng đúng Luật góp phần nâng cao được chấtlượng, hiệu quả trong hoạt động dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập
Kết luận Chương 1