1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay tt

28 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 342,27 KB

Nội dung

Trường chính trị có quá trình chia tách, sáp nhập thiếu ổn định; là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương nhưng trực thuộc tỉnh uỷ/thành uỷ nên việc quản lý các trườn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN VIÊN

QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 9 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh

2 PGS.TS Lê Minh Quân

2 PGS.TS Lê Minh Quân

Phản biện 1: ………

……….………

Phản biện 2: ………

……… ………

Phản biện 3: ………

……….………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp… Nhà …, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: Vào hồi ……… giờ … ngày … tháng … năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trường chính trị là một loại hình cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức của Việt Nam Việc chọn đề tài “Quản lý các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay” xuất phát từ các lý do sau:

Một là, trường chính trị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh

ủy/thành ủy Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội, bản thân trường chính trị thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nên nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ hơn để bảo đảm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Hai là, trường chính trị có vị trí, vai trò quan trọng trong đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở địa phương Phẩm chất và năng lực làm việc của đội ngũ này như thế nào là phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của các trường chính trị

Ba là, công tác quản lý các trường chính trị hiện nay còn nhiều

bất cập, chồng chéo, chưa hiệu lực, hiệu quả Trường chính trị có quá trình chia tách, sáp nhập thiếu ổn định; là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương nhưng trực thuộc tỉnh uỷ/thành uỷ nên việc quản lý các trường chính trị cũng phức tạp

Bốn là, cơ sở lý luận cho việc quản lý các trường chính trị còn

rất hạn chế Hiện chưa có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về trường chính trị, nhất là tiếp cận từ góc độ khoa học quản lý

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

ở các trường chính trị thì phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần quan tâm đến công tác quản lý nhà nước đối với các trường chính trị

Chính vì thế tác giả chọn vấn đề “Quản lý các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay” làm

đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản

lý đối với các trường chính trị, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với các trường chính trị

- Nhiệm vụ: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến

đề tài luận án để xác định những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho luận án Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quản lý các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay Đề xuất một số quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các trường chính trị trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đối với các trường chính trị

- Phạm vi nghiên cứu là 63 trường chính trị trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2008 đến nay tầm nhìn cho những năm tiếp theo

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu: Về nghiên cứu lý thuyết có phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và lịch sử; về nghiên cứu thực tiễn có phương pháp quan sát thực tế, chuyên gia, khái quát hóa, trừu tượng hóa

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1 Giả thuyết khoa học

Trường chính trị có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức địa phương nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trường còn

Trang 5

3

trị chưa được chú trọng, còn buông lỏng, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý; công cụ và phương pháp quản lý còn yếu và thiếu Nếu việc quản lý đối với các trường chính trị có hiệu lực, hiệu quả thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các trường chính trị

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Trường chính trị là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đặc thù của Việt Nam, tính đặc thù thể hiện ở những điểm nào?

- Vì sao nhà nước phải quản lý các trường chính trị và quản lý những nội dung gì?

- Có thể vận dụng những kinh nghiệm nào của một số quốc gia

về quản lý cơ sở đào tạo công chức vào việc quản lý các trường chính trị của Việt Nam?

- Thực trạng quản lý các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Đang đặt ra những vấn đề gì đặt ra cần giải quyết?

- Cần thực hiện những quan điểm và giải pháp nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với các trường chính trị?

6 Những đóng góp mới của đề tài

6.2 Về mặt thực tiễn

- Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

- Cung cấp những quan điểm và giải pháp nhằm quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với các trường chính trị ở Việt Nam

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 Về khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện

cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và trường chính trị nói riêng

7.2 Về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động của trường chính trị ở Việt Nam hiện nay và thời gian tới

- Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo đối với một số cơ quan trung ương hoặc địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành trường chính trị

- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quản lý công, chính sách công, hành chính công, v.v

8 Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc với 4 chương, 10 tiết

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Các công trình liên quan đến đề tài

Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo và đánh giá các công trình có liên quan, theo thứ tự từ xa đến gần Theo đó, tác giả đánh giá 3 nhóm công trình, đó là: Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các công trình nghiên cứu về trường chính trị; các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối

Trang 7

Một là, hiện chưa có một khái niệm hoàn chỉnh mang tính học

thuật về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Về khái niệm quản lý các trường chính trị hoặc quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thì chưa có công trình nào đề cập

Hai là, chưa có công trình nào chỉ ra được nội dung quản lý

đối với các trường chính trị

Ba là, cũng là trường học, nhưng việc quản lý đối với các

trường chính trị hoàn toàn khác với việc quản lý các trường học của

hệ thống giáo dục quốc dân

Bốn là, chưa có công trình nào nghiên cứu về tiêu chí đánh giá

chất lượng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Năm là, chưa có công trình nào tổng kết thực tiễn quản lý các

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các nước để rút ra bài học cho việc quản lý các trường chính trị của Việt Nam

Sáu là, các văn bản, báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền

chưa chỉ ra được những vấn đề tồn tại, đặt ra trong việc quản lý các trường chính trị hiện nay

Bảy là, chưa có công trình nào đề cập đến quan điểm, giải

pháp, biện pháp để quản lý các trường chính trị

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu về quản lý các trường chính trị gần như chưa có công trình Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về trường chính trị nhưng nội dung tiếp cận vẫn chưa đề cập đến việc quản lý đối với các trường này, mà chủ yếu là về đội ngũ giảng viên, về mô hình nhà trường Dù vậy, cũng cung cấp cho tác giả một số nội dung

có thể kế thừa Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên

Trang 8

cứu Những “khoảng trống” đó đặt ra các vấn đề khoa học mà đối tượng nghiên cứu của luận án hướng tới góp phần giải quyết

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI

DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 2.1 Một số vấn đề chung về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức

2.1.1 Khái niệm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một đơn vị sự nghiệp được thành lập để tổ chức các hoạt động dạy và học cho đội ngũ những người được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong hệ thống chính trị của một quốc gia (được hưởng lương từ ngân sách nhà nước), nhằm nâng cao năng lực thực thi và đạo đức công vụ của đội ngũ này

2.1.2 Đặc điểm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Là đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Có quá trình hoạt động đặc biệt

- Tạo ra sản phẩm dịch vụ đặc biệt

- Hoạt động không vì tìm kiếm lợi nhuận

- Chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ cho nhà nước, không cung cấp cho xã hội

2.1.3 Vai trò của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Thể hiện vai trò của nhà nước đối với hoạt động tạo nguồn nhân lực công

- Cung cấp kiến thức chuyên sâu và đào tạo kỹ năng về lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ

- Là nơi giáo dục, rèn luyện đạo đức công vụ

2.1.4 Phân loại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trang 9

7

- Phân loại theo hệ thống chính trị có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức của tổ chức chính trị, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức của nhà nước, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tổ chức chính trị - xã hội

- Phân loại theo lãnh thổ có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trung ương (liên bang) và cơ sở vùng (khu vực) hoặc địa phương

- Phân loại theo lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chung và cơ sở chuyên môn

- Phân loại theo đối tượng đào tạo, bồi dưỡng có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuần và cơ sở kết hợp

2.2 Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

2.2.1 Khái niệm quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức

Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là việc chủ thể quản lý sử dụng quyền lực nhà nước với công cụ và hình thức phù hợp để tác động đến các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm đạt mục tiêu trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức

2.2.2 Sự cần thiết quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức

- Thực hiện vai trò chủ thể quản lý của nhà nước

- Đảm bảo mục tiêu, yêu cầu về nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước

- Định hướng và thúc đẩy hoạt động của nền hành chính

2.2.3 Nội dung quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Định hướng hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức Đó là quy định điều kiện thành lập, giải thể, chia,

Trang 10

tách, sáp nhập; quy hoạch mạng lưới các trường; mục tiêu; công nhận và sử dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Hỗ trợ hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đó là xây dựng nội dung chương trình; xây dựng bộ máy; dựng đội ngũ nhân sự; cung cấp tài chính và cơ sở vật chất

- Kiểm soát hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức Đó là đánh giá chất lượng; thanh tra, kiểm toán

2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Chiến lược về cán bộ, công chức

- Mức độ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý có liên quan

- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Phẩm chất, năng lực người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Văn hóa tổ chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

2.3 Kinh nghiệm quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức của một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

2.3.1 Kinh nghiệm quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức của một số quốc gia trên thế giới

- Anh: Cơ sở đào tạo công chức rất đa dạng, bao gồm cơ sở đào tạo công chức trực thuộc chính phủ, cơ sở đào tạo công chức chuyên nghiệp và cơ sở đào tạo công chức ở các trường đại học Chính phủ Anh áp dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh để quản lý các cơ sở đào tạo công chức Chính phủ Anh không đầu tư phát triển giảng viên cơ hữu, mà thực hiện giảng viên kiêm chức và

Trang 11

- Lào: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Lào

do Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào, 18 trường chính trị và hành chính tỉnh, thủ đô đảm nhận Ngoài 19 cơ sở này, không còn cơ sở nào khác có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán

Đào tạo là hình thức nâng cao chuyên môn cho cán bộ, công chức; bồi dưỡng là giáo dục nâng cao kiến thức, khả năng và quan điểm nhằm củng cố thực hiện nhiệm vụ công tác có hiệu quả cao Bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm có: Bồi dưỡng định hướng, Bồi dưỡng tại chức, Bồi dưỡng công chức nhận chức vụ mới

- Nhật Bản: Bên cạnh các cơ sở đào tạo của chính phủ, ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều có cơ sở đào tạo riêng Các cơ sở đào tạo công chức của Nhật Bản được quyền chủ động trong việc thiết kế

và xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể cũng như các chương trình linh hoạt khác nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng loại đối tượng công chức Đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của Nhật Bản là các chuyên gia, học giả, nhà khoa học và một số công chức nhiều kinh nghiệm của Chính phủ

Trang 12

- Pháp: Công tác đào tạo công chức của Pháp được thực hiện tại các cơ sở đào tạo công chức ở Pháp, như: Trường Hành chính quốc gia (ENA); Trường Hành chính khu vực (IRA); Trung tâm đào tạo công chức địa phương (CNFPT); Trung tâm quốc gia về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (CNAC); Trung tâm đào tạo kinh tế; Trung tâm đào tạo giáo dục; Trường đào tạo công chức của các bộ và các Trung tâm đào tạo tư nhân Trường Hành chính quốc gia không có đội ngũ giáo viên biên chế, mà chỉ có mạng lưới các giáo viên kiêm giảng, cộng tác viên ở các bộ, địa phương, tư nhân

- Trung Quốc: Cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất là Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó là các đơn vị liên quan của Ủy ban Trung ương và cơ quan nhà nước ở trung ương

và địa phương Các tổ chức đào tạo cao học, nghiên cứu khoa học, các trung tâm đào tạo vì mục tiêu lợi nhuận cũng tham gia vào công tác đào tạo cán bộ, công chức Đội ngũ giảng viên chuyên trách chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80%), giảng viên kiêm chức khoảng 20% tổng số giảng viên Các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức Trung Quốc định hướng vào năng lực thay vì định hướng lý thuyết Các nội dung đào tạo sẽ được kết nối chặt chẽ hơn với thực tiễn và vị trí làm việc

2.3.2 Giá trị tham khảo đối với Việt Nam

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến các địa phương

- Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo khu vực địa lý, dân cư, không nhất thiết thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc tổ chức bộ máy nhà nước (bộ, cơ quan trung ương)

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức rất đa dạng, phong phú để phù hợp với nhiều loại cán bộ, công chức

- Không nhất thiết xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu hùng

Trang 13

số nước trên thế giới đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đưa ra được một số gợi ý để Việt Nam tham khảo

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Tổng quan về trường chính trị - một loại hình cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đặc thù của Việt Nam

3.1.1 Trường chính trị trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Việt Nam

Ở Việt Nam, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức rất

đa dạng, phong phú với tên gọi và loại hình rất khác nhau như học viện, trường, trung tâm

Trường chính trị là một loại hình cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức ở địa phương, được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Đảng

3.1.2 Sự ra đời và cơ sở chính trị, pháp lý của các trường chính trị

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sau khi tổ chức bộ máy chính quyền đi vào hoạt động, công tác huấn luyện cán bộ ở các tỉnh cũng được triển

Trang 14

khai Từ nhu cầu về cán bộ, một số cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở một số địa phương, gọi là trường đảng, đây chính là tiền thân trường chính trị ngày nay

Do hoạt động quản lý nhà nước có những đặc thù riêng, nội dung và phương pháp cũng khác công tác xây dựng đảng Trong khi

đó, đội ngũ cán bộ chính quyền rất yếu về năng lực quản lý hành chính, đặc biệt là những năm đầu mới thành lập chính quyền Vì thế trường hành chính ra đời

Ngày 5/9/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 88-QĐ/TW về việc “thành lập trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

Ngày 03/9/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 184-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngày 13/11/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 09-QĐi/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngày 30/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2011/NĐ-CP quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân Đây

là văn bản pháp lý đầu tiên về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong đó có trường chính trị

3.1.3 Tính đặc thù của trường chính trị so với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Trường chính trị là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở mỗi tỉnh/thành phố

- Trường chính trị là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ chính trị

- Trường chính trị là trường học trực thuộc tỉnh uỷ/thành uỷ

Ngày đăng: 29/11/2019, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w