Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên như: sự yếu kém của hệ thống trang thiết bị máy móc và nhân lực thực hiện quản lý CTRSH; ý thức tuân thủ pháp luật của một số người dân chưa ca
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ MẠNH TUYẾN
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn kho học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH THỦY
HÀ NỘI - NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Lê Mạnh Tuyến
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC MÔ HÌNH viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
1.1 Tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 7
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt của nước ngoài 7
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 11
1.2 Tình hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt 13
1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt của nước ngoài 13
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 17
1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt 18
Kết luận Chương 1 21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 22
2.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt 22
2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 22
2.1.2 Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ góc độ quản lý công 26
2.2 Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh 28
2.2.1 Nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh 28
2.2.2 Mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh 30
2.2.3 Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh 31
Trang 52.3 Các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền
cấp tỉnh 32
2.3.1 Nhân tố thuộc về chính quyền cấp tỉnh 33
2.3.2 Nhân tố thuộc về người dân 35
2.3.3 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ môi trường 36
Kết luận Chương 2 38
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Khung nghiên cứu 39
3.1.1 Mô hình sự tác động tổng hợp của các nhân tố đến quản lý CTRSH 41
3.1.2 Mô hình sự tác động của nhóm nhân tố thuộc về chính quyền cấp tỉnh đến quản lý CTRSH 42
3.1.3 Mô hình sự tác động của nhóm nhân tố thuộc về người dân đến quản lý CTRSH 44
3.1.4 Mô hình sự tác động của nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến quản lý CTRSH 45
3.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu 46
3.2.1 Nguồn dữ liệu 46
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 47
3.2.3 Xác định thước đo các biến số 48
3.2.4 Xử lý số liệu 52
Kết luận Chương 3 57
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 58
4.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2017 58
4.1.1 Tình hình ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các chính quyền cấp tỉnh tại vùng duyên hải Bắc bộ 58
4.1.2 Tình hình xây dựng và thực thi các chính sách, đề án về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các chính quyền cấp tỉnh tại vùng duyên hải Bắc bộ 62
4.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy thực hiện quản lý về chất thải rắn sinh hoạt của các chính quyền cấp tỉnh tại vùng duyên hải Bắc bộ 66
Trang 64.1.4 Tình hình kiểm soát hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của
các chính quyền cấp tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc bộ 68
4.2 Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam 70
4.2.1 Kết quả chạy mô hình đánh giá hoạt động quản lý CTRSH của chính quyền cấp tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc bộ 71
4.2.2 Các nhận xét về các khía cạnh của hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt thực hiện bởi chính quyền cấp tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc bộ 74
4.3 Đánh giá sự tác động của các nhân tố đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc bộ 76
4.3.1 Kết quả chạy mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc bộ 76
4.3.2 Đánh giá sự tác động của các nhân tố thuộc về chính quyền tỉnh 80
4.3.3 Đánh giá sự tác động của các nhân tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ
môi trường 82
4.3.4 Đánh giá sự tác động của nhân tố thuộc về người dân 82
Kết luận Chương 4 84
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM 85
5.1 Phân tích ưu điểm và hạn chế trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải bắc bộ Việt Nam 85
5.1.1 Những ưu điểm trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải bắc bộ Việt Nam 85
5.1.2 Những hạn chế trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải bắc bộ Việt Nam 85
5.2 Mục tiêu quản lý chất thải rắn của cơ quan cấp tỉnh đến năm 2050 87
5.3 Các căn cứ để hình thành giải pháp 90
5.4 Nội dung các giải pháp 94
5.4.1 Giải pháp về phía chính quyền 94
5.4.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp dịch vụ môi trường 101
5.4.3 Kiến nghị đối với người dân 102
Kết luận chương 5 104
Trang 7KẾT LUẬN 105 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 Phụ lục 1 BẢNG HỎI KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH 115 Phụ lục 2 BẢNG HỎI KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH QUYỀN 117 Phụ lục 3 BẢNG HỎI KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 120 PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA QUẢN LÝ CTRSH 122 PHỤ LỤC 5 MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN PHỤ THUỘC VÀ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP 124 PHỤ LỤC 6 ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ 128
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các giai đoạn của hệ thống quản lý chất thải 9
Bảng 2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 25
Bảng 3.1 Các phương pháp phân tích dữ liệu 48
Bảng 3.2 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố pháp luật và chính sách 49
Bảng 3.3 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố bộ máy quản lý 49
Bảng 3.4 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố ý thức của người dân địa phương 50
Bảng 3.5 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố lượng chất thải phát sinh 50
Bảng 3.6 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố mức độ phù hợp của phí, lệ phí và thuế môi trường 51
Bảng 3.7 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố lợi ích của doanh nghiệp 51
Bảng 3.8 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố trang thiết bị 51
Bảng 3.9 Chuẩn hoá dữ liệu khảo sát về nhân tố nhân lực 52
Bảng 3.10 Liệt kê các biến giả 52
Bảng 4.1 Thống kê các văn bản về quản lý CTRSH do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành 60
Bảng 4.2 Tổng hợp số lượng cơ sở xử lý CTRSH ở các tỉnh/thành phố vùng duyên hải Bắc bộ 65
Bảng 4.3 Cơ cấu chi phí cho thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH 66
Bảng 4.4 Tổng hợp số lượng cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý CTRSH ở các tỉnh/thành phố vùng duyên hải Bắc bộ năm 2017 67
Bảng 4.5 Hiện trạng thu gom, xử lý CTRSH tại đô thị và nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ năm 2017 68
Bảng 4.6 Thành phần CTRSH dựa trên kết quả khảo sát tại vùng duyên hải Bắc bộ năm 2017 69
Bảng 4.7 Hình thức thu gom CTRSH ở khu vực nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ 69
Bảng 4.8 Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày 70
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định định dạng đúng của mô hình 78
Trang 10DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 3.1 Mô hình sự tác động tổng hợp của các nhân tố đến quản lý CTRSH 41
Mô hình 3.2 Mô hình sự tác động của nhóm nhân tố thuộc về chính quyền cấp tỉnh đến quản lý CTRSH 43
Mô hình 3.3 Mô hình sự tác động của nhóm nhân tố thuộc về người dân đến quản lý CTRSH 44
Mô hình 3.4 Mô hình sự tác động của nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến quản lý CTRSH 45
Trang 11
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra bởi chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH, và tuỳ ngữ cảnh khác nhau mà thuật ngữ này có thể được thay thế bằng “rác thải sinh hoạt”) ở Việt Nam ngày càng gia tăng, nó không chỉ diễn ra tại các khu vực đô thị nơi tập trung dân cư đông đúc, mà ở các vùng nông thôn hiện tượng này cũng xuất hiện ngày càng nhiều Hiện trạng ô nhiễm môi trường có tác động rất lớn đối với cuộc sống và sinh kế của con người, do đó, bảo vệ và phát triển con người hay nói cách khác là phát triển kinh tế - xã hội thì phải gắn liền với phòng ngừa và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nghĩa là phải phải giảm thiểu và xử lý chất thải, trong đó có CTRSH Sự gia tăng dân số, cùng với mức sống của người dân được cải thiện tất yếu dẫn đến sự gia tăng về khối lượng CTRSH, gây sức ép lớn đến việc bảo vệ môi trường cũng như việc phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường, nhưng nếu việc quản lý CTRSH (tức là hoạt động nhằm làm giảm thiểu và xử lý CTRSH là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường) được chú trọng và thực thi hiệu quả thì mức độ ô nhiễm môi trường do CTRSH sẽ được kiềm chế Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó đã đưa ra các quy định tương đối đầy đủ về quản lý chất thải nói chung và quản lý CTRSH nói riêng, tuy nhiên hiệu lực thực thi các quy định pháp luật này, cũng như hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực này còn rất thấp Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên như: sự yếu kém của hệ thống trang thiết bị máy móc và nhân lực thực hiện quản lý CTRSH; ý thức tuân thủ pháp luật của một số người dân chưa cao; người dân chưa có ý thức phân loại rác, tình trạng vứt bỏ chất thải sai nơi quy định diễn ra thường xuyên; trong khi đó cơ chế xử lý vi phạm trong lĩnh vực này chưa hiệu quả, mức xử phạt còn chưa đủ sức răn đe… Như vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công là cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra do CTRSH, góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Do đó,
tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các nhân tố tác
động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng Duyên hải Bắc bộ Việt Nam”
cho nghiên cứu luận án của mình
Trang 12Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến quản lý CTRSH trong luận án này là rất cần thiết để có thể đưa ra được biện pháp, cách thức thực thi hiệu quả hoạt động quản lý CTRSH Bởi vì muốn thay đổi kết quả hoạt động thì cần phải thay đổi các yếu
tố, cách thức thực hiện hoạt động, và có thể thay đổi các yếu tố, cách thực thực hiện hoạt động thông qua việc điều chỉnh các nhân tố tác động đến hoạt động đó
Luận án này nghiên cứu thực tiễn ở vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình) vì đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc, có mật độ dân số cao nhất trong các vùng kinh tế duyên hải ở Việt Nam với 633,9 người/km2 (Tổng cục thống kê, 2017), mà theo quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 thì vùng này sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, sự phát triển kinh tế trong tương lai, cùng với định hướng phát triển ngành du lịch biển của khu vực này sẽ thu hút đông đảo lực lượng lao động đến làm việc cũng như số lượng lớn khách du lịch sẽ khiến quy mô dân số và mật độ dân số của vùng ngày càng lớn, hệ quả là CTRSH gia tăng có thể khiến tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH của vùng này ngày càng nghiêm trọng và căng thẳng hơn so với các vùng duyên hải khác ở Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu về quản lý CTRSH, gắn với nghiên cứu các nhân tố tác động đến quản lý CTRSH có ý nghĩa quan trọng, nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH, góp phần đảm bảo quá trình phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường ở các địa phương thuộc vùng duyên hải Bắc bộ
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ góc độ quản lý công, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị
để các cấp chính quyền thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý CTRSH nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án gồm:
Một là làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công, trong đó xác định các nhân tố tác động đến quản lý CTRSH và mức độ tác động của các nhân tố này đến hoạt động quản lý CTRSH;
Hai là nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý của chính quyền cấp tỉnh trên địa bàn 5 tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc bộ trong lĩnh vực quản lý CTRSH;
Ba là đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý CTRSH của chính quyền cấp tỉnh trên địa bàn 5 tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc bộ
Trang 13Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đó, luận án sẽ lần lượt giải quyết các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các nhân tố cơ bản nào tác động đến quản lý CTRSH?
Từ việc làm rõ khái niệm, đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt, luận án xác định khái niệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt dưới góc độ quản lý công, trên cơ sở đó phân tích các nội dung cơ bản của quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh, đồng thời luận án sử dụng phương pháp định tính để xác định các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu sẽ được điều tra và sau đó sử dụng các phương pháp định lượng, chạy mô hình kiểm định để kiểm tra mức độ tác động của từng nhân tố (đã được xác định) đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhân tố nào có tác động quan trọng hơn; đồng thời cũng xác định có sự tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt không và tác động đó
là như thế nào
Thứ hai, thực trạng hoạt động quản lý CTRSH của chính quyền cấp tỉnh ở vùng
duyên hải Bắc bộ diễn ra như thế nào?
Luận án sẽ trình bày hiện trạng quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam, bao gồm hiện trạng quá trình thu gom, tái chế và xử
lý chất thải sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam Từ những nghiên cứu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, và xác định mức độ tác động của các nhân
tố đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, luận án sẽ đưa ra các giải pháp và các công cụ quản lý mới để phù hợp với việc xử lý rác thải trong điều kiện của vùng duyên hải Bắc bộ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý CTRSH từ góc độ quản
lý công, đó là hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH Trong
đó, tập trung xác định và phân tích các nhân tố tác động đến quản lý CTRSH này, đó là
ba nhóm nhân tố: (1) các nhân tố thuộc về Chính quyền, (2) các nhân tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ môi trường và (3) các nhân tố thuộc về người dân
Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công vì đây là một trong những hoạt động chức năng của chính quyền các cấp,
và trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng cùng với quá trình phát triển
Trang 14kinh tế - xã hội thì hoạt động chức năng này của các cấp chính quyền càng cần phải được đặc biệt coi trọng để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững Việc giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH là trách nhiệm của tất cả mọi chủ thể trong xã hội, nhưng sẽ không thể có hiệu quả triệt để nếu không có sự tham gia triển khai và điều hành của các cơ quan nhà nước do hoạt động xử lý CTRSH đòi hỏi phải đầu tư lớn cho
cơ sở hạ tầng và đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật Hơn nữa, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứu về quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công Luận án này tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý CTRSH của chính quyền cấp tỉnh
do tính chất và phạm vi thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh là ở cấp trung gian, hoạt động quản lý nhà nước của cấp chính quyền này bao gồm đầy đủ các công đoạn quản lý từ việc ban hành văn bản để cụ thể hoá các quy định pháp luật nhằm thi hành pháp luật do nhà nước đặt ra ở địa phương, đến việc lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động về quản lý CTRSH mà có tác động trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý CTRSH (từ góc độ quản lý công) của các chính quyền địa phương trên địa bàn 5 tỉnh thuộc duyên hải Bắc bộ Việt Nam là thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình Đây
là khu vực có mật độ dân cư đông đúc và trong tương lai mật độ dân cư sẽ gia tăng cao hơn nữa cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn nhiều tiềm năng này, vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động quản lý CTRSH để nâng cao hiệu quả quản
lý CTRSH ở khu vực này có ý nghĩa với việc phòng ngừa và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra do CTRSH hiện nay và trong tương lai, từ đó góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Hơn nữa, vùng duyên hải Bắc bộ cũng có đầy đủ những đặc trưng và có tính đại diện cho các vùng duyên hải khác ở nước ta, đồng thời hoạt động quản lý CTRSH ở vùng duyên hải nói chung cũng không có nhiều điểm khác biệt với hoạt động này ở các vùng địa lý khác,
do đó để đảm báo tính khả thi của luận án nên luận án giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu trong vùng duyên hải Bắc bộ, nhưng bởi có tính chất tương đồng với nhiều vùng địa lý khác nên kết quả nghiên cứu của luận án vẫn có thể mở rộng để gợi ý những giải pháp cụ thể cho việc cải thiện hiệu quả quản lý CTRSH ở các địa phương khác bên ngoài vùng duyên hải Bắc bộ
Về phạm vi thời gian, luận án tập trung nghiên cứu và phân tích các đối tượng nghiên cứu thông qua các dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2011-2017, dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn sâu tiến hành trong tháng 11 năm 2017 và điều tra khảo sát được tiến hành từ tháng 01 đến hết tháng 12 năm 2017
Trang 154 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện với 7 bước như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, kinh nghiệm quốc
tế trong việc quản lý chất thải sinh hoạt, vai trò của nhà nước đối với việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chính sách Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường, từ
đó xác định các nhân tố tác động tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết - mô hình nghiên cứu ban đầu, cụ thể:
+ Xác định câu hỏi nghiên cứu
+ Xác định các biến (biến độc lập, biến phụ thuộc)
+ Xác định thang đo cho các biến
+ Xác định các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến;
- Bước 3: Thiết kế lưới phỏng vấn và phỏng vấn sâu các chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực của luận án về nội dung và tầm quan trọng của các nhân tố tác động tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình nghiên cứu ban đầu;
- Bước 4: Thiết kế bảng hỏi: các tiêu chí điều tra đưa ra dựa trên mô hình nghiên cứu và kết quả phỏng vấn sâu; nghiên cứu sinh gửi bảng hỏi đến 200 hộ gia đình nhằm xác định mức độ phù hợp của nội dung bảng hỏi với thực tiễn quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đã tiến hành điều chỉnh nội dung bảng hỏi;
- Bước 5: Tiến hành điều tra đại trà bằng cách gửi bảng hỏi tới 1000 hộ gia đình
ở vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam;
- Bước 6: Phân tích dữ liệu định tính và định lượng bằng các công cụ Word, Excel và các công cụ khác nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu hoặc kiểm định các giả thuyết đã nêu; đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố tác động tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Bước 7: Sử dụng kết quả thu được để viết luận án
5 Đóng góp mới của luận án
Một là đóng góp mới về mặt lý luận, luận án đã tổng quan được một số công trình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó xây dựng khung nghiên cứu cho luận án Luận án cũng đã
Trang 16phần nào hệ thống hoá được cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và cũng bước đầu xác định được các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hai là đóng góp mới về mặt thực tiễn, luận án đã kiểm tra sự tác động của các nhân tố thuộc về chính quyền cấp tỉnh, nhân tố thuộc về người dân và nhân tố thuộc về các doanh nghiệp dịch vụ môi trường đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc Bộ; đồng thời luận án đã phân tích và xác định những khó khăn và bất cập đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ như mức độ nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao, nguồn kinh phí dành cho công tác quản lý môi trường ở các địa phương còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế quản lý Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất được một số giải pháp cho chính quyền cấp tỉnh, cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường và cho người dân nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, luận án được bố cục như sau:
Phần mở đầu trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và bố cục của luận án
Chương 1 là tổng quan các công trình nghiên cứu, các hướng nghiên cứu chính
ở nước ngoài liên quan đến việc quản lý chất thải rắn, các nhân tố tác động tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như các nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu là lý do thực hiện luận án
Chương 2 đề cập đến cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh và mô hình nghiên cứu của luận án
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận án Chương 4 trình bày thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở vùng duyên hải Bắc bộ trong giai đoạn 2011 - 2018, đồng thời đánh giá những nhân tố tác động đến quản
lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh ở vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam
Chương 5 đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này đưa ra tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài và ở Việt Nam có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu của luận án
1.1 Tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt của nước ngoài
Hiện nay, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về quản lý chất thải khá nhiều, chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về thu gom, xử lý chất thải với tư cách là một hoạt động kinh tế Hoạt động thu gom, xử lý chất thải rất được coi trọng tại các nước phát triển, các nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc đề xuất mô hình thu gom chất thải, mà còn đề cập đến các giải pháp xử lý chất thải, trong đó chủ nguồn thải và các bên có lợi ích liên quan cũng có thể theo dõi thông tin thu gom và xử lý của từng lô chất thải nhằm theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình xử lý chất thải rắn Nhìn chung, các nghiên cứu có thể được tập hợp theo bốn khía cạnh nội dung cơ bản như sau:
- Thứ nhất, tập hợp các nghiên cứu đề cập và làm rõ thực trạng phát thải, thu
gom, xử lý chất thải tại các nước và nhiều nhất là những quốc gia đang phát triển
Tại Abuja, thủ đô của Nigeria, hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn đã được xem xét và đánh giá Trong nghiên cứu của A Imam và cộng sự (2007) đã chỉ ra thực trạng quản lý chất thải tại thành phố Abuja gồm có: Vai trò của các cơ quan chính phủ liên bang, tình hình phát thải và các phương pháp xử lý tại đây Trên cơ sở Báo cáo kiểm toán chất thải rắn năm 2004 tại thành phố Abuja, nghiên cứu này chỉ ra rằng lượng chất thải phát sinh đã tăng lên cả về số lượng và sự đa dạng trong khi không có
sự đầu tư đầy đủ cho các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải Những vấn đề này phức tạp hơn bởi các yếu tố chính trị, kinh tế và các yếu tố xã hội Phát sinh chất thải trung bình ở Abuja là 0,55-0,58 kg /người /ngày
Theo nghiên cứu của James Okot-Okumu (2012) quản lý chất thải là một trong những dịch vụ đô thị mục tiêu, hiệu quả và bền vững biểu hiện như một chỉ số cho thấy công tác quản trị địa phương tốt, đồng nghĩa với quản lý và cải cách đô thị thành công Do đó, quản lý chất thải là chỉ số rất tốt để đánh giá về hiệu suất của một đô thị và đã được đề xuất để áp dụng tại các thành phố châu Phi - Đông Phi Bên cạnh
đó, Mohee, R và cộng sự (2015) đã chỉ ra thực trạng quản lý chất thải rắn đô thị
Trang 18cực kỳ hạn chế tại châu Phi thể hiện thông qua tỷ lệ thu gom chất thải tại nhiều thành phố lớn chỉ đạt khoảng 50%; ở khi vực ngoài đô thị, tỷ lệ này còn giảm sâu xuống còn 10%
Quản lý chất thải được xem như là một phần của hệ thống phân loại, thu gom
và xử lý chất thải (Seadon, 2010) Tỷ lệ thu gom chất thải còn thấp cùng với các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị chưa được tiến hành an toàn và đúng đắn là một trong những tồn tại lớn nhất mà nhiều đô thị và các nước đang phát triển gặp phải khi thực hiện quản lý chất thải rắn đô thị (UN-Habitat, 2010a)
- Thứ hai, tập hợp những nghiên cứu về quản lý chất thải rắn đề cập đến
những lý do/vấn đề cần giải quyết mà hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở những nước đang phát triển gặp phải
Hệ thống quản lý chất thải rắn bao gồm lưu giữ chất thải, thu gom và vận chuyển, phục hồi tài nguyên và tái chế, phân loại và xử lý chất thải rắn (A Imam, B Mohammed, D.C Wilson, C.R Cheeseman, 2007)
Linden, O và cộng sự (1997) đã đưa ra tám thách thức chung mà một số nước đang phát triển tại châu Á đang gặp phải với hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, gồm có:
1 Kỹ thuật xử lý hạn chế/ không phù hợp;
2 Vấn đề thực hiện/ không tồn tại;
3 Vấn đề nguồn vốn hạn chế;
4 Năng lực đội ngũ nhân sự còn hạn hẹp;
5 Hệ thống chính trị còn thiếu sự quan tâm thích đáng;
6 Hành lang pháp lý về quản lý chất thải rắn đô thị còn chưa đầy đủ;
7 Sự chồng chéo trách nhiệm giữa các cơ quan chính quyền;
8 Nhận thức của cộng đồng chưa tương xứng
Theo nghiên cứu trên, những yếu tố được đề cập đến gây ra tác động tiêu cực đến nỗ lực quản lý chất thất rắn của chính quyền thành phố ở châu Á, làm hạn chế công tác bảo vệ môi trường và duy trì các chỉ tiêu yếu tố môi trường cần thiết cho sự sống của con người
Trong nghiên cứu Quản lý chất thải, cơ sở nguồn thải và quy trình chuyển đổi
quản lý chất thải rắn, chất thải lỏng, các chất thái dạng khí hoặc phóng xạ, với nhiều phương pháp và các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và có thể thu thập rất nhiều loại
Trang 19chất thải khác nhau theo các tiêu chí riêng biệt Nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này cho rằng quản lý chất thải là một trong những cơ sở hạ tầng công cộng dựa trên một loại hình cụ thể cơ sở hạ tầng vật lý để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và việc quản lý này tương tự như ngành điện, khí thiên nhiên và nước Vai trò của quản lý chất thải bền vững là giảm thiểu lượng chất thải phát thải vào môi trường bằng cách giảm lượng chất thải được tạo ra Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc thải bỏ và giám sát các thành phần chất thải Một điển hình hệ thống quản lý chất thải bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ, chế biến và loại bỏ các chất cặn bã cuối cùng Các mục đích của quản lý chất thải là cung cấp điều kiện sống vệ sinh để giảm số lượng vật chất đi vào hoặc rời khỏi xã hội và khuyến khích việc tái sử dụng chất thải trong xã hội Theo đó, hệ thống quản lý chất thải bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến phân loại, xử lý, thải bỏ hoặc tái chế vật liệu phế thải Mục đích của
hệ thống quản lý chất thải là đảm bảo rằng chất thải được loại bỏ khỏi nguồn phát thải hoặc vị trí nơi chúng được tạo ra và xử lý, thải bỏ hoặc tái chế một cách an toàn và thích hợp Hệ thống bao gồm một số các bước được lập bảng trong Bảng 1 Hệ thống quản lý chất thải hiện đại mà nhiều thành phố tại các nước đang phát triển mong muốn được đặc trưng bởi tỷ lệ tái chế cao và sự phân loại chất thải ngay tại nguồn phát thải
Bảng 1.1 Các giai đoạn của hệ thống quản lý chất thải
Sản xuất nguyên vật liệu,
sản phẩm
Xác định các nguồn thải Phân tách chất thải khỏi nguồn Phân loại chất thải nội tại
Tỷ lệ sản xuất Các loại chất thải Thu gom và vận chuyển Phân loại
Vận chuyển Trung chuyển
Tái chế nhiệt: Thiêu đốt chất thải, khí hóa từ chất thải Tái chế sinh học: Phân hóa yếm khí, ủ phân hữu cơ
Chôn lấp
Nguồn: Theo Ayhan Demirbas (2011)
Trang 20- Thứ ba, tập hợp các nghiên cứu về giải pháp cho vấn đề quản lý chất thải rắn
đô thị hiệu quả
Giải pháp cho vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị hiệu quả hay được đề cập tương đối sớm đó là xây dựng các tiêu chí để xác định tính bền vững của mô hình quản
lý chất thải rắn đô thị Việc tạo nên những chuẩn mực giúp cho các thành phố có thể kiểm chứng kết quả hoạt động quản lý chất thải rắn Bên cạnh đó, các tiêu chí đúng đắn sẽ rất hữu dụng khi mà cả cộng đồng đang nỗ lực chung tay bảo vệ sức khỏe, tăng cường phục hồi các nguồn tài nguyên và quản lý các nguồn lực, quản lý đô thị tốt hơn (Wilson, 2013)
MacDonald (1996) với nghiên cứu “Các vấn đề về sử dụng chỉ tiêu chất thải
người, tỷ lệ chất thải được quản lý với những phương pháp chuyên biệt; và tỷ lệ các hộ dân được cung cấp dịch vụ môi trường Tangguay và cộng sự (2010) cũng cho ràng các tiêu chí trên được sử dụng là một trọng số quan trọng của chỉ số phát triển bên
- Thứ tư, tập hợp các nghiên cứu đề cập và làm rõ thực trạng phát thải, phân
loại, thu gom, xử lý chất thải tại các hộ dân
Trong tập hợp các nghiên cứu này, một hướng nghiên cứu cơ bản có từ khá sớm là đánh giá sự sẵn lòng chi trả các khoản phí môi trường của các hộ gia đình, xuất phát từ nhu cầu cấp bách của người dân mong muốn cải thiện không gian, môi
trường sống Để đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình đối với ưu tiên nâng
cấp hệ thống quản lý chất thải rắn so với hệ thống cấp nước và vệ sinh, Altaf và cộng sự (1996) đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với cuộc khảo sát quy mô 1.000 hộ dân để tìm hiểu thông tin về phía hộ gia đình sử dụng dịch vụ môi trường Kết quả cho thấy, người dân cho rằng mặc dù quản lý chất thải rắn ở các đô thi của những nước đang phát triển là không đáp ứng mục tiêu và sử dụng ngân sách nhà nước tương đối nhiều nhưng những nỗ lực để khuyến khích hiệu quả hoạt động của hệ thống này cần phải được đánh giá dưới nhiều khía cạnh của bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ
Trang 21Với phương pháp định giá ngẫu nhiên, tại Malaysia, sự sẵn lòng chi trả của hộ
gia đình đối với phương pháp đốt chất thải là 0,63 euro thấp hơn 0,9 euro cho phương pháp bãi chôn lấp Như vậy có nghĩa là phương pháp chôn lấp phù hợp tiêu chuẩn môi trường là một biện pháp thay thế mang tính khả thi Ước tính hồi quy cũng đưa ra kết quả độ tuổi, mức thu nhập của hộ dân và quyền sở hữu nơi ở là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả (Pek Chuen-Khee và Othman, 2010)
Kết quả trong nghiên cứu “Mức sẵn lòng chi trả nhằm cải thiện dịch vụ xử lý chất thải rắn ở Tema Metropolis, Ghân” của Nkansah E.,(2015) với 156 mẫu ngẫu nhiên cho thấy khoảng cách tới bãi chất thải, quy mô và thu nhập của hộ gia đình, số người phụ thuộc, độ tuổi và trình độ học vấn của họ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của hộ dân
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý CTRSH ở nhiều mức độ khác nhau, có những nghiên cứu đề cập vấn đề này ở mức độ tổng quát như quản lý môi trường, quản lý chất thải nói chung, hoặc là những nghiên cứu sâu hơn về quản lý chất thải rắn, và cũng có nhiều nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quản lý CTRSH Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứuu chuyên sâu về quản lý CTRSH chủ yếu đề cập và làm rõ thực trạng phát thải, thu gom, xử lý chất thải tại các địa phương cụ thể mà phần lớn là tại các khu đô thị lớn, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH
Trước hết là nghiên cứu về quản lý môi trường được trình bày trong Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường của tác giả Nguyễn Thế Chinh (2003), tác giả
đã xác định quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia Nghĩa là quản lý CTRSH cũng là một nội dung của quản lý môi trường Trong nghiên cứu đó, tác giả cũng nêu ra
ba mục tiêu cơ bản mà hoạt động quản lý môi trường cần phải hướng tới gồm: (1) Phải hướng tới phát triển bền vững kinh tế và xã hội dựa trên 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg Nam Phi về phát triển bền vững 26/8 - 4/9/2002 tái khẳng định Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường thiên nhiên với môi trường nhân tạo, giữ gìn đa dạng sinh học; (2) Phải khắc phục và phòng chống ô nhiễm dẫn đến suy thoái môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người, từ đó ngăn chặn được nguy cơ
Trang 22gây ra sự cố môi trường; (3) Phải xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư
Về quản lý chất thải, tác giả Nguyễn Thế Chinh (2005) trong nghiên cứu “Tính
thải, vấn đề tài chính là một trong những vấn đề cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý hoặc giảm sút năng lực quản lý Vì động cơ tài chính làm cho các đội tượng liên quan đến chất thải sự tự điều chỉnh hành vì của mình, đặc biệt là trong bối cảnh vận hành của cơ chế thị trường.”
Tiếp đến là nghiên cứu về quản lý chất thải rắn trong tài liệu “Kinh tế chất thải” của GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và các cộng sự (2005), nhóm tác giả chỉ ra rằng quản lý chất thải rắn bao gồm các giai đoạn cơ bản sau: Thu gom chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải, cuối cùng là xử lý chất thải Trong nội dung quy hoạch và công nghệ xử
lý chất thải rắn đô thị, nhóm tác giải cũng đưa ra quan điểm về hệ thống quản lý chất thải rắn và thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội
Năm 2007, Giáo trình Kinh tế chất thải do GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ
biên có dành riêng một chương “Kinh tế học về quản lý chất thải sinh hoạt” Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt gồm những chất hữu cơ, các chất vô cơ, chất thải đặc biệt Thành phần hữu cơ tiêu biểu nhất trong chất thải sinh hoạt chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy, nhựa, vải, cao su, da, gỗ Thành phần vô cơ gồm thủy tinh, nhôm, sắt, thép, bụi Trong tài liệu này, tác giả đã đề cập đến đặc điểm và thành phần chất thải rắn sinh hoạt; phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt; xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; quy hoạch và quản lý tổng hợp chất thải sinh hoạt ở đô thị
Với mục đích phát triển kinh tế ổn định gắn liền với bảo vệ môi trường, cũng có các đề tài nghiên cứu về thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Tuy nhiên hầu hết đều dẫn chiếu cụ thể tại một địa phương như: Đề án thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt
pháp thu gom chất thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trường Đại học Trà
Năm 2018, Ngô Mai Thanh công bố luận án tiến sĩ “Quản lý chất thải rắn sinh
Trang 23cập đến rất nhiều nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng ở góc độ là hoạt động bảo vệ môi trường và gắn với nghiên cứu thực trạng tại thành phố Hà Nội Nghiên cứu này đã phân tích tính bền vững của mô hình quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng trên cơ sở 17 tiêu chí thuộc 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/ quản lý; và đã định lượng tính bền vững của mô hình quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng bằng thử nghiệm tính toán chỉ số tổng hợp bền vững Tức là nghiên cứu này xem xét thể chế quản lý (trong đó có thể chế quản lý nhà nước) là một nhân tố tác động đến tính bền vững của mô hình quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng
Nhìn chung, các nghiên cứu hiện nay ở trong nước và nước ngoài về quản lý CTRSH, cũng như các nghiên cứu về vấn đề liên quan như quản lý chất thải chủ yếu mới tiếp cận quản lý chất thải rắn từ góc độ là hoạt động bảo vệ môi trường, hoặc nghiên cứu trên cơ sở quản lý kinh tế tài nguyên - môi trường, kinh tế phát triển Các nghiên cứu tập trung vào các giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động giảm thiểu CTRSH để phòng ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường Ngoài ra cũng có những nghiên cứu coi quản lý CTRSH như là một hoạt động kinh tế, tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào hiện nay nghiên cứu quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công
1.2 Tình hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt của nước ngoài
Các nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTRSH của nước ngoài thường dựa trên lý thuyết về sự cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan trong quá trình quản lý CTRSH, đó là sự cân bằng lợi ích của các bên như: Chính quyền, người dân (hộ gia đình, cơ sở phát sinh chất thải) và doanh nghiệp môi trường Trên cơ
sở đó, các nghiên cứu nước ngoài hiện này thường kiến nghị xây dựng những dịch vụ
ổn định và phát triển chuỗi giá trị trong quản lý chất thải sao cho đạt được mục tiêu đảm bảo tính bền vững nhờ vào việc tất cả các bên cùng có lợi (Abraca, 2013; Seadon, 2010; WASTE, 2004) Nhìn chung, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải tiếp cận theo 2 nhóm như sau:
- Nhóm thứ nhất, tiếp cận từ góc độ tác động của các nhân tố như: Kỹ thuật,
môi trường, tài chính/kinh tế, văn hóa - xã hội, cơ quan/tổ chức và chính sách/pháp
Seadon, 2010) Các nghiên cứu nhấn mạnh rằng hệ thống quản lý chất thải chịu tác
Trang 24động của các nhân tố Nhờ các nhân tố này, hiệu quả quản lý chất thải được nâng cao Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng, cụ thể là phân tích hồi quy tuyến tính, sử dụng “Varimax”, “Kaiser-Meyer-Olkin”,
“Kolmogorov-Simirov test” được sử dụng khảo sát lượng chất thải phát sinh tại một
số nước Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Đối với nhân tố mục tiêu là quản lý của chính quyền đối với chất thải, có thể hiểu nhân tố nội sinh là các nhân tố phát sinh từ chính quyền đến hoạt động quản lý chất thải bao gồm: chính sách/pháp luật, cơ quan/tổ chức và cán bộ, nhân viên làm việc trong bộ máy chính quyền Các nhân tố
kỹ thuật, môi trường, tài chính/kinh tế, văn hóa - xã hội là các nhân tố ngoại sinh phát sinh từ người dân, doanh nghiệp
Hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay tại thành phố Abuja, Nigeria bị ảnh hưởng bởi các hạn chế kinh tế, thể chế, lập pháp, kỹ thuật (A Imam và cộng sự, 2007) Theo nhóm tác giả thì một số các nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động quản lý chất thải rắn tại thành phố Abuja, Nigeria là hệ thống thể chế, quá trình lập pháp và kết quả của nó, kinh tế và kỹ thuật
- Nhóm thứ hai, tiếp cận từ góc độ tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại
sinh trên cơ sở các bên có lợi ích liên quan bao gồm: Chính quyền, người dân, doanh
vững tổng hợp (Integrated Sustainable Waste Management - ISWM) Đây là một mô hình cho phép các nghiên cứu về hệ thống đa chiều phức tạp và toàn diện Mô hình này được phát triển bởi các chuyên gia môi trường đô thị và phát triển của WASTE và các đối tác làm việc tại các nước đang phát triển vào giữa những năm 1980 và tiếp tục được phát triển bởi Nhóm đang làm việc hợp tác (The Collaborative Working Group - CWG) về quản lý chất thải rắn giữa những năm 1990 (Anschutz, 2004) Mô hình này thừa nhận tầm quan trọng của ba phương diện khi phân tích, phát triển hoặc thay đổi
hệ thống quản lý chất thải Các phương diện đó là: Nhiều bên liên quan làm việc với nhau; Xây dựng một dịch vụ ổn định và chuỗi giá trị trong quản lý chất thải; Khía cạnh cho phép để đảm bảo tính bền vững Mô hình ISWM tập trung vào điều tra hành vi, lợi ích của các bên liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố của hệ thống quản
lý chất thải đô thị và kỹ thuật, môi trường xung quanh, mối liên hệ văn hóa, luật pháp, thể chế và các mối liên kết kinh tế hiện nay Để tạo ra sức mạnh tổng hợp ngay bên trong và giữa các yếu tố này, WASTE đã phát triển hai phương pháp sau đây: (1) Phương pháp tiếp cận “kim cương” tạo điều kiện cho sự tương tác của các bên liên quan khác nhau cho phép một dòng chảy trong tài chính và kinh doanh trong lĩnh vực
Trang 25chất thải; (2) Phương pháp tiếp cận FIETS (Finacial - Institutional - Environment - Technology - Social) đảm bảo tính bền vững có thể thực hiện (WASTE, 2004)
Các nghiên cứu trên đều có những định hướng chung, nhưng các nghiên cứu của nhóm tiếp cận thứ nhất chưa phân định rõ nhân tố nội sinh và ngoại sinh Trong khi đó, nhóm tiếp cận thứ hai đã chỉ ra được vấn đề này, do đó mang tính toàn diện hơn khi phân tích hoạt động quản lý chất thải Vì vậy, Luận án lựa chọn cách tiếp cận
của nhóm thứ hai này
Năm 1999, với nghiên cứu “Những xu hướng hiện nay trong các hoạt động tái chế và quản lý rác thải tại Nhật Bản”, Masaru Tanaka đã đưa ra, những điều căn bản của Nhật Bản hướng tới rác thải đô thị là (1) sự giảm thiểu rác thải, (2) thúc đẩy tái chế, (3) sự giảm thiểu lượng rác thải bằng việc xử lý ngay và (4) xử lý thân thiện với môi trường Lược sử thời gian của các xu hướng pháp luật trong quản lý rác thải được đưa ra như một nền tảng chung cho việc quản lý rác thải và các hoạt động tái chế hiện nay Năm 1954, Luật Làm sạch công cộng được ban hành để đảm bảo môi trường sống hợp vệ sinh, sau đó là Luật Làm sạch công cộng và xử lý rác thải năm 1970
Nhật Bản chính là quốc gia đề nghị thành lập Diễn đàn khu vực châu Á 3R (Reduce-giảm thiểu, Reuse-tái sử dụng, Recycle-tái chế chất thải) vào năm 2009 Thành viên của Diễn đàn bao gồm các chính phủ trung ương, các cơ quan quốc tế, các cơ quan viện trợ, các tổ chức khu vực tư nhân, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các bên có liên quan khác Thành viên diễn đàn đã tổ chức các cuộc thảo luận cấp cao về chính sách, cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện các dự
án 3R tại các nước thành viên, chia sẻ thông tin hữu ích, và đang xây dựng mạng lưới để thúc đẩy hơn nữa các sáng kiến 3R Sau hội nghị lần thứ tư tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2013, diễn đàn đã được đổi tên là Diễn đàn 3R khu vực châu
Á và Thái Bình Dương, đồng thời thông qua Tuyên bố Hà Nội 3R - Mục tiêu 3R bền vững cho châu Á và Thái Bình Dương năm 2013-2023 Đây là một tài liệu hợp pháp không ràng buộc và tự nguyện nhằm mục đích cung cấp một khuôn khổ cơ bản cho các nước châu Á - Thái Bình Dương để phát triển các biện pháp và chương trình nhằm thúc đẩy 3R bao gồm một tập hợp các chỉ số 3R để theo dõi sự tiến bộ
cụ thể (Bộ Môi trường Nhật Bản, 2016)
Các nội dung chính của việc quản lý rác thải tại Nhật Bản bao gồm: Thu gom
và vận chuyển, công nghệ đốt rác thải đô thị, công nghệ xử lý chất thải y tế, công nghệ tái chế chai nhựa PET, công nghệ tái chế thiết bị gia dụng, công nghệ sử dụng nhiên
Trang 26liệu sinh học, công nghệ chôn lấp rác thải Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số nội dung chính như sau:
gom và vận chuyển rác thải trên diện rộng thông qua các trạm chuyển giao
Tại Nhật Bản, sự mở rộng các khu đô thị kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các khu vực thu gom rác thải Để có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải trong thành phố, họ đã mở rộng các khu thu gom bằng cách thiết lập các trạm chuyển giao chất thải, nơi chất thải có thể được chuyển từ xe chở rác nhỏ hoặc vừa để vào xe tải lớn hơn Chi phí thu gom và vận chuyển rác thải chiếm tỷ lệ cao của hoạt động quản lý rác thải Hiệu quả của việc thu gom và vận chuyển rác thải được nâng cao sẽ làm giảm chi phí trong khi các dịch vụ cho người dân vẫn được duy trì hoặc cải thiện
Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào
3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại Các loại túi đựng rác với nhiều kích cỡ khác nhau và được sản xuất từ chính nguồn nguyên liệu tái chế và có khả năng tự phân hủy Nhằm hạn chế lượng rác phát thải, giá của các loại túi này cũng được tính tỷ lệ thuận theo kích thước của chúng Túi càng nhỏ thì giá thành càng thấp, đây cũng là chính sách hạn chế các hộ gia đình xả thải Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại, đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để ở nhiệt độ trên 800oC Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa (Nguyễn Ngọc Nông, 2011); bên cạnh đó còn được sử dụng để xây kè biển, lấn biển
Mỗi địa phương tại Nhật Bản đều xây dựng kế hoạch thu gom các loại rác từng ngày trong một năm và kế hoạch này được phát đến từng hộ gia đình Thông thường, trước 8 giờ sáng của ngày thu gom rác, mỗi hộ gia đình đã phải phân loại rác và mang rác ra đúng nơi quy định
đầu xử lý rác thải đô thị bằng cách đốt, và ngày nay, Nhật Bản sở hữu các cơ sở đốt rác hàng đầu thế giới Trong năm tài chính 2009, Nhật Bản đã có 1.243 cơ sở đốt rác,
Trang 27tiêu hủy rác thải sử dụng một số phương pháp như: Lò Stoker (loại lò đốt với nhiệt độ rất cao được sử dụng để sản xuất năng lượng từ chất thải nông nghiệp đặc biệt là vụn
gỗ hoặc các rác thải từ gỗ khác), lò tầng sôi (fluidized bed furnaces), và lò khí hóa Lò Stoker chiếm 70% của tất cả các lò đốt rác, và cải tiến của loại lò được thực hiện nhanh chóng
Ngày nay, trong khi các công nghệ bảo vệ môi trường cao cấp đang được giới thiệu, các công nghệ liên quan đến phát điện hiệu suất cao và các công nghệ liên quan đến hoạt động an toàn chẳng hạn như các thiết bị đốt tự động và cần cẩu tự động điện cũng đang được phát triển Nhật Bản đã và đang tích lũy nhiều công nghệ về xử lý các loại rác thải đa dạng, từ các rác thải có hàm lượng calo thấp, được tạo ra khi các cơ sở đốt lần đầu tiên được xây dựng, để rác có hàm lượng calo cao Công nghệ này có thể được sử dụng cho các loại rác được tạo ra trong khu vực châu Á Công nghệ lò Stoker mới nhất là đốt không khí thấp nhằm mục đích để phát điện hiệu suất cao đã được thực hiện tại Nhật Bản
sử dụng, tái chế), Nhật Bản đã và đang thu thập chai nhựa PET, khay thức ăn, và vỏ lon riêng để tái sử dụng như là tài nguyên tái chế trong sản xuất các sản phẩm mới Chai nhựa PET được thu thập theo quy định của Luật Khuyến khích thu gom phân loại
và tái chế thùng chứa và bao bì, và chúng được sử dụng để làm ra một loạt các sản phẩm dệt may Những chai nhựa PET tương đối cao cấp được thu thập và làm lại thành chai nhựa PET hoặc thảm với công nghệ cao
Fukuoka và thành phố Fukuoka trong năm 1970 đã được đưa vào thực tiễn đó là áp dụng một cấu trúc bãi rác semi-aerobic đảm bảo hợp vệ sinh và không gây hại đến môi trường So với bãi rác yếm khí, công nghệ chôn lấp semi-aerobic nhanh chóng ổn định các bãi chôn lấp Sau khi đất đã hoàn thành vai trò chôn lấp, nó có thể được sử dụng làm công viên và không gian chơi thể thao Công nghệ này được Ban điều hành CDM (Clean Development Mechanism-Cơ chế phát triển sạch) của Liên Hợp Quốc công nhận là phương pháp CDM
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Ở Việt Nam, đến nay gần như chưa có công trình nghiên cứu tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, duy chỉ có một
Trang 28nghiên cứu có tên gọi Những yếu tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn (Vũ Thị Thanh Hương, 2014) Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nội dung khái quát các giai đoạn của quản lý chất thải rắn sinh hoạt mà chưa giải quyết được vấn đề đặt ra là xác định các yếu tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Ngoài ra, trong tài liệu là giáo trình Kinh tế chất thải của GS.TS Nguyễn Đình Hương và các cộng sự (2007) cũng có gián tiếp xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải bằng cách đề cập đến các nhân tố đó dưới dạng là công cụ trong quản lý chất thải Nghiên cứu này đã xác định có ba công cụ quản lý chất thải, đó là (1) công cụ pháp luật; (2) công cụ kinh tế và (3) công cụ giáo dục Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của cộng đồng đối với quản lý chất thải, nghĩa là có thể coi nghiên cứu này đã gián tiếp xác định nhân tố thứ 4 có ảnh hướng đến quản lý chất thải là cộng đồng Điểm hạn chế của tài liệu nghiên cứu này chưa chỉ ra cơ sở lý giải cho việc xác định các yếu tố pháp luật, kinh tế, giáo dục và cộng đồng có tác động đến quản lý chất thải, đồng thời nghiên cứu này là mới chỉ xác định một cách định tính về
sự tác động của các công cụ pháp luật, kinh tế, giáo dục và vai trò của cộng đồng đối với quản lý chất thải, mà chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quản lý chất thải
Nhìn chung, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá đầy đủ và có tính hệ thống về các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Nhìn chung, các nghiên cứu hiện nay về quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đều tiếp cận vấn đề này dưới góc độ là một hoạt động bảo vệ môi trường, tức là đối tượng của quản lý là các loại chất thải, trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, và cụm từ “quản lý” ở đây được sử dụng với nghĩa là hoạt động nhằm kiểm soát việc xả thải chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng của đời sống xã hội, các hoạt động kiểm soát đó thường bao gồm: phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý Với tư cách là một hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn sinh hoạt được các nghiên cứu trong và ngoài nước xác định là nghĩa vụ của mọi chủ thể từ các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, tổ chức
xã hội đến Nhà nước Các nghiên cứu về quản lý chất thải sinh hoạt hiện nay đều nêu
ra yêu cầu các chủ thể có phát sinh chất thải cần tiến hành các hoạt động quản lý chất
Trang 29thải ngay tại nguồn phát thải Các nghiên cứu cũng cho thấy mức độ thực hiện các công đoạn của quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải có sự khác nhau, xuất phát từ điều kiện và khả năng khác nhau của các chủ nguồn thải, trong
đó các chủ nguồn thải như cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức, cơ sở sản xuất nhỏ thường không có đủ khả năng tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt do công đoạn xử lý chất thải rắn sinh hoạt đòi hỏi cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật cao, vì vậy, các nghiên cứu
đó đã đề xuất xây dựng các mô hình tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt, vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung Các công đoạn thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung này chính là các dịch vụ công thuộc trách nhiệm chăm lo, thực hiện của các cơ quan nhà nước, tuy vậy chưa có công trình nghiên cứu nào hiện nay nghiên cứu hoạt động này ở góc độ quản lý nhà nước
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hầu hết các Nhà nước cũng đều xác định các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có hoạt động kiểm soát đối với chất thải - tác nhân gây ô nhiễm môi trường là những hoạt động thuộc chức năng của Nhà nước Tuy vậy, khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước này không có nghĩa là Nhà nước hay cụ thể là các cơ quan nhà nước phải trực tiếp tiến hành các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, mà khi đó các
cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành ra các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật và cụ thể hoá thành các chính sách, biện pháp kinh tế, kỹ thuật, xã hội để đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt) đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội Nói cách khác, hoạt động quản lý nhà nước về chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hoạt động quản lý đối với quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát việc xả thải chất thải (gồm có chất thải rắn sinh hoạt), mà hiện nay chưa có nghiên cứu nào phân tích và làm rõ về hoạt động quản lý nhà nước này, trong khi nó hoàn toàn xứng đáng là đối tượng cần được nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển kinh tế - xã hội gây ra những sức ép lớn cho môi trường như hiện nay
Vì quản lý chất thải rắn sinh hoạt với tư cách là một hoạt động quản lý nhà nước chưa được nghiên cứu cụ thể, do vậy, cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào hiện nay trực tiếp xác định các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt này Đây cũng là một khoảng trống nghiên cứu hiện nay Việc nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt với tư cách là một hoạt động quản lý nhà nước cũng cần gắn
Trang 30liền với việc xác định các nhân tố tác động đến hoạt động đó, từ đó mới có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Từ phát hiện về khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra ở trên, luận án này sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt (dưới góc độ khoa học môi trường),
và luận án sẽ gọi hoạt động quản lý nhà nước này là quản lý chất thải rắn sinh hoạt dưới góc độ quản lý công Luận án sẽ phân tích để làm rõ khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt dưới góc độ quản lý công, mà trong đó đối tượng của quản lý chính là hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt - một hoạt động bảo vệ môi trường, chủ thể thực hiện quản lý là chính quyền cấp tỉnh, nội dung của hoạt động quản lý này là quá trình lập kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt để đảm bảo đạt được mục tiêu của hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt Luận án cũng nghiên cứu các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt (với tư cách là hoạt động quản lý nhà nước) của chính quyền cấp tỉnh để từ
đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền cấp tỉnh các tỉnh duyên hải Bắc bộ đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Trang 31Kết luận Chương 1
Chương 1 của luận án đã trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu vấn đề này Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt mới tập trung nghiên cứu hoạt động này từ góc
độ là hoạt động bảo vệ môi trường, mà chưa có nghiên cứu nào xem xét nó dưới góc
độ quản lý công Các nghiên cứu liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt Mục tiêu chung của các nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho môi trường Còn các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt (với tư cách là hoạt động bảo vệ môi trường) chỉ tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu cả hai nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài đối với cơ sở xử lý chất thải có ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt; (2) Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các yếu tố thuộc về Chính quyền, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ môi trường và các yếu tố thuộc về người dân Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến quản lý CTRSH với tư cách là một hoạt động quản lý công
Để bù đắp khoảng trống trong nghiên cứu hiện nay, luận án tập trung nghiên cứu về quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công và xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến quản lý CTRSH
Trang 32CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Trong chương này, luận án đề cập tới khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
từ góc độ quản lý công, các mục tiêu của quản lý chất thải rắn sinh hoạt; xác định các nhân tố tác động tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh và tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án
2.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành nghiên cứu chuyên sâu như kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường, kinh tế phát triển, và để nghiên cứu vấn đề này cũng đòi hỏi phải vận dụng các kiến thức kinh tế học, quản lý công Cũng như bất kỳ đối tượng nghiên cứu nào, quản lý CTRSH khi được nghiên cứu từ những góc độ khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau, nhưng các kết quả khác nhau đó có ý nghĩa bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm đem lại kiến thức và sự hiểu biết toàn diện hơn cho xã hội về đối tượng được nghiên cứu Thuật ngữ quản lý CTRSH thường được biết đến với tư cách là hoạt động bảo vệ môi trường, đó là hoạt động nhằm loại trừ, hạn chế và xử lý một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Theo đó, quản lý CTRSH được hiểu là quá trình bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (dẫn theo Ngô Mai Thanh, 2018) Nhưng nếu nghiên cứu từ góc độ quản lý công thì quản lý CTRSH sẽ không thể là chuỗi những hoạt động trực tiếp để loại trừ, hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm mà đó phải là hoạt động gián tiếp, tác động đến các hoạt động loại trừ, hạn chế và xử lý CTRSH, vì quản lý công là hoạt động quản lý trong khu vực công (Phan Huy Đường và các cộng sự, 2014) Như vậy, để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài của luận án này, cần phải xây dựng, làm rõ khái niệm quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công Để xây dựng khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ góc độ quản lý công, thì trước hết cần phải xem xét cụ thể nội dung của hoạt động bảo vệ môi trường về chất thải rắn sinh hoạt
2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Chất thải rắn sinh hoạt hiểu một cách khái quát là một loại chất thải tồn tại ở thể rắn và phát sinh trong quá trình sinh hoạt của các cá nhân, tổ chức Nhưng để
Trang 33nhận diện chính xác chất thải rắn sinh hoạt mà không nhầm lẫn với các loại chất thải khác thì cần phải làm rõ khái niệm và nội hàm của các thuật ngữ thành phần của thuật ngữ này
Trước hết, chất thải được hiểu là rác hay các vật bị bỏ đi sau một quá trình sử dụng (theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, 2010) hoặc chất thải là “vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” (theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014) Cách giải thích thuật ngữ chất thải của Luật bảo vệ môi trường có tính toàn diện, đầy đủ hơn so với định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, nên theo cách giải thích đó thì chất thải có thể gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải… tùy theo dạng thức tồn tại của vật chất Trong đó, chất thải rắn chính là chất thải tồn tại dưới dạng thể rắn, tức là chất thải luôn
có hình dáng và thể tích nhất định, không phụ thuộc vào vật chứa chất thải đó (theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, 2010), hay nói cách khác chất thải rắn là vật hoặc một phần của vật bị bỏ đi từ hoạt động của con người, người ta cũng thường gọi đó chất thải rắn là rác
Phát triển từ khái niệm chất thải rắn đó thì chất thải rắn sinh hoạt (hay rác thải sinh hoạt) được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Nguyễn Ngọc Nông, 2011) Trong đó, thuật ngữ sinh hoạt được hiểu là những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người hay một cộng đồng người (theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, 2010) Ở đây,
rõ ràng những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của con người là quá trình sinh hoạt sẽ không bao gồm các hoạt động sản xuất để trực tiếp tạo ra của cải vật chất Hay có thể hiểu, sinh hoạt là những hoạt động hàng ngày của con người bao gồm những hoạt động đáp ứng nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại… và những hoạt động đáp ứng các nhu cầu nâng cao như: học tập, giải trí…; tức là hoạt động sinh hoạt là hoạt động gắn liền với việc tiêu dùng sản phẩm, tiêu dùng của cải, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu đời sống hàng ngày của con người Các hoạt động này thường diễn ra ở các hộ gia đình, hoặc tại các khu vực công cộng, hoặc trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ nhằm phục vụ việc tiêu dùng của cá nhân hoặc hộ gia đình
Tóm lại, chất thải rắn sinh hoạt là vật hay một phần của vật bị loại bỏ trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá để đáp ứng những nhu cầu đời sống hàng ngày của con người tại hộ gia đình, hoặc tại nơi công cộng; hay bị loại bỏ trong quá trình
Trang 34Chất thải rắn sinh hoạt có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như tiêu chí tính chất nguy hại của chất thải, hay tiêu chí đặc điểm địa bàn phát sinh chất thải, hoặc tiêu chí nguồn phát sinh chất thải
Dựa vào tính chất nguy hại của chất thải thì có thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành chất thải rắn sinh hoạt nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt thông thường Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt nguy hại là những chất thải rắn sinh hoạt chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có tính nguy hại khác (theo khoản 13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014) Những chất thải rắn sinh hoạt nguy hại thường gặp bao gồm: pin, acquy, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vỏ hộp vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay, vỏ hộp dầu máy (cho phương tiện giao thông), bình xịt ruồi, muỗi, gián, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế thuỷ ngân vỡ, bơm kim tiên của các đối tượng nghiện chích ma tuý Còn chất thải rắn sinh hoạt thông thường là những chất thải rắn không có tính nguy hại phát sinh trong sinh hoạt, loại chất thải này có thể phân chia thành các loại chất thải rắn hữu cơ (như thức ăn dư thừa bị thải bỏ, cành, lá, vỏ cây, xác động vật, phân động vật ), chất thải rắn vô cơ (như giấy, nhựa, da, cao su, gỗ, vải sợi, thuỷ tinh, đá, đất sét, sành sứ, kim loại ) Tính chất của các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau, đòi hỏi quy trình, cách thức xử lý khác nhau tương ứng với tính chất nguy hại hay không nguy hại, tính chất
vô cơ hay hữu cơ của chất thải
Dựa vào đặc điểm địa bàn phát sinh chất thải có thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Do khu vực đô thị và khu vực nông thôn có nhiều đặc điểm khác nhau như mật độ dân số, thói quen tiêu dùng, thu nhập của dân cư nên chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải rắn sinh hoạt nông thôn có sự khác nhau về thành phần chất thải và tỉ lệ thành phần chất thải, khác nhau về khối lượng phát thải (trong đó, khu vực đô thị thường có khối lượng phát thải lớn hơn so với khu vực nông thôn) Những sự khác biệt này sẽ dẫn đến yêu cầu khác nhau trong việc thu gom và xử lý chất thải
Dựa vào nguồn phát sinh chất thải thì có thể phân loại thành chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình; chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu thương mại, dịch vụ; chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ dịch vụ công cộng đô thị; chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, công sở, văn phòng Cụ thể như sau:
Trang 35Bảng 2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH phát sinh
từ hộ gia đình
- Các khu dân cư đô thị (khu chung cư, khu nhà mặt đất, khu nhà biệt thự);
- Các điểm dân cư nông thôn
- Chất rắn hữu cơ: thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (giấy, gỗ, vải,
da, cao su ), xác động vật nuôi, phân động vật nuôi, cành, lá cây ;
- Chất rắn vô cơ: bao bì hàng hoá (nhựa, thiếc, nhôm, thuỷ tinh ), đồ điện tử hư hỏng, vật dụng hư hỏng ;
- Chất thải nguy hại: pin, acquy, bao bì/vỏ hộp đựng sơn, dầu máy, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, bình xịt ruồi, muỗi, gián, bơm kim tiêm của người nghiện ma tuý CTRSH phát sinh
từ khu thương
mại, dịch vụ
Nhà kho, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ
- Chất thải hữu cơ: các bao bì hàng hoá (giấy, da, cao su, vải ); thực phẩm thừa, hư hỏng;
- Chất thải vô cơ: các bao bì hàng hoá (nhựa, thiếc, thuỷ tinh, kim loại ), sản phẩm hư hỏng ;
- Chất thải nguy hại: pin, acquy, vỏ hộp dầu máy, đèn huỳnh quang CTRSH phát sinh
từ dịch vụ công
cộng đô thị
Đường phố, khu công viên, khu vui chơi, giải trí, hệ thống cống thu gom, thoát nước
- Chất thải hữu cơ: cành cây, là cây, các loại bao bì hữu cơ, thức ăn dư thừa, hỏng
- Chất thải vô cơ: các loại bao bì vô
cơ, đồ vật hư hỏng
- Bùn đọng trong hệ thống cống CTRSH phát sinh
từ cơ quan, công
sở, văn phòng
Trường học, văn phòng cơ quan nhà nước, văn phòng của các tổ chức, doanh nghiệp
- Chất thải hữu cơ: Giấy, thực phẩm dư thừa, hỏng, các loại bao bì hữu cơ
- Chất thải vô cơ: nhựa, bao bì vô
cơ, kim loại, vật dụng hư hỏng, thiết bị điện tử hư hỏng
- Chất thải huy hại: pin, acquy, đèn huỳnh quang, vỏ mực in
Trang 36Mỗi loại chất thải rắn sinh hoạt lại có những đặc điểm khác nhau, nên trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần phải căn cứ vào những điểm khác biệt, đặc trưng của các loại chất thải rắn sinh hoạt mà có cách thức và biện pháp thực hiện một cách phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất
Do chất thải là yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, trong khi đó, sự phát sinh chất thải lại là tất yếu, song hành với quá trình sản xuất và tiêu dùng, nên việc thu gom và xử lý chất thải là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, các hoạt động đó được gọi là quản lý chất thải Nhưng với quy mô phát thải ngày một gia tăng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì việc quản lý chất thải với hai hoạt động là thu gom và xử lý chất thải là chưa đủ, để quản lý chất thải hiệu quả hơn, ngành khoa học môi trường đã bổ sung thêm vào hoạt động quản lý chất thải những khía cạnh khác như phải giảm thiểu, phân loại, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế chất thải Ở Việt Nam, khái niệm quản lý chất thải đã được pháp điển hoá đưa vào Luật bảo vệ môi trường, cụ thể là: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý chất thải” (xem Điều 3 khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2014) Từ khái niệm về quản lý chất thải, có thể đưa ra khái niệm quản lý chất thải rắn
sinh hoạt với tư cách là một hoạt động bảo vệ môi trường là quá trình phòng ngừa,
giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
2.1.2 Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ góc độ quản lý công
Quản lý công là thuật ngữ ra đời từ quá trình chuyển đổi nhận thức về cách tiếp cận hoạt động quản lý nhà nước theo hướng chú trọng vào hiệu quả đạt được của hoạt động quản lý nhà nước Quản lý công nghĩa là hoạt động quản lý trong khu vực công, nói cách khác đó là hoạt động “quản lý” đối với các hoạt động do nhà nước tiến hành hoặc hoạt động được nhà nước trợ giúp tài chính nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục
vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội (Phan Huy Đường và các cộng sự, 2014) Trong đó, theo Henry Fayol (1930), “quản lý” là việc tổ chức sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực đã có để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ (dẫn theo Phan Huy Đường và các cộng sự, 2014) Nội hàm của hoạt động “quản lý” cũng đã được xác định cụ thể hơn trong Giáo trình quản lý học (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013) đó là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động Tựu chung lại
Trang 37thì quản lý công là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền nhằm
tổ chức thực hiện công việc thuộc nhiệm vụ, chức năng của mình sao cho có thể đạt được mục tiêu nhất định với hiệu quả cao nhất
Từ sự giải thích trên thì tiếp cận quản lý CTRSH từ góc độ quản lý công cần được hiểu là quá trình quản lý đối với việc thực hiện chức năng của nhà nước trong lĩnh vực phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra Ở đây, hoạt động quản lý CTRSH như là một hoạt động bảo vệ môi trường đã được đề cập trong mục 2.1.1 chỉ là đối tượng của quản lý nhà nước, và vấn đề cần phải nghiên cứu là làm thế nào để hoạt động quản lý nhà nước đó đạt được hiệu quả cao nhất
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này quản lý CTRSH được hiểu
là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sử dụng quyền lực được trao để lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của các các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong việc phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải thiện môi trường sống của
Có thể thấy rằng, trong khi các nghiên cứu từ các góc độ kinh tế học, kinh
tế quản lý tài nguyên và môi trường, hay kinh tế phát triển về quản lý CTRSH thường xem xét hoạt động này bao gồm việc phân loại, thu gom, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH, mà chủ thể thực hiện các hoạt động đó rất đa dạng gồm cả cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, tổ chức, cơ quan nhà nước thì quản lý CTRSH (từ góc độ quản lý công) trong phạm vi nghiên cứu của luận án như đề xuất ở trên có chủ thể tiến hành phải là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nội dung của hoạt động quản lý CTRSH do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện không phải trực tiếp là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế hay xử lý CTRSH mà là những hoạt động thực hiện dựa trên chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn được Nhà nước giao như ban hành luật pháp và các chính sách kinh tế - xã hội để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực thi kế hoạch, chính sách, pháp luật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, giảm sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý CTRSH Bên cạnh đó, khái niệm quản lý CTRSH này còn nhấn mạnh vấn đề
là phải tổ chức thực hiện các hoạt động ban hành và thực thi pháp luật, chính sách, kế hoạch một cách hiệu quả nhất để phòng ngừa, hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường là CTRSH
Trang 38Có thể thấy, quản lý CTRSH mà luận án đề xuất gồm các hoạt động sau: Thứ nhất là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định
về việc phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH
Thứ hai là hoạt động chấp hành pháp luật (tổ chức, điều hành các cơ quan nhà nước cấp dưới, các tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật) quy định về việc phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH Trong đó, hoạt động này lại bao gồm các hoạt động cụ thể như: lập quy hoạch, kế hoạch; tổ chức và điều hành quá trình thực hiện các hoạt động từ phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển đến tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH
Thứ ba là hoạt động huy động, sắp xếp các nguồn lực hiện có hay chính là hoạt động thiết lập cơ chế/bộ máy tổ chức để thực hiện có hiệu quả cao nhất đối với việc phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH
Thứ tư là hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH
Trên cơ sở xây dựng khái niệm quản lý CTRSH trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, phần tiếp theo sau đây sẽ trình bày những vấn đề cụ thể của hoạt động quản lý CTRSH do các chính quyền cấp tỉnh thực hiện Sở dĩ luận án tập trung trình bày về hoạt động quản lý CTRSH của chính quyền cấp tỉnh là vì chính quyền cấp tỉnh là nhóm cơ quan nhà nước cấp trung gian, hoạt động chức năng của chính quyền cấp tỉnh vừa có tính cụ thể, vừa có tính bao quát (có hoạt động tương tác với các đối tượng bị quản lý đa dạng, trong đó có cả các tổ chức, nhóm cộng đồng nhất định) được thực hiện trong phạm vi địa phương không quá nhỏ hẹp (như cấp xã, cấp huyện)
2.2 Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh
2.2.1 Nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh
Từ các phân tích nêu trên, có thể thấy chính quyền cấp tỉnh là một trong số cấp
cơ quan nhà nước có chức năng tiến hành quản lý CTRSH bằng việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước để tổ chức, hướng dẫn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn của tỉnh; tổ chức và điều hành các tổ chức, cá nhân trên địa
Trang 39bàn thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành cũng như thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của cơ quan nhà nước cấp trên; thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Cụ thể như sau:
2.2.1.1 Chấp hành pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua việc ban hành chiến lược, kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương
Chính quyền cấp tỉnh bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương mình Trong đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành Nghị quyết và
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành Quyết định để cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định các đạo luật, các Nghị định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Các văn bản này cũng chứa đựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương
2.2.1.2 Xây dựng và thực thi chính sách, đề án về khoa học, công nghệ, môi trường liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và khoa học, công nghệ
2.2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý về chất thải rắn sinh hoạt
Để thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thiết lập hệ thống các cơ quan, tổ chức và thiết lập cơ chế tài chính, kỹ thuật để thực hiện các kế hoạch đó Cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xem xét và tiến hành giao nhiệm vụ, ký hợp đồng với các cơ quan, tổ chức - doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng và tổ chức vận hành mạng lưới thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (gọi chung là doanh nghiệp dịch vụ môi trường); quyết định đầu tư hoặc xác định phương pháp được sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương
2.2.1.4 Kiểm soát hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Trang 40trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng
Từ nội dung hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh
và xét dưới góc độ chủ thể liên quan đến hoạt động này, có thể thấy các nhóm nhân tố tác động đến quản lý chất thải sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh gồm nhóm nhân tố thuộc về chính quyền cấp tỉnh, nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp dịch vụ môi trường và nhóm nhân tố thuộc về người dân Phần dưới đây của luận án sẽ phân tích
cụ thể về các nhân tố này
2.2.2 Mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh là hoạt động được thực hiện bởi chủ thể là chính quyền cấp tỉnh và đối tượng tác động của hoạt động này là lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể là quản lý chất thải rắn sinh hoạt Trong
đó, chính quyền cấp tỉnh gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (rộng hơn còn gồm cả hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng chuyên môn giúp việc cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở cấp tỉnh) là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tức là sử dụng quyền lực được trao để thực hiện chức năng quản lý đối với hoạt động bảo vệ môi trường về chất thải
Có thể thấy, mục tiêu tổng quát của quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh là nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của công dân đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013 Trong đó, các mục tiêu cụ thể của quản lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền cấp tỉnh gắn liền và tương thích với mục tiêu và vai trò của chính hoạt động bảo vệ môi trường về chất thải rắn sinh hoạt Các mục tiêu cụ thể này như sau:
Một là, giảm thiểu tối đa lượng chất thải sinh hoạt;
Hai là, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục để người dân biết cách và thực hiện phân loại chất thải sinh hoạt;
Ba là, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt kịp thời, không để ứ đọng gây ô nhiễm môi trường;
Bốn là, tổ chức vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt an toàn, đảm bảo đúng quy trình vận chuyển không bị rơi ra đường, tập trung đến đúng nơi xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
Năm là, vận động người dân thực hiện tái sử dụng tối đa các vật dụng để hạn chế xả thải, đồng thời khuyến khích các sáng kiến tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt