1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tiêu cực từ các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT

26 576 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 79,59 KB

Nội dung

Bái tiểu luận môn vắn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh. Bài tiểu luận nói về các tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng đến vắn hóa kinh doanh của tập đoàn FPT. Qua đó đề xuất biện pháp nhàm hạn chế những tiêu cực đó.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT 1 SỐ GIẢI PHÁPNHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁCYẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

TẠI TẬP ĐOÀN FPT

SV Thực hiện : Đỗ Thành Nhân - A22604 : Bùi Ngọc Hoàng - A22321

Hà Nội – 2016

Trang 2

1.1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp: 3

1.2 Các yếu tố tác động tới văn hóa doanh nghiệp 5

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài: 5

1.2.2 Các yếu tố bên trong 9

Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆPTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 9

2.1 Giới thiệu chung về công ty: 9

2.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 9

2.1.2 Đặc thù văn hóa doanh nghiệp tại công ty 10

2.2 Phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại tập đoànFPT 132.2.1 Tác động của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 13

2.2.2 Tác động của các yếu tố bên trong 14

3.2.1 Các giải pháp thay thế các tiêu cực bên ngoài: 23

3.2.2 Các giải pháp thay thế các tiêu cực bên trong: 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với đó là sự gia tăngcác doanh nghiệp trong và ngoài nước, Không chỉ số lượng các doanh nghiệp tăngmột cách nhanh chóng mà còn là sự trưởng thành và lớn mạnh của một phần doanhnghiệp trong nước Tuy nhiên, sự phát triển này còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu ổn địnhvà bền vững Các doanh nghiệp đa số chưa dịnh hình được bản sắc kinh doanhriêng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên canh sự giao thoa của các nguồn lực còn cósự giao lưu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làmviệc của doanh nghiệp Nhu cầu của con người cũng chuyển sang chú trọng tới mặtgiá trị văn hóa, Cạnh tranh bằng kỹ thuật trong thời đại thế giới phẳng không cònchiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của công nghệ kĩ thuật Thay vàođó là vai trò then chốt của văn hóa doanh nghiệp trong cạnh tranh bởi lẽ khác với kỹthuật, văng hóa doanh nghiệp rất khó hoặc không thể bắt chước được toàn bộ, nó sẽtạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp Văn hóa mỗi doanh nghiệpsẽ góp phần lớn định hình tính cách, phong thái của hững con người trong doanhnghiệp Một công ty với văn hóa nhiệt tình, trách nhiệm, sang tạo hay trì trệ, ỉ lạicủa các cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp dến sự phát triển, hung thịnh hay thoái luicủa một công ty.

Ngày nay, tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyểnthông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nênquan trọng Những khả năng mới mẻ và ưu việt này đã nhanh chóng làm thay đổicách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách raquyết định của con người Công nghệ thông tin trở thành một nghành đầy quyềnnăng và dược toàn xã hội chú ý Đây chính là một thử thách lớn hay cơ hội lớn củacá công ty truyền thông Điều này phụ thuộc vào chính công ty đó Vậy văn hóadoanh nghiệp phải như thế nào dể cong ty truyền thông hoạt động trong một môitrường chuyên biệt, khắc nghiệt yêu cầu năng động, sáng tạo, chủ động mà vẫn rấtcần sự trách nhiệm, kết nối của mỗi cá nhân? Để trả lời cho câu hỏi này tôi đã chọnđề tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT Việt Nam” với mục đíchgiúp cả nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu sâu về văn hóa doanh nghiệp, cũng nhưvăn hóa doanh nghiệp của một công ty cụ thể.

Trang 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂNHÓA DOANH NGHIỆP.

1.1 Khái niệm, vai trò của văn hóa doanh nghiệp1.1.1Khái niệm:

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này Mỗi nền văn hóa khácnhau có các định nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khácnhau về văn hóa doanh nghiệp Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hoádoanh nghiệp Có một vài cách định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:

“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổchức khác trong lĩnh vực” (Gold, K.A.)

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhauphổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thờigian dài” (Kotter, J.P & Heskett, J.L.)

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổbiến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P &Walters, M.)

Gareth Morgan đã mô tả văn hóa doanh nghiệp như: “Các thiết lập củaniềm tin, giá trị, và các định mức, cùng với các biểu tượng như các sự kiện vàcác cá nhân, đại diện cho nhân vật duy nhất của một doanh nghiệp, và cung cấpbối cảnh cho hành động ở trong đó ” Niềm tin và giá trị là những từ sẽ xuấthiện thường xuyên trong các định nghĩa khác Định mức có thể được mô tả nhưtruyền thống, cấu trúc của cơ quan, hoặc thói quen.

- Schein định nghĩa của văn hóa doanh nghiệp là: “Một mô hình giả địnhchia sẻ cơ bản mà nhóm đã học được là nó giải quyết vấn đề của nó mà đã làmviệc tốt, đủ để được coi là hợp lệ và được thông qua vào các thành viên mới làcác cách chính xác để nhận thức, suy nghĩ, và cảm thấy liên quan đến những vấnđề “ Mặc dù từ ngữ khác nhau, nhưnghai định nghĩa là gần như giống nhau vềnội dung.

Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanhnghiệp là hệ điều hành Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếukhi ta có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.

Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá doanh nghiệp làtoàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát

Trang 5

triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọithành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp vàđược coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp:- Một tầm nhìn rõ ràng

- Một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể- Kiện định trong mục tiêu

- Mạnh mẽ trong lãnh đạo- Tuyển những người tài giỏi- Tự do trong hợp tác

- Quyền lực được chia sẻ- Mục tiêu là khách hàng- Ý tưởng được xem xét- Cải tiến được ủng hộ

- Thành công được ghi nhận…

Cho dù mức độ ưu tiên thực hiện cho mỗi công ty có khác nhau (ví dụ như GE,thì đẩy mạnh vấn đề tuyển người tài và ủng hộ cải tiến kỹ thuật, Southwest Airlinethì phát triển mảng mục tiêu khách hàng, còn Visa thì ủng hộ vấn đề ý tưởng)…song tất cả những công ty lớn và thành công trên thế giới đều tuân thủ kiên địnhthực hiện những nhiệm vụ trên.

Một câu hỏi được đặt ra rằng, tại sao Văn hóa doanh nghiệp lại có tầm quantrọng đến như vậy? Chúng ta có thể khẳng định:

1 Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bảnthân họ đối với công ty.

Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họđang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rấtcụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, đượcghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thểthiếu của công ty Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động.Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo.

Một người được mệnh danh là Socrates của Hoa Kỳ, Tiến sỹ Stenphen R.Convey, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Bảy thói quen của những người hiệuquả” đã khẳng định “Không tham gia, thì sẽ không bao giờ có thi hành” Hay nóimột cách khác rằng, họ đang thi hành công việc của tổ chức, vì họ đã được ghi nhậntham gia Họ có cảm giác như đang được làm cho chính bản thân họ Một dẫnchứng hùng hồn cho nhận định này là môi trường làm việc tại hãng hàng không

Trang 6

Southwest Airlines Hãng hàng không này, là hãng hàng không đầu tiên trên thếgiới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên Ngoài một văn hoá cởi mở, nhân viên ởđây đã làm việc một cách hăng say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân họ.

2 Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chungthân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn củacông ty và họ có thể làm việc quên thời gian.

Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cần thiết nhất khi công ty ấyđang ở trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờvực của sự phá sản Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hysinh Công ty có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các thành viên càng cầnphải hy sinh nhiều hơn Để vượt qua những tình thế khó khăn, công ty cần một sứcmạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một Văn hóaDoanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết.

Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên công tyChrysler của ông Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tìnhcảnh phá sản, với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp Ông vàcác cộng sự của ông đã đưa cào một văn hoá của sự hy sinh quên mình Ai ai cũngcố gắng làm việc Tất cả vì sự sống còn của công ty Vì sự bình an của mọi người.Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình cảch khó khăn, sự hy sinh của mộtngười sẽ không bao giờ mang lại thành công, nhưng phải cần một tập thể hy sinh.

3 Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trênhết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng

Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành công khôngcòn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy lên tầm tậpthể Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao giờ được coi làthành công, nếu tập thể của anh ta không thành công Một quan niệm mới cho lãnhđạo hôm nay là, “team work is dream work,” tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấcmơ thành công của ta mới thành hiện thực Hay nói một cách khác, khả năng lãnhđạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể Một tập thể càng lớn thì khả nănglãnh đạo càng cao, và một công việc càng có nhiều người cùng tham gia thì côngviệc đó càng sớm được hoàn thành.

Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những ngườichiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang? Vớihọ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài chiến thắng Điều này vô cùng cầnthiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu Khi họ đã đặt vào mộtmục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, cùng chung

Trang 7

sức để thực hiện Tinh thần tập thể đều phấn chấn Đó là chìa khoá cho sự thànhcông và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết Và để có được một tập thể chiến thắngấy chỉ khi có một Văn hóa doanh nghiệp.

1.2 Các yếu tố tác động tới văn hóa doanh nghiệp1.2.1 Các yếu tố bên ngoài:

- Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc.

Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Vì vậysự phát triển của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền kinh doanh là một điều tấtyếu Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một nềnvăn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa đantộc Mức đọ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xãhội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyềnvà nữ quyền, tính thận trọng… là những thành tố của văn hoá xã hội tác động rấtmạnh mẽ đến văn hoá kinh doanh Ví dụ: Trong nền văn hoá mà chủ nghĩa cá nhânđược coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc nhữngngười thân trong gia đình rất phổ biến Ngược lại, trong nền văn hoá coi trọng chủnghĩa tập thể, quan niệm con người thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ vớinhau, trong đó tổ chức có trách nhiệm chăm lo cho lợi ích cá nhân còn các cá nhânphải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức Văn hoá kinh doanh Mỹ là điểnhình của văn hoá kinh doanh đề cao chủ nghĩa cá nhân Ở các công ty Mỹ, cá nhânlà người ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, thành tích cánhân rất được coi trọng Người Mỹ sẵn sàng bỏ việc nếu tìm được chỗ làm tốt hơncũng như một công ty Mỹ sẵn sàng sa thải nhân viên nếu thấy họ không cần thiếtnữa Văn hoá kinh doanh Nhật, ngược lại, là điển hình của văn hoá kinh doanh đềcao chủ nghĩa tập thể, phương châm của người Nhật là “tập thể nghĩ, cá nhân tôihành động” Các công ty Nhật quan tâm đến thành viên trên tinh thần “xí nghiệp lànhất”: Tổ chức sinh nhật cho từng thành viên, chỗ ăn chỗ ở cho cả gia đình nhânviên Đổi lại các thành viên của công ty hết sức trung thành với công ty.

Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường nhất định nên nhất thiếtnó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội Các yếu tố của nền văn hóa xã hội nhưhệ giá trị, tập tục, thói quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng, tôn giáo, cơ cấu dân số, thunhập của dân chúng, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,… đều tácđộng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp Và như vậy, những thay đổi củacác yếu tố văn hóa – xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc những thách thức chocác doanh nghiệp Do đó, nếu những vấn đề xã hội được thúc đẩy một cách tích cực

Trang 8

sẽ là những tiền đề cho phép các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cũng cónghĩa là văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp biểu hiện tốt hơn Ngược lại nócũng gây lên những cản trở lớn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Thể chế xã hội:

Thể chế là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối tới văn hóa kinh doanhmỗi nước Thể chế là”những quy tắc của cuộc chơi trong xã hội” hoặc “những luậtlệ do con người đặt ra để diều tiết và định hình những quan hệ tương hỗ giữa conngười” Vì đối tượng điều chỉnh thể chế là các quan hệ xã hội, cho nên để tươngứng với các quan hề xã hội người ta chia ra: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thểchế văn hóa xã hội, thể chế tài chính,…

Hoạt động sản xuất – kinh doanh của từng cá nhân, tổ chức, từng doing nghiệptrong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác động của môi trường thể chế, phảituân thủ các nguyên tắc thủ tục hành chính, sự quản lí của nhà nước về kinh tế Dovậy, có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế vănhóa, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp chế,… là những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việchình thành và phát triển văn hóa kinh doanh Sự ổn định chính trị được coi là mộttiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự bình ổn của hệthống chính trị biểu hiện qua các yếu tố pháp luật, ngoại giao, hệ thống chính sách,v.v… sẽ tạo điều kiệ tốt cho hoạt động kinh doanh, tạo sự ổn định của doanhnghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.

Sự ổn định chính trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, sự bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tốpháp luật, ngoại giao hệ thống chính sách,v.v… sẽ tạo điều kiệ tốt cho hoạt độngkinh doanh, tạo sự ổn định của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển vănhóa kinh doanh Môi trường pháp luật ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽkhông thay đổi thường xuyên được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnhhưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển củadoanh nghiệp khác hoặc ngược lại mức độ hoàn thiện, sự thay đổivà thực thi phápluật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới việc hoạch định và tổ chức thực hiệnchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp, nócó thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp như chính sách thươngmại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cạnhtranh bảo vệ nười tiêu dung,v.v Hệ thống chính sách hợp lí, đồng bộ, nhất quándựa trên một nền chính trị ổn đínhẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh

Trang 9

nghiệp phương thức hoạt động, mức dộ công bằng, công khai, minh bạch và hiệuquả của nền hành chính có tác động trực tiếp tới hành vi và hiệu quả hoạt động củagiới doanh nhân Sự ổn định về chính trị, tháo độ của các quan chức chính phủ đốivới DN, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại… là những yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp tới môi truowngff kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinhdoanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh và qua đó ảnh hưởngsâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh.

Ngoài các yếu tố thuộc về các chính saxhs và hệ thống pháp chế của chính phủthì thể chế kinh tế cũng đặt ra những yêu cầu cho sự phát triển của văn hóa kinhdoanh Thông qua quan hệ kinh tế, kinh doanh mà chủ thể kinh doanh hình thànhđược bản sắc văn hóa riêng từ việc kế thừa và tiếp thu những giá trị và văn hóa tốtđẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc và thể hiện đượcnhững giá trị đó trong các sản phẩm được sản suất ra Sự canh tranh trong nền kinhtế thị trường cũng buộc các doanh nghiệp muốn đạt được sự phát triển bềnvuwngxthif phải quan tâm nhiều hơn đến văn hóa kinh doanh, nhà kinh doanh phảicó đạo đức, tôn trọng con người, có cuộc sống trong sạch, có tác phong tự chủ,năng động sáng tạo, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro,dámchịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình Sự cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường cũng buộc các nhà kinh doanh phải có đạo đức, tôn trọng con người, cócuộc sống trong sạch, có tác phong tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần dámnghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm về hoạt động của mình– đó chính là bản lĩnh văn hóa của nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Tuynhiên, kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến văn hóa kinh doanh bởi vìchính nền kinh tế thị trường là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thựcdụng vô đạo đức, dặc biệt kích thích các hoạt động giao tiếp với các hành vi ứng xửnhằm đạt được lợi ích cá nhân, lối sống “vì lợi bỏ nghĩa”, “lợi mình hại người” còntồn tại phổ biến.

- Quá trình toàn cầu hóa

Văn hóa kinh doanh Toàn cầu hóa tạo nên một xu thế phát triển ngày càng rõnét, các nền kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệthống kinh tế toàn cầu Mà trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra sự giao lưu giữa cácnền văn hóa kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị mới cho kinh doanh mỗi nước, làmphong phú thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luậtchơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển Đồng thời trong quátrình này, các giá trị văn hóa truyền thống của các quốc gia được khơi dậy, làm tônvinh tên tuổi của quốc gia đó trên thị trường thế giới Sự phát triển của các công tytập đoàn toàn cầu, đa quốc gia không những góp phần đóng góp vào sự thịnh

Trang 10

vượng của kinh tế thế giới, mà còn góp phần hình thành nên các chuẩn mực quản lýkinh doanh và làm giàu, sâu sắc thêm bản sắc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốctế ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thếmạnh trong đó văn hóa là một điển hình Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi trườngkinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hóa lên cao, điều đó đòihỏi các chủ thể phải xây dựng được nền văn hóa có tính thích nghi, có sự tin cậycao độ để cạnh tranh thành công.

- Sự khác biệt và giao lưu văn hóa

Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinhdoanh không bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất Trong môi trường kinhdoanh quốc tế ngày nay, các chủ thể kinh daonh không thể duy trì văn hóa củamình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa.Sự giao lưu về văn hóa tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa chọnnhững khía cạnh tốt về văn hóa của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền vănhóa của doanh nghiệp mình Mặt khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa ngàycàng làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về nền văn hóa của mình từ đó tácđộng trở lại hoạt động kinh doanh.

- Khách hàng

Các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận trước mắt màphải vì lợi nhuận lâu dài và bền vững Với vai trò là người góp phần tạo ra doanhthu, khách hàng cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâudài và bền vững cho chủ thể kinh doanh Cuộc sống càng hiện đại, cung cách buônbán càng phát triển thì khách hàng càng được tự do hơn trong lựa chọn Do đó, nhucầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác động trực tiếp tới vănhóa kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

1.2.2 Các yếu tố bên trong

Văn hóa doanh nghiệp còn chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp như: Người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp, lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp, các giá trị văn hóa học hỏi được và văn hóa vùng miền.

Trang 11

Chương 2.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VĂN HÓA DOANHNGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT.

2.1 Giới thiệu chung về công ty:

FPT - tên viết tắt của Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầutư Công nghệ), là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chínhlà cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin Theo thống kê của Chươngtrình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vàonăm 2007 Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 3 của Việt Namtrong năm 2012

2.1.1lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực phẩm(chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là The Food Processing Technology Company -Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm, sau này (ngày 27/10/1990) được đổi thànhThe Corporation for Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Pháttriển Công nghệ) Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai, sắn, chokhối Đông Âu - Liên Xô.

Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trườngĐại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT Hiệu trưởng của trường là Tiến sỹ LêTrường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trương GiaBình.

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổphiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) vàIntel Capital FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹđầu tư TPG Ventures và Intel Capital.

Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuậnliên minh chiến lược.

Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ"Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ" thành "Công ty Cổ phần FPT"viết tắt là "FPT Corporation".

Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm TổngGiám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình Ông Nam là

Trang 12

thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, Chủ tịch HĐQT của Công ty Phần mềm FPT(FSOFT).

Trong 2 năm giữ chức vụ Tổng giám đốc, sau khi hoàn tất nhiệm vụ lập kếhoạch cho sự phát triển của FPT trong giai đoạn mới, bổ sung nhân sự cấp cao vàxây dựng chiến lược thương hiệu mới của Tập đoàn, tháng 2 năm 2011, Hội đồngquản trị Tập đoàn FPT có nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổnggiám đốc thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam.

Ngày 31 tháng 7 năm 2013, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã thông qua nghịquyết bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc, Tiến sĩ về cơ sở dữ liệu, làm Tổng Giám đốcFPT thay thế ông Trương Gia Bình Ông Ngọc là một trong các thành viên sáng lậpvà hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Trước đó, ông Nguyễn Thành Namvà Trương Đình Anh từng đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc FPT.

2.1.2 Đặc thù văn hóa doanh nghiệp tại công ty

- Văn hóa STCo:

Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STCo được viết tắt từ chữ Sáng tácCompany, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện hữu trong long mỗi thànhviên FPT Văn hóa STCo thể hiện bằng những bài hát, thơ, kịch và các hình thứcmang tính sáng tạo vào hài hước Văn hóa STCo còn thể hienj ở cách ứng xử giữangười với người trong FPT, một cahs ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruộtthịt Thông qua văn hóa STCo, thành viên FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhauhơn.

Trang 13

- Lễ hội tiêu biểu:

Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hóa FPT Hàng năm, đến cádịp lễ hội, tất cả các thành viên của Tập đoàn tụ tập cùng nhau giao lưu, vui chơisong rong không khí đậm chất FPT.

Ngày 13/9: Đây là lễ hội quan trọng nhất của tập đoàn, được tỏ chức để kỷniệm thành lập Tập đoàn (13/09/1988).

Hội làng: Được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch, theo truền thống dân gianLễ sắc phong Trạng nguyên: Là buổi lễ ton vinh cá nhân xuất sắc của công ty.Các cá nhân có kết quả cao nhất trong cuộc thi tổ chức toàn công ty hàng năm đượcchọn ra và sắc phong Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.

Lễ tổng kết năm kinh doanh- Những biểu hiện văn hóa vô hình:

Logo: Logo FPT kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi của Thương hiệuFPT với 3 màu sắc đặc trưng mang những ý nghĩa riêng: màu cam – thể hiện sinhlực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng; màu xanh lá cây – biểu hiện của sự thay đổi, pháttriển; màu xanh dương đậm – liên tưởng tới trí tuệ và sự bền vững, thống nhất.

Thêm vào đó, logo của FPT có những nét cong dựa tren đường tròn hội tụ vàlan tỏa sức mạnh từ những ứng dụng công nghẹ tới cộng đồng Những đường conguyển chuyển liên tiếp,có xu hướng vươn lên, tự như những ngọn lẳ bùng lên sinhkhí và năng động.

Kieur dáng 3 khối màu quen thuộc được tạo góc nghiên 13 độ so với chiềuthẳng đứng, tạo cảm giác đi tới vững vàng, Số 13 là con số linh thiêng luôn gắng bóvới lịch sử thành lập và thành công của FPT Chữ FPT được thể hiện bằng font chữkỹ thuật số Phantom Digital, tạo ấn tượng công nghệ và hiện đại ngay từ cái nhìnđầu tiên.

Khẩu hiệu: “Tiếp nguồn sinh khí”

FPT đã công bố chiến lược thương hiệu mới với thông điệp “Tiếp nguồn sinhkhí” Theo dó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khícho cá khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dung bằng các giả pháp dịchvụ công nghệ thông tin thông minh Chiến lược thương hiệu mới sẽ quy hoạch rõhơn hướng phát triển của FPT theo đuổi chiến lược “Vì công dân điện tử”.

Ngày đăng: 26/11/2019, 17:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w