1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận hình sự Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản; phân biệt hành hung để tẩu thoát với chuyển hóa sang cướp tài sản

11 452 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 30,76 KB

Nội dung

Mở đầuTrong BLHS Việt Nam, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173, trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khách thể trực

Trang 1

MỤC LỤC

A Mở đầu 2

B Nội dung 2

1 Căn cứ pháp lý 2

2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản 4

II Phân biệt trường hợp hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản với tội trộm cắp tài sản có tình tiết tăng nặng định khung là “hành hung để tẩu thoát” 9

C Kết luận 10

D Tài liệu tham khảo 11

Trang 2

A Mở đầu

Trong BLHS Việt Nam, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173, trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi

bổ sung năm 2017 với khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân Ngoài những dấu hiệu pháp lý chung của tội phạm thì tội trộm cắp tài sản còn có một số đặc điểm, dấu hiệu pháp lý riêng, vừa để xác định bản chất pháp lý cơ bản của tội trộm cắp tài sản, vừa để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với một số tội có tính chất chiếm đoạt khác Trong phạm vi bài tiểu luận, tôi xin được trình bày rõ những dấu hiệu pháp lý về tội trộm cắp tài sản đã nêu, đồng thời, tôi cũng sẽ làm rõ trường hợp hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản với tội trộm cắp tài sản có tình tiết tăng nặng định khung là “hành hung để tẩu thoát”

B Nội dung

I Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản

1 Căn cứ pháp lý

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân, được quy định tại Chương XVI, Điều 173 Bộ luật hình sự 2015

“Điều 173 Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Trang 3

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn

vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều

168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Trang 4

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản

a, Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ

và bị tội phạm xâm hại

Cũng như các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong Chương XVI – các tội xâm phạm sở hữu, khách thể của các tội phạm xâm phạm sở hữu

là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân

Về đối tượng tác động Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người phạm tội trộm cắp tài sản phải tác động đến tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam, tài sản có nhiều hình thức khác nhau Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản” Tuy nhiên, tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

Tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, có giá trị và giá trị sử dụng Như vậy có nghĩa tài sản

là đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu chỉ có thể là vật, tiền và giấy tờ

có giá Các quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ ) không thể

là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu

Trang 5

Tài sản là đối tượng của các tội phạm xâm hại sở hữu là tài sản thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ thể nhất định và phải có khả năng chuyển dịch được giữa các chủ thể với nhau Nói cách khác, tài sản ở đây có thể là tài sản hợp pháp hoặc tài sản bất hợp pháp

Tài sản là đối tượng của các tội phạm xâm phạm sở hữu có thể tài sản riêng hoặc tài sản chung với người khác Hơn nữa, tội phạm này có thể do người không phải chủ sở hữu tài sản thực hiện, hoặc có thể do chính chủ sở hữu tài sản thực hiện

Để làm rõ những vấn đề nêu trên, tôi sẽ đi vào phân tích từng bộ phận của tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu mà cụ thể là vật, tiền và giấy tờ có giá

Thứ nhất, vật trong giao lưu dân sự phải thỏa mãn được những điều kiện,

đó là: là bộ phận của thế giới vật chất; mang lại lợi ích cho chủ thể; con người chiếm hữu được; có thể đang tồn tại hoặc có thể sẽ hình thành trong tương lai Như vậy, vật là một hình thức tài sản và có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Theo đó, vật phải nằm trong sự chiếm hữu của con người thì khi đó vật mới là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Đối với trường hợp vật vô chủ (có thể là trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình và tài sản không nằm trong phạm vi quản lý) thì hành vi lấy đi loại tài sản này không bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không còn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu (gia súc bị chôn do mắc bệnh, thuốc chữa bệnh đã bị hủy bỏ so hết thời hạn sử dụng ) Hơn nữa, một số vật do tính chất và công dụng đặc biệt không được coi là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà là đối tượng của các tội phạm cụ thể khác được quy định ở chương khác của Bộ luật Hình sự như công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, tài nguyên rừng, ma túy

Trang 6

Thứ hai, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa Tiền là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị Tuy nhiên, chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận mới được coi là tài sản, cũng như được coi là một đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015

Thứ ba, theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều

2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa

vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác" Giấy tờ

có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Trong pháp luật hình sự, giấy tờ có giá có thể là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu trong trường hợp giấy tờ

có giá đó cho phép bất kỳ ai có giấy tờ có giá này đều có thể sử dụng được (giấy

tờ có giá vô danh – giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu nhưng thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ tờ giấy) Giấy tờ

có giá ghi danh (phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu) thì không phải đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu Song đối với tội trộm cắp tài sản, đối tượng tác động của hành vi phạm tội không những phải thỏa mãn những điều kiện nêu trên mà còn phải thỏa mãn điều kiện được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, đó là tài sản phải trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015

b, Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Trang 7

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản được biểu hiện dưới hai yếu tố: hành vi khách quan và hậu quả

Thứ nhất, về hành vi khách quan, trong tội trộm cắp tài sản, người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất đó là chiếm đoạt tài sản nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, bí mật Hành vi chiếm đoạt tài sản có khả năng không cho phép chủ tài sản (hoặc người quản lý tài sản) biết về hành vi chiếm đoạt xảy ra Đồng thời, người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình đối với chủ tài sản (hoặc người quản lý tài sản) Tuy nhiên, khi người phạm tội thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản với chủ sở hữu nhưng lại công khai chiếm đoạt tài sản với những người có mặt ở đó nhưng những người có mặt lúc tài sản bị chiếm đoạt vì lý do nào đó mà không biết chủ tài sản là ai, không có trách nhiệm quản lý tài sản đó thì hành vi của người chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này vẫn bị coi là hành vi trộm cắp tài sản Tội trộm cắp tài sản có thời điểm hoàn thành tội phạm phụ thuộc vào tính chất và vị trí của tài sản Nếu tài sản bị chiếm đoạt là tài sản nhỏ gọn thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giấu được tài sản vào trong người Nếu tài sản bị chiếm đoạt là tài sản không nhỏ gọn thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản Nếu tài sản bị chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã dịch chuyển được tài sản ra khỏi vị trí ban đầu

Thứ hai, về vấn đề hậu quả, tội trộm cắp tài sản do người phạm tội gây ra

có hậu quả là việc tài sản đã bị người phạm tội chiếm đoạt bất hợp pháp Tài sản

bị người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại tiền, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh toán như ngân phiếu, công trái, trái phiếu… và có giá trị được quy định cụ thể tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 Có thể khẳng định tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất bởi dấu hiệu cấu thành hậu quả được phản ánh

Trang 8

trong cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản Tuy vậy, mặc dù người có hành vi trộm cắp chưa chiếm đoạt được tài sản mà nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ thì vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản nhưng là phạm tội chưa đạt chứ không nhất thiết phải có thiệt hại về tài sản mới cấu thành tội phạm

c, Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Theo quy định tại Điều 12 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình

sự năm 2015:

“Điều 12 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,

178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của

Bộ luật này.

Điều 9 Phân loại tội phạm

1 c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình ”

Đồng thời, kết hợp với quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự 2015, ta đưa

ra được kết luận chủ thể của tội trộm cắp tài sản quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực

Trang 9

trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội trộm cắp tài sản quy định tại các khoản 3

và khoản 4 Điều 173 Bộ luật hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

d, Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt chủ quan của tội phạm đó là những diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội Tội trộm cắp tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội trộm cắp tài sản nhận thức được rõ hành vi của mình là trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó khi tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái phép

và mong muốn hậu quả xảy ra Mục đích của tội phạm là chiếm tài sản của người khác Trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội

đã xuất hiện mục đích chiếm đoạt

II Phân biệt trường hợp hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản với tội trộm cắp tài sản có tình tiết tăng nặng định khung là

“hành hung để tẩu thoát”

Để làm rõ vấn đề này, tôi xin được tham khảo Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng chương XIV Các tội phạm xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 Mặc dù Thông tư này đã được ban hành trước ngày Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có hiệu lực, nhưng những quy phạm điều chỉnh về vấn đề mà tôi đang bàn đến vẫn có giá trị đối với những quy phạm pháp luật hiện hành Xét tình tiết tăng nặng định khung “Hành hung để tẩu thoát”, đây là trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản đã có hành vi chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát Việc chống trả này không đòi hỏi phải gây thương tích Mục đích của việc chống trả là nhằm để tẩu thoát Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc

đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt

Trang 10

giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã nhằm tẩu thoát

Mặt khác, trường hợp hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản là trường hợp người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, hành vi đó đã

có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản

Như vậy, điểm khác biệt giữa hai trường hợp trên chính là mục đích mà người phạm tội muốn đạt được khi có hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản hoặc những người khác Mục đích của trường hợp người phạm tội “hành hung để tẩu thoát”

là người phạm tội muốn trốn khỏi việc bắt giữ trong khi mục đích của trường hợp hành vi trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản là người phạm tội muốn chiếm đoạt cho bằng được tài sản

C Kết luận

Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản Những năm gần đây, tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự

an toàn xã hội Để tiếp tục công cuộc đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp như: phát triển kinh tế gắn với các chính sách xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học cả về trình độ văn hóa, pháp luật; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; các Cấp, Ngành như Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, cần phải nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình trong công tác phòng chống loại tội phạm này

Ngày đăng: 25/11/2019, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w