Mở đầuCác bãi cạn lúc chìm lúc nổi và các hòn đảo nhân tạo là hai dạng thực thể tự nhiên tồn tại rất phổ biến trong các vùng biển và là một đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật biển quốc
Trang 1MỤC LỤC
A Mở đầu 1
B Nội dung 2
I Quy chế pháp lý về bãi cạn lúc chìm lúc nổi 2
1 Khái niệm bãi cạn lúc chìm lúc nổi 2
2 Đặc điểm của bãi cạn lúc chìm lúc nổi 2
3 Quy chế pháp lý liên quan đến bãi cạn lúc chìm lúc nổi 3
II Quy chế pháp lý về đảo nhân tạo 6
1 Khái niệm đảo nhân tạo 6
2 Đặc điểm của đảo nhân tạo 8
3 Quy chế pháp lý liên quan đến đảo nhân tạo 8
III Liên hệ thực tiễn 13
1 Thực tiễn quốc tế về xây dựng đảo nhân tạo, công trình nhân tạo trên các bãi cạn lúc nổi lúc chìm 13
2 Giải pháp 14
C Kết luận 15
D Tài liệu tham khảo 15
1
Trang 2A Mở đầu
Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và các hòn đảo nhân tạo là hai dạng thực thể
tự nhiên tồn tại rất phổ biến trong các vùng biển và là một đối tượng điều chỉnh
cơ bản của luật biển quốc tế Theo đó, việc làm rõ được quy chế pháp lý của bãi cạn cũng như của đảo nhân tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng Phải dựa vào các quy chế này thì mới có thể đánh giá được hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý vùng biển cũng như đánh giá được sự phù hợp của yêu sách các quốc gia trong một cuộc tranh chấp trên biển và các thực thể pháp lý Trong phạm vi bài tiểu luận, tôi xin được trình bày một số vấn đề pháp lý về bãi cạn và đảo nhân tạo theo Công ước Luật biển (UNCLOS) 1982
B Nội dung
I Quy chế pháp lý về bãi cạn lúc chìm lúc nổi
1 Khái niệm bãi cạn lúc chìm lúc nổi
Định nghĩa về bãi cạn đã được xuất hiện lần đầu tiên tại Điều 11 Công ước
về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1958 và được lặp lại nguyên văn tại khoản 1 Điều 13 UNCLOS 1982: “Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm là những vùng đất nhô cao tự nhiên có nước biển bao quanh, khi thuỷ triều xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên cao thì bị ngập nước”
2 Đặc điểm của bãi cạn lúc chìm lúc nổi
Thứ nhất, “vùng đất nhô cao tự nhiên có nước biển bao quanh” có nghĩa nhấn mạnh sự hình thành bãi cạn phải là do yếu tố tự nhiên, không phải do con người xây dựng nên và bốn mặt phải giáp với biển
Thứ hai, “khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước” có nghĩa là bãi cạn phải có lúc nổi cao hơn bề mặt nước và có lúc bị chìm dưới mặt nước do tác động của thủy triều Do đó, nếu lúc nào cũng nổi trên mặt nước hay lúc nào cũng chìm dưới mặt nước thì không được xem là bãi cạn
Trang 3lúc nổi lúc chìm – đối tượng được UNCLOS 1982 điều chỉnh Thuật ngữ bãi cạn lúc nổi lúc chìm được coi như bao gồm cả bãi ngầm, đá ngầm và đá cạn – là những cấu tạo địa lý ở phía ngoài bờ biển chỉ nổi lên khi thủy triều thấp và ngập nước khi thủy triều lên cao
3 Quy chế pháp lý liên quan đến bãi cạn lúc chìm lúc nổi
Khoản 1 Điều 121 UNCLOS khẳng định: “Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.
Như vậy, Công ước này không dành quy chế đảo cho những cấu trúc tự nhiên lúc chìm lúc nổi mà nó phân biệt những bãi đá và bãi cạn chỉ khô ráo khi mức thủy triều xuống thấp với các thực thể luôn luôn khô, ngay cả khi thủy triều lên cao
UNCLOS 1982 đã có những quy định khá rõ ràng về quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc nổi lúc chìm Điều 13 UNCLOS 1982 quy định rằng:
1 [ ] Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải
2 Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chung không có lãnh hải riêng.
Như vậy, các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không có lãnh hải riêng (và do đó cũng không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa) và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, chúng có thể được sử dụng làm các điểm cơ sở thẳng, tức là tạo ra vùng lãnh hải nếu chúng ở cách bờ biển của lãnh thổ đất liền hoặc bờ biển của đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải tính từ bờ biển lãnh thổ đất liền hoặc
bờ biển của đảo Nhưng nếu chúng nằm cách bờ biển của lãnh thổ đất liền hoặc
3
Trang 4bờ biển của một đảo ở một khoảng cách vượt quá chiều rộng lãnh hải thì không
có lãnh hải riêng
Cụ thể là, đối với các bãi cạn lúc chìm lúc nổi cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, chúng có thể trở thành điểm để kẻ đường cơ sở thẳng, nhưng chúng chỉ có khả năng chứ không phải nhất thiết được xem như điểm để kẻ đường cơ sở thẳng Nhưng trong trường hợp nào đi chăng nữa thì quốc gia ven biển vẫn có quyền khẳng định chủ quyền đối với bãi cạn có đặc điểm này Tuy nhiên, việc sử dụng các bãi cạn lúc chìm lúc nổi vào việc kẻ đường cơ sở thẳng cũng phải phù hợp với các quy định tại các khoản 1, 4 Điều 7 và khoản 7 Điều 47 UNCLOS 1982 Do đó, đặt trường hợp nếu bãi cạn cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải nhưng lại không đáp ứng đủ các điều kiện thì cũng không được xem là điểm kẻ tính đường cơ sở và quy chế pháp lý của nó vì có vị trí nằm trong vùng lãnh hải nên quốc gia ven biển có thể khẳng định chủ quyền của mình đối với các bãi cạn loại này
Khoản 1, 4 Điều 7 UNCLOS 1982 quy định như sau:
1 Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1
4 Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
Khoản 7 Điều 47 UNCLOS 1982 có nội dung là:
Trang 57 Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.
Từ những phân tích trên, chúng ta rút ra được kết luận về bốn đặc điểm của một bãi cạn lúc chìm lúc nổi mà có thể dùng để kẻ đường cơ sở thẳng như sau: Thứ nhất, về vị trí, bãi cạn lúc chìm lúc nổi phải cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải
Thứ hai, khi kẻ đường cơ sở đi qua bãi cạn này thì tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1
Thứ ba, các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi mà tại đó không có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển
Thứ tư, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất
Vấn đề tiếp theo chúng ta cần bàn đến đó chính là quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải
Các quy định trong UNCLOS 1982 dựa trên đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải củng cố cho quan điểm cho rằng quốc gia không thể khẳng định chủ quyền đối với các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm cách lục địa
5
Trang 6hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải Bởi lẽ các bãi cạn này được luật quy định không có lãnh hải Song song đó, Điều 2 UNCLOS
1982 có quy định rằng: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải” Từ đó, chủ quyền của quốc gia trên biển là chủ quyền được mở rộng theo
nguyên tắc “đất thống trị biển” Do đó, việc quy định các bãi cạn này không có lãnh hải có thể ngầm hiểu rằng các bãi cạn loại này đã không được xem là “đất”
để từ đó mở rộng chủ quyền ra các vùng biển xung quanh
Theo đó, quy chế pháp lý của các bãi cạn sẽ phụ thuộc vào vị trí của chúng đối với đất liền và đảo gần nhất Cụ thể hơn, nếu vị trí của các bãi cạn nằm ở vùng tiếp giáp hoặc vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền như đối với các vùng biển Còn nếu bãi cạn nằm ở ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia thì chúng được xem là “tài sản chung của nhân loại”
II Quy chế pháp lý về đảo nhân tạo
1 Khái niệm đảo nhân tạo
Trong pháp luật quốc tế, khái niệm “đảo nhân tạo” vẫn còn gây nhiều tranh cãi và chưa có bất kỳ định nghĩa nào về đảo nhân tạo được chấp nhận rộng rãi mặc dù hàng loạt các điều khoản trong Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc
1982 có đề cập tới khái niệm này
a, Định nghĩa đảo nhân tạo theo các tài liệu của Hiệp hội Luật hàng hải Canada
Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã cộng tác với Hiệp hội Hàng hải Canada (CMLA) với mục đích định nghĩa được chính xác khái niệm “đảo nhân tạo” Theo đó, Hiệp hội này đã soạn thảo một dự thảo quy ước và đã đệ trình lên
IMO Đảo nhân tạo trong điểm a Điều 1 của dự thảo này đã định nghĩa “Đảo nhân tạo có nghĩa là một công trình hoặc cấu trúc cố định được gắn chặt vào đáy biển và được sử dụng hoặc dự định sử dụng cho các hoạt động kinh tế, bao
Trang 7gồm cả đầu giếng và thiết bị đi kèm, nhưng sẽ không bao gồm các đường ống hoặc các trang thiết bị mà hình thành từ vật liệu nạo vét tự nhiên hoặc chứa các vật liệu với nguồn gốc tự nhiên” 1
b, Định nghĩa đảo nhân tạo cung cấp bởi Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên Liên bang Đức
Đối với khu vực bảo tồn biển (MAPs) trong khu vực SPAR, vào năm
2000, Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên Liên bang Đức đã sử dụng tài liệu định
nghĩa về các đảo nhân tạo do Alfred H A Soons cung cấp: “Đảo nhân tạo là các cấu trúc được tạo ra bằng cách đặt/đổ lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát
và đá và thuật ngữ “lắp đặt” được sử dụng cho các công trình lắp đặt nhân tạo gắn chặt với đáy biển bằng các cọc hoặc ống dẫn xuống đáy và cho các cấu trúc bê tông” 2
c, Định nghĩa đảo nhân tạo dựa trên Bách khoa toàn thư Công pháp quốc tế
Cộng đồng pháp luật quốc tế đã nỗ lực rất nhiều để có thể định nghĩa được “đảo nhân tạo” là gì Bách khoa toàn thư Công pháp quốc tế định nghĩa
“một hòn đảo nhân tạo là một nền tảng cố định tạm thời hoặc vĩnh viễn do con người tạo ra, được bao quanh bởi nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên” 3
1 Definition of Artificial Islands Based on Documents of the Canadian Maritime Law Association:
International Marine Organization (IMO) has cooperated with the Canadian Maritime Law Association (CMLA) with regard to defining artificial island Thus, this Association codified a draft convention and submitted it to IMO Artificial island in Article 1 (a) of this draft has been defined as 'Artificial island' shall mean a permanent installation or structure rigidly affixed to the seabed and used or intended for use foreconomic activities, including wellheads and associated equipment, but shall not include pipelines or installations formed from natural dredged materials or fill with naturalorigin"
2 2 Definition of Artificial Island Based on German Federal Agency for Nature Conservation: With regard to marine preserved areas (MPAs) in SPAR zone, the German Federal Agency for Nature Conservation in 2000 used in its document the following definition of artificial islands provided by Alfred H A Soons: "'Artificial islands' are structures which have been created by the dumping of natural substances like sand, gravel, or rock, and the term ‘installations’ is used for constructions attached to the seafloor by means of piles or tubes driven into the bottom, and for concrete structures"
3 Definition of Artificial Island Based on the Encyclopedia of Public International Law: There are attempts in the international law academia to define “artificial islands” The Encyclopedia of Public International Law defines an artificial island as a temporary or permanent fixed platform made by man, surrounded by water and above water at high tide
7
Trang 82 Đặc điểm của đảo nhân tạo
Dựa vào các khái niệm về đảo nhân tạo được đề cập ở phần trước, chúng
ta có thể nêu ra được 2 đặc điểm chính của đảo nhân tạo như sau:
Thứ nhất, đảo nhân tạo là các công trình được con người xây dựng mà cố định hoặc nổi trên mặt nước khi thủy triều lên như thành phố trên biển, căn cứ quân sự, bến tàu nổi, nhà kho, sân bay nổi
Thứ hai, đảo nhân tạo được hình thành nhằm phục vụ phát triển kinh tế, chẳng hạn như đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đảo nhân tạo công nghiệp, đảo nhân tạo phục vụ đánh bắt cá, các công trình xây lắp nhân tạo để phát triển các nguồn lực phi tự nhiên như cứu hộ hoặc khảo cổ học, nhà máy điện; phục vụ giao thông vận tải; phục vụ nghiên cứu khoa học và dự báo thời tiết; phục vụ giải trí; phục vụ với mục đích quân sự
3 Quy chế pháp lý liên quan đến đảo nhân tạo
Mặc dù UNCLOS 1982 không quy định một định nghĩa cụ thể nào về đảo nhân tạo, nhưng lại có hàng loạt các điều khoản áp dụng cho đảo nhân tạo, tạo nên một khuôn khổ pháp lý đặc biệt cho dạng thực thể này
Thứ nhất, UNCLOS 1982 cho phép các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ven biển, được quyền xây dựng đảo nhân tạo và thiết lập quyền tài phán đối với các đảo này theo điểm b khoản 1 Điều 56 UNCLOS 1982 Rõ ràng các quốc gia ven biển có quyền xây dựng các đảo và các thiết lập nhân tạo trong vùng lãnh hải của mình, quy định cụ thể tại Điều 60 UNCLOS 1982 về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền về kinh tế:
1 Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a) Các đảo nhân tạo;
b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác;
Trang 9c) Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng
2 Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư
3 Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu
sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và
độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo
dỡ hoàn toàn
4 Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị
và công trình đó
5 Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình đó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho
9
Trang 10phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
6 Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn
7 Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế
8 Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa.
Ngoài ra, các quốc gia dân tộc còn được hưởng quyền xây dựng đảo nhân tạo ở đại dương như là một trong những quyền tự do ở đại dương quy định tại Điều 87 UNCLOS 1982:
1 Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:
a) Tự do hàng hải;
b) Tự do hàng không;
c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI; d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc
tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;