1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại hà nội và thành phố hồ chí minh

73 141 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trang 1

ĐỖ QUANG TUYỂN

TỔNG QUAN CÁC CAN THIỆP

TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VIHƯỚNG TỚI PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN

SỚM BỆNH UNG THƯ VÚ

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

ĐỖ QUANG TUYỂN

TỔNG QUAN CÁC CAN THIỆP

TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VIHƯỚNG TỚI PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN

Trang 3

Trong quá trình hoàn thành tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡtận tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TrầnThị Thanh Hương và GS.TS Trương Việt Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡvà động viên tôi hoàn thành tiểu luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, cácthầy cô giáo trường Đại học Thăng Long đã có nhiều công sức đào tạo, giúpđỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thântrong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khókhăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quátrình học tập và hoàn thành tiểu luận này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỔNG QUAN 3

1 Nguồn dữ liệu thông tin 3

2 Thời gian đăng tải nguồn dữ liệu 3

3 Phương pháp tìm kiếm 3

4 Phương pháp tổng hợp và phân tích 4

NỘI DUNG 5

I Phòng và phát hiện hiện sớm bệnh ung thư vú 5

1.1 Định nghĩa bệnh ung thư vú 5

1.2 Đặc điểm dịch tễ học 5

1.3 Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú 7

1.4 Khả năng phòng ngừa ung thư vú 9

1.5 Phát hiện sớm bệnh ung thư vú 10

1.5.1 Tự khám vú 10

1.5.2 Khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa 12

1.5.3 Chụp X-Quang tuyến vú 12

1.6 Các triệu chứng báo động của ung thư vú 13

II Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư vú 14

III Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm UTV 15

3.1 Khái niệm truyền thông 15

3.2 Quá trình truyền thông 16

3.3 Truyền thông thay đổi hành vi 18

3.4 Mô hình lý thuyết về truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống ung thư vú 19

3.5 Những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm ung thư vú 22

3.6 Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng và phát hiện sớm UTV 23

3.6.1 Các phương pháp truyền thông trực tiếp 23

3.6.2 Các phương pháp truyền thông gián tiếp 24

Trang 6

4.1 Trên thế giới 27

4.1.1 Các can thiệp tập huấn và huấn luyện theo nhóm 27

4.1.2 Các can thiệp dựa vào cá nhân 41

4.1.3 Can thiệp dựa vào cộng đồng 43

4.1.4 Các can thiệp dựa vào kỹ thuật truyền thông đa phương tiện và tiếp thị xã hội 46

4.2 Tại Việt Nam 48

4.2.1 Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng và phát hiện sớm UTV 49

4.2.2 Các chương trình can thiệp truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV 54

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Bảng 1: Dịch tễ học ung thư vú: tóm tắt các yếu tố nguy cơ 7

Hình 1: Đứng thẳng người, xuôi hai tay và nhìn vào ngực ở trong gương 10

Hình 2: Hai cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu 11

Hình 3: Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp trên giường hay gối mỏng sau vai trái 11

Hình 4: Di chuyển lên vùng nách tới hõm nách 11

Hình 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú 12

Hình 6: Chụp Xquang tuyến vú 13

Hình 7: Các biểu hiện bất thường 14

Hình 8: Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sàng lọc phát hiện sớm UTV 15

Hình 9: Sơ đồ quá trình truyền thông 16

Hình 10: Khung lý thuyết về truyền thông TĐHV trong phòng và phát hiện sớm UTV 22

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vú (UTV) là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước pháttriển và các nước đang phát triển Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),ước tính năm 2018 trên toàn thế giới sẽ có khoảng 2,1 triệu ca mới mắc, chiếm11,6% tổng số các loại ung thư UTV cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thưgây tử vong (627.000 ca tử vong) chiếm 6,6% trong tổng số tử vong các loại ung thư.Tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất ở Úc/New Zealand (94,2/100.000), Bắc Âu (Vươngquốc Anh, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch), Tây Âu (Bỉ có tỷ lệ toàn cầu caonhất là 92,6/100.000, Hà Lan và Pháp), Nam Âu (Ý) và Bắc Mỹ [1] Tại Việt nam,theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, UTV đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệmắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là 29,9/100.000 dân Ước tính năm2020, con số này là 38,1/100.000 Đây thực sự là một gánh nặng cho bản thân ngườibệnh, gia đình bệnh nhân và toàn xã hội [2], [3].

Với sự tiến bộ của các giải pháp điều trị, ung thư vú là một trong những bệnhung thư có thể điều trị được nếu như bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm [4],[5] [6] Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc tầm soát và pháthiện càng sớm sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phíđiều trị càng thấp [4], [6] Tuy nhiên phần lớn ung thư vú ở Việt Nam được chẩnđoán và nhập viện khi đã muộn, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hiểu biết và kỹnăng về phòng và phát hiện sớm UTV [6], [7], [8] Vì vậy, công tác truyền thônggiáo dục sức khỏe hướng tới thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm ung thư vúcho phụ nữ là một trong những hoạt động quan trọng cần được các cấp, các ngànhvà toàn thể cộng đồng quan tâm đúng mức [9] Theo Eucharia và cộng sự (2018)cho thấy rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việccung cấp kiến thức liên quan đến các vấn đề sức khỏe của cộng đồng [10].Chính vìvậy các phương tiện truyền thông cần được tăng cường để giúp phụ nữ hiểu biết cácbiện pháp phòng ngừa và phương pháp phát hiện sớm và điều trị ung thư vú [11].

Trang 9

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các chương trình can thiệp truyềnthông phòng và phát hiện sớm ung thư vú tập trung chủ yếu vào loại hình can thiệp:các can thiệp tập huấn và huấn luyện theo nhóm (các can thiệp sử dụng video, hìnhảnh và âm thanh -hình ảnh, can thiệp sử dụng yếu tố văn hóa và tôn giáo, can thiệpdựa vào mô hình giáo dục sức khỏe), can thiệp cá nhân (gọi điện và sử dụng trangweb), can thiệp dựa vào cộng đồng và can thiệp dựa vào các kỹ thuật truyền thôngđa phương tiện, tiếp thị xã hội [12] Tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung chủ yếuvào những bệnh nhân đã bị ung thư [13], [14], cải thiện sự lo lắng của họ [15], [16],[17], [18], [19] và ít nghiên cứu dành cho phụ nữ khỏe mạnh, đối tượng cần đượcnâng cao sức khỏe phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú như: thực hành tự khámvú, khám lâm sàng vú, chụp X-quang tuyến vú ngay từ đầu Chính vì vậy chúng tôitiến hành tiểu luận tổng quan này với 2 mục tiêu chính sau:

1. Tổng hợp các nghiên cứu về can thiệp truyền thông phòng và phát hiệnsớm ung thư vú trên thế giới.

2. Tổng hợp các nghiên cứu về can thiệp truyền thông phòng và phát hiệnsớm ung thư vú tại Việt Nam.

Trang 10

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

1 Nguồn dữ liệu thông tin

- Các bài báo khoa học trong các tạp chí trong nước và quốc tế

- Các thống kê số liệu trên các website của các tổ chức trong nước và quốc tế.

2 Thời gian đăng tải nguồn dữ liệu

Các bằng chứng và thông tin được tổng hợp từ những bài báo, các nghiêncứu được đăng tải trong vòng 10 năm trở lại đây, từ 2008 đến 2018.

3 Phương pháp tìm kiếm

Đối với phương pháp tìm kiếm trực tuyến, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếulà cơ sở dữ liệu Hinary, Pubmed/MEDLINE và Web of Science để tìm kiếm các bàibáo quốc tế và sử dụng bộ máy tìm kiếm Google để tìm các tài liệu và các báo cáoliên quan đến nội dung “Hiệu quả của các chương trình can thiệp truyền thông/giáodục sức khỏe về phòng và phát hiện sớm ung thư vú”.

Các từ khóa tiếng Việt được sử dụng bao gồm: “sàng lọc ung thư vú”, “tự

khám vú”, “truyền thông ung thư vú”

Các từ khóa tiếng Anh được sử dụng bao gồm: “Health education program”,

“preventive measures”, “Breast cancer screening”, “Health bilief model”,“Intervention testing”, behavior change”.

Trong quá trình tìm kiếm, các tài liệu được lựa chọn dựa trên tiêu đề và bảntóm tắt nghiên cứu

Tìm kiếm thủ công được thực hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thưviện của một số trường Đại học và Viện nghiên cứu, bao gồm Thư viện Trường Đạihọc Y Hà Nội, Thư viện Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Thư việnTrường Đại học Y tế công cộng.

Trang 11

4 Phương pháp tổng hợp và phân tích

Trong tiểu luận tổng quan này đã tổng hợp được 28 bài báo trên thế giới liênquan đến các can thiệp truyền thông thay đổi hành vi hướng tới phòng và phát hiệnsớm bệnh UTV Dựa vào các kết quả tổng hợp được từ các nghiên cứu trên chúng

tôi chia làm 04 nhóm mô hình can thiệp: can thiệp dựa mô hình tập huấn và huấn

luyện theo nhóm (Các can thiệp sử dụng video, hình ảnh và âm thanh -hình ảnh; can

thiệp sử dụng yếu tố văn hóa và tôn giáo; Các can thiệp dựa vào mô hình giáo dục

sức khỏe), can thiệp cá nhân (gọi điện và gửi các thông điệp truyền thông), can

thiệp dựa vào cộng đồng, can thiệp dựa vào kỹ thuật truyền thông đa phương tiệnvà tiếp thị xã hội Tại Việt Nam, hầu như không có các nghiên cứu về các can thiệp

truyền thông phòng và phát hiện sớm bệnh UTV Do đó, chúng tôi chỉ tổng hợp đượcmột nghiên cứu điều tra ban đầu về kiến thức và thực hành phòng bệnh UTV (8 bàibáo) và một số các chương trình/dự án truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV.

Trang 12

NỘI DUNG

I Phòng và phát hiện hiện sớm bệnh ung thư vú

1.1 Định nghĩa bệnh ung thư vú

Ung thư vú (UTV) là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú Khốiu ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xungquanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể Ung thư vú có thểxảy ra ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ [6], [7], [8].

1.2 Đặc điểm dịch tễ học

UTV là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nướcđang phát triển Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính năm 2018trên thế giới sẽ có khoảng 2,1 triệu ca mới mắc, chiếm 11,6% tổng số các loại ungthư UTV cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thư gây tử vong (627.000 ca tửvong) chiếm 6,6% tổng số tử vong các loại ung thư Tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất ởÚc/New Zealand (94,2/100.000), Bắc Âu (Vương quốc Anh, Thụy Điển, Phần Lanvà Đan Mạch), Tây Âu (Bỉ có tỷ lệ toàn cầu cao nhất là 92,6/100.000, Hà Lan vàPháp), Nam Âu (Ý), và Bắc Mỹ Xét về tỷ lệ tử vong, tỷ lệ ung thư vú cho thấy cósự thay đổi ít hơn, với tỷ lệ tử vong cao nhất được ước tính ở Melanesia trong đó

khu vực Fiji có tỷ lệ tử vong cao nhất trên toàn thế giới (25,5/100.000) (Globocan

2018) [20].

Trang 13

Nguồn: Globocan 2018 (WHO)Biểu đồ 1: Tỷ lệ tử vong và mắc chuẩn theo tuổi của ung thư vú ở nữ giới năm 2018

Tỷ lệ mắc UTV có sự khác biệt giữa các châu lục, trong đó tỷ lệ mới mắc ởkhu vực Úc/New Zeland là 94,2/100.000 người, cao gấp hơn 3 lần ở các khu vựcTrung Phi (29,9/100.000) và Trung Nam Á là 25,9/100.000 người [1].

Tại Việt Nam, UTV là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Theo số liệu ghi nhậnung thư năm 2010, UTV đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trungbình trong cả nước là 29,9/100.000 dân Nơi có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi cao nhất làHà Nội với tỷ lệ trung bình là 146,9/100.000 dân, tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệtrung bình là 131,5/100.000 Ước tính năm 2020, con số này là 38,1/100.000 [2].

Trang 14

1.3 Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú

Bảng 1: Dịch tễ học ung thư vú: tóm tắt các yếu tố nguy cơ [20]

ảnh hưởng

Các yếu tố nguy cơ được xác nhận rõ ràng

Tiền sử gia đình mắc ung thư vú (mối quan hệ cận huyết) ↑↑

Bệnh vú lành tính ↑↑Mật độ vú dày đặc (mammographically dense breast) ↑↑Tuổi sinh con lần đầu trên 30 tuổi so với 20 tuổi ↑↑Tuổi mạn kinh trên 54 tuổi so với 45 tuổi ↑↑Hàm lượng estrogen nội sinh cao ↑↑Hàm lượng androgen nội sinh cao ↑↑Tiếp xúc với tia phóng xạ ↑↑Có kinh nguyệt lúc 12 tuổi so với 14 tuổi ↑Chỉ số khối cơ thể cao (sau mạn mãn kinh) ↑sử dụng hormone sau mãn kinh ↑

Chỉ số khối cơ thể cao (tiền mãn kinh) ↓

Các yếu tố nguy cơ có thể tồn tại (Dựa trên các dữ liệu nghiên cứu)

Nguy cơ mắc ung thư tử cung ↑Tiền sử thời trẻ béo phì ↓↓

Hoạt động thể lực ↓Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống hiện tại ↑Cho con bú (trong thời gian dài) ↓

Nồng độ Insulin trong huyết tương tăng cao ↑

Các yếu tố nguy cơ yếu (Dựa trên các dữ liệu)

Tổng lượng chất béo ăn vào lúc trưởng thành Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống trước đây -Sẩy thai hoặc nạo hút thai -Hút thuốc lá (hút thuốc lá sớm nhiều mỗi ngày) ↑

-Các yếu tố nguy cơ: chưa rõ ràng hoặc thiếu cơ sở nghiên cứu

Hàm lượng estrogen nội sinh cao ↑Hàm lượng vitamin D nội sinh cao ↓Thuốc chống viêm không steroid -Bệnh tiểu đường ↑Bệnh tuyến giáp -Phơi nhiễm với thuốc trừ sâu (Organochlorine) -

↑: tăng nguy cơ từ mức độ thấp đến trung bình; ↑↑: tăng nguy cơ từ mức độ trung bình đếncao; ↓: giảm nguy cơ từ mức độ thấp đến trung bình; ↓↓: giảm nguy cơ từ mức độ trung bình đến cao; “-” Không có mối ảnh hưởng

Trang 15

Rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú đã được xác định Tuy nhiên, đa sốphụ nữ ung thư vú rất khó xác định nguyên nhân chính vì thế việc phòng ngừa còngặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra các yếu tốnguy cơ gây UTV bao gồm: yếu tố về gia đình, yếu tố tuổi, giới, yếu tố nội tiết, chếđộ dinh dưỡng, yếu tố môi trường, các yếu tố liên quan đến tiền sử sản phụ khoa vàyếu tố về gen [6], [7] [8], [20].

Yếu tố gia đình: phụ nữ có mẹ hoặc chị, em gái hoặc con gái ruột đã bị UTV thì

có nguy cơ bị bệnh này cao gấp 2-3 lần so với các phụ nữ khác Nếu người trong giađình có người bị UTV khi ở tuổi còn trẻ thì có yếu tố nguy cơ cao hơn Nguy cơ tăngcao khi trong gia đình có từ 2 người trở lên bị mắc UTV.

Gen: Đột biến gen: BRCA1; BRCA2; làm thay đổi tế bào tuyến vú chuyển

thành ác tính Những phụ nữ mang các gen này có nguy cơ cao bị UTV Nhiềunghiên cứu chỉ ra rằng 25% số trường hợp UTV ở phụ nữ dưới 30 tuổi có liên quantới yếu tố về gen.

Tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc UTV càng tăng, đặc biệt trên 35 tuổi.

Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc chuẩn theotuổi tăng từ 25/100.000 dân ở độ tuổi từ 30-34 lên đến 200/100.000 dân ở độ tuổi từ45- 49 Tại Việt Nam, giai đoạn từ 2004-2008, tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi tăng nhanhtừ độ tuổi 30-34 và đỉnh cao ở 55-59 với tỷ lệ 135,0/100.000 dân.

Các yếu tố nội tiết:

- Tuổi bắt đầu có kinh sớm làm tế bào tuyến vú sớm tiếp xúc estrogen Nhữngngười có kinh sớm cũng có nồng độ estrogen cao hơn những người có kinh muộn.Những phụ nữ có kinh nguyệt sớm (dưới 12 tuổi), mãn kinh muộn (từ sau 55 tuổi)làm tăng yếu tố nguy cơ.

- UTV có mối liên quan với việc sinh đẻ Những phụ nữ không sinh con cónguy cơ cao bị UTV gấp 1,4 lần phụ nữ sinh đẻ Nếu phụ nữ mang thai đủ thời gian(không nạo, sảy) lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị bệnh gấp 2 đến 5 lần so với phụnữ mang thai đủ thời gian trước 20 tuổi.

Trang 16

- Không cho con bú cũng là một yếu tố nguy cơ mắc UTV Nguy cơ UTV sẽgiảm 4% cho mỗi năm mà người phụ nữ cho con bú Ngược lại, nhiều nghiên cứuđã chỉ ra việc cho con bú có thể coi là yếu tố dự phòng của bệnh UTV.

Tiền sử mắc các bệnh tại vú: Viêm tuyến vú trong khi sinh đẻ và một số

bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc UTV.

Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ tiếp xúc với tia phóng xạ khi còn trẻ như

phải điều trị bằng tia xạ tại vùng ngực vì các bệnh ác tính khác (như u lymphô áctính không Hodgkin hoặc Hodgkin) có nguy cơ bị UTV cao hơn những phụ nữ khácgấp 12 lần.

Các yếu tố liên quan đến lối sống như:

Theo nghiên cứu của Danaei và cộng sự (2005), 21% ca tử vong do UTV trêntoàn thế giới là do sử dụng rượu, thừa cân và béo phì, và ít vận động Nhiều nghiêncứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể lực có thể là yếu tố bảo vệ chống lại sự phát triểnUTV ở thời kỳ sau mãn kinh, uống rượu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện UTV ởmọi lứa tuổi Những yếu tố dẫn tới béo phì ở người trưởng thành cũng được coi lànguy cơ dẫn tới UTV ở thời kỳ mãn kinh.

1.4 Khả năng phòng ngừa ung thư vú

Với những yếu tố nguy cơ trên đây mà các nghiên cứu dịch tễ học tìm ra, khảnăng phòng bệnh đối với UTV còn khá hạn chế Có nhiều yếu tố không thể thay đổinhư tuổi, có kinh sớm và mãn kinh muộn… hoặc các yếu tố khó thay đổi như phụ nữđộc thân, có thai muộn… góp phần quan trọng vào sinh bệnh trong khi những yếu tốvề lối sống, sinh hoạt có thể thay đổi được lại mang nguy cơ mắc UTV thấp Tuynhiên, vẫn có những yếu tố nguy cơ liên quan tới lối sống hoàn toàn có thể phòngngừa được như [6], [7], [8], [20]:

Tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Tránh béo phì, ăn uống điều độ, tăng cường tập luyện thể lực, duy trì mứccân nặng hợp lý không những có thể làm giảm nguy cơ UTV mà còn giúp phòngngừa nhiều bệnh khác.

Trang 17

Hạn chế sử dụng các thuốc nội tiết thay thế có chứa estrogen và progesterone.Sinh đẻ hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, không nên sinh con đầu muộn hoặckhông sinh con Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ đồng thời giúp bảo vệsức khỏe của người mẹ, tạo mối liên hệ mật thiết giữa mẹ và con.

1.5 Phát hiện sớm bệnh ung thư vú

Các phương pháp phát hiện sớm UTV: Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm

sàng ngày nay đã khẳng định hiệu quả của việc sàng lọc phát hiện sớm đối với phụnữ từ 40 tuổi trở lên sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh UTV trong khoảng 25% -30% Các phương pháp thường sử dụng bao gồm: tự khám vú; khám vú lâm sàng vàchụp X-quang tuyến vú [5], [6], [7], [8].

1.5.1 Tự khám vú

Đây là phương pháp tương đối đơn giản để phát hiện ra những thay đổi củatuyến vú Nếu UTV được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 90% TKV là cáchkhông tốn kém, nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người bệnh phát hiện sớmcác khối u ở vú, được điều trị sớm và vì vậy tiên lượng tốt.

Phương pháp TKV được khuyến cáo tiến hành hàng tháng sau sạch kinh 5ngày đối với phụ nữ từ 20 tuổi trở lên vì lúc đó mô vú mềm mại khám sẽ đỡ đau vàchính xác hơn Nếu đã mãn kinh thì nên khám vú đều đặn mỗi tháng 1 lần Nênchọn thời điểm thuận tiện nơi có không gian yên tĩnh Tốt nhất là kiểm tra khi tắmhoặc trước khi đi ngủ Các bước tiến hành theo thứ tự được mô tả theo 5 bước TKVnhư sau:

Bước 1: Cởi áo ra, ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi hai

tay và quan sát tuyến vú 2 bên tìm xem có những dấu hiệu bất thường như thay đổikích thước, hình dạng và sự đối xứng của 2 vú, da vú dúm dó, lõm xuống.

Hình 1: Đứng thẳng người, xuôi hai tay và nhìn vào ngực ở trong gương.

Trang 18

Bước 2: Hay cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu, tìm các dấu hiệu bất

thường của ngực như bước 1.

Bước 2: Hay cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu, tìm các dấu hiệu bất

thường của ngực như bước 1.

Hình 2: Hai cánh tay giang rộng, bàn tay để sau đầu

Bước 3: Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp trên giường hay gối mỏng sau

vai trái, đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải khám ngực trái, dùng 3 ngón tay xòethẳng vừa ấn nhẹ lên bầu vú vừa day tròn tìm khối u hoặc mảng dày bất thường bắtđầu từ trong quầng vú di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc.

Hình 3: Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp trên giường hay gối mỏng sau vai tráiBước 4: Di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách xem có u hạch hay không

Hình 4: Di chuyển lên vùng nách tới hõm nách

Trang 19

Bước 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra

hay không? Khám tương tự đối với ngực bên phải.

Hình 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ đầu vú.1.5.2 Khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa

Khám vú lâm sàng (KVLS) do nhân viên y tế thực hiện thông qua việc quansát xem có thay đổi nào về hình dạng hay kích thước của vú không, rồi sờ tuyến vúvà vùng hố nách để tìm các biến đổi về cấu trúc da hay khối u Các nghiên cứu chothấy 5-10% các trường hợp UTV được phát hiện qua KVLS mà không phát hiệnđược trên phim chụp X-quang tuyến vú; trong khi đó khoảng 40% được phát hiệnqua chụp X-quang tuyến vú mà không phát hiện được qua KVLS Các chuyên gia ytế khuyến cáo đối phụ nữ sau 30 tuổi nên khám vú định kỳ tại các cơ sở y tế chuyênkhoa từ 1-3 năm một lần, phụ nữ sau tuổi 40 cần được khám vú định kỳ một nămmột lần [5], [6], [7], [8].

1.5.3 Chụp X-Quang tuyến vú

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy chụp X-quang tuyến vú là biệnpháp có vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư vú Chụp X-quang tuyến vú có ưuthế rõ rệt là có thể phát hiện các tổn thương bất thường ở tuyến vú ngay cả trên lâmsàng chưa sờ thấy có khối u, trong số đó có ung thư Phụ nữ khi đến 40 tuổi trở lên cầnđi khám thầy thuốc chuyên khoa và cần định kỳ đi chụp X quang tuyến vú khôngchuẩn bị một năm một lần Đối với phụ nữ > 50 tuổi, việc sàng lọc bằng chụp Xquangtuyến vú không chuẩn bị cũng có hiệu quả tốt Tuy nhiên, cũng cần phân biệt sàng lọckhác với chẩn đoán Vai trò của chụp X-quang tuyến vú trong sàng lọc đã được khẳng

Trang 20

định, nhưng trong chẩn đoán khi đã có khối u rõ thì ít khi sử dụng chụp vú để phân biệtgiữa tổn thương lành tính và ác tính Bằng phương pháp này người ta ước tính mỗi nămđã giảm được 30% phụ nữ tử vong do ung thư vú ở Mỹ [5], [6], [8].

Hình 6: Chụp Xquang tuyến vú1.6 Các triệu chứng báo động của ung thư vú

1) Sờ thấy khối u ở vú.

2) Một bên vú dày và chắc hơn bên kia.

3) Một bên vú to lên, một phần hay toàn bộ vú bị sưng lên.4) Một bên vú xệ xuống bất thường.

5) Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.6) Núm vú đau hoặc tụt vào trong.

7) Thay đổi màu sắc hoặc tính chất trên da của vú: Màu da cam, co rút da.8) Có hạch dưới nách.

9) Chảy dịch núm vú không phải sữa.

10) Đau, nổi đỏ, vảy nến hoặc dày da ở núm vú hoặc da vú.

Trang 21

Hình 7: Các biểu hiện bất thường

Các triệu chứng trên đây có thể là của các bệnh lành tính hoặc ác tính của vú,vì vậy tất cả phụ nữ gặp một trong các biểu hiện trên cần đến bác sỹ chuyên khoaung bướu khám càng sớm càng tốt [6], [7], [8].

II Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành sàng lọc phát hiện sớmbệnh ung thư vú

Dựa theo mô hình mô hình các yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe củaWHO năm 2010, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đếnkiến thức và thực hành sàng lọc phát hiện sớm UTV trong đề tài này [21], [22], [23]:

Trang 22

Hình 8: Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sàng lọcphát hiện sớm UTV

- Các yếu tố cá nhân: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chồng.

- Các yếu tố về lối sống và điều kiện sống: tiền sử cá nhân mắc các bệnh vềvú, gia đình có người bị mắc UTV, tiền sử dùng thuốc nội tiết, tiền sử kinh nguyệt,tiền sử hút thuốc lá, tiền sử uống rượu bia, tình trạng hôn nhân và số con.

- Các yếu tố về bối cảnh kinh tế - xã hội: tiếp cận được với cán bộ y tế cóchuyên môn và các nguồn thông tin về phát hiện sớm ung thư vú.

Các yếu tố khác như: kiến thức về UTV: Kiến thức phòng UTV, kiền thức vềTKV, kiến thức KVLS, kiến thức chụp X-quang vú.

III Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm UTV

3.1 Khái niệm truyền thông

Yếu tố cá nhân

Bối cảnh kinh tế xã hội

- Tiếp cận với CBYT có chuyên môn

- Tiếp cận với các nguồn thông tin về phát hiện sớm UTV

- Tiền sử bị bệnh về vú- Gia đình có người bị UTV

- Tiền sử sử dụng thuốc nội tiết

- Tiền sử kinh nguyệt- Tiền sử hút thuốc lá- Tiền sử uống rượu bia- Tình trạng hôn nhân và số con

- Tuổi

- Trình độ học vấn - Nghề nghiệp của chồng

Các yếu tố về lối sống và điều kiện sống

Kiến thức phát hiện sớm UTV

-Kiến thức phòng UTV- Kiền thức về TKV-Kiến thức KVLS- Kiến thức chụp X-quang vú

Thực hành phát hiện sớm UTV

Tự khám vúKhám lâm sàng

Chụp Xquang

Trang 23

Truyền thông là một quá trình trao đổi, chia sẻ trao đổi thông tin giữa ngườitruyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết nâng cao nhận thức và thay đổihành vi của đối tượng Đó là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa truyềnthông viên với đối tượng được truyền thông để cùng nhau chia sẻ các thông tin, ýkiến, thái độ, tình cảm kỹ năng về cùng một vấn đề được quan tâm và dẫn tới nhữngthay đổi hành vi của đối tượng Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính haichiều hay nhiều chiều [9], [24], [25]

Ví dụ: tư vấn của cán bộ y tế cho đối tượng nữ về biện pháp sàng lọc phát hiệnsớm ung thư vú (tự khám vú, khám vú lâm sàng, chụp X-quang tuyến vú) Trong quátrình tư vấn, thảo luận nhóm như vậy có sự trao đổi thông tin giữa cán bộ y tế/cán bộtruyền thông với đối tượng được truyền thông nhằm giúp đối tượng nâng cao nhậnthức từ đó thay đổi hành vi tự khám vú tại nhà, đi khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoavà chụp X-quang tuyến vú.

3.2 Quá trình truyền thông

Quá trình truyền thông gồm hai hoạt động cơ bản: hoạt động truyền/gửi thôngđiệp thông qua kênh truyền thông (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ nguồn truyền tới đốitượng và hoạt động phản hồi từ đối tượng đến nguồn truyền Quá trình truyền thônggồm 6 thành phần có thể mô tả bằng sơ đồ sau [9], [24], [25]:

Hình 1: Sơ đồ quá trình truyền thông

Thông tin phản hồi

Nguồn

truyền Thông điệp Kênh truyền thông

Người nhận

Phản hồi

HIỆU QUẢ

Nhiễu

Trang 24

Hình 9: Sơ đồ quá trình truyền thông

1) Nguồn truyền: có thể là một người, một nhóm người, một hoặc nhiều tổ

chức phát ra các nội dung truyền thông tới đối tượng đích Trong truyền thông trực

tiếp về phòng và phát hiện sớm UTV như tư vấn, thảo luận nhóm, tư vấn… pháthiện sớm UTV Nguồn truyền có thể là cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh

niên Nguồn truyền rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình truyền

thông: độ tin cậy, sự hấp dẫn/yêu thích Để các hoạt động truyền thông phòng và

phát hiện sớm UTV có hiệu quả, người làm truyền thông cần có các kỹ năng truyềnthông tốt và có kiến thức về nội dung truyền thông UTV (các dấu hiệu phát hiệnsớm UTV, các biện pháp phòng ngừa và sàng lọc UTV…)

2) Thông điệp: Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thông cơ

bản được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào đó mà ngườitruyền muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối tượng, kêu gọi đối tượng hànhđộng theo mục tiêu truyền thông Thông điệp có thể được thể hiện dưới dạng hình

ảnh, câu từ hoặc lời nói Ví dụ thông điệp “ Tầm soát ngay khi sang tuổi 40” trong

chương trình khám sàng lọc UTV miễn phí cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên của Quỹhỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng

3) Kênh truyền thông: Là những cách thức những phương tiện, công cụ

dùng để truyền tải các nội dung thông qua phương tiện truyền thông đến đối tượngtruyền thông Có 2 phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp

4) Người nhận: Có thể là các cá nhân hay nhóm đối tượng đích khác nhau,

các cộng đồng hoặc quảng đại quần chúng Người làm truyền thông cần phải biếtnhững đặc trưng của đối tượng như giới, tuổi, dân tộc trình độ văn hóa, giai tầng xãhội, thái độ hành vi và khả năng kinh tế của đối tượng đích để lựa chọn các phươngtiện, các thông điệp và các nguồn truyền thích hợp Có thể phân chia đối tượngtruyền thông (người nhận) thành các nhóm: đối tượng đích, đối tượng liên quan, đốitượng quan trọng.

Trang 25

Các đối tượng trong truyền thông để phòng và sàng lọc phát hiện sớm UTV:+ Đối tượng đích: Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35 tuổi trởlên nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái mắc bệnh UTV.

+ Đối tượng ưu tiên 2: chồng, con, người thân trong gia đình, bạn bè củađối tượng đích.

+ Đối tượng quan trọng: Trưởng ban nữ công, chủ tịch công đoàn của cơquan/ đơn vị có đối tượng nữ công tác để họ tạo điều kiện thuận lợi vềthời gian, kinh phí cho việc khám sàng lọc (ví dụ ra quyết định về việckhám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động, đối với lao độngnữ tuổi từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35 tuổi trở lên nếu trong gia đình có mẹ hoặcchị gái mắc bệnh UTV trong danh mục khám, xét nghiệm có chụp X quang vú).

5) Phản hồi: cho biết các đáp ứng hay phản ứng của người phát tin, được

người làm truyền thông xử lý để đưa ra các nội dung sau chuẩn xác hơn các nộidung trước và đưa ra thông tin điều chỉnh hành vi của đối tượng đúng đắn hơn.

6) Hiệu quả của truyền thông: được đánh giá bằng sự thay đổi hành vi

(TĐHV) của đối tượng

3.3 Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi là biện pháp tiếp cận/hoạt động truyền thông ởnhiều cấp độ nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi tích cực làm giảm nguycơ và tăng cường khả năng cho mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng thông qua cácthông điệp phù hợp, các kênh đa dạng [9].

Truyền thông TĐHV trong phòng và phát hiện sớm UTV là biện pháp tiếpcận/hoạt động truyền thông ở nhiều cấp độ nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tỷlệ chết vì UTV thông qua việc thúc đẩy người dân trong cộng đồng thực hiện cáchành vi lành mạnh như hạn chế uống rượu bia, không để tăng cân thái quá, thể dụcthể thao đều đặn, sống lành mạnh…, thực hiện các biện pháp sàng lọc phòng pháthiện sớm với các nhóm đối tượng có nguy cơ.

Các hoạt động truyền thông TĐHV được lựa chọn và thực hiện dựa trên việcphân tích đối tượng đích Vì vậy, để truyền thông TĐHV có hiệu quả chúng ta cần

Trang 26

phân tích và làm rõ được các rào cản khiến đối tượng không thực hiện hành vi khuyếncáo để có biện pháp hỗ trợ hợp lý [9].

3.4 Mô hình lý thuyết về truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống ung thư vú

Hành vi của con người có thể thay đổi Việc thay đổi hành vi ở mỗi cá nhân làkhác nhau, có thể nhanh, chậm và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Hiện nay có nhiềumô hình lý thuyết như mô hình niềm tin sức khỏe; Lý thuyết hành động hợp lý vàhành vi có dự định; Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi; Lý thuyết nhận thức xãhội Mỗi mô hình/lý thuyết đề cập trên đều được sử dụng trong các can thiệp thay đổihành vi cá nhân và đều có những ưu điểm và hạn chế riêng trong việc thay đổi hành

vi cá nhân Trong khuôn khổ nội dung truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV,

chúng tôi dựa vào mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi Mô hình này được

Prochaka và DiClemente phát triển dựa trên giả thuyết sự thay đổi hành vi là cả mộtquá trình chứ không phải là một sự kiện ngoài ra những cá nhân có động cơ hoặc sẵnsàng thay đổi cũng ở các mức độ khác nhau Mô hình có tính chất chu trình, xoayvòng chứ không phải là một đường thẳng, con người có thể vào ra bất kỳ giai đoạnnào và mô hình cũng áp dụng như nhau cho những người tự nguyện thay đổi, nhữngngười nghe lời khuyên của chuyên gia hoặc chịu ảnh hưởng bởi các chiến dịch truyềnthông về sức khỏe [26], [27], [28] Các giai đoạn cơ bản của sự thay đổi đó là:

Bước 1: Nhận ra hành vi có hại (Giai đoạn tiền dự định)

Trong giai đoạn này đối tượng đích chưa quan tâm và không có dự định áp dụngbất cứ hành vi được khuyến cáo hoặc thay đổi một hành vi nào đó trong một tươnglai định trước Giai đoạn này họ cần được cung cấp thông tin một cách đầy đủ,khách quan về hành vi mong đợi (lợi ích, cách thức áp dụng và những rào cản vàbiện pháp giải quyết…).

Đối với phụ nữ không có ý định đi khám sàng lọc UTV Cán bộ truyền thôngcần cung cấp cho họ những nguy cơ mắc UTV thường gặp ở phụ nữ như tuổi càngcao thì nguy cơ mắc UTV càng tăng đặc biệt trên 40 tuổi, tiền sử gia đình có ngườimắc UTV như mẹ, chị em gái, con gái, phụ nữ có kinh nguyệt sớm dưới 12 tuổi và

Trang 27

mạn kinh muộn sau 55 tuổi, khôngg có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi…Lợi ích của việc khám sàng lọc UTV cũng cần được cung cấp trong giai đoạn này.Đây có thể coi là giai đoạn khó khăn để thuyết phục đối tượng đích nhận ra vấn đề.

Bước 2 : Quan tâm đến hành vi mới (Giai đoạn dự định)

Trong giai đoạn này, đối tượng suy nghĩ về việc TĐHV và dự định sẽ thay đổitrong tương lai gần Họ đã quan tâm đến việc chuyển đổi hành vi nhưng còn do dự,băn khoăn mâu thuẫn giữa điểm có lợi và không có lợi của hành vi cần thay đổi Đốitượng đang thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể gặp phải một số khó khăn cảntrở Để giúp đối tượng chuyển đổi hành vi cần tiếp tục cung cấp thông tin về nguy cơvà những lợi ích nếu chuyển đổi hành vi Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ về mặt tinhthần của gia đình, bạn bè, người xung quanh và một môi trường xã hội thuận lợi.

Sau khi nghe truyền thông về lợi ích của các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm

UTV như tự khám vú (TKV), khám vú lâm sàng (KVLS) và chụp X-quang vú, đốitượng đích bắt đầu suy nghĩ về việc sẽ thực hiện hành vi tự khám vú, đi khám vúlâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa, chụp X-quang tuyến vú và dự định sẽ làmtrong thời gian tới Đồng thời tự tìm hiểu những thông tin liên quan các bước tựkhám vú, nơi khám…

Bước 3: Đặt mục đích để thay đổi (Giai đoạn chuẩn bị)

Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi íchcủa hành vi mới Họ đã có quyết tâm và có kế hoạch thực hiện hành vi/việc làmmới Giai đoạn này đối tượng rất cần sự giúp đỡ để xác định rõ mục tiêu, thời giancần thay đổi cung cấp hỗ trợ kịp thời từ gia đình, bạn bè và xã hội

Sau đó đối tượng đích cam kết sẽ thực hiện các biện pháp sàng lọc phát hiện

sớm UTV: TKV, KVLS và chụp X-quang vú Họ sẽ đi gặp cán bộ y tế hoặc nhữngngười đã từng khám sàng lọc UTV, để biết thêm các thông tin liên quan đến cácbước TKV cũng như dịch vụ khám sàng lọc UTV

Bước 4 : Làm thử, đánh giá (Giai đoạn hành động)

Trang 28

Đối tượng sẵn sàng thực hiện hành vi mới và thay đổi theo kế hoạch của họ,đồng thời đánh giá những lợi ích mà họ nhận được từ việc thực hiện hành vi mới.Họ rất cần sự trợ giúp của bạn bè, gia đình, cộng đồng, người cung cấp dịch vụ…để vượt qua các khó khăn cản trở, rút ra bài học kinh nghiệm Đây là bước ngoặtquan trọng để đối tượng duy trì hoặc từ bỏ hành vi mới.

Đối tượng đích đã thực hành TKV và đến cơ sở y tế để thực hiện KVLS vàchụp X-quang tuyến vú điều mà trước đó họ chưa từng thực hiện, bây giờ họ đã làmnhưng có thể không thường xuyên (Không khám định kỳ) Để định hướng cho đốitượng có thói quen tự khám vú hàng tháng và khám định kỳ thì việc cung cấp đầyđủ thuận tiện dịch vụ khám sàng lọc UTV là rất quan trọng trong giai đoạn này.Phải tạo cho họ cảm giác đang làm đúng và việc họ làm thực sự đang mang lạihiệu quả.

Bước 5: Duy trì (Giai đoạn duy trì)

Đối tượng đích đã thực hiện thành công hành vi mong đợi Nếu được thực hiệntrong môi trường thuận lợi thì nó sẽ được duy trì thậm chí đối tượng còn truyềnthông cho người khác cùng thực hiện Nếu thực hiện trong môi trường không thuậnlợi, đối tượng lại có xu hướng thoái lui về các giai đoạn trước Vì thế trong giaiđoạn này, họ cần tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ để có động lực duy trì.

Đối tượng đích đã thực hiện TKV hàng tháng, đi KVLS và chụp X-quangtuyến vú tại cơ sở y tế chuyên khoa thời gian qua và nhận thấy rằng việc sàng lọcphát hiện sớm UTV rất nhiều lợi, dịch vụ sàng lọc rất thuận tiện, cán bộ y tế niềmnở, tư vấn kỹ và giải đáp đầy đủ thắc mắc của mình Đối tượng đích dự định sẽTKV thường xuyên và đi khám sàng lọc định kỳ Khi họ sang những nhà hàng xómgặp gỡ hoặc gặp gỡ đồng nghiệp tại cơ quan, những phụ nữ bằng tuổi mình và thấyrằng những người khác cũng đã thực hiện các biện pháp sàng lọc phát hiện sớmUTV như mình Họ còn đi khuyên bảo những người khác trong cộng đồng, bạn bèđồng nghiệp cùng thực hiện và đi khám định kỳ và được những người khác tándương Đó là những động lực để họ tiếp tục.

Trang 29

Hình 10: Khung lý thuyết về truyền thông TĐHV trong phòng và phát hiện sớm UTV3.5 Những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi phòng và pháthiện sớm ung thư vú.

CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HANH VICán bộ truyền thông làm gì để giúp đỡ đối tượng TĐHV

12 Nêu biện pháp hỗ trợ và duy trì thực hiện các biện pháp phát hiện sớm UTV11 Bàn bạc các quyết định thực hiện các biện pháp TKV, KVLS, chụp X-quang vú10 Giúp tổng kết kinh nghiệm về các biện pháp TKV, KVLS, chụp X-quang vú9 Cung cấp tài liệu TKV, các cơ sở khám sàng lọc UTV

8 Giúp giải quyết các rào cản TKV, KVLS, chụp X-quang vú

7 Giúp đối tượng đích làm thử các bước TKV + đánh giá các bước TKV

6 Mời người từng mắc UTV chia sẻ kinh nghiệm vượt qua số phận để chiến thắng bệnh UTV

5 Khuyến khích, động viên đối tượng đích các biện pháp TKV, KVLS & chụp X-quang vú

4 Bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng về các biện pháp TKV, KVLS & chụp X-quang vú

3 Cung cấp thông tin cơ bản các biện pháp các biện pháp TKV, KVLS & chụp X-quang vú

2 Giải thích/phân tích lợi ích về các biện pháp các biện pháp TKV, KVLS & chụp X-quang vú

1 Tìm hiểu đối tượng đích biết, tin và làm gì về các biện pháp TKV, KVLS & chụp X-quang vú

Duy trì/Từ chối

Làm thử + Đánh giá

Đặt mục đích để thay đổi

Quan tâm đến hành vi mới

Trang 30

Có thể chia ra một số các rào cản ảnh hưởng đến việc TĐHV mong muốn Cónhiều cách để phân tích rào cản thông qua các lý thuyết TĐHV: mô hình niềm tin, các

bước TĐHV… Tuy nhiên, có thể chia các rào cản có thể chia thành 2 nhóm lớn [9]:

3.6.1 Các phương pháp truyền thông trực tiếp

- Thảo luận nhóm: là quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin trực tiếp giữa các

thành viên trong nhóm có hoàn cảnh giống nhau hoặc gần giống nhau Với hìnhthức này, truyền thông viên (người hướng dẫn thảo luận) có vai trò bổ sung kiếnthức, hướng dẫn thực hành cho người tham dự để đi đến giải quyết các vấn đề củahọ [9], [24], [25].

- Nói chuyện sức khỏe: là hình thức truyền thông trực tiếp phổ biến tại cộng

đồng giữa truyền thông viên và một nhóm người dân nói chung hay nhóm thanh niên,

Cá nhân và nhóm (gia đình, bạn bè, người thân, cộng động)

- Thiếu kiến thức- Thiếu kỹ năng- Thiếu nguồn lực

Hệ thống y tế:

- Cung cấp dịch vụ y tế (cán bộ y tế, trang thiết bị, địa điểm, giá thành)

- Chính sách

Khó khăn/rào cản trong quá truyền thông THĐV phòng và phát hiện sớm UTV

Trang 31

nhóm phụ nữ có nguy cơ ung thư cao…nói riêng Buổi nói chuyện có thể được tổ chứcriêng theo chuyên đề hoặc được lồng ghép như một nội dung hoạt động trong các buổihọp người dân, các buổi họp tổng kết, họp triển khai hoạt động y tế tại cơ sở, phọp phụnữ, thanh niên….

- Tư vấn: là quá trình truyền thông trực tiếp cho một đối tượng trong đó cán

bộ tư vấn cung cấp thông tin giúp cho đối tượng tự đưa ra quyết định và hành độngtheo quyết định này nhằm phòng tránh các hành vi có hại và hướng đến các hành vicó lợi cho sức khỏe.

- Kể chuyện: là một phương pháp có thể sử dụng trong truyền thông giáo dục

sức khỏe kết hợp với các phương pháp khác Các câu chuyện thường được xây dựngdựa trên những vấn đề xảy ra trong thực tế, qua đó có tác động gây được nhiều ảnhhưởng hơn là bài nói, bài viết Mọi người thường thích nghe các câu chuyện hơn; họcó thể cảm nhận được cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện Qua kể chuyệnlàm cho mọi người nhớ các thông tin tốt hơn một bài diễn thuyết hay một bài giảng

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, văn hóa, văn nghệ lồng ghép với truyền

thông giáo dục sức khỏe: đây là phương pháp nếu có khả năng tổ chức sẽ thu hút

được nhiều người tham gia Có thể phát huy được bản sắc, tiềm năng văn hóa củacộng đồng, tính giáo dục có thể rất sâu sắc Có thể tổ chức các cuộc thi trực tiếp tìmhiểu về sức khỏe, bệnh tật, môi trường…sẽ rất hấp dẫn Cần phối hợp chặt chẽ vớicác cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể liên quan để tổ chức.

3.6.2 Các phương pháp truyền thông gián tiếp

Truyền thông gián tiếp: nội dung truyền thông được thực hiện qua đài phátthanh, vô tuyến, báo, áp phích, tờ rơi Phương pháp này có ưu điểm: nội dungtruyền thông thống nhất; đến nhiều người, nhanh, tạo được dư luận xã hội Bên cạnhđó cũng có nhược điểm là khó thu được thông tin phản hồi, chỉ làm tăng kiến thứclà chủ yếu, khó làm thay đổi thái độ và thực hành của đối tượng Đòi hỏi có trangthiết bị [9], [24], [25].

Trang 32

- Tờ rơi: Loại hình này cũng rất phổ biến và sử dụng thuận tiện Được sử

dụng trong trường hợp đối tượng không có thời gian để đọc Tờ rơi là một tài liệutruyền thông quan trọng trong các chiến dịch truyền thông đại chúng Nội dung tờrơi thường rất ngắn gọn, cô đọng với những thông tin cần thiết nhất Trong các buổithảo luận nhóm, nói chuyện, thăm hộ gia đình, tư vấn giáo dục sức khỏe có thể pháttờ rơi hướng dãn về chăm sóc sức khỏe cho.

- Áp phích/Pa nô: là những bảng lớn, tờ giấy lớn vễ các bức tranh, biểu

tượng và những câu ngắn gọn thể hiện một thông điệp truyền thông, giáo dục sứckhỏe nào đó Loại hình này thường đặt và treo ở những nơi công cộng nên gây đượcsự chú ý của nhiều người Là một loại tài liệu được sử dụng để hỗ trợ các tài liệukhác trong các chiến dịch truyền thông như cổ động nhân những sự kiện đặc biệt

- Video: Đây là loại hình phương tiện nghe nhìn hiện đại, sinh động và hấp

dẫn Sử dụng nó chủ động hơn truyền hình trong công tác truyền thông giáo dục sứckhỏe.Sử dụng video phối hợp với các phương pháp khác như nói chuyện, thảo luậnnhóm sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, bằng chiếuvideo thường được sử dụng trong những chiến dịch truyền thông ở các cụm dân cư.Ưu điểm của video: thứ nhất, các can thiệp video ít tốn kém về kinh tế Thứ hai,chúng có thể cung cấp những thông tin chính xác và giúp loại bỏ những sự cố docon người gây ra Thứ ba, những người có trình độ hiểu biết thấp dễ dàng tiếp nhậnnhững thông tin từ Video Ngoài ra, phương tiện video còn được chia sẻ thông quatrang web, chính vi vậy có thể nhanh chóng tiếp cận được nhiều đối tượng.

- Báo điện tử, internet: đây là phương tiện truyền thông hiện đại trên mạng

internet Lượng thông tin vô cùng lớn, đa dạng, cập nhật nhanh Loại hình này rấtthông dụng ở khu vực đô thị và đối tượng sử dụng thường là giới trẻ, giới trí thức…Yêu cầu cơ bản là đối tượng phải có kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính vàinternet Khả năng tiếp cận sử dụng loại hình này ở vùng nông thôn và vùng sâu -xa còn rất hạn chế.

Trang 33

- Vô tuyến truyền hình: Ti vi là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ

biến nhất hiện nay vì khả năng bao phủ thông tin rộng rãi và hiệu quả Loại hìnhnày thường hấp dẫn đối tượng vì ngoài lời nói còn có hình ảnh sinh động minh họagây ấn tượng và nhớ lâu, giúp đối tượng nâng cao hiểu biết, thay đổi thái độ, hànhvi theo chiều hướng tích cực Các thông điệp về giáo dục sức khỏe có thể được phátsóng thông qua nhiều hình thức khác nhau như diễn đàn, đối thoại…

- Đài phát thanh: cũng là một phương tiện quan trọng trong truyền thông

giáo dục sức khỏe So với ti vi, đài phát thanh có những ưu điểm như diện bao phủrộng hơn ở các vùng sâu xa, chi phí rẻ hơn Các thông điệp giáo dục sức khỏe có thểđược truyền đến đối tượng qua hệ thống loa phát thanh dưới nhiều hình thức như:bài nói chuyện, bản tin sức khỏe, hỏi đáp về phòng bệnh Việc lựa chọn thời điểmphát tin trên đài/loa cũng cần lưu ý để có được số lượng đông đảo người nghe nhất.Đối tượng tiếp cận loại hình này là quảng cáo quần chúng.

3.7 Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông THĐV phòng và pháthiện sớm UTV.

Trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV, hiệu quả truyền thôngđược đánh giá thông qua:

- Hiệu quá quá trình: Thay đổi về nhận thức (biết mình có yếu tố nguy cơ cao

mắc UTV), kiến thức (hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia sàng lọc pháthiện sớm UTV, nên đi tầm soát ngay khi sang tuổi 40)

- Hiệu quả tác động: Thực hành tự khám vú hàng tháng, đi khám sàng lọc phát

hiện sớm UTV theo định kỳ.

- Hiệu quả lâu dài: giảm tỷ lệ mắc UTV, tăng tỷ lệ phát hiện sớm UTV.- Các chỉ số đánh giá:

+ Chỉ số hiệu quả (CSHQ): CSHQ = (Tỷ lệ % sau can thiệp - Tỷ lệ % trước canthiệp)/ tỷ lệ % trước can thiệp x 100

Trang 34

+ Hiệu quả can thiệp (HQCT): HQCT= CSHQ nhóm can thiệp - CSHQ nhómchứng

IV Tổng hợp các nghiên cứu can thiệp truyền thông thay đổi hành vi phòng vàphát hiện sớm bệnh sớm ung thư vú.

4.1 Trên thế giới.

Agide FD và cộng sự (2018) cho thấy các can thiệp nâng cao sức khỏe trongphòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú khá đa dạng, tuy nhiên tập trung chủ yếuvào loại hình can thiệp: các can thiệp tập huấn và huấn luyện theo nhóm (Các canthiệp sử dụng video, hình ảnh và âm thanh -hình ảnh, can thiệp sử dụng yếu tố vănhóa và tôn giáo, can thiệp dựa vào mô hình giáo dục sức khỏe), can thiệp cá nhân(gọi điện và sử dụng trang Web), can thiệp dựa vào cộng đồng và can thiệp dựa vàocác kỹ thuật đa phương tiện, tiếp thị xã hội [12].

4.1.1 Các can thiệp tập huấn và huấn luyện theo nhóm

* Các can thiệp sử dụng video, hình ảnh và âm thanh -hình ảnh

Karayurt Ö và cộng sự (2009) cũng cho thấy kiến thức về UTV và thực

hành TKV tăng lên và nhận thức về niềm tin về sức khỏe của phụ nữ đều được cảithiện khi áp dụng biện pháp giáo dục đồng đẳng và giáo dục nhóm của sinh viên nữđại học ở Thổ Nhĩ Kỳ Thiết kế nghiên cứu can thiệp đánh giá trước sau để so sánhsự khác nhau của hai phương pháp can thiệp: giáo dục đồng đẳng và giáo dục nhóm.Nghiên cứu trên 193 sinh viên nữ trong năm học 2006-2007 tại ký túc xá của mộttrường đại học nằm ở İzmir, một thành phố ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ Sinh viên đượcmời vào 2 nhóm can thiệp: 143 sinh viên tham gia vào nhóm can thiệp giáo dụcđồng đẳng một người dạy một người; 59 sinh viên tham gia vào nhóm can thiệpgiáo dục nhóm được giảng dạy bởi 2 giảng viên của Trường Đại học Điều dưỡng

chuyên ngành UTV Nội dung can thiệp giáo dục đồng đẳng: Giảng viên đồng đẳng

là những sinh viên điều dưỡng đã theo học chương trình Cử nhân Điều dưỡng bốnnăm, và đã hoàn thành khóa học điều dưỡng tự chọn liên quan đến sức khỏe phụ nữvà đã học về lý thuyết về hành vi sức khỏe, UTV, TKV và đã thực hành có giám sát

Trang 35

trong phòng kỹ năng tiền lâm sàng Mỗi giảng viên giáo dục đồng đẳng sẽ hướngdẫn cho khoảng 9 sinh viên, phương pháp giáo dục chủ yếu là giảng dạy tương tácvà tài liệu minh họa hình ảnh trong 01 giờ giảng lý thuyết và 01 giờ thực hành liên

quan đến nội dung TKV Nội dung can thiệp giáo dục nhóm: chia thành 04 nhóm

sinh viên trong đó ba nhóm 15 sinh viên và một nhóm 14 sinh viên Nội dung can

thiệp bao gồm 01 giờ lý thuyết về UTV, tự khám vú và 01 giờ thực hành trên mô

hình silicon Nội dung can thiệp của cả 2 nhóm: Tài liệu học được biên soạn bới

các nhà giáo dục nhóm và nội dung giảng giống nhau cho cả 2 nhóm bao gồm cấutạo của vú, nguy cơ UTV, dấu hiệu của UTV, các biện pháp phòng ngừa và tầmquan trọng của chẩn đoán UTV sớm Dữ liệu được thu thập tại thời điểm ban đầu vàsau sáu tháng bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học xã hội, kiến thức về UTV vàthực hành TKV và mô hình niềm tin sức khỏe Bộ công cụ thu thập kiến thức vềUTV và TKV bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó 8 câu hỏi về UTV và 12 vềTKV Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm và tổng điểm có thể đạt là 100 Câu hỏi vềthực hành TKV bao gồm 2 câu hỏi: bạn có từng thực hành TKV và nếu có thì mứcđộ thường xuyên như thế nào? Thang điểm đánh giá nếu tần suất tự khám vú hàngtháng thì được coi là thực hành TKV thường xuyên, nếu tần suất tự khám vú trên

một tháng thì được coi là thực hành TKV không thường xuyên Kết quả nghiên

cứu cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm giáo dục đồng đẳng là 19,96 ± 1,49, giáo

dục nhóm là 19,57 ± 1,44 Không có sự khác biệt đáng kể về tuổi tác, tình trạng hônnhân hoặc tiền sử có người trong gia đình hoặc bản thân mắc UTV giữa nhữngngười tham gia nhận được giáo dục đồng đẳng và giáo dục nhóm (P> 0,05) Điểmsố kiến thức trung bình tăng từ 42,08 ± 13,89 lên 65,26 ± 13,08 sau khi can thiệpbằng giáo dục đồng đẳng (P <0,001) và từ 41,44 ± 12,79 đến 63,74 ± 11,74 sau khican thiệp bới giáo dục nhóm (P <0,001) Tỷ lệ thực hành thường xuyên TKV tăngtừ 25,9% lên 55,7% tại thời điểm 6 tháng sau khi can thiệp giáo dục đồng đẳng vàtừ 45,5% lên 62,2% sau khi can thiệp giáo dục nhóm Nhận thức về lợi ích và sự tựtin có liên quan đến TKV tăng lên và các rào cản nhận thức giảm đáng kể sau cả haican thiệp Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có như các

Trang 36

nhà điều dưỡng và các chuyên gia y tế khác có thể lựa chọn giáo dục đồng đẳng vàgiáo dục nhóm để nâng cao nhận thức về bệnh UTV ở phụ nữ trẻ [29].

Gupta SK và cộng sự (2009) nghiên cứu về “Tác động của chương trình

can thiệp giáo dục sức khỏe đối với phụ nữ TKV tại khu vực bán đô thị MadhyaPradesh, Ấn Độ” Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có can thiệp trên 1000 phụnữ từ độ tuổi 20-50 tuổi trong thời gian 6 tháng (tháng 8/2006 đến tháng 1/2007) tạikhu công nghiệp Shree Mahila Grah Udyog Lijjat Papad, Jabalpur, Madhya Pradeshcủa Ấn độ Nghiên cứu được thực hiện theo ba giai đoạn: giai đoạn trước can thiệp,giai đoạn can thiệp và giai đoạn sau can thiệp Bộ công cụ nghiên cứu về nhận thứcvà thực hành TKV được thiết kế dưới dạng bộ câu hỏi và bộ hướng dẫn nghe-nhìn 5bước tự khám vú Nghiên cứu sử dụng phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe là

cẩm nang sách nhỏ bao gồm các nội dung về các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng

của bệnh vú, nguy cơ UTV và tầm quan trọng của việc phát hiện sớm bằng cách

TKV; các can thiệp giáo dục sức khỏe dưới hình thức hoạt động thông tin, giáo dục

và truyền thông Ngoài ra còn có một buổi nói chuyện tập trung của bác sỹ về các

nội dung liên quan đến UTV như: bệnh học vú, các biện phòng ngừa và các khía cạnh

khác của bệnh vú và UTV Một bộ phim ngắn về giáo dục với nội dung bao gồm

tầm quan trọng của TKV, các phương pháp thực hiện TKV trong đó có các bướcTKV Các các pano dựng đứng được sử dụng để tăng cường các thông thiệp củachương trình Trong mỗi hoạt động đều khuyến khích đối tượng tham gia đặt câu hỏivà các nhà nghiên cứu trả lời Nghiên cứu đánh giá thực hành TKV sau 2 tháng canthiệp bởi các giảng viên đại học y khoa Phân tích thống kê sử dụng test Chi - squaredđể đánh giá hiệu quả của bộ phim về nhận thức và thực hành về TKV và F-test để tìm

mối liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có một sự cải thiện đáng kể trong tất

cả các khía cạnh về kiến thức của việc TKV từ trước và sau can thiệp của nhóm canthiệp Sau chương trình can thiệp, có 590 (59%) phụ nữ có kiến thức tốt và trong sốđó 90,7% thực hành (TKV) so với 0% trước khi can thiệp Sau can thiệp có một sựgia tăng đáng kể nhận thức chiếm 43% và 53% thực hành về TKV Kết quả nghiêncứu cũng tìm thấy bảy trường hợp mắc bệnh vú trong đó có hai trường hợp UTV và

Ngày đăng: 25/11/2019, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Cooper C, Polonec L, Gelb C (2011), Women's Knowledge and Awareness of Gynecologic Cancer: A Multisite Qualitative Study in the United States, Journal Of Women's Health , Vol 20(4), pp.517-524 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cooper C, Polonec L, Gelb C (2011), Women's Knowledge and Awareness ofGynecologic Cancer: A Multisite Qualitative Study in the United States,"Journal Of Women's Health
Tác giả: Cooper C, Polonec L, Gelb C
Năm: 2011
14. Overberg R, Alpay L, Verhoef J, Zwetsloot J (2007), Illness stories on the internet: what do breast cancer patients want at the end of treatment, Psycho- Oncology, Vol 16(10), pp.937-944 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Overberg R, Alpay L, Verhoef J, Zwetsloot J (2007), Illness stories on theinternet: what do breast cancer patients want at the end of treatment, "Psycho-Oncology
Tác giả: Overberg R, Alpay L, Verhoef J, Zwetsloot J
Năm: 2007
15. Rosenzweig M, Donovan H, Slavish K (2010), The sensory and coping intervention for women newly diagnosed with metastatic breast cancer, Journal Of Cancer Education, Vol 25(3), pp.377-384 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rosenzweig M, Donovan H, Slavish K (2010), The sensory and copingintervention for women newly diagnosed with metastatic breast cancer,"Journal Of Cancer Education
Tác giả: Rosenzweig M, Donovan H, Slavish K
Năm: 2010
16. Steele S, Champion V, Skinner C, Russell K (2007), Development and testing of a tailored interactive DVD to promote mammography adherence, Oncology Nursing, Vol 34(1), pp.176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Steele S, Champion V, Skinner C, Russell K (2007), Development and testingof a tailored interactive DVD to promote mammography adherence, "OncologyNursing
Tác giả: Steele S, Champion V, Skinner C, Russell K
Năm: 2007
17. Loiselle C, Edgar L, Batist G, Lu J, Lauzier S (2010), The impact of a multimedia informational intervention on psychosocial adjustment among individuals with newly diagnosed breast or prostate cancer: a feasibility study, Patient Education &amp; Counseling, Vol 80(1), pp.48-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loiselle C, Edgar L, Batist G, Lu J, Lauzier S (2010), The impact of amultimedia informational intervention on psychosocial adjustmentamong individuals with newly diagnosed breast or prostate cancer: afeasibility study, "Patient Education & Counseling
Tác giả: Loiselle C, Edgar L, Batist G, Lu J, Lauzier S
Năm: 2010
18. Wise M, Yeob Han J, Shaw B, McTavish F (2008), Gustafson D. Effects of using online narrative and didactic information on healthcare participation for breast cancer patients, Patient Education and Counseling, Vol 70, pp.348-356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wise M, Yeob Han J, Shaw B, McTavish F (2008), Gustafson D. Effects ofusing online narrative and didactic information on healthcare participation forbreast cancer patients, "Patient Education and Counseling
Tác giả: Wise M, Yeob Han J, Shaw B, McTavish F
Năm: 2008
19. Lien C, Chen S, Tsai P, Chen K, Hsieh Y, Liang Y (2010), Effectiveness of nursing instruction in reducing uncertainty, anxiety and selfcare in breast cancer women undergoing initial chemotherapy, Journal Of Nursing, Vol 57(6), pp.51-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lien C, Chen S, Tsai P, Chen K, Hsieh Y, Liang Y (2010), Effectiveness ofnursing instruction in reducing uncertainty, anxiety and selfcare in breastcancer women undergoing initial chemotherapy, "Journal Of Nursing
Tác giả: Lien C, Chen S, Tsai P, Chen K, Hsieh Y, Liang Y
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w