1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dưới thời tổng thống George W. Bush (2001 – 2009)

108 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Luận văn đã làm rõ cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dƣới thời tổng thống George W. Bush (2001 2009), với các nội dung nghiên cứu: bối cảnh khu vực và quốc tế; quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử; lợi ích của Hoa Kỳ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Luận văn đã làm rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dƣới thời tổng thống George W. Bush trên các lĩnh vực kinh tế thƣơng mại; an ninh – quốc phòng; văn hoa, xã hội và giáo dục. Luận văn đã tổng kết và đƣa ra một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dƣới thời tổng thống George W. Bush. Từ đó, đƣa ra những nhận định của mối quan hệ Hoa Kỳ Trung Quốc tác động đến khu vực và những dự báo về triển vọng mối quan hệ Hoa Kỳ Trung Quốc.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG GIANG

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG

GEORGE W BUSH (2001 - 2009)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Hà Nội – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG GIANG

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của các thầy cô, Nhà trường, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt là người thân và gia đình

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:

 Các thầy cô của khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành Lịch sử thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập

và viết luận văn tốt nghiệp

 TS Đinh Tiến Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời

gian học tập và viết luận văn

 Gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học

Luận văn này được hoàn thành với sự nỗ lực hết sức của người viết, tuy nhiên

sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, đồng nghiệp, những người quan tâm đến vấn đề chính sách đối ngoại của các nước lớn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2018

Tác giả

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với

Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 - 2009)” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi với sự cố vấn của Người hướng dẫn khoa học - TS Đinh Tiến Hiếu Tất cả số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Phương Giang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Bố cục của luận văn 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W BUSH (2001 - 2009) 12

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 12

1.1.1 Thế giới và khu vực cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI 12

1.1.2 Hoa Kỳ cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI 16

1.2 Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trước năm 2001 22

1.2.1 Trong thời kì chiến tranh lạnh (1947 - 1989) 22

1.2.2 Những năm đầu sau chiến tranh lạnh (1989 - 2000) 26

1.3 Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc 30

1.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế 30

1.3.2 Trong lĩnh vực chính trị - an ninh quốc phòng 31

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W BUSH (2001 – 2009) 33

2.1.Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại 33

2.1.1 Chính sách thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc 33

2.1.2 Chính sách đối thoại kinh tế chiến lược – SED 39

2.1.3 Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hoa Kỳ 42

2.2 Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng 50

Trang 6

2.2.1 Chính sách “đối ngoại cứng rắn” - chiến lược an ninh quốc gia “đánh

đòn phủ đầu” 50

2.2.2 Quan hệ đối tác chiến lược 59

2.3 Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục 65

2.3.1 Trên lĩnh vực văn hóa 65

2.3.2 Trên lĩnh vực giáo dục 67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TỪ 2001 ĐẾN 2009 68

3.1 Những vấn đề mà Hoa Kỳ đạt được cũng như chưa đạt được 68

3.1.1 Những thành tựu đạt được 68

3.1.2 Những vấn đề chưa đạt được 69

3.2 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc và những tác động đến khu vực 70

3.2.1 Tác động đến lĩnh vực kinh tế 70

3.2.2 Tác động đến lĩnh vực chính trị 72

3.2.3 Tác động đến lĩnh vực xã hội 75

3.3 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc giai đoạn hiện nay và trong tương lai 76

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDP Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc dân

IMF International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

NATO The North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

WB World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

DOC US Department of Commerce

Bộ Thương mại Hoa Kỳ

ITC US International Trade Commission

Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

ADA

ASEAN

Anti-dumping Agreement

Hiệp định về chống bán phá giá của WTO

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành cường quốc lớn nhất trên thế giới và là một trong hai cực của trật tự thế giới mới Ianta Hoa Kỳ đã duy trì vị trí số 1 của mình trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là trong hai mươi năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ luôn là nước giàu mạnh nhất và là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới Hoa Kỳ trở thành mối quan tâm của thế giới, với sức mạnh của một siêu cường về kinh tế thương mại, Hoa Kỳ đã có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu Hoa Kỳ đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại với nhiều phát minh về nguyên liệu mới, công cụ sản xuất mới, chinh phục vũ trụ… Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học đông nhất thế giới, chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới Hoa Kỳ thực hiện chính sách đối ngoại mang tính toàn cầu nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, lôi kéo và khống chế các nước đồng minh Những chính sách đối ngoại mang tính toàn cầu có tầm quan trọng lớn đối với Hoa Kỳ, nhằm củng cố và bảo vệ

vị trí số 1 của Hoa Kỳ trên thế giới Chính vì vậy, nhiều học giả trong và ngoài nước

đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ

Trong khi đó, bước vào thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành quốc gia ngày càng lớn mạnh cả về trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực quân sự và ngày càng

có vị thế lớn trên thế giới Chính vì vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với cả hai quốc gia, bên cạnh đó nó cũng tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc cần tiến hành như thế nào để mang lại lợi ích nhiều nhất cho Hoa Kỳ, cũng như để Hoa Kỳ giữ vững vị trí độc tôn của mình Hoa Kỳ có nhiều lựa chọn khi đứng trước một nước lớn như Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ cần tìm cho chính mình một chính sách đối ngoại khôn khéo và phù hợp nhất Họ có thể ngăn cản hoặc không can thiệp vào Trung Quốc để Trung Quốc tự do phát triển theo một chiều hướng mà Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn - chiều hướng vươn lên trở thành trung

Trang 9

tâm của thế giới Bởi nếu như trong thế kỷ XX, Trung Quốc chưa nâng cao được vị thế của mình, thì trong thế kỷ XXI Trung Quốc được ví như một đối thủ trọng yếu

và có khả năng mang đến những thách thức lớn đối với Hoa Kỳ Vì vậy, việc lựa chọn chính sách đối ngoại như thế nào cho phù hợp với Trung Quốc là một bài toán phức tạp mà các đời Tổng thống Hoa Kỳ cần suy xét kĩ càng để bảo vệ tốt nhất lợi ích của nước mình Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc đang dần tham gia vào hầu hết các tổ chức, hệ thống kinh tế thương mại, an ninh quốc phòng lớn trên thế giới, nhưng lại có chính sách thiếu đi sự tôn trọng luật pháp quốc tế Khi điểm lại một số thành tựu của Trung Quốc từ thập niên 90 thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI, chúng ta có thể thấy sự vươn lên mạnh mẽ cũng như sức mạnh vượt trội của Trung Quốc Trung Quốc là một trong năm nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cùng với Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp; họ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của hầu hết các nước ở Trung Á và là đối tác thương mại lớn nhất của tất cả các nước trong khu vực Đông

và Đông Nam Á, đồng thời cũng là đối tác thương mại số 1 của Hoa Kỳ Đồng tiền

“nhân dân tệ” của Trung Quốc đã sớm được đưa vào kho tiền tệ dự trữ toàn cầu sử dụng cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để cân đối các giao dịch thanh toán Trung Quốc thay đổi chính sách đối ngoại với tham vọng bành trướng, gây bất ổn với các nước láng giềng, thu hồi chủ quyền ở nhiều vùng lãnh thổ… Đặc biệt, chúng ta thấy rằng phương châm chiến lược dài hạn và cơ bản của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ từ sau chiến tranh lạnh, nhất là trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, đó là việc ưu tiên cải thiện và duy trì quan hệ ổn định với Hoa Kỳ - siêu cường thế giới hiện nay Duy trì

quan hệ ổn định với Hoa Kỳ là sự đảm bảo cho “đại cục” hòa bình và phát triển, từ

đó duy trì sự ổn định và phát triển, hoàn thành sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc Như vậy cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều hết sức coi việc ổn định và phát triển quan hệ giữa hai nước, đây đều là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nước

Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 – 2009), góp phần phục dựng lại một bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc một cách khách quan

và chân thực Ngoài ra, luận văn cũng góp phần nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc

Trang 10

hơn về chủ đề nghiên cứu khi tập trung phân tích, lý giải nguyên nhân, mục đích của những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong hai nhiệm kì của Tổng thống George W Bush

Bên cạnh đó, luận văn cũng góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu chung về lịch sử ngoại giao của Hoa Kỳ, cũng như lịch sử quan hệ quốc tế, hỗ trợ nghiên cứu

về lý luận trật tự thế giới mới Có thể nói, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là rất quan trọng và cần thiết không chỉ đối với Việt Nam

mà là tất cả các nước trên thế giới, thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu Chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, các nước có thể điều chỉnh chính sách

đối ngoại với Hoa Kỳ cho phù hợp, tránh rủi ro và tận dụng cơ hội để phát triển và bảo vệ đất nước

Với những ý nghĩa đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ đối với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 - 2009)” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Vấn đề chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là một trong những

đề tài thu hút được nhiều học giả trên thế giới quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu Đặc biệt hơn, khi Hoa Kỳ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, có sức ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và an ninh toàn cầu Một trong những cuốn sách viết về

đề tài này là cuốn sách “On China” (Nxb Công an nhân dân, 2011) đã được dịch và

xuất bản bằng tiếng Việt của tiến sĩ Henry Kissinger - nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm ngoại trưởng Hoa Kỳ (1968 - 1975) Đây là cuốn sách thể hiện chính sách

ngoại giao với nước lớn của Hoa Kỳ với Trung Quốc “Trọng tâm của cuốn sách là

sự tương tác giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc kể từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949”[6, tr.14] Cả cuốn sách và tác giả được đánh giá “Hấp dẫn… Không một người Mỹ hiện tại nào đóng một vai trò quan trọng như thế ngoài Henry Kissinger khi mang lại thành công việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Trung Quốc… với những cái nhìn thấu suốt vào cuộc

Trang 11

chạm trán đau khổ của Trung Quốc với những cường quốc phương Tây mạnh hơn nhiều” (San Francisco Chronicle) [6; tr.9].

Học giả Jeffrey A Bader - nghiên cứu viên cao cấp về chính sách đối ngoại, trung tâm nghiên cứu Trung Quốc John L Thornton, viện Brookings đã từng nêu lên quan điểm của mình về sự lựa chọn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung

Quốc qua ấn phẩm “Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc” (Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia, 2015) Cuốn sách này về bản chất là một cuốn hồi ký, ghi lại những điều tác giả đã thấy, đã làm và đã nghĩ trong thời gian làm việc dưới quyền Tổng thống Obama Những nghiên cứu của Jeffrey A Bader đã lý giải tại sao Hoa Kỳ lại thi hành chính sách ngoại giao như vậy Song ông mới chỉ tập trung về vấn đề an ninh quốc phòng, mà chưa đề cập sâu đến những lĩnh vực khác

Cuốn sách “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập kỷ đầu sau chiến tranh lạnh” (1/2/2017; Nxb Thế giới) của tác giả Trần Khánh

làm chủ biên đã trình bày cơ sở lý luận và nền tảng văn hóa, tư tưởng đối ngoại của

sự hợp tác và cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Bên cạnh đó, cuốn sách cũng trình bày tác động của sự hợp tác và cạnh tranh chiến lược này đối với khu vực Đông Nam Á Cùng với đó là phản ứng chiến lược của ASEAN nói chung và sự thích ứng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nói riêng đối với sự hợp tác và cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Năm 2017, nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật đã cho ra mắt cuốn sách

“Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực” của GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương Cuốn sách đã tập trung phân tích, đánh

giá về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trong hơn 35 năm qua (tính từ năm 1979) và triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020, xem xét quan hệ nước lớn dưới góc

độ cân bằng lực lượng Mối quan hệ này đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có những lúc nồng ấm, nhưng cũng có những lúc rạn nứt Là mối quan hệ hợp tác, hai bên cùng có lợi, thúc đẩy chia sẻ những lợi ích chung và cùng giải quyết những thách thức chung

Cuốn sách đưa ra những lập luận, phân tích khá cặn kẽ những nhân tố cơ bản nào đã tác động tới cặp quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc theo góc độ cân bằng lực lượng giữa các nước lớn nhằm xác định chiều hướng phát triển của quan hệ hai

Trang 12

nước trong tương lai Việc xem xét quan hệ hai nước lớn này dưới góc độ cân bằng lực lượng, từ đó góp phần cho việc hoạch định triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong hiện tại và tương lai

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều đề tài luận án, luận văn viết về mối quan hệ giữa

Hoa Kỳ và Trung Quốc như: “Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012” của Phạm Thị Giang (2015 –Trường

Đại học khoa học xã hội và nhân văn) Luận văn đã tìm hiểu khái niệm an ninh quốc gia Hoa Kỳ và tóm lược các nội dung chính trong năm bản Chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn 1993 - 2012 Đồng thời, luận văn đã so sánh những điểm tương đồng

và khác biệt trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton, George W Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama xét trên các yếu tố chính như: xác định môi trường chiến lược, mục tiêu chiến lược, biện pháp triển khai chiến lược trên các lĩnh vực: kinh tế, an ninh quân sự, đối ngoại, dân chủ nhân

quyền Đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống B Obama 2009

- 2012” của Lê Thị Thương Huyền (2012 – Trường Đại học Vinh) Luận văn đã nêu

cụ thể những chính sách đối ngoại về kinh tế và đặc biệt là về quốc phòng an ninh của Tổng thống B Obama Luận văn cũng so sánh chính sách đối ngoại giữa Tổng thống B Obama với Tổng thống George W Bush và đưa ra dự đoán xu thế mới trong chính sách đối ngoại toàn cầu của Hoa Kỳ trong tương lai

2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong hai nhiệm kì của Tổng thống George W Bush (2001 – 2009) là:

Đầu tiên là cuốn hồi kí “Những thời khắc quyết định” của chính Tổng thống

George W Bush (2010) Cuốn sách giống như một thước phim quay chậm, tua lại quãng thời gian từ lúc còn bé đến khi trở thành người có quyền lực nhất Hoa Kỳ lúc

bấy giờ George W Bush từng nói “Lịch sử có thể tranh luận về các quyết định tôi đưa ra, các chính sách tôi chọn và những công cụ tôi để lại Nhưng không thể tranh luận về thực tế rằng: Sau cơn ác mộng ngày 11 tháng 9, nước Mỹ đã trải qua bảy năm rưỡi mà không có bất kỳ ý đồ tấn công khủng bố nào được thực hiện thành

Trang 13

công Nếu phải tóm tắt thành tựu có ý nghĩa nhất của tôi trên cương vị Tổng thống chỉ trong một câu, thì đó sẽ là câu này.”[1; tr.5] Cuốn sách đã lý giải vì sao George

W Bush lại đưa ra quyết định như vậy Có thể nói, đây là một nguồn tư liệu tốt để khai thác chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Ngoài ra, có cuốn “Bush Và Quyền Lực Nước Mỹ” của Bob Woodward xuất

bản năm 2006 Nội dung cuốn sách đề cập đến những thiệt hại nặng nề ở Hoa Kỳ sau biến cố khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, bao gồm các dữ kiện về Osama

Bin Laden và tổ chức Al-Qaeda Đồng thời cuốn sách “Bush và Quyền Lực Nước Mỹ” cũng đã cung cấp những thông tin chưa từng được công bố về những động thái

của bộ máy quyền lực Hoa Kỳ, những tính toán, thế cờ của các nhân vật chủ chốt trong nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ để dẫn đến hai cuộc chiến tranh làm tàn phá hai đất nước Hoa Kỳ, Iraq, gây ra tổn thất biết bao sinh mạng Từ việc phân tích những bối cảnh quan trọng trong 2 nhiệm kỳ của Tổng thống George W Bush, tác giả Bob Woodward lý giải phần nào những quyết định của Tổng thống với Trung Quốc

Tại Việt Nam, trong năm 2012, tác giả Lê Khương Thùy đã cho xuất bản cuốn

“Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” (Nxb Khoa học xã hội)

Cuốn sách đã tập trung phân tích những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI Cuốn sách cũng đề cập đến mục tiêu chính sách của Hoa

Kỳ đối với Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh; chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền B Clinton, G.W Bush và chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự - an ninh của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI Với những nội dung nêu trên, có thể thấy cuốn sách đã tập trung phân tích khá sâu sắc và toàn diện mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI, cố gắng lý giải

vì sao Hoa Kỳ lại có sự điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc? các chính sách

đó được thực thi như thế nào thông qua những phân tích cụ thể thực trạng mối quan

hệ này trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh giai đoạn 2001-2010 Từ đó, tác giả đánh giá những tác động của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới

Trang 14

Đồng thời dự báo xu thế phát triển mới của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trong giai đoạn sau đó

Ngoài những tác phẩm do các học giả trong và ngoài nước viết được xuất bản,

còn có một số đề tài cấp bộ làm về vấn đề này như: “Quan hệ Mỹ - Trung: 30 năm hợp tác cạnh tranh và triển vọng đến năm 2020” xuất bản năm 2010; “Xu hướng chính sách đối với Mỹ của ban lãnh đạo mới Trung Quốc và tác động tới an ninh khu vực và Việt Nam” xuất bản năm 2014 của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thái Yên

Hương đã đề cập đến mối quan hệ giữa hai nước lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc

Cuốn “Quan hệ Trung – Mỹ từ 2001 – 2005” (2007 – trường Đại học Sư phạm Tp

Hồ Chí Minh) của Nguyễn Phương Lan đã khái quát được những thăng trầm trong lịch sử quan hệ đối ngoại giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc giai đoạn 2001 –

2005 Đồng thời cũng làm sáng tỏ học thuyết Bush trong nhiệm kỳ đầu tiên của

Tổng thống với Trung Quốc Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Bích Hường về “Quan

hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á” (2011 – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cũng nghiên

cứu về quan hệ giữa hai nước lớn trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống George W Bush Trên tạp chí nghiên cứu quốc tế và các tạp chí ngiên cứu Trung Quốc, cũng

có nhiều tác phẩm viết về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc như bài

viết “Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau sự kiện 11/9” của tác giả Lê Khương Thùy trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2008; “Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống George W Bush” trên tạp chí nghiên cứu quốc tế, “Quan hệ Trung - Mỹ sau đại hội XVI ĐCS Trung Quốc” của tiến sĩ Lê Văn Mỹ trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2007

Những bài viết này, đã cho chúng ta thấy những cách nhìn khác nhau trong chính sách đối ngoại giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc chủ yếu là trên lĩnh vực

kinh tế

Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush mặc dù đã có nhiều ấn phẩm, đề tài đã được các học giả trong và ngoài nước đi trước nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết các ấn phẩm, đề tài nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách tổng thể trên khía cạnh quan hệ ngoại giao, chưa đi sâu, cụ thể

Trang 15

hóa vào từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và cũng chưa so sánh với các giai đoạn sau đó, để đưa ra những dự đoán tương lai sau gần hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Luận văn tiến hành nghiên cứu tổng thể, khách quan, toàn diện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush, từ đó làm rõ những đặc trưng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong giai đoạn này và những tác động của nó đối với tình hình khu vực và thế giới Qua đó, chúng tôi cũng đưa ra những dự báo về chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ với Trung Quốc trong những giai đoạn tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ

Để hoàn thành được mục đích đó, luận văn phải thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản:

Một là, tìm hiểu những cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối

với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 - 2009)

Hai là, phân tích nội dung cơ bản chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với

Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 - 2009)

Ba là, nghiên cứu những điều chỉnh chính sách đối ngoại cơ bản của chính

quyền Bush từ đầu nhiệm kỳ hai và dự báo việc triển khai những chính sách đối

ngoại trong thời gian tới của các Tổng thống tiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 - 2009) Chủ thể thực hiện hoạt động chính sách đối ngoại là Hoa Kỳ, đối tượng của chính sách đối ngoại

Trang 16

Về thời gian

Đây là một đề tài nghiên cứu lớn nên phạm vi nghiên cứu rộng nhưng do trình

độ của tác giả, nguồn tư liệu tiếp cận nên luận văn chỉ tập trung về mặt thời gian sẽ chỉ nghiên cứu trong giới hạn trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống George W Bush (từ tháng 1/2001 đến tháng 1/2009) Tuy nhiên, để giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng thể, luận văn cũng có những phần mở rộng về mặt thời gian trước và sau

thời của Tổng thống George W Bush

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Những vấn đề khoa học của luận văn được giải quyết trên cơ sở khai thác và

xử lý từ nguồn tài liệu khác nhau bao gồm cả nguồn tài liệu tiếng Anh, và tiếng Việt:

Đó là các bài phát biểu của nguyên thủ hai quốc gia, các lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những lần đến thăm viếng lẫn nhau

Các văn bản ký kết về kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục…giữa hai quốc gia trong thời gian từ năm 2001 đến 2009; những bản báo cáo chiến lược của Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, Trung Quốc Nhờ đó mà tác giả có thể đánh giá khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Cuốn hồi kí của Tổng thống George W Bush Đây cũng là một nguồn tư liệu của những người trong cuộc để có thể đánh giá chính xác hơn trong quan

hệ đối ngoại của hai quốc gia

Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài luận văn, bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu, thông tin đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp Đây là những cơ sở để tác giả có thể so sánh, đối chiếu những sự kiện lịch sử và bổ sung thêm nguồn tài liệu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm sử học mác xít, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành để đưa ra những kết quả khoa học

Trang 17

Trong quá trình sưu tầm và xử lý tư liệu, tác giả tiến hành phương pháp phê phán sử liệu học để xác định độ tin cậy của tư liệu, sau đó tiến hành đối chiếu, phân loại, so sánh tư liệu theo từng vấn đề

Trên cơ sở nguồn tư liệu thu nhập được, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, kết hợp với phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày, phân tích những chính sách đối ngoại của Tổng thống George W Bush trong hai nhiệm kỳ của mình đối với Trung Quốc

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn tái hiện một cách hệ thống chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống George W Bush trên nhiều phương diện như: ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa thông qua các nguồn sử liệu khác nhau Từ đó, luận văn giúp người đọc nhận thức khách quan, đầy đủ và cụ thể hơn

về vấn đề này

Luận văn cung cấp thêm tư liệu về đất nước, con người của Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như quan hệ quốc tế nói chung và lịch sử đối ngoại hai nước Hoa Kỳ - Trung Quốc nói riêng Qua những nội dung điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác giả rút ra những nhận xét về kết quả và đặc điểm, cũng như dự đoán xu hướng mới trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo Điều này, có tác động lớn đến chính sách đối ngoại của các nước ở khu vực Đông Á (Đông Bắc Á, Đông Nam Á), cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương…

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với

Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W Bush (2001 - 2009) Trong chương

này, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu bối cảnh lịch sử, nguyên nhân tác động đến những quyết định chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc Đồng thời, chúng tôi cũng làm rõ những quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trước năm 2001 và những lợi ích

của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc nhất là trong thiên niên kỷ mới

Trang 18

Chương 2: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dưới thời

Tổng thống George W Bush (2001 - 2009) Trong chương này, luận văn làm rõ

những chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại; an ninh quốc phòng; văn hóa, xã hội và giáo dục Trong đó, trọng tâm

là những chính sách về kinh tế và an ninh quốc phòng

Chương 3: Một số nhận xét về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

từ 2001 - 2009 Trong chương này, chúng tôi làm rõ những kết quả đạt được và

chưa làm được; những tác động đối với khu vực và thế giới, đặc biệt là triển vọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc Từ đó, đưa ra dự báo trong

việc triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W BUSH

(2001 - 2009)

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

1.1.1 Thế giới và khu vực cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại

đã bước sang một giai đoạn phát triển mới và thường gọi là giai đoạn hậu chiến tranh lạnh Nhiều xu thế mới trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện trong giai đoạn

này “Mỗi trật tự quốc tế, sớm hay muộn, phải đối mặt với tác động của hai xu hướng thách thức sự gắn kết của nó: hoặc xác định lại tính chính danh, hoặc một sự thay đổi đáng kể trong cân bằng quyền lực” [6; tr.461] Trong đó nổi lên một số xu

thế cơ bản:

Thứ nhất, trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II là các quốc gia

đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phát triển, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh

Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước theo chiều hướng đối thoại, thỏa

hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp các quốc gia vươn lên mạnh mẽ

Thứ ba, toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, được biểu hiện cụ thể

qua sự xuất hiện của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), tổ chức thương mại thế giới (WTO), liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…; những công ty xuyên quốc gia và những tập đoàn lớn xuất hiện chi phối nền kinh tế quốc gia và thế giới… Toàn cầu hóa trở thành xu thế phát triển khách quan, đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau xây dựng

Trang 20

một thế giới hòa bình, ổn định hợp tác phát triển, bảo đảm những quyền cơ bản của một dân tộc và con người

Với các nước phát triển như Hoa Kỳ, các quốc gia Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc thì xu thế “toàn cầu hóa” sẽ được coi là sự phụ thuộc lẫn nhau và là điều tất

yếu không thể tránh khỏi

Một đặc điểm nổi bật nữa của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật vào đầu những năm 70 (được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ), đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu nhanh, mạnh chưa từng thấy Cuộc cách mạng này đã để lại cả những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực vô cùng to lớn Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật này là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao Mặt khác, cách mạng khoa học – kỹ thuật

đã đặt ra cho các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người

cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”, vấn đề bảo vệ

môi trường sinh thái trên trái đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội…Trong sự phát triển của cách mạng – kỹ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như một làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để kịp thời

nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu

Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang đối diện với những thách thức lớn mang tính toàn cầu như: vấn đề khủng bố, khoảng hoảng và nội chiến… Có thể kể đến những cuộc tấn công và đánh bom khủng bố kinh hoàng tại thành phố Oklahoma, Hoa Kỳ, vào năm 1995 đã khiến 169 người thiệt mạng và 500 người khác bị thương Vụ không tặc khống chế máy bay đã lao vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (Hoa Kỳ), khiến gần 3.000 người thiệt mạng đến từ 90 quốc gia và 6.000 người khác bị thương Tháng 3/2004, 10 quả bom phát nổ trên 4 tàu hỏa ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, khiến 191 người thiệt mạng và hơn 1.800 người khác bị thương Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử Châu Âu kể từ năm

1988 Năm 2005, 3 vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại trung tâm thủ đô London (Anh)

đã khiến hơn 50 người thiệt mạng và 700 người khác bị thương… Trong 15 năm

Trang 21

qua, số vụ tấn công khủng bố đã tăng gấp hơn 7 lần từ con số 106 vụ trong năm

2002 lên 870 vụ trong năm 2016[45] Bên cạnh đó những cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra với quy mô lớn và tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn Kể từ sau cuộc khoảng hoảng năng lượng năm 1973, khiến chỉ số FT301 của Sở Giao dịch Chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, GDP của Hoa Kỳ giảm 3,2% thì lại xuất hiện cuộc khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan rồi lan sang các nước Đông Á năm 1997 gây nên những hậu quả nặng nề cho thị trường ngoại tệ Ngay sau đó, thế giới lại đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 làm cho Ngân hàng Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới) phá sản, kéo theo hàng loạt những doanh nghiệp và thể chế tài chính chủ chốt đến trên bờ vực sụp đổ Và sau gần một thập niên, khi mà hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD

lợi nhuận bốc hơi, thị trường mới có dấu hiệu phục hồi…

Trong một thế giới đầy hỗn loạn, khủng bố, chủ nghĩa hư vô2 và nội chiến… thì châu Á nổi lên như là một ngọn hải đăng, tương đối ổn định, mở cửa kinh tế và năng động Một trong những ngọn hải đăng đó là Trung Quốc Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn muốn tạo ra được ảnh hưởng mà Trung Quốc là tâm của ảnh hưởng đó Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chinh phục hoặc gây mất ổn định các nước láng giềng, hoặc lật đổ chính quyền các nước khác như Liên Xô cũ đã làm Trung Quốc là một thách thức có tính chất tinh tế hơn so với các quốc gia khác Trung Quốc phát triển thành cường quốc là điều mà các quốc gia đã dự đoán được trước đó Cùng với đó, các quốc gia đều nhìn ra quỹ đạo sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ đang hình thành Trung Quốc là một cường quốc mạnh có tham vọng lớn, có chiến lược để củng cố địa vị của mình, vươn lên vị trí số 1 - trung tâm thế giới Vì vậy, Hoa Kỳ cần có chính sách đối ngoại thích hợp, để vừa có thể phát triển kinh tế đất nước, vừa có thể kìm hãm được Trung Quốc Trong thế kỷ thế

kỷ XX, chúng ta thấy Hoa Kỳ đã đưa ra các chính sách đối phó với những quốc gia chống đối mình Trong đó, có thể kể đến cuộc chiến tranh lạnh do tổng thống

Trang 22

Truman phát động năm 1947, nhằm ngăn chặn tiến đến xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới nói chung và ở Liên Xô, Đông Âu nói riêng Sau đó, Hoa Kỳ lại tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Libya, Iraq… nhằm ngăn chặn sự thống nhất của các quốc gia này và ngăn chặn mối đe dọa từ phe xã hội chủ nghĩa Kết quả là hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã bị sụp đổ vào tháng 12/1991 Đất nước Việt Nam và Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền trong khoảng thời gian dài, còn Cuba thì bị cai trị dưới chế độ độc tài Batixta…

Vì vậy, Hoa Kỳ liệu có đủ sức mạnh đảm bảo với người dân của mình rằng: những quốc gia chống lại Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI sẽ cùng chung số phận như Liên Xô, các nước Đông Âu trong thế kỷ XX Việc Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc

- đối tác số 1 của Hoa Kỳ, đối tác thương mại chính của nhiều bạn bè của Hoa Kỳ ở châu Á và những nơi khác, một nền tảng của nền kinh tế toàn cầu - sẽ gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế Hoa Kỳ và số quốc gia khác, đồng thời cũng tạo ra căng thẳng nghiêm trọng với các quốc gia đồng minh dẫn đến việc những nước này sẽ bị

ảnh hưởng tiêu cực

Trung Quốc đã và đang tạo ra những thách thức lớn cho Hoa Kỳ trong việc hoạch định một chính sách hiệu quả và chặt chẽ Trung Quốc đã trở nên quá quen thuộc trong nền kinh tế, hệ thống thương mại toàn cầu Tháng 12/2001, sau 15 năm đàm phán, Trung Quốc đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO

Sự kiện này đã kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế của Trung Quốc khiến kim ngạch ngoại thương Trung Quốc tăng nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài tận dụng thực tế tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng lên 9% [38, tr.8] Đặc biệt là tổng lượng kinh tế trong nền kinh tế thế giới của Trung Quốc đã vượt qua nhiều nước và đứng ở vị trí thứ 4 sau Anh, Đức, Hoa Kỳ… Gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Trung Quốc hòa nhập vào quỹ đạo toàn cầu hóa kinh tế, là làm việc phải tuân theo những chuẩn mực quốc tế và thông lệ quốc tế, nghĩa là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế và xây dựng chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc buộc phải đưa ra những chính sách để phù hợp và hòa nhập Trung Quốc phải tiếp thu quy tắc của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng Thay đổi từ quan niệm phát triển đến sự chủ động thích ứng nền kinh tế,

Trang 23

Trung Quốc đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa kinh tế trong thế kỷ XXI Chính sự thay đổi này, đã tác động đến sự thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ với Trung Quốc

1.1.2 Hoa Kỳ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1973, Hoa Kỳ chiếm đến ¾ trữ lượng vàng thế giới, sản lượng công nghiệp luôn chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp thế giới và nông nghiệp luôn vượt qua các nước Tây Âu và Nhật Bản cộng lại [4; tr.148] Nền kinh tế của Hoa Kỳ luôn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới [4; tr.148] Hoa Kỳ cũng là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai, với nền khoa học –

kỹ thuật hiện đại, là một trong những nước đi đầu trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới, nguyên liệu mới, vật liệu mới, sản xuất vũ khí hiện đại, chinh phục vũ trụ, đem lại nhiều thành tựu tiến bộ cho nhân loại Là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử, vậy nên suốt một thời gian dài, Hoa Kỳ luôn giữ vị trí độc tôn

về vũ khí hạt nhân và có sức ảnh hưởng lớn đến quân sự các nước Hoa Kỳ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới trong hơn 20 năm kể từ khi

chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

Sang đến giai đoạn 1993 - 2000, sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Hoa Kỳ có sự phục hồi và phát triển trở lại Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ

đã giảm 60% từ 290 tỉ USD xuống còn 117 tỉ USD Bộ máy chính phủ giảm 225.000 người và 10 triệu việc làm mới được tạo ra [4; tr.151] Cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, với GDP năm 2000 lên tới 9.873 tỉ USD, bình quân đầu người là 36.478 USD, tạo ra 25% giá trị sản phẩm thế giới và chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế thế giới (WTO, IMF…) Năm 2001, GDP của Hoa Kỳ đạt con số 10.170 tỉ USD chiếm 32,5% GDP toàn cầu [4; tr.151] Trong số 1.000 công ty lớn nhất thế giới thì có đến gần 400 công ty thuộc về Hoa Kỳ với những tên tuổi nổi tiếng toàn cầu như những công ty: ngành ô tô (General Motor, Ford Motor), máy vi tính (IBM, Microsoft, Intel), máy bay (Boeing)…

Trang 24

Hoa Kỳ mặc dù chỉ chiếm 5% dân số và 9,4% diện tích đất đai thế giới, nhưng

đã tạo ra hơn 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới, chiếm 36% tổng lượng kinh tế thế giới - 9000 tỉ USD năm 2003, có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF, và đồng đô la Hoa Kỳ (USD) là một trong những đồng tiền quốc tế mạnh nhất thế giới [4; tr.151]

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nền kinh tế của Hoa Kỳ cũng vấp phải những khó khăn lớn đặc biệt là những khủng hoảng, suy thoái và sự cạnh tranh của các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIEs) Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp quân sự vào khu vực châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh… Vậy nhưng, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đứng đầu thế giới về kinh tế và luôn chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật Năm 2008, Hoa Kỳ bước vào một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, mang tính chu kỳ, là căn bệnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Cuộc khủng hoảng tài chính này đã để lại những hậu quả nặng nề trên nhiều lĩnh vực

Trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng từ năm 2007 - 2009 ở Hoa Kỳ, GDP của nước này đã biến động mạnh Vào quý III/2008 tăng trưởng GDP ở mức 3,7%, đến quý IV/2008 con số này tăng lên 8,9%, nhưng đến quý I/2009 thì hạ xuống còn 5,3% Trong 3 tháng đầu năm 2008, giá nhà ở tại nước này đã tăng 7%

so với cùng kỳ năm 2007 Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers Holdings1 nộp đơn xin phá sản sau 158 năm hoạt động Cùng ngày, một tập đoàn ngân hàng lớn khác của Hoa Kỳ là Merrill Lynch2 đã tuyên bố sáp nhập với Bank of America với trị giá

50 tỷ USD, do thua lỗ bởi cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này Trước đó, Bear Stearns3 cũng đã được bán cho JP Morgan trong tháng 3/2008 với nguyên nhân tương tự [36] Thâm hụt trên GDP là 2.0%, tăng 2.5 lần so với giai đoạn 1993 – 2000 Đầu năm 2008, văn phòng ngân sách Quốc hội ước tính rằng nợ liên bang sẽ không vượt qua 60% GDP cho tới năm

hoảng suy thoái năm 2008 diễn ra, Lehman Brothers Holdings là một trong những cơ quan tài chính đầu tư lớn mạnh nhất của nước Hoa Kỳ

cho thị trường vốn, đầu tư ngân hàng, tư vấn tài chính, quản lý tài sản, bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ tài chính liên quan, hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới

3

là tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 ở Hoa Kỳ

Trang 25

2023 Nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính, nợ liên bang sẽ vượt mức đó vào cuối năm 2010 [55; tr.636].

Trong chính sách đối ngoại của mình, Hoa Kỳ thi hành một loạt chính sách đối ngoại mới với những học thuyết nổi tiếng qua các đời tổng thống: tổng thống Harry

S Truman với chiến lược “ngăn chặn”1, tổng thống Dwight D Eisenhower với

chiến lược “Trả đũa ồ ạt”2… John F Kennedy với chiến lược “phản ứng linh hoạt”3, Richard Nixon với chiến lược “ngăn đe thực tế”, George H W Bush với chiến lược “vượt lên ngăn chặn”4, Bill Clinton với chiến lược “Cam kết và mở rộng”5, tổng thống George W Bush với chiến lược “đánh đòn phủ đầu”6 Dù có nhiều học thuyết, nhưng mục tiêu cuối cùng của Hoa Kỳ vẫn là duy trì và bảo vệ vị trí siêu cường của mình, đem lại nhiều lợi ích nhất cho quốc gia của họ và cho

những công dân của họ “Chiến lược toàn cầu” được Hoa Kỳ triển khai với tham

vọng lớn làm bá chủ thế giới Chiến lược toàn cầu được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới những học thuyết khác nhau, song đều nhằm thực hiện ba mục tiêu:

Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới

Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng

sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới

Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Hoa Kỳ

Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tranh lạnh, gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến

giới lần thứ hai qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Hoa Kỳ

nhân chiến lược đánh đòn phủ đầu bất ngờ vào đối phương, đè bẹp ý chí đề kháng của đối phương nhằm giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định Học thuyết “trả đũa ồ ạt” đẩy cuộc đối đầu trên thế giới lên đỉnh cao, tình hình quốc tế cực kỳ căng thẳng

phóng dân tộc, tiếp tục bành trướng, hiếu chiếu, xâm lược

4

Là chiến lược nhằm tăng cường sự ổn định chiến lược có lợi cho Hoa Kỳ bằng cách theo đuổi những hiệp định kiểm soát vũ khí, ra sức phát triển một nền kinh tế Hoa Kỳ hùng mạnh, thịnh vượng và có sức cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ CNXH vào năm 2000

để phát triển, duy trì lợi ích an ninh và kinh tế ở các khu vực Từng bước thiết lập trật tự thế giới mới do Hoa

Kỳ lãnh đạo, bành trướng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa Hoa Kỳ và thể chế dân chủ tư sản theo mô hình của Hoa Kỳ và Phương Tây

nhằm loại trừ kẻ thù hay chủ nghĩa khủng bố Học thuyết gồm 4 nội dung chính: Bành trướng dân chủ, chủ nghĩa đơn phương, quyền bá chủ của Hoa Kỳ, đe dọa và chiến tranh ngăn chặn

Trang 26

tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là việc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975), chiến tranh Trung Đông… Đến những năm 80 của thế kỷ XX, khi xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới, Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách đối ngoại của mình, nhưng vẫn tăng cường chạy đua vũ trang và giữ vững vị thế của mình để triển

khai “chiến lược toàn cầu” Năm 1991, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, mở ra một thời

kì mới cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, sau này là Liên bang Nga Hoa

Kỳ mong muốn, mình sẽ là “một cực” duy nhất trên thế giới, chi phối đến tất cả các

nước

Đến nửa cuối những năm 90 của thế kỷ XX, lực lượng quân đội Hoa Kỳ có tổng cộng 2.674.000 người, có hơn 3.000 căn cứ quân sự lớn nhỏ ở nước ngoài, trong đó riêng ở châu Âu có khoảng 100.000 quân và 700.000 đầu đạn hạt nhân; còn ở châu Á, Hoa Kỳ có hàng chục ngàn quân đóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc [4; tr.156] Ngân sách quân sự không ngừng tăng (năm 2003 là 401,7 tỷ USD)[4; tr.156], những năm sau còn tiếp tục tăng) Hoa Kỳ ra sức chạy đua vũ trang, phát triển lực lượng hạt nhân, kể cả chạy đua vũ trang trên vũ trụ (SDI1)

Bước sang những năm đầu của thiên niên kỷ mới, một trong những sự kiện đáng nhớ trong vấn đề an ninh của Hoa Kỳ chính là sự kiện 11/09/20012, Hoa Kỳ chính thức tham chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Bản chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà tổng thống George W Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2002 có thể xem là tuyên bố chính thức của học thuyết Bush lần đầu tiên từ khi tổng thống George W Bush nhậm chức Học thuyết Bush đã thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ Trong suốt 2 nhiệm kỳ của mình, tổng thống George W Bush đã dành hết thời gian 8 năm để chống lại khủng bố Cuộc xâm lược Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003 là một phần trong “cuộc chiến chống

khủng bố” của tổng thống George W Bush

kiến của Tổng thống Ronald Reagan Đó là một hệ thống thiết bị và vũ khí bay trong không gian hoặc tọa lạc trên mặt đất nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấn công vào Hoa Kỳ bằng tên lửa hạt nhân chiến lược Với chương trình này, Hoa Kỳ chiếm hầu hết các quỹ đạo đẹp trên vũ trụ và kiểm soát không gian

lao vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại, Lầu Năm Góc khiến gần 3.000 người thiệt mạng và là vụ khủng

bố đẫm máu nhất do thế lực nước ngoài gây ra tại Hoa Kỳ

Trang 27

Tháng 8/2005, thảm họa bão Katrina đã nổ ra: “Sức gió trên 120 dặm 1 một giờ

đã san phẳng bờ biển Mississippi và dựng một bức tường nước chồm qua các con

đê ở New Orleans 80% diện tích thành phố, nơi cư ngụ của hơn 450 ngàn người đã ngập lụt” [1; tr.441] Katrina không chỉ là cơn bão, tác động của nó không chỉ dừng

lại ở sự tàn phá vật chất Nó làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính quyền

Nó làm trầm trọng thêm những chia rẽ trong xã hội và nền chính trị ở Hoa Kỳ, phủ một đám mây lên nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống George W Bush Những năm tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của George W Bush, thậm chí còn tồi

tệ hơn với nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn và khủng hoảng ngân hàng liền tiếp sau đó Nhiều chuyên gia cho rằng

sự kết thúc nhiệm kỳ của Bush chính là một cơ hội để khôi phục lại hình ảnh của Hoa Kỳ trên toàn thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Hoa Kỳ vào năm 2008, sau đó nhanh chóng tác động tới các nước công nghiệp phát triển và nhanh chóng lan rộng

ra toàn cầu khiến tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh, nhiều nước phát triển trải qua thời kỳ tăng trưởng âm hoặc không tăng trưởng Nếu như vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, Hoa Kỳ tin rằng, họ ở đỉnh cao của sự phát triển kinh tế và thịnh vượng thì đến nay niềm tin đó của Hoa Kỳ đã bị lung lay Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), khi bước sang thế kỷ XXI, Hoa Kỳ chiếm 32% GDP của thế giới thì đến cuối thập niên đầu của thế kỷ này, con số đó chỉ còn 24%; thu nhập trung bình của mỗi hộ dân năm 2000 là 52.500 USD, đến năm 2008 giảm xuống mức 50.303 USD; năm 2000, có 11,3% số dân sống dưới mức đói nghèo, đến năm 2008, tỷ lệ đó tăng lên 13,2%; thu nhập trung bình của các gia đình ở Hoa Kỳ thấp hơn mức năm 1999; có tới 45% số người mua nhà trả góp đã không còn đủ khả năng trả nợ ngân hàng Đầu thế kỷ XXI, ngân sách của Hoa Kỳ không bị thâm hụt, sau 10 năm, thâm hụt ngân sách chiếm 10% GDP; “đội quân” thất nghiệp chiếm tới 10% lực lượng lao động, thêm vào đó là 7% lực lượng lao động không có đủ việc

để làm trọn ngày công lao động, hoặc phải bỏ việc để đi tìm việc khác [3] Tờ The New York Times đăng bài viết của Giáo sư Paul Krugman, người đạt giải Nobel về

1

120 dặm = 193km

Trang 28

kinh tế năm 2008, trong đó nhận định những điều ấn tượng nhất trong thập niên qua lại chính là nước Mỹ không muốn rút ra bài học từ chính những sai lầm của họ Trong khoảng thời gian "sóng gió" của sự sợ hãi và bất an, những nhà chính trị kiên định luôn có cơ hội lớn hơn để được tái đắc cử Tổng thống George W Bush luôn củng cố thông điệp này trong tất cả các bài phát biểu của mình Tổng thống cho rằng để đưa đất nước mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn, tổng thống sẽ cần tới sự giúp đỡ của người dân và tổng thống sẽ làm việc hết mình để có được nó, làm tất cả

có thể để xứng đáng với lòng tin của người dân Hoa Kỳ Niềm tin và sự chắc chắn

là thông điệp then chốt trong chiến dịch tranh cử của George W Bush, qua đó chiếm được tình cảm của những người dân còn đang lo lắng về tương lai

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một đòn giáng mạnh vào những gì

mà tổng thống George W Bush lẽ ra đã làm được Trong 6 năm đầu cầm quyền của mình, George W Bush đã đưa kinh tế Hoa Kỳ đạt được những thành tựu phát triển mạnh mẽ, mà có lẽ phần lớn các tổng thống của nước này phải cảm thấy ghen tị Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ập tới đã cuốn phăng đi những thành quả này

Để đối phó với khủng hoảng, Chính quyền của tổng thống Bush đã phải viện tới những biện pháp can thiệp mạnh và với quy mô lớn chưa từng có - những biện pháp mà trước đây, với quan điểm thị trường tự do, chính quyền này hoàn toàn không ủng hộ Khi khủng hoảng lan rộng khắp toàn cầu, những lời chỉ trích chủ nghĩa tư bản kiểu Hoa Kỳ mỗi lúc một gia tăng, khiến người ta đặt câu hỏi về tương lai của địa vị thống lĩnh về kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ

Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc tổng thống George W Bush nới lỏng quá trình phi thể chế hóa đã dẫn tới sự đổ vỡ trong hệ thống tài chính, mặc dù đây mới chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng Tuy nhiên, vì khủng hoảng xảy ra dưới thời của tổng thống Bush, nên có lẽ George W Bush sẽ là người phải gánh chịu những phán xét của lịch sử

Chiến thắng vang dội của ông Brack Obama trước đối thủ đảng Cộng hòa John McCain chính là tiếng nói của cử tri Hoa Kỳ, phần nào đã khẳng định, đánh giá không mấy nhiệt tình của người dân đối với các chính sách của tổng thống

George W Bush “Nếu không có ông Bush, có lẽ ông Obama chưa chắc đã trúng cử

Trang 29

ở thời điểm hiện nay”, nhà khoa học chính trị Stephen Wayne thuộc Đại học

Georgetown đã từng nhận xét như vậy

Trong những ngày cuối ở Nhà Trắng, tổng thống George W Bush dành nhiều thời gian để cải thiện hình ảnh Ông có nhiều cuộc phỏng vấn với báo giới và tổ chức một cuộc họp báo cuối cùng, đồng thời lên truyền hình để phát đi một thông điệp liên bang Trong những lần xuất hiện này, George W Bush nỗ lực bảo vệ những gì mình đã làm trong suốt nhiệm kỳ, nhưng dường như ông đã tỏ ra trầm tư hơn Ông thừa nhận với các nhà báo sự thất vọng của mình khi không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq Ông Bush cho rằng, đến một lúc nào đó, lịch sử sẽ đánh giá đúng về ông, như đã đánh giá về Tổng thống Harry Truman - một tổng thống không được ca ngợi nhiều khi rời Nhà Trắng, nhưng hiện nay lại được đánh giá cao về chính sách trong Chiến tranh lạnh

1.2 Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trước năm 2001

1.2.1 Trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, cách mạng thành công, Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ra đời Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực châu Á và trên thế giới Việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là hướng đi của mình, Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy hình thành hệ thống

xã hội chủ nghĩa nối liền từ Âu sang Á Cũng trong thời kỳ này thế giới đã triển khai toàn diện cuộc chiến tranh lạnh Đông – Tây, mà hạt nhân của nó là lại sự đối

kháng giữa Hoa Kỳ với Liên Xô, Trung Quốc

Sau khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mình Sự lựa chọn này là phù hợp với niềm tin của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc Trung Quốc nghiêng hẳn về Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa Xét từ hoàn cảnh lịch

sử lúc bấy giờ, đối kháng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc là điều dễ hiểu, đó là sự phản ứng tất yếu đối với chính sách chống phá, thù địch đối với Trung Quốc của

Trang 30

Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã không thừa nhận sự thành lập Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tháng 6/1950, trong cuộc chiến tranh với Triều Tiên, Hoa Kỳ đã tuyên

bố sẽ đưa chiến hạm đến đóng quân tại eo biển Đài Loan, cản trở quân giải phóng

nhân dân Trung Quốc giải phóng Đài Loan, đồng thời cổ xúy cho cái gọi là “định luận về vị trí của Đài Loan”1 và từ đó, Hoa Kỳ trở thành mối đe dọa lớn nhất đến sự

thống nhất và an ninh quốc gia của Trung Quốc

Trong giai đoạn này, Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ nằm trong trạng thái chiến tranh lạnh mà còn nằm trong trạng thái “chiến tranh nóng” hoặc “chuẩn bị xảy

ra chiến tranh nóng” trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan… tức là có thể xảy ra xung đột trực tiếp trên chiến trường Triều Tiên, Việt Nam hay Đài Loan Nhưng bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc được khơi thông theo một chiều hướng khác Đặc biệt là sau cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Richard Nixon và chủ tịch nước Mao Trạch Đông Sự khác biệt về đường lối ngoại giao hơn 20 năm giữa hai quốc gia, nhanh chóng được thu hẹp và chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại Năm 1978, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập ngoại giao Từ đây, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước sang một thời kỳ phát triển mới, điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ

quốc tế và khu vực

Trong thời gian này, Hoa Kỳ không đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, tuy nhiên lại có tác động lớn hơn nhiều so với hành động trực tiếp của Hoa Kỳ ở khu vực này Chính sách về Đài Loan phải dựa trên việc duy trì hòa bình và ổn định ở

eo biển Đài Loan, dựa trên “thông cáo Mỹ - Trung” và luật quan hệ Đài Loan Suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ luôn nắm phần chủ động trong quan hệ này Hoa

Kỳ luôn đưa ra các chính sách còn Trung Quốc thường là đối phó với các chính sách của Hoa Kỳ Bởi khi đó, vị thế của Trung Quốc còn thấp, thực lực còn yếu Trung Quốc cần có môi trường hòa bình và thuận lợi để phát triển, do đó nhu cầu hợp tác với Hoa Kỳ tăng lên, tránh phải đối đầu Bởi vậy mà Trung Quốc chấp nhận

một trật tự tạm thời do Hoa Kỳ lãnh đạo và tích cực nâng cao thực lực, giấu mình chờ thời cơ Hệ quả là Hoa Kỳ nắm phần chủ động còn Trung Quốc luôn luôn phải

đối phó lại với các chính sách của Hoa Kỳ

1

Công nhận Đài Loan là một quốc gia hợp pháp

Trang 31

Trong một biên bản ghi nhớ gửi tổng thống Reagan sau một chuyến thăm cá

nhân đến Trung Quốc cuối năm 1982, Richard Nixon đã viết: Tôi tin tưởng rất nhiều vào lợi ích của chúng ta trong việc khuyến khích Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong thế giới thứ ba Họ càng thành công bao nhiêu, Liên bang Xô Viết

sẽ càng khó thành công bấy nhiêu…

Điều đã mang chúng tôi đến với nhau lần đầu năm 1972 là mối quan tâm chung của chúng tôi về mối đe dọa gây hấn của Xô Viết Trong khi mối đe dọa ấy giờ đây còn lớn hơn rất nhiều so với năm 1972, yếu tố đoàn kết quan trọng kéo chúng tôi lại gần nhau trong một thập niên tới sẽ là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh

tế chúng tôi” [6; tr.399]

Richard Nixon tiếp tục thúc giục rằng, trong mười năm tới, Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây cùng với Nhật Bản nên cùng nhau hợp tác đẩy nhanh sự

phát triển kinh tế của Trung Quốc

Còn quan điểm của Henry Kissinger – nguyên cố vấn an ninh quốc gia, sau đó

là ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, ông đã từng tư vấn cho nhiều tổng thống Hoa Kỳ khác nhau về chính sách ngoại giao và đã nêu ra những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Tại hội nghị Giơnevơ năm 1954, Bắc Kinh và Washington đã miễn cưỡng đồng ý duy trì các cuộc tiếp xúc thông qua các quan chức cấp lãnh sự có trụ

sở tại Giơnevơ Sự thu xếp mang lại khuôn khổ cho một kiểu mạng lưới an toàn nhằm tránh những xung đột do hiểu nhầm Tuy nhiên, không bên nào làm vậy với niềm tin chắc chắn, hoặc nếu có thì những niềm tin của họ chạy theo những hướng khác nhau Chiến tranh Triều Tiên đã đặt dấu chấm hết cho tất cả những sáng kiến ngoại giao đối với Trung Quốc trong chính quyền Truman Chính quyền Eisenhower lên nắm quyền khi chiến tranh tại Triều Tiên còn chưa kết thúc, đã xem Trung Quốc là một trong những cường quốc Cộng sản cứng đầu và cách mạng nhất

Do đó, mục tiêu chiến lược ban đầu là xây dựng một hệ thống an ninh tại châu Á để kiềm chế sự xâm lược tiềm năng của Trung Hoa Những đàm phán ngoại giao với Trung Quốc bị lảng tránh vì lo sợ Trung Quốc phá hỏng những hệ thống an ninh

Trang 32

hãy còn non như SEATO1, các đồng minh mới mẻ như Nhật Bản và Nam Triều Tiên Việc Dulles từ chối bắt tay với Chu Ân Lai tại hội nghị Giơnevơ phản ánh cả

sự chối bỏ theo lương tâm và kế hoạch chiến lược

Vấn đề Đài Loan đã tạo ra thêm một nguyên nhân đối đầu lâu dài đặc biệt dẫn đến bế tắc trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Vì Trung Quốc sẽ không thảo luận vấn đề nào khác cho đến khi Hoa Kỳ đồng ý rút khỏi Đài Loan Và Hoa Kỳ sẽ không nói về chuyện này cho đến khi Trung Quốc từ bỏ việc sử dụng lực lượng vũ trang giải quyết vấn đề Đài Loan Tình hình căng thẳng đến nỗi Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã nêu:

“Người Trung Hoa không sợ hãi trước sự tống tiền của Mỹ Đất nước của chúng tôi có dân số 600 triệu người và diện tích 9.6 triệu km 2 Nước Mỹ không thể tiêu diệt được dân tộc Trung Hoa chỉ bằng một nhúm những trái bom hạt nhân nhỏ nhoi Ngay cả nếu những trái bom nguyên tử của Mỹ khi thả xuống Trung Quốc, chúng mạnh đến mức xuyên thẳng một lỗ qua trái đất, hoặc thậm chí làm nổ tung

nó, cũng chả có nghĩa lí gì đối với cả vũ trụ cho dù đó có thể là một sự kiện lớn đối với hệ mặt trời… nếu Mỹ với những chiếc máy bay của mình cộng thêm bom A mở một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại Trung Quốc, vậy thì Trung Quốc bằng cây

kê và những khẩu súng trường chắc chắn sẽ trỗi dậy đến vinh quang Cả thế giới sẽ

ủng hộ chúng tôi” [6; tr.170]

Chính vì lẽ đó, đối thoại Hoa Kỳ - Trung Quốc sau khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, đã đi đến thất bại, chừng nào mỗi bên còn kiên trì lựa chọn những điều cơ bản của mình thì chẳng còn gì để nói Hoa Kỳ nhắc lại rằng tình hình của Đài Loan phải được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Đài Bắc và phải có sự liên quan của Hoa Kỳ và Nhật Bản Bắc Kinh giải thích đề xuất này như một nỗ lực mở lại quyết định Hội nghị Cairo mà trong Thế chiến thứ

II đã tuyên bố Đài Loan là một phần của Trung Quốc Trung Quốc cũng từ chối từ

bỏ sử dụng vũ lực như một sự xâm phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc nhằm thiết lập sự kiểm soát lãnh thổ quốc gia của riêng mình

1

Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á, được thành lập năm 1954 (giải thể năm 1977) với sự tham gia của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Philippines, New Zealand, Úc, Thái Lan, Pakistan Hiệp ước của SEATO đã xác định mục đích của mình là chỉ có phòng thủ, cùng với đó là các quy định để tự giúp

đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc ngăn chặn và chống lại các hoạt động lật đổ từ bên ngoài; hợp tác trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội

Trang 33

Tháng 7 năm 1976, phó thủ tướng Trương Xuân Kiều đã đưa ra một quan

điểm rất hiếu chiến liên quan đến Đài Loan: “Chúng ta đã rất rõ ràng về Đài Loan

Vì vấn đề Đài Loan đã phát sinh, đây là cái nút thòng lọng quàng vào cổ nước Mỹ Lợi ích của người dân Mỹ chính là cởi bỏ nút thắt đó Nếu nước Mỹ không cắt bỏ, thì PLA (quân giải phóng Trung Quốc) sẽ cắt bỏ nó đi Sẽ là một điều rất tốt cho cả người dân hai nước Mỹ và Trung Quốc – chúng tôi rất hào phóng – chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ người Mỹ giải quyết vấn đề bằng những lưỡi lê của chúng tôi – có lẽ điều này nghe không được dễ chịu lắm, nhưng đó là cách mọi việc diễn ra.” [6;

tr.327,328]

Điều này chứng tỏ rằng: nội bộ Trung Quốc xảy ra tranh chấp, mất đoàn kết

và không thống nhất Bởi trước đó, chủ tịch Mao Trạch Đông đã có phát ngôn ngược lại với những gì phó thủ tướng Trương Xuân Kiều phát biểu Bởi vậy, hơn mười năm sau, chính sách của Hoa Kỳ vẫn tập trung vào việc đạt được sự từ bỏ chính thức sử dụng vũ lực từ Trung Quốc Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không dành cho nước nào từng đưa ra điều kiện tiên quyết nghiêm ngặt đến thế về đàm phán, khiến cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng trở nên

phức tạp hơn

1.2.2 Những năm đầu sau chiến tranh lạnh (1989 - 2000)

Mở đầu giai đoạn này là nhiệm kỳ của tổng thống George H W Bush (1989 - 1993) Khi mới lên nắm quyền chưa đầy năm tháng, tổng thống khó chịu với những hậu quả lâu dài của các pháp chế trước đó Cả tổng thống Bush lẫn Cố vấn an ninh quốc gia của ông, tướng Brent Scowcroft, đã từng phục vụ trong chính quyền Nixon, họ nhớ Đặng Tiểu Bình đã duy trì quan hệ đối ngoại với Hoa Kỳ như thế

nào trước những âm mưu của “bè lũ bốn tên”1

Hoa Kỳ ngưỡng mộ trước những thành tựu mà cải cách kinh tế của Trung Quốc đem lại Vì vậy, Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách ngoại giao phù hợp, để cho các đối thủ của Hoa Kỳ khôngcó thể trông mong ở sự ủng hộ của Trung Quốc Bởi tất cả các dân tộc tại châu Á đều sợ một Trung Quốc bị cô lập với thế giới Trung Quốc có sức mạnh chi phối nền kinh tế của nhiều nước, là bạn hàng và là nguồn cung ứng các sản phẩm hàng hóa cho hầu

Nguyên và Vương Hồng Văn cấu kết với nhau lộng quyền và sát hại những Đảng viên không theo phe cánh

từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trang 34

hết các nước châu Á, là quốc gia cho các nước khác không chỉ ở châu Á mà trên thế giới vay vốn đầu tư Hơn nữa, thị trường ở Trung Quốc rất rộng lớn, giải quyết một

số lượng lớn nhu cầu về nguồn lao động và việc làm cho nhiều quốc gia Nếu Trung Quốc bị cô lập thì sẽ tác động đến chính sách kinh tế của Trung Quốc đối với các nước châu Á Bên cạnh đó, một Trung Quốc luôn coi mình là trung tâm của thế giới, nếu bị cô lập sẽ giống như bị dồn vào góc Họ sẽ triển khai những chính sách đối ngoại về an ninh quốc phòng tốt nhất để lấy lại vị trí trung tâm của mình cho dù phải sử dụng đến sức mạnh quân sự để uy hiếp hay khống chế Vì vậy cho dù chịu

nhiều sức ép nhưng George H W Bush vẫn kiên trì:

Chúng ta không thể nhìn theo hướng khác khi liên quan đến nhân quyền hay các cải cách kinh tế, nhưng chúng ta có thể bày tỏ các quan điểm của mình về việc đẩy mạnh những bước tiến của họ sao cho dễ hiểu hơn là tung ra một tràng những lời chỉ trích bất tận… Vấn đề đối với tôi là làm sao lên án những gì chúng ta thấy là sai và phản ứng một cách thích hợp trong khi vẫn duy trì quan hệ găn bó với Trung

Quốc ngay cả nếu quan hệ ấy giờ đây chắc phải ở trạng thái “dừng” [6; tr.421]

Có thể nói, tổng thống George H W Bush đã đi trên dây bằng kỹ năng và sự khéo léo Khi Quốc hội áp đặt những biện pháp trừng phạt lên Bắc Kinh, ông đã làm mềm đi những góc cạnh - những biện pháp trừng phạt cứng rắn, nặng nề Cùng lúc đó, để thể hiện sự lên án của mình, ngày 05 và 20 tháng 6, ông hoãn lại những trao đổi với chính phủ cấp cao, ngừng hợp tác quân sự và các thương vụ bán trang thiết bị cho cảnh sát, quân sự; tuyên bố phản đối những khoản vay mới cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác Những pháp chế của Hoa Kỳ đồng điệu với những bước đi tương ứng của cộng đồng châu Âu, Nhật Bản, Australia và Newzealand với những biểu hiện hối tiếc, buộc tội từ các chính phủ trên toàn thế giới Phản ánh sức ép đặc biệt, Quốc hội thậm chí còn ép những biện pháp mạnh mẽ hơn, bao gồm các pháp chế lập pháp

và một luật tự động gia hạn visa cho tất cả sinh viên Trung Quốc đang du học tại Hoa Kỳ Vậy mà hai chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc vốn cùng hành động như các đồng minh trên thực tế trong gần như toàn bộ thập niên trước – giờ đang dần xa nhau, với những oán giận, những lời tố cáo đang đầy lên từ cả hai phía mà thiếu đi

Trang 35

những cuộc tiếp xúc cấp cao Quyết tâm tránh một sự đổ vỡ không thể cứu vãn, George H W Bush kêu gọi một quan hệ lâu dài với Trung Quốc

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ được quan tâm lớn nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc Liên Xô tan rã, hệ thống

xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành siêu cường lớn nhất, duy nhất trên thế giới Cạnh tranh với Hoa Kỳ lúc này có Nhật Bản và Tây Âu Nhưng đến cuối thế kỷ XX, sự phát triển nhanh và mạnh của Trung Quốc đã tạo nên một áp lực, một thách thức mới với một đất nước siêu cường như Hoa Kỳ trong thế kỷ XX

Vì vậy, những thay đổi trong quan hệ hai nước sẽ tác động rất lớn đến tình hình thế

Kỳ - Trung Quốc hầu như đã chấm dứt Nhân tố Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh

mẽ, toàn diện với ảnh hưởng đang vươn ra ngoài khu vực, đòi hỏi Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách của mình Những năm tiếp theo, Hoa Kỳ đã xây dựng chính sách đối ngoại với Trung Quốc trong mục tiêu đưa Trung Quốc vào các tổ chức an ninh kinh

tế và quốc tế chủ đạo, yêu cầu Trung Quốc phải tuân theo luật các các tổ chức và tiêu chuẩn liên kết quốc tế Chiến lược này đã có những thành công lớn, khi mà Trung Quốc đã trở thành chủ thể tích cực và cần thiết tại Liên hợp quốc, các tổ chức trong Liên hợp quốc như WTO1, IAEA2, WHO3

Các công ty và nhân dân Trung Quốc đã nỗ lực phát triển nhanh chóng như thể người khổng lồ vươn vai đứng dậy sau một giấc ngủ sâu và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu Tại khu vực Đông Á, chính sách

và tham vọng của Trung Quốc ngày càng xung đột với lợi ích của Hoa Kỳ và đe dọa cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực Hoa Kỳ nên thực hiện chính sách nào để cân bằng giữa việc khai thác được những đóng góp với vai trò toàn cầu lớn hơn của

3

Tổ chức y tế thế giới - World Health Organization

Trang 36

Trung Quốc và việc hoạch định chính sách ngăn chặn chống bành trướng và áp bức,

đe dọa của Trung Quốc đối với các khu vực ở gần Trung Quốc

Để duy trì địa vị siêu cường, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chính sách đối ngoại cho phù hợp Vậy sự thay đổi nào là phù hợp? Ta có thể tổng kết về “mô hình”

trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đều trải qua 4 giai đoạn: Một là, nỗ lực tạo dựng bầu không khí thân thiện; hai là, xuất hiện va chạm, khiến quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳng; ba là, hai bên phải chấp nhận khác biệt và tìm cách hợp

tác; bốn là, quan hệ hai bên mang tính thực tế hơn

Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến những năm cuối thế kỷ XX, mối quan

hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc bước vào thời kỳ có tính chất không ổn định Điều này chủ yếu là do trong nhận thức chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc không được xác định rõ ràng, đồng thời còn được thể hiện ở những bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí là đối kháng với Trung Quốc trên các vấn đề quốc tế và khu vực như chế độ

chính trị, ý thức hệ, nhân quyền, Đài Loan…

Trong lúc này, Trung Quốc và một số quốc gia khác tiến hành đấu tranh chống việc can thiệp của Hoa Kỳ vào những công việc nội bộ của những nước khác, cũng như việc nêu cao ngọn cờ chống chủ nghĩa bá quyền ở Hoa Kỳ Nhưng mục đích của sự phản đối, đấu tranh này không phải là để chống lại Hoa Kỳ mà có thể nói là

“dựa vào đấu tranh để tìm sự phát triển” là để cải thiện và phát triển quan hệ với

Hoa Kỳ, tránh đối đầu với Hoa Kỳ

Nhìn một cách toàn cục, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, từ sau chiến tranh lạnh không chỉ có xung đột và đối lập, mà vẫn tồn tại một nguyên tắc chung sống hòa bình Tháng 11/1996, chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân gặp tổng thống Hoa Kỳ B Clinton ở Manila trong cuộc gặp này tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh:

“Hoa Kỳ muốn được thấy một Trung Quốc lớn mạnh, ổn định và an ninh Hai nước chúng ta có lợi ích chiến lược chung trong nhiều vấn đề, Hoa Kỳ vui lòng lập quan

hệ bạn bè hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc” [27; tr.1].

Trở về thời gian trước năm 2001, trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, Hoa Kỳ đã có sự chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã tác động mạnh đến sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ Chính quyền B Clinton xác định Trung Quốc là một

Trang 37

quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và chính trị - an ninh Bởi vậy, nên Trung Quốc được coi là một đối tác mang tính xây dựng Để duy trì củng cố mối quan hệ này, Hoa Kỳ đã tăng cường các quan hệ và tiếp xúc kinh tế, thương mại với Trung Quốc để thúc đẩy nước này phát triển dân chủ Đồng thời đưa ra chính sách “ba không”1

đối với Đài Loan Khẳng định Hoa Kỳ luôn ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan Tuy nhiên chính quyền B Clinton cũng đồng thời thực hiện chính sách “kiềm chế” Trung Quốc, gây sức ép về kinh tế, dùng vấn đề nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cương để gây sức ép về chính trị, tăng cường hợp tác

an ninh – quân sự với các nước xung quanh Trung Quốc để kiềm chế Trung Quốc

Có thể nhận thấy, trong bất kỳ giai đoạn nào mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung

Quốc luôn phức tạp

1.3 Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc

1.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều coi trọng việc ổn định và phát triển

quan hệ hai bên, đây là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nước Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong một hoặc hai thập kỷ tới và trở thành quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh thứ hai hoặc thứ ba thế giới, đồng thời cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ và châu Âu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, cũng như đã có ảnh hưởng mạnh mẽ về văn hóa và chính trị tại một số khu vực Trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất đối với gần như toàn bộ các quốc gia Trung Á, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của tất cả các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á Thậm chí họ đã vượt Canada trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ và trở thành nhà đầu tư toàn cầu quan trọng Trung Quốc đã mang lại sự hỗ trợ kinh tế song phương quan trọng đối với rất nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh Một người bạn như Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn trên khu vực và thế giới sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường và củng cố vị trí trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ

nhập Liên Hiệp Quốc

Trang 38

Thứ hai, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sớm được Quỹ tiền tệ (IMF) đưa

vào trong giỏ tiền tệ dự trữ đặc biệt toàn cầu để cân bằng những giao dịch thanh toán Với những thành tựu mà Trung Quốc đạt được đã chứng minh được rõ vị thế kinh tế của Trung Quốc trên thế giới Trung Quốc sẽ đem lại nhiều bạn hàng, nguồn nhân công dồi dào, nguyên liệu… và đặc biệt là cùng nắm giữ vai trò trụ cột trong nền kinh tế thế giới Những sản phẩm với số lượng lớn, giá thành rẻ, chất lượng cao

từ Trung Quốc - một thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Hoa Kỳ Một vấn đề cần nhấn mạnh là trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư mua hàng nghìn tỷ USD tài sản và nợ của Hoa Kỳ, gắn chặt đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc với đồng USD Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đang dùng đồng USD như đồng tiền chung của tất cả mọi người Dù là ở Nam Mỹ, Bắc Phi hay châu Á, khi buôn bán với nhau, người ta thường thanh toán với nhau bằng đồng USD Và các nước khi dự trữ ngoại tệ, họ cũng dùng đồng USD làm tiền dự trữ chính Khi các nước dùng đồng tiền gọi là

“quốc tế‟” đó, họ biết là lúc nào giá trị của nó cũng được bảo vệ và rất dễ đem đổi sang bất cứ đồng tiền nào khác trên thế giới trong việc mua bán Hiện nay, vị trí đồng nhân dân tệ còn yếu trong phạm vi giao dịch thế giới so với đồng USD của Hoa Kỳ, đồng Yên của Nhật, hay đồng euro của Liên minh EU thì việc gắn chặt đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với đồng USD sẽ giúp nền kinh tế cả hai cùng phát triển Đồng thời Hoa Kỳ sẽ dễ kiểm soát sự tăng trưởng và mức ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc

Thứ ba, suy cho cùng thì “thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù” Hoa Kỳ

sẽ có thêm đồng minh trong việc nắm giữ nền kinh tế thế giới

Như vậy với Hoa Kỳ, việc thiết lập những chính sách kinh tế phù hợp với Trung Quốc sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ và rõ ràng cũng sẽ nâng cao vị thế của Hoa Kỳ Vị thế trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới sẽ được đảm bảo

và củng cố ngày càng vững chắc

1.3.2 Trong lĩnh vực chính trị - an ninh quốc phòng

Chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc được điều chỉnh từ một “đối thủ cạnh tranh chiến lược” thành một “đối tác có trách nhiệm” Thế giới luôn biến động, đặc

biệt là trong lĩnh vực chính trị - an ninh quốc phòng Lĩnh vực mà nhiều người cho

Trang 39

rằng nó có tính ổn định nhất Hoa Kỳ không thể một mình quay lưng lại thế giới, khi mà thế giới đang trong thời kỳ “toàn cầu hóa” Trong trường hợp này việc kết giao để trở thành một người bạn vẫn hơn là một đối thủ…

Trong thế kỷ XX, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo điều kiện đẩy mạnh những lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ, như cân bằng và làm suy yếu vị thế

và vai trò của Liên Xô trên trường quốc tế, giành chiến thắng trong “Chiến tranh Lạnh” do cố tổng thống S Truman phát động năm 1947 kéo dài đến những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, khi Hoa Kỳ tiến hành ngăn chặn và xóa bỏ hệ thống

xã hội chủ nghĩa, lôi kéo và khống chế các nước đồng minh ủng hộ mình Bước sang thiên niên kỷ mới - thiên niên kỷ thứ 3, Hoa Kỳ cần giành ưu thế trong cuộc chiến chống khủng bố và chống lại sự sinh sôi nảy nở của vũ khí hủy diệt hàng loạt trong những thập niên đầu thế kỷ XXI Đặc biệt là sau sự kiện 11/09/2001, Hoa Kỳ

đã được cảnh tỉnh và cần xây dựng lại niềm tin trong lòng người dân Hoa Kỳ, cũng như cần chứng minh về sức mạnh quân sự và khả năng chắc chắn có thể bảo vệ an ninh quốc gia chống lại mọi cuộc khủng bố và đe dọa bởi vũ khi hạt nhân, tên lửa… Vậy nên, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ mang lại nhiều điều thuận lợi hơn cho mục tiêu chống khủng bố, duy trì an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ Vì Trung Quốc cũng là quốc gia có lịch sử phong kiến gắn với quá trình mở rộng lãnh thổ với đội quân hùng mạnh nổi tiếng ở khu vực châu Á Cho đến ngày nay, Trung Quốc vẫn duy trì một sức mạnh quân sự lớn ở khu vực và trên thế giới

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục mang lại những thành công cho Hoa Kỳ trong tương lai với các vấn đề như biến đổi khí hậu, chống lại các phần tử cực đoan, đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và giải quyết những vấn

đề với Iran, an ninh mạng

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W BUSH (2001 – 2009)

2.1.1 Chính sách thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Vấn đề thâm hụt mậu dịch1 được coi là nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thời kỳ cầm quyền của tổng thống George W Bush

Từ năm 2001, thâm hụt mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung quốc ngày càng tăng Nếu như năm 1995 thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ vào khoảng 33 tỷ USD thì đến năm

2000 con số này đã lên đến 83 tỷ USD và năm 2007 lên đến 256 tỷ USD [15; tr.7] (gấp hơn 7 lần so với năm 2000) Trong những năm cuối của thế kỷ XX, mặc dù tăng trưởng kinh tế hàng hóa giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc có tăng, nhưng chủ yếu tăng do nhập khẩu từ Trung Quốc mang lại Tuy nhiên, từ khi George W Bush làm tổng thống thì giá trị xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng trưởng không bằng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc về Hoa Kỳ Khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu với Trung Quốc ngày càng cách xa Có thể nói, thâm hụt thương mại với Trung Quốc lớn hơn với bất cứ đối tác nào khác của Hoa Kỳ Thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tăng 83 tỷ USD năm 2001 lên 273 tỷ USD năm

2003, tổng số nợ của Hoa Kỳ phải trả cho Trung Quốc đã tăng từ 78 tỷ USD năm

2001 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2011 [78; tr.15]

Một số nhà phân tích kinh tế đã chỉ ra nguyên nhân của sự thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc của Hoa Kỳ là do duy trì một số hoạt động thương mại không công bằng nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ trong khi đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ Những hoạt động thương mại đó như: các rào cản thương mại và đầu

tư, chính sách công nghiệp, sử dụng công nghệ, linh kiện trong nước, bán phá giá và

giá công nhân rẻ được coi là những nguyên nhân chính

Thực tế, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, phần lớn các cam kết của Trung Quốc đều được thực hiện, việc duy trì thương mại không công bằng ngày

khi chênh lệch này nhỏ hơn 0 Hay nói cách khác: thâm hụt thương mại khi giá trị xuất khẩu không bằng giá trị nhập khẩu

Ngày đăng: 25/11/2019, 20:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (quyển 1), NXB Đại học sƣ phạm (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại
Nhà XB: NXB Đại học sƣ phạm (2007)
5. G.W. Bush. Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ 20-1-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ
7. Kerry Dumbaugh. Quan hệ Trung Mỹ. Ban đối ngoại, quốc phòng và thương mại. Báo cáo nghiên cứu phục vụ Quốc hội 15-9-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Trung Mỹ. Ban đối ngoại, quốc phòng và thương mại
8. Laurence Nardon (2012), Chính sách của Mỹ về Trung Quốc, từ Kissinger đến Trump, Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế IFRI Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách của Mỹ về Trung Quốc, từ Kissinger đến Trump
Tác giả: Laurence Nardon
Năm: 2012
9. Lê Khương Thùy (2008), Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau sự kiện 11/9, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 (84) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Lê Khương Thùy
Năm: 2008
12. Lê Văn Mỹ (2007), Quan hệ Trung - Mỹ sau đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 (75) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Lê Văn Mỹ
Năm: 2007
14. Nguyễn Thiết Sơn (2002), Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ
Tác giả: Nguyễn Thiết Sơn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
15. Nguyễn Thị Kim Chi (2013), Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc những năm gần đây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Chi (2013)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi
Năm: 2013
18. Nguyễn Thái Yên Hương (2001), Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời kỳ Tổng thống George W. Bush, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương
Năm: 2001
21. Nguyễn Thái Yên Hương - Tạ Minh Tuấn (2010), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương - Tạ Minh Tuấn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
24. Nguyễn Văn Quang (2005), Quan hệ Việt Mỹ thời kì sau chiến tranh lạnh, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Mỹ thời kì sau chiến tranh lạnh
Tác giả: Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2005
28. Quách Quang Hồng (2010), Đề tài cấp Bộ: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc: Những vấn đề liên quan đến hợp tác "Một trục hai cánh" Biển Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một trục hai cánh
Tác giả: Quách Quang Hồng
Năm: 2010
30. Tạ Minh Tuấn (2008), Một số đặc điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Trung từ sau chiến tranh lạnh, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3(82) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Tạ Minh Tuấn
Năm: 2008
32. Tập thể tác giả (2001), đề tài cấp vụ “Dự báo chính sách của chính quyền Bush đối với châu Á – Thái Bình Dương”. Vụ châu Mỹ, Bộ ngoại giao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dự báo chính sách của chính quyền Bush đối với châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả: Tập thể tác giả
Năm: 2001
33. Thanh Hà, 2017, Chính sách của Mỹ về Trung Quốc, từ Kissinger đến Trump 34. Thông tấn xã Việt Nam, Xu hướng điều chỉnh chiến lược của chính quyền Bushđối với Trung Quốc, TLTKĐB, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách của Mỹ về Trung Quốc, từ Kissinger đến Trump
40. Trần Bá Khoa (2001), Chính sách an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ XXI, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Trần Bá Khoa
Năm: 2001
41. Randall B. Ripley và James M. Lindsay: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
42. Robert Gates (2007), Mỹ kiên quyết phản đối Đài Loan độc lập, TTXVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ kiên quyết phản đối Đài Loan độc lập
Tác giả: Robert Gates
Năm: 2007
46. Vũ Văn Hòa (2002), “Chính sách đối ngoại cửng rắn của chính phủ Bush và những hệ lụy, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại cửng rắn của chính phủ Bush và những hệ lụy, Tạp chí "Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Vũ Văn Hòa
Năm: 2002
86. US Census Bureau (2007), Trade with China, http://www.census,gov/foreign- trade/balance/c5700.html#2007 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w