Bên cạnh các đầu sách và luận văn, còn có rất nhiều các bài viết, công trìnhnghiên cứu về nước Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trên các tạp chí như: bài viết “Những động th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THỊ QUẾ
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI
VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
Trang 3Hà Nội - 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Thụy Trang Các kết quả trong luận văn đều cónguồn gốc rõ ràng, tin cậy
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn
Dương Thị Quế
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rấtnhiều người Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến côgiáo hướng dẫn - TS Vũ Thụy Trang Bên cạnh sự nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảotôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn, cô cũng là người đã cho tôi nhữngbài học và kinh nghiệm quý báu về phương pháp tiếp cận các vấn đề một cách mạchlạc, khoa học
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giảng viên đã thamgia giảng dạy của khoa Khoa học chính trị - Đại học KHXH&NV Hà Nội trong thờigian tôi là học viên cao học tại trường Nhờ các thầy, cô tôi có thể trau dồi, tích lũykiến thức để hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Thượng Đình, Thư viện Viện Nghiêncứu châu Âu và Thư viện Quốc Gia đã cung cấp những tài liệu quan trọng, quý báu
để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thânyêu đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luậnvăn này
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Học viên
Dương Thị Quế
Trang 6MỤC LỤC
Trang 7EAS Hội nghị cấp cao Đông ÁEast Asia Summit
EU Liên minh châu ÂuEuropean Union
EAEU Aurasian Economic CommunityCộng đồng Kinh tế Âu - Á
FTA Hiệp định Thương mại tự doFree trade Agreement
Tổng sản phẩm quốc nội
NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây DươngNorth Atlantic Treaty Organization
OSCE Organization for Security and Cooperation in EuropeTổ chức An ninh và Hợp tác châu ÂuWTO Tổ chức thương mại thế giớiWorld Trade Organization
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới trong thế kỷ XXI chứng kiến nhiều biến động phức tạp và khólường Toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục là xu hướng chính, chi phối các quan hệquốc tế và tác động tới tất cả các nước Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn luôn làmục tiêu hướng tới của mọi quốc gia, dân tộc Bên cạnh đó, cục diện thế giới cũngcòn tồn tại nhiều bất ổn, căng thẳng, xung đột dưới nhiều hình thức Chủ nghĩakhủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phát xít mới,nạn buôn lậu vũ khí, các tổ chức mafia và tội phạm quốc tế đang ngày càng gia tăngtrên phạm vi toàn cầu và luôn đe dọa nền hòa bình của toàn nhân loại
Trước những diễn biến tình hình thế giới, mỗi quốc gia buộc phải hợp tác vớinhau nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu cũng như phải có những điều chỉnhchiến lược và đường hướng phát triển của đất nước mình sao cho phù hợp với tìnhhình quốc tế và đáp ứng được lợi ích quốc gia
Trong thời gian qua, Liên bang Nga đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện vềkinh tế, chính trị và xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực, hướng tới mụctiêu xây dựng một nước Nga hùng mạnh, vị thế của Nga ngày càng gia tăng trêntrường quốc tế Tuy nhiên, hiện nay nước Nga đang đứng trước những khó khăn,thách thức, kể từ sau khủng Ucraina, lệnh cấm vận và các đòn trừng phạt của Mỹ vàcác nước phương Tây, sự sụt giảm giá năng lượng, dòng vốn chảy ra nước ngoài,đồng rúp mất giá… đã trở thành mối đe dọa lớn đối với sự phát triển bền vững củanước Nga, buộc nước Nga phải đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tình hình kinh
tế, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ các lợi ích của mình Một trong những nhiệm
vụ quan trọng của chính quyền Nga hiện nay đó là bảo vệ vị thế của nước Nga trênthế giới và khu vực Trong thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga những nămgần đây đã đề cập đến mục đích quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Nga phùhợp với bối cảnh quốc tế và khu vực mới Trọng tâm trong chiến lược đối ngoại củanước Nga là thắt chặt quan hệ với các nước thuộc khu vực hậu Xô Viết, các nước
Trang 9châu Âu, Mỹ La tinh, châu Á – Thái Bình Dương trong đó chú trọng hợp tác vớiTrung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, ASEAN…
Trong ASEAN có thể nói, Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống tốt đẹpvới Liên bang Nga Việt Nam là nước có vị trí địa chính trị, địa chiến lược quantrọng tại Đông Nam Á, là nước có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các vấn đềkhu vực Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Namđang không ngừng củng cố và phát triển các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp vớicác nước trong khu vực, các cường quốc thế giới, đặc biệt coi trọng mối quan hệ vớiLiên bang Nga
Hiện nay, mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đang ngày càng đượccủng cố và tăng cường Qua thời gian, mối quan hệ ấy ngày càng phát triển và nângcao về chất, từ quan hệ đối tác chiến lược (năm 2001) trở thành quan hệ đối tácchiến lược toàn diện (năm 2012) Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Liênbang Nga đối với Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay có ý nghĩa quantrọng đối với Việt Nam trong việc nhận diện được vị thế và vai trò của Việt Nam đốivới Nga để từ đó xây dựng phương hướng và đường lối đối ngoại đất nước mộtcách phù hợp, cũng như đánh giá được tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nga ởkhu vực Đông Nam Á nói riêng cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói
chung Do vậy, tác giả xin chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, nghiên cứu về nước Nga, chính sách đối ngoại của Liên bang Ngađối với Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trong nước Có thểnhận thấy, các nghiên cứu tập trung theo các hướng sau:
Thứ nhất là nhóm các công trình nghiên cứu về Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga: Cuốn sách “Liên bang Nga quan hệ kinh tế đối ngoại trong
Trang 10những năm cải cách thị trường” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, xuất bản năm
1999; Cuốn sách “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI” của tác giả Côchetcốp, xuất
bản năm 2004; Cuốn sách “Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO” do tác
giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, xuất bản năm 2006; Cuốn sách “Nước Nga trên
trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai” xuất bản năm 2006 và cuốn sách
“Nước Nga hậu Xô viết qua những biến thiên của lịch sử” xuất bản năm 2009, của tác giả Hà Mỹ Hương; Cuốn sách “Liên bang Nga trên con đường phát triển những
năm đầu thế kỷ XXI” xuất bản năm 2008 và cuốn “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI” xuất bản năm 2011của tác giả Nguyễn An Hà; Luận văn thạc sĩ “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Đông Á (giai đoạn 1991 đến nay)” của tác giả Vũ Thụy Trang, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, năm 2007; Luận văn thạc sĩ “Chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga dưới thời Tổng thống Putin” của tác giả Nguyễn Hải Vân Anh, Khoa Quốc tế
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2008; Luận văn thạc sĩ
“Chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay”
của tác giả Trần Thanh Tùng, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, năm 2014; Cuốn sách “Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong
giai đoạn hiện nay” do tác giả Nguyễn Thị Quế chủ biên, xuất bản năm 2015.
Bên cạnh các đầu sách và luận văn, còn có rất nhiều các bài viết, công trìnhnghiên cứu về nước Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trên các tạp chí
như: bài viết “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”
của tác giả Nguyễn An Hà, số 7/2007 trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu; bài viết
“Nga tiếp tục chính sách đối ngoại cứng rắn trong quan hệ với phương Tây?” của tác giả Bùi Huy Khoát, số 5/2008 trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu; bài viết “Điều
chỉnh chiến lược phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu” của tác giả Nguyễn An Hà, số 7/2010 trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu;
bài viết “Chiến lược đối ngoại của Nga điều chỉnh theo hướng nào?” của tác giả Nguyễn Nhâm, trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2/2011; bài viết “Sự điều chỉnh
chiến lược của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tiếp theo)” của tác giả
Trang 11Nguyễn Cảnh Toàn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11/2012; bài viết
“Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay – những thách thức và hướng
triển khai” của tác giả Chúc Bá Tuyên, đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số
11/2012; bài viết “Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời
Tổng thống Medvedev (2008-2012)” của tác giả Lê Minh Giang, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 10/2012; bài viết “Chính sách của Liên bang Nga tại biển
Đông: kế thừa hay thay đổi” của tác giả Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 1/2013; bài viết “Học thuyết Quân sự mới của Liên bang
Nga năm 2014 và một số tác động” của tác giả Nguyễn An Hà, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 12/2014; bài viết “Tình hình ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương và chính sách của Nga trong khu vực này” của tác giả K A Kokarev, đăng
trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4/2014; bài viết ““Thế chân vạc” địa chiến
lược Mỹ - Trung – Nga trong thế kỷ XXI” của tác giả Thái Văn Long, đăng trên tạp
chí Lý luận Chính trị, số 11/2014; bài viết “Về chính sách đối ngoại của Nga trong
năm 2016” đăng ngày 8/1/2016 trên Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt
Nam; bài viết “Chính sách “Hướng Đông” của Nga có ý nghĩa gì đối với Đông
Nam Á” đăng trên Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, ngày
26/1/2016; bài viết “Triển khai chính sách châu Á – Thái Bình Dương trong chiến
lược cân bằng Á – Âu của Liên bang Nga” của tác giả Phan Thị Thu Dung, đăng
trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6/2016
Nhóm các công trình nghiên cứu về mối quan hệ Nga – ASEAN, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga: Cuốn sách “Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới” xuất bản năm 2007 và cuốn sách “Hướng tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” xuất bản năm 2007 của tác giả
Nguyễn Quang Thuấn; Cuốn sách “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN
trong bối cảnh quốc tế mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, xuất bản năm 2009;
Cuốn sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga: hiện trạng và triển vọng”
do tác giả Bùi Huy Khoát chủ biên, xuất bản năm 1995; Cuốn sách “Quan hệ Việt –
Nga trong bối cảnh quốc tế mới” do Võ Đại Lược, Lê Bộ Lĩnh đồng chủ biên, xuất
Trang 12bản năm 2005; Cuốn sách “Hợp tác chiến lược Việt – Nga: những quan điểm, thực
trạng và triển vọng” của hai tác giả Vũ Đình Hòe và Nguyễn Hoàng Giáp, xuất bản
năm 2008
Ngoài các cuốn sách nghiên cứu trên, nhiều tác giả đã nghiên cứu mối quan
hệ Việt - Nga cũng như chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Namvới các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu như:
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu với các bài viết: “Quan hệ đối tác chiến lược
Việt – Nga (Từ 3/2001 đến nay)” của tác giả Đinh Công Tuấn, đăng trên số 3/2010;
bài viết “Nâng quan hệ Việt – Nga lên tầm đối tác chiến lược toàn diện” của tác giả
Lê Thanh Vạn – Lê Quỳnh Nga, đăng trên số 9/2012; bài viết “Quan hệ Việt – Nga:
một mô hình của quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược” của tác giả Lê Quỳnh
Nga, đăng số 4/2010; hay tác giả Nguyễn An Hà với bài viết “Quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam – Liên bang Nga: Tiềm năng và những bước phát triển mới” đăng
trên số 6/2011; tác giả Phạm Quỳnh Hương với bài viết “Quan hệ thương mại song
phương Việt – Nga: thực trạng và triển vọng” đăng trên số 1/2010… Bên cạnh đó
còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí uy tín khác như: tạp chí nghiên cứu Quốc tế
với bài viết “Liên bang Nga – Việt Nam: tiến tới đối tác chiến lược toàn diện” của
hai tác giả Voronhin A.S và Lê Thanh Vạn, đăng trên số 3/2012; Tạp chí Cộng Sản
với các bài viết “Nhìn lại những bước tiến trong quan hệ Việt Nam – Nga những
năm gần đây” số 854/2013 của tác giả Hà Mỹ Hương, đăng trên số 854/2013; bài
viết “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế
mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, đăng trên số 19/2006.
Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Ngoài những công trình nghiên cứu về Nga của các học giả trong nước, còn
có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
của các học giả nước ngoài như công trình “The Current Foreign Policy of Russia”
(Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay) của tác giả Tatiana
Zakaurtseva; Công trình “Russia and the New World Disorder” (Nga và rối loạn thế
Trang 13giới mới) của tác giả Dr Bobo Lo xuất bản năm 2015; Công trình: “The New Russian Foreign Policy Concept: Evolving Continuity” (Khái niệm chính sách đối ngoại mới của Nga: sự phát triển liên tục), tác giả Andrew Monaghan, được đăng
tải trên Chatham House, The Royal Institute of International Affairs, April 2013;
công trình “Russian Foreign Policy: Continuity in Change” (Chính sách đối ngoại
của Nga: tiếp tục thay đổi) của nhóm tác giả Andrew C Kuchins và Igor A Zevelev
xuất bản năm 2012 trên tạp chí The Washington Quarterly, Vol.35, No.1; bài viết
“Russia’s ‘New’ Tools for Confronting the West: Continuity and Innovation in
Moscow’s Exercise of Power” (Các công cụ mới của Nga đối đầu với phương Tây: Liên tục và đổi mới trong cách thể hiện quyền lực của Matxcova) của tác giả Keir
Giles đăng tải trên Chatham House, The Royal Institute of International Affairsngày 21/3/2016…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên tập trung nghiêncứu vào các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa về sự hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của mỗinước sau chiến tranh lạnh, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi bên cho phùhợp với lợi ích và tình hình thế giới hiện nay, những xu hướng vận động, phát triểntrong quan hệ hợp tác Liên bang Nga – Việt Nam
- So sánh quan hệ hợp tác Nga – Việt với một số đối tác của cả hai nước vànhững yếu tố tác động đến quan hệ hợp tác Nga – Việt
- Nhận định về quan hệ Nga – Việt hiện nay, đề cập đến những kết quả đạtđược và những hạn chế còn tồn tại đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tăngcường thúc đẩy hợp tác toàn diện quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam trong thờigian tới
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát, chuyên sâu
về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam giai đoạn 2001 đếnnay Do đó, nghiên cứu của luận văn được hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn
Trang 14chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam, gợi mở những vấn đề trong quan hệViệt Nam – Liên bang Nga để từ đó giúp xác định vị trí của Việt Nam trong chínhsách đối ngoại của Liên bang Nga.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Liênbang Nga đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu, phân tích vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại củaLiên bang Nga, những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Nga đối vớiViệt Nam từ năm 2001 đến nay
- Nghiên cứu, phân tích mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga qua từnggiai đoạn từ năm 2001 đến nay
- Đánh giá việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam từnăm 2001 đến nay
- Nhận định một số dự báo về xu hướng phát triển của Liên bang Nga, chiếnlược đối ngoại của Nga đối với Việt Nam và triển vọng quan hệ Việt Nam – Liênbang Nga trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt
Nam
Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2001 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưphương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, logic, so sánh, phương pháp định tính,
Trang 15định lượng… nhằm làm sáng tỏ vấn đề, rút ra những nhận định có tính tổng hợp,khái quát phục vụ nghiên cứu chi tiết, xác thực.
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã tổng hợp, hệ thống hóa nguồn tư liệu, trong đó có tư liệu gốc,được cập nhật có liên quan đến đề tài và có thể làm tài liệu tham khảo sau này
- Luận văn tập trung phân tích, làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Liênbang Nga đối với Việt Nam từ 2001 đến nay, đưa ra một số đánh giá chung về chínhsách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam thời gian qua Ngoài ra, luậnvăn cũng đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển của Liên bang Nga, chiếnlược đối ngoại của Nga đối với Việt Nam trong thời gian tới và triển vọng quan hệViệt Nam – Liên bang Nga
7 Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệutham khảo gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN
BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1 Tổng quan chung về chính sách đối ngoại
1.1.1 Một số khái niệm về chính sách đối ngoại
Ngày nay, chính sách đối ngoại là một trong những thuật ngữ không còn xa
lạ với những ai quan tâm đến tình hình thế giới, đến quan hệ giữa các quốc gia trongmôi trường chính trị thế giới Chính sách đối ngoại thường được nhìn nhận là mộttrong những hoạt động của nhà nước, hướng ra bên ngoài Trong đó, bên ngoài ởđây vừa là môi trường quốc tế - một tiến trình phức tạp và khó nắm bắt với những
sự kiện diễn ra liên tục, thay đổi không ngừng – vừa là mỗi quốc gia, vùng lãnh thổlớn nhỏ trên thế giới với các chủ thể khác nhau tham gia vào quan hệ quốc tế vàluôn tác động qua lại lẫn nhau Hay nói một cách khác, chính sách đối ngoại lànhững chính sách, hoạt động của nhà nước đối với các quốc gia và vùng lãnh thổkhác trên thế giới, nó còn xa lạ và ít nhận được sự quan tâm của nhân dân trongnước so với các hoạt động đối nội của nhà nước có tác động trực tiếp đến đời sốngcủa nhân dân và diễn ra hàng ngày, thường xuyên
Có thể nói, chính sách đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn và là đối tượngnghiên cứu của rất nhiều học giả cũng như các trường phái khác nhau Mặc dù hiệnnay có rất nhiều quan điểm về chính sách đối ngoại, song tựu chung lại có thể thấy,
các chủ thể “khơi mào” cho những hành động liên quan tới chính sách đối ngoại
và những chủ thể là mục tiêu cho các hành động đó thường là quốc gia (dù không phải lúc nào cũng vậy) Do đó, có thể nhận định, khi nói tới chính sách đối ngoại tức là nói tới những hành động, chiến lược và quyết định nhằm vào các chủ thể bên ngoài phạm vi của một hệ thống chính trị nội địa (ví dụ, một nhà nước) [132].
Cho đến nay, đã có rất nhiều những nhận định khác nhau về khái niệm chính
sách đối ngoại Theo học giả Breuning, chính sách đối ngoại là “tổng thể các chính
sách và các mối tương tác với môi trường bên ngoài biên giới quốc gia”, “chính
Trang 17sách đối ngoại của một quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thống và các lĩnh vực kinh tế tới những vấn đề môi trường, năng lượng, viện trợ nước ngoài, di cư và quyền con người”[132] còn các học giả Kaarbo, Lantis,
Beasley cho rằng: “mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đó là mở rộng tầm
ảnh hưởng của quốc gia, điều này phân biệt chính sách đối ngoại với chính sách đối nội” [132] Theo từ điển thuật ngữ ngoại giao, chính sách đối ngoại là “chủ trương, chiến lược, kế hoạch và các biện pháp thực hiện cụ thể do một quốc giai đề
ra, có liên quan đến các mối quan hệ quốc tế mà quốc gia đó thiết lập với quốc gia
và chủ thể khác nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích quốc gia mình” [7, tr.37].
Từ đây có thể thấy, chính sách đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn, được nhìnnhận dưới nhiều góc cạnh khác nhau như: lĩnh vực đối ngoại (đối ngoại của Đảng,Nhà nước), nội dung đối ngoại (chủ trương, quan điểm, đường lối), môi trường bênngoài, phương thức và nghệ thuật triển khai chính sách đối ngoại (các hàn động ứngphó, đối sách)… Vì thế khi xem xét, nghiên cứu cần triển khai theo những chiềucạnh khác nhau để có cái nhìn bao quát và tổng thể hơn
1.1.2 Đặc điểm của chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp những chiến lược mà quốcgia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc
tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội nhằm đạt đượcnhững mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó Chính sách đốingoại của một quốc gia thường được hoạch định bởi bộ máy chính phủ cao nhất củaquốc gia Mỗi quốc gia khác nhau, mỗi thể chế chính trị khác nhau lại có cách cấutạo bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại khác nhau
Tuy nhiên, về bản chất, chính sách đối ngoại là sự tương tác ra bên ngoàiphạm vi của quốc gia, do đó chính sách đối ngoại có những đặc điểm chung tronghầu hết các chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế giới hiện nay
Trang 18Thứ nhất, chính sách đối ngoại là sự phản ánh chức năng đối ngoại của một nhà nước, mà chức năng đối ngoại là sự tiếp tục và mở rộng của chức năng đối nội.
Điều này liên quan đến mục tiêu của chính sách đối ngoại, bởi dù chính sách đốingoại do chủ thể hay quốc gia nào hoạch định thì mục tiêu chung nhất mà nó hướngtới đó là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, tối đa hóa lợi íchhay khẳng định vị thế quốc gia… và những mục tiêu này luôn luôn song trùng vớimục tiêu của chính sách đối nội
Sẽ không có trường hợp mục tiêu đối nội và mục tiêu đối ngoại của một quốcgia tách rời nhau, chúng chỉ khác nhau thông qua hình thức, con đường và phạm vithực hiện: chính sách đối nội thực hiện thông qua tuyên truyền, vận động, khuyếnkhích công dân trong lãnh thổ; còn chính sách đối ngoại thực hiện thông qua conđường hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh với các chủ thể bênngoài lãnh thổ quốc gia
Thứ hai, chính sách đối ngoại chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và bối cảnh chính trị quốc tế bên ngoài Đây không chỉ là đặc điểm mà nó còn là một
trong những nhân tố có tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của mộtquốc gia Tham chiếu từ mục đích của chính sách đối ngoại mà các chủ thể hoạchđịnh chính sách nhìn nhận tình hình, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước để cócái nhìn đa chiều, xác định đâu là những yếu tố có ảnh hưởng đến chính sách đốingoại của quốc gia, từ đó có những quyết định phù hợp với mục tiêu mà chính sáchđối ngoại đó hướng tới nhằm tối đa hóa lợi ích mà quốc gia đạt được Do đó, cácquốc gia đều phải chú ý đến những yếu tố về kinh tế, văn hóa, dân tộc, nền tảngchính trị cũng như các biến đổi về kinh tế, chính trị quốc tế trong quá trình xâydựng chính sách đối ngoại
Thứ ba, chính sách đối ngoại là sản phẩm đa chủ thể Trong một quốc gia,
không có một cơ quan riêng lẻ nào có thể tạo lập được chính sách đối ngoại, mà nó
là sản phẩm tổng hợp của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, của nhà nước.Điều này được thể hiện qua hầu hết các thể chế chính trị mà các quốc gia trên thế
Trang 19giới áp dụng hiện nay trong quá trình vận hành bộ máy chính trị đất nước Sau nữa,các chính sách đối ngoại của một quốc gia còn phải nhận được sự đồng tình, ý kiếnđóng góp của toàn dân cũng như các nhân vật chính trị, các chính khách
Thứ tư, chính sách đối ngoại có tính giai đoạn Điều này thể hiện qua bản
chất của chính sách đối ngoại Chính sách đối ngoại là một hoạt động chính trị quốc
tế rất nhạy cảm đồng thời nó là sự tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa,chính trị trong nước, do đó chính sách đối ngoại không thể tách rời độc lập với cácyếu tố trên Vì vậy, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại là một đặc trưng rất rõ nét.Khi theo dõi diễn biến của các chính sách đối ngoại có thể thấy trong đó là những
sự ưu tiên thứ bậc các vấn đề trong quan hệ quốc tế của một quốc gia Sự ưu tiênnày thay đổi theo những biến động trong nước trong những điều kiện nhất định Mặtkhác, các yếu tố bên ngoài, những thay đổi trong môi trường quốc cũng tác độngmạnh vào chính sách đối ngoại của một nước Do vậy, chính sách đối ngoại luôn có
sự điều chỉnh theo những biến động của môi trường trong nước và quốc tế, do đó,chính sách đối ngoại có đặc tính giai đoạn
Thứ năm, chính sách đối ngoại có tính kế thừa Quá trình phát triển của các
quan hệ quốc tế luôn diễn ra trong một chuỗi các gia đoạn, theo đó mà các chínhsách đối ngoại được hoạch định Tính kế thừa trong chính sách đối ngoại của mộtquốc gia thể hiện ở chỗ trong một chính sách, nhà nước phải phát huy được những
ưu điểm, những mặt mạnh, cũng như cần phải tránh không lặp lại những thất bại, sơ
hở của những đường lối, chính sách đối ngoại trước đó gặp phải
Thứ sáu, chính sách đối ngoại có tính sáng tạo Chính sách đối ngoại là sản
phẩm kết hợp giữa hai yếu tố: yếu tố vật chất khách quan và năng lực cụ thể của conngười Nhưng tựu chung lại, chính sách đối ngoại là sản phẩm chủ quan của conngười khi nhận thức các sự kiện có tính chất vật chất khách quan, phát triển có quyluật, do đó nó mang tính sáng tạo Bên cạnh đó, tính sáng tạo của chính sách đốingoại còn được thể hiện ở khả năng dự báo xu hướng phát triển của các sự kiệnchính trị trong nước và quốc tế; dự báo được khuynh hướng tất yếu của các hoạt
Trang 20động đối ngoại đã được trù liệu và được nhà nước điều khiển trong những thời điểmnhất định [6, tr.257-259].
* Các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại quốc gia
Mỗi quốc gia trên thế giới, dù lâu đời hay mới thành lập, đều có nhu cầukhẳng định bản sắc của đất nước trên trường quốc tế Chính sách đối ngoại của mỗiquốc gia tác động, ảnh hưởng đến quốc gia đó và nó thể hiện rõ vai trò với quốc giacủa mình trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh đặc biệt như: khi có quan hệ căngthẳng với một quốc gia nào đó, thậm chí có nguy cơ xảy ra chiến tranh; khi chủquyền quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa dưới nhiều hình thức khác nhau; sựthống nhất quốc gia hay khối đoàn kết dân tộc có nguy cơ bị phá vỡ…
Từ đây có thể thấy, tác động chủ yếu của chính sách đối ngoại với mỗi quốcgia là bảo vệ lợi ích của mình trên trường quốc tế, chống lại mọi thế lực làm tổn hạihoặc đe dọa đến lợi ích của mình Do vậy, khi hoạch định một chính sách đối ngoạiquốc gia, các nhà hoạch định luôn phải chú ý đến những nhân tố chủ chốt quyếtđịnh chính sách đối ngoại của một quốc gia:
Chủ quyền quốc gia Đây được coi là nhân tố có ảnh hưởng cốt lõi trong quá
trình hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia, bởi quốc gia sẽ không tồn tạinếu không có chủ quyền Chủ quyền quốc gia là một đặc tính của quốc gia, đã là
quốc gia thì phải có chủ quyền Theo đó, chủ quyền quốc gia là quyền tự chủ của
một nhà nước độc lập thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của mình [20,
tr 54]
Chủ quyền quốc gia được phát sinh cùng với sự hình thành của nhà nước,vận động cùng với quá trình phát triển quốc gia và nhà nước sinh ra là để bảo đảmchủ quyền quốc gia Ngược lại, điều kiện quan trọng để quốc gia có chủ quyền thực
sự chính là một nhà nước độc lập, một nhà nước có khả năng tự mình đề ra chínhsách, tự mình thực thi các quyền và chức năng một cách tự chủ mà không chịu sự ápchế từ bên ngoài Với ý nghĩa đó, chủ quyền quốc gia là mục đích và giá trị thiêng
Trang 21liêng của mọi quốc gia Do đó, nhân tố chủ quyền quốc gia trở thành giá trị cốt lõitrong việc hình thành chính sách đối ngoại quốc gia bởi mọi quốc gia đều theo đuổiviệc bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình trong quan hệ quốc tế.
Địa vị và lợi ích quốc gia – dân tộc Đây được coi là điểm xuất phát và là
căn cứ chủ yếu nhất của chính sách đối ngoại của tất cả các nước trên thế giới, bởitác động chính của một chính sách đối ngoại đó là bảo vệ lợi ích và địa vị của chủthể khi tham gia vào quan hệ quốc tế Thông thường, chủ thể nào cũng có những lợiích của riêng nó, đối với chủ thể quốc gia, lợi ích của nó chính là lợi ích của cả dântộc mà nhà nước, kẻ đại diện cho dân tộc ấy phải có trách nhiệm kiếm tìm, duy trì
và phát triển các lợi ích mà người dân lập ra nó đòi hỏi Một nhà nước và chế độ củamột quốc gia được xây dựng dựa trên những lợi ích chung và căn bản của toàn dântộc, do đó, nói đến lợi ích quốc gia là nói đến lợi ích của cả dân tộc
Lợi ích quốc gia nảy sinh cùng với sự ra đời của nhà nước và có sự vận độngcùng với quá trình hình thành và phát triển quốc gia, nhà nước với chức năng đốingoại của mình được sinh ra là để thực hiện lợi ích quốc gia đồng thời nhà nướccũng là đại diện quốc gia trong việc thực thi lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế.Ban đầu, lợi ích quốc gia được hiểu như là lý do tồn tại của một hình thức tổ chứcnhà nước nào đó, ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện thực, nó đượccoi là một trong những lý do căn bản cho việc các quốc gia theo đuổi quyền lựctrong quan hệ quốc tế Hay nói một cách khác, lợi ích quốc gia chính là sự cụ thểhóa động cơ tham gia quan hệ quốc tế của một quốc gia, là sự hướng dẫn hành vicủa quốc gia trong quan hệ quốc tế và là kết quả mong đợi của sự tương tác giữacác quốc gia Do vậy chính sách đối ngoại của một quốc gia là sự phản ánh lợi íchcủa quốc gia đó trên trường quốc tế, đồng thời cũng là công cụ bảo vệ lợi ích đó.Ngày nay, chính sách đối ngoại của các quốc gia đều coi trọng việc nâng cao sứcmạnh tổng hợp quốc gia, coi đó là điều kiện cơ bản, quyết định việc nâng cao địa vịquốc tế Bảo vệ địa vị quốc gia tương xứng với trọng lượng của nước đó trên vũ đàiquốc tế là lợi ích chính đáng của bất kỳ quốc gia nào
Trang 22Tình hình quốc nội và thực lực quốc gia Chính sách đối ngoại xuất phát từ
tình hình quốc nội và thực lực của mỗi quốc gia Ở đây có thể hiểu tình hình quốcnội và thực lực quốc gia hay còn gọi là sức mạnh tổng hợp quốc gia là một kháiniệm được dùng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảmbảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, bao gồm nhiều nhân tố cấu thànhnhư: lãnh thổ, dân số, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, giao thông, sức mạnh quân sự,quan hệ đối ngoại… Xét từ sâu xa thì tình hình nội trị là cơ sở quan trọng hàng đầutrong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia Chính sách đối ngoại bao giờ cũnghướng đến việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị quốc nội, đặcbiệt là những vấn đề cơ bản nhất, bức xúc nhất của quốc gia, có liên quan trực tiếpđến quyền lực chính trị của giai cấp thống trị hoặc một bộ phận của giai cấp thốngtrị, do đó, đối ngoại phải xuất phát từ chính trị đối nội, phục vụ cho đối nội Điều đó
có nghĩa là thực lực quốc gia là một trong những cơ sở để hoạch định đường lốichính sách đối ngoại Với tất cả các quốc gia, chính sách đối ngoại không thể đề ramột cách chủ quan mà phải xuất phát từ thực tế khách quan, trước hết là thực lựcnước đó trong tương quan so sánh với các nước trong cộng đồng quốc tế Ngoài ra,việc dựa vào các nguồn lực quốc gia để đề ra chính sách đối ngoại là tất yếu, songphương thức sử dụng nguồn lực quốc gia thì không giống nhau Căn cứ vào thực lựcquốc gia, song không coi thường các xu hướng của thế giới, đặc biệt là xu hướnghòa bình, hợp tác và phát triển; không quá ỷ lại vào sức mạnh để giải quyết các vần
đề quốc tế, biết tạo ra những quan hệ quốc tế có lợi cho quốc gia, kết hợp sức mạnhquốc gia – dân tộc với những điều kiện bên ngoài [27, tr.24-30]
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia đều xuất phát từnhững tiêu chí chủ quan nền tảng mang tính phổ biến như: địa vị và lợi ích quốcgia, chế độ chính trị - xã hội, lợi ích riêng của tập đoàn cầm quyền, tình hình nội bộcủa các nước về kinh tế, chính trị, xã hội, nguồn lực tổng hợp… Vì vậy, ngoàinhững yếu tố kể trên, khi quốc gia hoạch định chính sách đối ngoại còn chịu tácđộng từ những nhân tố khác như: môi trường bên trong bao gồm các yếu tố kinh tế -
xã hội và các yếu tố chính trị - xã hội; môi trường xã hội bên ngoài; môi trường tự
Trang 23nhiên bên ngoài; các yếu tố nhận thức xã hội… Tựu chung lại, mỗi quốc gia khihoạch định chính sách đối ngoại đều có những tiêu chí lựa chọn riêng Dù xuất phát
từ tiêu chí nào đi chăng nữa thì các chính sách và biện pháp trong quan hệ đối ngoạicũng được xây dựng dựa theo hai loại hình: một là dựa trên sức mạnh quốc gia, hai
là dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị, an ninh… tùy theo tính chấtcủa giới cầm quyền quốc gia đó và trong tương quan lực lượng trên thế giới cũngnhư trong những mối quan hệ cụ thể mà loại hình nào được đề cao hơn
1.2 Các nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI
1.2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Liên Xô - Mỹ không còn,
Mỹ trở thành siêu cường duy nhất chi phối cục diện chính trị thế giới Tuy nhiên,bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, toàncầu hóa, khu vực hóa, sức mạnh kinh tế đang dần trở thành một yếu tố quyết địnhđến vị thế các nước trong hệ thống quyền lực trên thế giới Có thể nói, sự vận động
và phát triển của thế giới chịu tác động mạnh mẽ của các xu hướng: 1/Toàn cầu hóa
là một xu thế khách quan, mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, đang lôi cuốn hầuhết mọi quốc gia, bất luận ở trình độ phát triển nào, tham gia vào quá trình này;2/Cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới phát triển nhanh, nền kinh tế thế giớiđang trong bước chuyển sang kinh tế tri thức và xu thế này cũng không còn là vấn
đề riêng của các nước phát triển; 3/Trên bình diện an ninh – chính trị, xu thế hòabình, hợp tác cùng phát triển vẫn chiếm ưu thế trên bàn cờ thế giới; 4/Thế giới hiệnnay chịu sự tác động, chi phối của xu hướng đa cực hóa trong cấu trúc quyền lực thế
giới
Về chính trị, nắm giữ vai trò điều khiển “cuộc chơi” toàn cầu, tiếp tục giatăng chủ nghĩa đơn phương, lấn át vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyếtcác công việc của thế giới như chống chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũkhí hạt nhân… vẫn là nước Mỹ Bên cạnh đó, Liên bang Nga với tư cách là nước kế
Trang 24thừa Liên Xô ngày càng tập trung gia tăng sức mạnh kinh tế, củng cố sức mạnhquân sự, hiện đại hóa quân đội, vũ khí chiến lược, tăng cường mở rộng ảnh hưởngcủa mình, thách thức vai trò thống trị của Mỹ Trong khi đó, Mỹ ngày càng gặp khókhăn trong việc duy trì sự bá quyền của mình trước tình hình bất ổn với một sốphong trào nổi dậy và bạo lực của các chiến binh ở ba nước Afghanistan, Pakistan
và Iraq, sự mất dần vị thế của Mỹ ở Trung Đông
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ, sự năng động củacác nước ASEAN, sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản làm cho khu vực châu Á, đặcbiệt là khu vực Đông Á trở thành một khu vực tiềm năng, thu hút sự chú ý của cáccường quốc và khu vực trên thế giới và được dự báo sẽ là một nhân tố quan trọnglàm thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới trong thế kỷ XXI
Về kinh tế, một trong những xu hướng lớn nhất của thế giới về kinh tế nhữngnăm đầu thế kỷ XXI là toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại, những xu hướngnày tác động lớn đến các quốc gia không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, xã hội,
an ninh, quan hệ quốc tế Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,
sự phát triển kinh tế tri thức, toàn cầu hóa kinh tế không chỉ tạo ra những khả năng,địa bàn rộng lớn cho sự phát triển kinh tế mà còn dẫn đến những mâu thuẫn, xungđột, những cuộc cạnh tranh gay gắt, phức tạp, những biến đổi về thị trường, nhữngthay đổi đột ngột về tương quan lực lượng kinh tế, chính trị trên thế giới
Về an ninh, thế giới đứng trước những thách thức an ninh truyền thống như:
sự lan rộng các không gian xung đột trong nền chính trị thế giới, sự xuống cấp trongviệc giải trừ vũ khí cũng như kiểm soát vũ khí, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắctộc, chủ nghĩa ly khai… có nguy cơ lan rộng trên cấp độ toàn cầu Bên cạnh đó, thếgiới cũng đang phải đối mặt với những vấn đề an ninh phi truyền thống như: vấn đề
an ninh năng lượng đang trở nên cấp thiết, khủng hoảng về lương thực, nghèo đói
và dịch bệnh diễn ra tràn lan, sự gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo… buộc các quốcgia phải hợp tác với nhau nhằm ổn định và giữ vững an ninh, hòa bình thế giới
Trang 25Ở khu vực, sự tan rã của Liên Xô, khối SEV và sự giải thể của tổ chức “Hiệpước Vacsava” đã làm Nga mất vai trò chi phối và mất “vùng đệm” chiến lược ởTrung – Đông Âu và ở khu vực các nước Ban Tích Trong khi đó, việc hàng loạt cácnước Đông Âu gia nhập NATO đã làm cho không gian địa chính trị của Nga ngàycàng hẹp lại, gây nên mối đe dọa tiềm tàng đối với nền an ninh của Nga Điều nàybuộc Nga phải có những sự điều chỉnh thích hợp trong quan hệ chính trị đối ngoại,nhằm tăng cường vị thế của mình tại khu vực, nơi mà Nga có quan hệ lợi ích thiếtthực và cấp thiết.
Nhìn chung, trước những thay đổi lớn của bối cảnh quốc tế, các nước lớntrong đó có Nga đều có sự điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tình hình pháttriển của thế giới nói chung và của các nước và các khu vực Trong khuôn khổ luậnvăn, tác giả tập trung phân tích những nhân tố nổi bật trên trường quốc tế có tácđộng đến đường lối phát triển của Nga cũng như việc điều chỉnh chính sách đốingoại của Nga những năm đầu thế kỉ XXI
1.2.2 Bối cảnh trong nước
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga bước lên vũ đài chính trị với tư cách
là quốc gia kế tục Liên Xô, được thừa hưởng các di sản kinh tế, quân sự, tiềm lựckinh tế - khoa học kỹ thuật cũng như quy chế đặc biệt của siêu cường Liên Xô cũ:1/Nga được Liên Hợp Quốc đồng ý chuyển giao chiếc ghế Ủy viên thường trực Hộiđồng Bảo an vốn do Liên Xô trước đây nắm giữ; 2/Các đại sứ và sứ quán của Liên
Xô trước đây ở tất cả các nước được thừa nhận là đại sứ và đại sứ quán của Liênbang Nga mà không cần các thủ tục chuyển giao ngoại giao; 3/Trong số các nướccộng hòa của siêu cường hạt nhân Liên Xô chỉ có Liên bang Nga được thừa nhận làcường quốc hạt nhân, “nút bấm hạt nhân” thuộc về Tổng thống Nga
Bên cạnh đó, Nga cũng có những lợi thế khách quan như:
Nga là nước có diện tích rộng nhất, trải dài từ châu Âu tới châu Á, có nhiềunguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, có nguồn khí đốt dồi dào, qua đó có thể
Trang 26hoàn toàn đáp ứng được nguồn nhiên, nguyên liệu cần thiết cho các ngành côngnghiệp của Nga phát triển.
Với dân số trên 143 triệu người (2013), nước Nga có tiềm năng trí tuệ lớnvới trình độ dân trí cao, theo CIA Factbook, tỷ lệ biết chữ của Nga ở mức cực cao,99,7% [130] Không những vậy, Liên bang Nga còn có đông đảo các nhà bác học,các nhà khoa học lành nghề, có một nền khoa học phát triển mạnh, trong đó đáng kểđến nhất là ngành công nghệ hàng không vũ trụ
Với vị trí địa lý hết sức đặc thù, trải dài qua hai châu lục Á và Âu, tiếp giápvới nhiều cường quốc trên thế giới cùng với sự giao thoa văn hóa Đông Tây, đây làmột lợi thế rất lớn cho Liên bang Nga trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay
Tuy nhiên, cùng với những biến động trong tình hình thế giới hiện nay, bảnthân nước Nga cũng đang có những khó khăn, thách thức buộc các nhà lãnh đạoNga cần nhanh chóng có những biện pháp giải quyết thích hợp và thỏa đáng
Về kinh tế, trước khi V Putin lên nắm quyền, nền kinh tế Nga đang trongtình trạng khủng hoảng và thoái trào nghiêm trọng Kinh tế nước Nga sau khi trởthành trung tâm chấn động tài chính toàn cầu vào nửa cuối năm 1998 gặp rất nhiềukhó khăn Lúc này, các nhà lãnh đạo Nga đang phải đối mặt với những thách thứctrong quá trình phục hồi nền kinh tế như nguồn ngoại tệ dự trữ không đáng kể dothất thoát vốn ra bên ngoài, các ngân hàng không có khả năng trả nợ gây hoangmang trong dân chúng, tiền mặt trong dân giảm mạnh, tình trạng trao đổi hàng hóakiểu truyền thống xuất hiện tràn lan do các xí nghiệp thiếu tiền mặt thanh toán, giá
cả hàng hóa và tình trạng lạm phát tăng lên một cách nhanh chóng làm đời sốngnhân dân giảm sút…
Về chính trị - xã hội, suy thoái kinh tế kéo dài tại Liên bang Nga đã kéo theohàng loạt bất ổn về chính trị xã hội Sự sụt giảm thu nhập, gia tăng các loại thuếgián tiếp đã trở thành nguyên nhân tạo nên một số làn sóng biểu tình Sự gia tăng
Trang 27tâm lý phản ứng trong xã hội cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn ở xãhội Nga hiện nay.
Mặc dù chính phủ Nga đã có những cải cách hành chính và pháp luật songtình trạng tham nhũng ở Nga vẫn diễn ra trầm trọng và là một trong những trở ngạichính trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh củanền kinh tế thị trường, đe dọa sự phát triển của xã hội dân sự và triệt tiêu năng lựccủa nhà nước trong việc đảm bảo phúc lợi của cộng đồng
Về an ninh – quốc phòng, được kế thừa di sản quân sự khổng lồ của Liên Xô,Nga luôn được coi là một siêu cường quân sự có đủ khả năng đối chọi với Mỹ Tuynhiên, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế và tình trạng xung đột giữa Nga và một
số nước trong không gian hậu Xô viết, ước tính chi phí quân sự hàng năm của Ngatrong thời gian qua đang có xu hướng tăng lên, điều này được coi là một gánh nặngcho Nga trong việc phục hồi nền kinh tế cũng như cải thiện đời sống nhân dân bởitình trạng này buộc nước Nga phải tăng một số thuế gián tiếp
Tóm lại, tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài, bất ổn chính trị, an ninh quốcgia đang có tác động xấu tới tâm lý người dân, làm gia tăng sự bất bình trong xãhội, gây cản trở quá trình gắn kết các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Nga
Nhìn chung, xuất phát từ tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, có thểnhận thấy nước Nga hiện tại có nhiều cơ hội cũng như phải đương đầu với nhiềukhó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế Đó có thể lànhững nhân tố chủ quan hay khách quan, có lợi hay bất lợi, song nó đều buộc cácnhà lãnh đạo nước Nga phải tìm ra con đường phát triển đất nước cũng như cáchướng chủ đạo trong chiến lược đối ngoại nhằm đáp ứng được nhu cầu hội nhậpquốc tế, phù hợp với lợi ích của bản thân nước Nga
Trang 281.3 Khái quát những ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX có thể coi là một trong những nămtháng có nhiều biến động đối với nước Nga Sau khi Liên Xô sụp đổ và với gần mộtthập niên B Yelsin cầm quyền, nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọngvới một nền kinh tế kém phát triển, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân gặp nhiềukhó khăn, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lúc này nước Nga đang ở thếgiới thứ ba, không có một vị thế của một cường quốc Tình trạng này bắt nguồn mộtphần từ những chính sách đối ngoại kém hiệu quả của Liên bang Nga mà các nhàcầm quyền thi hành, đó là chính sách “Định hướng Đại Tây Dương” do B Yelsinkhởi xướng
Trước những thất bại trong chính sách đối ngoại phiến diện, đầy ảo tưởngcủa Nga về thế giới phương Tây những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đãthức tỉnh các nhà lãnh đạo Nga Lúc này Nga nhận thấy, cán cân quyền lực thế giới
đã thay đổi theo hướng hoàn toàn bất lợi cho Nga Nước Nga không những không
có ảnh hưởng tới các quá trình vận động có tính toàn cầu mà cũng không có đủ khảnăng tác động đến quá trình vận động của các sự kiện diễn ra trong khu vực mà Nga
có nhiều ảnh hưởng, cùng như lợi ích Cùng với đó, sự viện trợ nhỏ giọt của cácnước phương Tây không những không phục hồi được nền kinh tế trong nước màcòn khiến Nga có thêm những khoản nợ và phụ thuộc Trước tình hình đó, năm
1994, Liên bang Nga đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoạicủa mình Nội dung bao trùm của quá trình điều chỉnh đó là lấy “Định hướng Á -Âu” (cân bằng quan hệ cả hướng Tây và hướng Đông) thay cho “Định hướng ĐạiTây Dương” nhằm khắc phục tình trạng phiến diện trong quan hệ với Mỹ và cácnước phương Tây, đồng thời cũng chú trọng hơn trong việc phát triển quan hệ hợptác với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước SNG, ASEAN,Trung Quốc, Ấn Độ
Trang 29Lên nắm quyền lãnh đạo tối cao ở một đất nước rộng lớn sau cuộc bầu cửTổng thống Nga diễn ra vào ngày 26/3/2000, Tổng thống V Putin đã phải tiếp nhậnmột một di sản không thể nói là tốt đẹp từ người tiền nhiệm cả trong lĩnh vực đốinội và đối ngoại Đứng trước những thách thức nghiêm trọng về mọi mặt chính trị,kinh tế, quân sự trong và ngoài nước, căn cứ vào những nhận thức mới về mục tiêuchiến lược phát triển đất nước, vị thế của Nga trên trường quốc tế, Tổng thống V.Putin đã có những điều chỉnh chiến lược đối ngoại sao cho phù hợp với tình hìnhnước Nga lúc này
Có thể nói, tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Liên bang Ngatrong suốt 8 năm cầm quyền của Putin là quyết tâm và triệt để bảo vệ chủ quyền vàlợi ích dân tộc xuất phát từ chủ nghĩa thực dụng, từ thực tế phức tạp của tình hìnhthế giới, sự gia tăng các mối đe dọa và bất ổn mới Theo quan điểm của Tổng thốngPutin, chính sách đối ngoại và an ninh của Nga phải lấy lợi ích kinh tế là trên hết
Do đó, ông để ra nguyên tắc ngoại giao phục vụ kinh tế, chính sách đối ngoại phục
vụ mục tiêu đối nội [4, tr.143] Mọi hoạt động đối ngoại đều nhằm mục tiêu tạo điềukiện thuận lợi tối đa để đảm bảo an ninh và phát triển đất nước, tránh đối đầu vớicác nước phương Tây, tránh chạy đua vũ trang để có thể tập trung sức người, sứccủa phục hưng đất nước
Cụ thể, ngày 10/1/2000, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn “Chiến
lược an ninh quốc gia”, nêu ra những quan điểm cơ bản trong chính sách của nhà
nước Liên bang Nga Chiến lược này bao gồm những đường hướng quan trọng nhấttrong chính sách của nhà nước Liên bang Nga, đồng thời nó cũng đánh giá một cáchthực tế bối cảnh quốc tế và xác định những vấn đề then chốt Nga cần thực hiện qua
đó đưa ra quan điểm về lợi ích quốc gia và nhân thức về mối đe dọa [11, tr.243]
Văn kiện quan trọng thứ hai đó là “Học thuyết quân sự của Liên bang Nga”
được công bố ngày 21/4/2000 Học thuyết này được phát triển dựa trên Học thuyếtquân sự Nga được công bố năm 1993 và được cụ thể hóa cho phù hợp với Chiếnlược an ninh quốc gia Nga Ngày 10/7/2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Igor Ivanov
Trang 30đã chính thức công bố tại Moskva “Quan điểm mới về chính sách đối ngoại” được
Tổng thống Putin thông qua Đây là văn kiện có ý nghĩa quan trọng nhất và là bướctiến đáng kể nhất trong lĩnh vực đối ngoại của Nga suốt mười năm qua [11, tr.245].Quan điểm đã đưa ra một cách hệ thống và rõ ràng các quan điểm tạo thành nộidung và phương hướng cơ bản của hoạt động đối ngoại của Liên bang Nga
Bên cạnh các văn kiện, thì những hoạt động của Tổng thống Putin cũng đãthể hiện quyết tâm xác lập cho nước Nga một vị trí xứng đáng với tầm vóc vốn cócủa nó trong đời sống các quan hệ quốc tế hiện đại Cùng với các hoạt động tích cựctrong lĩnh vực đối nội, Putin còn tăng cường các hoạt động ngoại giao trên mọi bìnhdiện
Cũng như trong các văn bản về chính sách đối ngoại, nét nổi bật trong hoạtđộng thực tiễn đối ngoại của Tổng thống Putin là tính thực dụng Nga dần lấy lại vịthế của mình trong các hoạt động quốc tế như tham gia giải quyết các vấn đề quốc
tế nóng bỏng và phức tạp sao cho việc giải quyết những vấn đề đó phù hợp vàkhông làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của nước Nga
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống
V Putin là đảm bảo lợi ích quốc gia của Nga, đồng thời không bị trượt vào tìnhtrạng đối đầu, căng thẳng với các nước, xây dựng mối quan hệ đối tác theo tất cảcác hướng để đạt được các thỏa thuận chung, có lợi cho quốc gia Như Tổng thống
Putin đã từng nhấn mạnh: “Mục tiêu chính sách của chúng ta không phải là ở chỗ
phô trương những tham vọng nào đó mang tính đế quốc, mà là ở chỗ bảo đảm những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển của Nga Ở đây không có gì đặc biệt cả Và chúng ta sẽ xây dựng một chính sách đối ngoại đa phương, chúng ta
sẽ làm việc với cả Mỹ, cả với Liên minh châu Âu cũng như với các nước châu Á riêng rẽ Chúng ta sẽ làm việc với các đối tác châu Á của chúng ta, với Trung Quốc, Ấn Độ, với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương” [4, tr.145].
Bước sang thế kỷ XXI, chiến lược đối ngoại của Nga có những thay đổi cănbản trong thứ tự các nước và khu vực ưu tiên, cụ thể:
Trang 31Các nước SNG là đối tượng ưu tiên số một của Nga trong thế kỷ mới Nganhấn mạnh muốn tăng cường đối tác chiến lược của SNG, thúc đẩy sự thống nhấtcủa các nước này bởi đây là các nước thuộc Liên Xô cũ, là nơi Nga đã có cơ sởchính trị, kinh tế, quân sự của mình và chính các nước này là vùng đệm xung quanhNga và có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và lợi ích của Nga.
Châu Âu là khu vực ưu tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại của Nga Đâyvốn là khu vực truyền thống của Nga, do đó Nga vẫn muốn duy trì quan hệ với cácnước Trung và Đông Âu như trước đây
Mỹ chiếm vị trí thứ ba trong thứ tự ưu tiên của Nga Mặc dù xác định quan
hệ với Mỹ là điều kiện cần thiết để cải thiện tình hình quốc tế và ổn định chiến lượcphát triển, song Nga cũng nhận thấy những khó khăn, trở ngại trong mối quan hệNga – Mỹ bởi những bất đồng quan điểm của hai bên trong các vấn đề như cắt giảm
vũ khí hủy diệt, giải quyết xung đột ở những khu vực nguy hiểm
Châu Á là vị trí ưu tiên thứ tư trong chiến lược đối ngoại của Nga Bởi vị tríđịa lý đặc biệt của mình, Nga không thể không chú trọng quan hệ với các nước châu
Á – Thái Bình Dương, trong đó Nga đặc biệt chú trọng đến Trung Quốc và Ấn Độ
Cả ba nước đều có nhiều quan điểm chung trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế,ủng hộ xu hướng phát triển đa cực hóa trật tự thế giới
Tiếp nối những chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm, Tổng thống D.Medvedev đã có những điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Nga cho phù hợp vớibối cảnh mới cũng như thế và lực của Nga Về cơ bản Tổng thống Medvedev bắtđầu nhiệm kỳ với nhiều thuận lợi từ sự kế thừa thành quả của chính quyền Tổngthống Putin để lại Những điều kiện thuận này giúp cho Tổng thống D Medvedevtiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại “tự chủ và có định hướng ưu tiên phát triểnquan hệ với các láng giềng gần” và vẫn dựa trên nguyên tắc: thực dụng, đa phương,thúc đẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu
Trang 32Tháng 7/2008, Tổng thống D Medvedev đã công bố bản “Định hướng
chính sách đối ngoại mới” trong đó nội dung chủ yếu kế tục và phát triển chính
sách đối ngoại dưới thời Tổng thống V Putin Điểm nhấn trong chính sách đối ngoạicủa Tổng thống Medvedev là nước Nga ngày nay đã trỗi dậy với thế và lực mới, cóđược vai trò đầy đủ trong trong các công việc toàn cầu, Tổng thống D Medvedev
khẳng định: “Nước Nga đã quay trở lại sau hơn 100 năm biệt lập và tự tách rời và
bây giờ đây Nga đang tạo lập con đường trở lại với nền chính trị và nền kinh tế thế giới bằng tất cả các nguồn lực tài nguyên, tài chính và trí tuệ của mình” [51, tr.15].
Đến năm 2010, Nga đã công bố ba văn kiện quan trọng liên quan đến chiến
lược đối ngoại của mình, đó là: “Học thuyết quân sự mới” (2/2010); “Chiến lược
An ninh quốc gia mới” (5/2010) và “Chương trình Sử dụng một cách có hiệu quả chính sách ngoại giao trong phát triển lâu dài của Nga” (7/2010) Đặc biệt trong
“Chương trình Sử dụng một cách có hiệu quả chính sách ngoại giao trong phát
triển lâu dài của Nga” còn chỉ rõ: “Mục tiêu đối với chiến lược mới trong chính
sách đối ngoại của Nga sẽ không có thù và bạn, chỉ có quyền lợi” [82, tr.20].
Có thể nói, sau tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008, Liên bang Nga đã có những thay đổi trong chính sách đối ngoại nhằm phụchồi và phát triển nền kinh tế trong thời gian này Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy
và hợp tác với các nước Tây Âu để hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa ngành dầukhí vốn là thế mạnh của Nga thì hướng ưu tiên giữa các khu vực, chính quyền củaTổng thống Medvedev không có thay đổi so với những chính sách dưới thời Tổngthống Putin
Nhìn chung chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thốngMedvedev là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những tư tưởng, triết lý của Tổngthống Putin Tuy nhiên, không thể nói, trong thời gian này, nước Nga đã đạt đượcnhững thành công quan trọng trong việc thực hiện chính sách đối ngoại như: 1) Làmchậm quá trình mở rộng về phía Đông của NATO, ngăn chặn các nước SNG thamgia vào quá trình này; 2) Định hình lại quan hệ Nga – Mỹ, Nga – Châu Âu, khẳng
Trang 33định sự tập trung vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục củng cố hìnhảnh, tiếng nói của Nga trên trường quốc tế; 3) Nga dần lấy lại vị trí của mình tại khuvực các nước hậu Xô viết, thúc đẩy quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, quân sự vớicác nước SNG, tạo xu hướng thân Nga hơn [45, tr.66].
Có thể nói trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã trải quathời kỳ phục hồi và phát triển với chính sách đối ngoại thực dụng, đa phương, thúcđẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu Sang thập niên thứ hai của thế kỷXXI, nước Nga đang đứng trước những thách thức to lớn trước bối cảnh quốc tế vàkhu vực có tác động trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Nga buộc Tổng thống Putinphải có những điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với mục tiêu và phươnghướng phát triển của Liên bang Nga
Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống trước đây, ông Putin đã có công lớn đưa đấtnước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị - xã hội cũngnhư sự giảm sút về thực lực quân sự sau một thập niên kể từ khi Liên Xô tan rã Do
đó, khi ông V Putin chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra ngày4/3/2012 được phần lớn cử tri Nga kỳ vọng Tuy nhiên, trước bối cảnh thế giới cónhiều biến động cùng với tình hình trong nước và khu vực đặt ra cho chính quyềnTổng thống Putin nhiều khó khăn thách thức
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 7/5/2012, Tổng thống Nga V Putin
đã ký 11 sắc lệnh trình bày những nội dung cơ bản của chủ trương phát triển nướcNga trong thời gian tới Và nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đề ra, Tổngthống V Putin đã có hàng loạt các chuyến công du đến các nước châu Âu nhưBelarus, Đức, Pháp từ ngày 31/5 đến 2/6/2012 và một số nước châu Á như TrungQuốc, Kazakhstan, Uzbekistan từ ngày 4 đến ngày 8/6/2012 Có thể thấy, động tháitrên của Tổng thống Putin cho thấy chiều hướng chiến lược đối ngoại “cân bằngĐông – Tây” cũng như quan hệ ngoại giao cân bằng của Nga trong tương lai
Theo đó, trọng tâm chiến lược đối ngoại mới của chính quyền Tổng thốngPutin sẽ theo các hướng chiến lược đối ngoại sau:
Trang 34Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong Cộng đồng các Quốcgia độc lập SNG, thúc đẩy việc xây dựng Liên minh Kinh tế Á - Âu Điều này có ýnghĩa đặc biệt quan trong với Nga trong tình hình Mỹ đang gia tăng ảnh hưởng củamình lên các nước này bởi Nga hiểu rằng, muốn lấy lại vị thế cường quốc lớn trên
vũ đài chính trị, trước hết Nga phải nắm được các nước SNG, được mệnh danh là
“người lạ gần gũi” và là khu sân sau lịch sử của Nga Nga cũng hiểu rằng tăngcường vai trò trong vùng phần lớn sẽ quyết định khả năng tái nhảy vọt về mặt địachính trị cho Nga
Gia tăng quan hệ hợp tác với các nước châu Âu, đặc biệt là EU Hiện nay,
EU vẫn đang là đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của Nga, ngược lại, Nga cũng là
“bạn hàng” lớn thứ 3 của EU Nhất là trong bối cảnh cả Nga và EU đều đang chịutác động mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới, việc tăng cường quan hệ hợp tác làmột trong những điều kiện quan trọng đảm bảo việc phục hồi kinh tế bền vững
Quan hệ giữa Nga và các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngàycàng được coi trọng và tăng cường Nga ủng hộ giải pháp chính trị - ngoại giao chotất cả những vấn đề tranh chấp trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc củaluật pháp quốc tế và với sự tham gia của các bên liên quan
Phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc Thời gian qua quan hệNga – Trung bước vào thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử khi hai nước không ngừngtăng cường sự tôn trọng, tích cực tìm kiếm lợi ích chung và đạt được nhiều sự đồngthuận trên các lĩnh vực Cả lãnh đạo hai nước đều nhất trí tiếp tục coi phát triểnquan hệ song phương là một trong những phương hướng ưu tiên trong chính sáchngoại giao của mỗi nước
Có thể thấy, ngay sau khi nhậm chức, V Putin đã tiếp tục theo đuổi chínhsách đối ngoại “cân bằng Đông - Tây” Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng chínhtrị tại Ucraina nổ ra vào năm 2013, việc Nga sáp nhập bán đảo Crưm trở thành mộtphần lãnh thổ không thể tách rời của Nga và cuộc chiến tranh tại Syria đã có những
Trang 35tác động tiêu cực tới nước Nga, buộc Nga phải có sự điều chỉnh lại chiến lược pháttriển của mình
Dưới sự cô lập và các sắc lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và các nước phương
Tây, “Học thuyết Quân sự mới” của Nga được Tổng thống Putin ký ngày
26/12/2014, gồm 58 điều với bốn nội dung chính bao hàm hàng loạt các mối đe dọamới đối với nước Nga và các biện pháp đáp trả Một điểm đáng chú ý trong họcthuyết quân sự mới của Nga đó là việc Nga đề xuất tăng cường hợp tác với cácnước trong khối BRICS cũng như các đồng minh thuộc tổ chức Hiệp ước An ninhtập thể (CSTO) Điều này dựa trên việc Nga muốn tăng cường các hệ thống an ninhtập thể trong khuôn khổ tổ chức An ninh Tập thể, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
an ninh quốc tế nhằm đảm bảo quốc phòng và an ninh chung, duy trì đối thoại bìnhđẳng trong lĩnh vực an ninh châu Âu với Liên minh châu Âu và NATO, giúp xâydựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tạo mô hình an ninh mới dựa trên nguyêntắc tập thể ngoài khối [56]
Trong “Khái niệm chính sách đối ngoại mới” của Nga được Tổng thống V.
Putin ký ngày 30/11/2016 đã nêu ra những định hướng chính trong chính sách đốingoại của Liên bang Nga trong thời gian sắp tới Khái niệm cũng nêu rõ, khu vựccác nước SNG vẫn là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Nga bêncạnh các hướng ưu tiên bao gồm các nước châu Âu và khu vực châu Á – Thái BìnhDương Đặc biệt, tài liệu lưu ý tới mối quan hệ với NATO và Hoa Kỳ, trong đó Nga
tỏ thái độ tiêu cực với sự mở rộng của NATO, việc các cơ sở hạ tầng của liên minhtiếp cận biên giới Nga và sự tăng cường hoạt động quân sự
Như vậy có thể thấy, hiện nay nước Nga không thể chỉ dựa vào các biện phápngoại giao và kinh tế để loại bỏ các mâu thuẫn và giải quyết các xung đột Theo ôngPutin, nước Nga hiện nay phải dựa vào cả sức mạnh quốc phòng để đảm bảo anninh quốc gia, giữ vị thế của mình trên trường quốc tế Với tình trạng căng thẳngcùng những biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây, chính sách đốingoại của Nga hiện nay có xu hướng tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước
Trang 36phương Đông, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, trong đó nhấnmạnh mối quan hệ với Việt Nam ở khu vực này.
Trang 37CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA ĐÔI VỚI VIỆT NAM VÀ QUAN HỆ VIỆT - NGA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
Là khu vực rộng lớn, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nhiều nước
có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia vàASEAN, chiếm giữ vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế chiến lược, châu Á – TháiBình Dương là một khu vực có ảnh hưởng lớn trên bản đồ chính trị thế giới Xácđịnh được tầm quan trọng này, Liên bang Nga cùng với chiến lược phát triển cânbằng đông tây của mình cũng có nhiều điều chỉnh chiến lược đối với khu vực châu
Á – Thái Bình Dương
Với vị trí địa lý là nước có diện tích trải qua hai châu lục Á – Âu, Liên bangNga có nhiều lợi ích chính trị và kinh tế lâu dài trong khu vực châu Á – Thái BìnhDương Chính bởi vậy, trong thời gian qua nước Nga không ngừng nỗ lực gia tăng
sự hiện diện chính trị và kinh tế ở khu vực Trong đó, Nga tăng cường hợp tác vớicác nước lớn trong khu vực, trước tiên hướng tới bình thường hóa quan hệ với NhậtBản, ổn định quan hệ láng giềng với Trung Quốc, tăng cường hợp tác toàn diện vớiASEAN, chú trọng quan hệ với Mỹ và các nước khác
Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các nước ĐôngNam Á, kiểm soát các tuyến đường biển và hàng không huyết mạch qua khu vựcbiển Đông, có một nền chính trị ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế, cùng với đó
là mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự tăng cường hợp tác giữa Nga và Việt Namđược coi là một trong những tiền đề quan trọng giúp Nga tăng cường sự hiện diện
và xác lập ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vựcchâu Á nói chung, đồng thời giúp Nga cân bằng cán cân quyền lực tại khu vực này
Do đó, Việt Nam được coi là một trong những ưu tiên của Nga trong chính sáchhướng Đông mà Nga đang theo đuổi
Trang 38Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga ngày nay là sự tiếp nối quan hệ hữu nghịtruyền thống Việt – Xô trước đây Trong điều kiện lịch sử mới sau khi Chiến tranhlạnh kết thúc, quan hệ giữa hai nước đã trải qua những biến cố khác nhau trong từnggiai đoạn do sự điều chỉnh và lựa chọn các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoạicủa mỗi nước, đặc biệt, tính chất quan hệ chính trị của hai nước có nhiều thay đổi
do những biến đổi trong tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ở Liên bang Nga
Sang thế kỉ XXI, cùng với những thành tựu trong công cuộc cải cách ở Ngacũng như đổi mới ở Việt Nam và trước những biến chuyển nhanh chóng và phức tạpcủa tình hình thế giới, cả Nga và Việt Nam đều có nhu cầu phát triển mối quan hệhai nước và đã có những thành tựu nhất định Có thể nói, trong thập niên đầu củathế kỷ XXI, quan hệ hai nước đã có những bước tiến vượt bậc, xây dựng mối quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện
Với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước và sự gần gũi trong lậptrường, quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, hợp tác chiến lược Nga –Việt đang ngày càng phát triển toàn diện hơn nữa cả về chiều rộng và chiều sâu, gópphần vào xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới
Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời gianqua đã được khẳng định nhiều lần qua các văn kiện của Nga và trong các tuyên bốcủa lãnh đạo hai nước thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi Đầu tiên, trong chuyếnthăm Việt Nam lần thứ nhất của Tổng thống Putin vào năm 2001, Tổng thống Putin
đã khẳng định “Phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam là một trong những
hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở châu Á”[27, tr.247].
Kết quả quan trọng nhất của cuộc viếng thăm là hai bên đã ký Tuyên bố chung về
quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga, trong đó, Tuyên bố viết: “Việt Nam và Liên
bang Nga khẳng định quyết tâm tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt trong thế kỷ XXI trên cơ sở đối tác chiến lược đã được thiết lập giữa hai nước” [27, tr.248].
Trang 39Trong chuyến thăm lần thứ 2 tới Việt Nam vào tháng 11/2006, Tổng thống
Putin một lần nữa khẳng định “Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác toàn diện Nga –
Việt trên cơ sở phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước…không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác , tìm phương thức giải quyết hiệu quả nhất cho những vấn đề còn tồn tại” [4, tr.192].
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013, Tổng thống Putin
khẳng định: “Quan hệ giữa Nga và Việt Nam có tính chất đặc biệt, thậm chí còn
hơn cả chiến lược” [136] Tiếp đến, trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc ngày 16 – 21/5/2016, thông qua các cuộc hội đàm, gặp gỡ, tất cả các nhàlãnh đạo cao nhất của Nga từ Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev cho đến Chủtịch Thượng viện, Hạ viện đều khẳng định Việt Nam là một trong những ưu tiên đốingoại của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và bày tỏ mong muốn thúcđẩy hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực [139] Gần đây nhất, trong chuyến thămNga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 26 – 1/7/2017, tại các cuộc tiếp xúc,các nhà lãnh đạo Nga đều khẳng định Nga luôn coi Việt Nam là một trong những ưutiên đối ngoại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và rất quan tâm thúc đẩy hợptác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực [129]
Như vậy, có thể thấy dưới tác động của tình hình thế giới, chính sách tái cânbằng khu vực, trở lại châu Á của Nga ngày càng rõ ràng Đông Nam Á là một trongnhững khu vực có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển, nhất là chiến lượcphát triển kinh tế của Nga Tại đây nước Nga có cơ hội để lựa chọn đối tác, bạnhàng, thị trường và công nghệ thích hợp với từng lĩnh vực kinh tế, với khả năng vànhu cầu của nước Nga Việt Nam với vị trí địa lý và những ưu thế trong quan hệ hợptác truyền thống đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoạicủa Nga đối với khu vực và thế giới Từ những thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnhvực trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga thời gian qua, có thể thấy, đối vớiViệt Nam, nước Nga luôn là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại củaViệt Nam Về phía Nga, kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Nga đang ngày càng quan
Trang 40tâm đến việc phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, khẳng định vị trí
“chiến lược quan trọng” của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga tại ĐôngNam Á cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Nga
2.2 Những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay
Sau chiến tranh lạnh, cả Nga và Việt Nam đều có những điều chỉnh trongchính sách đối ngoại Trong thời gian này, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga bị trìtrệ, lạnh nhạt do những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga tập trung chủyếu vào Mỹ và các nước phương Tây Đường lối đối ngoại thân Mỹ và phương Tâykhông những không giúp Nga phục hồi và phát triển đất nước một cách nhanhchóng mà còn khiến Nga mất dần vai trò, vị thế quốc tế của mình Trước tình hình
đó các nhà lãnh đạo Nga đã có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại của mình.Bắt đầu từ năm 1994, Nga thực hiện chính sách đối ngoại định hướng Á – Âu vừanhằm mục đích thiết lập cân bằng lợi ích với các nước lớn trong khu vực, phát triểnmối quan hệ đối tác với các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,ASEAN… vừa phát triển quan hệ với phương Tây trên cơ sở độc lập, năng động,đảm bảo lợi ích quốc gia nhằm từng bước lấy lại vị thế của mình trên trường quốc
tế
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam có chia thànhnhững giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1994 – 2000, trước sự điều chỉnh chính sách đối ngoại định hướng
Á – Âu, Nga bắt đầu dành sự chú ý trở lại đối với các nước châu Á, trong đó có ViệtNam Trong giai đoạn này, hai nước đã ký Hiệp ước các nguyên tắc cơ bản trongmối quan hệ Việt - Nga trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ
tướng Võ Văn Kiệt vào tháng 6/1994 Trong đó, Hiệp ước có nêu: “Hai bên coi
trọng việc phối hợp hoạt động quốc tế, góp phần duy trì và củng cố hòa bình và an ninh thế giới, ngăn ngừa các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời thường xuyên tham khảo ý kiến của nhau về mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của hai bên” [126] Việc