Các biện pháp công ty sử dụng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 38)

xuất khẩu trong thời gian qua

2.1.4.1 Các biện pháp để phát triển thị trường Các biện pháp liên quan đến hàng hóa

Chất lượng: Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nhận thức được điều này Công ty Barotex Việt Nam đã luôn phấn đấu tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Đối với sản phẩm có độ tinh xảo cao, công ty luôn chú ý chọn các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao để sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng.

Giá cả: Là một trong những công cụ để thực hiện cạnh tranh trên thị trường. Để có một mức giá phù hợp, có hiệu quả nhất, chi phí phân bổ về bán hàng và quản lý nói chung, nghiên cứu giá cả và hàng hóa tương ứng của các đối thủ cạnh tranh so với hàng hóa của mình, khả năng chi trả của khách hàng đối với từng loại hàng hóa, mục tiêu của công ty… nhằm xác định mức giá phù hợp nhất

Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để tham gia thực hiện việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, củng cố và duy trì các thị trường khách hàng cũ, nơi đã tiêu thụ khối lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của công ty ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… mở rộng phát triển sang các thị trường mới ở Trung Đông, Tây Bắc Âu, Nam Mỹ.

Năm 2001 Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực đã thúc đẩy nhanh chóng kim ngạch buôn bán giữa hai nước. Công ty cũng đã tích cực mở rộng và có chính sách thích hợp với các thương nhân, công ty ở thị trường Hoa Kỳ nhằm đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Công ty đã tăng cường cử các đoàn đi hội chợ và đi nước ngoài để tìm kiếm thị trường.

Công tác xúc tiến xuất khẩu

Công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo sản phẩm của công ty trên nhiều hình thức khác nhau như tạp chí, internet...

Công ty đã tham dự hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Hàng năm công ty đã tham gia trưng bày triển lãm và tổ chức bán các sản phẩm của mình ở nhiều cuộc triển lãm, hội chợ thương mại nhằm quảng bá hình ảnh công ty, tìm kiếm khách hàng, thị trường mới. Công ty còn sử dụng hình thức chào hàng trực tiếp với khách hàng.

2.1.4.2 Công tác ký kết hợp đồng

Việc ký kết hợp đồng có thể được bắt đầu từ khâu hỏi hàng hoặc chào hàng. Nếu bắt đầu từ khâu chào hàng thì điều này có nghĩa là công ty đã chủ động mang hàng hóa của mình đi giới thiệu với khách hàng nước ngoài. Khách hàng nước ngoài có thể là khách hàng quen thuộc của công ty, cũng có thể là khách hàng tiềm năng qua tìm hiểu công ty phát hiện ra nhu cầu của họ và tìm cách đáp ứng. Đơn chào hàng thể hiện ý đồ muốn bán hàng của công

Điều này thể hiện sự năng động của công ty trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trước khi thực hiện ký kết hợp đồng công ty tiến hành một số công việc sau:

- Tìm kiếm nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về từng loại sản phẩm để

định vị sản phẩm phù hợp qua nhiều kênh thông tin

- Tìm hiểu mức thu nhập của khách hàng để định giá sản phẩm đưa vào

thị trường

- Xem xét đặc điểm khí hậu, mùa du lịch, lễ hội để lựa chọn thời điểm đưa hàng của mình vào thị trường sao cho phù hợp

- Xem xét khả năng tài chính của khách hàng

Những nghiệp vụ trên có thể giúp Công ty giảm thiểu rủi ro mà Công ty có khả năng gặp phải khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w