Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty:
+ Về mặt hàng: Tuy có chiến lược đúng đắn đó là đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh trên cơ sở tập trung vào một số nhóm hàng mũi nhọn nhưng quá trình thực hiện chưa có hiệu quả cao.
+ Về thị trường: Công ty đã mở rộng được thị trường xuất khẩu, tìm kiếm được nhiều thị trường mới, nhiều tiềm năng nhưng lại chưa quan tâm đúng mức, củng cố, hồi phục thị trường cũ, làm cho một số thị trường bị mai một dần, đặc biệt là các thị trường khu vực SNG.
+ Về hình thức xuất khẩu: Dù coi trọng hình thức xuất khẩu trực tiếp và kim ngạch xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng còn thấp. Ngoài ra, công ty chưa có biện pháp để khai thác hiệu quả hình thức xuất khẩu tại chỗ.
+ Giá cả sản phẩm: Giá cả của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty thường cao so với giá các sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Do vậy, tính cạnh tranh chưa cao điều này ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng kinh doanh của công ty tại các thị trường mới.
+ Về công tác liên doanh, liên kết: Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên doanh liên kết nên một số liên doanh của công ty khi hình thành và hoạt động không mang lại hiệu quả cao.
+ Số lượng hợp đồng hoàn thành chưa đạt tỷ lệ tuyệt đối: Số lượng hợp đồng hoàn thành mới chỉ đạt 95%. Mặc dù công ty đã cố gắng trong việc hoàn thành các hợp đồng song lại chưa quan tâm đúng mức tới các yếu tố khách quan cản trở việc thực hiện hợp đồng để tìm giải pháp khắc phục như
yếu tố chất lượng hàng hóa, vận tải hàng hóa… Do đó có một số hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị khiếu nại gây thiệt hại cho Công ty và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung.
2.2.3 Nguyên nhân những mặt hạn chế2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan