Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 61)

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.4.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mạ

Xúc tiến thương mại đã và đang trở thành cầu nối rất quan trọng giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hoạt động này bao gồm: thông tin thương mại, tư vấn xuất khẩu, đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh XNK, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tổ chức hội chợ triển lãm, xây dựng cơ sở hạ tầng...

Công tác xúc tiến thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất đối với các cơ quan chức năng như Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài.

Xúc tiến thương mại là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Để cụ thể hoạt động xúc tiến thương mại, Nhà nước đã đề ra chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Đây thực chất là Chương trình xúc tiến thương mại được xây dựng theo định hướng về thị trường và ngành hàng xuất khẩu của Chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2006 – 2010 và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Cùng với việc tăng cường hợp tác quốc tế, Cục XTTM cần đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và thông tin XTTM. Phấn đấu trở thành kho dữ

thị trường. Tổ chức các hội thảo chuyên ngành cũng như các thị trường chuyên biệt để cung cấp những thông tin cơ bản nhất cho doanh nghiệp về tập quán kinh doanh và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển ứng dụng thương mại điện tử, tập trung xây dựng những website nhằm cung cấp thông tin thương mại đa phương, các hội chợ nội địa và quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam trên thế giới.

Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch – văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông quốc tế.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường xuất khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu; nâng cao và hiểu biết kỹ năng tiếp thị xuất khẩu; đa dạng hóa mặt hàng, cải thiện cơ cấu hàng hóa và thâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại không thể thiếu việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.

Tóm lại, chương 3 đã trình bày được những định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đảng và Nhà nước, phương hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển của Công ty Barotex. Trên cơ sở những đánh giá, phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty giai đoạn 2005 –

2009 đã đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Barotex và kiến nghị một số giải pháp với Nhà nước nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

KẾT LUẬN

Xu hướng quốc tế hóa đang là một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động không chỉ trong từng khu vực mà là toàn thế giới. Với tình hình đó, không một đất nước nào có thể phát triển mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào nền kinh tế thế giới có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” .

Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà Nước, trong những năm qua, thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đổi mới sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta, cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đã làm cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động.

Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình những hướng đi thích hợp nhằm nâng cao được lợi thế của mình, tận dụng được

những cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, cũng như vượt qua những thách thức của nó. Một trong những hướng đi đó là nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Là một doanh nghiệp xuất khẩu với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trải qua nhiều thách thức cũng như những biến động trong nền kinh tế thế giới Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu Công ty vẫn còn một số hạn chế. Đó là hạn chế trong hình thức xúc tiến thương mại, công tác nghiên cứu và thâm nhập thị trường còn yếu đặc biệt là còn yếu trong việc bám sát nhu cầu tiêu dùng của đối tác nước ngoài…

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế hoạt động xuất khẩu tại Công ty kết hợp với lý thuyết đã được học, bài viết đã đề cập đến các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Barotex Việt Nam như đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu… Bên cạnh đó là những kiến nghị đối với Nhà nước như quy hoạch lại ngành kết hợp với quy hoạch lại vùng nguyên liệu; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư.

Do đó, muốn tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội Công ty cần phát huy tối đa yếu tố nội lực, không ngừng phát triển để phù hợp với yêu cầu của thị trường và trở thành

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w