Quy hoạch lại ngành kết hợp với quy hoạch lại vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 57)

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.4.1 Quy hoạch lại ngành kết hợp với quy hoạch lại vùng nguyên liệu

Thực trạng các cơ sở sản xuất nằm chen lẫn giữa các khu dân cư tại hầu hết các vùng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước là một tồn tại gây tác hại rất lớn đến kế hoạch phát triển của ngành hàng vì các cơ sở không thể đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng công nghiệp hoàn chỉnh và áp dụng những công nghệ mới vào những nhà xưởng chật hẹp, manh mún. Do đó, cần quy hoạch các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ theo hướng sau:

Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để phục vụ xuất khẩu một cách hiệu quả tại các vùng sản xuất thủ công mỹ nghệ lớn, các cụm công nghiệp này được quy hoạch gần các vùng cung cấp nguyên liệu, xa khu dân cư và có diện tích lớn cho phép tập trung di dời các cơ sở sản xuất hiện nay còn đang chen lẫn rải rác trong khu dân cư mà không phải tốn kém nhiều cho chi phí đền bù, giải tỏa.

Xây dựng, phát triển các cụm, khu sản xuất công nghiệp tập trung để tổ chức lại các làng nghề theo hướng hiện đại hóa, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của mỗi địa phương và thực hiện yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Các cụm, các khu sản xuất tập trung không phải sẽ được thành lập ở tất cả các làng nghề. Nó phụ thuộc vào điều kiện hình thành, các yếu tố phát triển và các mục tiêu yêu cầu cần đáp ứng. Trước mắt là

sức sản xuất lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường, có nhu cầu và điều kiện đổi mới công nghệ, có thị trường ổn định, đặc biệt là các hoạt động của làng nghề gây ảnh hưởng mạnh tới môi trường sinh thái và đời sống sức khỏe của người dân… Việc phát triển các cụm, khu sản xuất công nghiệp tập trung phải phù hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có của vùng đó.

Tại các cụm công nghiệp làng nghề trên, đòi hỏi chính quyền địa phương cần mạnh dạn hỗ trợ để hình thành các liên kết chuỗi. Việc xây dựng các chuỗi liên kết trong cụm công nghiệp làng nghề sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với các hợp đồng xuất khẩu một cách một cách hiệu quả, bên cạnh đó việc liên kết này còn cho phép triển khai các phương pháp quản lý tiên tiến như áp dụng logistic, thực hiện quản lý chất lượng an toàn theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000… đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w