Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 59)

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.4.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư

không đủ lớn và thủ tục phức tạp… do đó không đủ vốn để thực hiện các chương trình phát triển sản xuất. Nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa cho các doanh nghiệp vay vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng nâng cao trình độ đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, từng bước xóa bỏ tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu của doanh nghiệp.

Hỗ trợ tài chính có điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hiệu quả và xuất khẩu thông qua việc tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu, tiếp tục hoàn thiện các giải pháp ưu đãi tín dụng cho xuất khẩu phù hợp với nguyên tắc của WTO; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng xuất khẩu phù hợp với các nguyên tắc của WTO cho phép và Ngân hàng tín dụng xuất khẩu để tập trung toàn bộ công cụ hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu vào một kênh duy nhất. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, phát triển, tiếp thị sản phẩm ra các thị trường mới.

Thực hiện giải pháp hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng nhằm kích thích các doanh nghiệp vay vốn, duy trì và mở rộng sản xuất. Ngoài ra, đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại.

Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục

cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w