KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động marketing, tìm kiếm và mở rộng thị trường
kiếm và mở rộng thị trường
Trên các thị trường quốc tế hiện nay, nhu cầu về tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú và thay đổi nhanh chóng dưới tác động của nhiều nhân tố. Tại các thị trường quốc tế, những yêu cầu về hàng hóa ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thích nghi đáng kể trong kinh doanh
Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường trên từng khu vực, Công ty đã biết được các yếu tố liên quan đến nhu cầu của dân cư trên các thị trường đó. Việc mở rộng thị trường trên cơ sở thâm nhập sâu vào một số thị trường trọng điểm sẽ giúp Công ty khai thác được tối đa thị trường đó đồng thời giảm rủi ro trong kinh doanh. Để có thể lựa chọn thị trường trọng điểm Công ty nên dựa vào một số tiêu chí sau:
- Quy mô của thị trường cả hiện tại và tương lai về mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- Sự phát triển của nhu cầu thị trường và các nhân tố kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, trào lưu tiêu dùng
- Chi phí kinh doanh phát sinh: Vận tải, chi phí phân phối, thuế nhập khẩu hàng hóa
- Mối quan hệ của Việt Nam với các nước bạn hàng nhập khẩu và những ưu đãi được hưởng trên thị trường đó
- Vấn đề về đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu (uy tín, giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng…)
- Thu nhập của khách hàng, số lượng khách hàng tiềm năng của Công ty trên từng thị trường
Khi đã lựa chọn được thị trường nước ngoài làm mục tiêu mở rộng hoạt động của mình, Công ty phải lựa chọn một phương thức tốt nhất để thâm nhập vào thị trường đó. Đối với một Công ty thủ công mỹ nghệ để có thể thâm nhập vào thị trường một cách vững chắc và có hiệu quả thì việc lựa chọn kênh phân phối là rất quan trọng. Cụ thể Công ty cần:
- Thiết lập và kiểm soát mối quan hệ và hoạt động của các kênh phân phối đã lựa chọn
Đối thủ cạnh tranh của Công ty Barotex bao gồm các công ty xuất khẩu trong và ngoài nước. Các công ty cạnh tranh trong nước có thể kể đến các công ty như Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ HAPROSIMEX, ARTEXPORT, ARTEX Thăng Long… ngoài ra còn có các nước sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines…
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần dựa vào những yếu tố sau: - Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Dù đều là hàng thủ công mỹ nghệ nhưng sản phẩm được sản xuất bởi các cơ sở sản xuất khác nhau về quy trình sản xuất và bảo quản. Trong quá trình nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, Công ty cần học hỏi thêm về mẫu mã cũng như tìm ra những điểm yếu trong sản phẩm của họ để từ đó khai thác đưa ra các sản phẩm có tính ưu việt hơn.
- Mục tiêu chiến lược chính sách marketing của đối thủ cạnh tranh: Thông qua việc nghiên cứu này sẽ giúp Công ty xây dựng mục tiêu chiến lược và các chính sách marketing của mình hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn.
- Giá cả của đối thủ cạnh tranh: Giá cả phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường, vì thế ngoài việc dựa trên chi phí sản xuất Công ty cũng cần nghiên cứu để đưa ra các mức giá cạnh tranh cho từng loại mặt hàng.