Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là làm bạn với tất cả các nước trên thế giới “Đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa các quan hệ kinh tế” và cố gắng tìm kiếm thêm thị trường mới để bù đắp sự mất mát thị trường khu vực Liên Xô và Đông Âu do khủng hoảng kinh tế, chính trị. Công ty Barotex Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ buồn bán với trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường năm 2009
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: USD 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Tổng KNXK 3.258.298 100 5.558.081 100 8.380.407 100 6.973.824 100 7.653.513 100 Châu Á- TBD 879.580 37,29 1.636.018 29,43 2.922.091 34,87 1.935.670 27,76 2.638.74 0 30,56 Đông Âu- SNG 473.692 14,54 548.031 9,86 501.325 5,98 437.522 3,27 421.327 5,51 Tây Bắc Âu 691.297 21.22 1.417.158 25,49 2.128.242 25,39 1.754.196 25,15 2.306.38 9 30,14 Châu Mỹ 588.136 18,05 1.211.560 21,79 1.764.807 21,06 1.164.509 16,69 1.311.56 0 17,14 Thị trường khác 625.323 19,12 745.314 13,41 1.063.942 12,69 1.681.927 24,12 978.497 12,78
Nguồn: Barotex Vietnam
Các thị trường của công ty được phân thành các khu vực: Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Bắc Âu, Đông Âu, Châu Mỹ và nhóm thị trường khác. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng xuất khẩu của công ty ta đi vào phân tích hoạt động xuất khẩu của từng khu vực:
2.1.2.1 Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Đây là khu vực thị trường đầy tiềm năng, các nước thuộc khu vực này có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, với những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Về điều kiện địa lý, khu vực này có rất nhiều quốc gia gần với Việt Nam, giao thông vận tải giữa Việt Nam và các nước trong khu vực này rất thuận lợi, dễ dàng trong việc giao lưu, buôn bán. Đây cũng là khu vực đông dân nhất trên thế giới, thu nhập đầu người chỉ ở mức khá nhưng lại có xu hướng tăng nhanh, do vậy nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa thị hiếu và đăc điểm mua sắm có những điểm giống nhau do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ sang khu vực thị trường này. Nhật Bản được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: USD
Nguồn: Barotex Việt Nam
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong giai đoạn 2005 – 2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 30,71% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Năm 2007, đánh dấu mức xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này, đạt 2,9 triệu USD chiếm 34,87% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu lại giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các nước này không đạt mức tăng trưởng cao. Bên cạnh đó Công ty còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước cùng xuất khẩu mặt hàng tương đồng như Trung Quốc, Thái Lan Malaysia... Năm 2009 xuất khẩu sang thị trường Châu Á – Thái Bình Dương tăng trở lại, chiếm 34,48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
2.1.2.2 Khu vực Tây Bắc Âu
Các quốc gia Tây Bắc Âu hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao, vì vậy đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn của công ty.
Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Bắc Âu giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: USD
Ở thị trường này, khách hàng triển vọng nhất là thị trường Đức và Pháp. Đức là nước có dân số đông nhất EU, lại là quốc gia có nền chính trị ổn định và nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 thế giới. Trong những năm gần đây, Đức đã nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt trên 1 triệu USD. Đức là khách hàng thường xuyên mua gốm sứ, hàng mây tre, cói và một số mặt hàng mỹ nghệ của Việt Nam. Khách hàng thứ 2 trong khối EU là Pháp, thị trường dân cư Pháp rất ưa chuộng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo và họ đã quen với hàng mỹ nghệ Việt Nam trong một thời gian dài. Trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp đạt mức gần 700 nghìn USD, năm 2007 đạt gần 1 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Pháp là mặt hàng mây tre, mỹ nghệ và gốm sứ.
2.1.2.3 Khu vực Đông Âu cũ
Khu vực thị trường này trước đây là khu vực thị trường truyền thống của Công ty. Kể từ năm 1991, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với thị trường này giảm sút do đời sống của người dân ở khu vực này giảm đáng kể, các hợp đồng xuất khẩu ít dần.
Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu sang Đông Âu giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: USD
Nguồn: Barotex Việt Nam
Trong giai đoạn 2005 – 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sang thị trường Đông Âu giảm. Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đã tăng so với năm 2005 nhưng lại có xu hướng giảm vào những năm sau đó.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này hiện tại còn thấp, chiếm tỷ trọng không cao. Tuy nhiên, Công ty vẫn luôn coi trọng thị trường này vì đây vốn là thị trường truyền thống của Công ty. Hơn nữa, dân số của khu vực này khá đông, tình hình kinh tế và chính trị có dấu hiệu ổn định trong những năm gần đây, vì vậy sắp tới sẽ có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng hóa nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng.
2.1.2.4 Khu vực Châu Mỹ
Biểu đồ 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Mỹ giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: USD
Nguồn: Barotex Việt Nam
Trong khu vực thị trường này, Hoa Kỳ là thị trường có nhiều tiềm năng nhất đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Ngoài ra còn có các đối tác khác quen thuộc như Chi Lê, Canada, Argentina, Brazil... Đây là thị trường rất lớn có sức mua khổng lồ với dân số đông và có thu nhập bình quân đầu người cao, trình độ phát triển vào bậc nhất thế giới với một nền kinh tế ổn định và là nơi có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có một sự tăng trưởng tốt qua các năm 2005 – 2007. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng có phần giảm sút nên kim ngạch xuất khẩu
trường khó tính này. Yêu cầu của thị trường này rất cao về chất lượng cũng như mẫu mã, các nét hoa văn đặc sắc, đường nét tinh xảo mang đậm bản sắc dân tộc.
2.1.2.5 Thị trường khác
Đây là tập hợp những thị trường phân tán, không thuộc các khu vực thị trường nói trên. Các bạn hàng quen thuộc là Australia, Newzeland… được đánh giá là thị trường có nhu cầu lớn, đầy triển vọng. Bước đầu Công đã thâm nhập thị trường, đang trong quá trình thăm dò và nghiên cứu thị trường.
Trong giai đoạn 2005 – 2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2005 – 2008 nguyên nhân là do Công ty đã xây dựng và triển khai chiến lược thâm nhập và tiếp thị cho từng thị trường cụ thể cho từng đoạn thị trường khác nhau. Do vậy kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang khu vực thị trường này đạt mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sang thị trường này có phẩn giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng.