Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì
Trang 1BỘ ĐỀ ÔN THI NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA
ĐỀ THAM KHẢO
I ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng….
Sẽ dối lòng nếu mình nói rằng không mong chờ một chiến thắng
Sẽ dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim mình tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại ở những giây cuối cùng
Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài
Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo Yêu cả trong những lúc đau lòng Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh
Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được Dù không thật sự tuyệt đối Niềm vui dựa vào chiến thắng cũng như một chất nghiện, nó liên tục cần những thứ lớn hơn, sẽ tốt hơn để tiếp tục vui Nếu không biết kiểm soát nó, nó sẽ biến chúng ta thành những người đòi hỏi vô lý, nó cũng làm chúng ta quên lý do nên vui
Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng.
Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều Và biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn và có quyết tâm cao hơn để vượt qua.
Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người Và mong rằng nó kéo dài mãi Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình Nếu được như thế, thì cái mà đội tuyển U23 đem lại không chỉ là: “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thực sự là một sự thay đổi đẹp đẽ trên dải đất chữ S này Thế nên hãy buồn hãy khóc Hãy ôm nhau thổn thức vì một giấc mơ
Trang 2vuột trôi đi Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và đứng thẳng dậy Để đất nước này đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai vàng Các em ấy đã cho chúng ta một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có Nhưng chúng ta phải cùng xắn tay áo lên và hành động.
Riêng tôi, năm nay tôi sẽ quyết tâm rũ bỏ thể trạng yếu đuối mà 40 năm qua không thay đổi được Bắt đầu bằng việc chạy Tôi sẽ chạy half marthon ( cự ly chạy bộ 21 km) trong năm 2018 Và sẽ không làm gì lung lay được mục tiêu này Còn bạn thì sao ?
(Trần Vinh Dự – ncwzing vn 27/01/ 2018 ) Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong hai câu văn mở đầu văn
bản
Câu 2: Vì sao tiến sĩ Trần Vinh Dự lại khẳng định: kết quả như vậy thậm chí còn
tuyệt vời hơn về lâu dài?
Câu 3: Theo anh/chị, thế nào là: những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường
trong lòng mỗi người?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với thông điệp mà tác giả đưa ra: Chúng ta phải cùng
xắn tay áo lên và hành động không ? Vì sao ?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu và hình ảnh U23 Việt Nam được đón chào
giữa rừng cờ, rừng hoa và biển người trong ngày trở về Tổ quốc (28/1/2018),anh/chị có suy nghĩ gì về những bài học cuộc sống? Hãy trình bày suy nghĩ bằngmột đoạn văn ngắn (khoảng200 chữ )
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau :
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Trang 3Làm sao được tan ra Thành trăn con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXBGD VN)
Từ đó, liên hệ với đoạn thơ :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ ráng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Trích Vội Vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXBGD VN)
Để thấy được khát vọng sống của hai nhà thơ
…….………… HẾT………
Trang 4Câu 2 (0,5 điểm) : Tác giả khẳng định vì :
– Kết quả này nhắc nhở chúng ta còn nhiều việc phải làm, cần cố gắngnhiều hơn nữa
– Kết quả này cũng dạy chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo.Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến Không đặt điều kiện tình yêu củamình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh Kết quả này cũng dạycho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được Dù khôngthật sự tuyệt đối
– Điều to lớn nhất lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luậtsắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bênnhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệuđến không tưởng
Câu 3 ( 1,0 điểm): Những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong
lòng mỗi người Nghĩa là mọi người đồng lòng, nhất trí, cùng hướng đến
một mục tiêu mục đích
Câu 4 (1,0 điểm):
– Đồng với thông điệp của tác giả.
– Vì nếu muốn thay đổi thì điều tất yếu chúng ta cần phải hành động.Hành động ở đây không chỉ là hoạt động của chân tay mà trước hết phải
Trang 5ở trong suy nghĩ sau đó biến nó thành những hành động thiết thực, cụthể Chỉ có hành động con người mới không bị ngừng trệ, xã hội mới cóthể phát triển.
II Làm
văn ( 7,0
điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm) :
* Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm):
– Viết đúng hình thức một đoạn văn, không quá 200 chữ– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.– Hiểu đúng yêu cầu của đề Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cáchkhác nhau, có thể bày tỏ quan điểm, suy ngĩ riêng nhưng phải có lí lẽ vàcăn cứ xác đáng, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩnmực đạo đức và pháp luật
* Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm): Mỗi thí sinh rút ra bài học cuộc sốngcho riêng mình, có thể trình bày một trong các ý sau:
– Bài học về yêu những thứ không hoàn hảo, toàn vẹn
– Bài học về đoàn kết, tinh thần đồng đội
– Bài học về hành động để thành công– Bài học về nỗ lực cố gắng…
* Với mỗi bài học thí sinh cần đảm bảo được các nội dung sau:
– Giải thích được vấn đề nghị luận– Vai trò y nghĩa của vấn đề nghị luận trong cuộc sống– Lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề nghị luận
– Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
Câu 2 (5,0 điểm) :
Trang 6a Yêu cầu về hình thức ( 0,5 điểm):
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận vănhọc để tạo lập văn bản
– Bài viết có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính
tả, diễn đạt trôi chảy, lập luận thuyết phục
a Yêu cầu về nội dung ( 2,5điểm)
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và trích đoạn thơ:
+ Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởngthành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Thơ Xuân Quỳnh là tiếnglòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn,vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúcbình dị đòi thường
+ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thức tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu
cho phong cách thơ Xuân Quỳnh Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào Trong đó tiêu biểu là đoạn thơ: Cuộc đời tuy dài thế… Để ngàn năm còn vỗ Đoạn thơ thể hiện khát vọng được sống, được hóa thân vĩnh
viễn vào tình yêu muôn đời , muôn người
* Thân bài:
+ Khái quát trước khi phân tích:
– Bài thơ Sóng mang âm hưởng của những con sóng biển và những con
sóng lòng đang khao khát tình yêu Bài thơ có hai hình tượng cùng song
hành và hòa điệu, đó là Sóng và Em Hai hình tượng này đã tạo nên nét
– Đọc cả bài thơ ta thấy quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh, ngoài
vẻ đẹp truyền thống là nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt và nghị lực niềmtin Đến hai khổ cuối, ta còn thấy nữ sĩ có một ước vọng thật đẹp là tìnhyêu được tan vào sóng để dâng hiến và bất tử vĩnh hằng
+ Khổ thơ thứ 8 là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộnỗi khắc khoải, tự nhận thức về mình về tình yêu và hạnh phúc
-> Có hai cặp đối lập ( Câu 1- 2; 3-4 )để khẳng định sự hữu hạn nhỏ bécủa đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô
Trang 7hạn của vũ trụ Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu, buồn bã về sự trôi chảy củathời gian và cái hữu hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu, cảm giác hữuhạn này thường xuất hiện ở những con người từng trải, nhất là từng chịu
sự đổ vỡ, mất mát, tổn thương, và vì thế, luôn khao khát sự bình yên,khao khát sự vĩnh hằng, vô hạn
+ Khổ cuối: Suy nghĩ như thế nhưng Xuân Quỳnh không dẫn người tađến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng Từ nhận thức khám phá mà
đã mang đến giải pháp (Làm sao được tan ra………ngàn năm còn vỗ).
Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hòa trong tình yêu của mọi người,tan ra không phải mất đi mà hòa giữa cái chung và cái riêng Tình yêucũng đồng thời được nhập vào dòng thời gian vĩnh hằng, tình yêu sẽtrường tồn cùng năm tháng, cùng đất trời, vũ trụ Vậy là, con người sẽlàm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được cái hữu hạn của cả thời gian
và không gian, sẽ vĩnh viễn hóa tình yêu ngay trong cái ngắn ngủi,thoáng chốc của cuộc đời nếu họ dâng hiến và hi sinh trọn vẹn cho tìnhyêu
* Nghệ thuật (0,5 điểm): Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng dạtdào như những đợt sóng biển sóng lòng bồi hồi da diết Hình ảnh thơmộc mạc, ẩn dụ và nhân hóa tài hoa
b Liên hệ đoạn thơ trong bài Vội Vàng của Xuân Diệu (1.5điểm)
* Khát vọng sống trong đoạn thơ Vội Vàng(0,75 điểm)
Bằng việc sử dụng đại từ: tôi,ta; dùng hàng loạt các động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn; sử dụng các bổ ngữ, các từ láy: chếnh choáng, đã đầy…ta thấy nhà thơ khao khát một cách lạ lùng:
muốn thâu vào mình sắc hương, nhụy mật của cuộc đời để tận hưởngcảm giác “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanhsắc” không chỉ bằng “cái hôn” mà còn mạnh hơn gấp ngàn lần “muốncắn vào ngươi” Muốn cắn vào xuân là một ước muốn phi lí của thực tạinhưng lại được chấp nhận trong thơ Nó cho thấy khát vọng tình yêu vớicuộc sống mãnh liệt và nét độc đáo trong phong cách biểu hiện
* Điểm tương đồng và khác biệt (0,75 điểm)
– Tương đồng : cả hai nhà thơ đều thể hiện quan niệm và khát vọng sốngmãnh liệt
Trang 8– Điểm khác biệt :+ Với Xuân Quỳnh là sự khao khát được bất tử hóa tình yêu trong giọngthơ dào dạt như những đợt sóng biểu hiện một trái tim phụ nữ vừa dadiết lại vừa nồng cháy.
+ Với Xuân Diệu lại là khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt tronggiọng thơ sôi nổi trẻ trung
– Nguyên nhân : Do phong cách của từng nhà thơ : Xuân Quỳnh là mộttiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ đầy khát khao hạnh phúc đời thườngbình dị còn Xuân Diệu lại là một tiếng lòng rạo rực băn khoăn của mộttâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt
——————————-HẾT——————————-ĐỀ THAM KHẢO
I Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời, đợi cha mẹ sắp đặt học ở đâu, làm ở đâu… thì rất dễ thương, nhưng chỉ dành cho trẻ em dưới 18 tuổi Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần “không hư” là được Không hư là không hại
người, không hại mình, không phạm pháp Còn lại, mình muốn học gì, làm gì, quen ai, sống ở đâu, tiền bạc mình kiếm ra mình tiêu vào việc gì…thì mình quyết.
Tự chủ tài chính sẽ tự chủ về nhận thức Và ngược lại.
Đừng sợ sai Sai thì mình có trải nghiệm, có bài học
Đúng thì mình hưởng.
Thông tin giờ nhiều, tự mình tìm tòi, phán đoán, quyết.
Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời, 100 năm sau, 1000 năm sau nhân loại còn nhắc đến Phải đi thật xa và thật nhiều, phải học, phải làm….những khi sức khoẻ cho có thể cho mình đi, mình học, mình làm Phải chịu đựng gian khổ vào những năm tháng mình còn chịu đựng được Một chén cơm
Trang 9chan nước lã rồi húp, cũng no bụng Một manh chiếu góc nhà nào đó vẫn ngủ được, có chết đâu Những cụm từ cảm tính và cái tôi lớn như “tôi không thích, tôi thích, tôi ưa, tôi ghét, tôi ủng hộ, tôi tẩy chay, tôi đưa quan điểm, tôi phản đối, tôi phàn nàn, tôi claim, tôi blame, tôi complain, tôi chán, tôi buồn, tôi cô đơn, tôi cực khổ, tôi x tôi y”….gì đó đã từ lâu không còn nằm trong từ điển của giới trẻ giỏi và tiến bộ.
Họ lặng lẽ làm và làm Thành tựu sẽ khẳng định ai là ai .
(Theo https://www.facebook.com/TonyBuoiSang, Ngày
17/02/2018)
Câu 1 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 Theo tác giả, vì sao “Đừng sợ sai”?
Câu 3 Theo tác giả, “Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần” và “tâm
niệm” điều gì?
Câu 4 Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: “Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng
tâm niệm thế này Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời”? Vì sao?
II Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại giữa Hồn
Trương Ba và Xác hàng thịt (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ
văn 12, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017)
Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn đối thoại với Đan Thiềm (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập một, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 2017) để nhận xét quan niệm của các nhà văn về cuộc sống,con người
………Hết………
Trang 10Học sinh dựa vào ngữ liệu để trả lời:
Theo tác giả, Đừng sợ sai Sai thì mình có trải nghiệm, có
3
Học sinh dựa vào ngữ liệu để trả lời:
Theo tác giả, “Đã trên 18 tuổi, bạn trẻ toàn cầu bây giờ chỉ cần không hư” và có “tâm niệm” là “Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó
4 Đây là câu hỏi mở, học sinh trình bày suy nghĩ riêng của
mình song cần có quan điểm đúng đắn Học sinh có thểđồng ý/ không đồng ý/ kết hợp cả hai Dưới đây là gợi ýtham khảo:
– Đồng ý: Lập nghiệp có vai trò quan trọng đối với thanh
niên hiện nay Đúng như ý kiến của Tony, “Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời” Trong cuộc sống, nhu cầu khẳng định tài năng,
bản lĩnh là của tất cả mọi người, nhất là giới trẻ hiện nay
Sống trong cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ – những ngườiđang ở độ tuổi tràn đầy sức sống, giàu ước mơ, khát vọngsống có ý nghĩa – càng phải có những hành động thiết thực
để lập nên sự nghiệp to lớn Việc làm đúng đắn đó khôngchỉ để lại tên tuổi cho bản thân mà còn góp phần phát triển
xã hội giàu mạnh, tiến bộ Muốn vậy, mỗi bạn trẻ cần tích
1,0
Trang 11cực học tập, tu dưỡng phẩm chất để có thể lập nên sựnghiệp, thành tựu như ước vọng.
– Không đồng ý: “Giới trẻ thế giới bây giờ, ai ai cũng tâm niệm thế này Bây giờ là lúc hành động với sự nghiệp Khi chết đi còn để lại thành tựu gì đó cho đời” Ý kiến của
Tony không hẳn là đúng hoàn toàn Trong cuộc sống, khôngphải bạn trẻ nào cũng có ý thức “hành động với sự nghiệp”,
“để lại thành tựu gì đó cho đời” Bởi nó phụ thuộc vàonhiều yếu tố như điều kiện, năng lực bản thân, hoàn cảnhgia đình,… Đáng tiếc là hiện nay, còn có một bộ phậnkhông nhỏ thanh niên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm
và năng lực của bản thân Họ sa đà vào các trò chơi thiếulành mạnh, những tội ác đáng sợ làm hủy hoại nhân cách,tương lai của mình và ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội
a Yêu cầu về hình thức đoạn văn
– Có thể trình bày theo cách diễn dịch/ quy nạp, hợp,…
tổng-phân-– Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc Không mắc lỗihành văn
– Sử dụng kết hợp linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận 0,5
b Yêu cầu về nội dung
Học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo nhiều cáchnhưng cần làm rõ được ý nghĩa của niềm tin trong cuộcsống
– Lòng tự tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống con 0,25
Trang 12– Vì trong cuộc sống, con người phải đối diện với nhiềuthách thức, khó khăn Trên con đường lập nghiệp, conđường đến thành công, nếu không có lòng tự tin vào nănglực, bản lĩnh,…của mình thì con người sẽ thiếu ý chí nghịlực, dễ bị nản chí, thất bại Lòng tự tin sẽ tiếp cho conngười sức mạnh vươt qua mọi khó khăn
– Con người sống cần có lòng tự tin, tránh tự ti nhưngkhông được kiêu ngạo
– Muốn vậy, mỗi người cần không ngừng học tập lĩnh hộitri thức, bồi dưỡng nhân cách
a Yêu cầu về hình thức
– Viết một bài văn nghị luận văn học– Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và phươngthức biểu đạt
– Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu,thuyết phục; trình bày sạch, đẹp; diễn đạt trong sáng, mạch
Trang 13b Yêu cầu về nội dung
Học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo nhiều cáchnhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả Lưu
Quang Vũ, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật
Hồn Trương Ba trong đoạn trích và vấn đề nghị luận
Hồn lên án, căm ghét, khinh rẻ, kết tội xác là dung tục, tầmthường, “âm u đui mù”, “cái vỏ bên ngoài”
Trước sự những lời lẽ của Xác (Xác vừa giễu cợt, mỉa mai,vừa thanh minh, giãi bày, vừa vuốt ve, an ủi, thuyết phụchồn thỏa hiệp), Hồn đau đớn đuối lý, thấm thía, bất lựcnhập lại Xác
+ Hồn Trương Ba có khát vọng đấu tranh với nghịch cảnh
để được sống là chính mình (Hồn Trương Ba thoát xác, vìkhông chấp nhận được tình cảnh sống hiện tại của Hồn); có
khát vọng có một đời sống tinh thần nguyên vẹn, trong
sạch, thẳng thắn, nguyên vẹn.
=> Hồn Trương Ba thể hiện bi kịch của con người bị rơi
vào nghịch cảnh không được sống là chính mình, bị tha
hóa, có khát vọng sống ý nghĩa, khát vọng đấu tranh với
nghịch cảnh để bảo vệ những giá trị tinh thần cao đẹp vốn
có của mình.
0,5
1,5
Trang 14+ Giọng điệu hồn yếu ớt dần, giọng xác hả hê, đắc thắng,mỉa mai,
Tất cả góp phần thể hiện bi kịch của Hồn
– Liên hệ đến nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn đối thoại với Đan Thiềm (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng)
Hồn Trương Ba và Vũ Như Tô đều là những nhân vật
vốn có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuối cùng bị rơi vào bikịch
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, có khát vọng lớnlao; say mê nghệ thuật và cái đẹp phi thường, đến mức sẵnlòng hy sinh tính mạng của mình; nhân cách cứng cỏi, caođẹp nhưng trong suy nghĩ, hành động mắc nhiều sai lầm Vìthế, nhân vật có kết cục bi thảm Vũ Như Tô rơi vào bi kịch
“vỡ mộng” (ông đau đớn không hiểu vì sao Cửu Trùng Đàilại bị đốt phá, bản thân ông bị nhân dân và quân nổi loạncăm giận, đòi giết)
Còn Hồn Trương Ba chỉ là một người lao động bình thường,nhân hậu, chất phác, thanh cao nhưng bị rơi vào hoàn cảnh
éo le (“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”) Nhưng nhân vật vẫnquyết tâm đấu tranh với nghịch cảnh để giữ gìn nhân cách
và được sống chân thực là chính mình
+ Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ say
0,5
0,5
Trang 15mê với cái tài, cái đẹp, với nghệ thuật cao siêu, thuần túy
mà xa rời lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân
Khác với bi kịch của Hồn Trương Ba là bi kịch tha hóa, bikịch không được sống chân thực là chính mình, không giữđược những giá trị tinh thần đẹp đẽ, vốn có của mình
– Nhận xét quan niệm của các nhà văn về cuộc sống, con người:
Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ đều thể hiện nhữngquan niệm đúng đắn, sâu sắc, nhân văn về cuộc sống, conngười:
+ Quan niệm sống đúng đắn: Sống là mình, với sự hài hòa
cả thể xác và tâm hồn, cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinhthần, cả lợi ích trực tiếp, thiết thực với lợi ích lâu dài, muônthuở…
+ Phê phán lối sống giả tạo, chạy theo những nhu cầu vậtchất dung tục, tầm thường Phê phán cả lối sống chỉ chútrọng đến đời sống tinh thần, mà bỏ bê đời sống vật chất
+ Trong con người có cả mặt tốt và xấu Không được đổ lỗicho hoàn cảnh, con người cần phải biết đấu tranh vớinghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục tầmthường để hoàn thiện nhân cách
+ Con người cần phải có khát vọng vươn tới những giá trịtinh thần cao đẹp Sự sống có ý nghĩa còn là khi con người
ta có hoài bão phi thường, đem tài năng để phụng sự chonhân dân, đất nước
* Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề nghị luận, giá trị tác
phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt và tài năng, tư tưởng
của tác giả Lưu Quang Vũ
1,0
Trang 16ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2018
Trang 17Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hoá đá trong đời
Có những lỗi lầm phải trả bằng cả
một kiếp người
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng
máu toàn dân tộc
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay…”
(Trần Đăng Khoa – Trước đá Mị Châu)
Câu 1 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2 “Em hoá đá trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hoá đá trong đời” ? (0,5 điểm)
Ở những câu thơ này, theo tác giả sự “hoá đá” của Mị Châu “trong truyền thuyết”có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa hai câu thơ sau:
“Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay…” (1,0 điểm)
Câu 4 Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ đoạn thơ trên ? (1,0 điểm)
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: 2,0 điểm
Từ đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống.
Câu 2: 5,0 điểm
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
… Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Trang 18Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục 2011)
Từ lí tưởng của người lính trong đoạn thơ trên hãy liên hệ với lí tưởng của ngườichiến sĩ cách mạng trong đoạn thơ sau:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)
Qua đó, nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hômnay
ĐÁP ÁN
I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 2: “Em hoá đá trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Trang 19Không còn phải hoá đá trong đời”
Theo tác giả, sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, về giảiquyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộngđồng, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước Đó là bài học quý báu để những cô gáisau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm lớn lao và bị trừng phạt đau đớn
Câu 3:
Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc từ sự sai lầm, thờ ơ, mất cảnhgiác của An Dương Vương Nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hainghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trangtập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay Mỗi lần nhớ tới vó ngựaxâm lược của Triệu Đà trái tim mỗi người dân Việt lại như thấm máu
Câu 4: Bài học về tinh thần cảnh giác
Bài học về ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước
Bài học về những lỗi lầm trong cuộc sống và trong sự nghiệp
– Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗilầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc Vìthế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ Ngườiphạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giábằng cả “một kiếp người”, thậm chí là “máu của một dân tộc”
3. Bài học: