1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề ôn thi tốt nghiệp thpt quốc gia môn ngữ văn kỹ năng đọc hiểu

35 998 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Yêu cầu - Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợ

Trang 1

Chuyên đề ôn thi TN THPT Quốc Gia KĨ NĂNG ĐỌC-HIỂU

( 02 tiết)

A MỤC TIÊU ÔN

I Yêu cầu

- Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và

hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của họcsinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mụcđích và đối tượng học sinh

Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:

+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;

+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;

+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng

- Giúp HS có thể được thực hành các dạng đề khác nhau liên quan tới kỹ năng này, đối chiếu hướng dẫn và gợi ýchấm để rút ra kinh nghiệm

II Mục tiêu: giúp học sinh nắm được

1.Về kiến thức

a Nắm được cấu trúc của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG

- Phần đọc hiểu thường là câu 3 điểm trong bài thi

- Đề ra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12 hoặc là một đọan văn,thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK) phù hợp với trinh độ nhậnthức và năng lực của học sinh

- Văn bản: 2 văn bản (văn bản văn xuôi/ thơ, văn bản nhật dụng/ nghệ thuật)

- Câu hỏi: 8 ý hỏi

b Nắm được phạm vi kiến thức cơ bản của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG

- Văn học: Thể loại, Chữ viết, xuất xứ, nội dung, chủ đề, kết cấu, nhan đề…

- Tiếng Việt: Văn bản, đoạn văn, các phép liên kết, phong cách chức năng, phương tiện biểu đạt, biện pháp tu từ,kiểu câu, dấu câu, từ loại, hình ảnh biểu đạt, hình thức kết cấu đoạn văn

- Tập làm văn: Luận điểm, cách lập luận trong văn bản, cách diễn đạt trong văn bản, thao tác lập luận, phương thứcbiểu đạt và kiểu văn bản

c Hình thức câu hỏi

Trang 2

- Nhận biết: (Thường là ở các câu 1,2,5,6): Câu văn chủ đề; Thao tác lập luận; Phương tiện biểu đạt; Biện pháp tutừ; Phép liên kết; Hình thức diễn đạt.

- Thông hiểu: (Thường là ở các câu 3,7): Nội dung và chủ đề

- Vận dụng: (Thường là ở các câu 4,8): Viết đoạn văn 5 đến 7 dòng

2 Về kĩ năng

- Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”

- Câu trả lời nên ngắn gọn nhưng chính xác đầy đủ, tránh dông dài

- Trả lời NGẮN – ĐÚNG – ĐỦ yêu cầu của từng câu hỏi

- Không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh

- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt

3 Về giáo dục:

Giáo dục ý thức học và làm bài đạt kết quả tốt nhất

B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

Phần chuẩn bị của GV và HS trước buổi ôn:

- Giáo viên: + Thông báo kế hoạch ôn tập cho học sinh

+ Chuẩn bị bài soạn lên lớp Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho hs làm đề cương

+ Các chuyên đề ôn tập photo cho HS

+ Đề thi thử trắc nghiệm và kiểm tra photo cho HS

- Học sinh: + Ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học

+ Chuẩn bị kiến thức lý thuyết dưới dạng đề cương ôn tập

+ Luyện tập các chuyên đề, các đề thi thử mà GV giao

C PHƯƠNG PHÁP ÔN

Kết hợp nhiều phương pháp phù hợp với thời gian ôn, nội dung ôn và đối tượng HS như : Đàm thoại, vấn

đáp, thảo luận nhóm, luyện tập các bài tập Cụ thể

- Nội dung ôn tập phần đọc hiểu (trong đó có đọc hiểu phần Tiếng Việt) được xây dựng một thời lượng thích hợp(tùy thực tế của từng nhà trường) để ôn luyện cho học sinh

- Trong quá trình ôn tập GV nên chú ý tích hợp những kiến thức Tiếng Việt ở cấp dưới Chú ý rèn luyện kĩ năngdùng từ, đặt câu, viết đoạn văn và kĩ năng trả lời các dạng câu hỏi đọc hiểu (phần Tiếng Việt), cần hướng dẫn họcsinh kĩ năng nhận diện, phân tích, đánh giá

D TIẾN TRÌNH ÔN

1 Ổn định lớp

2 Bài mới

Trang 3

Hoạt động của

GV và HS

Nội dung cần đạt thi tốt nghiệp Nội dung cần đạt thi

đại học

1.Tầm quan trọng của kỹ năng Đọc hiểu

Năng lực Đọc - hiểu là một trong những năng lực thiết yếucần có của con người thòi hiện đại Bởi vì kỹ năng nghe, nói,đọc, viết không hề giản đơn là kỹ năng của người có văn hóa mà

là kỹ năng lao động của con người Phải có kỹ năng ấy con ngườimới có thể tham gia thực sự vào hoạt động lao động xã hội hiệnđại

2 Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:

a/ Khái niệm:

- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các

kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nộidung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âmthanh nhằm truyền đạt đến người nghe

- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiệntượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn

là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống

Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làmthế nào?

Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giảithích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa làkết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt

b/ Mục đích:

Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:

+ Nội dung của văn bản

+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng

+ Ý đồ, mục đích?

+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm

+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật

+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản

-Đa dạng hóa ngữ liệuthực hành: trong hoặcngoài sách giáo khoa; đềcập đến nhiều lĩnh vựccủa đời sống;… Quantâm hơn đến các văn bảnchính luận, nhật dụng,bài thơ đọc thêm trongchương trình 11, 12;những vấn đề có tínhthời sự

-Nên ôn theo dạng câuhỏi (dạng bài), chủ đề;sau đó ra câu đọc hiểuminh họa và rèn luyệncho tất cả các dạng.Ngoài tập trung rènluyện theo chuyên đề,

GV cần rèn luyện quacác tiết học chính khóa,các tiết kiểm tra định kìhết phần, các vòng ôn

- Chú trọng thực hànhtrong khi ôn Cần phảiđảm bảo học sinh nắmtốt những kiến thức kháiquát nhất về lí thuyếttrước khi thực hành.Tổchức cho HS chấm chéonhững bài kiểm tra -Phương pháp ôn cần

Trang 4

+ Thể lọai của văn bản?Hình tượng nghệ thuật? bám sát vào mục tiêu

kiến thức

VD: Để đạt mụctiêu kiến thức về thaotác lập luận so sánh thì

dù câu hỏi thi yêu cầuphát hiện hay viết đoạnvăn có thao tác lập luậncần phải cho HS thấyđược tại sao lại sử dụngthao tác so sánh chứkhông phải thao tác khác

và viết như thế nào

- Đa dạng về phươngpháp tiếp cận cho mộtmục đích ôn

VD: để thấy đượcviệc sử dụng các thaotác lập luận trong đoạnvăn văn, có thể xuất pháttừ:

- Xác định các thao tác ởđoạn văn

- Viết đoạn văn theo mộthay một số thao tác nhấtđịnh

- Sắp xếp các câu rời rạcthành đoạn văn hoànchỉnh

- Cho một đoạn vănchưa hoàn thiện, viếttiếp để hoàn thiện./

GV cung cấp hệ

thống kiến thức, câu

hỏi (nội dung) cho

HS, yêu cầu HS làm

đề cương trước khi

lên lớp Tùy đối

tra trong quá trình

ôn tập tùy theo nội

Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thểloại nhất định: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bàithơ, một vở kịch, một kí sự Không có tác phẩm văn học nàođược xây dựng ngoài những hình thức quen thuộc đó Vì vậy,bên cạnh nhan đề tác phẩm, tác giả thường ghi tên thể

loại: Những người khốn khổ- tiểu thuyết; Dấu chân người

lính-Tiểu thuyết; truyện ngắn của Guy de Maupassant; Từ ấy - thơ;

Bài thơ Màu tím hoa sim; Lão hà tiện- kịch Nhiều khi tên thể

loại gắn liền với nhan đề tác phẩm: Hoàng lê nhất thống chí, Bình Ngô đại cáo, Tam quốc chí diễn nghĩa, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giụôc.

Thể loại của tác phẩm văn học là nhân tố cấu thành hình thức, là hình thái tồn tại cơ bản của văn bản văn học Thể loại là

hình thức trừu tượng dùng để phân loại văn bản văn học, đồngthời là phạm trù thẩm mĩ, là cách gọi chung các loại văn bản văn

học Thể loại văn học là dạng thức cụ thể và hình thái cụ thể của

tác phẩm văn học hiển hiện trước mắt độc giả, là cơ sở để độc giảnắm bắt, nhận thức tác phẩm văn học Đối tượng biểu hiện, miêu

tả của tác phẩm, hình thức tư duy sáng tạo của nhà văn, phươngthức thể nghiệm tình cảm cho đến bố cục, tiết tấu của tác phẩm,đặc điểm thủ pháp biểu hiện, vận dụng ngôn ngữ đều lộ ra một

cách cụ thể thông qua thể loại văn học Hiểu, nắm bắt một cách chính xác thể, loại và đặc trưng của nó, đối với sáng tác, tiếp

nhận, phê bình nghiên cứu đều có ý nghĩa rất quan trọng

Một số thể loại văn học bao quen thuộc:

* Văn xuôi nghệ thuật: tiểu thuyết, truyện kí, tùy bút, chính luận,

* Thơ

- Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói

Trang 5

- Thơ Đường luật: ngũ ngôn (tứ tuyệt, bát cú), thất ngôn (tứtuyệt, bát cú)

- Thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hôn hợp, tự do,thơ- văn xuôi…thơ trữ tình, thơ tự sự

*Kịch: bi kịch, hài kịch, bi hài kịch

2 Chữ viết: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ

3 Xuất xứ: Trích trong tác phẩm nào

4 Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

2.1 Nội dung của tác phẩm nghệ thuật.

Khái niệm nội dung có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ mật thiếtgiữa văn học và hiện thực nó bao hàm cả nhân tố khách quan củađời sống và nhân tố chủ quan của nhà văn nó vừa là cuộc sốngđược ý thức vừa là sự đánh giá- cảm xúc đối với cuộc sống đó

Vì vậy người ta thường nói đến hai cấp độ của nội dung tácphẩm Cấp độ thứ nhất là nội dung cụ thể (nội dung trực tiếp).Khái niệm này nhằm chỉ dung lượng trực cảm của tác phẩm Ðó

là sự thể hiện một cách sinh động và khách quan một phạm vihiện thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của các sự kiện sựthể hiện các hình ảnh hình tượng sự hoạt động và quan hệ giữacác nhân vật suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật Xuyên quanội dung cụ thể của tác phẩm ở một cấp độ cao hơn sâu hơn lànội dung tư tưởng (nội dung khái quát) Ðó chính là sự khái quátnhững gì đã trình bày trong nội dung cụ thể thành những vấn đềcủa đời sống và giải quyết những vấn đề ấy theo một khuynhhướng tư tưởng nhất định Như vậy có thể nói nội dung của tácphẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo được phảnánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn đánh giá chủ quancủa người nghệ sĩ tức là tiếng nói riêng của nhà văn bao gồmnhững cảm xúc tâm trạng lí tưởng khát vọng của tác giả về hiệnthực dó Khi nói đến nội dung của tác phẩm Secnưxepki khôngchỉ nhấn mạnh việc "tái hiện các hiện tượng hiện thực mà conngười quan tâm" mà còn nhấn mạnh đến việc "giải thích cuộcsống" "đề xuất sự phán xét đối với các hiện tượng được miêu tả"

Trang 6

Ông viết: "Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩamới của tác phẩm nghệ thuật nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàngcác hoạt động tư tưởng đạo đức của con người" Có thể mượnnhững câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du để nói về nộidung tác phẩm văn học :

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Chu Mạnh Trinh khi nhận xét về Truyện Kiều cũng cho rằng:

"Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi tấm lòng nghĩsuốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy" Có thể coi conmắt trông thấy cả sáu cõi tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời chính

là vấn đề của nội dung thì có thể coi cái bút lực ấy lại là mộttrong những vấn đề thuộc về hình thức tác phẩm

2.2.2 Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

Là một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện nộidung Nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụngcác chất liệu phương tiện nghệ thuật các qui định của loại thểnhững biện pháp kết cấu cách xây dựng nhân vật thể hiện hìnhtượng Tất cả đều nhằm mục đích biểu hiện trực tiếp và sinhđộng nội dung của tác phẩm tạo thành một dạng tồn tại nhất địnhcủa nội dung ấy qua đó xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thểnghệ thuật thống nhất Biêlinxki cho rằng: Dù một bài thơ cóchứa chất những tư tưởng đẹp đến mấy đi nữa nhưng nếu trong

nó không có tính thơ thì nó cũng chỉ là một dụng ý đẹp đã đượcthực hiện tồi Rêpin cũng nói: Ý tưởng anh đẹp đẽ như vậynhưng anh vẽ tồi thì anh chỉ làm cho người ta ghê sợ và coi rẽ ýtưởng của anh mà thôi Như vậy hình thức là một yếu tố rất quantrọng của tác phẩm nghệ thuật Ông Phạm văn Ðồng nhấn mạnhtầm quan trọng của hình thức nghệ thuật : Giá trị hình thức rấtquan trọng Bởi vì không có giá trị nghệ thuật thì không thể cótác phẩm nghệ thuật được ! Nó là con số không ! Chúng ta đều

Trang 7

phải hiểu như vậy Tư tưởng nội dung tư tưởng phải đúng và nói

về mặt yêu cầu thì nó phải một trăm phần trăm nhưng giá trị nghệthuật cũng cần thiết đòi hỏi cũng phải trăm phần trăm chứ khôngphải là năm mươi và năm mươi cộng lại Bởi vì một tác phẩmkhông có giá trị nghệ thuật là không có nghĩa gì hết Nó khôngphải là một sản phẩm Cũng như có thể có những đồng chí có tưtưởng tốt lắm nghĩa là như Lênin nói khi chết có thể lên thiênđường nhưng không làm được việc ! Chính những tác phẩm đúng

về tư tưởng nhưng không có giá trị nghệ thuật cũng giống nhưnhững con người ấy

2.2.3 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liênquan đến mọi hiện tượng trong đời sống Hình thức tất yếu phải

là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờcũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức Không thể cócái này mà không có cái kia hoặc ngược lại Tác phẩm nghệ thuật

là một hiện tượng xã hội cho nên trong những tác phẩm nghệthuật có giá trị nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắngkhít với nhau

Nói về một tác phẩm có giá trị Biêlinxki cho rằng: Trong tácphẩm nghệ thuật tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhaumột cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác nếu hủy diệt hình thứcthì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy Ởmột chỗ khác ông viết Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì

nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung

có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dungkhỏi hình thức có nghĩa là tiêu diệt hình thức

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở 2mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nộidung

Trong mối tương quan giữa nội dung và hình thức nội dung baogiờ cũng đóng vai trò chủ đạo Nó là cái có trước thông qua ýthức năng động và tích cực của chủ quan nghệ sĩ cố gắng tìm một

Trang 8

hình thức phù hợp nhất để bộc lộ một cách đầy đủ hấp dẫn nhấtbản chất của nó.

5 Chủ đề

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm Chủ

đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhàvăn đối với cuộc sống Một văn bản có thể có nhiều chủ đề Tầmquan trọng của chủ đề không phụ thuộc và khuôn khổ văn bản,cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài Có những văn bản rấtngắn, đề tài lại rất hẹp nhưng chủ đề đặt ra lại hết sức lớn lao(chẳng hạn như bài ca dao Hoa sen; bài thơ Bánh trôi nước của

Hồ Xuân Hương)

- Một số VD về chủ đề:

+ Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng

tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ

+ Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vônhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy Vấn đề tìnhyêu, nhân phẩm, công lí, cũng được Nguyễn Du đặt ra để lígiải

+ Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là mộttrong những văn bản chứa nhiều chủ đề mà chủ đề chính là vấn

đề đạo đức của con người Bên cạnh đó, nhà văn còn đặt ra nhiềuvấn đề khác như: vấn đề người lính trong và sau chiến tranh; vấn

đề bi kịch chiến tranh; vấn đề thế nào là một tác phẩm nghệ thuậtđích thực?

Trang 9

b Kết cấu tăng tiến: các luận điểm bộ phận thuộc luận điểmtrung tâm có trật tự: luận điểm sau, cao hơn, sâu hơn luận điểmtrước Các liên kết thường gặp “không chỉ”, “mà còn”.

c Kết cấu đối chiếu: các luận điểm bộ phận đối sánh nhau theotừng cặp làm cho luận điểm trung tâm trở nên nổi bật

d Kết cấu tổng -phân - hợp: Luận điểm trung tâm được nêu trước, cácluận điểm bộ phận lần lượt được nêu sau Cuối cùng quy nạp lại thànhkết luận (kết cấu toàn bài, đoạn)

7 Nhan đề, ý đồ nghệ thuật, và cái biểu nghĩa của văn bản

Nhiều nhà văn sau khi hoàn thiện khâu cuối cùng của sự sáng tạonghệ thuật mới đặt tên cho tác phẩm của mình; tên gọi này, chính

là sự tổng kết lại dự đồ sáng tác của họ Ernest MillerHemingway chia sẻ về kinh nghiệm đặt nhan đề như sau: “Saukhi viết xong một truyện… tôi kể ra cả một lô tên có thể mangđặt cho truyện đó Đôi khi chúng có hàng trăm cái tên Rồi tôi bắtđầu gạch bỏ, có khi, tất cả những tên nghĩ ra đều bị gạch hết”.Lại có trường hợp đặt nhan đề cho tác phẩm do một sự tình cờnào đó, có lúc tên truyện được lấy ra từ trong thân truyện Nhan

đề, một yếu tố cận văn bản (cùng với tiêu đề các chương, các lời

tựa, bạt, lời đề từ, các lời bình luận in trên bìa sách, các ghi chúcủa người viết ) do tác giả đặt (hoặc bạn hữu/biên tập viên sànhsỏi nào đó gợi ý), nhìn chung đều có dụng ý tư tưởng, thậm chí

nó còn có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độcgiả đối với phần chính văn Nhan đề như một một mã của thôngđiệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, nó là cái biểu nghĩa củavăn bản văn học, cho độc giả biết trước: văn bản này viết về cái

gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc văn bản như thế nào

Người xưa khẳng định: “Chỉ ra cái cốt tuỷ của toàn

bài, hoặc ở đầu bài, hoặc ở giữa bài, hoặc ở cuối bài” Không ít

tác giả nhận thấy: “đầu đề phải nổi lên trên bề mặt văn bản,

không có nó… không thể xây dựng được mô hình văn bản”.

Quan điểm này, đúng với một số trường hợp Nhà văn Đỗ Chukể: “Bắt tay vào viết truyện ngắn, có truyện ban đầu đến với tôi

Trang 10

bằng một cái tên Hương cỏ mật, Mùa cá bột, tôi nghĩ ra những

cái tên ấy trước, thấy hay hay, rồi liên tưởng ra nhân vật và cốttruyện” Như vậy, nhan đề tương ứng với ý tưởng và dự đồ sángtác, nó loé sáng bất chợt và trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩynhà văn kiếm tìm, suy ngẫm liên tưởng, chi phối mạnh mẽ đếnviệc tổ chức thế giới nghệ thuật Nhan đề là cái ý tưởng, ý tứ banđầu thôi thúc nhà văn cầm bút Lưu Hi Tải tổng kết: Nếu hìnhthành ý tứ trước khi viết, tác giả sẽ viết nhàn nhã Nếu cầm bút

viết, rồi ý mới nảy sinh, thì chân tay lúng túng” (Nghệ khái văn

khái).

Không ít tác phẩm thay đổi tên gọi nhiều lần, do tác giả chưa ưng

ý Cái tác giả cảm thấy chưa thích hợp, theo tôi chính là vì nhan

đề chưa trở thành một tín hiệu nghệ thuật nào đó Chẳng hạn,

trong cuộc sống lắm khi vì khó khăn, bị dồn đuổi đến bướcđường cùng muốn bám lấy sự sống, nên không tránh khỏi xảy rachuyện tham lam ăn cắp oái oăm hơn có kẻ vừa ăn cướp vừa lalàng, làm lẫn lộn hư thực Nghĩ về thực tế trên, nhà văn Bùi Hiểntâm sự về một trường hợp viết truyện ngắn của mình: “Tên

truyện cũ Thằng ăn trộm in ở tuần báo Văn nghệ (do Đời nay ấn

hành) tháng 10-1940 không nói được điều đó Tôi thấy tiếc cho

chủ đề và đổi thành Kẻ hô hoán”.

Tác phẩm văn học dân gian thường không có nhan đề, đó là tài sản chung của cộng đồng, phản sánh kiểu tư duy tập thể Nhan

đề, với tư cách yếu tố cận văn bản, xuất hiện hầu hết ở các tác

phẩm văn học viết Việc đặt nhan đề hay không đặt nhan đề liên

hệ mật thiết với ý thức sáng tạo cá nhân, với ý thức sở hữu văn

Trang 11

2 Đoạn văn và cách triển khai

- Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt

đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuốngdòng Nội dung đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoànchỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành Nội dung vàhình thức đoạn văn

Nội dung: Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành.Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản Đoạn văn có thể một câuvăn hoặc do một số câu tạo thành Đoạn văn biểu đạt một ý tươngđối trọn vẹn của văn bản

Hình thức: Chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào khoảngmột ô (1cm) tính từ lề Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuốngdòng

-Cách triển khai

Diễn dịch : Diễn dịch là cách thức trình bày ý đi từ ý

chung, khái quát đến các ý cụ thể, chi tiết Đoạn diễn dịch là câuchốt (câu chủ đề) đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minhhọa cho câu chốt

Quy nạp : Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý

chi tiết, cụ thể đến ý chung, khái quát Trong đoạn quy nạp cáccâu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chốt (câu chủ đề) đứngcuối đoạn

Song hành : Đoạn Song hành là đoạn văn được sắp xếp các

ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ýchung Đoạn Song hành không có câu chủ đề

Tổng - phân - hợp : Tổng - phân - hợp là đoạn văn mà câu

đầu nêu ý khái quát Các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể, chi tiết.Câu cuối đoạn văn tổng hợp lại các ý khái quát

* Một số cách triển khai đoạn văn khác: móc xích, tamđoạn luận,

3 Các phép liên kết

Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằmlàm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với

Trang 12

nhau Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ởphương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết Có các phépliên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phépnghịch đối, phép nối.

- Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ

ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là

có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần vănbản chứa chúng Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế làthay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ

Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn

có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từngtrường hợp dùng

- Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở

những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khácnhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau

Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của vănbản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ nhưnhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng

Các phương tiện dùng trong phép lặp là:

+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm

+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ

+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp

- Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan

hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), vàchỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kếtcác phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau

Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:

Trang 13

- Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự

vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản

Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùngnhững từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liêntưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liênquan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liêntưởng)

Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũngnhư giữa những sự vật khác chất

- Tương phản -Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa

vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tácdụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau Những phương tiệnliên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:

+ Từ trái nghĩa

+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)

+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)

+ Từ ngữ dùng ước lệ

- Phép tỉnh lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định

ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những

từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác

4 Phong cách chức năng

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống

- Đặc trưng:

+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân

+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn

bè, hàng xóm, đồng nghiệp

- Nhận biết:

Trang 14

+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương

Phong cách ngôn ngữ khoa học:

- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnhvực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học

+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả

Phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vựcchính trị, xã hội

- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng

- Đặc trưng:

Trang 15

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ,

úp mở

Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý

+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ýlớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch

+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết

(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập khoa luật” )

- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường

VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân

Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):

- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội

về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)

Một số thể loại văn bản báo chí:

+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu:

Trang 16

Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc

5 Biện pháp tu từ

So sánh: Là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có

một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chấtbên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩtrong nhận thức của người đọc, người nghe

Ví dụ:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Ẩn dụ: Là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ

đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng

Ví dụ:

Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài

Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây.

(Ca dao)

Nhân hoá : Là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta

lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của ngườidùng để biểu thị hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên néttương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượngkhông phải là người

Trang 17

điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tênchính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic kháchquan giữa hai đối tượng

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Việt Bắc - Tố Hữu)

Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Khoa trương: Là biện pháp tu

từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ của đối tượngđược miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đíchnhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả

Ví dụ:

Nhác trông thấy bóng anh đây

Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.

(Ca dao)

-Nói giảm- nói tránh; Nói giảm: Là biện pháp tu từ dùng hìnhthức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mạihơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh

do những nguyên nhân của tình cảm Nói giảm không có phươngtiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các hình thức ẩn

dụ hay hoán dụ tu từ Biện pháp tu từ này thường được dùng đểnói về cái chết

Ví dụ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

(Tây Tiến - Quang Dũng)

-Điệp từ- điệp ngữ Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào

đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ranhững cảm xúc trong lòng người đọc

Ví dụ:

Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

(Nguyễn Khuyến)

- Tương phản- đối lập: Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ

Ngày đăng: 05/05/2016, 23:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w