1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

205 360 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Trang 1

  

-HUỲNH HỒNG NGỌC

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  

-HUỲNH HỒNG NGỌC

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Giáo dục họcMã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa bọc:1 TS Nguyễn Thành Ngọc2 PGS.TS Trịnh Trung Hiếu

Trang 3

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu tổng hợp và các kết quả đánh giá nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả nghiên cứu

Huỳnh Hồng Ngọc

Trang 4

TRANG BÌAPHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁNDANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIẾU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

MỞ ĐẦU 1

Chương 1TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở: 5

1.1.2 Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản: 5

1.1.3 Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực: 7

1.1.4 Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đối với vậnđộng viên Taekwondo: 8

1.2 Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo 10

1.2.1 Đặc điểm chung 10

1.2.2 Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo 11

1.2.3 Đặc điểm về kỹ - chiến thuật của môn Taekwondo 16

1.3 Đặc điểm tâm – sinh lý nữ 12 - 14 tuổi 21

1.3.1 Đặc điểm sinh lý nữ 12 - 14 tuổi 21

1.3.2 Đặc điểm tâm lý nữ 12 - 14 tuổi 25

Trang 5

1.5 Công tác đào tạo vận động viên Taekwondo của TP.HCM 34

1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan 35

Chương 2ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 42

2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 42

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 42

2.1.2 Khách thể nghiên cứu: 42

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu: 42

2.2 Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 43

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn: 43

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm: 43

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm: 44

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 47

2.2.6 Phương pháp phân tích sinh cơ học: 47

2.2.7 Phương pháp toán thống kê: 54

2.3 Tổ chức nghiên cứu: 57

2.3.1 Thời gian nghiên cứu: 57

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu và cơ quan phối hợp nghiên cứu: 58

Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59

3.1 Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh 59

3.1.1 Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyênmôn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ ChíMinh 59

Trang 6

3.2 Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho

nữ vận động viên Taekwondo 12-14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh 92

3.2.1.Lựa chọn, hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữvận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh 92

3.2.2 Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thểlực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thànhphố Hồ Chí Minh 100

3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môncủa nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh 107

3.3.1 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môncủa nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minhthông qua các test sư phạm sau thực nghiệm 107

3.3.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môncủa nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minhbằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực sau thực nghiệm 110

Trang 7

HLTT Huấn luyện thể thao

TLCM Thể lực chuyên mônTP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

GTÊN BẢNGTRANG

1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật 121.2 Hiệu quả các kỹ thuật của VĐV nam, nữ trong thi

1.3 Tốc độ trung bình của các kĩ thuật Taekwondo (m/s) 361.4 Lực trung bình của các kĩ thuật Taekwondo 361.5 Giá trị trung bình sức bền ưa khí của VĐV

3.3 Kết quả kiểm tra các test thể lực chuyên môn của nữ

vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp HCM 733.4 Bảng điểm đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận

động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM 74

Bảng điểm đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực chuyênmôn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh

753.6 Bảng đánh giá tổng hợp thể lực chuyên môn của nữ 76

Trang 9

VĐV Taekwondo3.8

Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn phân loại các thông số đánh giá thể lựcchuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –14 tuổi Thành Phố Hồ Chí

Bảng điểm các thông số đánh giá thể lực chuyên môncủa nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi ThànhPhố Hồ Chí Minh

Bảng điểm xếp loại tổng hợp các thông số đánh giáthể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh.

Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chuyênmôn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổiThành Phố Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ (%) phân loại thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi ThànhPhố Hồ Chí Minh.

Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lựcchuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh

Tổng hợp tỷ lệ (%) thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh.

893.16 Kết quả phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia,

Trang 10

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh3.17

Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế hoạch huấnluyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyênmôn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổiThành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm.

Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lựcchuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá về thểlực chuyên môn trên từng nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sauthực nghiệm

Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lựcchuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo12 – 14 tuổi Tp.HCM sau thực nghiệm.

Trang 11

Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minhbằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực.

Tỷ lệ thành phần khách thể phỏng vấn lựa chọn bài tậpphát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyênmôn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổiThành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lựcchuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Trang 12

Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thểlực chuyên môn của test Lướt đá vòng cầu chân trướctrên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổiThành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thểlực chuyên môn của test Đá chẻ chân trước trên từngnữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phốHồ Chí Minh sau thực nghiệm

124

Trang 13

Hình 2.1 Khu vực quay và vị trí đặt máy quay 48

Trang 14

MỞ ĐẦU

Taekwondo có nguồn gốc từ Hàn Quốc do ông Choi-Hong-Hi sáng lậptừ sự kết hợp giữa hai môn Taekkyon và Karatedo Liên đoàn Taekwondo thếgiới (WTF) có trụ sở đặt tại Seoul, đã chính thức được công nhận là cơ quanquản lý môn thể thao này do Ủy ban Olympic quốc tế công nhận (1980).Taekwondo là môn thể thao tiêu biểu trong đại hội thể thao Seoul Olympic 1988và tại Olympic Sydney 2000 môn võ Taekwondo đã được Ủy ban Olympic(IOC) đưa vào chương trình thi đấu chính thức.

Taekwondo du nhập vào Việt Nam những năm 60, đến năm 1968 đã cókhoảng 108.000 người tham gia tập luyện Qua quá trình phát triển, tập luyện vàtham gia thi đấu đến nay, Taekwondo Việt Nam đã đạt được những thành tích vẻvang trên đấu trường khu vực và thế giới như: Nguyễn Thị Huyền Diệu đoạtHCV (huy chương vàng) bốn kỳ SEA-Games (20-23); Trần Quang Hạ đoạtHCV Asiad 12; Hồ Nhất Thống đoạt HCV Asiad 13 và đặc biệt là HCB (huychương bạc) tại Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh môn Taekwondo phát triển mạnh, vớinhiều đội mạnh và số lượng người tham gia tập luyện thường xuyên phát triểnrộng khắp 24 quận huyện Ở Thành phố hệ thống đào tạo năng khiếu trọng điểmquận/huyện, năng khiếu trọng điểm Thành phố, dự bị tập trung, dự tuyển Thànhphố Thành tích của đội tuyển nữ Thành phố từ năm 2005 trở về trước luôn đứnghàng đầu trên toàn quốc Sau thời kỳ đỉnh cao thì một số VĐV không tham giathi đấu nữa, do lực lượng VĐV trẻ không thể thay thế kịp thời thế hệ trước nênThành phố Hồ Chí Minh đã đánh mất vị trí số một trên toàn quốc ĐểTaekwondo Thành phố Hồ Chí Minh lấy lại vị trí đã mất thì việc đào tạo lựclượng VĐV Taekwondo trẻ kế cận có trình độ cao là việc làm quan trọng và cầnthiết.

Trang 15

Là một môn thi đối kháng trực tiếp, thời gian thi đấu cũng tương đối dài,điều đó đòi hỏi vận động viên phải có một trình độ thể lực nhất định, có thể duytrì suốt thời gian thi đấu và cả giải đấu Các tố chất thể lực đóng vai trò quantrọng trong việc tạo dựng nền tảng vững chắc cho mỗi vận động viên, thể lựcđược phát triển thì các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý tập luyện và thi đấucũng dần được nâng cao

Trong huấn luyện Taekwondo ở nước ta đã có một số công trình nghiêncứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý và tuyển chọn VĐV như các tác giả:Nguyễn Thy Ngọc nghiên cứu về một số thành phần của trình độ tập luyện ởVĐV Taekwondo 14-16 tuổi; Vũ Xuân Thành nghiên cứu về hệ thống bài tậpphát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam, tác giảLê Nguyệt Nga và cộng sự nghiên cứu về đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo,Trương Ngọc Để và cộng sự nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV Taekwondoở các tuyến, các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thểlực, kỹ thuật, tâm lý cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác

nhau Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thể lực chuyên môn thì rất ít tác giả

nghiên cứu đến, đặc biệt đối tượng là các nữ VĐV ở lứa tuổi 12-14 tại TP.HCMvẫn chưa ai đề cập đến

Đặc thù của môn Taekwondo là môn thi đấu cá nhân có tính đối khángcao, mang tính biến hóa, đa dạng và tốc độ ra đòn chính xác, đòi hỏi mỗi vậnđộng viên phải có trình độ kỹ thuật, thể lực chuyên môn cơ bản vững chắc Đểnâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV, cần phải nghiên cứu tổng hợpnhiều vấn đề kết hợp giữa huấn luyện với khoa học công nghệ và y học thể thao.Trong đó vấn đề đánh giá thể lực chuyên môn trong huấn luyện thi đấu là vấn đềcấp thiết cần sớm được nghiên cứu Từ đó lựa chọn hệ thống bài tập nhằm pháttriển thể lực chuyên môn trong tập luyện và thi đấu Xuất phát từ những suy

nghĩ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát

Trang 16

triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổiThành phố Hồ Chí Minh”

Mục đích nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu với mục đích lựa chọn hệ thống bài tập huấn luyệnthể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phốHồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra 3 mục tiêu nghiêncứu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận độngviên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh   

- Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môncho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

+ Hệ thống hóa các test đã được sử dụng để đánh giá về thể lực chuyênmôn cho nữ vận động viên Taekwondo.

+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận độngviên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xác định các thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận độngviên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệthống đo xung lực

-Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn được xâydựng.

+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệthống đo xung lực.

Trang 17

Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lựcchuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố HồChí Minh.

- Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vậnđộng viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể lực

chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lựcchuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố HồChí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữvận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thông qua cáctest sư phạm sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữvận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ3D và hệ thống đo xung lực sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.

Giả thuyết khoa học của luận án:

Thành tích thi đấu của đội tuyển Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh phụthuộc rất nhiều vào các nhân tố khác nhau, trong đó thể lực chuyên môn là mộttrong những nhân tố khá quan trọng Luận án đặt giải thuyết rằng, nếu lựa chọnvà ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn vào các buổi tập thì sẽ nângcao thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi.

Trang 18

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở:

Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trênnền tảng thể lực chung Như vậy có thể nói rằng: huấn luyện thể lực chung lànền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng củamôn thể thao, là tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này [8],[9], [12], [29] Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thaokhông chu kỳ tương đối khó khăn Ở đây có hai cách lựa chọn:

Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng củamôn thể thao lựa chọn.

Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao

đó

Trong quá trình lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hìnhthành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sự sai lầmchuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việcphát triển thành tích thể thao của vận động viên Chính vì vậy, các bài tập đượclựa chọn làm phương tiện giáo dục thể lực chuyên môn cơ sở còn phải đượcthực hiện với cường độ cao Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để giáodục thể lực chuyên môn cở sở phải tính toán tới việc sử dụng khối lượng vàcường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn thể thao tương ứng phùhợp

1.1.2 Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản:

Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản chính là việc nâng cao đến mứccần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của cáccơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn Sự phát triển

Trang 19

các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặcthù của môn thể thao Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảmnhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tậpnhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải đượcthực hiện với cường độ tương đương với thi đấu Quá trình huấn luyện của vậnđộng viên kéo dài, thông thường từ một đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ratrong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện.

Huấn luyện mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy địnhriêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng Có thể nói: thànhtích thi đấu của vận động viên Taekwondo phụ thuộc rất nhiều vào thể lựcchuyên môn đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh Chính vì vậy, sự hình thành vàphát triển một cách đầy đủ các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức nhanhvà sức mạnh là điều hết sức cần thiết.[38]

Vẫn có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn luôn phảigắn liền với các hoạt động kỹ thuật [2], [28] Điều này là đúng nhưng chưa đủ,bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho vận động viêncác môn thể thao trong đó có vận động viên Taekwondo, phải là một quá trìnhhuấn luyện toàn diện với các phương pháp đa dạng và nhiều phương tiện khácnhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao và có sự kết hợp đầy đủ các yếu tốkỹ - chiến thuật của nó Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiêncứu cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháphuấn luyện thể thao trong nước: [2], [28] Các nhà khoa học đều cho rằng: quátrình huấn luyện thể lực cho vận động viên là hướng đến việc củng cố và nângcao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận động thể lực(bài tập thể chất), như thế cũng đồng thời tác động đến quá trình phát triển cáctố chất vận động Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quátrình giáo dục các tố chất vận động.[29]

Trang 20

Dưới góc độ Y sinh, PGS TS Lưu Quang Hiệp [12], PGS Trịnh HùngThanh [32] cho rằng: huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyệnthể thao là nhằm hướng tới tạo nên những biến đổi thích nghi về mặt sinh học(cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể vận động viên dưới tác động của tậpluyện và được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp.

Dưới góc độ tâm lý PGS Lê Văn Xem [49] cho rằng quá trình chuẩn bịthể lực chung và chuyên môn cho vận động viên là quá trình giải quyết nhữngkhó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp vớinhững yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên.[43], [46]

Từ các ý trên chứng tỏ: quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của vậnđộng viên là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất)lên vận động viên nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiệnlà hoàn thiện các năng lực thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năngphối hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơquan chức phận tương ứng với năng lực vận động của vận động viên, phù hợpvới thực tiễn huấn luyện

1.1.3 Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực:

Các phương tiện giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao được sử dụngđể tác động lên các đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích của giáo dụcthể chất Bài tập bao gồm: Các bài tập thân thể (còn gọi là các bài tập thể dục thểthao), các động tác tự nhiên, môi trường, các yếu tố vệ sinh Trong đó, các bàitập thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thểchất [39].

Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động chuyên biệt do con ngườisáng tạo nên một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật phát triển thểthao Người ta sử dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng nhucầu nâng cao thể lực và phát triển tinh thần của con người [39].

Trang 21

Bài tập thể lực là bài tập được tạo thành từ những động tác cụ thể chuyêndùng để phát triển thể chất, vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao[13].

Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiệnmọt mục đích xác định Như vậy, hệ thống bài tập phát triển thể lực là tập hợpcác bài tập thể lực được sắp xếp theo một chương trình giảng dạy - Huấn luyệnnhằm phát triển thể lực cho đối tượng tập luyện.

1.1.4 Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đối với vậnđộng viên Taekwondo:

Trong huấn luyện thể thao, bài tập thể chất được sử dụng nhiều và đadạng Nhưng sử dụng như thế nào, để nhằm phát triển tốt và nhanh chóng nhữngtố chất, cho phù hợp với tính chất chuyên môn riêng biệt của mỗi môn thể thaođể nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện và trình độ thi đấu chuyên môncho VĐV, là một vấn đề cần được giải quyết.

Giai đoạn hụấn luyện ban đầu, đối với những vận động viên thường tậptrung huấn luyện thể lực toàn diện Sự phát triển thể lực chung là có cơ sở choviệc nâng cao thành tích thể thao Nhưng ngay ở giai đoạn này, cũng cần phải sửdụng một lượng vận động đáng kể để phát triển đồng thời các tố chất mang tínhđặc thù chuyên môn, làm tiền đề cơ bản về thể lực chuyên môn và làm cơ sở choviệc nâng cao kỹ chiến thuật.

Để có định hướng phát triển các tố chất thể lực đặc thù cho chuyên môn,thì việc lựa chọn những bài tập phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễnvà điểm quan trọng là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi và đặc điểm tâm lý vậnđộng viên

Bài tập thể lực cho VĐV Taekwondo là thực hiện các động tác cụ thể, đểtăng cường thể chất và nâng cao trình độ thể thao.

Bài tập cho VĐV Taekwondo bao gồm:

- Bài tập thể lực chung: Là quá trình sử dụng hợp lý các phương tiện giáo

Trang 22

dục thể chất (bài tập thể chất) để phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sứcmạnh, sức bền )

- Bài tập thể lực chuyên môn là quá trình tập luyện có và không có dụngcụ, được tiến hành chặt chẽ với đặc điểm kỹ thuật chuyên môn của Taekwondo.

Huấn luyện Taekwondo không chỉ là một quá trình diễn ra trong từng giaiđoạn, từng năm mà còn diễn ra hàng ngày Mỗi ngày, vận động viên không chỉthực hiện một bài tập mà phải sử dụng kết hợp nhiều bài tập Trong từng thời kỳkhác nhau, tính chất và yêu cầu bài tập cũng thay đổi và mang ý nghĩa khácnhau.

Các bài tập phát triển thể lực chung nhằm chuẩn bị toàn diện cho vậnđộng viên, và là cơ sở cho việc phát triển thể lực chuyên môn Trong các bài tậphuấn luyện thể lực chung, có thể có những bài tập trùng hợp hoặc không trùng

hợp với bài tập thể lực chuyên môn Về lý thuyết, phạm vi này không có giới

hạn Nhưng trong thực tế, nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điềukiện dụng cụ, cơ sở tập luyện và các yếu tố khác.

Khi lựa chọn các bài tập huấn luyện thể lực chung cho vận động viênTaekwondo, cần chú ý:

- Phải sử dụng các phương tiện giáo dục các tố chất thể lực một cách toàndiện.

- Quá trình huấn luyện thể lực chung cho vận động viên phải phản ánhđược đặc điểm của các tố chất thể lực đặc thù trong Taekwondo Các phươngtiện huấn luyện thể lực chung cần phải gắn chặt với yêu cầu về tố chất thể lựcchuyên môn.

Bài tập phát triển thể lực chung gián tiếp: Là các bài tập tác động trực tiếpvào quá trình hoàn thiện các tố chất vận động.

Khi bố trí các bài tập phát triển thể lực chung cho vận động viênTaekwondo, cần chú ý đảm bảo phát triển các năng lực thể chất, các kỹ năng, kỹxảo vận động hỗ trợ tích cực cho các kỹ thuật Taekwondo và thúc đẩy nhanh sự

Trang 23

hồi phục.

Bài tập thể lực chuyên môn là tổng hợp các yếu tố động tác thi đấu mangnhững nét đặc trưng gần giống hoặc giống yêu cầu thi đấu Ví dụ: các bài tập đábao tốc độ trong 10 giây, 30 giây, 60 giây, bài tập đá lămpơ kết hợp với dichuyển tốc độ

Ưu thế của các bài tập phát triển thể lực chuyên môn là thông qua việcthay đổi các đặc điểm của lượng vận động tập luyện so với đặc điểm của lượngvận động thi đấu, sẽ tác động có trọng điểm vào từng năng lực riêng biệt.

Các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn bao gồm cả các cuộc kiểm trathi đấu tập, thi đấu nội bộ, thi đấu giao hữu Thông qua các cuộc thi đấu nàyngoài việc phát triển thể lực chuyên môn, còn giúp vận động viên được bồidưỡng có trọng điểm tới các năng lực cần thiết, có ảnh hưởng quyết định tớithành tích thi đấu.

Khi lựa chọn, sắp xếp bố trí hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lựctrong quá trình huấn luyện, cần tuân thủ các nguyên tắc tăng dần lượng vậnđộng, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn, nguyên tắc phù hợp và căncứ vào đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ của VĐV.

1.2 Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo 1.2.1 Đặc điểm chung

Võ thuật Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại Taekwondolà môn võ thuật của Hàn Quốc, bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trướcCông nguyên Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1932), Taekwondo lúc bấy giờgọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăngcường sức khỏe mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một môn võ thuật.Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở : Taekwondo là môn thể thao củaquốc gia Triều Tiên và là loại hình võ đạo (Mudo) được tập luyện nhiều nhất

của nước này Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwoncó nghĩa là "đấm bằng tay"; Do có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật" vì

Trang 24

vậy, Taekwondo có nghĩa là "Cách thức hay Nghệ thuật đấu võ bằng tay vàchân" [42]

Hiện nay Taekwondo có khoảng trên 50 triệu người tập luyện với hơn200 quốc gia là thành viên của Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF), được Ủyban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là môn thể thao thi đấu quốc tế tại Đạihội thứ 83 năm 1980 và trở thành môn thi đấu chính thức tại Thế vận hộiOlympic từ năm 2000 đến nay.

Trong thi đấu Taekwondo sử dụng bàn chân, cẳng chân bằng những kỹthuật đá điêu luyện, mạnh mẽ, đồng thời sử dụng kỹ thuật đấm bằng tay để ghiđiểm Để phân biệt hình thức thi đấu đặc thù của môn võ Taekwondo, các kỹthuật ghi điểm bằng chân được tính điểm cao hơn các kỹ thuật ghi điểm bằng tay(đá vào phần thân người được tính 02 điểm; đá xoay người vào vùng thân ngườiđược tính 03 điểm; đá vào phần đầu được tính 03 điểm; đá xoay người vào vùngđầu được tính 04 điểm; đấm vào phần thân người được tính 01 điểm; nghiêmcấm đấm vào vùng đầu đối phương) nên các kỹ thuật ghi điểm bằng tay ít đượcquan tâm trong các chương trình huấn luyện nâng cao Tuy nhiên, các kỹ thuậtđỡ, gạt bằng tay nhằm hạn chế hiệu quả của các kỹ thuật đá bằng chân, luônđược các HLV đề cập thường xuyên trong huấn luyện và tại những thời điểmquan trọng như: cuối hiệp đấu, cuối trận đấu hay thi đấu luật Bàn thắng vàng, thìkỹ thuật đấm tay ghi điểm cũng được HLV lưu ý đưa vào chương trình huấnluyện chiến thuật thi đấu.

1.2.2 Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo [15, tr10 - 16]

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) “ tố chất thể lực là nhữngđặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thườngđược chia thành 5 loại cở bản : sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phốihợp động tác và độ dẻo” [39]

Co’chran S (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của hiệp hộisức mạnh & thể lực quốc gia Mỹ – NSCA – chuyên nghiên cứu về các môn võ

Trang 25

thuật ) (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệtnhư sau : (bảng 1.1) [15], [16], [52]

ưa khíSức bềnyếm khíLinhhoạtmạnhSức

Công suất(sức mạnh

tốc độ)

Aikido Thấp Thấp Trung bình Trung bình Thấp

Muay Thai Cao Trung bình Trung bình Trung bình CaoJujitsu Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình

Bảng 1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật.

Qua đó có thể nhận định: ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấukhác biệt đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau Trong đóTaekwondo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động.Vận động viên Taekwondo phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếmkhí, công suất ( sức mạnh tốc độ ) và linh hoạt.

Cochran cũng phân tích về các tố chất thể lực đặc trưng trong các mônvõ thuật như sau: [15], [16], [52]

1.2.2.1 Sức mạnh cơ ( muscular strength )

Sức mạnh cơ được định nghĩa đơn giản là độ lớn của lực do một haynhiều sợi cơ sản sinh ra khắc phục một lực cản bên ngoài trong một nỗ lực tốiđa Khi sức mạnh cơ được phát triển, thông qua phát triển sức mạnh tối đa thànhtích của môn Taekwondo sẽ cải thiện Nhiều công trình nghiên cứu đã chứngminh: Khi sức mạnh của VĐV được cải thiện, VĐV có thể thực hiện các kỹthuật một cách hoàn thiện, hiệu quả hơn, ít bị chấn thương hơn… qua đó thànhtích thi đấu sẽ được cải thiện tốt hơn.

Trang 26

1.2.2.2 Công suất cơ ( muscular power ) – sức mạnh tốc độ

Công suất cơ là một tố chất thể lực cần thiết để tối ưu hóa thành tíchtrong các môn võ thuật Sự chuyển động của cơ thể có thể thực hiện với tốc độkhác nhau Nói cách khác, cơ có thể co với các tốc độ nhanh hay chậm khácnhau Trong hoạt động thi đấu Taekwondo, hầu hết các chuyển động trong tấncông và phòng thủ, phản công đều yêu cầu thực hiện với tốc độ bột phát của cácnhóm cơ Do đó, yêu cầu phát triển công suất – sức mạnh tốc độ của cơ bắp làrất quan trọng.

Công suất cơ là khả năng một hay một nhóm cơ phát lực lớn nhất trongmột thời gian ngắn nhất Việc phát triển công suất có thể thực hiện bằng việc cảithiện 2 yếu tố cấu thành là lực sức mạnh và tốc độ co cơ Thí dụ, một cú đángang trong Taekwondo sẽ hiệu quả hơn khi VĐV có thể thực hiện trong 0,03giây (từ lúc bắt đầu đến kết thúc cú đá) thay vì 0,05 giây Yếu tố thứ hai củaphát triển công suất cơ là cải thiện lực cơ, sức mạnh cơ Kết quả phát triển côngsuất cơ tốt nhất khi cả hai yếu tố lực và tốc độ được phát triển Trở lại thí dụtrên, hiệu quả của cú đá trong thi đấu sẽ đạt cao nhất khi cả tốc độ và lực đáđược nâng lên đến mức tối đa.

1.2.2.3 Sức bền cơ ( Muscular endurance )

Là khả năng một hay nhiều sợi cơ co lặp đi lặp lại nhiều lần trong mộtthời gian kéo dài Trong thực tế thi đấu ở môn Taekwondo, đòi hỏi VĐV phảithực hiện các động tác nhiều lần trong từng hiệp, từng trận… với thời gian nghỉgiữa rất ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần co cơ.

Việc phát triển sức bền cơ sẽ làm cơ bắp lâu mệt mỏi hơn, duy trì mứcđộ thể lực cao trong suốt hiệp, trận và giải đấu.

Cụ thể hơn, Bompa (2002) đã tổng kết và phân chia sức bền cơ hay sứcmạnh bền ra làm các loại sau: [1]

- Sức mạnh bền trong thời gian ngắn: đề cập đến sức mạnh bền cần thiếtcho các môn thể thao thi đấu thời gian ngắn (40 giây đến 2 phút).

Trang 27

- Sức mạnh bền trong thời gian trung bình: là tiêu biểu cho các môn chukì từ 2 – 5 phút như: bơi 200 – 400 m, chạy cự ly trung bình, trượt băng tốc độ3000m, ca nô 1000m, võ vật, võ thuật (Taekwondo,Karate…), bơi nghệ thuật,xe đạp rượt đuổi…

- Sức mạnh bền trong thời gian dài: (trên 6 phút) là khả năng phát lựckhác phục một lực cản nhất định trong thời gian dài như: chèo thuyền, trượtbăng địa hình, chạy cự ly dài, bơi cự ly dài, ca nô, trượt băng tốc độ…

- Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì hay lập lại một hoạt động với tốc độcao nhiều lần trong thi đấu như: bóng đá, bóng chày, bóng rổ, Võ thuật, bóngbầu dục,… VĐV các môn này cần tập luyện phát triển năng lực sức bền tốc độ.

Qua đó có thể nhận định, cần chú ý phát triển sức bền tốc độ trong thờigian trung bình – dài và sức bền tốc độ cho các VĐV Taekwondo.

1.2.2.4 Năng lực mềm dẻo

Đề cập đến biên độ hoạt động các khớp Trong thi đấu Taekwondo, rấtnhiều động tác kĩ thuật đòi hỏi VĐV phải có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhấtđịnh Thí dụ: kỹ thuật xoay người đá sau, đá chẻ… của Taekwondo, đòi hỏi biênđộ hoạt động khớp hông rất lớn Do đó, cần chú ý đến huấn luyện năng lực mềmdẻo của các khớp nhất định theo đạc thù từng môn riêng biệt.

1.2.2.5 Tốc độ

Là tố chất thể lực cơ sở, quan trọng trong hầu hết các môn thể thao Sựphát triển tốc độ trong môn Taekwondo nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất, làkết quả của sự phát triển nhiều yếu tố khác bao gồm: sức mạnh, công suất, nănglực mềm dẻo và mức độ hoàn thiện của kĩ thuật.

1.2.2.6 Linh hoạt

Là khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ thể hay một phần cơthể với tốc độ cao nhất Hoạt động của môn Taekwondo đòi hỏi VĐV phải cókhả năng linh hoạt cao Thí dụ: các hoạt động di chuyển của chân, thân mìnhtrong lúc chuẩn bị tấn công, phòng thủ, phản công) [15], [16], [52]

Trang 28

Theo Pieter (1997), ngoài vai trò quan trọng trong việc phát triển tốc độvà lực đá, phát triển sức mạnh cơ cũng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục chấnthương Các công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh có sự liên quan chặtgiữa sức mạnh của cơ đùi sau và tốc độ hồi phục sau chấn thương (Heilbronner,R.L., Henry, G.K và Carson-Brewer, M – 1991), các VĐV có sức mạnh cơ gậpcẳng chân lớn hơn và bằng sức mạnh cơ duỗi cẳng chân, sẽ hồi phục nhanh hơnsau chấn thương so với VĐV có sức mạnh cơ đùi sau yếu hơn cơ tứ đầu đùi.

Qua kết quả một số nghiên cứu được thực hiện trên VĐV đỉnh caoTaekwondo cho thấy sức mạnh và công suất cơ đóng vai trò quan trọng trongthành tích thi đấu, trong đó sức mạnh cơ trong test duỗi chân (tứ đầu đùi) và gậpchân (đùi sau) có tương quan thuận khá chặt chẽ với tốc độ và lực đá (Conkel,B;Braucht, C; Wilson,W; Pieter, W; Taaffe, D; Fleck,S và Kearney, J.T – 1988) ).[15], [16], [52]

Ngoài ra, HLV còn phải xác định được những nhóm cơ chính đóng vaitrò chủ yếu trong việc thực hiện các kĩ thuật thi đấu Điều này đòi hỏi HLV phảicó kiến thức nhất định về giải phẫu và sinh cơ học Việc nghiên cứu đưa rachương trình huấn luyện bao gồm các bài tập nhằm phát triển sức mạnh cácnhóm cơ trong các kỹ thuật đá và đấm đặc thù cho VĐV Taekwondo là cần thiếtkhông chỉ nhằm phát triển trình độ thể lực,thành tích thi đấu mà còn có tác dụngngăn ngừa chấn thương cho VĐV Cần chú trọng đến nguyên tắc cá biệt hóatrong tập luyện sức mạnh HLV thường xuyên kiểm tra, theo dõi để có nhữngđiều chỉnh thích hợp cho từng VĐV, tăng cường tập luyện thêm những nhóm cơyếu theo đặc thù cá nhân.

Một trong những tố chất đóng vai trò nổi trội trong Taekwondo là sứcbền yếm khí (sức mạnh bền thời gian ngắn) Với đặc điểm là hoạt động sức bềncơ bắp ở cường độ cao, thường được phát triển qua các thông số: số lần lập lạicao (10 – 20 lần) với trọng lượng tạ (lực cản) thấp Việc tập sức mạnh bền yếmkhí sẽ giúp VĐV Taekwondo cải thiện khả năng chịu đựng nồng độ tích lũy acid

Trang 29

lactic cao trong máu, đặc biệt là trong hiệp thi đấu cuối Có thể tập luyện tố chấtnày bằng cách sử dụng các quãng nghỉ ngắn (dưới 1 phút) giữa các bài tập sứcmạnh.

Sức bền đặc thù hay sức bền chuyên môn của Taekwondo trong thi đấulà sự kết hợp của sức bền ưa khí và yếm khí Theo kết quả nhiều công trìnhnghiên cứu, nguồn cung cấp năng lượng cho thi đấu Taekwondo là con đườngyếm khí Quan sát hoạt động thi đấu của VĐV Taekwondo cho thấy đó là cáchoạt động luân phiên của tấn công, phòng thủ, di động… liên tục Có thể diễn tảcác mô hình hoạt động về mặt cường độ của VĐV Taekwondo trong mỗi trậnđấu như sau: cường độ thấp, cường độ tối đa, cường độ cận tối đa, cường độ tốiđa, cường độ thấp… , có thể kết luận: chương trình phát triển sức bền chuyênmôn cho VĐV Taekwondo cần có các hiệp (tổ) như thực thế thi đấu [15], [16],[52]

1.2.3 Đặc điểm về kỹ - chiến thuật của môn Taekwondo

1.2.3.1 Đặc điểm về kỹ thuật của môn Taekwondo [15, tr16 – 21]

 Tính hiệu quả của các kỹ thuật:

Theo Pieter (1997) trong thi đấu Taekwondo hiện đại, các kỹ thuật đáđược đặc biệt chú trọng, vì vậy đây là kỹ thuật tấn công chủ yếu để ghi điểm

Trang 30

nhằm chiến thắng đối phương Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc thựchiện kỹ thuật Taekwondo, nên huy động tất cả các khớp có thể tham gia vàohoạt động Điều này đề cập đến việc sử dụng trọng lượng cơ thể của vận độngviên [15], [16], [52]

Thí dụ, trong kỹ thuật đá, nhiều huấn luyện viên thường nói “sử dụnghông” càng nhiều càng tốt Ngoài ra để tối ưu hóa lực của chân đá thì việc nângchân và duỗi chân một cách thích hợp cũng rất quan trọng Sử dụng thêm trọnglượng cơ thể sẽ làm tăng trọng lượng của cú đá, tăng lực tham gia vào lực tổnghợp.

Để lực tổng hợp có hiệu quả, cần đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

1 Để phát lực tối đa của từng khớp tham gia hoạt động thì các khớpbên dưới phải thật vững vàng.

2 Lực của từng hoạt khớp phải thật chính xác về thời điểm [42]

Bảng 1.2: Hiệu quả các kỹ thuật của VĐV nam, nữ trong thi đấuTaekwondo tại Olympic Athens [15], [16]

NỘI DUNGĐá tấn

công 1 điểm(lần)

Đá tấncông 2 điểm

Đá phảncông 1 điểm

Đấm tấncông 1 điểm

Đấm phảncông 1điểm (lần)

Trang 31

đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt trong thi đấu thể thao giửa 2 mônTaekwondo và Karatedo

Tóm lại, có thể kết luận: cần đặc biệt chú ý phát triển sức mạnh chân vàhông trong thi đấu Taekwondo hiện đại.

Cũng như nhiều môn thể thao khác, nội dung huấn luyện kỹ thuậtTaekwondo cũng rất quan trọng Cấu trúc kỹ thuật động tác càng phức tạp thìhuấn luyện kỹ thuật càng quan trọng.[1], [15], [16]

Một kỹ thuật hiệu quả là một kỹ thuật mà chỉ các nhóm cơ cần thiếttham gia vào chuyển động được kích hoạt, không lãng phí năng lượng để co cácnhóm cơ khác không cần thiết cho chuyển động.

1.2.3.2 Đặc điểm về chiến thuật của môn Taekwondo [5], [15]

Trong thi đấu Taekwondo chiến thuật tấn công thường được sử dụng cáckỹ năng cơ bản tấn công trúng mục tiêu trên cơ thể đối phương là kỹ năng dichuyển về trước với những hoạt động bột phát Để thu được hiệu quả cao bắtbuộc vận động tấn công phải thực hiện ở khoảng cách và thời điểm hợp lý Hoạtđộng tấn công có thể thực hiện bằng 3 cách: tấn công trực tiếp, tấn công giántiếp và phản công

Tấn công trưc tiếp: là thực hiện ngay các kỹ thuật Căn cứ vào khoảng

cách và tư thế đứng của đối thủ có thề chia tấn công trưc tiếp làm 3 loại:

a Tấn công tại chỗ: Khi khoảng cách tới đối thủ hoàn toàn phù hợp cho

thực hiện các kỹ thuật tấn công không cần bất cứ một di chuyển hoặc động tácgiả nào.

b Ngả người tấn công: Khi khoảng cách tới đối thủ lớn hơn một chút so

với khoảng cách trong kỹ thuật tại chỗ tấn công thì đấu thủ phải ngả ngay ngườivề phía sau (nhưng không di chuyển chân) và thực hiện kỹ thuật tấn công trongtư thế vương hông về trước Thời điểm, khoảng cách, thăng bằng và tốc độ lànhững yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này.

Trang 32

c Trượt trước tấn công: Khi khoảng cách tới đối thủ lớn hơn nhiều so

với khoảng cách trong kỹ thuật ngả người tấn công buộc phải trượt chân trướcchuyển trọng tâm cơ thể về trước nên tốc độ là yếu tố quan trọng nhất khi thựchiện kỹ thuật này, nhưng để thu được hiệu quả cao thì đấu thủ tấn công nhấtthiết phải thực hiện những kỹ thuật tấn công trước khi đối phương phát hiện ý đồcủa mình.

Tấn công gián tiếp: là thực hiện các kỹ thuật tấn công sau những động

tác giả hoặc sau khi di chuyển Được thực hiện bằng 3 cách

a Động tác giả: Để tìm ra mục tiêu tấn công trước hết phải thực hiện

động tác giả sau đó mới ra đòn tấn công tùy vào phản ứng của đối phương

b Gạt đỡ: Gạt đỡ đòn tấn công của đối phương và lập tức thực hiện ngay

các đòn phản công.

c Di chuyển: Tùy theo khoảng cách và tư thế của đối phương để lựa

chọn các hình thức di chuyển thực hiện các kỹ thuật tấn công.

Phản công: là tấn công lại ngay sau đòn tấn công của đối phương Thực

hiện phản công bằng 2 cách

a Phản công trực tiếp: Là thực hiện đòn phản công không thay đổi vị trí

đứng Tốc độ, sự nhanh nhẹn và lòng dũng cảm là những yếu tố quan trọng nhấttrong kỹ thuật này.

b Phản công gián tiếp: là di chuyển tránh né đòn tấn công của đối

phương rồi thực hiện đòn phản công.

1.2.3.3 Đặc điểm về thi đấu Taekwondo [6]

Liên đoàn Taekwondo Thế giới quy định VĐV Taekwondo thi đấu theohình thức, nội dung, hạng cân cụ thể thông qua Luật thi đấu Taekwondo.

a Luật thi đấu Taekwondo bắt buộc các thành viên tham gia giải thi đấuphải tuân thủ chặt chẽ.

Khu vực thi đấu: Sàn thi đấu hoàn toàn bằng phẳng, không có bất kỳ vật

cản nào và phải được phủ bằng mặt thảm đàn hồi, không bị trơn trượt Sàn thi

Trang 33

đấu hình vuông hay hình bát giác được quy định kích thước là 8m x 8m, xungquanh khu vực này phải đảm bảo sự an toàn Kích thước của toàn bộ khu vực thiđấu không được nhỏ hơn 10m x 10m và không được lớn hơn 12m x 12m.

Thể thức, hình thức thi đấu: thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua

và thể thức thi đấu vòng tròn Hình thức thi đấu bao gồm thi đấu cá nhân thườngđược tiến hành giữa các vận động viên ở cùng một hạng cân và thi đấu đồng độitheo quy định tại các giải Cúp đồng đội thế giới.

Thời gian thi đấu: Thời gian thi đấu là 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, thời gian

nghỉ giữa các hiệp là 1 phút Nếu sau khi thi đấu xong 3 hiệp mà tỷ số vẫn hoàthì các vận động viên sẽ nghỉ 1 phút, sau đó thi đấu hiệp thứ 4 là hiệp phụ trongthời gian 2 phút và sẽ áp dụng luật bàn thắng vàng.

b Đặc điểm thi đấu:

Các kỹ thuật được phép sử dụng

Kỹ thuật đấm: khi thực hiện phải bằng nắm đấm chặt

Kỹ thuật chân: khi ra đòn chỉ được sử dụng phần từ mắt cá chân trởxuống để thực hiện kỹ thuật.

Các vùng được phép thực hiện kỹ thuật

Phần thân người: được phép thực hiện kỹ thuật tay và chân vào phầnthân người trong phạm vi từ đường ngang của xương đòn đến đường ngang nốihai đỉnh xương chậu Không được phép thực hiện kỹ thuật vào phần lưng khôngcó áo giáp bảo vệ.

Phần đầu: là phần phía trên xương đòn và chỉ được thực hiện kỹ thuậtchân để tấn công hoặc phản công.

Vùng ghi điểm đúng luật:

Phần thân người: là vùng áo giáp có màu xanh hoặc đỏ

Phần mặt: Toàn bộ phần trên của mặt và đường dưới của mũ bảo vệ.

Tính điểm hợp lệ:

Trang 34

VĐV chỉ được công nhận điểm khi thực hiện kỹ thuật hợp lệ, mạnh vàchính xác vào các khu vực được cho phép trên cơ thể đối phương.

Đấm vào vùng thân người: được tính 1 điểmĐá vào vùng thân người: được tính 2 điểmĐá xoay vào vùng thân người: được tính 3 điểmĐá vào phần đầu: được tính 3 điểm

Đá xoay vào phần đầu: được tính 4 điểm

Sử dụng kỹ thuật có độ khó như đá tống sau, xoay người 360 độ đá vàovùng thân người được tính 3 điểm.

Sử dụng kỹ thuật có độ khó như đá tống sau, xoay người 360 độ đá vàophần đầu đối phương được tính 4 điểm.

Điểm của mỗi trận đấu là tổng số điểm ghi được trong 3 hiệp đấu.

1.3 Đặc điểm tâm – sinh lý nữ 12 - 14 tuổi 1.3.1 Đặc điểm sinh lý nữ 12 - 14 tuổi

Sự phát triển thể chất của cơ thể lứa tuổi 12-14 không chỉ có nghĩa là sựtăng lên về chiều dài mà đồng thời còn là sự tăng lên khối lượng của tổ chức, sựphát triển riêng biệt từng cơ quan hoặc hệ thống cơ quan, sự trưởng thành củacác chức năng thể chất và tinh thần Nhìn chung trong giai đoạn phát triển này

có thể thấy rõ sự “tiết kiệm hoá” hệ thống tim mạch Hệ thống hô hấp có quan

hệ chặt chẽ với hệ thống tim mạch cũng phát triển song song

Theo PGS.TS Trịnh Hùng Thanh và cộng sự, lượng thông khí phổi và thểtích khí thở được tăng cường nhờ sự phát triển của lồng ngực và phát triển mạnhcủa các cơ hô hấp Sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương diễn ra vớitốc độ nhanh chóng đến mức về cơ bản nó được kết thúc trước khi vào tuổitrưởng thành [31].

1.3.1.1 Sự phát triển hệ thần kinh:

Theo PGS.TS Trịnh Hùng Thanh và cộng sự, hệ thần kinh trung ươngđóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển các chức năng vận động, ở lứa tuổi

Trang 35

này vai trò ức chế của võ não đã được tăng cường Đó là nhờ chức năng điềukhiển của các phản ứng bản năng và cảm xúc Tuy nhiên, sự điều hòa quá trìnhhưng phấn và ức chế vẫn dễ bị rối loạn [31].

Ở lứa tuổi 12-14 sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương diễn ra vớitốc độ nhanh chóng, về cơ bản như người trưởng thành Sự hoàn thiện hệ thầnkinh biểu hiện ở sự tiếp tục củng cố khả năng phối hợp vận động, hoàn thiện vàxử lý kích thích và hoàn thiện khả năng phản ứng Ngoài ra tốc độ động tác cũngtăng liên tục ở lứa tuổi này [31].

Với sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh trung ương, thông quasự hướng dẫn sư phạm có mục đích của quá trình huấn luyện, không những cáctố chất thể lực, khả năng phối hợp vận động, mà nhận thức về tình cảm, đạo đứcvà tinh thần của các em cũng được hoàn thiện, nó thể hiện ở trạng thái sẵn sànglập thành tích và mục đích được nâng cao rõ rệt Thông qua sự hoàn thiện khảnăng phối hợp vận động mà năng lực thu nhận thông tin, năng lực điều khiểncũng như năng lực định hướng được củng cố.

Theo Vũ Đức Thu và cộng sự, do sự trưởng thành toàn diện của hệ thầnkinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nên sự thu nhận và xử lý thông tin,quá trình học động tác, sự phối hợp thần kinh cơ, sức nhanh phản ứng, tốc độđộng tác có thể thích ứng với yêu cầu của lượng vận động thể thao [38].

1.3.1.2 Trao đổi chất và năng lượng:

Đặc điểm nổi bật trao đổi chất ở lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếmưu thế so với quá trình dị hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể Cơ thểcác em đang phát triển cần nhiều đạm, càng nhỏ quá trình phát triển càng mạnhthì nhu cầu đạm càng cao cả về số lượng và chất lượng Ngược lại nhu cầu mỡvà đường giảm dần theo lứa tuổi Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các emkém hoàn thiện hơn so với người lớn Cơ thể các em huy động nguồn dự trữđường chậm hơn và duy trì cường độ trao đổi cao trong hoạt động không đượclâu Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể các em Nhu cầu

Trang 36

chất khoáng tăng cao trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của cơ thể và trong tuổidậy thì.

Sư tiêu hao năng lượng trong hoạt động thể lực cũng phụ thuộc vào lứatuổi Trong cùng một hoạt động trẻ em bao giờ cũng tiêu hao năng lượng nhiềuhơn người lớn Cùng với lứa tuổi, tính kinh tế trong hoạt động cơ bắp tăng lên,giá trị năng lượng của hoạt động giảm đi Do ảnh hưởng của tập luyện TDTT,các dấu hiệu trên càng thể hiện rõ.

Trong cơ thể VĐV dự trữ đường tăng lên, đặc biệt là khả năng tích lũyglycogen vào gan góp phần quan trọng làm tăng khả năng hoạt động thể lực,ngược lại dự trữ mỡ giảm đi Trong tập luyện và thi đấu thể thao với cường độlớn, căng thẳng thì hàm lượng đường huyết của các em giảm nhanh hơn so vớingười trưởng thành Dự trữ đường (chủ yếu là đường huyết) của VĐV trẻ giảmsớm hơn so với người lớn Vì thế quá trình mệt mỏi của VĐV thiếu niên cũngphụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi.

1.3.1.3 Hệ hô hấp:

Ở lứa tuổi này, phổi của các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngănbuồng túi phổi đang còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng khímỗi lần thở nhỏ, tần số hô hấp sẽ được giảm dần đến tuổi trưởng thành, sự điềutiết hệ thần kinh trung ương với việc thở chưa bền vững và nhịp nhàng

Theo PGS.TS Lê Nguyệt Nga, khi hoạt động khẩn trương thì nhịp thởnhanh, không giữ được nhịp thở tự nhiên, không kết hợp được với động tác làmcho cơ thể chóng mệt mỏi Vì vậy, trong tập luyện HLV cần hướng dẫn các emthở đúng cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể [23].

Dung tích sống của các em nhỏ hơn người lớn, nhưng dung tích sống trêntrọng lượng cơ thể thì các em có chỉ số cao hơn người lớn Dung tích sống cũngnhư thông khí phổi tối đa của các VĐV trẻ đều cao hơn các em không tập luyệnthể thao cùng lứa tuổi Trong hoạt động thể lực, thông khí phổi của các em tănglên chủ yếu là do tăng tần số hô hấp, chứ không phải độ sâu hô hấp Theo

Trang 37

Matveep L.p (1964) ở các em hấp thụ oxy trong các hoat động thể lực có thểtăng lên 10 lần so với mức chuyển hoá cơ sở Người lớn có thể tăng khả nănghấp thụ oxy lên đến 15-16 lần Hấp thụ oxy tối đa (V02max) của VĐV thiếuniên thấp hơn của người lớn song vẫn cao hơn so với các em cùng lứa tuổikhông tập luyện TDTT [20].

1.3.1.4 Hệ tuần hoàn:

Ở lứa tuổi 12-14 hệ thống tim mạch tiếp tục phát triển tiếp cận dần vớingười trưởng thành, kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim tăng dầntheo lứa tuổi, trẻ em 1 tuổi có trọng lượng tim khoảng 41g; 8-10 tuổi là 96g và15 tuổi là 200g Kích thước tim của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của tập luyện thểthao Tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi, ở trẻ sơ sinh tần số co bóp là135- 140 lần/phút, đến 12-14 tuổi tần số này giảm còn 70 – 78 lần/phút.

Cơ năng của tim còn đang trong quá trình phát triển, sự điều tiết còn chưaổn định, lực co bóp còn yếu, hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng cũng làm timmệt mỏi Nhịp tim của trẻ thiếu ổn định và thay đổi nhiều hơn so với người lớn.Khi cùng thực hiện một hoạt động thể lực như nhau thì các em lớn tuổi hơn sẽcó hoạt động co bóp của tim kinh tế hơn tức là tần số co bóp ít hơn Ngược lạitrong hoạt động tối đa nhịp tim của trẻ tăng lên không nhiều chứng tỏ tiềm nănghoạt động thấp hơn so với người lớn.

Sự hồi phục ở trẻ em đối với các LVĐ nhỏ diễn ra nhanh hơn người lớnvà ngược lại với những LVĐ lớn cơ thể các em hồi phục chậm hơn Huyết ápcũng tăng dần cùng với lứa tuổi, khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 - 110mmHg và tốithiểu cũng tăng từ 80 - 95mmHg Các hoạt động thể lực cũng làm tăng huyết ápnhưng thường tăng yếu hơn so với người lớn, ở lứa tuổi 12-14 tăng từ 32 -35mmHg.

Theo PGS.TS Trịnh Trung Hiếu thì “tập luyện thể thao có hệ thống sẽ gâyra những biến đổi về cấu tạo, sinh hoá và chức năng của tim và mạch máu Cơtim phì đại rõ rệt, thể tích buồng tim tăng lên, lượng máu dự trừ trong tâm thất

Trang 38

tăng lên Do vậy, tần số co bóp của tim ở VĐV khi yên tĩnh thấp hơn so vớingười bình thường Trình độ thể lực càng cao thì sự khác biệt này càng rõ rệt”

1.3.2 Đặc điểm tâm lý nữ 12 - 14 tuổi

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Viễn ở lứa tuổi này có bước phát triển nhảy vọtcả về thể chất lẫn tinh thần Các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để chuyểnsang giai đoạn trưởng thành Do đó, các nhà tâm lý học gọi thời kỳ này là thờikỳ quá độ từ trẻ con lên người lớn.Trong giai đoạn này, trẻ em được hình thànhnhững phẩm chất về trí tuệ, tình cảm, ý chí Đặc trưng của giai đoạn này là sựphát dục còn gọi là tuổi dậy thì [46].

Trình độ của các quá trình tư duy phát triển rõ nét từ tư duy trực quansang tư duy khái niệm, logic với trình độ trừu tượng hóa cao hơn Lứa tuổi nàycó năng lực trí nhớ tuyệt diệu, sự ghi nhớ máy móc được bổ sung bằng nhữngbiểu tượng và tái hiện với logic hoàn chỉnh Dấu hiệu của những biến đổi dậy thìđược bắt đầu bằng sự thay thế vô tư và hồn nhiên, bằng thái độ tình cảm luônthay đổi, mất cân bằng về tâm lý.

Tính độc lập được phát triển, các em có thể gánh vác nhiều công việc giađình, nhà trường và xã hội, có khả năng tổ chức tập thể tự quản Song khôngphải bao giờ cũng có quan điểm đúng đắn, vì thế chúng ta cần đánh giá đúngtính độc lập của thiếu niên.

Trong công tác huấn luyện, HLV cần nắm vững những đặc điểm tâm lýtrội hơn ở lứa tuổi này, để định hướng uốn nắn kịp thời.Vì ở lứa tuổi này, cácem đã tự cho mình là người lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh phải tôn trọngmình Tính tự ái, tự cao dễ xuất hiện Nhu cầu hiểu biết được đặt ra như một tấtyếu khách quan: có hoài bão, thích hoạt động năng nổ, thích tiếp thu cái mới,tiếp thu nhanh chóng nhưng lại chóng chán hay quên Theo Rudich P.A thì: đặcđiểm lứa tuổi này dễ ảnh hưởng tác động của môi trường xã hội, tính tự cao, tựphụ dễ xuất hiện, sự đánh giá quá cao về mình có tác hại không tốt trong tập

Trang 39

luyện TDTT [43].

Những thay đổi về mặt sinh học đã dẫn đến sự mất cân bằng rất lớn vềmặt tình cảm vả sự thiếu ổn định về tính tình rõ nét trong giai đoạn đầu tiên củathời kỳ dậy thì Sự thiếu tự tin cần được khắc phục bằng sự động viên khuyếnkhích Tính thô lỗ thông thường cần được gọt dũa bằng năng lực chung Nhữnghứng thú có ý nghĩa lớn trong các vấn đề đạo đức - xã hội, chính trị, tư tưởng.Từ một hứng thú cụ thể, có cơ sở hình thành vấn đề tự giác, ở lứa tuổi 12-14các em quan tâm rất lớn đến bản thân, đến mục đích cá nhân của mình Điều đódẫn đến hình thành và củng cố các quan điểm về thế giới quan.

1.3.3 Đặc điểm thời kỳ dậy thì của nữ 12 – 14 tuổi [23]

Thời kỳ dậy thì là thời kỳ quá độ từ nhi đồng phát triển thành ngườitrưởng thành, là đỉnh cao lần hai của sự phát dục trưởng thành Trong giai đoạnnày, chiều cao có thể tăng nhảy vọt Cân nặng tăng rõ rệt, hình dáng bên ngoàidần dần giống như người trưởng thành Các cơ quan nội tạng dần dần hoànthiện Cơ quan sinh dục phát triển gần hoàn thiện và xuất hiện các đặc điểm giớitính phụ [23]

Đặc trưng của thời kỳ dậy thì biểu hiện ở một số đột biến về mặt hìnhthái, sinh lý, sinh hóa, nội tiết và tâm lý, trí lực… Trong thời kỳ dậy thì vùngdưới đồi và phần trước đồi phát triển nhanh, tiết ra các kích thích tố trên cơ bảngiống như người đã trưởng thành

Tác dụng của kích thích tố này xúc tiến sự phát triển về chiều cao, cânnặng, các quan trong cơ thể bao gồm cả đại não, đồng thời cũng kích thích sựphát triển các cơ quan sinh dục tuyến thượng thận, tuyến giáp, rồi các hoocmônở tuyến thượng thận, ở tuyến sinh dục nữ lại kích thích sự rụng trứng và hìnhthành các giới tính phụ

Ở nữ giọng trở nên cao, cùng với sự phát triển tuyến vú, vú nở lớn, đầu vúphát triển, xương chậu rộng, tích tụ mỡ dưới da, xuất hiện kinh nguyệt, lông sinhdục

Trang 40

1.3.3.1 Thời điểm bắt đầu thời kỳ dậy thì: Ở nữ sớm hơn 1 – 2 năm (10

– 12 tuổi) so với ở nam Do ảnh hưởng của các nhân tố di truyền, dinh dưỡng,môi trường, bệnh tật thời gian dậy thì có sự khác biệt rất rõ rệt ở các cơ thể khácnhau Tuổi xương khi bắt đầu thời kỳ dậy thì ở nữ là 11 đồng thời xuất hiệntrung tâm cốt hóa xương ngón cái Vú bắt đầu phát triển lớn, đầu tiên xuất hiệnkinh nguyệt

Căn cứ sự xuất hiện các dấu hiệu trên sớm muộn có thể chia thời điểm bắtđầu, cao trào dậy thì thành 3 loại :

- Loại bắt đầu phát dục sớm: nữ thiếu niên 8 – 9 tuổi (hoặc sớm hơn) bắt

đầu xuất hiện dấu hiệu kể trên.

- Loại bắt đầu phát dục bình thường: nữ 11 – 12 tuổi bắt đầu xuất hiện

các dấu hiệu kể trên.

- Loại hình bắt đầu phát dục muộn: nữ 13 – 14 tuổi (hoặc muộn hơn) xuất

hiện các dấu hiệu kể trên.

1.3.3.2 Thời gian dậy thì và phân loại:

Thời kỳ dậy thì cho đến khi trưởng thành ổn định ở người Trung Quốcbình thường kéo dài khoảng 3 năm Một số trường hợp có thể dài hoặc ngắnhơn, có sự khác biệt cá thể rõ rệt Thời gian dậy thì dài, ngắn khác nhau, ảnhhưởng đến sự phát triển hoàn thiện của xương Do đó thông qua sự thay đổi, sựphát triển của xương có thể tìm hiểu được thời gian duy trì giai đoạn dậy thì.Trước mắt sử dụng tiêu chuẩn phát triển của xương của "Greulich – Pyle” gọi tắtlà tiêu chuẩn G – P để đánh giá tuổi xương Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thờigian duy trì cao trào phát dục ở thiếu niên Trung Quốc có thể chia thành 3 loại :

- Loại thời gian diễn ra cao trào dậy thì ngắn (trong 2 năm tuổi đời

xương phát triển hơn 4 tuổi).

- Loại thời gian diễn ra cao trào dậy thì bình thường (trong 3 năm tuổi

đời đạt 4 năm tuổi xương).

Ngày đăng: 19/11/2019, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13.Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường, Nxb TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trongnhà trường
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu
Nhà XB: Nxb TDTT Hà Nội
Năm: 1997
14. Kirloop.A.A (1998), “Huấn luyện tốc độ chạy cho cầu thủ trẻ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Huấn luyện tốc độ chạy cho cầu thủ trẻ
Tác giả: Kirloop.A.A
Năm: 1998
15. Nguyễn Đăng Khánh (2004), “Bước đầu nghiên cứu trình độ luyện tập thể lực và kỹ thuật đội tuyển Taekwondo quốc gia”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT II, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu trình độ luyện tậpthể lực và kỹ thuật đội tuyển Taekwondo quốc gia”
Tác giả: Nguyễn Đăng Khánh
Năm: 2004
16. Nguyễn Đăng Khánh (2017), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho vận động viên Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập pháttriển khả năng linh hoạt cho vận động viên Taekwondo Thành phố Hồ ChíMinh”
Tác giả: Nguyễn Đăng Khánh
Năm: 2017
18. Vũ Xuân Long, Vũ Xuân Thành (1998),“Taekwondo huấn luyện nâng cao”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Taekwondo huấn luyện nângcao
Tác giả: Vũ Xuân Long, Vũ Xuân Thành
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1998
19. Phạm Thị Trúc Ly (2017), “Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức nhanh cho nam VĐV đội tuyển Taekwondo trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định” Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm TDTT TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Trúc Ly (2017), “"Nghiên cứu một số bài tập phát triển sứcnhanh cho nam VĐV đội tuyển Taekwondo trường THPT chuyên NK TDTTNguyễn Thị Định”
Tác giả: Phạm Thị Trúc Ly
Năm: 2017
20. Matveep.L.P (1964), Những vấn đề chia thời kỳ tập luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chia thời kỳ tập luyện thể thao
Tác giả: Matveep.L.P
Nhà XB: NXBTDTT Hà Nội
Năm: 1964
21. Phan Hồng Minh (1996), “Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Bản tin khoa học kỹ thuật TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Bản tinkhoa học kỹ thuật TDTT
Tác giả: Phan Hồng Minh
Năm: 1996
22. Lê Nguyệt Nga và cộng sự (2009), Đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo tại TPHCM, đề tài NCKH cấp Thành phố Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo tạiTPHCM
Tác giả: Lê Nguyệt Nga và cộng sự
Năm: 2009
23. Lê Nguyệt Nga (2013), “Một số cơ sở y sinh học của tuyển chọn và huấn luyện vận động viên”, Nxb ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ sở y sinh học của tuyển chọn và huấnluyện vận động viên”
Tác giả: Lê Nguyệt Nga
Nhà XB: Nxb ĐHQG TP.HCM
Năm: 2013
25. Nguyễn Thy Ngọc (2003), “Bước đầu xây dựng các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên môn Taekwondo”, Tạp chí Khoa học thể thao Số 3 (277) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Bước đầu xây dựng các chỉ tiêu tuyển chọnvận động viên môn Taekwondo”
Tác giả: Nguyễn Thy Ngọc
Năm: 2003
26. Nguyễn Thy Ngọc (2003), “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện vận động viên Taekwondo đội tuyển quốc gia”, tạp chí Khoa học thể thao Số 3 (277) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá trình độ tậpluyện vận động viên Taekwondo đội tuyển quốc gia”
Tác giả: Nguyễn Thy Ngọc
Năm: 2003
27.Đặng Thị Hồng Nhung (2011), “Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của vận động viên nữ đội tuyển Quốc Gia”, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn đểnâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của vận động viên nữ độituyển Quốc Gia”
Tác giả: Đặng Thị Hồng Nhung
Năm: 2011
28.Ozolin M.G (1980), Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại
Tác giả: Ozolin M.G
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1980
29. Novicop A,D – Matveep L.P (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch; Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp GDTC
Tác giả: Novicop A,D – Matveep L.P
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1990
30. Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Dịch; Nguyễn Quang Hưng, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể thao trẻ
Tác giả: Philin V.P
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1996
31. Trịnh Hùng Thanh (1999), Cơ sở sinh lý các tố chất thể lực, Nxb TDTT Hà Nội, tr 47 – 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh lý các tố chất thể lực
Tác giả: Trịnh Hùng Thanh
Nhà XB: Nxb TDTTHà Nội
Năm: 1999
32. Trịnh Hùng Thanh – Lê Nguyệt Nga (1996), Hình thái học và tuyển chọn thể thao, Trường Đại học TDTT II, tr 2 – 16, 63 – 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái học và tuyển chọnthể thao
Tác giả: Trịnh Hùng Thanh – Lê Nguyệt Nga
Năm: 1996
33. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1998), Sinh cơ và huấn luyện thể thao, Nxb TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh cơ vàhuấn luyện thể thao
Tác giả: Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu
Nhà XB: Nxb TPHCM
Năm: 1998
34. Lâm Quang Thành (2004), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo TPHCM”, Để tài nghiên cứu khoa học cấp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tậpsức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo TPHCM
Tác giả: Lâm Quang Thành
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w