A GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1 Mở đầu
Là một môn thi đối kháng trực tiếp, thời gian thi đấu cũng tươngđối dài, điều đó đòi hỏi vận động viên phải có một trình độ thể lực nhấtđịnh, có thể duy trì suốt thời gian thi đấu và cả giải đấu Các tố chất thểlực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng vững chắc chomỗi vận động viên, thể lực được phát triển thì các yếu tố kỹ thuật, chiếnthuật, tâm lý tập luyện và thi đấu cũng dần được nâng cao
Trong huấn luyện Taekwondo ở nước ta đã có một số công trìnhnghiên cứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý và tuyển chọn VĐVnhư các tác giả: Nguyễn Thy Ngọc nghiên cứu về một số thành phầncủa trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14-16 tuổi; Vũ Xuân Thànhnghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐVTaekwondo trẻ tại Việt Nam, tác giả Lê Nguyệt Nga và cộng sự nghiêncứu về đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo, Trương Ngọc Để và cộng sựnghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV Taekwondo ở các tuyến, các tácgiả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹthuật, tâm lý cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác
nhau Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thể lực chuyên môn thì rất ít tác
giả nghiên cứu đến, đặc biệt đối tượng là các nữ VĐV ở lứa tuổi 12-14 tạiTP.HCM vẫn chưa ai đề cập đến
Đặc thù của môn Taekwondo là môn thi đấu cá nhân có tính đốikháng cao, mang tính biến hóa, đa dạng và tốc độ ra đòn chính xác, đòihỏi mỗi vận động viên phải có trình độ kỹ thuật, thể lực chuyên môn cơbản vững chắc Để nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV,cần phải nghiên cứu tổng hợp nhiều vấn đề kết hợp giữa huấn luyện vớikhoa học công nghệ và y học thể thao Trong đó vấn đề đánh giá thể lựcchuyên môn trong huấn luyện thi đấu là vấn đề cấp thiết cần sớm đượcnghiên cứu Từ đó lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lựcchuyên môn trong tập luyện và thi đấu Xuất phát từ những suy nghĩ đó,
chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14tuổi Thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 2Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn hệ thống bài tập huấn luyện thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thànhphố Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận
động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thànhphố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực
chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phốHồ Chí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.
2 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã lựa chọn được 05 test sư phạm đánh giá thể lực chuyên
môn bao gồm: Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần); Đá vòng cầu 2
chân tại chỗ 10s (lần); Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần); Đáchẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần); Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong10s (lần) và 9 thông số đánh giá thể lực chuyên môn của 2 test lướt đávòng cầu trước và Đá chẻ chân trước bao gồm: t(ms); T(ms); P (Kgms);F(Kg); SQ (đơn vị); Vmax (m/s); Góccẳng - đùi (độ); Góc 2 đùi (độ); Vgóc (o/s)cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi
Xây dựng được 03 bảng phân loại và 02 bảng điểm tổng hợp chotừng test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiêncứu qua 5 test sư phạm và thực trạng thể lực chuyên môn qua 9 thôngsố
Luận án đã lựa chọn được 46 bài tập phát triển thể lực chuyên môngồm sức nhanh: 16 bài; sức mạnh: 4 bài; sức bền: 7 bài; mềm dẻo: 5bài; phối hợp vận động: 14 bài - toàn diện các tố chất
Luận án đã tiến hành thực nghiệm hệ thống các bài tập phát triểnthể lực chuyên môn phù hợp trong giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên
Trang 3môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ ChíMinh.
Luận án đánh giá được nhịp độ tăng trưởng của 5 test thể lựcchuyên môn từ 8.86% tới 16.40% và các thông số đánh giá thể lựcchuyên môn từ 7.85% tới 41.98% trong đó sức mạnh tổng hợp tăng41.98% (đá lước vòng cầu chân trước) và 33.05% (đá chẻ chân trước)của khách thể nghiên cứu khẳng định hiệu quả các bài tập luận án đãlựa chọn và quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm là phù hợp.
3 Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 128 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (37 trang); Chương2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (17 trang); Chương3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (68 trang); phần kết luận và kiếnnghị (02 trang) Trong luận án có 29 bảng, 16 biểu đồ, 52 tài liệu thamkhảo, trong đó có 49 tài liệu bằng tiếng Việt, 03 tài liệu bằng Tiếng Anhvà phần phụ lục.
B NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁNChương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu1.1.1 Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở1.1.2 Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản1.1.3 Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực
1.1.4 Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đốivới vận động viên Taekwondo
1.2 Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo1.2.1 Đặc điểm chung
1.2.2 Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo
1.2.3 Đặc điểm về kỹ - chiến thuật của môn Taekwondo1.3 Đặc điểm tâm – sinh lý nữ 12 - 14 tuổi
1.3.1 Đặc điểm sinh lý nữ 12 - 14 tuổi1.3.2 Đặc điểm tâm lý nữ 12 - 14 tuổi
1.3.3 Đặc điểm thời kỳ dậy thì của nữ 12 – 14 tuổi
Trang 41.4 Đặc điểm huấn luyện vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
1.5 Công tác đào tạo vận động viên Taekwondo của TP.HCM1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Thông qua các nội dung trên, luận án rút ra những cơ sở lý luận vàkhoa học để tiến hành nghiên cứu sau:
Taekwondo là một môn võ đối kháng cá nhân trực tiếp theo cáchạng cân, các kỹ thuật động tác được sử dụng trong tấn công có đặctrưng nhanh, mạnh, khéo léo, linh hoạt và chuẩn xác mà bản chất là thểlực chyên môn gắn liền với sự điêu luyện của kỹ thuật Các kỹ thuậtđược sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu của VĐVTaekwondo nữ 12 – 14 tuổi TP.HCM là: lướt đá vòng cầu chân trước vàđá chẻ chân trước.
Thể lực chuyên môn của Taekwondo là các năng lực hoạt động thểlực được xác định thông qua trình độ về các năng lực sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và các phẩm chất tâm lý đặc trưngthích ứng với từng loại năng lực trong hoạt động của môn Taekwondo.Trong đó, sức nhanh, sức mạnh và khả năng linh hoạt là những năng lựcnổi trội nhất trong hoạt động thi đấu đối kháng của Taekwondo
Các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình sinh trưởng và phát dục củathiếu niên có đặc điểm rất khác nhau Các môn thể thao khác nhau cóyêu cầu đối với cơ thể cũng khác nhau Do vậy thời điểm nào phát triểncác tố chất thể lực cho VĐV thiếu niên vào một môn thể thao nào làmột trong những vấn đề quan trọng.
Việc lập kế hoạch trong huấn luyện thể hiện một quy trình có tổchức, có phương pháp và khoa học giúp VĐV đạt trình độ cao nhấttrong tập luyện và thi đấu Vì vậy, lập kế hoạch là công cụ quan trọngnhất của HLV trong quá trình điều khiển chương trình HL một cáchkhoa học (Bompa,1996) [55] Chương trình thực nghiệm cần sắp xếpphù hợp với các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm Đây là cơ sởđể ứng dụng các chương trình thực nghiệm vào các giai đoạn chuẩn bịchung và chuyên môn theo kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyểnTaekwondo TP.HCM.
Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môn
Trang 5Taekwondo cho thấy: Hầu hết các tác giả chưa tập trung tới các kháchthể là VĐV phong trào và năng khiếu, phần lớn tập trung vào các kháchthể VĐV đỉnh cao - VĐV đội tuyển quốc gia và chưa tác giả nào đề cậptới nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuyển tuyến năng khiếu trong điểmTPHCM Chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học về nghiêncứu các bài tập nhẳm phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐVTaekwondo 12 - 14 tuổi TPHCM, từ đó khẳng định luận án không trùnglắp với các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn hệ thống bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổiThành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Khách thể nghiên cứu: Gồm 16 nữ vận động viên
Taekwondo lứa tuổi 12 – 14 thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm Thànhphố Hồ Chí Minh từ 29kg đến 47kg thuộc 2 nhóm hạng cân (dưới 41kgvà trên 41kg đến 47kg), là đối tượng được sử dụng trong thực nghiệmsư phạm nhằm xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lựcchuyên môn đã được lựa chọn.
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nhận thấy, khách thể tham gia thực nghiệm sư phạmtuy còn hạn chế về số lượng, do đặc thù của môn thể thao - là môn thiđấu đối kháng cá nhân, trình độ của họ tương đối đồng đều, khôngchênh lệch lớn, đây cũng là một lý do khách quan, những VĐV đượcđưa lên đội tuyển hầu hết là những VĐV đã có thành tích thi đấu trongnước, hầu hết là những VĐV đã đạt đẳng cấp 1 và kiện tướng (Đã đạtthành tích cao tại các giải Giải Trẻ khu vực miền nam Giải Trẻ ToànQuốc, Giải Hội Khỏe Phù Đổng, Giải Cadet thế giới, Giải Cadet ChâuÁ) Do vậy, nếu luận án tiến hành nghiên cứu ở các nhóm VĐV ở cácđịa phương làm đối chứng thì sẽ không có sự đồng nhất: về điều kiệntập luyện, huấn luyện, dinh dưỡng và các điều kiện khác… hơn nữa
Trang 6trình độ không có sự đồng đều đáng kể, do đó không có tính tin cậytrong việc so sánh giữa các đối tượng.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu2.2.2 Phương pháp phỏng vấn
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.6 Phương pháp phân tích sinh cơ học2.2.7 Phương pháp toán học thống kê
2.3 Tổ chức nghiên cứu
2.3.1 Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2013 đến 12/2019
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT TPHCM;
Viện NCKH&CN Thể Thao Trường Đại học TDTT TPHCM; Trungtâm Huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM; Viện KH&CN TDTTTrường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án đã đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn của nữvận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thôngqua tổng hợp, phân tích, phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, trọngtài, cán bộ quản lý,… đã xác định được 05 test sư phạm, 09 thông sốđảm bảo độ tin cậy và tính thông báo để đánh giá thể lực chuyên môncho khách thể nghiên cứu bao gồm:
- Các Test đánh giá thể lực chuyên môn gồm 05 test: Đá vòng cầu
1 chân tại chỗ 10s (lần), Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần), Đá lướtvòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần), Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần),Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần).
- Các thông số đánh giá thể lực chuyên môn: F(Kg); t(ms); T(ms); P(Kgms); F(Kg); SQ (đơn vị); Vmax (m/s); Góccẳng - đùi (0); Góc2 đùi (0); Vgóc(0/s)
Trang 7- Đã xây dựng được 02 bảng phân loại (bảng 3.5, 3.11) và 02 bảngđiểm tổng hợp (3.4, 3.10) cho từng test và thông số đánh giá thể lựcchuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phốHồ Chí Minh.
- Thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu theo tiêuchuẩn đánh giá và xếp loại tổng hợp đã được xây dựng cho thấy sốVĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 50% (8 VĐV), loại yếutương đối cao chiếm tỷ lệ 37.5% (6 VĐV), loại khá tương đối thấp chỉchiếm tỷ lệ 12.5% (2 VĐV), trong khi đó tỷ lệ VĐV tốt và kém thìkhông có VĐV nào.
- Thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu bằngcông nghệ 3D và hệ thống đo xung lực thông qua các thông số cho thấycác VĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 87.5% (14 VĐV), loạiyếu chiếm tỷ lệ 12.5% (2 VĐV), loại tốt, khá và kém không có VĐVnào.
3.2 Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lựcchuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thànhphố Hồ Chí Minh
3.2.1 Lựa chọn, hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn chonữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
Qua nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu [3], [16], [17],[19], [33], [36], [37], luận án đã lựa chọn và hệ thống hóa được 78 bàitập thể lực chuyên môn (được chia thành 05 nhóm bài tập nhanh, mạnh,bền, mềm dẻo, khéo léo) Để xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọncác bài tập ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môncho khách thể nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn 20 huấn luyệnviên, chuyên gia, cán bộ quản lý, trọng tài đang làm công tác giảng dạyvà huấn luyện môn Taekwondo trên phạm vi toàn quốc Tỷ lệ thànhphần khách thể phỏng vấn được thể hiện ở biểu đồ 3.6
Trang 8Nội dung phỏng vấn là xác định múc độ ưu tiên của các bài tập ở 3mức:
- Mức 1: Rất phù hợp.- Mức 2: Phù hợp.- Mức 3: Không phù hợp.
Ngoài ra, luận án căn cứ vào kết quả phỏng vấn để tìm và lựa chọnra được những bài tập đặc trưng tiêu biểu của từng tố chất vận động chokhách thể nghiên cứu Trong tổng số 78 bài tập mà luận án đưa raphỏng vấn đều được các huấn luyện viên sử dụng trong huấn luyện pháttriển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi Tuynhiên để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, luận án chỉ sử dụngnhững bài tập được các huấn luyện viên sử dụng ở mức 1 (Rất phù hợp)có tỷ lệ từ 70% trở lên số người lựa chọn để đưa vào thực nghiệm nhằmphát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổiThành phố Hồ Chí Minh Theo đó luận án đã lựa chọn được 46/78 bàitập bài tập phát triển thể lực chuyên môn đảm bảo được yêu cầu trên,gồm các nhóm bài tập sau: Nhóm bài tập sức nhanh gồm 16 bài; Nhómbài tập sức mạnh gồm 04 bài; Nhóm bài tập sức bền gồm 07 bài tập;Nhóm bài tập mềm dẻo gồm 05 bài; Nhóm bài tập khéo léo (phối hợpvận động) gồm 14 bài.
3.2.2 Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập pháttriển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1 Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn chokhách thể thực nghiệm trên cơ sở hệ thống bài tập đã lựa chọn
Trang 9Cơ sở lý luận: Phương pháp để xây dựng kế hoạch huấn luyện thể
lực chuyên môn cho VĐV môn Taekwondo dựa trên các cơ sở lý luận,các điều kiện ưu tiên tối đa cho công tác huấn luyện và quỹ thời gian sửdụng để thực hiện Trong quá trình huấn luyện tiến hành xác địnhnhững thành phần khác nhau nhằm chuẩn bị toàn diện cho đội chuẩn bịsẵn sàng cho các giải đấu Tiến hành huấn luyện liên tục, tạo điều kiệncho các vận động viên bồi dưỡng đầy đủ các mặt như: thể lực, kỹ thuật,
chiến thuật cũng như tâm lý Xây dựng kế hoạch huấn luyện dựa trên
các nguyên tắc sau:
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện dựa trên những cơ sở chung của
quy luật phát triển nhân cách và phát triển năng lực thể thao.
+ Huấn luyện thể thao là một quá trình liên tục nhẳm hoàn thiệnnăng lực thể thao và phát triển nhân cách vận động viên Do vậy, khixây dựng kế hoạch huấn luyện cần phải hiểu rõ các quy luật về tâm lý,sinh lý, các nguyên tắc sư phạm có liên quan cùng các quy luật chungvề tổ chức quá trình giáo dục, sắp xếp lượng vận động tập luyện, dạyhọc động tác, truyền trụ kiến thức…
+ Trong quá trình xây dựng kế hoạch huấn luyện cần tuân thủ chặt
chẽ nguyên tắc tăng dần lượng vận động Các bài tập hoạt động vậnđộng phải được thực hiện từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giảnđến phức tạp Cường độ vận động cũng phải tăng tiến theo khối lượngvà trình độ tập luyện của người tập nhằm đảm bảo sự phát triển mộtcách cơ bản và bền vững ở mỗi vận động viên.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải căn cứ vào kế hoạch tổ chức
giải trong năm.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo sự thống nhất giữa
huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo đầy đủ các nội dungcơ bản của công tác soạn thảo kế hoạch huấn luyện bao gồm các vấn đề
Trang 10+ Xác định số lượng buổi tập trong kế hoạch huấn luyện
Mỗi kế hoạch huấn luyện cần phải xuất phát từ việc phân tích mộtcách toàn diện và chính xác quá trình tập luyện, sự phát triển và trình độtập luyện của vận động viên Kế hoạch cần phải thường xuyên kiểm trađánh giá và phân tích đối chiếu các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch và thựctế đạt được.
Cơ sở thực tiễn: Để có thể xây dựng được kế hoạch huấn luyện thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thànhphố Hồ Chí Minh, luận án tiến hành phỏng vấn 20 huấn luyện viên,chuyên gia, cán bộ quản lý, trọng tài đang làm công tác giảng dạy vàhuấn luyện môn Taekwondo về nội dung xây dựng kế hoạch huấnluyện Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17: Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế hoạch huấnluyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo
12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh (n=20)
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy:
Tổng số buổi tập trong tuần là 3 buổi chiếm tỷ lệ 75%
Thời gian dành cho huấn luyện thể lực chuyên môn trong buổi tậplà 30 – 40 phút chiếm tỷ lệ 70%
Số bài tập trong buổi là 3 – 5 bài chiếm tỷ lệ 70%
Trang 11Nghỉ giữa bài tập (s) là 30s – 60s chiếm tỷ lệ 85%Số tổ (vòng) trong buổi là 1 – 2 tổ chiếm tỷ lệ 75%
Số lần lặp lại các bài tập trong buổi là 1 – 2 lần chiếm tỷ lệ 80%Nghỉ giữa tổ (s) là 90s – 120s chiếm tỷ lệ 70%
Để đảm bảo độ tin cậy trong phỏng vấn, luận án chỉ lựa chọnphương án có số phiếu đồng ý chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên để đưa vàothực nghiệm.
Căn thứ theo lịch thi đấu năm 2016 và kế hoạch huấn luyện chungcủa đội năng khiếu trọng điểm Taekwondo năm 2016 Đội sẽ tham giathi đấu 3 giải chính trong năm: Giải Trẻ khu vực miền nam từ ngày 26 -31/3 tại Trung tâm huấn luyện thề thao Quốc gia TPHCM, Giải Trẻtoàn quốc từ ngày 05 - 13/7 tại Cần Thơ, Giải Hội Khỏe Phù Đổng toànquốc từ ngày 01 - 11/8 tại Nghệ An Ở các chu kỳ luận án tiến hànhthực nghiệm do có 2 giải thi đấu chính cách nhau 4 tuần, không đủ thờigian để phân chia thành 2 chu kỳ riêng biệt cho 2 giải thi đấu, vì vậyBan huấn luyện xây dựng kế hoạch năm 2 chu kỳ, trong đó thời kỳ thiđấu sẽ bao gồm cả 2 giải thi đấu Giữa 2 giải thi đấu là các điều chỉnhvề chuyên môn và duy trì trình độ thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý đãđạt được trước đó.
Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng theo 2 chu kỳ Trong đóchia thành các thời kỳ, giai đoạn sau:
Bảng 3.18: Kế hoạch huấn luyện năm 2016
Trang 123.2.2.2 Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các bài tập mà luận ánđã lựa chọn để phát triển thể lực chuyên môn cho 16 nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm Thành phố
Hồ Chí Minh, đây là quá trình tác động có định hướng nhằm phát triển
thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu thông qua hệ thống bàitập đã xác định và được tiến hành từ tháng 02/2016 đến tháng 08/2016(trước khi đội tham gia thi đấu giải Trẻ khu vực miền nam, giải Trẻ toànquốc và giải Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc)
Căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn luận án tiến hành xây dựng tiếntrình thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.19.
3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lựcchuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thànhphố Hồ Chí Minh
3.3.1 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyênmôn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố HồChí Minh thông qua các test sư phạm sau thực nghiệm
Để đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ vận động viênTaekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến hànhkiểm tra sau khi thực nghiệm sư phạm qua 2 chu kỳ huấn luyện vàocuối chu kỳ 2 của quá trình huấn luyện (tháng 8/2016); Sau đây là kếtquả của tiến trình thực nghiệm Sau thời gian thực nghiệm (06 tháng),chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môncủa nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minhthông qua các test đã lựa chọn Kết quả thu được như trình bày ở bảng3.20.