Mục tiêu 2: Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Trang 1về mặt thể lực của VĐV đã được thể hiện rõ rệt, họ không đủ sức bật nhảy phối
hợp chắn bóng và phối hợp chiến thuật, khả năng định hướng, phán đoán và di chuyển trong phòng thủ còn chậm, sự phối hợp tấn công còn ở mức độ trung bình về các mặt kỹ - chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu Mặt khác, qua quan sát các buổi tập của VĐV và các giáo án huấn luyện của HLV cho thấy: Các HLV chưa xác định được trọng tâm nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn một cách khách quan, đảm bảo đủ cơ sở khoa học Chưa lựa chọn được các bài tập bổ trợ phù hợp với việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn Điều đó dẫn đến trình độ thể lực chuyên môn của các nữ VĐV bóng chuyền trẻ hiện nay còn nhiều hạn chế Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu”
Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm phát
triển tố chất thể lực chuyên môn và khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng chuyên môn cho tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ ở Việt Nam, luận
án tiến hành xây dựng nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng
chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Mục tiêu 2: Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực
chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Mục tiêu 3: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển tố
chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc
bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
2 NH ỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã đề cập và đề xuất những vấn đề khoa học mới về lý luận và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung vào hệ thống
lý luận các yếu tố ảnh hưởng, cũng như các phương tiện, phương pháp huấn
Trang 22
luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu, cho phép đánh giá khả năng thích nghi với lượng vận động trong quá trình huấn luyện của VĐV, làm cơ sở để đánh giá trình độ tập luyện và nâng cao thành tích thi đấu
Về mặt thực tiễn: Các số liệu thu thập và các kết quả đạt được (bao gồm
các chỉ tiêu, test đánh giá; các bài tập phát triển thể lực chuyên môn) trong quá trình nghiên cứu của luận án có giá trị ứng dụng thực tiễn cao trong quá trình đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, cũng như phương tiện huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu
3 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 162 trang A4 bao gồm: Phần mở đầu (5 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (59 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (21 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (75 trang); phần kết luận và kiến nghị (2 trang) Trong luận án có 51 biểu bảng, 12 biểu đồ, 01 sơ đồ và 04 hình vẽ Ngoài ra, luận án
đã sử dụng 91 tài liệu tham khảo, trong đó có 68 tài liệu bằng tiếng Việt, 16 tài liệu bằng tiếng Anh, 04 tài liệu bằng tiếng Đức, 03 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục
B N ỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Những vấn đề cơ bản của bóng chuyền hiện đại
Bóng chuyền, môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp, không
va chạm thân thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng toàn diện - cao - nhanh - biến Do thành tích thi đấu không đo đếm được, mà chỉ xác định theo chuẩn mực quy định mang tính quan sát chủ quan, nên sự phát triển của từng môn bóng chủ yếu bằng phương pháp xây dựng mô hình VĐV tương ứng với nó, đó là mô hình của từng tuyến chơi
Trong thi đấu bóng chuyền, VĐV phải luân chuyển các vị trí, khi ở hàng trước phải làm nhiệm vụ đập, chắn hoặc yểm hộ, ở hàng sau phải đỡ phát, phòng thủ, cứu bóng, tổ chức tấn công Do đó đòi hỏi VĐV phải có trình độ kỹ thuật toàn diện, điêu luyện và trình độ thể lực phải đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả Căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ và luật thi đấu, theo chức năng của các cầu thủ thi đấu trên sân có: VĐV tấn công (nhịp thứ nhất và nhịp thứ hai), VĐV chuyền hai và VĐV phòng thủ tự do (Libero)
1.2 Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong huấn luyện thể thao
Chuẩn bị thể lực nói chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn nói riêng cho VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) đến
Trang 33
VĐV nhằm hình thành và phát triển lên một mức độ mới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, đồng thời còn nhằm nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với các năng lực vận động của VĐV nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể thao
1.3 Đặc điểm về giai đoạn và chu kỳ huấn luyện VĐV bóng chuyền giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Tố chất thể lực là yếu tố của năng lực thể thao, là bộ phận hợp thành quan trọng của năng lực cơ thể VĐV, là các loại năng lực vận động cơ bản nhờ sự chi phối của hệ thần kinh trung ương, các cơ quan cơ thể trong quá trình vận động của VĐV Tố chất thể lực chuyên môn là bao hàm toàn bộ các năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền và các phẩm chất tâm lý đặc trưng của môn bóng chuyền cùng với những tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng như: sức mạnh chuyên môn (gồm sức mạnh tốc độ, sức bật); sức nhanh chuyên môn (gồm sức nhanh phản xạ, sức nhanh tối đa, sức nhanh di chuyển); sức bền chuyên môn (gồm sức bền tốc độ, sức bền bật và sức bền thi đấu); khéo léo chuyên môn (gồm khéo léo khi nhào lộn được thể hiện trong các động tác lao, ngã, lăn trong thi đấu phòng thủ; sự khéo léo khi bật nhảy là kỹ năng điều khiển cơ thể của mình ở tư thế không có điểm tựa khi đập bóng, chắn bóng và nhảy chuyền hai)
Trên cơ sở khoa học phân chia giai đoạn quy trình huấn luyện của các nhà khoa học, lý luận huấn luyện thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng, qua thực tiễn huấn luyện phù hợp với đặc điểm bóng chuyền và hệ thống thi đấu được chuẩn hoá trên thế giới và Việt Nam, sự phân chia giai đoạn của quá trình đào tạo VĐV trẻ làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đào tạo ban đầu 10 - 14 tuổi, giai đoạn đào tạo chuyên môn hoá 15 - 17 tuổi, giai đoạn hoàn thiện thể thao
18 đến 20 tuổi
Trong bóng chuyền giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu cho VĐV bóng chuyền với mục đích chủ yếu là: Phát triển và hoàn thiện năng lực chuyên môn (kỹ - chiến thuật, thể lực), chuyên môn hóa quá trình huấn luyện và học tập trên cơ sở toàn diện
Trong thực tiễn thể thao thường áp dụng 3 thời kỳ huấn luyện: thời kỳ chuẩn bị, thời kỳ thi đấu và thời kỳ chuyển tiếp tạo thành một chu kỳ lớn Trong môn bóng chuyền hệ thống thi đấu chính thức của VĐV bóng chuyền cấp cao Việt Nam, trong thời gian một năm có hai mùa thi đấu (vòng một và vòng hai) bởi vậy trong một năm có 2 chu kỳ lớn
1.4 Đặc điểm tâm - sinh lý nữ VĐV bóng chuyền trẻ giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu
Khả năng hoạt động thể lực chung cũng như các chỉ số riêng về các tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV (lứa tuổi thanh niên 15 - 17 tuổi) có dao
Trang 44
động cá nhân rất lớn trong chu kỳ kinh nguyệt Ở một số VĐV nữ trong những ngày kinh nguyệt khả năng vận động không những không giảm mà còn tăng Ở lứa tuổi này, những đặc điểm chung của con người về mặt trí tuệ thông thường
đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tục hoàn thiện Những đặc điểm sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi thanh niên đã được phát triển hoàn thiện, có khả năng thích nghi với lượng vận động lớn trong huấn luyện thể thao Do đó huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV ở lứa tuổi này phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố y sinh, sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khả năng khéo léo
1.5 Cơ sở lý luận về phương pháp huấn luyện và đánh giá trình độ thể lực chuyên môn trong bóng chuyền
Thành tích thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng đều dựa trên cơ
sở phát triển tốt về tố chất thể lực Trong đó, thể lực chuyên môn chiếm phần quan trọng để đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển bóng chuyền hiện đại, tăng lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Dựa vào lý luận chung về bài tập thể chất, xác định các loại bài tập thể chất dùng để phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền Từ những đặc điểm hoạt động vận động môn bóng chuyền trong tập luyện, thi đấu là những cơ sở để lựa chọn phương tiện, phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn phù hợp với đặc điểm của nữ VĐV bóng chuyền trẻ giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu
1.6 Các nguyên tắc trong quá trình huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền
Quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ cần chú ý tới đặc điểm về tố chất thể lực của lứa tuổi cũng như mục tiêu, yêu cầu của quá trình huấn luyện Huấn luyện thể lực chuyên môn cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc tăng lượng vận động ngày một lớn hơn cho đến tối đa; nguyên tắc kết hợp với chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn; nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi; nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ
1.7 Các quan điểm về bài tập thể chất trong huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền
Bài tập thể chất là hành động vận động được lựa chọn nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục thể chất, là phương tiện giáo dục thể chất Bài tập thể chất được thực hiện bằng sự vận động cơ bắp một cách tích cực Căn cứ vào nội dung huấn luyện thể lực, phương thức của bài tập thể chất có thể phân chia thành bài tập phát triển thể lực toàn diện Bài tập mang tính chuyên môn để phát triển thể lực cho môn chuyên sâu Phương pháp thực hiện các bài tập thể lực cũng rất đa dạng, tác dụng tới một tố chất thể lực đơn lẻ hoặc nhiều tố chất thể lực, tuỳ theo mục đích sử dụng của HLV Qua tổng hợp các quan điểm của các chuyên gia, HLV cho thấy, các bài tập huấn luyện thể lực cho VĐV bóng
Trang 55
chuyền bao gồm: Các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn; các bài tập phát triển sức bật; các bài tập kỹ thuật đập bóng và chắn bóng; các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn; các bài tập phát triển sức bền chuyên môn; các bài tập phát triển tố chất khéo léo chuyên môn; các bài tập phát triển tố chất mềm dẻo chuyên môn; các bài tập phát triển kỹ năng thả lỏng
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
2.1.2 Khách t hể nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu trên các
nhóm đối tượng chủ yếu sau:
Nhóm điều tra khảo sát, phỏng vấn: Gồm 30 chuyên gia, HLV bóng
chuyền thuộc các câu lạc bộ, các giảng viên thuộc các trường Đại học TDTT
Nhóm theo dõi ngang: Gồm 53 nữ VĐV bóng chuyền trẻ thuộc các câu lạc bộ bóng chuyền trên phạm vi toàn quốc
Nhóm kiểm chứng: Gồm 149 nữ VĐV bóng chuyền trẻ thuộc các câu lạc
bộ bóng chuyền trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 71 nữ VĐV tấn công, 50
nữ VĐV chuyền hai, 28 nữ VĐV Libero
Nhóm thực nghiệm sư phạm: Gồm 30 nữ VĐV bóng chuyền trẻ thuộc câu
lạc bộ bóng chuyền Bộ Tư lệnh thông tin - LienVietPostBank và câu lạc bộ bóng chuyền PVD Thái Bình
2.2 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
3 Phương pháp quan sát sư phạm
4 Phương pháp kiểm tra tâm lý
5 Phương pháp kiểm tra y sinh
6 Phương pháp kiểm tra sư phạm
7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
8 Phương pháp toán học thống kê
2.3 Tổ chức nghiên cứu
2.3.1 Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ
tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu như trình bày cụ thể trong luận án
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại:
Viện Khoa học Thể dục thể thao, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số CLB bóng chuyền trên phạm vi toàn quốc
Trang 66
C HƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đánh giá thực trạng tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
3.1.1 Thực trạng chương trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Luận án tiến hành tìm hiểu chương trình, kế hoạch huấn luyện năm cho
nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu, kết quả khảo sát thu được như trình bày ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy:
BẢNG 3.1 TỶ LỆ TRUNG BÌNH THỜI GIAN HUẤN LUYỆN NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN
CHUYÊN MÔN HÓA SÂU
TT Nội dung huấn luyện Thời gian huấn luyện trung bình (giờ)
BẢNG 3.2 TỶ LỆ TRUNG BÌNH THỜI GIAN HUẤN LUYỆN TỐ CHẤT THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ MỘT SỐ CÂU LẠC
BỘ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN HÓA SÂU
TT Tố chất thể lực chuyên môn Thời gian huấn luyện trung bình (giờ)
Trang 77
Khi xem xét đến thời gian huấn luyện tố chất thể lực chung và chuyên môn cho thấy, đối với các tố chất sức nhanh, sức bền và khả năng phối hợp vận động thì có tỷ lệ thời gian tương đối đồng đều (25.79% đến 27.37%), riêng đối với tố chất sức mạnh chuyên môn thì có tỷ lệ thời gian ít hơn (38 giờ chiếm tỷ
lệ 20.00%)
Ngoài ra, luận án tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu 50 giáo án huấn luyện
nữ VĐV bóng chuyền trẻ của một số câu lạc bộ ở giai đoạn chuyên môn hóa sâu cho thấy, các buổi tập (các giáo án huấn luyện đã được xây dựng) đều có chung một xu hướng: Tổng thời gian của một giáo án huấn luyện là 180 phút, được chia ra các phần như: khởi động chung, khởi động chuyên môn, phần cơ bản, phát triển thể lực và thả lỏng Trong 50 giáo án huấn luyện có 21 giáo án (chiếm tỷ lệ 42.00%) có bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền; 29 giáo án huấn luyện (chiếm tỷ lệ 58.00%) ít có bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn, mà phần lớn phát triển kỹ - chiến thuật
cơ bản là chính
3.1.2 Thực trạng huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Luận án tiến hành phỏng vấn 30 HLV trực tiếp tham gia công tác huấn luyện ở các câu lạc bộ bóng chuyền nữ với các nội dung sau: Ý nghĩa và vai trò của tố chất thể lực chuyên môn trong công tác huấn luyện nữ VĐV bóng chuyền trẻ ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu; mức độ quan tâm việc huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong thực tiễn huấn luyện
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.3 cho thấy:
BẢNG 3.3 VAI TRÒ VÀ MỨC ĐỘ QUAN TÂM HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA SÂU (n = 30)
Về vai trò của tố chất thể lực chuyên môn trong quá trình huấn luyện thì đại đa số ý kiến các HLV đều cho rằng, tố chất thể lực chuyên môn có vai trò rất quan trọng trong công tác huấn luyện nữ VĐV bóng chuyền trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu (23/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 76.67%); còn lại 07 ý
Trang 8Về thực trạng của công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu, kết quả cho thấy, đa số các ý kiến đều cho rằng trong thực tế các HLV đều
có quan tâm đến nội dung huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn, tuy nhiên mức độ quan tâm còn ít (22/30 ý kiến chiếm tỷ lệ 73.33%)
3.1.3 Thực trạng ứng dụng bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Luận án tiến hành khảo sát việc sử dụng các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ qua các giai đoạn huấn luyện từ năm 2011 đến năm 2014 thuộc các nhóm bài tập sau: nhóm 1 - nhóm bài tập phát triển sức nhanh; nhóm 2 - nhóm bài tập phát triển sức mạnh; nhóm 3 - nhóm bài tập phát triển sức bền; nhóm 4 - nhóm bài tập phát triển khả năng phối hợp Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4
BẢNG 3.4 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ MỘT SỐ CÂU
LẠC BỘ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA SÂU
( GIAI ĐOẠN 2011 - 2014)
TT Câu lạc bộ Nhóm 1 Số lượng các bài tập theo từng nhóm Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng
1 Thông tin LienVietPostBank 13 22.81 15 26.32 19 33.33 10 17.54 57
2 Ngân hàng Công thương VN 11 22.45 13 26.53 17 34.69 8 16.33 49
Trang 9BẢNG 3.5 THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ GIAI ĐOẠN
CHUYÊN MÔN HÓA SÂU THEO VỊ TRÍ CHUYÊN MÔN THI ĐẤU
VĐV tấn công (n = 117)
VĐV chuyền hai (n = 76)
VĐV Libero (n = 47) δ
5 Chạy cây thông (s) 26.59±3.78 14.22 27.49±3.22 11.69 28.40±2.65 9.33
6 Lộn xuôi kết hợp chạy đà bật nhảy
ném bóng nhồi bằng 2 tay qua lưới (s) 22.67±2.34 10.33 23.46±2.51 10.68 24.25±2.67 11.01
Trang 109
Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Các bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn thuộc các nhóm bài tập như đã trình bày ở trên đã được hầu hết các HLV sử dụng trong quá trình huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc
bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu Tuy nhiên, các bài tập được sử chưa nhiều (từ 37 đến 61 bài tập) Đồng thời các bài tập được sử dụng chưa có hệ thống và phân bố không đều ở các nhóm Sử dụng nhiều nhất
là ở nhóm 2 và nhóm 3 (trung bình từ 13.17 - 17.17 bài chiếm tỷ lệ từ 26.55% đến 34.81%), ít nhất là nhóm 4 (trung bình 8.17 bài tập chiếm tỷ lệ từ 16.23%)
3.1.4 Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Luận án tiến hành kiểm tra sơ bộ trình độ thể lực chuyên môn thông qua
11 test (đây là các test do các HLV thuộc các câu lạc bộ bóng chuyền nữ áp dụng trong quá trình huấn luyện và kiểm tra - đánh giá) Đối tượng kiểm tra là
240 nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu (bao gồm VĐV thuộc 3 nhóm khách thể nghiên cứu: Nhóm theo dõi ngang, nhóm kiểm chứng và nhóm thực nghiệm sư phạm) Các VĐV này đều đang được tập luyện theo chương trình huấn luyện chuyên môn hóa sâu do HLV thuộc các CLB xây dựng theo hướng dẫn của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.5 cho thấy:
Kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu, thành tích đạt được ở các test không đồng đều nhau (có 09/11 test đối với VĐV nhóm tấn công, 10/11 test đối với nhóm VĐV chuyền hai, và 08/11 test đối với nhóm VĐV libero có CV > 10.00%), mặt khác hiệu suất thi đấu trung bình của các VĐV cũng không đồng đều nhau, và đều ở mức trung bình khá Điều đó chứng tỏ rằng, trình độ thể lực chuyên môn của các nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam không đồng đều nhau theo từng vị trí chuyên môn hóa thi đấu
3.1.5 Bàn luận về thực trạng tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Từ thực trạng công tác huấn luyện nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong huấn luyện
nữ VĐV bóng chuyền trẻ còn nhiều hạn chế Nguyên nhân chính được xác định là: Do cơ sở vật chất, phương tiện đánh giá chưa có hoặc có nhưng khó sử dụng và khó đánh giá; HLV chưa nắm vững các phương pháp huấn luyện khoa học hiện đại hiện nay, cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công
Trang 1110
tác huấn luyện còn rất hạn chế; Do quy trình đào tạo VĐV chưa hệ thống, một mặt do áp lực cao về đạt thành tích, một mặt do yêu cầu quá cao về chỉ tiêu thành tích Vì thế các HLV dành chủ yếu thời gian cho huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật để sớm có thành tích
Từ việc sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn ở các câu lạc
bộ bóng chuyền nữ cho thấy: Tỷ lệ sử dụng các bài tập chuẩn bị chung, bài tập chuẩn bị chuyên môn và bài tập thi đấu để phát triển thể lực chuyên môn cho
nữ VĐV bóng chuyền trẻ giữa các câu lạc bộ chưa tương đồng Vì vậy cần phải xây dựng và hoàn thiện các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ để các câu lạc bộ có thể áp dụng nhằm nâng cao thành tích thi đấu của môn thể thao này
Vấn đề này cũng được thể hiện ở thực trạng kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ Việt Nam tại các giai đoạn kiểm tra trong chu kỳ huấn luyện năm mà các HLV thường áp dụng trong quá trình huấn luyện, kiểm tra - đánh giá (bảng 3.5) cho thấy, kết quả kiểm tra các test không đồng đều, hệ số biến sai CV của hầu hết các test đều lớn hơn 10%
3.2 Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
3.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đồng thời qua tham khảo và tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ tại các câu lạc bộ trên phạm vi toàn quốc, luận án đã lựa chọn được 12 chỉ tiêu, test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu tại một số câu lạc bộ ở Việt Nam (bảng 3.6) Trên cơ sở đó, luận án tiến hành phỏng vấn 30 HLV, chuyên gia, chuyên viên, giáo viên, của các Câu lạc bộ bóng chuyền, các Trung tâm huấn luyện thể thao mạnh trên toàn quốc Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.6 cho thấy: Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 11 test chuyên môn ứng dụng trong đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một
số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu (đa số ý kiến lựa chọn các test đều xếp ở mức độ rất quan trọng trong kiểm tra, đánh giá
tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ, có từ 75.00% ý kiến trở lên lựa chọn trở lên, trong đó trên 50.00% ý kiến lựa chọn xếp ở mức độ từ
quan trọng cho đến rất quan trọng)
Trang 12BẢNG 3.6 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO
NỮ VĐV BÓNG CHUYỂN TRẺ TẠI MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA SÂU
(n = 30)
TT Nội dung phỏng vấn Số người lựa chọn
Kết quả phỏng vấn theo tỷ lệ % và xếp theo mức độ quan trọng Rất quan
trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
7 Lộn xuôi kết hợp chạy đà bật nhảy
ném bóng nhồi bằng 2 tay qua lưới (s) 29 96.67 22 75.86 5 17.24 2 6.90 0 0.00
Trang 13BẢNG 3.7 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN VỚI HIỆU SUẤT THI ĐẤU CỦA NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA SÂU THEO VỊ TRÍ
CHUYÊN MÔN THI ĐẤU
VĐV tấn công (n = 28)
VĐV chuyền hai (n = 14)
VĐV Libero (n = 11) δ
5 Chạy cây thông (s) 25.32±1.46 0.808 26.18±1.16 0.814 27.05±0.85 0.817
6 Lộn xuôi kết hợp chạy đà bật nhảy
ném bóng nhồi bằng 2 tay qua lưới (s) 21.59±1.00 0.765 22.34±0.92 0.774 23.09±0.84 0.784
Trang 14BẢNG 3.8 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CÁC TEST ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA
NỮ VĐV BÓNG CHUYỀN TRẺ GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA SÂU THEO VỊ TRÍ CHUYÊN MÔN THI ĐẤU
Trang 1511
Xác định tính thông báo của các test: Luận án đã tiến hành xác định
mối tương quan giữa các test với hiệu suất thi đấu của khách thể nghiên cứu (tại giải bóng chuyền cúp các câu lạc bộ trẻ) Luận án đã tiến hành kiểm tra trên khách thể nghiên cứu gồm 53 nữ VĐV bóng chuyền trẻ thông qua 10 test
đã lựa chọn Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.7 cho thấy: Cả 10/10 test
đã lựa chọn qua phỏng vấn đều thể hiện mối tương quan mạnh có đầy đủ tính thông báo với hiệu suất thi đấu của VĐV (|r| > 0.6 với P < 0.05) ở tất cả các nhóm VĐV theo vị trí chuyên môn thi đấu Vì thế, các test nêu trên có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Xác định độ tin cậy của các test: Luận án đã tiến hành kiểm tra 2 lần
trong điều kiện quy trình, quy phạm như nhau và cùng một thời điểm (bằng phương pháp test lặp lại - retest) Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.8 cho thấy: Cả 11 test đã qua kiểm tra tính thông báo đối với tất cả VĐV ở các vị trí chuyên môn thi đấu (tấn công, chuyền hai, libero) đều có hệ số tin cậy giữa
2 lần kiểm tra ở mức rất cao với r > 0.800 với P < 0.05
3.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho
nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu
3.2.2.1 Tổ chức kiểm tra sư phạm
Luận án tiến hành nghiên cứu trên 53 nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu Cả 53 nữ VĐV trên đều đang được tập luyện theo chương trình huấn luyện giai đoạn chuyên môn hóa sâu tại các câu lạc bộ bóng chuyền nữ mạnh trên phạm vi toàn quốc Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm trên các nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam được tiến hành trong 12 tháng và được kiểm tra qua hệ thống 10 test chuyên môn đã lựa chọn, được tiến hành kiểm tra định kỳ ở 3 thời điểm: ban đầu, sau 6 tháng và sau 12 tháng Kết quả kiểm tra sư phạm và so sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra ở các thời điểm sẽ
là cơ sở để xây dựng các thang điểm, tiêu chuẩn đánh giá phân loại và kiểm nghiệm trong thực tiễn công tác đào tạo, huấn luyện thể lực chuyên môn ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu
3.2.2.2 Kiểm định tính phân bố chuẩn của kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc
bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu
Trên cơ sở các kết quả kiểm tra các test nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận án tiến hành xác định tính phân bố chuẩn thông qua các chỉ số hệ số biến sai (Cv), sai số tương đối của số trung bình (ε) và chỉ tiêu W Shapyro - Winki, thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.9, 3.10 và 3.11 trong luận án
Trang 1612
cho thấy: Tất cả các test kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu đều có kết quả tương đối tập trung Cv < 10%, sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho phép ε < 0.05, chỉ tiêu
Wtính (Shapyro - Winki) đều > Wbảng = 0.881 ở ngưỡng sác xuất P < 0.05 Như vậy từ những kết quả trên đây thấy kết quả kiểm tra các test lựa chọn đều đảm bảo tính phân bố tương đối chuẩn của các số liệu khảo sát ở từng test đánh giá
trình độ thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu
3.2.2.3 Kết quả theo dõi và kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ sau 1 năm tập luyện
Luận án đã dùng 10 test lựa chọn, và tiến hành kiểm tra đánh giá sơ bộ trình độ thể lực chuyên môn vào các thời điểm ban đầu, sau 6 tháng và sau 12 tháng huấn luyện Đối tượng kiểm tra là các nữ VĐV bóng chuyền trẻ tại một số câu lạc bộ ở Việt Nam (theo các vị trí chuyên môn thi đấu gồm: 28 nữ VĐV tấn công, 14 VĐV chuyền hai, 11 VĐV Libero) Kết quả kiểm tra này được so sánh với các kết quả kiểm tra giai đoạn (sau 6 tháng, sau 12 tháng) nhằm đánh giá mức độ phát triển thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu trong quá trình huấn luyện năm Kết quả được trình bày ở các bảng 3.12 đến 3.14 trong luận án cho thấy:
Kết quả kiểm tra sư phạm trên 10 test của khách thể nghiên cứu qua các giai đoạn kiểm tra ban đầu và sau 6 tháng, cũng như sau 6 tháng đến sau 12 tháng không có sự khác biệt rõ rệt (|ttính| dao động từ 1.100 đến 1.765 < tbảng = 1.960; 2.056; 2.086 ở ngưỡng xác suất P > 0.05) Đồng thời nhịp tăng trưởng của các các test cũng không có sự tăng trưởng rõ rệt, trung bình sau 6 tháng tăng từ 2.466% đến 2.645%
Sau 12 tháng, kết quả kiểm tra ở khách thể nghiên cứu so với thời điểm kiểm tra ban đầu đã có sự khác biệt rõ rệt (|ttính| dao động từ 2.409 đến 3.822 >
tbảng = 1.960; 2.056; 2.086 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05) Mức độ tăng trưởng về kết quả lập test sau 12 tháng tập luyện đã có sự gia tăng rõ rệt so với trước tập luyện Hay nói một cách khác, các test đánh giá thể lực chuyên môn nữ VĐV bóng chuyền trẻ tại một số câu lạc bộ ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng rõ rệt sau 12 tháng tập luyện, mức tăng trưởng trung bình đạt từ 4.941% đến 5.279%
Từ kết quả phân tích nêu trên thấy kết quả so sánh của các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn được chọn có khác biệt đáng kể ở thời điểm kiểm tra ban đầu và sau 12 tháng Do đó phải xây dựng các tiêu chuẩn riêng theo từng test ở các thời điểm ban đầu và sau 12 tháng trong quá trình huấn luyện năm
3.2.2.4 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho
nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu