1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm

97 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 613,29 KB

Nội dung

Đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến mục tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức, quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm, tuy

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÚY HIẾU

QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌCQUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÚY HIẾU

QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI LAN

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thúy Hiếu, học viên cao học chuyên ngành Quản

lý giáo dục, đợt 2 khoá 2017-2019 Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hiếu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 9

1.1 Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học 9

1.2 Quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở tiểu học 18

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 28

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM 34

2.1 Khái quát chung về giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 34

2.2.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng 37

2.3.Kết quả nghiên cứu thực trạng 40

2.4 Thực trạng quản lýgiáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nộithông qua giáo dục trải nghiệm 46

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nộithông qua giáo dục trải nghiệm 53

2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nộithông qua giáo dục trải nghiệm 55

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM 60

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60

3.2 Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân,thành phố Hà Nộithông qua giáo dục trải nghiệm 61

3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất 74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội 34

Bảng 2.2: Số lượng học sinh tiểu học giai đoạn 2015-2019 35

Bảng 2.3: Quy mô cán bộ, giáo viên tiểu học giai đoạn 2015-2019 36

Bảng 2.4 Mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 40

Bảng 2.5 Mức độ thực hiện hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 43

Bảng 2.6 Mức độ tham gia của các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 45

Bảng 2.7 Mức độ thực hiện lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 46

Bảng 2.8 Mức độ thực hiện tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 48

Bảng 2.9 Mức độ thực hiện chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 50

Bảng 2.10 Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm 51

Bảng 2.11 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 53

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 75

Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 76

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ vì

đó là tương lai của đất nước.Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng của hệ thống giáo dục Giáo dục tiểu học nhằm hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên Trong các nội dung giáo dục tiểu học, giáo dục đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì, khi có đạo đức tốt, các em mới có định hướng đúng cho các hoạt động khác Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức ở tiểu học được thể hiện

rõ qua câu khẩu hiệu ở hầu hết các trường học hiện nay: “Tiên học lễ - Hậu học văn” Giáo dục đạo đức cho học sinh ở tiểu học có thể thông qua nhiều con đường, trong đó giáo dục trải nghiệm là một trong những hình thức giáo dục phù hợp với học sinh ở cấp học này và là con đường ngắn nhất để hoàn thiện nhân cách của trẻ

Hiệu quả và chất lượng của giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm

ở bậc tiểu học chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó, công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường là yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn Về nguyên tắc, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Ban giám hiệu được thể hiện tương đối toàn diện, từ lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục và kiểm tra, đánh giá hoạt động này Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý hoạt động này ở một số trường tiểu học chưa được thực sự chú ý, chưa mang tính khoa học.Vì vậy, hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức chưa cao Điều đó được thể hiện ở chỗ trong xã hội ngày nay, còn không ít trẻ em thiếu lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và với người lớn nói chung, chưa chăm chỉ học tập, có những hành vi bạo lực với bạn học Trong khi đó, chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học Đặc biệt, công tác quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở bậc tiểu học của quận Thanh Xuân, Hà Nội hầu như chưa được nghiên cứu Chính vì những lí do

đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:

Trang 7

“Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm”

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm

Đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm.Đạo đức được mọi xã hội, mọi giai cấp và mọi thời đại quan tâm.Trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có những tư tưởng giáo dục phù hợp.Giáo dục đạo đức cho con người là vấn

đề được đặt ra từ thời xa xưa và luôn đổi mới để thích ứng với mọi thời đại.Đặc biệt trong nhà trường, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được quan tâm hàng đầu

Trên thế giới, trước công nguyên, nhà giáo dục Trung Hoa phong kiến Khổng Tử (551- 479 TCN) đã rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho mọi người Ông cho rằng nếu người học chỉ có khư khư ôm lấy cái đạo học ấy mà không đem ra ứng dụng thực hành thì sao có thể gọi là thực học được.Vì vậy, học đạo

để hành đạo là yêu cầu thiết thân đối với người được giáo dục.Ông dạy người học tập phải biết thực hành.Ông yêu cầu học tập trực giác phải kết hợp với suy luận.Khổng Tử đề cao việc ứng dụng vào cuộc sống những điều đã học.Ông luôn dạy học trò của mình: Học gì phải thực hành ngay điều ấy, phải củng cố ngay tri thức đã học không chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở mà phải bằng việc làm[dẫn theo 7]

Nhà triết học Socrate (470-399 TCN) đã hướng triết học vào mục đích giáo dục conngười sống có đạo đức.Socrate cho rằng, đạo đức hay cái thiệncũng là một

loại tri thức, màta có thể tự trau dồi Một kẻ ác đơn giản chỉ là một kẻ dốt nát, chứ

bản chất anh ta không ác Đó là quan điểm tiến bộ vào thời bấy giờ Tiến bộ vì theo

ông, con người có thể tự hoànthiện bản thân qua giáo dục và việc "tự suy xét" Bởi thế, triết học của ông quan tâm nhiều đến con người, dạy đạo đức cho con người [dẫn theo 4]

Aristoste (384-322 TCN) đã nói rằng nhiệm vụ của đạo đức là tác động thuận lợi tới hạnh phúc của xã hội còn chính trị là khoa học và nghệ thuật mưu cầu hạnh

Trang 8

phúc cho xã hội Đạo đức và đạo đức học phải phục tùng chính trị [dẫn theo 4]

Comenxki (1592-1670) - đóng góp của ông trong lĩnh vực này không chỉ bằng tấm gương về đạo đức của cuộc đời mình mà phương pháp giáo dục đạođứccủa ông rất chú trọng đến hành vivà động cơ đạo đức

A.X.Makarenco (1888-1939) một nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đứcvà các biện pháp giáo dục đúng đắn như sự nêu gương, nguyên tắc giáo dục tập thể và thông qua tập thể Ông còn khẳng định cái logic của quá trình sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lí hoạt động của học sinh tham gia vào lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật [20]

2.2 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục đạo đức rất được quan tâm Từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) cho đến cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) vấn đề giáo dục đạo đức luôn được đề cao, phương châm giáo dục là lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với đời sống xã hội Đặc biệt sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba tên gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã chính thức xuất hiện.Từ đó, đã có rất nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứuvề vấn đề này

Thứ trưởng Võ Thuần Nho với bài “Một số vấn đề lý luận và tư tưởng về

giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học” Tác giả đã đưa ra những lý luận

và tư tưởng chủ đạo trong việc hình thành đạo đức cách mạng cho học sinh trong nhà trường [27]

Tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài “Đổi mới công tác của giáo viên chủ

nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh” Bài viết khẳng định vai trò của

giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời đề xuất những phương pháp đổi mới công tác chủ nhiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động tự giáo dục của học sinh [16]

Tác giả Trần Thị Minh Hiển với bài “Cải tiến hình thức sinh hoạt tập thể để

nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh” Qua bài viết, tác giả đề xuất cách tổ

chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể trải nghiệm

Trang 9

sáng tạo, giúp đổi mới, cải thiện chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường [18]

Tác giả Hà Nhật Thăng với bài “Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị,

lối sống của thanh niên – học sinh – sinh viên” Qua nghiên cứu, tác giả đề cập

đến những thay đổi về tư tưởng, đạo đức, lối sống của giới trẻ trong thời kỳ kinh

tế - xã hội phát triển Từ đó đề cao tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong cả 3 môi trường nhà trường – gia đình – xã hội[32]

“Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động Đội cho học sinh Tiểu học” của tác giả Nguyễn Lệ Hằng Ở công trình này tác giả qua thực tế khảo sát công tác giáo dục tại các trường Tiểu học quận Thanh Xuân cho thấy: Nhìn chung học sinh nơi đây có phẩm chất đạo đức tốt, chăm ngoan, lễ phép, khiêm tốn, thật thà Tuy nhiên các em còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo trước cám dỗ của cuộc sống Số học sinh vi phạm về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức, các chuẩn mực có chiều hướng gia tăng trong khi đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội tuy đã thu được kết quả quan trọng song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập hạn chế Với những bất cập đó, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Công trình trên đã khẳng định để đạt được hiệu quả trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thì điều kiện then chốt, quyết định là cơ chế chỉ đạo thống nhất

Nhìn chung trong những năm qua giáo dục đạo đức trong nhà trường của nước ta được Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm Các hội thảo khoa học về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên đã được tổ chức nhiều nơi trong cả nước Đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến mục tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức, quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm, tuy nhiên hầu hết các tác giả mới chỉ ra vai trò, hình thức tổ chức, biện pháp quản lý phù hợp với một số địa bàn nơi công tác của tác giả, chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng và đề ra các giải pháp để thực hiện công tác quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmở các trường tiểu học thuộc quận Thanh Xuân Chính vì vậy chúng

Trang 10

tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường Tiểu

học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở bậc tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung quản lýgiáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung khảo sát các nội dung quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của 264 giáo viên và cán bộ quản lý các trường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội Trong đó có: 39 CBQL và

225 giáo viêntrường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu đềtài:

5.1.1.Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hệthống

Quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmcó mối quan hệ biện

Trang 11

chứng với nhiều yếu tố khác trong hoạt động quản lý nhà trường, chúng phụ thuộc, tác động lẫn nhau.Đặc biệt trong thời kì đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đề nghiên cứu chịu nhiều sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan nên nó được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố.Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng cũng khác nhau Vì vậy, vấn đề nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt

5.1.2 Tiếp cận lịch sử

Luận văn nghiên cứu lịch sử phát triển và kinh nghiệm quản lý giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmđể tìm ra ưu, nhược điểm, vận dụng vào quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

tiễn ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tìm đọc, tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmvà các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này Từ đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận văn này

5.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Thiết kế hai loại phiếu hỏi dành cho hai đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Mẫu 1: Khảo sát thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Trang 12

Mẫu 2: Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Thông qua ý kiến của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng Thiết kế một số câu hỏi phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ quản lý, giáo viên ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội để làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu

đề tài

5.2.4 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng các công thức toán thống kê, lập bảng,… để xử lý số liệu thu thập, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa học Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng công thức toán học để tính tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lýluận

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmở các trường tiểu học Kết quả này sẽ góp phần làm rõ, bổ sung, hoàn thiện lý luận về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệmở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội nói riêng và các trường tiểu học nói chung

6.2 Ý nghĩa thựctiễn

Luận văn chỉ ra thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất được một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nộithông qua giáo dục trải nghiệm Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nộinói riêng và

Trang 13

cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học nói chung góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

7 Kết cấu của luậnvăn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,

phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

họcthông qua giáo dục trải nghiệm

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu

học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm

Chương 3:Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường

tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA

GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

1.1.1 Một số khái niệm

-Khái niệm đạo đức:

Đã có rất nhiều các tác giả khác nhau bàn về khái niệm đạo đức Với các cách tiếp cận khác nhau các tác giả đã đưa ra khái niệm đạo đức theo quan điểm khoa học của mình

Theo tác giả Trần Hậu Kiểm, Đoàn Đức Hiếu [26] khái niệm đạo đức có thể hiểu như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một

hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, yêu cầu, chuẩn mực xã hội Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc củacon người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người,giữa cá nhân với xã hội [26]

Các tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương [8] đưa ra khái niệm đạo đức như sau: Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mựcxã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp vớihạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cánhân với xã hội [8]

Trong nghiên cứu này, sẽ sử dụng khái niệm đạo đức của các tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương làm khái niệm công cụ của luận văn

-Khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức:

Theo tác giả Nguyễn Thị Thi [33] khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức được hiểu như sau: Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục

Trang 15

(học sinh) để bồidưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp vớiyêu cầu xã hội [33]

Theo các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt [28] khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức được hiểu như sau: Giáo dục đạo đức là quá trình biếncác chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhânthành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen củangười được giáo dục[28, Tr30]

Trong nghiên cứu này, sẽ sử dụng khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức của các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt làm khái niệm công cụ của luận văn

-Khái niệm giáo dục trải nghiệm:

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 [2] thì giáo dục trải nghiệm trong trường phổ thông được hiểu như sau: Hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi, thông qua đó, chuyển hóa với những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai Cũng trong Chương trình giáo dục phổ thông thì hoạt động giáo dục trải nghiệm chính là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường: “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; ở tiểu học được gọi

là Hoạt động trải nghiệm”[2]

Như vậy, qua phân tích khái niệm giáo dục trải nghiệm theo Thông tư của

Bộ Giáo dục ban hành trong nghiên cứu này cũng xem xét khái niệm giáo dục

trải nghiệm như sau: Hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động giáo dục

được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12

Trang 16

1.1.2 Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

1.1.2.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

Mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học là nhằm trang bị cho học sinhnhững tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống,giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội Thông qua hoạt động giáodục này để hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trongsáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen

tự giác thựchiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lựchọc tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đấtnước

Mục tiêu giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học gồm có các mục tiêu sau đây:

- Trang bị cho học sinh tiểu học về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, cácyêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các kháiniệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức để giúp cho học sinhý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với cácyêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức

- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông quaviệc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tácxã hội, sinh hoạt tập thể, ) Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trởnên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻem tự khẳng định, tự tin, đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác

Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học là chuyển hóa nhữngnguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh,hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự

Trang 17

giác thực hiện các chuẩnmực của xã hội, thói quen chấp hành các qui định của pháp luật Cụ thể như sau:

+ Về kiến thức: Giúp học sinh trường tiểu học biết về một số chuẩn mực

hànhvi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em vớibản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môitrường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó

+ Về thái độ tình cảm: Giúp cho học sinh trường tiểu học có thái

độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân; tôn trọng những giá trịđạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng nhữngqui định của nhà trường và pháp luật

+ Về hành vi: Giúp cho học sinh trường tiểu học tham gia tích cực các

hoạtđộng phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhaucùng tiến bộ của bản thân và phát triển của dân tộc; có nghị lực thực hiện những tưtưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không vi phạmnhững hành vi sai trái

+ Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản

thânvà những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựachọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quanhệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống

Nói tóm lại, mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học là làm sao cho quá trình giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đến người họcđể hình thành ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quenhành vi đạo đức cho họ

1.1.2.2 Nội dung giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

Đối với học sinh tiểu học, có rất nhiều nội dung đạo đức cần phải giáo dục cho các em Bởi lẽ, đây là lứa tuổi nhi đồng, các em mới bắt đầu hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức Do vậy, nội dung giáo dục đạo đức cho các em

Trang 18

học sinh tiểu học rất rộng và phong phú Tuy nhiên, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải bám sát và căn cứ chính vào các nhóm chuẩn mực đạo đức xã hội do pháp luật, xã hội, nhà trường quy định

Do vậy, tại trường tiểu học nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh nên hướng vào các nhóm nội dung chính sau đây:

-Nhóm chuẩn mực đạo đức về tư tưởng, chính trị: Nội dung giáo dục đạo

đức cho học sinh tiểu học trong nhóm này gồm có: các phẩm chất đạo đức liên quan đến xây dựng co học sinh các phẩm chất về lý tưởng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; yêu đất nước, quê hương;

Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng; Tin tưởng vào Đảng và đường lốimới của Đảng, của nhà nước Những phẩm chất đạo đức thuộc nhóm các phẩm chất

tư tưởng, chính trị nêu trên khi giáo dục học sinh tiểu học sẽ góp phần định hướng và hình thành ở học sinh lý tưởng sống và định hướng giá trị nhân cách

-Nhóm chuẩn mực đạo đức về hoàn thiện và phát triển bản thân: Nhóm

chuẩn mực đạo đức này gồm có các phẩm chất đạo đức như: Tự trọng (tự tinvào bản thân, tin vào sự phát triển của đất nước); tự lập (không ỷ lại vào ngườikhác); giản dị, trung thực (không lừa dối người khác và chính lương tâm của mình);siêng năng, hướng thiện (trong suy nghĩ và hành động), biết kiềm chế, biết hối hận

- Nhóm những chuẩn mực đạo đức liên quan đến ứng xử; quan hệ với mọi người, với dântộc khác: Gồm các phẩm chất đạo đức như:Nhân nghĩa cụ thể là

biết ơn (tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người cócông với dân, với nước và kính trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡnhững người có nhân cách); yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác (đồng cảm,biết chia sẻ, đoàn kết, hữu nghị);

bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người,…

- Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc:

Gồm có các phẩm chất đạo đức như:Trách nhiệm cao; có lương tâm; tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải (chân lý);dũng cảm, liêm khiết Những giá trị đạo đức này thể hiện nhận thức, thái độ, chấtlượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động,…

Trang 19

Nhữnggiá trị trên sẽ là động lực giúp mỗi cá nhân nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiệnnhân cách, học tập và hoạt động xã hội

- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tựnhiên, môi trường văn hóa – xã hội)

Các phẩm chất đạo đức thuộc nhóm này gồm có: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìnbảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội bình đẳng dân chủ, có ýthức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người; môi trường sống; bảo vềhòa bình; bảo vệ phát huy truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.Những giá trị trên có liên quan đến nghĩa vụ của công dân trong việc xâydựng môi trường sống của con người bao gồm: gia đình, cộng đồng nơi ở, đoàn thểcơ sở của mỗi công dân như Đảng, Đoàn, Đội, các Hội quần chúng, địa phương,quốc gia, quốc tế

Để giáo dục đạo đức đạt hiệu quảcao, chúng ta cần giáo dục đạo đức với những nội dung cơ bản sau:

- Giáo dục tri thức đạo đức: Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý thức

conngười Nó là kết quả của quá trình nhận thức thế giới, là sự phản ánh cuả thế giớikhách quan Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, trong đótri thức đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triểnnhân cách con người

Tri thức đạo đức thông thường là những tri thức, những quan niệm của conngười được hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưađược hệ thống hóa, khái quát hóa Tri thức đạo đức lí luận là những tư tưởng, quanđiểm đạo đức được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù đạo đức

Tri thức đạo đức thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống củacon người trong cuộc sống đó.Sự phát triển của tri thức đạo đức từ trình độ thông thường lên trình độ lí luận là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội, của sự đa dạng hóa các quan hệgiữa người với người, giữa cá nhân với xã hội Tầm quan trọng của tri thức ở trình độ lí luận làm cho giáo dục đạo đức bằng các học thuyết đạo đức[9]

Trang 20

- Giáo dục tình cảm đạo đức: Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự

phảnánh tồn tại, nó phản ánh mối quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữangười với thế giới khách quan Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con ngườivà trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người.Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu thành, là một hình thái biểu hiện, mộtcấp độ của ý thức đạo đức Chính vì vậy, trong điều kiện ở nước ta hiện nay giáodục tình cảm đạo đức càng có ý nghĩa cấp thiết Cơ chế thị trường với sự thừa nhậnvà khuyến khích lợi ích cá nhân Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của nó cũngsẽ làm suy giảm tình cảm đạo đức, tình cảm gắn kết với con người với tập thể vàvới xã hội Đời sống đạo đức trong gia đình, nhất là gia đình ở đô thị đang có chiềuhướng suy giảm gây ảnh hưởng đến sự bền vững của gia đình Giáo dục và tự giáodục đạo đức đối với cán bộ đảng viên bị xem nhẹ

Do vậy, cùng với sự điều tiết cơchế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục tình cảm đạo đức sẽ gópphần tích cực khắc phục tìnhtrạng đó, bồi đắp lại những tình cảm đạo đức tốt đẹpđó của con người [11]

- Giáo dục lí tưởng đạo đức: Cùng với tình cảm và tri thức đạo đức, lí

tưởngđạo đức là một yếu tố quan trọng cấu thành ý thức đạo đức cá nhân Lí tưởng đạo đứclà cơ sở lựa chọn giá trị, là mục tiêu cao nhất của hành vi đạo đức

và đánh giá đạo đức

Lí tưởng đạo đức là quan niệm về cái cần vươn tới cũng như mọi lí tưởng xãhội khác, lí tưởng đạo đức bao hàm yếu tố lựa chọn, mong muốn, khao khát vì vậynó chứa đựng yếu tố tình cảm đạo đức Nó là sự thống nhất giữa tình cảm và lí trí

Vì vậy, giáo dục đạo đức với tư cách là quá trình làm hình thành và phát triểný thức đạo đức con người, cũng đồng thời là quá trình phát triển năng lực hoạt độngđạo đức hay nói cách khác là đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức của con người

- Giáo dục giá trị đạo đức: Giá trị đạo đức bao gồm giá trị đạo đức

truyềnthống của dân tộc, giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức nhân loại.Về giá trị đạo đức của dân tộc: truyền thống đạo đức là mạch chủ đạo, chiphối suy nghĩ, hành vi ứng xử, đạo lí làm người của người Việt Nam Nó trở thànhchuẩn

Trang 21

mực để phân biệt thiện – ác; phải – trái, tốt – xấu; chi phối lương tâm, nghĩavụ của người Việt Nam Vì thế, nó trở thành một triết lý xã hội, một hình thức giáodục đạo đức sâu sắc Giáo dục cho học sinh chủ nghĩa yêu nước; truyền thống đoànkết “lá lành đùm lá rách”, truyền thống lạc quan, yêu đời và giáo dục truyền thốngcần cù, sáng tạo,…

Giáo dục cho học sinh giá trị đạo đức cách mạng Đó là thực hiện tốt đườnglối chính sách của Đảng và của nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, hết long phục vụ nhân dân, luôn luôn tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng chính trịcủa Đảng [11]

Giáo dục đạo đức cho học sinh về tinh hoa đạo đức nhân loại: Giá trị đạo đứcphương Đông được thể hiện rõ nét trong Nho giáo đó là triết lý hành động, tư tưởngnhập thế, hành đạo, giúp đời; là lí tưởng về một xã hội bình trị Bên cạnh đó, lànhững giá trị phật giáo như giáo dục tư tưởng vị tha, nếp sống giản dị, giáo dục tínhbình đẳng, dân chủ và đề cao lao động Giá trị đạo đức phương Tây được thể hiệnqua lòng nhân ái, chủ nghĩa nhân văn, quyền tự do,…

1.1.2.3 Hình thức giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cũng rất đa dạng và phương phú Tùy thuộc vào nội dung giáo dục đạo đức, đặc điểm học sinh nhà trường, đặc điểm và điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhà trường mà nhà giáo dục sử dụng hình thức nào cho phù hợp và hiệu quả nhất Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS rất phong phú và đa dạng,không chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưacác nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thểhọc sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinhhoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,…

Có thể sử dụng các hình thức sau đây trong giáo dục đạo đức cho học sinh

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học: Việc giáo dục

đạođức cho học sinh thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúngđắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền

Trang 22

và nghĩavụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện cácquyền của công dân

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lênlớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức

tổchức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thểthao Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh trải nghiệm và hình thành cácquan hệ đạo đức, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội

Thông qua hoạt động này, học sinh có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thầntrách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự giáo dục với gia đình và cáclực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong

vấn đềgiáo dục đạo đức và có tầm quan trọng đặc biệt Nhiệm vụ của các cán bộ quản lý và cácnhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm rabiện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mối đồng thuận caogiữa nhà trường, gia đình và xã hội

1.3.2.3 Phương pháp giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

Có rất nhiều các phương pháp giáo dục có thể sử dụng để giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Trong đó gồm có các phương pháp như:

- Phương pháp đàm thoại: là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo

viên vàhọc sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể

đểgiáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó Phươngpháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đứccho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bảnchất và nội dungđạo đức mới

Trang 23

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật

trongnhững tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác

hànhđộng, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua những trò chơi cụ thể

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học sinh thực

hiệnnhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dụcnhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh Thực hành nhiệm vụnày người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạchhành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Phương pháp giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học rất đa dạng Vì vậy, nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng vàtừng tình huống cụ thể

1.2 Quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở tiểu học

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một vấn đề nghiên cứu dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học với các chuyên ngành khác nhau như: Triết học; Xã hội học; Kinh tế học

và Tâm lý học, Quản lý giáo dục, Do vậy, đã có rất nhiều khái niệm quản lý khác nhau được đưa ra bởi các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam Có thể nêu dẫn một số khái niệm về quản lý dưới đây:

Theo tác giả F.Taylor khái niệm quả lý được trình bầy như sau: “Quản lý

là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn ngườikhác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành tốt công việc như thế nào,bằng phương pháp tốt nhất, rẻ

nhất” [Dẫn theo 10, tr 89]

Theo tác giả Harold Koont và cộng sự khái niệm quản lý được trình bầy

như sau: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phốihợp những nỗ lực

cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Mục tiêu của nhàquản lý là hình

Trang 24

thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đíchcủa nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Với tư cách thựchành thì quản

lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[25, tr138]

Theo tác giả Mary Parker Pollet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công

việc đượcthực hiện thông qua người khác” [Dẫn theo 3, tr125]

Tác giả Subir Chowdhury (2006) trong tác phẩm:“Quản lý trong thế kỷ 21” đã đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là tác động có mục đích,có kế hoạch của chủ thể quản lý tới những người lao động nói chung là khách thểquản

lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [31]

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006) khi bàn về khái niệm quản lý cũngcho rằng: Hoạt động quản lý là tác động có định hướng,

có chủ đích của chủ thể quảnlý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằmlàm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích

1.2.1.2 Các chức năng của quản lý

Những chức năng cơ bản của quản lý gồm có 4 chức năng cụ thể như: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá

- Lập kế hoạch: là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục

đíchđối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Ba nội dung chủ yếu của chức năng này là:Xác định mục tiêu đối với tổ chức; Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu

đã đề ra; Xác định những hoạt động cần thiết, tối ưu để đạt được mục tiêu kế hoạch là nền tảng của quản lý

Lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm chắc thông tin với tư duy dự báo tốt và sự

Trang 25

tham gia dân chủ của mọi thành viên, bởi họ là người làm cho kế hoạch được thực hiện Lập kế hoạch đi trước việc thực hiện toàn bộ chức năng quản lý khác

và các chức năng quản lý khác muốn đạt hiệu quả cũng đều phải lập kế hoạch

-Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và

nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả Ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau Người quản

lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có

Chức năng của tổ chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình quản lý, gồm các công việc sau: Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất ngân quỹ, các mối quan hệ; Tổ chức thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy, lựa chọn, sắp xếp nhân sự bộ máy; quy định chức năng, quyền hạn và phân công nhiệm vụ cụ thể; Tổ chức triển khai kế hoạch đến những người thực hiện: thuyết phục động viên mọi người chấp nhận kế hoạch; Xác định cơ chế phối hợp, tạo sự hợp tác, liên kết, giám sát thông tin, cácquan hệ ngang dọc; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, đề bạt đãi ngộ, phát triển vốn quý của tổ chức là nguồn lực con người; Xây dựng và duy trì những hệ thống các vai trò nhiệm vụ trong một tổ chức là chức năng tổ chức trong quản lý

- Lãnh đạo, điều hành: Là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ

nhữngcán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công Lãnhđạo là quátrình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức

Trang 26

- Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra là chức năng của quản lý nhằm đánh giá,

phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu

đề ra Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời

+ Xây dựng định mức và tiêu chuẩn

+ Chỉ số các công việc, phương pháp đánh giá

+ Rút kinh nghiệm và điều chỉnh

Kiểm tra không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành có kết quả, mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây dựng kế hoạch Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch, tiêu chuẩn cụ thể và chế độ trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận đã được xác định Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý

mà thông tin làchất liệu cho các quyết định trong quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh hoạt, thích ứng với thay đổi của môi trường Bởi vậy, quản lý- lãnh đạo mà thiếu kiểm tra thì như không có quản lý hay lãnh đạo Nói tóm lại, các chức năng quản lý kế tiếp và độc lập với nhau chỉ là tương đối mà các chức năng của quản lý mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tùy theo thời điểm, nội dung

mà một số chức năng có thể tiến hành đồng thời, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau

1.2.2 Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

1.2.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Trên cơ sở phân tích một số khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài như: khái niệm đạo đức; giáo dục đạo đức; giáo dục trải nghiệm; quản lý; giáo dục đạo đức tại trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm đề tài xác định khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm như sau:

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmđược hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và

Trang 27

có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm tại nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục

và rèn luyện đạo đức cho học sinh đã đề ra

1.2.2.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Với tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, nội dung quản quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm gồm

có 4 nội dung: (1) Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (2) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (3) Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (4) Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Dưới đây, sẽ phân tích chi tiết các nội dung quản lý này

(1) Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Lập kế hoạch là nội dung quản lý đầu tiên trong 4 chức năng quản lý Lập

kế hoạch được xem là chức năng cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại của mỗi tổ chức Bởi lẽ, lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường” [17, tr.36]

Chủ thể quản lý nhà trường khi lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm có thể thực hiện theo 7 bước sau đây:

-Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề về thực trạng giáo dục

đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm hiện tại như thế nào?

Trang 28

-Bước 2: Xác định chính xác các cá nhân, tổ chức, bộ phận quản lý, tham gia

giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

-Bước 3: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với

hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động này Trên cơ sở đó, chủ thể quản lý nắm bắt đầy

đủ, chính xác các thông tin để lập kế hoạch nhằm phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu trong hoạt động này

-Bước 4:Chủ thể quản lý xác định rõ những vấn đề còn tồn đọng nhất, điểm

yếu nhất, xác định các vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết trong kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

-Bước 5: Chủ thể quản lý xác định chính xác định hướng, mục đích trọng tâm, các mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

-Bước 6: Chủ thể quản lý xác định các chiến lược hành động và hoạt động cụ thể bao gồm: mục tiêu,nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện , nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, tiến độ thời gian, các lực lượng ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động này,

Trong đó có cả chiến lược hành động cũ đã phát huy tác dụng tốt và các chiến lược hành động mới đề xuất phù hợp với hoàn cảnh mới, giải quyết vấn đề mới nảy sinh

Bước 7: Chủ thể quản lý theo dõi tiến trình của kế hoạch, dự kiến kết quả, dự kiến các phát sinh và phương án điều chỉnh Có các chuẩn để đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Để thực hiện tốt nhất 7 bước trong lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm, chủ thể quản lý cần chú

ý tới các khía cạnh sau:

- Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Trang 29

- Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm riêng biệt trên cơ sở nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này

- Thu hút sự tham gia của các chủ thể quản lý và các lực lượng giáo dục vào lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

- Lập kế hoạch có dự kiến được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, phương thức và giải pháp thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

- Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm được phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và các lực lượng ngoài nhà trường có tham gia vào hoạt động giáo dục này và công khai trong trường

- Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm phải có các chuẩn đánh giá rõ ràng

(2) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị trong nhà trường, thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí, tổ chức phân bổ công việc, quyền hạn và các nguồn lực để thực hiện thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt mục tiêugiáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Có rất nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Do vậy, chủ thể quản lý cần phải phân phối nguồn nhân lực tham gia một cách khoa học và hợp lý Nguồn nhân lực tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường; Các phòng/Ban chức năng; Giáo viên; thành viên của các tổ

Trang 30

chức Đội, Hội, … Do vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chủ thể quản lý cần chú ý các khía cạnh sau:

-Xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

-Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

- Xác định được chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

- Xác định được mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

- Xây dựng chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năg lực cho các chủ thể quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

-Tổ chức hoạt động hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmphong phú và đa dạng phù hợp với đặc điểm nhà trường, địa phương và đặc điểm học sinh

Để thực hiện tốt chức năng này, chủ thể quản lý cần chú ý các khía cạnh sau:

- Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm: bao gồm các bộ phận chức nâng (phòng, ban, tổ chuyên môn, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh hội sinh viên, )

- Xác định rõ các loại hình hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmđể tổ chức cho học sinh tham gia: Hoạt động học tập trên lớp học, hoạt động ngoài giờ học chính khóa, hoạt động vân hóa nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm thực tế, hoạt động tham quan dã ngoại, hoạt động giao lûu cộng đồng, …

- Xác định rõ các nguồn lực phục vụ cho tổ chức hoạt động đạt kết quả (nguồn lực con ngûời, vật chất, tài chính, thời gian, thông tin)

Trang 31

- Xác định rõ các cách thức phối hợp các lực lûợng giáo dục tổ chức hoạt động (phối hợp các lực lûợng giáo dục trong nhà trûờng, phối hợp với các lực lûợng giáo dục ngoài nhà trûờng)

- Xác định rõ cách thức huy động tối đa tiềm nâng của học sinh vào tổ chức hoạt động (phân công công việc, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các lớp, các nhóm, các cá nhân)

- Tổ chức đûợc các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmphong phú và đa dạng

(3) Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm chính là việc chủ thể quản lý định hûớng và lôi cuốn mọi thành viên của tổ chức tham gia tích cực chủ động vào hoạt động này Thông qua việc liên kết, liên hệ với ngûời khác và khuyến khích, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt đûợc mục tiêu của hoạt động giáo dục Do vậy, chủ thể quản lý hoạt động này cần định ra chủ trương, đường lối nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Khi thực hiện chức năng chỉ đạo này, chủ thể quản lý nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

-Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, chủ trương đường lối giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Trong

đó, cần nhấn mạnh tới việc chỉ đạo để thống nhất nhận thức cho tất cả cá nhân, đơn

vị trong và ngoài nhà trường hiểu giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmlà một bộ phận thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường Chỉ đạo việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần thông qua giáo dục trải nghiệm và cần phải chú ý đến đặc thù của học sinh, đặc thù của trường, điều kiện văn hoá, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương

Trang 32

-Chỉ đạo thực hiện nội dung, phûông pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.Ở

nội dung này chủ thể quản lý cần chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học; thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp; thông qua dạy chuyên đề; thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội tại cộng đồng; thông qua giáo dục gia đình; thông qua tự giáo dục của học sinh

-Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phûông tiện, cô sở vật chất phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Để thực hiện tốt nhiệm vụ này chủ thể quản lý cần phải xây dựng được

hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học đûờng, có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động giảng dạy và rèn luyện đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Trang bị đầy đủ máy chiếu, các phòng chức nâng, câu lạc bộ phục vụ hoạt động giáo dục và rèn luyện đạo đức phù hợp với học sinh tiểu học; Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu về giáo dục đạo đức, hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học Trang bị được hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và rèn luyện đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm,…

-Chỉ đạo phối kết hợp các lực lûợng giáo dục trong và ngoài nhà trường hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học Với đặc điểm là học sinh tiểu học, các em đang trong quá trình hình thành

các phẩm chất đạo đức, do vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức cho các em

(4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm chính là việc thể hiện nhiệm vụ của chủ thể quản lý đối với hoạt động này nhằm thu nhận được thông tin chính xác, đa chiều để xác định được thực trạng hoạt động này của nhà trûờng nhằm tìm ra, khẳng định những ûu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều

Trang 33

chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hûớng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động này đề ra

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm chủ thể quản lý cần thực hiện tốt nhất các khía cạnh sau:

- Xây dựng đûợc các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng

- Chuẩn bị đûợc lực lûợng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

- Xây dựng đûợc kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmtheo nâm học, học kỳ

- Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giá

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

1.3.1 Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáoviên các trûờng tiểu học

Nhận thức của chủ thể quản lý, cán bộ, giáo viên về giáo đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu quả hoạt động quản lý Bởi lẽ, việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc

về mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp, lực lượng tham gia vào giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm sẽ giúp cho chủ thể quản lý, giáo viên biến nhận thức thành hành động tích cực, thái độ tích cực và chủ động trong thực hiện tất cả các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục này Việc nhận thức sâu sắc về ý nghĩa vai trò của giáo đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệmtrong giai đoạn hiện nay, nhất là trûớc sự phát triển và hội nhập của đất nûớc, thì sẽ có hành động đúng, bằng mỗi lời nói, bằng mỗi hành vi của mình, đậc biệt là bằng thái độ của mình với mọi ngûời để giáo dục, để quản lý giáo đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Trang 34

1.3.2 Nâng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên các trûờng tiểu học

Một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm và quản

lý hoạt động này chính là yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học.Nâng lực cụ thể của giáo viên về vấn đề này sẽ giúp cho giáo viên thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giáo dục này Trong đó, giáo viên sẽ có năng lực giúp học sinh nắm được các kiến thức lý thuyết về đạo đức, giúp học sinh từ kiến thức lý thuyết vận dụng được vào trong hành động cụ thể tại gia đình, nhà trường và khi tham gia vào cuộc sống xã hội Đối với chủ thể quản lý hoạt động giáo dục này, nhờ có năng lực chủ thể quản lý sẽ thực hiện tốt nhất các chức năng quản lý hoạt động này (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá)

1.3.3 Phûông pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm

Phương pháp giáo giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động giáo dục này cho học sinh tại trường tiểu học Bởi lẽ, phương pháp giáo dục chính là cách thức để nhà giáo dục truyền tải tới học sinh mục tiêu của hoạt động giáo dục, giúp các em tiếp thu nhanh nhất, tốt nhất các kiến thức đạo đức, vận dụng được kiến thức vào thực hành thông qua giáo dục trải nghiệm tại nhà trường Do vậy, đối với giáo viên việc sử dụng đa dạng, phù hợp, đồng bộ, linh hoạt các phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sẽ giúp cho hoạt động này đạt được hiệu quả tốt như mục tiêu đề

ra Đối với chủ thể quản lý, nắm được các phương pháp giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm sẽ giúp cho chủ thể lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá tốt nhất việc giáo viên sử dụng và thực hiện các phương pháp giáo dục đạo đức này và qua đó kịp thời điều chỉnh và có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên, tổ chức, chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp và hiệu quả Do vậy, để quản lý tốt hoạt động giáo giáo dục đạo đức cho

Trang 35

học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm thì chủ thể quản lý cần chú ý tới yếu tố này

1.3.4.Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học

Có thể nói rằng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện và lực lượng tham gia giáo dục mà hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc phần lớn vào sự tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào hoạt động giáo dục này Học sinh phải chủ động, tích cực biến quá trình giáo dục đạo đức thành quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện đạo đức thì mới

có thể đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Do vậy, bên cạnh các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, cán bộ giáo viên, các lực lượng ngoài nhà trường tham gia trực tiếp vào giáo dục đạo đức cho học sinh thì yếu tố thuộc về tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Do vậy, chủ thể quản

lý cần phải có các giải pháp cụ thể để quản lý tốt sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học đối với hoạt động giáo dục này

1.3.5 Môi trường gia đình và phương pháp giáo dục của gia đình

Đối với học sinh tiểu học gia đình có vai trò vô cùng quan trọng với các

em Gia đình chính là nơi các em được sinh ra, lớn lên và được chăm sóc về thể chất và nuôi dưỡng về tâm hồn Do vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các em Bầu không khí gia đình, văn hoá của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các phẩm chất đạo đức của các em Từ văn hoá giao tiếp, ứng xử đến nếp sống của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đạo đức của học sinh Đặc biệt, văn hoá nêu gương của các thành viên trong gia đình là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các em lứa tuổi này Các thành viên trong gia đình có các phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có hành vi ứng xử văn minh sẽ là tấm gương đạo đức tốt nhất cho các em noi theo Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục các em trong gia đình cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Với lứa tuổi này, các thành viên trong gia đình cần có phương pháp giáo dục đạo đức cho các em phù hợp với lứa tuổi, giúp các em hình thành các phẩm chất đạo đức tốt thông qua chính cách giáo dục, dạy dỗ các

Trang 36

em hàng ngày trong gia đình Do vậy, yếu tố môi trường gia đình và phương pháp giáo dục cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Do vậy, hiệu trưởng (chủ thể quản lý) hoạt động này cần chú ý tới yếu tố này để có các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả Hiệu trưởng cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong tất cả các khâu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sao cho hoạt động giáo dục này đạt được mục tiêu đề ra

1.3.6 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học

- Đặc điểm về mặt nhận thức

Học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 6-11 tuổi Đây là độ tuổi các em chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu, một sự chuyển tiếp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp các em hình thành nhân cách, năng lực trí tuệ và cả thể chất

Bước vào lứa tuổi này, các em sẽ có những mối quan hệ xã hội mới bên ngoài gia đình, qua đó, các em sẽ hình thành nên bản sắc cá nhân, đồng thời cũng phác họa được hình ảnh tự thân, hoàn thiện nhân cách cùng với tiến trình phát triển của mình Tuy nhiên, học sinh tiểu học vẫn còn rất non nớt, chưa đủ nhận thức, khả năng phân biệt đúng – sai,… nên các em luôn cần sự thấu hiểu tâm lý và sự giúp đỡ một cách phù hợp của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội

Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan của mình Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-

11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa

Học sinh tiểu học là tuổi nhận thức cảm tính là chủ yếu.Tư duy của các em còn mang nặng tính trực quan, chú ý thiếu bền vững.Tri giác của các em còn hời hợt, chủ yếu là ghi nhớ không chủ định Đối với những việc không hứng thú, trẻ dễ đãng trí, khó tập trung.Tuy nhiên trẻ Tiểu học cũng tiềm tàng khả năng phát triển Nếu biết cách tổ chức hoạt động phù hợp thì trẻ lớp 1 cũng có thể tiếp thu những tri thức khái quát Về sự phát triển ghi nhớ, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

là chỉ nhớ những sự kiện có vẻ bề ngoài gây ấn tượng về mặt cảm xúc, những điều được lặp đi lặp lại một cách máy móc Ở những năm phát triển tiếp theo, sự ghi nhớ máy móc sẽ được thay thế bằng cách ghi nhớ dựa trên mối quan hệ logic với nội

Trang 37

dung hơn Trong quá trình dạy học hay tổ chức các hoạt động, giáo viên cần áp dụng những cách thức riêng để duy trì sự chú ý và tính tích cực nhận thức của các

em trong suốt tiết học hay trong buổi hoạt động, phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau, sử dụng các hình thức trò chơi, tập thể dục giữa giờ,…

Nói tóm lại, các nhà giáo dục cần có hiểu biết về đặc điểm nhận thức của các

em, đừng để quá trình nhận thức của trẻ phải diễn ra trong sự mò mẫm, bản năng

mà cần hỗ trợ và định hướng cho các em một cách đơn giản, đúng đắn, giúp trẻ phát triển nhận thức hoàn hảo nhất ở lứa tuổi học sinh tiểu học

- Đặc điểm về mặt tình cảm

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người.Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em.Tình cảm tích cực

sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn

Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em.Vì vậy giáo viên cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt

chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh

- Đặc điểm về mặt ý chí

Đối với trẻ tiểu học, hành vi thực hiện của các em còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn Khi đó sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực hiện hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã

đề ra nếu gặp khó khăn Đôi khi các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa tạo nên tính cách của các em.Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời

Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ.Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và

Trang 38

tự chủ còn thấp.Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ Tuy nhiên ở lứa tuổi này, đời sống cảm xúc, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản mang tính tích cực; tính kiềm chế và tự giác được tăng cường, trạng thái cảm xúc ổn định Đặc biệt tâm trạng sáng khoái, vui tươi của trẻ tiểu học thường bền vững, lâu dài nên đó cũng là những điều kiện thuận lợi cho

quá trình giáo dục

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 này, nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Trong đó, luận văn đã xác định được hệ thống khái niệm công cụ như: đạo đức; giáo dục đạo đức; học sinh tiểu học; giáo dục trải nghiệm; giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm; quản lý; quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Nghiên cứu cũng đã xác định được các nội dung lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Trong

đó, đã tập trung phân tích sâu về mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Luận văn cũng đã trình bầy lí luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Với tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này đó là: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đứccho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Luận văn cũng đã phân tích lí luận về các yếu tố có ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm Trong đó gồm các yếu tố như: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáoviên các trûờng tiểu học; Nâng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáoviên các trûờng tiểu học; Phûông pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học; Môi trường gia đình và phương pháp giáo dục của gia đình

Trang 39

Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lí luận vững chức, giúp nghiên cứu xây dựng bộ công cụ điều tra, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp ở chương 3 của luận văn

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌCQUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ

NỘI THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM

2.1 Khái quát chung về giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội

2.1.1 Khái quát về các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

2.1.1.1 Khái quát về số lượng trường lớp và số lượng học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

-Số lượng các trường tiểu học:

Toàn quận Thanh Xuân, Hà Nội có tổng số 13 trường tiểu học công lập và

02 trường tiểu học dân lập, gồm các trường sau đây:

Bảng 2.1.Cáctrường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

1 Trường tiểu học Đặng Trần Côn Phường Thanh Xuân Bắc

2 Trường tiểu học Thanh Xuân Nam Phường Thanh Xuân Nam

3 Trường tiểu học Kim Giang Phường Kim Giang

4 Trường tiểu học Nguyễn Trãi Phường Khương Trung

5 Trường tiểu học Hạ Đình Phường Hạ Đình

6 Trường tiểu học Phan Đình Giót Phường Thượng Đình

7 Trường tiểu học Nhân Chính Phường Nhân Chính

8 Trường tiểu học Khương Mai Phường Khương Mai

9 Trường tiểu học Phương Liệt Phường Phương Liệt

10 Trường tiểu học Khương Đình Phường Khương Đình

Trang 40

11 Trường tiểu học Thanh Xuân Trung Phường Thanh Xuân Trung

12 Trường tiểu học Thanh Xuân Bắc1 Phường Thanh Xuân Bắc

13 Trường tiểu học Nguyễn Tuân2 Phường Thanh Xuân Trung

14 Trường liên cấp tiểu học và THCS

15 Trường tiểu học song ngữ Brendon Phường Nhân Chính

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2019

Như vậy, 15 trường tiểu học công lập và dân lập của quận Thanh Xuân, Hà Nội phân bố đều ở 11 phương trên toàn quận Số lượng trường tiểu học như vậy đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn quận 100% số học sinh tiểu học của 15 trường tiểu học thuộc quận đều học 2 buổi/ngày

-Số lượng học sinh các trường tiểu học:

Bảng 2.2: Số lượng học sinh tiểu học giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, Hà Nội

Về số lượng học sinh tiểu học của toàn quận Thanh Xuân, Hà Nội tính đến tháng 6 năm 2019 là 24891 học sinh Số lượng học sinh tiểu học của toàn quận cũng gia tăng theo từng nămdo tăng dân số cơ học Quận Thanh Xuân có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu chung cư được xây dựng và đi vào hoạt động,

số lượng dân cư tăng cao, số học sinh ngày càng tăng gây áp lực cho các trường trong công tác tuyển sinh đầu năm học mới

2.1.1.2 Khái quát về chất lượng học sinh các trường TH quận Thanh Xuân, Hà Nội

Thực tế chất lượng học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội trong những năm qua đã cho thấy sự chuyển biến đáng kể về chất lượng học sinh tiểu học Cụ thể như sau:

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

1 Trường bắt đầu đi vào hoạt động từ năm học 2018-2019

2 Trường được thành lập năm 2019 theo Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 2/4/2019 của UBND quận Thanh Xuân

Ngày đăng: 19/11/2019, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w