1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 5 6 tuổi, tại trường mầm non điền trung, huyện bá thước

20 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Giáo dục môi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường; giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường, tôn trọn

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới cuộc sống con người, vì vậy bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bao cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên [1]

Ngày nay, một trong những mối lo âu hàng đầu của con người đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường Chính vì vậy, việc mở rộng hiểu biết cho trẻ mẫu giáo về môi trường là rất cần thiết Giáo dục môi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường; giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường, tôn trọng và giữ gìn môi trường, biết cách sống tích cực và thân thiện với môi trường [2] Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non là quá trình giáo dục có mục đích, nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường,

có sự quan tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi, của trẻ đối với môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài

và rất quan trọng vì giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người mới, vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về môi trường sống, có ý thức hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệm đối với môi trường ngay từ nhỏ Là trang bị cho trẻ các kiến thức về môi trường, các thành phần của nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cung cấp những kiến thức về những tác động của con người tới môi trường và môi trường với con người

Giáo dục trong môi trường là sử dụng môi trường như một nguồn lực dạy học Giáo dục môi trường cần gắn liền với môi trường thực của trẻ

Môi trường là vấn đề nóng bỏng được đem ra bàn luận trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng của nhiều quốc gia Bảo vệ môi trường không riêng của một quốc gia mà là việc của cả thế giới từng cá nhân, tập thể Việc áp dụng lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây quá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và không gưỡng ép Đồng thời kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trong sạch

Trang 2

Với tình hình thực tế ở địa phương, trường tôi cũng như lớp tôi đang phụ trách và qua kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ của mình, tôi nhận thức sâu sắc

và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, những vấn đề cần trao đổi phối hợp với phụ huynh đề đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường cho trẻ Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Trường mầm non Điền Trung, huyện bá Thước” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp mẫu giáo A3 (5 - 6) tuổi do tôi phụ trách

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước Để giúp trẻ hiểu biết về vai trò của hoạt động bảo vệ môi trường, khi tham gia hoạt động trẻ biết được các nguyên tắc, hành vi, kỹ năng để bảo vệ môi trường

1.4 Phương pháp nghiên cứu: Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các

phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài)

- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp

- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp kiểm tra đánh giá

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định Giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các môn học của chương trình giáo dục mầm non Không chỉ vậy năm học này vấn đề tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cũng được áp dụng lồng ghép và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “Chơi mà học, học bằng chơi” [3]

Trang 3

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Ví dụ: Muốn bảo vệ cho môi trường xanh -sạch - đẹp, thì mỗi người trong trường mầm non phải có ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và riêng như: vệ sinh cá nhân, sắp xếp đồ dùng,

đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp, đi vệ sinh và vứt rác đúng nơi quy định, quét dọn, thu gom và xử lý tốt rác thải, trồng cây và chăm sóc cây

2.2 Thực trạng

2.2.1 Thuận lợi

- Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, được quy hoạch phù hợp tạo mọi điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động

- Nhà trường làm tốt công tác tham mưu huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%

- Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, am hiểu về chuyên môn, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy

- Giáo viên là người địa phương có nhiều năm công tác trong nghề

- Trẻ ngoan ngoãn đi học chuyên cần

- 100% các cháu được đi học từ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi

- Đa số trẻ nhanh nhẹn tự tin trong giao tiếp bằng tiến Việt

- Đa số các phụ huynh quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng cho con

em mình, có ý thức quyên góp các nguyên vật liệu phế thải cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động của các cháu

2.2.2 Khó khăn:

- Nhà trường chưa có phòng chức năng, một số phòng xuống cấp, phòng học phòng ăn, phòng ngủ còn sử dụng chung

- Môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế

- Đồ dùng đồ chơi trong lớp, ngoài trời chưa đáp ứng đượ nhu cầu khám phá của trẻ

- Một số cháu trong lớp còn nhút nhát, không thích tham gia các hoạt động

- Đa số trẻ là nông thôn nên phần nào môi trường giáo dục của gia đình làm ảnh hưởng đến trẻ một số kỹ năng như:

+ Chưa có kỹ năng ngọn gàng, ngăn nắp

Trang 4

+ Chưa có ý thức giữ gìn trường lớp, phong cảnh địa danh của quê hương + Trẻ chưa thực sự có thái độ ứng sử đúng đắn với môi trường

+ Chưa tôn trọng, giữ gìn và thân thiện với môi trường

- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho các cháu tại trường

- Một số phụ huynh ham làm kinh tế, không quan tâm đến con cái, coi nhẹ bậc học mầm non, phó mặc cho bố mẹ, ông bà

- Môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế (điều kiện đi thăm quan, tìm hiểu, hay làm các thì nghiệm, thử nghiệm, đơn giản, chưa nhiều)

Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, tại lớp mẫu giáo A3( 5-6) tuổi:

Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp tổ chức nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp mẫu giáo A3 (5 - 6) tuổi do tôi phụ trách

Tôi tiến hành khảo sát trẻ vào cuối tháng 9 năm 2018 với kết quả đạt được như sau:

TT Nội dung khảo sát trẻ Số

Kết quả

Số trẻ đạt

Số trẻ chưa đạt

Bình Số

Số

Số trẻ %

Số trẻ %

1 Không vứt rác, vứt đồ chơi bừabãi. 27 6 22 20 74 1 4 0 0 2

Nhặt rác và bỏ rác vào đúng

nơi quy định (vỏ bánh, kẹo, vỏ

sữa, lá cây ).

3

Cùng cô tham gia chăm sóc

cây, bảo vệ cây trong khuôn

viên trường, lớp.

4 Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nhà

5

Hiểu rõ tầm quan trọng của môi

trường không bị ô nhiễm Tác

hại của môi trường bị ô nhiễm.

Trang 5

6 Tiết kiệm điện, nước trong sinh

7

Tham gia vệ sinh lau chùi, sắp

xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp,

gọn gàng.

8 Ý thức tự chăm sóc, giữ gìn vệsinh cá nhân. 10 37 15 56 2 7 0 0 0 9

Ý thức giữ gìn trường, lớp,

phong cảnh, địa danh của quê

hương.

10 Biết cách sống tích cực và thân

Từ những kết quả khảo sát cho thấy: Số trẻ có ý thức và kỹ năng bảo vệ môi trường chưa cao, vẫn còn trẻ chưa có những kỹ năng tiền đề đơn giản việc bảo vệ môi trường (không vứt rác, vứt đồ chơi; bỏ rác đúng nơi quy định; )

2.3 Một số giải pháp

2.3.1 Giải pháp 1: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề

Thông qua hoạt động học trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: Trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi Với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng - hành động không đúng, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học

Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề, dựa vào khả năng của trẻ, điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, lớp, giáo viên chủ động, linh hoạt lựa chọn chủ đề, xây dựng mục tiêu, kết quả mong đợi phù hợp với nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của lớp và địa phương, khai thác các hoạt động có thể lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

* Với chủ đề Trường Mầm Non: Thông qua hoạt động KPKH “ Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp” Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ là: nhận biết môi trường sạch - bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chọn những hành vi đúng - sai” Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: Bé vứt rác vào

Trang 6

thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải để quả bóng vào giữa sau đó đi qua đường zích zắc lấy lô

tô hành vi đúng, sai gắn đúng yêu cầu Thời gian sau một bản nhạc đội nào gắn được nhiều thẻ, đúng theo yêu cầu là chiến thắng

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi chọn hành vi đúng - sai.

Kết quả: tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi và có ý thức về

Bảo vệ môi trường như: Cùng cô sắp xếp đồ chơi, làm đồ chơi trang trí lớp, làu chùi bàn ghế, trồng thêm cây xanh góc thiên nhiên

Hình ảnh: Trẻ đang lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi.

Trang 7

* Với Chủ đề : Bản thân Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ

gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường Nhận biết ký hiệu thông thường: Nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác… Và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: Dao, kéo,

ổ cắm điện, ao, hồ

Giờ học khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé” Cho trẻ khám phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt ( không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch ) Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai biết đội mũ ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng Hay tiết hoạt động âm nhạc bài hát “Cùng nhau bảo vệ môi trường” tôi còn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát:

Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì? (Phải phân loại rác) Bài hát khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được

Kết quả : Trẻ đã biết nhặt rác bỏ vào thùng rác

Hình ảnh: Trẻ nhặt rác, bỏ vào thùng rác giữ gìn vệ sinh cảnh quan

nhà trường sạch đẹp.

Trang 8

* Với Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé: Trẻ thấy được sự thay đổi của môi

trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình Biêt quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi có ý thức về những điều nên làm như: khoá vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng

Tiết KPKH: “ Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ biết một

số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: Bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, siêu điện Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác Cô đưa ra các tình huống nhằm

lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi

phòng các con phải làm gì? ( Tắt đèn, tắt tivi, quạt )

Hình ảnh: Trẻ tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng.

Trang 9

Kết quả: Trẻ có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, có ý thức về những điều nên làm như: Tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy đinh, khoá nước khi rửa tay xong

* Với chủ đề: Thế giới động vật: Ngoài việc tôi cung cấp cho trẻ kiến thức

về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người

và điều kiện sống của con vật, phân loại những loài có lợi, có hại và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài quý hiếm cho trẻ hiểu thêm về lợi ích của con vật đối với môi trường Tôi còn giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi, mong muốn

và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi

Ví dụ: Trong chủ đề nhánh : “Bé biết gì về một số động vật sống dưới

nước” tôi cho trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác

nhau ( bình nước sạch và bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó Tôi còn mở rộng về một số động vật đang sống trong lòng Đại Dương như cá thu, tôm, cua để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang

có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người Tôi nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng và môi trường sống khác nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ

Kết quả: Trẻ biết yêu quý các loại động vật ,biết chăm sóc bảo vệ động vật quý hiểm và tránh những động vật hưng dữ

* Với chủ đề “ Một số hiện tượng tự nhiên”:

Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên: gió, mây, mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt, núi lửa Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm bệnh tật cho con người tác hại của một số hiện tượng tự nhiên mang lại

Ví dụ: Trong đề tài “ Sự kỳ diệu của không khí” Tôi cung cấp trẻ biết được đặc điểm không khí không màu, không mùi, không vị, không khí có ở đâu, biết một số tác dụng đơn giản của không khí cũng như một số yếu tố gây ô nhiễm không khí và giáo dục cho trẻ có một số ý thức trong bảo vệ môi trường không khí Tôi cho trẻ xem video và làm một số thí nghiệm với không khí: Bắt không khí, các hình ảnh đung than bếp, ô tô nhả khói

Kết quả: Trẻ lớp tôi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về bảo vệ môi trường biết nhắc nhở bố, chú, người đến trường không được hút thuốc và biết tránh xa người hút thuốc, biết thu gom rác thải

Như vậy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các chủ đề đều khác nhau Phong phú, đa dạng các hình thức tổ chức và nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, trẻ có nhiều những kiến thức về chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh gần gũi với trẻ, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp Biết

Trang 10

sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả

2.3.2 Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chơi.

Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi, hoạt động chơi giúp trẻ hiểu về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và xã hội Chính sự mô phong, tượng trưng này đã đem lại cho trẻ niềm say mê, hứng thú khám phá những điều thú vị trong cuộc sống

Hoạt động chơi là hoạt động mang màu sắc xúc cảm chân thật mạnh mẽ, là điều kiện để hình thành ở trẻ thái độ đối với môi trường Trẻ yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, từ đó hình thành ở trẻ ý thức tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường

Ví dụ: Trong quá trình trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung quanh khu vực của lớp mình, tôi hướng cho trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa( khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế ) Rồi cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong Giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường

Để hoạt động chơi của trẻ là một giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tôi thường chú ý đến những nội dung sau:

- Lập kế hoạch chơi luôn hướng tới mục đích bảo vệ môi trường cho trẻ + Nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép trong kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi nói chung ở trường mầm non theo cấu trúc bao gồm: Mục đích - yêu cầu nội dung chơi, hình thức tổ chức chơi, phương pháp, giải pháp hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng vật liệu đánh giá kết quả chơi trên trẻ

+ Tôi xác định mục đích yêu cầu cần dựa vào nội dung kiến thức kỹ năng

về giáo dục môi trường và khả năng nhận thức của trẻ

+ Tôi lựa chọn hình thức, phương pháp, giải pháp hướng dẫn căn cứ vào nội dung chơi, đặc điểm nhận thức về môi trường của trẻ tùy thuộc vào mục đích trò chơi hình thành cho trẻ những kiến thức mới về môi trường hay cố gắng rèn luyện những kỹ năng đã biết

- Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi, khu vực chơi quen thuộc, chú ý xây dựng môi trường chơi trong và ngoài lớp học nhằm đạt kết quả cao nhất

+ Ví dụ: Trò chơi gia đình: Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét màng nhện trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm Trò chơi nấu ăn: Tập làm món ăn đơn giản chú ý vệ

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w