1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Price Action chuyên Sâu Nhật Hoài (Traderviet)

146 2,6K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 9,61 MB

Nội dung

Price Action là phương pháp giao dịch theo Hành Động Giá, và là phương pháp đã làm biết bao Trader mê đắm bởi sự đơn giản đến mức thuần khiết của nó. Các Price Action Trader tin rằng giá là nguồn thông tin duy nhất mà chúng ta cần để có thể xây dựng nên 1 phương pháp giao dịch cung cấp 1 lợi thế cho mình, từ đó có thể đọc hiểu được thị trường và kiếm lợi nhuận. Price Action loại bỏ gần như hoàn toàn các thông tin gây nhiễu khác và chỉ tập trung vào Giá để phân tích.Chúng tôi xin giới thiệu 1 series về Price Action chuyên sâu, từ cơ bản đến nâng cao, để cho tất cả traders mới bắt đầu tìm hiểu về Price Action có thể học phương pháp giao dịch này 1 cách toàn diện nhất, tránh việc đọc lượm lặt mỗi bài 1 ít rồi ráp lại 1 cách gượng gạo, thiếu chắc chắn.Series Price Action chuyên sâu này sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất, đơn giản nhất, để cho trader chưa biết gì về Price Action đều có thể đọc hiểu và luyện tập; từ đó sẽ đi đến các kỹ thuật Price Action chuyên sâu hơn, cách đọc hiểu thị trường bằng Price Action.Nội dung của series Price Action chuyên sâu sẽ gồm 5 phần chính, mỗi phần được chia làm nhiều kỳ với các nội dung nhỏ hơn:•Phần 1: Price Action cho người mới bắt đầu: Trong phần này, anh em sẽ biết về những khái niệm cơ bản nhất của Price Action, các mẫu hình Price Action cơ bản, và cách đọc hiểu Price Action ở mức độ cơ bản. Phần này gồm 9 kỳ (Người tổng hợp đã thu gọn lại còn 5 kỳ);•Phần 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng: Phần này chuyên sâu về các công cụ mà chúng ta sẽ sử dụng khi dùng Price Action để giao dịch, ví dụ đường xu hướng, kênh giá, vùng giá giằng co (congestion), từng thanh nến. Phần này cũng gồm 9 kỳ (Người tổng hợp đã thu gọn lại còn 6 kỳ);•Phần 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch: Phần này tập trung vào kỹ năng của 1 Price Action Trader, cách vào lệnh, thoát lệnh, cách lên kế hoạch, ghi nhật ký, tất tần tật những gì mà 1 Price Action – Trader cần phải biết làm, và làm cho thật giỏi. Phần này gồm 10 kỳ (Người tổng hợp đã thu gọn lại còn 8 kỳ);•Phần 4: Các chiến lược giao dịch Price Action: Phần này đến lúc Trader phải biết vận dụng những kiến thức và công cụ đã học vào 1 chiến lược thực sự để kiếm lợi nhuận, cách phân tích thị trường theo chiến lược, cách vào lệnh và thoát lệnh. Phần này gồm khá nhiều kỳ, mỗi kỳ là 1 chiến lược Price Action riêng biệt, anh em chỉ nên chọn cho mình 1 chiến lược rồi rèn luyện nó cho thật thành thục, đừng học tất cả nhé. Ở đây mình sẽ trình bày hết cho các anh em lựa chọn, nhưng nhớ là chỉ chọn 1 thôi;•Phần 5: Các chiến lược giao dịch Price Action: Phần này 5 kỳ, mỗi kỳ là một chiến lược được mô tả một cách chi tiết.•Phần 6: Các nguồn sách và tài liệu Price Action để nghiên cứu sâu thêm.

Trang 1

PRICE ACTION CHUYÊN SÂU

Tổng hợp từ chuỗi series “Price Action chuyên sâu” của Nhật Hoài - Traderviet

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU vii

PHẦN I PRICE ACTION CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 1

1.1 Price Action là gì và nguồn gốc của nó? 1

1.2 Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action 2

1.2.1 Mô hình nến 2

1.2.2 Phân tích từng thanh nến 3

1.2.3 Price Action áp dụng được trên các thị trường nào? 3

1.2.4 Các khái niệm Price Action quan trọng 3

1.3 Các phương pháp giao dịch theo Price Action 6

1.3.1 Price Action thuần túy 7

1.3.2 Price Action với volume 7

1.3.3 Price Action với indicator 8

1.4 Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? 9

1.4.1 Giúp Trader tiết kiệm thời gian 10

1.4.2 Khuyến khích tư duy và thái độ tốt của 1 Trader 10

1.4.3 Xác định rõ ràng rủi ro 11

1.5 Năm bước để trở thành một Price Action Trader 11

1.5.1 Bước 1 - Học cách trân trọng cái đẹp của Price Action 11

1.5.2 Bước 2 - Bắt đầu học 12

1.5.3 Bước 3 - Thay thế các indicator đang xài 13

1.5.4 Bước 4 - Hình thành 1 phương pháp giao dịch Price Action của riêng mình 13

1.5.4 Bước 5 - Lặp lại và bước tới 14

PHẦN II CÁC CÔNG CỤ MÀ PRICE ACTION TẬN DỤNG 15

2.1 Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến 15

2.1.2 Đọc hiểu một thanh nến 15

2.1.3 Độ dài nến (range) 17

2.1.4 Thân nến 17

2.1.5 Bóng trên 18

2.1.6 Bóng dưới 19

2.2 Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua cụm nhiều nến 19

Page | 1

Trang 3

2.2.1 Đọc hiểu hai cây nến 19

2.2.2 Đọc hiểu 3 cây nến 21

2.3 Mười mẫu hình Price Action Trader cần phải biết 22

2.3.1 Nến đảo chiều (Reversal bar) 23

2.3.2 Nến đảo chiều chủ chốt (Key reversal bar) 24

2.3.3 Nến đuối sức (Exhaustion bar) 26

2.3.4 Pin bar (Pinocchio bar) 28

2.3.5 Nến đảo chiều 2 thanh (Two-bar reversal) 29

2.3.6 Nến đảo chiều 3 thanh (Three-bar reversal) 31

2.3.7 Ba nến hồi lại (Three-bar pullback) 32

2.3.8 Inside Bar 34

2.3.9 Outside bar 35

2.3.10 Mẫu hình NR7 37

2.4 Price Action Trading với hỗ trợ kháng cự 38

2.4.1 Tại sao giao dịch tại hỗ trợ kháng cự lại mạnh mẽ đến thế? 38

2.4.2 Các xác định hỗ trợ kháng cự 39

2.5 Các bước thiết lập một chiến lược Price Action Trading 43

2.5.1 Nhận định và hoàn cảnh thị trường 43

2.5.2 Cách nhận định thị trường bằng các công cụ đơn giản 45

2.6 Trading setup và cách thoát lệnh bằng Price Action 47

2.6.1 Hiểu hơn về Price Action trading setup 47

2.6.2 Thoát lệnh bằng Price Action 49

PHẦN III CÁC MẸO VÀ KỸ THUẬT VẬN DỤNG PRICE ACTION ĐỂ GIAO DỊCH 52

Trang 4

3.2.1 Trend Bar là gì? 59

3.2.2 Cách đọc hiểu Price Action với Trend Bar 60

3.2.3 Ví dụ đọc hiểu Price Action bằng Trend Bar 60

3.3 Price Action Swing Trading với đường xu hướng 62

3.3.1 Cách vẽ đường xu hướng đúng 63

3.3.2 Tại sao đường xu hướng lại hữu dụng để swing trade? 64

3.3.3 Swing trading với đường xu hướng 65

3.3.4 Sự nhất quán là chìa khoá 67

3.4 Price Action trading với kênh giá 67

3.4.1 Giao dịch theo xu hướng với kênh giá 67

3.4.2 Giao dịch ngược xu hướng với kênh giá 68

3.4.3 Giao dịch trong range với kênh giá 69

3.4.4 Giao dịch breakout (phá ngưỡng) với kênh giá 70

3.5 Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade 71

3.5.1 Đường trung bình với Price Action 71

3.5.2 Kênh giá với Price Action 73

3.5.3 So sánh 2 phương pháp xác định xu hướng trong ngày 74

3.6 Ba cách sử dụng vùng giằng co 74

3.6.1 Vùng giá giằng co là các hỗ trợ kháng cự tự nhiên 74

3.6.2 Vùng giằng co để thoát lệnh 75

3.6.3 Vùng giằng co dài là các vùng giá nguy hiểm 76

3.7 Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu 77

3.7.1 Phân tích từng thanh nến là gì? 77

3.7.2 Các quy tắc cơ bản 78

3.7.3 Ví dụ 1: HD D1 (NYSE) 78

3.7.4 Ví dụ 2: CL 3M (NYMEX) 80

3.8 Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action 82

3.8.1 Sử dụng các khung thời gian cao hơn 82

3.8.2 Đường xu hướng 84

3.8.3 Cách xác định xu hướng nào là tốt nhất? 85

PHẦN IV CÁC QUY TẮC CỦA MỘT PRICE ACTION TRADER 86

4.1 Mười quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader 86

Page | 3

Trang 5

4.1.1 Hãy phân tích giá đầu tiên 86

4.1.2 Đừng cố gắng bỏ toàn bộ indicator 86

4.1.3 Giữ chart sạch sẽ và đơn giản 87

4.1.4 Đừng quan tâm tới những cái tên mỹ miều của mô hình 88

4.1.5 Không giao dịch các thị trường thanh khoản thấp 89

4.1.6 Phải tôn trọng xu hướng hiện tại 89

4.1.7 Phải tôn trọng các hỗ trợ và kháng cự 90

4.1.8 Chỉ được vào lệnh khi xuất hiện setup 91

4.1.9 Sự thấu hiểu market đang trade 92

4.1.10 Hãy có riêng cho mình một quan điểm 92

4.2 Sáu quan niệm sai lầm về Price Action 93

4.2.1 Price Action là con đường duy nhất để trading thành công 93

4.2.2 Price Action rất khó học, nhưng học được rồi thì dễ áp dụng 94

4.2.3 Price Action là tất cả thứ cần thiết để trade 94

4.2.4 Price Action là chỉ báo sớm duy nhất 94

4.2.5 Price Action là phương pháp có xác suất cao 94

4.2.6 Price Action chỉ là về mô hình nến 95

4.3 Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2) 96

4.3.1 Re-Entry là gì? 96

4.3.2 Chiến lược Price Action Re-Entry 97

4.3.3 Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry 97

4.3.4 Điểm yếu của Price Action Re-Entry 99

4.4 Ba quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action 100

4.4.1 Tránh vào lệnh tại các vùng giằng co 100

Trang 6

4.7 Khung thời gian nào là tốt nhất để trade Price Action? 109

4.7.1 Bạn ưa thích độ biến động bao nhiêu? 109

4.7.2 Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho trading? 109

4.7.3 Tốc độ phân tích Price Action của bạn? 110

4.7.4 Độ cứng về tâm lý của bạn? 110

PHẦN V CÁC CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH PRICE ACTION 112

5.1 Chiến lược Trend Bar thất bại 112

5.1.1 Trend Bar là gì? 112

5.1.2 Ý tưởng chiến lược Trend Bar thất bại 112

5.1.3 Chiến lược Trend Bar thất bại 113

5.1.4 Ví dụ 114

5.2 Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade 117

5.2.1 Khung thời gian để Day Trade 117

5.2.2 Chiến lược Inside Bar Day Trading 117

5.2.3 Ví dụ 118

5.2.4 Đánh giá chiến lược Inside Bar Day Trading 119

5.3 Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động 120

5.3.1 Inside Bar và NR4 là gì? 120

5.3.2 Quy tắc vào lệnh Inside Bar NR4 121

5.3.3 Ví dụ chiến lược Inside Bar NR4 121

5.3.4 Đánh giá chiến lược Inside Bar NR4 124

5.4 Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ 124

5.4.1 NR7 là nến gì? 124

5.4.2 Quy tắc vào lệnh chiến lược NR7 125

5.4.3 Ví dụ chiến lược NR7 125

5.4.4 Đánh giá chiến lược NR7 127

5.5 Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out 127

5.5.1 Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là gì? 127

5.5.2 Ví dụ mô hình tiếp diễn Yum-Yum 128

5.5.3 Đánh giá mô hình tiếp diễn Yum-Yum 130

PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ PRICE ACTION 131

6.1 Trading Price Action của A.I.Brooks 131

Page | 5

Trang 7

6.2 Forex Price Action Scalping của Bob Volman 131

6.3 YTC Price Action của Lance Beggs 131

6.4 Bộ sách Price Action của Galen Woods 132

6.5 Martin Pring on Price Pattern 132

6.6 Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison 132

6.7 Integrated Pitchfork Analysis - Basic to Intermediate bởi Mircea Dologa 132

6.8 A complete guide to Volume Price Analysis của Anna Coulling 133

6.9 Trend Qualification and Trading của L A Little 133

6.10 The Art and Science of Technical Analysis của Adam Grimes 134

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Nhiều Trader gắn lên biểu đồ giá của họ với các đường đủ màu sắc của các chỉ báo

- indicator, rồi nhận ra rằng họ vẫn thua đều ngày qua ngày Lẽ dĩ nhiên họ sẽ kết luận cácindicator chính là gốc rễ vấn đề Họ quyết định rằng Price Action trading chính là chénthánh, vì Price Action tập trung vào giá và loại bỏ toàn bộ indicator Nhưng thực tế thìkhác, chẳng có Chén Thánh nào cả

Anh em đừng hiểu sai ý mình Cũng như anh em, mình cực thích Price ActionTrading Mình đang giao dịch bằng Price Action, đều đặn đọc bài phân tích của NialFuller mỗi đầu tuần Mình thậm chí còn đang viết 1 quyển sách nhỏ về Price ActionTrading, đương nhiên là bằng tiếng Việt Sách cũng chỉ bao gồm những vấn đề đơn giản

về Price Action Trading, nhưng đảm bảo sẽ hữu ích cho anh em yêu thích trường pháigiao dịch này

Nó hấp dẫn đối với mình bởi vì nó đơn giản và “thẳng thắn”, có sao nói vậy Hànhđộng giá không biết nói dối

Tuy nhiên, Price Action cũng chỉ là 1 phương pháp giao dịch Nó đương nhiênkhông phải là cách duy nhất để giao dịch có lợi nhuận, và indicator vẫn mang trong mình

1 vị trí và giá trị của riêng nó

Những người nói với anh em rằng phương pháp của họ là tốt nhất, là cách duy nhất

để trade thì thường chỉ muốn bán thứ đó cho anh em Họ không nghĩ về thứ tốt nhất choanh em đâu Hãy nhớ điều này khi anh em đang muốn tìm cho mình 1 phương pháp giaodịch

Bài cuối này mình muốn ghi ra toàn bộ các bài học mà mình đã dịch và viếttrong Price Action chuyên sâu, từ những kiến thức nền tới các chiến lược giao dịch PriceAction nâng cao, để anh em muốn tìm đọc lại đỡ thời gian đi kiếm

Nguồn: Traderviet.com – Tác giả: Nhật Hoài

Page | 7

Trang 9

PHẦN I PRICE ACTION CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

1.1 Price Action là gì và nguồn gốc của nó?

Price Action là phương pháp giao dịch theo Hành Động Giá, và là phương pháp đãlàm biết bao Trader mê đắm bởi sự đơn giản đến mức thuần khiết của nó Các PriceAction Trader tin rằng giá là nguồn thông tin duy nhất mà chúng ta cần để có thể xâydựng nên 1 phương pháp giao dịch cung cấp 1 lợi thế cho mình, từ đó có thể đọc hiểuđược thị trường và kiếm lợi nhuận Price Action loại bỏ gần như hoàn toàn các thông tingây nhiễu khác và chỉ tập trung vào Giá để phân tích

Chúng tôi xin giới thiệu 1 series về Price Action chuyên sâu, từ cơ bản đến nângcao, để cho tất cả traders mới bắt đầu tìm hiểu về Price Action có thể học phương phápgiao dịch này 1 cách toàn diện nhất, tránh việc đọc lượm lặt mỗi bài 1 ít rồi ráp lại 1 cáchgượng gạo, thiếu chắc chắn

Series Price Action chuyên sâu này sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất, đơngiản nhất, để cho trader chưa biết gì về Price Action đều có thể đọc hiểu và luyện tập; từ

đó sẽ đi đến các kỹ thuật Price Action chuyên sâu hơn, cách đọc hiểu thị trườngbằng Price Action

Nội dung của series Price Action chuyên sâu sẽ gồm 5 phần chính, mỗi phần đượcchia làm nhiều kỳ với các nội dung nhỏ hơn:

Phần 1: Price Action cho người mới bắt đầu: Trong phần này, anh em sẽ biết về

những khái niệm cơ bản nhất của Price Action, các mẫu hình Price Action cơ bản, vàcách đọc hiểu Price Action ở mức độ cơ bản Phần này gồm 9 kỳ (Người tổng hợp đãthu gọn lại còn 5 kỳ);

Phần 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng: Phần này chuyên sâu về các

công cụ mà chúng ta sẽ sử dụng khi dùng Price Action để giao dịch, ví dụ đường xuhướng, kênh giá, vùng giá giằng co (congestion), từng thanh nến Phần này cũng gồm

9 kỳ (Người tổng hợp đã thu gọn lại còn 6 kỳ);

Phần 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch: Phần này tập

trung vào kỹ năng của 1 Price Action Trader, cách vào lệnh, thoát lệnh, cách lên kế

Trang 10

Phần 5: Các chiến lược giao dịch Price Action: Phần này 5 kỳ, mỗi kỳ là một

chiến lược được mô tả một cách chi tiết

Phần 6: Các nguồn sách và tài liệu Price Action để nghiên cứu sâu thêm.

Vài dòng cuối sẽ dành cho nguồn gốc của phương pháp Price Action PriceAction có nguồn gốc tương tự phân tích kỹ thuật cổ điển, tức là bắt nguồn từ Lý thuyếtDow của Charles Dow – được mệnh danh là cha đẻ của phân tích kỹ thuật

Dow cho rằng giá phản ánh mọi thứ, và là kết quả cuối cùng của tất cả các yếu tốvà thông tin khác trên thị trường, và giá được biểu hiện lên biểu đồ giá Price Actionnghiên cứu hành động của giá cả, từ đó đọc hiểu được tâm lý của những con người đangtham gia thị trường và dự đoán hành động tiếp theo Đó là lý thuyết và nền móng vữngchãi nhất của Price Action

1.2 Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action

Trong bài này, chúng ta sẽ bàn về những khái niệm cơ bản nhất mà 1 PriceAction Trader cần phải biết Phần 1 là chủ đề lớn của các kỳ viết này, tên là “Price Actioncho người mới bắt đầu”

1.2.1 Mô hình nến

Sau khi Steve Nison giới thiệu mô hình nến Nhật cho thế giới phương Tây,những hành động giá ngắn hạn được gọi là mô hình đó bắt đầu trở nên phổ biến hơn Kểtừ đó, mô hình nến trở thành 1 trong các phương pháp phân tích quan trọng nhất của PriceAction hiện đại

Page | 2

Trang 11

Một cây nến đơn giản như vậy nhưng lại ẩn chứa trong nó rất nhiều tâm tư nguyệnvọng Đuôi nến trên và dưới (hay còn gọi là bóng nến, râu nến) sẽ cho chúng ta thấy lựcbán và lực mua Trong khi đó thân nến cho thấy tâm lý thị trường hiện tại Nói 1 cách đơngiản nhất, nếu nến đóng cửa cao hơn thì thị trường đang tăng giá, ngược lại là giảm giá.Nhưng nếu giá đóng gần bằng hoặc bằng giá mở, nôm na gần như không có thân nến, thìtâm lý là chưa xác định được Cây nến này gọi là Doji.

Khoảng cách giữa đỉnh và đáy nến cho thấy độ biến động trong phiên giao dịch đó

Do đó nến càng dài tức là thị trường đang có biến động lớn Bò Gấu choảng nhau xoànhxoạch

Nếu đọc hiểu được câu chuyện mà 1 cây nến muốn kể, thì dần dần PriceActionTrader sẽ hiểu được câu chuyện thị trường muốn kể

1.2.2 Phân tích từng thanh nến

Tuy nhiên, để đọc hiểu thị trường, đâu chỉ có đọc hiểu 1 cây nến là đủ PriceActionTrader phải biết cách đọc từng cây nến một trong một chuỗi, rồi ghép lại các mảnhnhỏ thành 1 câu chuyện Đó gọi là phân tích từng thanh nến (bar-by-bar analysis) Tuynhiên chúng ta phải đi từ từ, không có gì phải vội cả

Người giao dịch Theo Price Action đã lâu, khi nhìn vào 1 chuỗi các cây nến, sẽthấy ngay câu chuyện mà chúng muốn kể, 1 trận đánh giữa Bò và Gấu hiện rõ ngay trongđầu, ai thắng thế, ai thua hay thế trận chưa ngả ngũ sẽ kể được ngay Không cần indicatorhay chỉ báo gì cả, bản thân giá và nến là đã cho rất nhiều thông tin rồi

1.2.3 Price Action áp dụng được trên các thị trường nào?

Price Action áp dụng được trên tất cả các thị trường có người giao dịch, có ngườimua kẻ bán, vì bản chất quá đơn giản của nó là chỉ cần mỗi giá và nến làm thông tin nên

nó có khả năng tuyệt vời này

Tuy nhiên, thị trường thanh khoản càng cao (nôm na nếu bạn muốn mua ở bất cứgiá nào thì vẫn có người chấp nhận bán, việc mua bán được diễn ra dễ dàng) thì PriceAction càng phát huy thế mạnh Thị trường thanh khoản cao, nến càng cho thấy rõ ràngcâu chuyện đằng sau, Price Action Trader càng có lợi

Trang 12

Mô hình giá nghe qua có vẻ như là 1 phương pháp giao dịch khác (Trader 40 nămkinh nghiệm Peter Brandt kiếm trung bình 40%/năm nhờ phân tích Mô hình giá cổ điển),nhưng nó là 1 phần quan trọng của phương pháp Price Action Trong phân tích PriceAction, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng các Mô hình giá cổ điển làm căn cứ để phântích, vì cơ bản Mô hình giá cũng là biến động của thị trường lặp lại trong quá khứ, do đóchúng có khả năng tái diễn trong tương lai, và vẫn giữ được sự thuần khiết của giá,nên Price Action đều sử dụng tới cả.

Các bạn sẽ thường xuyên gặp các Mô hình giá đơn giản như hai đỉnh, hai đáy, vaiđầu vai, cốc và tay cầm, vv Hãy trang bị các kiến thức cơ bản về mô hình để có thể vậndụng trong Price Action

1.2.4.2 Xu hướng và các điểm đảo chiều

Thị trường không di chuyển 1 cách ngẫu nhiên, nó đi theo xu hướng: tăng, giảm,hoặc đi ngang Phải hiểu về xu hướng và các điểm đảo chiều – swing point, gồm swinghigh và swing low – mới có thể phân tích Price Action được

Page | 4

Trang 13

Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn (higher high-higher low) Xuhướng giảm gồm các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn (lower high-lower low) Xu hướng tăng

Trang 14

Action có thành công hay không phụ thuộc vào việc xác định hỗ trợ kháng cự có đúnghay không.

1.2.4.4 Đường xu hướng và kênh giá

Đường xu hướng và kênh giá là các chuyển động rất đẹp của thị trường theo xuhướng Tuy nhiên do là các cản nằm chéo (so với hỗ trợ kháng cự nằm ngang) nên chúng

sẽ không đáng tin cậy bằng hỗ trợ kháng cự Ta vẫn dùng chúng, nhưng để mục đích thamkhảo là chính

1.3 Các phương pháp giao dịch theo Price Action

Tiếp tục các bài viết về Price Action chuyên sâu Hôm nay chúng ta sẽ bàn về cácphương pháp giao dịch dựa trên Price Action

Nói 1 cách chuẩn xác thì Price Action không phải là 1 phương pháp giao dịchnào

cố định, riêng biệt và mới hoàn toàn cả Price Action là giao thoa giữa phân tích mô hìnhnến, phân tích mẫu hình giá cổ điển và nhiều công cụ phân tích khác Đôi khi nó còn đượckết hợp với nhiều công cụ khác như fibonacci, thậm chí cả indicator Nhưng có 2 đặcđiểm mà nhìn vào là anh em sẽ nhận ra ngay 1 phương pháp có phải là Price Action haykhông, đó chính là:

 Vào lệnh tại các vùng hỗ trợ kháng cự;

 Rất ít hoặc hầu như không có indicator

Page | 6

Trang 15

Trong đó, điều đầu tiên là quan trọng nhất Tất cả các Price Action Trader đều phântích và vào lệnh tại các vùng hỗ trợ kháng cự, nơi lực cung cầu tăng mạnh và tăng cơ hộithắng so với việc vào lệnh tại 1 điểm ngẫu nhiên trên biểu đồ Ngoài ra, PriceAction Trader nếu có sử dụng indicator thì sẽ hạn chế đến mức tối đa, vì họ tin rằng cácbiến động của giá thể hiện qua biểu đồ là đủ thông tin cho họ rồi, và thường các indicatorđược sử dụng đó chỉ là các indicator lọc xu hướng, đường trung bình đơn giản Bản thânmình vẫn sử dụng các đường trung bìnhvà keltner channel để hỗ trợ việc phân tích, vàđương nhiên không phải là công cụ cho tín hiệu vào lệnh.

Dưới đây là một vài trường phái Price Action nhỏ trong thế giới Price Action rộnglớn:

1.3.1 Price Action thuần túy

Tức là chỉ có biểu đồ giá, ngoài ra không còn cái gì khác hết Không có indicator

Trang 16

Volume có thể là nguồn thông tin rất hữu ích đặc biệt với Stock Trader, vì theo lýthuyết của ông tổ Dow, xu hướng đi kèm volume tăng mạnh sẽ là xu hướng đáng tin cậy,và khi có sự phân kỳ (lệch nhau) giữa xu hướng và volume, xu hướng đã yếu và chuẩn bịđảo chiều Do đó phân tích Price Action cùng với volume sẽ cho ra 1 vũ khí rất mạnh.

Price Action với volume cũng là nguồn gốc của trường phái volume spreadanalysis, vốn dựa trên công trình của Richard Wyckoff về mối quan hệ giữa volume vàkhoảng cách (spread) giữa đỉnh đáy của 1 thanh nến

1.3.3 Price Action với indicator

Các Price Action Trader có sử dụng indicator vẫn hiểu rõ tầm quan trọng của việcphân tích hành động giá, nhưng họ vẫn thấy giá trị trong việc sử dụng các indicator

Page | 8

Trang 17

Cái indicator được nhiều Price Action Trader sử dụng nhất là đường trung bình động.Trong sách Price Action của AI Brooks, ông có hướng dẫn cách kết hợp PriceAction với đường trung bình hàm mũ (ema) 20 chu kỳ Do đó, Price Action không cónghĩa là loại bỏ hết indicator, chỉ là hạn chế tối đa mà thôi.

1.4 Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action?

Đối với các Trader vừa mới tìm hiểu về trading, thì Price Action là phương pháptốt nhất để bắt đầu, đó là quan điểm của mình Trader mới nên bắt đầu học về Hành ĐộngGiá, không phải Indicator

Mình viết vậy không hề nhằm chỉ trích indicator và các Trader sử dụng indicator.Indicator vẫn có những giá trị rất riêng mà hành động giá hay các phương pháp kháckhông thể thay thế được Tuy nhiên đối với Trader mới, indicator không phải là nơi lýtưởng để bắt đầu Chúng sẽ khiến cho các Trader này bị ảo tưởng về khả năng của chúng,và đương nhiên là sẽ thua lỗ

Trang 18

vững chắc về cách phân tích cấu trúc thị trường Thêm nữa, họ cũng không cần đi tìmkiếm chén thánh hay indicator tuyệt đỉnh gì cả, họ hiểu các thông tin từ giá đã là quá đủ.1.4.1 Giúp Trader tiết kiệm thời gian

Chặng đường trở thành 1 Trader có lợi nhuận đều đặn rất dài, và chúng ta phải tiếtkiệm thời gian, tập trung học những thứ quan trọng nhất, thay vì lang thang kiếm chénthánh

Trader mới phải tập trung vào việc học cách vận hành của thị trường, quan sát nóvà cố gắng hiểu được tâm tính của nó Price Action giúp chúng ta làm được chuyện đó.Và tin mình đi, anh em sẽ nhanh chóng thấy được hành vi của thị trường ở mức độ cơ bảnnhanh hơn là tìm được cho mình 1 indicator ưng ý

1.4.2 Khuyến khích tư duy và thái độ tốt của 1 Trader

Nói nôm na, Price Action sẽ giúp Trader có các kỳ vọng bớt ảo tưởng hơn, thực tếhơn

Với 1 Trader mới, indicator sẽ khiến anh ta cảm thấy mọi thứ sao mà dễ dàng quá.Buy khi RSI giảm xuống 30, và sell khi nó tăng lên 70 Hậu quả thế nào chắc các bạn đềubiết

Về bản chất, indicator khiến 1 Trader tập trung hơn vào TÍN HIỆU VÀO LỆNH, và khiến Trader đó phải vào lệnh khi có tín hiệu Đây là 1 khởi đầu rất tệ hại của

1 Trader mới Anh ta được indicator “dạy” cho các thời điểm nên vào lệnh

Nhưng đối với 1 Trader mới, điều đầu tiên nên học là khi nào không nên vào lệnh.Price Action làm được chuyện đó.

Page | 10

Trang 19

Trader cần quan sát, học hỏi, và thấy được câu chuyện đang diễn ra trên thị trường,và hiểu được hoàn cảnh của câu chuyện lúc đó Hành động vào lệnh hay không phải diễn

ra sau khi Trader hiểu được câu chuyện Price Action dạy Trader cách đọc câu chuyện màthị trường muốn kể, thay vì đưa ra các tín hiệu mù mờ

Nói cách khác, phương pháp Price Action nhấn mạnh vào khả năng phân tích và sựkiên nhẫn, thay vì các tín hiệu buy sell

1.4.3 Xác định rõ ràng rủi ro

Mỗi mẫu hình Price Action khi xuất hiện đều xác định rõ ràng mức stop loss hợp lýnên đặt Với pin bar, ta có thể đặt stop loss 1 khoảng so với đuôi nến Với inside bar, stoploss nên được đặt vài pip so với nến mẹ Các stop loss này rất chặt và cho tỷ lệrisk:reward vô cùng hấp dẫn Price Action Trader luôn cân nhắc kỹ càng rủi ro trước khivào lệnh, và khả năng quản lý vốn của họ cũng rất tốt

Trang 20

sẽ trình bày với anh em trong bài viết này Bài này giống như là bước lên kế hoạch, taphải biết sắp tới ta sẽ trải qua các bước nào, mỗi bước phải làm cái gì để sau quá trình đó,

ta có thể tự tin vận dụng Price Action để KIẾM TIỀN trên thị trường, chứ không phải làchém gió cho vui

1.5.1 Bước 1 - Học cách trân trọng cái đẹp của Price Action

Nhiều Trader bắt đầu học Price Action với những ngộ nhận, và kết thúc ê chề với

sự thất vọng Price Action chỉ là 1 phương pháp, không phải chén thánh Nó vẫn có nhữngnhược điểm Người học Price Action phải trân trọng vẻ đẹp của nó bên cạnh những nhượcđiểm đó

Sức mạnh của Price Action đến từ sự đơn giản Một sự tập trung duy nhất lên giácho chúng ta các thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý

Trước tiên, phải xác định xem bản thân anh em có phù hợp với Price Action haykhông Nếu anh em ưa thích sự đơn giản, thì hãy chọn Price Action Nếu anh em thíchcông thức, tự động hoá, thống kê, con số, thì hãy chọn Indicator

Sau khi xác định được rồi, chúng ta phải nhìn vào sự thật phũ phàng: học cách phântích Price Action chưa chắc giúp anh em kiếm được lợi nhuận Lợi nhuận đến được từquản lý vốn, quản lý cảm xúc nữa, không chỉ đơn thuần là phân tích

Trang 21

Hãy bắt đầu với:

 1 cây nến: giá mở, giá đóng, giá cao, giá thấp;

 Tâm lý thị trường thể hiện qua đuôi nến và thân nến;

 Điểm đảo chiều – swing point;

 Xu hướng – trend;

 Hỗ trợ – kháng cự

Với 1 nền móng vững chắc về Price Action, anh em có thể tiến tới các khái niệm phức tạphơn 1 cách dễ dàng Anh em cũng sẽ biết cách thấy được logic và tâm tư đằng sau mỗi môhình Price Action và không gặp khó khăn trong việc nhớ chúng

1.5.3 Bước 3 - Thay thế các indicator đang xài

Nếu anh em đã giao dịch với indicator trước kia, việc này có thể hơi khó, nhưnghãy cố gắng bỏ bớt những indicator bị “thừa” để rèn luyện khả năng đọc hiểu PriceAction được nhanh nhạy hơn Hãy làm theo các bước sau:

1 Liệt kê các indicator đang xài

2 Với mỗi indicator, viết ra tác dụng của nó

3 Các bạn có thực hiện được việc đó bằng Price Action không?

4 Nếu có thể, hãy bỏ indicator đó đi

Trang 22

Ví dụ, anh em đang lọc xu hướng bằng 1 đường ema 50 Liệu có thể dùng PriceAction để thấy xu hướng không? Có thể, anh em sẽ học được kỹ năng này trong các bàichia sẻ sau của mình trong series này Lúc đó anh em sẽ thấy đường ema 50 thừa thãingay thôi.

1.5.4 Bước 4 - Hình thành 1 phương pháp giao dịch Price Action của riêng mình

Với những công cụ đã học, hãy vận dụng chúng hình thành nên 1 phương pháp củariêng anh em Nên nhớ:

 Hãy giữ nó đơn giản NHẤT CÓ THỂ;

 Chọn 1 phong cách và bám lấy nó Nếu anh em thích pin bar, hãy CHỈ TRADE khithấy pin bar;

 Giữ lấy 1 indicator, nếu anh em thấy nó quan trọng

1.5.4 Bước 5 - Lặp lại và bước tới

Khi đã chọn được phương pháp rồi, giờ là tới bước khó nhất: áp dụng nó lên thịtrường Biết được phương pháp thôi chưa đủ, anh em phải biết cách thành thục nó, biến

nó thành 1 vũ khí của anh em để đi ra chiến đấu

Vũ khí của anh em chỉ là công cụ, bản thân người cầm vũ khí mới là yếu tố quyếtđịnh Anh em phải học cách phát triển độ nhạy, khả năng đọc hiểu thị trường như

1 Trader, những thứ này chỉ có thể có được khi đã thực chiến hoặc ít nhất là giao dịchdemo

Điều cuối cùng mà mình muốn nói, là hãy giữ cho mình 1 cuốn nhật ký giao dịch,ghi lại hay chụp màn hình chart TẤT CẢ các phân tích của anh em Nó sẽ trở thành 1 vậtbáu

Page | 14

Trang 23

PHẦN II CÁC CÔNG CỤ MÀ PRICE ACTION TẬN DỤNG

Giờ chúng ta qua phần 2 – Các công cụ mà Price Action tận dụng Trong phần này,chúng ta sẽ lần lượt học cách vận dụng các công cụ đơn giản như từng thanh nến, hỗ trợ,kháng cự, đường xu hướng, kênh giá, để đọc và hiểu Price Action Mục tiêu là sau phầnnày, tất cả mọi người phải có kỹ năng đọc hiểu Price Action sử dụng các công cụ trên 1cách thành thạo, và phải hiểu ngay câu chuyện hành động giá mà thị trường đang kể trong

3 phút đầu tiên khi nhìn biểu đồ

2.1 Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến

Đọc hiểu Price Action có nghĩa là hiểu được thị trường đã làm những gì và nó đanglàm cái gì ở hiện tại Bằng cách này, ta có thể tăng xác suất đoán đúng những gì nó sẽ làm

ở tương lai

Tới đây thì nếu các bạn chưa đọc phần 1, chúng tôi khuyến khích các bạn nên đọc.Đừng nôn nóng mà bỏ qua các bài học đầu tiên

Rất nhiều Trader cố gắng sử dụng mô hình nến để đọc Price Action, và vấn đề của

nó là họ bị gắn liền quá nhiều vào các tên gọi rườm rà khó nhớ, có thiên hướng đi tìm cáccây nến trùng khớp với lý thuyết 1 cách máy móc Việc đọc hiểu Price Action phải thậtnhẹ nhàng, giống như đọc 1 cuốn sách vậy

Sau bài viết này, chúng ta sẽ hiểu được đọc hiểu Price Action nó đơn giản tới mứcnào

2.1.2 Đọc hiểu một thanh nến

Một thanh nến thể hiện dữ liệu giá trong 1 khoảng thời gian cố định, cái này nhiềubạn biết rồi Ta cần 4 mẩu thông tin để hình thành nên 1 cây nến:

Trang 24

5 Giá mở (Open – O)

6 Giá cao nhất (High – H)

7 Giá thấp nhất (Low – L)

8 Giá đóng (Close – C)

OHLC là 4 mẩu thông tin cơ bản của 1 thanh nến 4 mẩu thông tin này cho chúng

ta các thông tin quan trọng của hành động giá diễn ra trong thời gian xảy ra cây nến đó:

9 Độ dài nến (range)

10.Thân nến

11.Bóng trên (râu/đuôi trên)

12.Bóng dưới (râu/đuôi dưới)

Page | 16

Trang 26

Nếu nến đóng cửa cao hơn mở cửa, vậy thì ta không cần quan tâm trong thời gian

đó đã xảy ra chuyện gì, ta chỉ cần biết kết quả là phe bò đang thắng thế Ngược lại với nếngiảm

Nến tăng có thân càng dài, tức là sức mạnh của phe Bò vượt xa phe Gấu Ngược lạinến giảm càng dàng, thì phe Gấu đang vượt xa phe Bò

Nếu giá đóng (gần) bằng giá mở, bò gấu đang bất phân chiến bại Thị trường đơngiản là chưa quyết định được nó sẽ đi đâu Đây gọi là nến doji (bên phải hình), còn bêntrái là bullish marubozu Nhưng thôi mấy cái tên đó không quan trọng, miễn sao chúng tahiểu nó đang kể câu chuyện gì

Nhìn xong 1 cây nến, các bạn phải trả lời cho được 2 câu:

 Thị trường đang tăng hay giảm?

 Độ tăng giảm đó có mạnh mẽ không?

2.1.5 Bóng trên

Bóng trên đại diện cho đoạn đường mà thị trường ĐÃ TĂNG LÊN ĐƯỢC,NHƯNG KHÔNG THỂ VƯỢT QUA ĐƯỢC Thị trường không thể vượt qua được vùnggiá đó do tại đó thì phe bán hung hãn hơn, đã đạp thị trường đi xuống

Tức là sao, tức là bóng trên của cây nến thể hiện LỰC BÁN Bóng trên càng dài,lực bán càng mạnh trong khoảng thời gian cây nến tồn tại

Page | 18

Trang 27

2.1.6 Bóng dưới

Ngược lại với bóng trên, bóng dưới là đoạn thị trường đã giảm xuống, nhưng lạikhông thể giảm thấp hơn được, tức là có lực mua ở bên dưới đẩy giá lên Bóng dưới càngdài, lực mua càng mạnh

Bóng trên và bóng dưới của cây nến là tiền đề quan trọng của 2 khái niệm chấpnhận giá – acceptance, và từ chối giá – rejection Bóng ngắn thể hiện giá đã chấp nhậntăng lên, hoặc giảm xuống Bóng dài thể hiện giá từ chối tăng lên, hoặc từ chối giảmxuống

2.2 Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua cụm nhiều nến

Tuy nhiên, từng thanh nến là chưa đủ để hiểu được câu chuyện mà hành động giáđang kể, ta phải biết cách đọc hiểu Price Action qua nhiều thanh nến gộp lại Bài này sẽhướng dẫn các bạn làm điều đó

Trang 28

Trong cụm 2 cây nến, ta có thể thấy được hoàn cảnh cho cây nến thứ hai Cây nếnđầu tiên cung cấp 1 thước đo, mà từ đó ta dựa vào để hiểu cây nến tiếp theo.

Trong bài trước, chúng ta đã biết rằng cây nến càng dài thì độ biến động của thịtrường trong thời điểm đó càng lớn Nhưng dài là dài thế nào? Bao nhiêu gọi là dài? Lúcnày ta cần dựa vào cây nến liền trước nó để đánh giá và so sánh Bằng cách này, chúng tatrở nên khách quan hơn, chứ không đơn thuần nói dài một cách vô nghĩa

Trong ví dụ trên, thử phân tích các cặp nến từ trái sang phải:

13.Range nến sau ngắn hơn nến trước, tức là độ biến động của thị trường đang giảmdần;

14.Thân nến ngắn lại – thị trường chuyển từ bullish sang phân vân, chưa xác định.Bóng nến trên dài ra, cho thấy lực bán đang tăng dần;

15.Thử phân tích xem các bạn? Thân nến dài ra, tức là độ biến động tăng lên Tuynhiên nến lại đổi màu từ tăng sang giảm, tức là phe bán đang lật ngược thế cờ.Đọc hiểu 2 cây nến là kỹ năng tối quan trọng, khi thành thạo nó sẽ giúp các bạnxác định các swing high/swing low và điểm kết thúc con sóng hồi

2.2.1.2 Thử giá

Thử giá – testing – tức là khi thị trường di chuyển tới 1 mức giá xác định trước đó

để “thử” (test) xem mức đó có chấp nhận cho giá đi qua không Nếu không thì là test thấtbại, tức là từ chối giá (rejection)

Page | 20

Trang 29

Giá cao nhất và thấp nhất của 1 cây nến đơn là những hỗ trợ kháng cự 1 cách tựnhiên Hành động thử tại các mức đỉnh đáy này là 1 hành động quan trọng của thị trườngmà chúng ta cần phải hiểu.

Trong cùng biểu đồ trên, nhưng lần này ta tập trung vào việc cây nến sau test đỉnhđáy của cây nến liền trước, để xem câu chuyện thế nào:

16.Nến thứ hai vượt lên trên đỉnh của nến trước nhưng bị từ chối (bearish)

17.Nến thứ hai vượt xuống đáy của nến trước và giảm mạnh (bearish)

18.các bạn thử phân tích xem sao Nến trước là giảm mạnh, nến sau đục thủng đáynến trước nhưng lại đóng cửa cao hơn và để lại râu bên dưới, tức là có lực mua(bullish)

Các bạn có thể thấy, mỗi cây nến kể 1 câu chuyện của riêng nó, nhưng khi kết hợpvới cây nến trước nó hoặc sau nó, ta có 1 bức tranh đầy đủ hơn của hành động giá

Trang 30

Cũng cùng biểu đồ trên, thử phân tích cụm 3 nến từ trái sang phải:

19.Hai nến đầu tiên giảm với lực khá tốt (vì độ dài nến tốt), hơn nữa nến thứ 2 vượtxuống nến đầu (test thành công) Do vậy ta kỳ vọng nến thứ 3 sẽ là nến giảm.Đúng như vậy, nến thứ 3 giảm và cố gắng vượt lên đỉnh nến trước nó nhưng thấtbại

20.Hai nến đầu ngược hẳn với 2 nến đầu của cụm nến 1, tăng mạnh và nến sau vượtlên hẳn nến trước Tuy nhiên nến thứ 3 bị đỉnh nến trước từ chối và cho thấy lựcbán tăng qua cái đuôi trên dài và thân nến hầu như không có;

21.Tự làm nào các bạn Nến giảm thứ 2 đã xoá sạch đà tăng của nến trước đó, nên ta

kỳ vọng giá sẽ giảm sâu hơn Tuy nhiên nến thứ 3 lại là tăng Như vậy khả năngđảo chiều tăng là có thể

Giờ các bạn thử mở biểu đồ ra và tập phân tích cụm 3 nến, xem câu chuyện chúngđang kể là gì nhé Hy vọng bài này sẽ giúp các bạn hiểu phần nào về cách đọc hiểu hànhđộng giá – Price Action

2.3 Mười mẫu hình Price Action Trader cần phải biết

Hôm nay chúng ta sẽ đi qua 10 mẫu hình Price Action quan trọng nhất mà bất kỳPrice Action Trader nào cũng cần phải biết Các mẫu hình gồm như sau:

Mẫu hình Price Action đảo chiều:

22.Nến đảo chiều (reversal bar)

23.Nến đảo chiều chủ chốt (key reversal bar)

24.Nến đuối sức (exhaustion bar)

Page | 22

Trang 31

25.Pinocchio bar (pin bar)

26.Nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal)

27.Nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)

28.Nến hồi lại 3 thanh (three-bar pullback)

Mẫu hình Price Action biến động:

2.3.1 Nến đảo chiều (Reversal bar)

Nến đảo chiều tăng (bullish reversal bar) có đáy thấp hơn nến trước nhưng lại đóngcửa tăng Nến đảo chiều giảm có đỉnh cao hơn đỉnh nến trước nhưng lại đóng cửa giảm

Trang 32

Đối với nến đảo chiều giảm, thị trường đã bị kháng cự đè xuống trên đỉnh nếntrước, và kháng cự này đủ mạnh để giá đóng cửa giảm.

Cách trade:

32.Buy khi đỉnh nến reversal bar bị phá vỡ lên trong xu hướng tăng

33.Sell khi đáy nến reversal bar bị phá vỡ xuống trong xu hướng giảm

2.3.2 Nến đảo chiều chủ chốt (Key reversal bar)

Một nến đảo chiều chủ chốt là 1 dạng của nến đảo chiều như trên, nhưng cho thấydấu hiệu đảo chiều rõ ràng hơn và đáng tin cậy hơn

Nến đảo chiều chủ chốt tăng (bullish key reversal bar) mở cửa thấp hơn giá mở củacây nến trước nó, nhưng đóng cửa cao hơn giá đóng của cây nến trước nó

Nến đảo chiều chủ chốt giảm (bearish key reversal bar) mở cửa cao hơn giá mởcủa nến trước nó, nhưng đóng cửa thấp hơn giá đóng của cây nến trước nó

Page | 24

Trang 33

Nôm na cây nến sau nhận chìm cây nến trước, tương tự cây nến engulfing của cácTrader Nhật Tuy nhiên trong Price Action, chúng ta không phân biệt màu sắc của các câynến.

Câu chuyện: Đối với nến tăng, giá mở của nó thấp hơn cây nến trước thể hiện độngthái thọt xuống của giá quan trọng Tuy nhiên sau đó nến này lại tăng vượt giá đóng củanến trước, cho thấy sự từ chối giảm mạnh mẽ Tâm lý lúc này đã gần như chuyển hoàntoàn sang bullish

Giải thích tương tự với nến đảo chiều giảm chủ chốt

Cách trade:

34.Buy stop tại đỉnh cây nến đảo chiều tăng chủ chốt Để cho chắc có thể đợi giá đóng

Trang 34

2.3.3 Nến đuối sức (Exhaustion bar)

Nến đuối sức tăng (bullish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap (khoảng trống giáhướng xuống), nhưng lại đóng cửa cao hơn

Nến đuối sức giảm (bearish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap hướng lên,nhưng lại đóng cửa thấp hơn

Trong cả 2 trường hợp, gap đều không được lấp đầy, và volume tăng vọt thườngxuất hiện tại cây nến đuối sức

Page | 26

Trang 35

Câu chuyện: Cái tên đã nói lên tất cả Nến này thể hiện sự đuối sức (hụt hơi) khitạo ra cái gap, và việc giá đóng cửa cao hơn trong nến đuối sức tăng cho thấy thị trường

đã không thể giảm thấp hơn được nữa Hoặc việc giá đóng cửa thấp hơn trong nến đuốisức giảm cho thấy thị trường không thể tăng cao hơn được nữa

Cách trade:

36.Buy trên nến đuối sức tăng

37.Sell dưới nến đuối sức giảm

Trang 36

2.3.4 Pin bar (Pinocchio bar)

Pin bar là cây nến được tin dùng bởi rất nhiều Price Action Trader nổi tiếng trênthế giới TraderViet cũng có 1 lớp học chuyên về Pin bar, anh em có thể nghiên cứu sâuhơn

Pin bar mô phỏng lại cái mũi dài của cậu bé người gỗ Pinocchio Nó có 1 cái đuôidài, càng dài thì càng gọi là Pin bar tốt Đuôi còn lại của Pin bar phải gần với phần thânnến, càng gần càng tốt

Page | 28

Trang 37

Đố với pin bar tăng giá (bullish pin bar), đuôi dưới chiếm phần lớn chiều dài nến.Với pin bar giảm giá (bearish pin bar), đuôi trên chiếm phần lớn chiều dài nến.

Câu chuyện: Cái đuôi của pin bar cho thấy 1 sự từ chối giá rất mạnh Khi hìnhthành cái đuôi này, giá đã tạm thời phá được 1 vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhưng lực mualên hoặc bán xuống đã mạnh hơn và đủ sức đẩy cây nến đóng cửa về phía còn lại

Cách trade:

38.Buy khi phần đầu của bullish pin bar bị phá vỡ lên

39.Sell khi phần đầu của bearish pin bar bị phá vỡ xuống

Trang 38

Trên đây chỉ là kiến thức cơ bản về cách nhận biết và giao dịch khi gặp pin bar, tuy nhiêntrên thực tế ta cần nhiều điều kiện hơn mới có thể không bị thua lỗ Rất nhiều trường hợpgiá hình thành pin bar nhưng lại không hề đảo chiều Anh em nên nghiên cứu sâu hơn vềlớp học pin bar để có được kỹ năng giao dịch pin bar chuyên sâu nếu yêu thích cây nếnnày.

2.3.5 Nến đảo chiều 2 thanh (Two-bar reversal)

Nến đảo chiều 2 thanh gồm 2 cây nến mạnh, có đuôi ngắn và đóng cửa ngượchướng nhau

Nến đảo chiều 2 thanh tăng (bullish two-bar reversal) gồm 1 cây nến giảm mạnhTheo sau bởi 1 cây nến tăng mạnh Nến đảo chiều 2 thanh giảm thì ngược lại

Page | 30

Trang 39

Câu chuyện: Tất cả các mẫu hình đảo chiều đều hoạt động theo 1 câu chuyện nhưsau: nếu là đảo chiều tăng, thì sẽ xuất hiện 1 cây nến giảm, sau đó là 1 cây nến tăng bậtlên, xoá đi đà giảm của nến trước Ngược lại với đảo chiều giảm.

Ở nến đảo chiều 2 thanh là dạng đơn sơ nhất của nến đảo chiều: nến giảm cho thấylực bán xuống, nhưng sau đó thị trường lại bật lên mạnh và đóng cửa cao hơn, cho thấyphe mua đang nhập cuộc

Cách trade:

40.Với nến đảo chiều 2 thanh tăng, buy khi đỉnh cao nhất trong 2 nến bị phá vỡ lên

41.Với nến đảo chiều 2 thanh giảm, sell khi đáy thấp nhất trong 2 nến bị phá vỡxuống

Trang 40

2.3.6 Nến đảo chiều 3 thanh (Three-bar reversal)

Theo thứ tự, 1 cụm nến đảo chiều tăng 3 thanh sẽ gồm:

 1 nến giảm;

 1 nến có đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn nến trước;

 1 nến tăng với đáy cao hơn và đóng cửa cao hơn đỉnh của nến trước nó

Page | 32

Ngày đăng: 17/11/2019, 18:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w