1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn trường thịnh

26 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 510,14 KB

Nội dung

Nhằm mục tiêu BCTC hợp nhất phải tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các quy định mới trong các Thông tư 200 và Thông tư 202 của Bộ Tài chính, cung cấp đầy đủ thông tin về

Trang 1

PHẠM PHAN THANH CHÂU

HOÀN THIỆN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH

Chuyên ngành : Kế toán

Mã ngành : 60.34.03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 2

Người hướng dẫn KH: PGS.TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Công Phương

Phản biện 2: TS Trần Thượng Bích La

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 04 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tập đoàn Trường Thịnh, tiền thân là Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Trường Thịnh, sau hơn 19 năm hoạt động và phát triển đã trở thành Tập đoàn vững mạnh với 07 công ty con, 01 công ty liên doanh và 01 công ty liên kết Như vậy, hiện nay Tập đoàn đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 Tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất vào cuối năm tài chính

Công tác lập BCTC hợp nhất của Tập đoàn Trường Thịnh là vấn

đề cấp thiết hiện nay Tuy nhiên, việc lập BCTC hợp nhất của Tập đoàn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu do nhiều chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất hiện nay chưa phản ánh đúng tình hình tài chính của Tập đoàn Từ

thực tế này, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện lập Báo cáo tài chính

hợp nhất tại Tập đoàn Trường Thịnh” làm đề tài luận văn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất của Tập đoàn Trường thịnh Qua đó, đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất của Tập đoàn Trường Thịnh

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác tổ chức, chuẩn bị cho lập BCTC hợp nhất và công tác tổ chức lập BCTC hợp nhất của Tập đoàn Trường Thịnh

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu BCTC tổng hợp của công ty mẹ và BCTC của các công ty con của Tập đoàn năm 2014

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu, mô tả, đối chiếu, phân tích, đánh giá

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khái quát nhất

về cơ sở lý luận của công tác tổ chức, xử lý số liệu và trình bày BCTC hợp nhất của Tập đoàn Trường Thịnh nhằm cung cấp cho người sử dụng tiếp cận thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Tập đoàn một cách đầy đủ và chính xác nhất

Từ tình hình thực tế công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất của Tập đoàn, vận dụng các cơ sở lý thuyết, tận dụng những ưu điểm, tiến hành khắc phục những nhược điểm theo xu hướng phát triển của Tập đoàn và sự hội nhập của nền kinh tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện BCTC hợp nhất cho Tập đoàn

7 Tổng quan tài liệu

Các bài viết đã hệ thống được cơ sở lý thuyết lập BCTC hợp nhất, đi sâu nghiên cứu thực trạng lập BCTC ở các Tổng công ty trong một năm cố định Dựa trên những hạn chế tại mỗi Tổng công

Trang 5

ty, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất Nhận thấy rằng, các tác giả trên đều đang tập trung nghiên cứu công tác lập BCTC hợp nhất tại các Tổng công ty thuộc sở hữu của Nhà nước, chưa có nghiên cứu nào về công tác lập BCTC hợp nhất tại một Tập đoàn kinh tế tư nhân

Mặt khác, bắt đầu từ năm 2015, Tập đoàn Trường Thịnh cũng như nhiều doanh nghiệp khác đều bắt đầu áp dụng Thông tư 200 và Thông tư 202 vào công tác lập BCTC hợp nhất Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán mới của Bộ Tài chính, bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu và nâng cao năng lực kế toán trong việc

áp dụng các thông tư mới này

Dựa vào cơ sở tổng quan tài liệu như trên, luận văn tiến hành tìm hiểu công tác lập BCTC hợp nhất tại một Tập đoàn kinh tế tư nhân là Tập đoàn Trường Thịnh Nhằm mục tiêu BCTC hợp nhất phải tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các quy định mới trong các Thông tư 200 và Thông tư 202 của Bộ Tài chính, cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, Luận văn đã tiến hành đi sâu nghiên cứu thực trạng, đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất tại Tập đoàn Trường Thịnh

Trang 6

1.1.2 Yêu cầu lập Báo cáo tài chính hợp nhất

a Nhu cầu sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp

- Đối với nhà đầu tư

- Đối với nhà cung cấp

- Đối với Nhà nước

b Đối tượng cần lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Theo TT202/2014/TT-BTC, đối tượng cần lập BCTC hợp nhất

là công ty mẹ của các Tập đoàn

1.1.3 Mô hình công ty mẹ - công ty con

a Khái quát về mô hình công ty mẹ - công ty con

b Quyền kiểm soát và lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

1.2.1 Nguyên tắc chung khi lập và trình bày BCTC hợp nhất

Các nguyên tắc chung khi lập BCTC hợp nhất tuân thủ theo quy định của Thông tư 202

1.2.2 Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ lập BCTC hợp nhất

Trang 7

a Tổ chức các tài khoản kế toán phản ánh các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết

- Kế toán khoản đầu tư vào công ty con

- Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết

- Kế toán khoản đầu tư khác

b Tổ chức các tài khoản kế toán phản ánh các tài khoản giao dịch nội bộ

* Kế toán mua bán vật tư, hàng hoá nội bộ

* Kế toán mua bán tài sản cố định

* Kế toán các khoản vay nội bộ

c Tổ chức các tài khoản công nợ nội bộ

TK “Phải thu của khách hàng”

TK “Phải trả cho người bán”

1.2.3 Trình tự lập BCTC hợp nhất

Trình tự lập BCTCHN gồm các bước sau:

Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong BCĐKT và BCKQHĐKD của công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn

Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công

ty mẹ trong từng công ty con, phần tài sản thuần của công ty mẹ nắm giữ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (nếu có)

Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có)

Bước 4: Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát

Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn Bước 6: Lập Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất Sau khi lập các bút toán điều chỉnh, căn cứ vào chênh lệch giữa số điều chỉnh tăng và số điều chỉnh giảm của các chỉ tiêu thuộc BCKQHĐKD, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển

Trang 8

để phản ánh tổng ảnh hưởng phát sinh từ việc điều chỉnh doanh thu, chi phí tới lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Bước 7: Lập BCTC hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ cho các giao dịch phát sinh trong nội bộ Tập đoàn

1.2.4 Phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất

a Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất

- Cộng hợp các chỉ tiêu trong BCĐKT của công ty mẹ và các công ty con

- Loại trừ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn góp của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có)

- Điều chỉnh lợi ích của cổ đông thiểu số

- Loại trừ các phải thu, phải trả nội bộ

- Loại trừ các ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ công ty mẹ - công ty con

- Loại trừ các ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ công ty mẹ - công ty con

- Trình bày khoản đầu tư trong công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu

b Phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

- Điều chỉnh lợi ích của cổ đông thiểu số

- Điều chỉnh lãi / lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội

bộ

- Điều chỉnh các khoản doanh thu / giá vốn hàng bán nội bộ

- Ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu

Trang 9

c Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh

d Phương pháp lập Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất

Thuyết minh BCTC hợp nhất được lập trên cơ sở tổng hợp các nội dung trên Thuyết minh BCTC của Công ty mẹ và các công ty con

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận văn đã đề cập đến những cơ sở lý luận chung về công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất trong một Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con

Trong chương nay, Luận văn nêu lên một số đổi mới trong hệ thống tài khoản kế toán của Thông tư 200 so với Quyết định 15, đặc biệt chú trọng đến việc trình bày và phân tích các nguyên tắc chung, trình tự và phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất theo Thông

tư số 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất

Những vấn đề lý luận được trình bày và phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận để xem xét đánh giá thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Tập đoàn Trường Thịnh, từ đó rút ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhắm hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Trường Thịnh

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP

a Nguyên tắc xây dựng tài khoản kế toán chi tiết

Ngoài các tài khoản trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 15, hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định về sửa đổi bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính, công ty mẹ còn thiết

kế thêm cài khoản cấp con bằng cách mở rộng phần đuôi của tài khoản có sẵn Tất cả các nội dung cần theo dõi đều lần lượt mở tiểu khoản cấp con Điều này làm cho hệ thống tài khoản càng phức tạp nếu nội dung chi tiết càng nhiều

Trang 11

b Tổ chức tài khoản kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết

* Đầu tư vào công ty con

* Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

c Tổ chức tài khoản kế toán các giao dịch nội bộ

* Mua bán hàng hoá nội bộ trong công ty

* Mua bán tài sản cố định

* Vay nội bộ giữa công ty mẹ và các công ty con

d Tổ chức tài khoản kế toán các khoản công nợ nội bộ

* Tại công ty mẹ, kế toán sử dụng TK 136 “Phải thu nội bộ” để theo dõi các khoản nợ phải thu nội bộ của công ty mẹ với các đơn vị trực thuộc như cấp vốn cho đơn vị trực thuộc, các khoản thu chi hộ, các khoản xí nghiệp phải nộp cho công ty mẹ, …

Tại các xí nghiệp, kế toán sử dụng TK 336 “Phải trả nội bộ”để theo dõi các khoản phải trả nội bộ giữa Xí nghiệp với công ty mẹ Tương tự như TK 136, tiết khoản của TK 136 ở các đơn vị trực thuộc cũng không được tổ chức thống nhất Mỗi đơn vị trực thuộc tự xây dựng tiết khoản cho phù hợp với đơn vị Để giúp cho công tác kiểm trả đối chiếu được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, Tập đoàn cần xây dựng một hệ thống tiết khoản áp dụng cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc

e Tổ chức sổ kế toán tại công ty mẹ

Tuy các thành viên trong Tập đoàn đã sử dụng một phần mềm

kế toán chung nhưng giữa công ty mẹ và công ty con chưa có sự thống nhất về cách thức tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Công ty

mẹ chưa xây dựng được hệ thống sổ chi tiết để phục vụ công tác lập BCTC hợp nhất như sổ chi tiết doanh thu, giá vốn nội bộ Tập đoàn,

sổ chi tiết khoản phải thu, khoản phải trả nội bộ Tập đoàn, … mà

Trang 12

mới chỉ dựa trên “Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh” (Phụ lục 1)

để thực hiện lập BCTC hợp nhất

2.2.3 Công tác chuẩn bị lập BCTC hợp nhất

a Công tác đối chiếu công nợ

b Công tác kiểm kê tài sản

c Xử lý các bút toán vào cuối niên độ kế toán

- Tính khấu hao TSCĐ

- Trích lập dự phòng

2.2.4 BCTC hợp nhất của Tập đoàn

a Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

Cụ thể, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nội bộ của công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau trong năm 2014 là 947.024.795.815 đồng Khi hợp nhất, kế toán đã điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng và giá vốn cùng một khoản là 947.024.795.815 đồng Các khoản mục khác không thực hiện điều chỉnh đã được kế toán thực hiện cộng hợp tương ứng để lập BCKQHĐKD hợp nhất

Tuy nhiên, về các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh nội bộ, kế toán chưa thực hiện điều chỉnh loại trừ Khoản lãi vay

do các công ty con trả cho công ty mẹ trong kỳ bao gồm 108.000.000 đồng của Công ty CP Trường Thịnh 1 và 1.050.000.000 đồng của Công ty CP ĐT và TM Trường Thịnh chưa được thực hiện loại trừ khi hợp nhất BCTC

Ngoài ra, Công ty CP ĐT và TM Trường Thịnh đã thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông trong kỳ Khoản cổ tức công ty mẹ nhận được qua tài khoản ngân hàng là 170.669.764 đồng đã được kế toán ghi nhận là doanh thu tài chính trong kỳ Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 thì khoản cổ tức được chia bởi công ty con

Trang 13

này phải được loại trừ khi hợp nhất BCTC

Việc không thực hiện loại trừ doanh thu tài chính nội bộ khi lập BCTC hợp nhất đã làm cho lợi nhuận của mà công ty mẹ được nhận

từ công ty con phản ánh trùng trên BCKQHĐKD hợp nhất

b Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Cụ thể, khi lập BCTC hợp nhất, kế toán đã thực hiện loại trừ toàn bộ khoản “Đầu tư vào công ty con” với giá trị 612.729.000.000 đồng

Tổng vốn chủ sở hữu ở các công ty con là 670.465.000.000 đồng Sau khi thực hiện bút toán điều chỉnh khoản “Đầu tư vào công

ty con” với giá trị 612.729.000.000 đồng, phần giá trị của còn lại là 57.736.000.000 đồng đã được kế toán bút toán ghi nhận vào khoản mục “Lợi ích của các cổ đông thiểu số” Ngoài ra, các khoản mục khác như Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối … trên BCTC của các công ty con cũng được kế toán thực hiện bút toán tách lợi ích của các cổ đông thiểu số theo tỉ lệ góp vốn của các cổ đông thiểu số ở mỗi công ty và ghi nhận vào khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiếu số” trên BCĐKT hợp nhất

Số dư tài khoản phải thu khách hàng phát sinh nội bộ giữa công

ty mẹ với các công ty và giữa các công ty con đã được kế toán thực hiện tổng hợp dựa trên tổng hợp TK 131 và TK 331 theo mã đối tượng Tổng giá trị này có số dư cuối năm là 186.753.060.832 đồng

đã được kế toán thực hiện điều chỉnh loại trừ khi hợp nhất BCTC Tuy nhiên, tổng giá trị khoản mục “Trả trước cho người bán”

mà các thành viên trong nội bộ Tập đoàn đã trả trước cho nhau có số

dư cuối năm 209.267.621.358 đồng, kế toán chưa thực hiện loại trừ giá trị này trên BCĐKT hợp nhất Việc không thực hiện bút toán điều

Trang 14

chỉnh giảm khoản giá trị này đã làm “Tổng giá trị Tài sản” và “Tổng giá trị Nguồn vốn” trên BCĐKT hợp nhất thể hiện không chính xác tình hình tài chính của Tập đoàn

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Trong năm 2014, các luồng tiền nội bộ phát sinh trong Tập đoàn như: tiền thu và chi từ các giao dịch mua bán nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm; tiền cho vay nội bộ và nhận được từ vay nội bộ; tiền thu lãi và chi trả lãi vay; tiền chi trả cổ tức và tiền nhận từ cổ tức được chia Các luồng tiền này đều phải loại trừ khi lập BCLCTT hợp nhất

Đối với phần thuyết minh bằng chữ thì tổng hợp lại đặc điểm hoạt động, cấu trúc và các công ty con của Tập đoàn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chính sách kế toán được áp dụng thống nhất trong Tập đoàn

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH

2.3.1 Ưu điểm

Hệ thống BCTC riêng của công ty mẹ , các đơn vị trực thuộc

và các công ty con được lập đúng thời gian quy định, đáp ứng được yêu cầu về trình bày cũng như nội dung các khoản mục

Ngày đăng: 12/08/2016, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w