DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ NT NTTD Nghiên cứu sinh Nghệ thuật Nghệ thuật trình diễn Nxb PGS THVN Tp Nhà xuất bản Phó giáo sư Truyền hình Việt Nam Th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Từ Thị Loan
Hà Nội - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Diễn xướng Ca Huế - Truyền thống
và biến đổi là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Từ Thị Loan Các tư liệu và trích dẫn đều được trích nguồn trung thực, chính xác và đầy đủ Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Việt Hà
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
VÀ KHÁI QUÁT VỀ DIỄN XƯỚNG CA HUẾ 10
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
1.1.1 Các công trình về cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian 10 1.1.2 Các công trình nghiên cứu diễn xướng Ca Huế truyền thống 12
1.1.3 Các công trình nghiên cứu sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế 23
1.1.4 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu 25
1.2 Cơ sở lý luận 26
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 26
1.2.2 Các lý thuyết vận dụng trong luận án 36
1.3 Khái quát về diễn xướng Ca Huế 43
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của diễn xướng Ca Huế 43
1.3.2 Các yếu tố văn hóa dân gian trong diễn xướng Ca Huế 50
Tiểu kết 57
Chương 2: DIỄN XƯỚNG CA HUẾ TRUYỀN THỐNG 60
2.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của diễn xướng Ca Huế truyền thống 60
2.2 Các thành tố của diễn xướng Ca Huế truyền thống với tư cách một hiện tượng văn hóa mang tính chỉnh thể nguyên hợp 61
2.2.1 Chủ thể sáng tạo và thực hành diễn xướng Ca Huế truyền thống 62
2.2.2 Chủ đề phản ánh của Ca Huế 71
2.2.3 Thời gian diễn xướng 75
2.2.4 Môi trường diễn xướng 75
2.2.5 Ngôn ngữ, lời ca của Ca Huế 77
2.2.6 Âm nhạc trong Ca Huế 78
2.2.7 Trang phục trong Ca Huế truyền thống 90
Tiểu kết 91
Trang 5Chương 3: DIỄN XƯỚNG CA HUẾ HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA 93
3.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của diễn xướng Ca Huế hiện nay 93
3.2 Biến đổi trong diễn xướng ca Huế hiện nay 94
3.2.1 Chủ thể thực hành ca Huế 95
3.2.2 Chủ thể sáng tác Ca Huế và nội dung phản ánh hiện nay 99
3.2.3 Môi trường diễn xướng 100
3.2.4 Thời gian diễn xướng 105
3.2.5 Trên phương diện âm nhạc 106
3.2.6 Trang phục trong diễn xướng Ca Huế hiện nay 108
3.3 Những vấn đề đặt ra đối với diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh đương đại 113
3.3.1 Bảo tồn diễn xướng Ca Huế với tư cách là một di sản văn hóa 113
3.3.2 Vấn đề phát huy diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh đời sống đương đại 118
3.3.3 Vấn đề chủ thể thực hành diễn xướng Ca Huế 121
3.3.4 Vấn đề truyền dạy diễn xướng Ca Huế 123
3.3.5 Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác Ca Huế 130
3.3.6 Vấn đề giáo dục di sản, phát triển công chúng cho diễn xướng Ca Huế 132
Tiểu kết 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC 149
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
NT
NTTD
Nghiên cứu sinh Nghệ thuật Nghệ thuật trình diễn Nxb
PGS
THVN
Tp
Nhà xuất bản Phó giáo sư Truyền hình Việt Nam Thành phố
Văn hóa Văn hóa Dân tộc Văn hóa Thông tin Văn hóa Thể thao và Du lịch
Trang 713 đời vua, kể cả 24 năm thuộc vương triều Tây Sơn)
Trên phương diện văn hóa, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất
và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa đặc sắc, tồn tại và phát triển đến hôm nay Với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Huế, riêng vương triều nhà Nguyễn đủ để tạo dựng ở vùng Thuận Hóa - Huế này một chiều sâu văn hóa cá biệt mà những di sản để lại hầu như còn nguyên vẹn với các hình thái vật thể và phi vật thể Di sản văn hóa này là trí tuệ, là thành quả của cả cộng đồng cư dân bản địa, là sự hội tụ nhân tài, vật lực của
cả một quốc gia, là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn văn hóa dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa đã hòa nhập vào tổng thể của nền văn hóa Việt Nam, trong đó có âm nhạc
Có thể bởi sự chi phối của đặc trưng văn hóa Huế, mà âm nhạc cổ truyền Huế giữa hai dòng: âm nhạc bác học (cổ truyền chuyên nghiệp) và âm
nhạc dân gian (cổ truyền dân gian) ít có sự phân định rạch ròi Dòng âm nhạc bác học bao gồm: Âm nhạc cung đình và Ca Huế (còn gọi là nhạc cổ thính
phòng Huế, Ca đàn Huế hoặc Ca nhạc Huế…) Âm nhạc cung đình là bộ phận
âm nhạc chuyên nghiệp của nhà nước phong kiến Ca Huế là sự gặp gỡ, kết hợp hài hòa nhuần nhụy những tinh hoa của hai dòng âm nhạc cung đình và dân gian Chính sự dung hòa ấy đã giúp cho Ca Huế có sức sống trường tồn qua những biến thiên của lịch sử dân tộc và phát triển một cách uyển chuyển,
Trang 8linh hoạt, trong khi nhiều thể loại âm nhạc cung đình ngày một mai một và có nguy cơ thất truyền cao cùng với sự suy vong của các triều đại Vua - Chúa Việt Nam
Với lịch sử hàng trăm năm tồn tại kể từ khi ra đời trên tiểu vùng văn hoá xứ Huế, giá trị nghệ thuật của diễn xướng Ca Huế ngày càng được khẳng định và có đời sống bền chặt trong lòng nhiều thế hệ người dân xứ Huế Sở dĩ như vậy là do bản chất nghệ thuật của Ca Huế không những chỉphù hợp với tâm hồn Huế, hài hòa nhuần nhuyễn với cảnh sắc thiên nhiên Huế, mà còn bởi những giá trị nghệ thuật đích thực, đặc sắc của Ca Huế còn được khẳng định qua hệ thống bài bản, phương thức diễn tấu, hình thức thể hiện, tính văn học trong lời ca, tính mẫu mực cổ điển trong đường nét giai điệu, nét đặc trưng trong hình tượng âm nhạc, đã làm cho diễn xướng Ca Huế trở thành tiếng lòng tri âm, tri kỷ của các giai tầng trong xã hội qua bao đời nay, một nét đặc sắc riêng có trong tổng thể di sản âm nhạc cổ truyền Huế và kho tàng
âm nhạc cổ truyền chuyên nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tiếp biến văn hóa ngày càng nhanh chóng trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóavà
sự xâm nhập của các loại hình nghệ thuật đương đại, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ hết sức bức thiết.Diễn xướng Ca Huế cũng không nằm ngoài bối cảnh đó
Trên phương diện khoa học, diễn xướng Ca Huế đã được một số nhà nghiên cứu âm nhạc và nghiên cứu văn hóa quan tâm tìm hiểu từ các góc nhìn khác nhau Đây là nguồn tư liệu rất quý giá và quan trọng, góp phần mô tả, khảo cứu về nghệ thuật Ca Huế trong quá khứ, đặt nền móng và các dữ liệu lịch sử, nguồn tài liệu tham khảo cho các thế hệ sau học hỏi.Tuy nhiên, đa
phần các nghiên cứu thường đặt nghệ thuật Ca Huế trong trạng thái “tĩnh” để
xem xét, tức là nghiên cứu nghệ thuật Ca Huế tồn tại trong bối cảnh lịch sử từ
Trang 9khi mới hình thành, chủ yếu trong thời kỳ chế độ quân chủ phong kiến Cách tiếp cận như vậy là chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đặt nghệ thuật Ca Huế trong thế “động”, trong sự vận động và phát triển không ngừng trong dòng chảy của đời sống văn hóa Huế cho đến tận ngày nay Sự biến đổi của Ca Huế hiện nay cần được xem như sự biến đổi của một hiện tượng văn hóa phù hợp với quy luật khách quan của quá trình phát triển Ca Huế hiện đại Sự biến đổi
ấy diễn ra như thế nào, những đặc trưng văn hóa dân gian trong Ca Huế có thực sự tồn tại và được giữ vững hay không, việc sân khấu hóa Ca Huế có những vấn đề gì, Ca Huế hiện nay tồn tại như thế nào, vấn đề bảo tồn ra sao…
là những vấn đề cần thiết phải minh định một cách khoa học Song, cho đến nay, những câu hỏi này giới nghiên cứu vẫn chưa thực sự quan tâm, lý giải
Bên cạnh đó, phần lớn các công trình nghiên cứu thường tiếp cận Ca Huế từ góc độ âm nhạc học hoặc âm nhạc dân tộc học, rất hiếm có các công trình nghiên cứu từ cách tiếp cận của văn hóa dân gian Có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chuyên sâu
về Ca Huế với tư cách là một loại hình diễn xướng mang tính chỉnh thể nguyên hợp, cũng như nghiên cứu về sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong cái nhìn xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, về sự thích ứng của Ca Huế
để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đời sống đương đại hiện nay
Với những lý do như vậy, NCS lựa chọn đề tài Diễn xướng Ca Huế - Truyền thống và biến đổi từ cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân
gianlàm đề tài luận án Tiến sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án khảo sát sự biến đổi củaCa Huế trong dòng chảy của văn hóa
xứ Huế từ truyền thống đến hiện đại với tư cách là một loại hình nghệ thuật
Trang 10diễn xướng Từ đó, luận án sẽ làm rõ những vấn đề đặt ra đối với sự tồn tại, thích ứng và phát triển của diễn xướng Ca Huế trong đời sống hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đíchnghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghệ thuật diễn xướng và diễn xướng Ca Huế
- Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Ca Huế;nhận diện những đặc điểm, giá trị của diễn xướng Ca Huế
- Nghiên cứu, tìm hiểu diễn xướng Ca Huế truyền thống trong quá khứ với tư cách một loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính chỉnh thể nguyên hợp
- Khảo sát sự biến đổi của diễn xướng ca Huế trong bối cảnh hiện nay,
từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra một số bàn luận khoa học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là diễn xướng Ca Huế và sự biến đổi của loại hình diễn xướng này trong bối cảnh xã hội hiện nay
độ nghiên cứu rộng hơn không gian trên
3.2.2 Phạm vi thời gian
Trang 11Để nghiên cứu về diễn xướng Ca Huế trong truyền thống, luận án chủ yếu dựa vào việc tham khảo, tìm hiểu các nguồn sử liệu, tư liệu, thư tịch trước năm 1945 cũng như phỏng vấn hồi cố các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa hiểu biết về vấn đề này ở Huế trước năm 1975
Để điều tra, khảo sát về hiện trạng diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh
xã hội đương đại, luận án giới hạn thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, từ khi Ca Huế được khôi phục trở lại và ngày càng phát triển, trở thành một loại hình trình diễn cho đại chúng
3.2.3 Phạm vi nội dung khảo sát
Do Ca Huế là một hình thức diễn xướng mang tính chỉnh thể nguyên hợp, luận án tập trung khảo sátcác thành tố chính của nó như: chủ thể sáng tạo, chủ thể thực hành, chủ đề phản ánh, thời gian diễn xướng, môi trường diễn xướng, phương diện lời ca, phương diện âm nhạc của Ca Huế
Về bài bản, trong số hơn 25 bài bản Ca Huế còn thịnh hành hiện nay, NCS không đi sâu phân tích vào chi tiết cụ thể từng bài một, mà chỉ chọn những bản tiêu biểu, hoặc những đoạn ký âm ngắn để minh họa trong quá trình phân tích, khảo cứu
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Để triển khai luận án, NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
- Diễn xướng Ca Huế hình thành và phát triển trong lịch sử như thế nào?
- Những thành tố chính của diễn xướng Ca Huế truyền thống là gì? Đặc trưng chính của diễn xướng Ca Huế giai đoạn này?
- Sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh hiện nay ra sao? Những vấn đề gì đặt ra từ sự thay đổi đó?
Trang 12Từ các câu hỏi nghiên cứu trên luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứunhư sau:
Diễn xướng ca Huế được hình thành và phát triển phù hợp với các giai đoạn lịch sử và bối cảnh văn hóa - xã hội khác nhau: Thời kỳ phong kiến, yếu
tố cung đình, thính phòng mang tính nổi trội Sau năm 1945 và nhất là từ thời
kỳ đổi mới đến nay, điều kiện văn hóa - xã hội thay đổi khiến cho tính cung đình, thính phòng suy giảm, diễn xướng Ca Huế tìm được chỗ đứng và cách thức trình diễn mới, phục vụ cho nhiều mục đích và đối tượng khác nhau, nhờ
đó tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh đương đại
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Để có cái nhìn toàn cảnh, đầy đủ và thấy rõ sự biến đổi của diễn xướng
Ca Huế theo dòng lịch sử, luận án sẽ sử dụng chủ yếu cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian Tuy nhiên, bên cạnh đó trong quá trình triển khai, luận án cũng sử dụng cách tiếp cận liên ngành, phối kết hợp các phương pháp và thành tựu nghiên cứu của văn hóa học, nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa
Từ cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian,NCS tiếp cận diễn xướng Ca Huế trong không gian văn hóa của nó với những nghiên cứu về điều kiện lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội…và tìm hiểu về diễn xướng Ca Huế qua các thành tố của nó trong một tổng thể mang tính hệ thống, chỉnh thể nguyên hợp, từ chủ thể sáng tác, chủ thể diễn xướng, môi trường diễn xướng, thời gian diễn xướng đến lời ca, âm nhạc, trang phục trình diễn…
Bên cạnh đó, NCS sử dụng bổ trợ cách tiếp cận của nhân học văn hóa, NCS chú trọng tiếp cận chủ thể sáng tạo và thực hành diễn xướng Ca Huế trong quá trình nghiên cứu khảo sát thực địa, tìm hiểu, lắng nghe tiếng nói của người trong cuộc về các giá trị, đặc điểm cũng như những phương diện khác
Trang 13nhau của diễn xướng Ca Huế Cách tiếp cận xã hội học và văn hoá học được NCS sử dụng trong khi thu thập các thông tin, số liệu, dữ liệu về những người làm công tác thực hành, biểu diễn Ca Huế hiện nay, những người phục vụ, kinh doanh, du khách cũng như các nhà quản lý văn hóa để làm sáng tỏ hiện trạng và sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong đời sống đương đại
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp: NCS thu thập, tổng
hợp các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài khoa học đi trước để hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tìm ra lý thuyết phù hợp áp dụng vào luận án; phân tích văn bản, các nguồn tài liệu để thấy được lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật Ca Huế và nhận diện diễn xướng Ca Huế truyền thống trong các giai đoạn của quá khứ
- Phương pháp điền dã, quan sát tham dự: NCS thực hiện nhiều đợt
nghiên cứu điền dã để điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu cũng như quan sát, tham sự, trải nghiệm về thực hành diễn xướng Ca Huế trong các không gian trình diễn khác nhau
- Phương pháp phỏng vấn sâu: NCS tiến hành 33 cuộc phỏng vấn đối
với những người thực hành Ca Huế, các nghệ nhân, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà quản lý văn hóa để tìm hiểu về hiện trạng diễn xướng Ca Huế,
sự vận động và biến đổi của Ca Huế trong bối cảnh hiện nay
- Phương pháp thống kê: NCS thu thập các thông tin, số liệu, tiến hành
thống kê về hiện trạng thực hành và biểu diễn Ca Huế hiện nay, thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch có sử dụng Ca Huế trong bối cảnh đương đại
- Phương pháp so sánh: NCS tiến hành so sánh, đối chiếu để làm rõ sự
vận động và biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay
Trang 14- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thao tác chung trong nghiên cứu khoa học như: mô tả, phân tích, diễn giải, biện luận
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về diễn xướng ca Huế, làm sáng tỏ quy luật vận động và biến đổi không ngừng của diễn xướng
Ca Huế nhằm thích nghi để tồn tại và phát triển
Luận án cũng góp phần làm rõ hơn quá trình hình thành và phát triển của Ca Huế, những đặc điểm và giá trị của nó trong đời sống văn hóa Huế, hiện trạng diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh hiện nay, nhận diện những vấn
đề đặt ra, để từ đó có những bàn luận khoa học thiết thực và hữu ích
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục
vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên và diễn viên, nhạc công các đơn vị nghệ thuật, các trường nghệ thuật có đào tạo bộ môn Ca Huế
Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa và những người quan tâm đến vấn đề này
Trên phương diện văn hoá dân gian, luận án cung cấp một cách nhìn mới về diễn xướng Ca Huế với tư cách một hiện tượng văn hoá mang tính chỉnh thể nguyên hợp của văn hoá dân gian
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (9 trang) và Phụ lục (57 trang), luận án gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
về diễn xướng Ca Huế(48 trang)
Chương 2: Diễn xướng Ca Huế truyền thống(33 trang)
Trang 15Chương 3: Diễn xướng Ca Huế hiện nay và những vấn đề đặt ra(42trang)
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ DIỄN XƯỚNG CA HUẾ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình về cách tiếp cận của nghiên cứu văn hóa dân gian
Về lịch sử phát triển của ngành nghiên cứu văn hóa dân gian, trong bài viết “Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc”, tác giả Ngô Đức Thịnh viết:
“Thuật ngữ quốc tế folklore (phôn-clo) - văn hóa dân gian, được W J.Thom
sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín,
ca dao, tục ngữ của người thời trước" Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời và phát triển với ba trường phái lớn: trường phái phôn-clo Anh - Mỹ chịu ảnh hưởng nhân học, trường phái phôn-clo Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình là Pháp và I-ta-li-a) và trường phái phôn-clo Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học [163]
Công trình Nghiên cứu folklore Mỹ của Jan Harold Bruvand, xuất bản lần đầu vào năm 1968 và lần thứ hai năm 1985, là một công trình nghiên cứu
cơ bản về văn hóa dân gian được đánh giá cao, là cuốn sách hàng đầu được chọn làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên và cho các khóa học về folklore Trong công trình này, tác giả đã giới thuyết các định nghĩa, trình bày về phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân loại và các tiểu loại của folklore… Trong quá trình nghiên cứu folklore, Jan Harold luôn chú trọng đến tính chỉnh thể nguyên hợp của một tác phẩm văn hóa dân gian [159]
Ở Việt Nam, thuật ngữ "phôn-clo" đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn học dân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian" Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ
Trang 17sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian và cũng do tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm về phôn-clo từ các trường phái khác nhau trên thế giới [163]
Tác giả Đinh Gia Khánh được giới nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá là người đã “đặt nền móng cho sự phát triển của ngành folklore học Việt
Nam” với công trình Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian xuất bản năm
1989 Một trong những đóng góp quan trọng của công trình là giới thuyết khái niệm “văn hóa dân gian” Đinh Gia Khánh là người đầu tiên đưa ra “tính chất nguyên hợp” của văn hóa dân gian và phân tích các thành tố cơ bản của nó như nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian và nghệ thuật ngữ văn dân gian Ông cũng viết về sinh hoạt văn hóa dân gian; các vấn đề lớn của văn hóa dân gian như: lịch sử, lý luận, phương pháp luận trong nghiên cứu văn hóa dân gian; vai trò của folklore học Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới[56]
Theo ông, tác phẩm folklore tồn tại và vận động như một chỉnh thể nguyên hợp Vì vậy, cần tiếp cận nó theo hướng tiếp cận chỉnh thể Chỉnh thể
ấy được cảm thụ bằng tất cả các giác quan trong cùng một lúc Ông cho rằng:
“Tác phẩm folklore trong cùng một lúc tác động vào thị giác, vào thính giác, vào cảm xúc nhịp điệu Tác phẩm folklore lại có mối quan hệ hữu cơ với môi trường, với sinh hoạt văn hóa, với thế ứng xử và lối ứng xử, với tập tục và truyền thống lâu đời của cộng đồng” [142, tr.10] Để nghiên cứu một tác phẩm folklore thì cần phải phân tích chỉnh thể nguyên hợp ấy ra các thành tố, hơn nữa cần phải phân tích từng thành tố ra các yếu tố nhỏ hơn để có thể đi sâu tìm hiểu nội dung cũng như cấu trúc của từng thành tố nói riêng, của chỉnh thể nguyên hợp nói chung [142, tr.11]
Trong bài viết Nghiên cứu âm nhạc từ góc độ phôncơlo học, tác giả Tô
Đông Hải cho rằng: “Âm nhạc dân gian là một bộ phận không thể chia cắt nổi
Trang 18của toàn bộ sinh hoạt phôncơlo của một tộc người, một dân tộc Nó gắn chặt với lễ hội, với múa, với những hoạt động diễn xướng, với nghệ thuật tạo hình, với phong tục, tập quán của tộc người, dân tộc đó” [136, tr.234]
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, nhiều công trình nghiên cứu khẳng định rằng thành phần ngôn từ trong tác phẩm phôncơlo có thể tồn tại mà không có giai điệu, nhưng nếu giai điệu mà thiếu lời thì không tồn tại…; trong sự thống nhất giữa lời ca và giai điệu, yếu tố quyết định thường là phần lời… [136, tr.147]
Nhìn chung các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận văn hóa dân gian đã cung cấp những kiến thức nền tảng, các phạm trù nhận thức, lý thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các khái niệm, thuật ngữ cơ bản rất cần thiết và hữu ích để NCS có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình triển khai luận án
1.1.2 Các công trình nghiên cứu diễn xướng Ca Huế truyền thống
1.1.2.1 Các công trình khảo cứu về sự hình thành diễn xướng Ca Huế
Trong suốt chặng đường dài lịch sử của âm nhạc dân gian và cổ truyền Huế, thì sự xuất hiện loại hình nghệ thuật diễn xướng Ca Huế là một sáng tạo mới, góp phần thúc đẩy dòng âm nhạc cổ truyền Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, tạo một bước phát triển của nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam Khảo cứu về nguồn gốc và sự hình thành của Ca Huế thu hút khá nhiều tác giả
Về thời điểm ra đời của Ca Huế, có rất nhiều giả thiết khác nhau Năm
1942, tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị với sự hiểu biết sâu rộng của mình về
âm nhạc Huế đã viết rằng: “Duy điệu ca khởi điểm từ đời nào, khi nào, sử thơ không truyền lại, chỉ thấy thời đại yêu chuộng nghề văn mà đoán, thời khởi điểm từ đời Hiếu Minh (Nguyễn Phúc Chu)” [125, tr.5]
Trang 19Nhà nghiên cứu Thái Văn Kiểm trong Cố đô Huế nhất trí với cụ Ưng
Bình là: “Còn như các điệu ca Huế thì có lẽ như mới sản xuất từ đời chúa Minh Tộ quốc Công Nguyễn Phúc Chu tức là Hiên Tông Hiếu Minh Hoàng Đế…” Cụ thể hơn, tác giả Lê Văn Hảo trong bài viết “Góp phần tìm hiểu Ca nhạc Huế” cho rằng: “Thời kỳ hình thành và bước đầu phát triển của ca nhạc Huế là vào khoảng từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII Đến giữa thế
kỷ XVII, ca múa nhạc đã phát triển phong phú tại đô thành Phú Xuân” [69, tr.75 - 76]
Về xuất xứ của Ca Huế, Nhạc sĩ Tô Vũ cho rằng:
Nói về gốc gác lịch sử, có lẽ không ai phủ nhận nhạc Huế đã khởi
sự hình thành từ cội nguồn nhạc Bắc Những cứ liệu lịch sử thời Nguyễn Hoàng vào Ái Tử (Quảng Trị) hay câu chuyện về Đào Duy
Từ cho thấy: trên đường mở nước vào phía Nam văn hoá nghệ thuật nơi đất tổ lưu vực sông Hồng từ mấy thế kỷ đã theo bước chân Nam tiến vượt qua sông Gianh và sông Bến Hải để vào Huế Lại có thể thấy chứng cứ khác ngay trong bản thân nhạc Huế, những “bản Bắc” còn mang một cái tên ý nghĩa nữa là “bản Ngự” với tính chất một thành phần cơ sở của nhạc Huế đã nói lên xuất xứ và mối quan
hệ khắng khít với nhạc Bắc [145, tr.125 – 126]
Đa số các công trình đều có chung quan điểm
Các công trình Bán buồn mua vui [125], Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam [25, tr.137-138], Tính chất và đặc điểm của Ca Huế có cùng kết luận về
xuất xứ của Ca Huế là từ cung đình nhà Nguyễn Tác giả Lê Văn Hảo trong bài viết “Một vốn quý trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cổ truyền”đã khảo cứu về nguồn gốc, quá trình phát triển của Ca Huế, cũng như một số đặc điểm nghệ thuật của ca Huế, ông khẳng định: “Ca nhạc Huế không phải là nhạc cung đình triều Nguyễn nhưng cũng không thuộc loại nhạc dân gian” [45]
Trang 20Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học Trần Văn Khê, Ca Huế có xuất phát điểm từ cung đình, từ “cung trung nhạc, một loại nhạc thính phòng trong cung thất của vua và của mẹ vua Nguyễn”[60, tr.68] sau đó mới lan tỏa
ra dân gian, hòa quyện với dòng âm nhạc dân gian Huế đang khởi sắc Đó là loại nhạc thính phòng của các hoàng thân, quốc thích, các quan chức của triều đình Huế, của các ông hoàng bà chúa say mê nghệ thuật Từ lối thưởng thức kiểu thính phòng trong tư dinh của giới đại gia, khoa bảng dần dần không gian diễn xướng được mở rộng, chan hòa vào sinh hoạt văn nghệ dân gian Năm 1961, trong bài viết “Lối ca Huế và lối nhạc Tài tử”, ông đã căn cứ vào
sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ để giả định tổ tiên của lối ca Huế là:
“Trong các loại nhạc triều đình, có lẽ lối Cung trung nhạc - hay là Cung trung chi nhạc - là gần với lối đàn Huế nhất” [61] Ở đây ông đã xác định Ca Huế
thuộc loại “quan nhạc” chứ không phải “dân nhạc” và cho rằng: “lối "nhạc tài
tử" trong Nam là con đẻ của lối “ca Huế” miền Trung Những người học nhạc trong Nam, cũng “đàn Huế” – Ông nội chúng tôi, ông Trần Quang Diệm chuyên đàn tì bà theo lối Huế và cô ruột chúng tôi, bà Trần Ngọc Viện cũng thường đàn Cổ bản Huế, kim tiền Huế” [61]
Với những ý kiến xác định và đoán định trên, chúng ta nhận thấy các ý kiến của tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Lê Văn Hảo, Tô Vũ, Trần Văn Khê tuy không thống nhất về thời điểm ca Huế xuất hiện, nhưng đều nằm trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII Ở đây ta không bàn về các
ý kiến trên đâu là chính xác hay không chính xác, mà chỉ biết các tác giả đã rất để tâm đến sự hình thành của thể loại ca nhạc Huế Về nguồn gốc, các nhà nghiên cứu đều có những suy đoán, kiến giải: Các chúa Nguyễn ở Đàng trong tiếp nối truyền thống thưởng thức âm nhạc ở Đàng ngoài mà cho tổ chức các buổi ca nhạc có lời ca ở cung đình, ngọn nguồn từ những ban, nhóm, gánh hát dân gian vốn manh nha từ thời Lý, Trần, Lê đã tụ hội vào Huế qua các cuộc di
Trang 21dân của người Việt từ Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ Thú thưởng ngoạn này lúc đầu chỉ giới hạn ở phủ chúa hoặc các bậc vương công, mãi sau này mới lan ra dân chúng Như vậy, vào thời điểm các chúa Nguyễn tại vị ở Huế thì ca nhạc Huế đã bắt đầu có điều kiện để phát sinh Có lẽ đây là thời điểm để chúng ta có thể xác định được sự hình thành của ca nhạc Huế, một bộ môn nghệ thuật vốn được ra đời ở chốn cung đình
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phương diện âm nhạc của diễn xướng Ca Huế
Chủ đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu từ các góc
độ khác nhau Về số lượng bài bản Ca Huế, đa số các tác giả đều thống nhất: Tổng số bài bản của Ca Huế gồm có 31 bài bản, hiện còn 25 bài bản vẫn được
sử dụng, 6 bài bản vẫn còn bản ký âm bằng Hán tự nhưng chưa được phục dựng.Trong số 25 bài bản vẫn được sử dụng: điệu Bắc có 13 bài, điệu Nam 5 bài, điệu Nam xuân (bài bản lưỡng tính) 5 bài và 2 bài được ca theo hơi dựng Trong nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về văn hóa, âm nhạc Huế như các nhạc sỹ Hoàng Yến, Phạm Duy, nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo đều nhắc một số bài bản đã được ghi chép trong nhiều tài liệu hiện đã thất truyền.Trong đó có 6 bài bản vẫn còn nhạc phổ bằng chữ Hán theo tài liệu của nhạc sỹ Hoàng Yến [151]
Trong cuốn Ca Huế và Ca Kịch Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế,
1993, tác giả Văn Lang khi đặt Ca Huế trong mối quan hệ với ca kịch Huế đã trình bày khái quát về những bài bản của Ca Huế, chủ yếu nêu lên nội dung lời ca và nhìn nhận Ca Huế thông qua con đường cảm thụ âm nhạc Do vậy, trong công trình này chưa có những phân tích, áp dụng các lý thuyết, quan điểm nghiên cứu âm nhạc dân tộc học để làm rõ đặc điểm âm nhạc, cũng như yếu tố dân gian trong nghệ thuật Ca Huế
Trang 22Về điệu thức, nhiều nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng: Ca Huế được xây dựng trên 2 điệu chính là điệu Bắc và điệu Nam, ngoài ra còn có các bài bản lưỡng tính xếp vào điệu Nam xuândo tính chất trung dung “một bài bản thường mang trong mình hai yếu tố, hai tính chất trái ngược nhau, vừa phảng
phất nét vui vui vừa phảng phất nét buồn buồn”[68] Như nhận xét của nhà
nghiên cứu âm nhạc Dương Bích Hà “Điệu trong âm nhạc Huế chỉ mang ý nghĩa tính chất, gắn với tính chất của bài bản, làn điệu cụ thể Đó là tính chất vui và buồn Điệu Bắc dùng để chỉ những bài bản vui, điệu Nam dùng để chỉ những bài bản buồn Còn vui, buồn ở mức độ nào thì phụ thuộc vào các hơi nhạc và nhịp độ hoãn điệu, bình điệu, cấp điệu (có thể xem tương ứng với
lento, moderato) [40]
Đi sâu vào kỹ thuật âm nhạc, các tác giả tập trung vào khía cạnh như cách hát, tiết tấu, thang âm Trong nghệ thuật hát của Ca Huế không giống với cách hát trong Quan họ và Ca trù, nhưng nó cũng có những yêu cầu về cách
phát âm, nhả chữ phải thật tinh tế, trang nhã và đúng theo tiếng Huế gốc, độ
to nhỏ mạnh nhẹ trong từng câu hát phải được hết sức chú ý để truyền tải giai
điệu, lời ca của câu hát Đúng như nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo nhận xét; “Ca nhi trong ca nhạc Huế có những cách nhấn nhá, nhả chữ, luyến láy âm thanh, những cách lấy hơi, sử dụng giọng cổ, giọng óc khá phức tạp có thể so sánh với những kỹ thuật của hát Ả đào ngoài Bắc” Tuy không nghiên cứu âm nhạc chuyên nghiệp nhưng ông cũng đã phân tích khá sâu sắc về Ca Huế Ông lý
giải hiện tượng các cung mạnh thu hút các cung phụ - hay cung yếu và đưa ra
nhận xét khá xác đáng: “Chính hiện tượng các cung mạnh thu hút các cung yếu làm cho một thang âm đều trở thành một thang âm không đều và có ý nghĩa quyết định làm cho sắc thái tình cảm trở nên vui dịu nhẹ, hay buồn, ảo
não” [43] Về vấn đề điệu, hơi và thang âm trong Ca Huế Hơi theo cách ông gọi là sắc thái của điệu: “Ca nhạc Huế có điệu thức Bắc và bốn sắc thái (quen
Trang 23gọi là hơi): hơi quảng, hơi đảo, hơi thiền, hơi nhạc, có điệu thức Nam và bốn sắc thái: hơi xuân, hơi thương, hơi ai, hơi oán Giữa hai điệu thức Bắc và Nam
có một sắc thái trung gian: hơi dựng” [43] Tuy nhiên, một số vấn đề trong bài viết này có lẽ cần phải luận bàn thêm Chẳng hạn, Ca Huế không thể không bị hiểu nhầm là toàn bộ nền ca nhạc tại Huế, cả quá khứ lẫn đương thời, cả nhạc
cổ truyền (dân ca, ca Huế, ca nhạc cung đình, âm nhạc tín ngưỡng) lẫn tân
nhạc (một khối lượng lớn các bài hát mới sáng tác về Huế, sáng tác trên chất
liệu âm nhạc Huế) Không cần thiết phải gọi là Ca nhạc Huế thay cho tên gọi
đã trở thành quen thuộc là Ca Huế Ca Huế đã tồn tại trong truyền thống như
tên gọi Ca Trù (hay là hát Ả đào) là một thể tài chuyên nghiệp luôn đi kèm với nhạc cụ Gọi là “đàn ca Huế” có lẽ đúng nghĩa hơn, nhưng thật ra cũng không cần thiết
Từ năm 1919 trên tập san BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Huế),
với bài nghiên cứu Âm nhạc Huế - Đờn Nguyệt và đờn Tranh, tác giả Hoàng
Yến đã có khảo cứu về các điệu thức trong Ca Huế Trong công trình này, tác giả bày tỏ quan điểm cực lực chống lại việc canh tân Ca Huế với quan niệm
“điệu cổ và điệu kim khác nhau xa như trời với đất; điệu cổ êm ái mà trang nghiêm, điệu kim tục tằn và thô lỗ” [151, tr.83-237] Ngoài ra, trọng tâm bài nghiên cứu là các bài bản được ký âm lại theo lối Hán Nôm truyền thống
Đến năm 1922, trong khảo cứu Âm nhạc An Nam: những điệu cổ truyền
(Musique Annamite Airs traditionnels) đăng trên tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH), học giả Le Bris đã chuyển lòng bản các bài nhạc Huế của Hoàng Yến ký âm theo lối Hán Nôm qua lối ký âm năm dòng kẻ và các biến tấu 10 bản Tàu của các nhạc công Huế diễn tấu thời bấy giờ [157]
Năm 1925, nhà in Tiếng Dân đã xuất bản cuốn sách Dạy hát tiếng Nam
(Chants d’écoliers en annamite) của hai tác giả Nguyễn Trung Phán và Nguyễn Trung Nghệ[90] Sách đã hướng dẫn hát 31 điệu hát, gồm các bài bản
Trang 24lớn và 10 bản Ngự của Ca Huế một cách chi tiết về phách nhịp, cung điệu theo “chữ đàn” cổ truyền…
Trong bài viết Vài cái hay cái dở trong nhạc Việt, Tạp chí Bách Khoa
Sài Gòn, số 101/1961, GS Trần Văn Khê đã chỉ ra 3 ưu điểm cần phát huy
của lối Ca Huế và đàn tài tử là: Rao hay dạo; Nhấn và Cách hòa đờn Đồng thời, giáo sư cũng nêu ra 4 nhược điểm của đàn - ca Huế là: Bài bản ít lại hay lặp điệu; Cách chép nhạc không khoa học; Phần lý thuyết rất yếu và Nhạc khí thì thô sơ… Đây là những nhận xét rất tâm huyết của tác giả
Trong cuốn Ca Huế và Ca Kịch Huế [73], tác giả Văn Lang khi đặt Ca
Huế trong mối quan hệ với ca kịch Huế đã trình bày khái quát về những bài bản của Ca Huế, chủ yếu nêu lên nội dung lời ca và nhìn nhận Ca Huế thông qua con đường cảm thụ âm nhạc Do vậy, trong công trình này chưa có những phân tích, áp dụng các lý thuyết, quan điểm nghiên cứu âm nhạc dân tộc học
để làm rõ đặc điểm âm nhạc, cũng như yếu tố dân gian trong nghệ thuật Ca Huế
Các công trình Tìm hiểu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên [107], Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên [100] đều nêu một số chi tiết so sánh giữa nghệ
thuật thưởng thức Ca trù và Ca Huế Ngoài ra tác giả tập trung nghiên cứu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên từ góc nhìn âm nhạc tại một thời điểm lịch sử nhất định trong quá khứ (cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII) Do vậy, công trình không bàn đến sự vận động và biến đổi của các thể loại này qua các thời kỳ, cũng không đề cập sự giao thoa, ảnh hưởng và dung hòa của yếu
tố dân gian và cung đình trong nghệ thuật Ca Huế Công trình Ca Huế và dân
ca Bình Trị Thiên của các tác giả Nguyễn Đình Sáng và Nguyễn Thị Kim
Liên (Nxb Thuận Hóa, 2012) cũng có tính chất tương tự như vậy
Một số bài báo trên các tạp chí trước 1975 mang tính chất nghiên cứu
âm nhạc của GS Trần Văn Khê, Phạm Duy, Thái Văn Kiểm, TS Lê Văn
Trang 25Hảo… cũng chỉ giới thiệu tổng quan về lối ca Huế với các giả thiết về thời kỳ sinh thành và phát triển, không gian trình diễn, bài bản, lời ca…
1.1.2.3 Các công trình nghiên cứu sự tiếp biến văn hóa trong diễn xướng Ca Huế
Từ năm1919, tác giả Đông Châu, trong Tồn cổ lục đăng trên Tạp
chíNam Phong số 30/1919, cho biết Ca Huế có một thời được gọi là Ca lý, Lý kinh:
Lối ca lý thịnh hành trước ở trong Kinh, Quảng, rồi dần dần lan mãi
ra ngoài Bắc, lối này phải đặt theo dịp đàn mà hát theo tiếng Kinh, Quảng; Sài Gòn cũng có một lối hát lý giống như lý kinh Nhưng xét ra lối hát lý thời phần nhiều là những điệu bi ai, thê thảm, hay là giọng huê tình, dễ khiến người ta chau mày mà rơi lụy… [22, tr.522]
Các ấn phẩm tại Hà Nội thời kỳ này cho biết Ca Huế và kể cả nhạc Tài
tử được giới cầm ca Hà thành gọi là "Ca lý" Các tác phẩm này đồng thời
cũng là những tuyển tập lời hát các điệu Ca Huế, như Các bài Ca lý [152], Lý giao duyên vọng phu [153] Trong đó, tuyển tập "Các bài ca lý" giới thiệu 9
điệu Ca Huế tiêu biểu: Cổ bản (3 bài), Lưu thủy, Hành vân, Nam ai (2 bài), Nam thương, Nam bình, Tứ đại cảnh, Vọng phu và Giao duyên Qua việc in
ấn, kinh doanh các ấn phẩm này chứng tỏ sự lan tỏa trở lại với cội nguồn của
Ca Huế đối với Thăng Long - Đông Đô giai đoạn này là khá sâu rộng
Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học Tô Ngọc Thanh, khi đề cập đến vai trò hội tụ văn hóa của Huế đã nói:
Trước nhu cầu xây dựng nền văn hóa cung đình phong kiến, cần huy động, chọn lọc, tinh chế những vốn văn hóa của Huế và các ngoại vi, song những vốn văn hóa đó mang nặng tính chất dân gian,
do người nông dân sáng tạo nên để đáp ứng thị hiếu của cung đình
Trang 26và trình độ tri thức của giới quan lại, trí thức, vốn văn hóa dân gian này phải trải qua một quá trình chọn lựa tinh chế Thế là đã xảy ra một bước ngoặt có tính chất lượng trong văn hóa: đó là quá trình chuyên nghiệp hóa, bác học hóa văn hóa dân gian [114]
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan nêu trong Lược sử
âm nhạc Việt Nam, về việc nhà Nguyễn xóa bỏ Ty giáo phường, lập Viện giáo
phường để lo việc tuyển người vào các đội ca nhạc cung đình Sau đó, do sự suy thoái của triều đại phong kiến trong từng thời kỳ lịch sử, một số nhạc công cung đình đã đến với dân gian như trường hợp cụ Ba Đội; người được truyền tụng là đã chuyển bài Tứ đại cảnh Huế (hơi dựng) thành Tứ đại oán (hơi oán) trong nhạc thính phòng tài tử Nam Bộ
Ca Huế là một bộ phận quan trọng của kho tàng nhạc cổ dân tộc và nhiều người cho rằng Ca Huế là đỉnh cao của lối diễn xướng đơn lẻ của ca hát truyền thống dân tộc, nó thu nạp tinh hoa của nhạc cung đình, nhạc cửa quyền, tinh hoa của các điệu hò, lý, hát khắp nơi trong nó, nhưng chủ yếu là chất núi Ngự, sông Hương biểu hiện trong ca Huế và chính ca Huế đã trở thành một nét đặc trưng văn hóa, đặc trưng tình cảm, tâm lý của con người xứ Huế [77]
Một số nhà nghiên cứu đã có những khảo cứu về sự kế thừa của Ca Huế với hát Ả đào, hay nói cách khác, Ca Huế là một lối hát Ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng, bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến văn hóa trong tiến trình của một lối hát truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân - Huế “Ở đây chúng ta chỉ xét trên phương diện cái tương đồng; ít nhất là trong lối chơi: văn chương, tri âm tri kỷ, sự trau chuốt của giọng hát, ngón đàn, đàn Nam cầm và đàn Đáy; không gian sinh hoạt: nhạc phòng, tư thất, dinh phủ” [96, tr.146-147] Bằng những phân tích về hình thức diễn tấu, biên chế các cây đàn sử dụng trong Ca Huế và Ả đào, nhà
Trang 27nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan cũng đã có nhật xét: “Như vậy, phải chăng trong quá trình phát triển, hát ả đào đã thâm nhập vào trong cung để tách thành một bộ phận mới, thoạt đầu là hát cửa quyền, rồi biến hoá dần thành ca nhạc Huế và đờn ca tài tử” [77]
Cũng về vấn đề này, năm 1960, nhà nghiên cứu Thái Văn Kiểm trong
bài Ảnh hưởng Chiêm Thành trong ca nhạc Huế [70] đã nhận xét một cách chắc chắn là điệu Nam trong ca Huế đã "phỏng theo các ca khúc của Chiêm
Thành mà đặt ra" Tuy nhiên các sự kiện lịch sử mà ông nêu ra làm căn cứ cho nhận xét của mình thì hoàn toàn không liên quan gì đến việc hình thành điệu Nam trong ca Huế
Trái ngược với những kết quả nghiên cứu của các học giả nêu trên, Nghệ sĩ Văn Lang, nhạc sỹ Văn Cao lại có những nhận xét, khảo cứu có phần thận trọng Nghệ sĩ sân khấu Huế, Văn Lang, trong bài viết công bố năm 1984
Sự phong phú và đa dạng của ca nhạc Huế, Tạp chí Sông Hương, số 9 đã nêu vấn đề liên quan đến cặp từ Bắc, Nam trong ca Huế Ông không hoàn toàn nhất trí với quan điểm điệu Bắc mang ảnh hưởng âm nhạc Trung Hoa, điệu Nam là do ảnh hưởng nhạc Chiêm Thành, mà theo ông: “Những từ Bắc và
Nam ở đây có thể chỉ là thuật ngữ để phân loại các hệ thống điệu thức - nhất
là trong lĩnh vực hát dân tộc mà chủ yếu là cải lương và ca Huế” [74]
Về vấn đề ảnh hưởng của âm nhạc Chămpa đối với Ca Huế, năm 1956, nhạc sĩ Văn Cao trong bài viết “Việc sưu tầm nghiên cứu của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba” đã rất e dè với quan điểm của Nguyễn Hữu Ba đặt ra: "Tôi không biết được anh(NHB) đã có những thí dụ gì chứng minh, nhưng tôi biết rằng phần thắc mắc này của anh còn đợi có phương tiện đầy đủ mới giải quyết được" [19]
1.1.2.4 Các công trình nghiên cứu về sự kết hợp giữa hai dòng âm nhạc chuyên nghiệp và dân gian trong Ca Huế
Trang 28Trên bước đường Nam tiến của dân tộc, dòng âm nhạc của cư dân Việt đồng bằng Bắc Bộ đã đến Huế và kết hợp với dòng âm nhạc dân gian, tạo nên
di sản ca nhạc Huế trên cơ sở kết tinh giữa dòng âm nhạc bác học của chốn thâm cung và âm nhạc dân gian Sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ ở cung đình trong các sinh hoạt ca hát, vui chơi của tầng lớp hoàng tộc, Ca Huế trở thành lan tỏa, phổ biến trong dân gian Nó trở về với dân gian do tự bản thân
nó từ dân gian vào chốn cung đình, từng đã chan hòa tình cảm, lắng đọng và tràn đầy dân tộc tính
Nhạc sĩ Tô Vũ trong khảo cứu Nhạc Huế, sau khi nhận xét các yếu tố
bài bản, khúc thức, bố cục và phong cách trình diễn, đã có sự đánh giá rất sâu sắc: “Như vậy, có thể nói, Ca Huế là một thể loại nhạc hát mang nhiều yếu tố chuyên nghiệp về cấu trúc và phong cách biểu diễn, nhưng về nội dung âm nhạc của nó thì bộ phận đặc sắc nhất lại chịu ảnh hưởng rõ rệt của Hò, Lý dân gian” [145] Tuy nhiên, đây chỉ là một ý kiến của ông, đúng hay sai thì còn cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu qua nhiều tài liệu và ý kiến khác
Trong Ca Huế có một nét rất đặc biệt đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa cả 2 dòng nhạc chuyên nghiệp và âm nhạc dân gian mà đặc biệt là
trong thể loại dân ca Hò Huế và Lý Huế Trong cuốn Lý Huế nhạc sĩ Dương
Bích Hà đã phân tích mối quan hệ giữa Lý Huế và Ca Huế Theo tác giả: Lý Huế gần với tính chất Ca Huế bởi vì cùng phát sinh và phát triển trên một mảnh đất, cùng một môi trường sống, cùng một cơ sở giọng nói nên chúng có quan hệ gắn bó với nhau về chất liệu âm nhạc, về thanh điệu và lời ca
Nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo trong cuốn Huế giữa chúng ta cũng đã
nhận xét “Trong tất cả các trường hợp từ hò hay từ lý chuyển sang Ca Huế, hay xen kẽ vài điệu lý giữa hai bài Ca Huế, sự chuyển tiếp giữa ca nhạc dân
gian và ca nhạc cổ điển ấy diễn ra rất tự nhiên, thoải mái, hài hòa” [44]
Trang 29Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan cũng cho rằng sau khi Ca Huế được các nghệ nhân truyền bá rộng ra ngoài nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng bảo vệ Trong môi trường mới nó được bồi đắp thêm bằng nguồn ca
nhạc dân gian phong phú của xứ Huế
1.1.3 Các công trình nghiên cứu sự biến đổi của diễn xướng Ca Huế
Nghệ thuật diễn xướng truyền thống gắn bó chặt chẽ với bối cảnh môi trường, xã hội mà nó sinh ra và được thực hành Bởi vậy theo thời gian, khi bối cảnh thay đổi thì các loại hình diễn xướng truyền thống không còn môi trường để tồn tại, hoặc hạn chế cơ hội để thể hiện một cách trọn vẹn những gì
đã từng hiện hữu Hiện nay, nghiên cứu về sự vận động, biến đổi của nghệ thuật Ca Huế trong bối cảnh đương đại, đang thu hút được sự quan tâm các nhà nghiên cứu, những người tâm huyết, những nghệ nhân lão thành
Trước sự biến đổi của diễn xướng ca Huế trong bối cảnh hiện nay và số lượng các nghệ nhân ca Huế ngày càng ít, tác giả Lê Anh Tuấn trong nghiên cứu của mình đã tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp hợp lý cho hoạt động đào tạo và truyền nghề Ca Huế thông qua nghệ nhân [134]
Thông qua việc phân tích môi trường và đặc điểm diễn xướng Ca Huế, tác giả Nguyễn Hữu Thông nhận thấy các loại hình diễn xướng truyền thống đang đứng trước những thách thức không nhỏ, “Giới trẻ bây giờ đã và đang sống trong sự cách ly với môi trường, mà nhiều sinh hoạt ca nhạc truyền thống đã không còn điều kiện để biểu hiện nét đẹp vốn có một cách trọn vẹn” Từ đó, tác giả đề xuất một trong những biện pháp bảo tồn ca Huế là biểu diễn “theo kiểu tái hiện dạng phim trường một buổi ca Huế thực sự, trong những bối cảnh khác nhau: một buổi chúc thọ, tiệc mừng hay sự hội ngộ ngẫu hứng của một nhóm nghệ sĩ tâm giao…”
Luận văn Thạc sĩ văn hóa học của tác giả Hoàng Thị Mộng Liên Ca Huế trên sông Hương - từ góc nhìn văn hóa du lịch [80] Trong công trình
Trang 30này tác giả đã trình bày về Ca Huế trên sông Hương như một sản phẩm văn hóa du lịch không thể thiếu ở Huế, khái quát quá trình Ca Huế từ cung đình đến Ca Huế trên sông, nhưng chưa có sự lý giải thuyết phục những biến chuyển của nó Luận văn cũng nghiên cứu về dịch vụ Ca Huế trên sông Hương thông qua đánh giá của du khách và các nhà cung ứng dịch vụ…
Đề tài cấp Bộ Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế của tác giả
Bùi Ngọc Phúc, Học viện Âm nhạc Huế, bảo vệ năm 2013 Đứng trước sự biến đổi của ca Huế trong bối cảnh hiện nay, nhận thấy những thách thức phải phải đối mặt trong việc bảo tồn Ca Huế, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm, tập trung vào các công việc: truyền dạy các nghệ sĩ trẻ; tạo môi trường cho ca Huế thích nghi, hòa nhập; lưu trữ các bài bản cổ; giáo dục
di sản, lòng tự hào đối với vốn quý của ông cha, tổ chức các câu lạc bộ truyền dạy và sinh hoạt Ca Huế tại gia đình
Hội thảo khoa học Ca Huế - Giá trị, định hướng bảo tồn và phát huydo
Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế tổ chức, diễn ra sáng ngày 22/9/2015 nhân dịp
di sản Ca Huế được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/06/2015 Đây là Hội thảo khoa học có quy mô quốc gia đầu tiên về
Ca Huế, nhằm khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Ca Huế và
đề xuất các giải pháp nhằm định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế Không ít nhà nghiên cứu chỉ ra những hạn chế và mặt trái của hoạt động ca Huế hiện nay, như: Việc trình diễn Ca Huế cũng đang được đẩy nhanh tốc độ, đến mức xa lạ với đặc trưng của Ca Huế, diễn viên ca Huế chỉ được học qua loa, chủ yếu để đối phó, chỉ biết vài làn diệu đã được cơ quan cấp phép, dàn nhạc thì mỏng và thiếu Ngoài ra, các đại biểu còn thảo luận các tiêu chí hướng tới xây dựng hồ sơ để đệ trình UNESCO xem xét công nhận
Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Trang 31Ngoài các công trình nghiên cứu, phải kể đến các bài báo, phóng sự trên báo chí về thực trạng công tác quản lý và biểu diễn Ca Huế Theo đó, trước đây, việc giám sát chương trình biểu diễn ca Huế thuộc về chức năng của Trung tâm Quản lý và Tổ chức biểu diễn ca Huế Trước khi xuất bến, các doanh nghiệp hoạt động biểu diễn Ca Huế phải báo về trung tâm thông tin chương trình, trong đó ghi rõ thời gian, chương trình biểu diễn gồm những làn điệu nào, số lượng diễn viên, nhạc công, trưởng nhóm, số thuyền Căn cứ vào
đó, trung tâm có thể nắm rõ các chương trình biểu diễn của từng thuyền, từng doanh nghiệp Sau khi trung tâm này giải thể vào cuối năm 2018, quy trình này hiện đang bỏ ngỏ, thế nên Ca Huế trên sông càng lộn xộn
Nhìn chung, các ý kiến đều gặp nhau ở một điểm: Ca Huế đang mai một từng ngày, đang bị đánh mất bản sắc bởi rất nhiều nguyên nhân: sự tấn công của đời sống hiện đại, nhu cầu của đa số công chúng, môi trường duy trì,
sự xuất hiện của những hình thức âm nhạc mới, sự lạnh nhạt của công chúng trẻ Vốn là một sản phẩm của lịch sử, đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ âm nhạc của một thời kỳ, việc nó bị thờ ơ hay “không còn là nó”, là điều dễ hiểu trong
số phận chung của những loại hình khác khi môi trường tồn tại truyền thống không còn
1.1.4 Nhận xétvề tình hình nghiên cứu và những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước, có thể nhận thấy, nghệ thuật Ca Huế đã được một số tác giả quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau Đó là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để NCS có thể tham khảo, tìm hiểu về nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của Ca Huế, các đặc điểm âm nhạc và giá trị nghệ thuật của Ca Huế, vai trò của Ca Huế qua các giai đoạn lịch sử Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu vẫn đặt nghệ thuật Ca Huế trong trạng thái “tĩnh” để xem xét, mà chưa đặt nghệ
Trang 32thuật Ca Huế trong thế “động”, trong sự vận động và phát triển không ngừng của đời sống văn hóa Đặc biệt, cho đến nay, vẫn còn rất ít các công trình nghiên cứu quan tâm tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố âm nhạc dân gian và
âm nhạc cung đình trong Ca Huế, sự tác động qua lại giữa các điệu Hò, điệu
Lý Huế với các bài bản Ca Huế thính phòng
Ngoài ra, vấn đề sự vận động và biến đổi của diễn xướng Ca Huế trong bối cảnh đương đại ra sao, những đặc trưng của văn hóa dân gian trong Ca Huế có thực sự tồn tại hay không, việc sân khấu hóa Ca Huế hiện nay có những vấn đề gì, Ca Huế đang tồn tại và phát triển như thế nào, việc bảo tồn
và phát huy các giá trị đích thực của nó ra sao vẫn đang là những câu hỏi chưa được giới nghiên cứu thực sự quan tâm lý giải
Đó chính là những khoảng trống trong nghiên cứu, những vấn đề còn bỏ
ngỏ mà NCS sẽ tiếp tục khai thác, tìm hiểu và giải quyết trong luận án của mình
Năm 1997, Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hoá Thông tin đã tổ chức Hội
nghị khoa học chuyên đề Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu Trong
hội nghị này, có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về thuật ngữ diễn xướng Theo tác giả Lê Trung Vũ:
Diễn xướng vừa là hình thức sinh hoạt văn hoá xã hội định kỳ (như hội Gióng, hội Xoan, hội Chùa…) quy mô làng xã; vừa là sinh hoạt văn hoá xã hội không định kỳ như (đám cưới, đám tang, lễ thành
Trang 33niên, lễ thượng thọ…) quy mô gia đình hoặc việc làng xã Diễn xướng là lối trình diễn rất tự nhiên không định kỳ cũng không định
lệ mà do nhu cầu sinh hoạt trong lúc lao động, vì lao động hoặc để giải trí [144, tr.120]
Cụ thể hơn, trong cuốn Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam, tác
giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng có thể hiểu diễn xướng với hai tư cách:Một là, diễn xướng là một phương thức Nó là cách thức thể hiện, cách giới thiệu và trình bày Theo đó, hầu hết các thể loại, thành phần của folklore nước ta đều được trình bày, giới thiệu bằng phương thức diễn xướng như: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa, ca, vũ, lễ, nhạc…nếu không dùng phương thức diễn xướng thì không thực sự đến được với tâm hồn người dân.Hai là, diễn xướng là một thể loại Theo đó, các thể loại văn học dân gian trong quá trình diễn xướng, công bố trước quần chúng dần có những hình thức được phát triển, biến hoá, kết hợp với nhiều hình thức với nhau để thoả mãn một yêu cầu phát triển này, nên đã trở thành một dạng thức khác, có tổ chức hơn, có quy củ hơn Diễn xướng lúc đó không còn là một cách trình bày, mà thực sự đã trở thành một màn biểu diễn [58, tr.14–18]
Liên quan đến nội hàm thuật ngữ, tác giả Tô Ngọc Thanh đặt vấn đề nên chăng sử dụng thuật ngữ “ trình diễn” thay cho thuật ngữ “ diễn xướng” bởi thuật ngữ “ diễn xướng” đã dẫn đến liên tưởng về các loại hình: âm nhạc, múa, sân khấu, trong đó bao gồm các yếu tố diễn xuất và ca xướng Để có một hàm nghĩa rộng hơn, thuật ngữ “ trình diễn” thích hợp và diễn xướng là một dạng của trình diễn [116, tr.25]
Có cùng quan điểm này, trong bài viết Nhìn lại khái niệm diễn xướng,
tác giả Kiều Trung Sơn có chỉ ra “ diễn xướng” là khái niệm hẹp của người Việt Nam dùng trong nghiên cứu văn hoá truyền thống, không có trong thuật ngữ quốc tế, còn “trình diễn” là khái niệm rộng bao gồm cả “diễn xướng” và
Trang 34các loại hình khác như trình diễn sân khấu Từ đó, tác giả đưa ra một định nghĩa rất cụ thể: Diễn xướng là một loại hình nghệ thuật dân gian, ứng diễn, truyền khẩu, sử dụng tổng hợp nhiều yếu tố nghệ thuật, trong đó diễn ngôn là yếu tố chủ đạo, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá của con người trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, siêu nhiên và xã hội (trong giao tiếp, giao duyên, thực hiện các nghi lễ phong tục, tín ngưỡng [105]
Như vậy, từ góc độ loại hình, tác giả đưa ra nhận định: Nghệ thuật cách điệu ngữ âm gắn với các yếu tố nghệ thuật khác như múa, âm nhạc, tạo hình, phục trang, sân khấu… trong một thể thống nhất tạo thành nghệ thuật diễn xướng Trong đó yếu tố cơ bản của diễn xướng là diễn ngôn, kể miệng bằng phương thức cách điệu ngữ âm, các thành tố khác chỉ mang tính phụ hoạ, nhằm mục đích thuyết phục hơn cho nghệ thuật này Kiều Trung Sơn cũng đã lưu ý về việc sử dụng khái niệm diễn xướng và trình diễn bởi theo ông: “diễn xướng đúng là một sự trình diễn Nhưng ít ai nghĩ rằng diễn xướng chỉ là một trong rất nhiều hiện tượng mang tính trình diễn”[105, tr.5-12]
Nhà nghiên cứu Richard Bauman trong công trình Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng như một hình thức diễn xướng đã khẳng định:
Về cơ bản, sự diễn xướng với tư cách một phương thức thông tin bằng miệng bao gồm cả giả thiết về trách nhiệm trước thính giả về một sự thể hiện năng lực truyền đạt Năng lực này nằm ở chỗ kiến thức và khả năng nói theo những cách thích hợp về mặt xã hội ( ) Như vậy sự diễn xướng thu hút sự chú ý đặc biệt và nhận thức được nâng cao về hành động biểu đạt và cấp phép cho thính giả xem hành động biểu đạt và người thực hiện với một cường độ đặc biệt[155] Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm diễn xướng và cho rằng:
“Có vẻ đã đến lúc thích hợp cho những nỗ lực nhằm mở rộng nội hàm khái
Trang 35niệm của sự diễn xướng mang tính folklore như một hiện tượng thông tin, vượt ra cái ứng dụng phổ biến đã đưa chúng ta đạt đến điểm này” [155, tr.744-745]
Tựu trung lại có thể nhận thấy hai thuật ngữ này có phạm trù tương đối giống nhau, sự khác nhau là ở mục tiêu nghiên cứu cần hướng đến “Trình diễn” (performance) là khái niệm rộng bao gồm trong nó cả “diễn xướng” là khái niệm của người Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu văn hoá dân gian
Như vậy, về cơ bản các quan niệm về diễn xướng nêu trên vẫn phù hợp với hiện thực lưu truyền các sáng tác dân gian Những năm gần đây, khái niệm “diễn xướng dân gian” vẫn được sử dụng để chỉ sự “hiện thực hoá” các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung Điểm cần lưu ý là, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến nội hàm khái niệm diễn xướng đến việc ghi chép, miêu tả diễn xướng bằng nhiều hình thức khác nhau để lưu giữ và luôn trăn trở, tìm tòi để có một khái niệm thực sự bao chứa được đối tượng như nó vốn thế
Qua tìm hiểu các ý kiến bàn về diễn xướng và những vấn đề có liên quan đến diễn xướng trong tiến trình lịch sử, chúng tôi thấy bên cạnh những
điểm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu
bộ, cử chỉ Diễn xướng có sự biến đổi theo thời gian và cần phải linh hoạt khi tìm hiểu về diễn xướng và lưu ý đến tính ước lệ của thuật ngữ này NCS
thống nhất với cách hiểu như trên về diễn xướng
1.2.1.2 Ca Huế
Tên gọi phổ thông của người Huế là Ca Huế và có hai cách hiểu khác nhau: đối với giới trí thức, văn nghệ sĩ thì Ca Huế đồng nghĩa với Ca nhạc Huế thính phòng Còn với một số đông khác, đặc biệt là du khách thì Ca Huế bao gồm cả hò Huế, lý Huế, hát ru, kể vè… thỉnh thoảng mới điểm xuyết một vài bài
Trang 36Ca Huế Chính cách gọi này mới gây ra hiểu lầm và không làm rõ được tính chất
và các bài bản Ca Huế - một thể loại thanh nhạc thính phòng khác hoàn toàn với thể loại dân ca như hò, lý, kể vè, hát ru
Trong các bài viết, các bài nghiên cứu về âm nhạc cũng như một số giáo trình đều có các tên gọi như sau: Ca nhạc thính phòng Huế, Đờn Huế, Ca nhạc Huế Tuy nhiên, Ca Huế vẫn là cách gọi ngắn gọn và phổ biến nhất
Các cách định nghĩa về Ca Huế thường dựa vào nguồn gốc và đặc điểm thể loại Theo Wikipedia: “Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc,thanh cao”[164]
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã phát biểu tại Nhạc hội Ca nhạc Huế lần thứ nhất tổ chức tại Huế năm 1977 rằng: “Lối ca Huế có thể được phát sinh từ lâu đời, có thể trong địa bàn Bình Trị Thiên hoặc có thể từ Nghệ Tĩnh qua Nam Ngãi Bình Phú đến tận Thuận Hải…”, nhưng hai từ Ca Huế chỉ có thể xuất hiện từ khi chúa Nguyễn chọn vùng đất Thuận Hóa làm kinh đô Chữ Huế là chữ đọc chệch ra từ chữ Hoá, và có lẽ người ta lấy địa danh Huế tức Thuận Hóa để đặt tên cho loại hình ca nhạc cổ truyền này Tại sao lại gọi là “ca” Huế
mà không gọi là “hát” Huế? Ca và hát ở đây có gì khác biệt nhau
Theo GS Trần Văn Khê chữ “ca” trong Ca Huế là chữ Hán, khác với chữ “hát” là tiếng Nôm, và hiện nay hai từ “ca” và “hát” không còn được dùng chính xác như ngày xưa Trong dân gian người ta thường nói “ca một bản Nam Ai hay ca một bài Cổ Bản” thì tức là người ca sỹ phải ca một bài có giai điệu và lời ca hoàn toàn đầy đủ và chính xác Còn nếu nói là hát thì người
ca sỹ chỉ cần đưa hơi “ai” hoặc hơi “khách” để diễn tả bất cứ một lời thơ nào (tức là không cố định và chính xác ca từ của một bài bản nào cả” Mặt khác, giả sử nếu ta gọi là “hát Huế” mà không gọi là “Ca Huế”, thì rõ ràng hai từ
Trang 37“hát Huế” mang một ý nghĩa rộng, nó không chỉ riêng cho bất cứ một thể loại hát nào, mà tất cả những điệu hát ở Huế Như vậy, “Ca Huế” là một danh từ
để chỉ riêng cho một loại hình nghệ thuật gồm có ca và đàn Giáo sư Trần Văn Khê khẳng định Ca Huế, hay đàn Huế không phải là nhạc bình dân mà là một
loại "quan nhạc": “Ca Huế vào loại Quan nhạc để phân biệt với Tục nhạc” [58, tr.274]
Một số tác giả khác lại đưa ra quan điểm trung dung hơn Tác giả Lê Văn Hảo khẳng định: "Ca nhạc Huế không phải là nhạc cung đình triều Nguyễn nhưng cũng không thuộc loại nhạc dân gian" [43, tr.13].Điều này cũng được tác giả Vĩnh Phúc đồng quan điểm: “Ca Huế, cũng như Ca trù và Đờn ca Tài tử là loại nhạc thính phòng thuộc dòng cổ truyền chuyên nghiệp của Việt Nam” [95 , tr.1]
Sau khi tham khảo ý kiến của các học giả đi trước, NCS đưa ra định
nghĩa khái niệm Ca Huế như sau: Ca Huế là một thể loại nhạc hát thính phòng truyền thống ở Việt Nam, khi diễn xướng có dàn nhạc cổ truyền đệm theo Ca Huế vừa mang tính bác học của nghệ thuật cung đình sang trọng, vừa đậm đà phong cách nghệ thuật dân gian mộc mạc trữ tình
1.2.1.3.Truyền thống
Truyền thống gốc từ Latin là tradio, nguyên nghĩa là "truyền lại",
"nhường lại", "phân phát" Do vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất của từ này, truyền thống là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Định nghĩa truyền thống trong học thuật khá thống nhất, tập trung ở các nội dung sau: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu trong lối sống và
nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”[143, tr.1053], “Có tính
chất truyền thống: được truyền lại từ các đời trước[143, tr.1053] Một cách
định nghĩa rõ hơn về truyền thống:
Trang 38Quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố
xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, lễ nghi và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp trong một thời gian dài Tính bền vững của truyền thống cũng
là tương đối Dù sao nó cũng là một bộ phận ổn định nhất của văn hóa làm cho văn hóa có tính kế thừa [54, tr.630]
Theo nghĩa rộng, truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung
là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc
Sử dụng thuật ngữ “truyền thống” ở tên đề tài luận án này, NCS muốn nói về nghệ thuật diễn xướng Ca Huế đã có nguồn gốc hình thành từ xa xưa
và vẫn được thực hành cho đến hiện nay Ca Huế trong “truyền thống” có những đặc điểm, giá trị, đặc trưng cốt lõi, mặc dù có sự biến đổi nhất định trong quá trình phát triển do nhu cầu khách quan, nhưng tinh hoa của nó vẫn được trao truyền cho đến các thế hệ ngày nay
1.2.1.4 Biến đổi
Biến đổi “là thay đổi thành khác trước”[143, tr.64] Một khái niệm khác
về thuật ngữ “biến đổi” cũng rất gần với nội hàm “biến đổi” mà đề tài luận án
muốn nói, đó là thuật ngữ biến đổi xã hội:
Khái niệm chỉ những thay đổi chuyển biến trong các điều kiện, phương thức sinh hoạt hoặc trong cơ cấu của một nhóm, một tổ chức xã hội, một tập thể, thậm chí trong toàn bộ xã hội Biến đổi
xã hội có những cấp độ khác nhau, có thể xảy ra trong từng mặt riêng biệt của đời sống xã hội, dẫn đến những thay đổi dần (biến đổi theo lối tiến hóa) Nó cũng có thể xảy ra trên tất cả các mặt
Trang 39của xã hội, làm cho xã hội thay đổi dần đến một giai đoạn nào đó thì có bước nhảy vọt, biến động sâu xa, chuyển hóa về chất từ một trạng thái này sang một trạng thái khác [53,tr.221]
Với thuật ngữ biến đổi sử dụng trong nghiên cứu diễn xướng Ca Huế,
NCS mong muốn làm rõ về sự biến đổi của văn hoá nghệ thuật nói chung cũng như diễn xướng Ca Huế nói riêng, khẳng định quy luật vận động và biến đổi không ngừng của một hiện tượng văn hoá, một di sản văn hóa để có thể thích ứng, tồn tại và phát triển
1.2.1.5 Âm nhạc dân gian
Thuật ngữ nhạc dân gian (folk music) xuất phát từ nước Anh, có nguồn gốc từ chữ "volk" trong tiếng Đức, nghĩa là con người Thuật ngữ này chỉ những thường dân ở Anh, những người nông dân mù chữ, họ kể lại các câu chuyện hay truyền thuyết thông qua các bài hát vì không có khả năng để xuất bản thành sách Trên thế giới, dòng nhạc dân gian khá phổ biến vào đầu thời
kỳ lãng mạn, nhưng không có được sự hưng thịnh mãi cho đến thế kỷ XX Lễ hội âm nhạc dân gian đầu tiên diễn ra vào năm 1928 tại Asheville, Carolina và
từ đó vai trò của âm nhạc dân gian ngày càng được các nhà nghiên cứu, các nhà soạn nhạc và nhạc sĩ đề cao
Nhìn chung nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam gồm hai thành phần lớn Thành phần thứ nhất do nhân dân lao động sáng tạo và trình diễn, thường gọi là âm nhạc dân gian hay âm nhạc truyền miệng Thành phần thứ hai do các nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn, thường gọi là âm nhạc chuyên nghiệp Trong hai thành phần này, âm nhạc dân gian chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò cơ sở cho âm nhạc chuyên nghiệp, bác học
1.2.1.6 Âm nhạc bác học
Khái niệm âm nhạc bác học bắt nguồn từ tiếng Pháplà musique savante,
Trang 40thời kỳ đầu nhằm chỉ nhạc cổ điển Phương Tây do dàn nhạc giao hưởng diễn
tấu Các nhạc sĩ đã dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt là "nhạc bác học" Tuỳ ngữ cảnh, tính từ savant(e) có thể dịch là tài giỏi, khéo léo, thông thái, bác học Các nhạc sĩ thời đó đã chọn từ "bác học" Cứ thế, từ này được lưu truyền
tới ngày nay.Đây là khái niệm chỉ loại hình âm nhạc có khởi điểm xuất phát
từ những nhà nghiên cứu thuộc tầng lớp hoàng gia, quan lại được cung đình giao phó nhiệm vụ hoặc các nghệ nhân quý tộc Họ có kiến thức về âm nhạc
và nghệ thuật múa có thể sáng tạo nên bài bản làm mẫu mực cho giới thưởng ngoạn là vua quan hoặc tầng lớp cao trong xã hội
Ở Việt Nam, khái niệm âm nhạc bác học được giới báo chí nêu lên để chỉ âm nhạc cổ điển phương Tây cùng các loại nhạc cổ truyền Việt Nam như
Ca trù, Tuồng, nhạc Cung đình Huế Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn chưa tìm được sự thống nhất, đồng tình trong các nhà nghiên cứu, từ việc định danh khái niệm, nội hàm thể loại đến thậm chí bác bỏ sự tồn tại của khái niệm Đối với phương Tây hay nhạc có tác giả, người ta thường dựa vào không gian, thời gian mà loại nhạc đó ra đời và tồn tại: Nhạc của thời kỳ Phục Hưng (1450-1600), nhạc của thời kỳ Baroque (1600-1750), nhạc của chủ nghĩa Cổ điển Viên (1750-1800), nhạc của chủ nghĩa Lãng mạn (1800-1860), nhạc Thế
kỷ XX, nhạc Hiện đại, v.v…
Ở Việt Nam, với nhạc cổ truyền dân tộc không có tác giả thì gọi theo tên được đặt ra bởi những người sinh ra nó, kèm theo là lịch sử của từng loại nhạc gắn với vùng miền và giai đoạn ra đời cùng sự tiến triển của nó theo thời
gian, chẳng hạn Hát ru, Hát giao duyên, Hát Ghẹo, Hát chèo đò, Hò kéo gỗ,
Hò sông Mã Nhạc dân tộc của Việt Nam có thể chia thành nhạc chuyên
nghiệp, nhạc dân gian nhưng cũng phải hiểu rằng ranh giới giữa chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng
1.2.1.7 Âm nhạc cung đình (âm nhạc cung đình Huế)