1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giao dịch bảo đảm bằn quyền tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

6 103 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 26,97 KB

Nội dung

Ngày nay, các tài sản vô hình (quyền tài sản) có xu hướng chiếm một tỷ trọng ngày càng quan trọng trong tổng tài sản của một doanh nghiệp. Việc sử dụng tài sản vô hình để bảo đảm nghĩa vụ có rất nhiều ưu điểm so với tài sản hữu hình bởi vì giúp tránh được nguy cơ tài sản bị mất, bị phá hủy hay giảm giá trị. Hơn nữa tài sản vô hình có thể được lưu trữ và chuyển giao bằng các phương tiện điện tử mà không chịu hạn chế về mặt kích thước hay không cần phải chuyển giao về mặt vật chất. Chỉ bằng một cái nhấn chuột máy tính, tài sản vô hình có thể vượt qua biên giới một nước. Chính vì thế đây là một loại tài sản khá lý tưởng để bảo đảm khoản vay . Tuy vậy, ở Việt Nam việc cho vay theo tài sản vô hình chưa thực sự phổ biến. Ngoài tâm lý “chuộng” tài sản hữu hình quy định pháp luật hiện hành vừa thiếu vừa ít tính khả thi đang là rảo cản lớn cho việc xác lập và xử lý các giao dịch bảo đảm bằng tài sản vô hình.

Trang 1

Giao dịch bảo đảm bằn quyền tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

Ngày nay, các tài sản vô hình (quyền tài sản) có xu hướng chiếm một tỷ trọng ngày càng quan trọng trong tổng tài sản của một doanh nghiệp Việc sử dụng tài sản vô hình

để bảo đảm nghĩa vụ có rất nhiều ưu điểm so với tài sản hữu hình bởi vì giúp tránh được nguy cơ tài sản bị mất, bị phá hủy hay giảm giá trị Hơn nữa tài sản vô hình có thể được lưu trữ và chuyển giao bằng các phương tiện điện tử mà không chịu hạn chế

về mặt kích thước hay không cần phải chuyển giao về mặt vật chất Chỉ bằng một cái nhấn chuột máy tính, tài sản vô hình có thể vượt qua biên giới một nước Chính vì thế đây là một loại tài sản khá lý tưởng để bảo đảm khoản vay1 Tuy vậy, ở Việt Nam việc

cho vay theo tài sản vô hình chưa thực sự phổ biến Ngoài tâm lý “chuộng” tài sản

hữu hình quy định pháp luật hiện hành vừa thiếu vừa ít tính khả thi đang là rảo cản lớn cho việc xác lập và xử lý các giao dịch bảo đảm bằng tài sản vô hình

1 Khái niệm quyền tài sản và giao dịch bảo đảm với quyền tài sản

Khác với pháp luật của nhiều nước, tài sản vô hình ở Việt Nam được pháp luật ghi

nhận thông qua khái niệm “quyền tài sản” Quyền tài sản là một loại tài sản đã được

quy định trong các bộ luật dân sự của Việt Nam2

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “tài sản là vật, tiền, giấy tờ

có giá và quyền tài sản” Như vậy, quyền tài sản là một trong bốn loại tài sản theo bộ

luật này

Quyền tài sản là một loại tài sản khá đặc biệt Điều 115 của BLDS định nghĩa: “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác” Như vậy, quyền

tài sản được hiểu là các (i) quyền, (ii) trị giá được bằng tiền Nếu một quyền không thể trị giá được thành tiền thì không thể được coi là quyền tài sản Danh sách các quyền tài sản nêu tại điều luật này là một danh sách mở Xét ở khía cạnh tích cực thì nó không hạn chế các quyền có thể được xem là quyền tài sản với điều kiện chúng thỏa mãn hai tiêu chí nêu trên Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được một quyền nhất định có được xem là quyền tài sản hay không nhất là

1 Louise Gullifer (ed),“Goode on Legal Problems of Credit and Security”, Sweet &

Maxwell, 5th edn, 2013, para.3-01

2 Quyền tài sản đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự 2005

Trang 2

trong bối cảnh ranh giới giữa các quyền đối với tài sản và các quyền được xem là tài sản khá mong manh và chưa thực rõ ràng trong pháp luật thực định Về mặt này, đáng tiếc là phần quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS không nêu rõ các loại quyền tài sản có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm Điều này đang gây không

ít khó khăn cho các bên khi xác lập các giao dịch bảo đảm trong thực tế

Trên phương diện phân loại tài sản, nếu áp dụng định nghĩa động sản quy định tại khoản 2 Điều 107 của BLDS, một quyền tài sản sẽ mặc nhiên được coi là động sản trừ khi có một văn bản pháp luật quy định quyền tài sản này là bất động sản3

Dưới góc độ học thuật, cách sử dụng thuật ngữ “quyền tài sản” của BLDS chưa thực

sự phù hợp và dễ gây nhầm lẫn Thực vậy, trong pháp luật về sở hữu trí tuệ, thuật ngữ

“quyền tài sản” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác là một trong hai yếu tố cấu thành

quyền tác giả4 Hơn nữa, BLDS cũng có một khái niệm tương tự là “quyền đối với tài sản” (Điều 158 và các điều tiếp theo) với một nội hàm hoàn toàn khác so với nội hàm

là tài sản vô hình Về bản chất của các quyền tài sản theo BLDS chính là các tài sản

vô hình Điều đáng tiếc là nhà lập pháp chưa công nhận khái niệm “tài sản vô hình”

trong BLDS

Bên cạnh quyền sử dụng đất, các quyền tài sản phổ biến được sử dụng để bảo đảm các khoản tín dụng trong thực tế hiện nay bao gồm quyền đòi nợ, một số quyền khác phát sinh từ hợp đồng, số dư tài khoản ngân hàng (tài khoản tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tài khoản tiền gửi của tổ chức và tài khoản thanh toán), phần vốn góp, cổ phần, chứng khoán và quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hầu như vắng bóng trong danh mục tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Ngoài quy định tại điều 115, BLDS còn dành Điều 450 để đề cập về việc mua bán quyền tài sản, trong đó có quy định (i) quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản, và (ii)

“thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc

3 Về điểm này và rộng hơn về các biện pháp bảo đảm bằng động sản, xem thêm Bùi Đức Giang, “Pháp luật về bảo đảm khoản vay bằng động sản”, Tạp chí Ngân hàng, số 22, tháng 11/2018, trang 27-31

4 Điều 18 của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được bổ

sung, sửa đổi năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ): “quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại

Trang 3

chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định” Cần hiểu “giấy tờ về quyền sở hữu”

theo nghĩa rộng, bao gồm mọi giấy tờ, chứng từ liên quan đến quyền tài sản

Khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 08/2018/TT-BTP của Bộ tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2018 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư

pháp (Thông tư 08) quy định: “các quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự, trừ quyền sử dụng đất, gồm:

a) Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền được bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng;

b) Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê đóng tàu biển; quyền bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu bay, tàu biển; quyền thụ hưởng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đối với tàu bay, tàu biển;

c) Các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng góp vốn xây dựng nhà ở, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh nhà

ở, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua nhà ở (bao gồm cả nhà ở xã hội) giữa

tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua công trình xây dựng giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

d) Quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật”.

Các quyền tài sản trên đây là các quyền tài sản có thể được theo yêu cầu đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp Tuy danh sách các quyền tài sản này chi tiết hơn danh sách nêu tại Điều 115 của BLDS song cũng vẫn là một danh sách mở Có thể thấy ngoài quyền sử

Trang 4

dụng đất, các quyền tài sản được ghi nhận rõ ràng trong danh sách này vẫn chỉ là quyền đòi nợ và quyền phát sinh từ hợp đồng

Liên quan đến biện pháp bảo đảm bằng quyền tài sản, điều dễ nhận thấy là do quyền tài sản không thể chuyển giao về mặt vật chất (do không thể chiếm hữu được chúng) nên không thể trở thành đối tượng của cầm cố mà chỉ có thể được thế chấp5 Cầm cố đặt ra yêu cầu giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố (Điều 309 BLDS) trong khi

đó bên thế chấp không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp (khoản 1 Điều 317 BLDS)

Khoản 2 Điều 319 BLDS 2015 quy định: “thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký” Thời điểm đăng ký sẽ là cơ sở để

xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm bằng quyền tài sản (Điều 308 BLDS) Như nêu ở trên việc thế chấp quyền tài sản ngoài quyền sử dụng đất sẽ được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp

2 Đặc điểm pháp lý của các quyền tài sản là đối tượng của biện pháp thế chấp

Có thể rút các đặc điểm pháp lý cơ bản của quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng thế chấp như sau:

Thứ nhất, quyền tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp Để sử dụng

quyền tài sản làm tài sản thế chấp, bên thế chấp phải là chủ sở hữu của quyền tài sản đó, bởi chỉ có chủ sở hữu mới có quyền dùng tài sản của mình thế chấp (khoản 1 Điều 295 và khoản 1 Điều 317 BLDS) để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác

Thứ hai, quyền tài sản thế chấp luôn tồn tại dưới dạng vô hình Khác với tài sản tồn

tại dưới dạng vật chất hữu hình mà con người có thể nhận biết được qua các giác quan, các quyền tài sản luôn tồn tại dưới dạng vô hình, con người không thể nhận biết được thông qua các giác quan mà chỉ biết đến sự tồn tại của chúng thông qua các

5 Về biện pháp thế chấp tài sản, xem thêm Bùi Đức Giang, “Xác lập hợp đồng thế chấp tài

Trang 5

thông tin liên quan đến tài sản (các thông tin này có thể được đăng ký hoặc không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

Thứ ba, quyền tài sản là đối tượng của biện pháp thế chấp phải có thể chuyển giao

được cho chủ thể khác Xuất phát từ bản chất của biện pháp thế chấp nhằm đảm bảo

thực hiện cho nghĩa vụ của bên thế chấp hoặc của một bên thứ ba đối với bên nhận thế chấp; khi có căn cứ xử lý thế chấp, BLDS cho phép bên nhận thế chấp được xử lý tài sản thế chấp thông qua hai phương thức chính là bán tài sản thế chấp để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm hoặc nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (Điều 303 BLDS) Để có thể áp dụng các phương thức

xử lý này thì quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng thế chấp phải có hai đặc trưng sau:

Một là, quyền tài sản được thế chấp không phải là quyền tài sản mà luật cấm hoặc hạn

chế chuyển dịch quyền sở hữu, ví dụ: hạn chế chuyển nhượng cổ phần nêu trong Luật doanh nghiệp

Hai là, quyền tài sản thế chấp không phải là những quyền tài sản có gắn với yếu tố

nhân thân Các quyền tài sản gắn với yếu tố nhân thân như: quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm… không thể chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự, do đó không thể được sử dụng làm tài sản thế chấp

Thứ tư, quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng thế chấp cần được xác định cụ thể

trong hợp đồng thế chấp Theo quy định tại khoản 2 Điều 295 của BLDS, “tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được” Việc xác định chính xác tài

sản thế chấp có vai trò rất quan trọng trong quá trình thế chấp nói chung, đặc biệt là khi xử lý tài sản thế chấp Trong những hợp đồng thế chấp có đối tượng là tài sản hữu hình, tính xác định được của tài sản thế chấp thể hiện ở chỗ các bên có thể mô tả chính xác trong hợp đồng tài sản thế chấp là động sản hay bất động sản, người đang thực tế chiếm hữu, quản lý tài sản, xác định giá trị của tài sản đó tại thời điểm xác lập hợp đồng hoặc phương thức xác định giá của tài sản khi cần xử lý tài sản thế chấp… Còn trong những hợp đồng thế chấp quyền tài sản, các bên phải xác định chính xác chủ thể quyền tài sản là ai, chủ thể có nghĩa vụ đối với quyền tài sản đó hay không (nếu đó là quyền yêu cầu trả thanh toán) để đảm bảo tính toàn vẹn của tài sản; những giấy tờ, văn

Trang 6

bằng bảo hộ đã được đăng ký (nếu đó là quyền sở hữu trí tuệ); giấy chứng nhận quyền

sử dụng hợp pháp (nếu đối tượng hợp đồng là quyền sử dụng đất); các giấy tờ pháp lý hợp pháp liên quan đến tài sản (trường hợp thế chấp phần vốn góp)

Thứ năm, quyền của bên nhận thế chấp xác lập trên quyền tài sản thế chấp không bị

chấm dứt hoặc vô hiệu bởi các giao dịch được thiết lập sau đó liên quan đến quyền tài sản được thế chấp Pháp luật phải ghi nhận một cách rõ ràng quyền của bên nhận

thế chấp đối với tài sản thế chấp kể từ khi giao dịch bảo đảm được xác lập hợp pháp Các quyền này đối kháng lại tất cả các quyền của các chủ thể khác xác lập lên tài sản bảo đảm sau đó Việc thừa nhận nguyên tắc này sẽ làm cơ sở để xây dựng các quy định của pháp luật Việt nam về thế chấp tài sản sản nói chung hay thế chấp quyền tài sản nói riêng Bởi vì trong thời hạn thế chấp, xuất phát từ yếu tố chủ quan (người thế chấp cố tình tẩu tán tài sản khi không có khả năng thanh toán nghĩa vụ đến hạn) hoặc khách quan (tài sản bảo đảm phải được xử lý để thanh toán các khoản nợ đến hạn khi doanh nghiệp là bên thế chấp phá sản…) mà có nhiều giao dịch dân sự được xác lập trên tài sản thế chấp, dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi Pháp luật với vai trò là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phải có cơ chế rõ ràng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể, đặc biệt là của bên thế chấp

Từ các phân tích ở trên có thể thấy quyền tài sản là một loại tài sản khá đặc thù và việc sử dụng loại tài sản này làm tài sản bảo đảm không phải lúc nào cũng dễ dàng Chỉ có điều hiện các quy định của BLDS về thế chấp tài sản dường như chỉ hướng đến các tài sản hữu hình mà chưa thực sự phù hợp với các quyền tài sản Cần xây dựng một hệ thống các quy định riêng cho chế định pháp lý này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác lập, quản lý và xử lý thế chấp loại tài sản đặc biệt này

*****

Ngày đăng: 13/11/2019, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w