Điều này đòi hỏi giáoviên phải thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng phương tiện dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh.. Do y
Trang 1MỤC LỤC Trang
Danh mục các từ viết tắt 3
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc của SKKN 6
PHẦN II NỘI DUNG 7
A CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở Trường THPT 7
1.1 Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới và xu hướng hội nhập quốc tế 7
1.2 Thực trạng dạy học Địa lí ở Trường THPT 7
2 Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí 8
2.1 Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp dạy học 8
2.2 Chương trình và sách giáo khoa có sự đổi mới cơ bản 8
2.3 Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi 8
2.4 Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh thay đổi 8
3 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học 8
3.1 Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực 8
3.2 Phương pháp tích cực nghĩa là tổ chức dạy học theo kiểu mới 9
3.3 Vì sao cần áp dụng phương pháp tích cực 9
3.4 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực (PPTC) 10
4 Đổi mới phương pháp dạy học thể hiện trong một tiết học Địa lí theo PPTC10
Trang 24.1 Tiết dạy học Địa lý theo tinh thần đổi mới PPTC khác với tiết học bình
thường 10
4.2 Định hướng và giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở Trường THPT theo PPTC 11
4.3 Đổi mới thiết kế bài dạy học Địa lí theo PPTC 11
B CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH HỌC MÔN ĐỊA LÍ 10 HỨNG THÚ VÀ CÓ HIỆU QUẢ 12
1 Yêu cầu khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực 12
1.1 Trọng tâm hóa bài học giúp học sinh lập chuỗi lôgíc kiến thức 12
1.2 Phương pháp dạy phải thường xuyên định hướng vào rèn luyện kỹ năng 12
2 Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong môn địa lí 14
2.1 Phương pháp vấn đáp 14
2.2 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 14
2.3 Phương pháp hoạt động nhóm 16
2.4 Phương pháp động não 17
2.5 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình 18
3 Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực 18
3.1 Giáo viên 18
3.2 Học sinh 19
3.3 Chương trình và sách giáo khoa 19
3.4 Thiết bị dạy học 19
C KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 20
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
1 Kết luận 31
2 Kiến nghị 31
KẾT THÚC SKKN 33
PHỤ LỤC 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 41 Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, chương trình SGK Địa lí đã có sự thay đổi cơ bản, nộidung đa dạng, kênh hình phong phú hơn so với SGK cũ Điều này đòi hỏi giáoviên phải thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng phương tiện dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh
Đối với các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêng, việc sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực là hết sức quan trọng bởi đặc thù của bộ môn Mặt khác, nhiều học sinh vẫn coi Địa lí là môn học phụ nên chưa quan tâm chú
ý và học theo kiểu chống đối Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để học sinhhứng thú, yêu thích môn học và học tập đạt chất lượng cao hơn
Trong những năm trở lại đây, việc tích cực đổi mới phương pháp dạy và họclà một trong những yêu cầu trọng tâm, quan trọng và mang tính quyết định đến
sự phát triển tư duy học sinh cho phù hợp với yêu cầu mới Chất lượng dạy vàhọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song xét đến cùng, yếu tố quyết định nhất làcách giảng dạy của Thầy và cách học của Trò Do đó, việc đổi mới phương pháplà tất yếu khách quan
Càng ngày, với sự hội nhập tình hình kinh tế quốc tế cộng với những giaothoa giữa các nền văn hóa khác nhau, học sinh có rất nhiều cơ hội tiếp cận vớinhững nền văn hóa tiên tiến của các nước, có cơ hội để tự mình tìm thêm nhữngkiến thức, những kỹ năng và đón nhận hàng loạt những thách thức mới Vậy,trước tình hình đó, chính bản thân mỗi giáo viên làm gì để nâng cao hơn nữahiệu quả và chất lượng dạy học?
Chúng ta thấy rằng, nhiệm vụ trọng tâm ở đây chính là phải đổi mới phươngpháp và sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực; đầu tư nhiều hơn vàocông tác thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học trên lớp theo tinh thần tổ chức cáchoạt động học tập cho học sinh Đồng thời giáo viên cần thật sự quan tâm tớiviệc bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức thôngqua biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh… và vận dụng kiến thức vào thực tiễn,đem lại niềm tin và hứng thú cho học sinh
Như vậy, xuất phát từ việc đổi mới nội dung chương trình SGK và thực tiễncủa việc giảng dạy môn địa lí ở trường THPT, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
“Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí lớp 10” và ứng dụng vào quá trình giảng
dạy
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 5- Xác định cơ sở lí luận của việc sử dụng các phương pháp dạy học Địa lí lớp 10theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Nêu những nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học Điạ lí
- Góp phần nâng cao khả năng đổi mới và sử dụng các phương pháp dạy học chogiáo viên
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức
- Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí
có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xâydựng cơ sở lí luận cho đề tài
- Điều tra và khảo sát, trao đổi và thảo luận với giáo viên địa lí của các cơ sởgiáo dục về tình hình đổi mới phương pháp dạy học Địa lí 10
- Nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí ở một số bài học trong chương trìnhđịa lí lớp 10
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài
4 Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp dạy học theo hướng giúp học sinh học địa lí tích cực, hứngthú và hiệu quả của giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lílớp 10 – trường THPT Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc)
5 Phạm vi nghiên cứu
- Các phương pháp dạy học tích cực trong chương trình dạy học Địa lí lớp 10 ban cơ bản và thực nghiệm ở trường THPT Sông Lô
– Thời gian nghiên cứu: 6 tháng; từ tháng 10/2014 đến đầu tháng 4/2015
6 Phương pháp nghiên cứu
Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí cấp THPT trong 4 năm và kinhnghiệm giảng dạy của các thầy cô giáo khác
Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp thống kê toán học – xử lí số liệu
Trang 6Phương pháp điều tra thực tiễn sư phạm.
Các phương pháp khác: phân tích – tổng hợp, so sánh…
7 Cấu trúc của SKKN
Gồm 3 phần chính:
+ Phần I Đặt vấn đề
+ Phần II Nội dung
+ Phần III Kết luận và kiến nghị
Ngoài ra còn các phần khác: Mục lục, các chữ viết tắt, phiếu đăng kí viếtsáng kiến kinh nghiệm, tài liệu tham khảo
Trang 7
PHẦN II NỘI DUNG
A CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở Trường THPT
1.1 Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới và xu hướng hội nhập quốc tế
Trong giai đoạn mới, hòa chung với xu hướng hội nhập quốc tế thì việc đổi
mới phương pháp dạy học là rất quan trọng, giúp học sinh chủ động, sáng tạo,tích cực hơn trong học tập và nghiên cứu Từ đó đáp ứng tốt các yêu cầu của sựphát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế - xã hội
1.2 Thực trạng dạy học Địa lí ở Trường THPT
- Một số giáo viên Địa lí vẫn chưa thực sự thấm nhuần tích cấp thiết, tầm quantrọng, bản chất phương hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học Địa
lý, hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học cònchưa sâu sắc
- Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen
kẽ với hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tínhtích cực và phát triển tư duy học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụđộng
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu Các hìnhthức dạy học cá nhân, ngoài trời chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa cóhiệu quả
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu và chưađồng bộ
- Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và các hình thức khen thưởng,động viên người học chưa được giáo viên quan tâm một cách thích đáng
- Nhìn chung giờ học Địa lí chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh Có thểnói cách dạy và học Địa lí như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chấtlượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của học sinh khi họcmôn Địa lí Vì vậy tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các phươngpháp dạy học Địa lí là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải đượctiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết
Trang 82 Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT.
2.1 Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp dạy học
Những văn bản của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục Chuyển từ
việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính
tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”.
2.2 Chương trình và sách giáo khoa có sự đổi mới cơ bản
Những năm gần đây, chương trình SGK Địa lí 10 đã có sự thay đổi cơ bản,nội dung đa dạng, kênh hình phong phú hơn so với SGK cũ Câu hỏi giữa bài vàcuối bài cũng nhiều hơn Điều này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương phápgiảng dạy, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, tự giác của học sinh
2.3 Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi
Hầu hết giáo viên Địa lí đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dungchương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tốquan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí.Một khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới thì việc đổi mới phươngpháp dạy học là một tất yếu
2.4 Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh thay đổi
Học sinh tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt
của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệcùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh phổ thông
Ngoài ra, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học Địa lí đã đượctăng cường
3 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực
3.1 Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
Trang 9Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Phương pháp tích cực là một quá trình học tập đa hướng thông qua các quanhệ thầy - trò, trò - thầy, trò - trò Phương pháp tích cực liên quan với kinhnghiệm học tập dựa trên các hoạt động dưới nhiều hình thức như nhóm nhỏ,theo cặp hoặc cá nhân Các dạng hoạt động có thể là nói, viết, đọc, thảo luận,tranh luận, thực hiện hành động, đóng vai, hội thảo, phỏng vấn, sáng tạo
3.2 Phương pháp tích cực nghĩa là tổ chức dạy học theo kiểu mới
Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi
để hoạt động Sự tác động qua lại giữa thầy và trò trong môi trường học tập củaphương pháp tích cực, cụ thể là:
- Đối với thầy: Xác định và khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy
trong quá trình dạy học là:
+ Thầy là người tổ chức chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh.+ Thầy không còn là nguồn cung cấp thông tin duy nhất, không phải là ngườihoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiểnquá trình học tập của học sinh
- Đối với học sinh:
+ Phải trở thành chủ thể hoạt động tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo
+ Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực mạnh mẽ đó là động cơ, hứng thú,lạc quan trong quá trình học tập
+ Phát hiện ở học sinh khả năng tự đánh giá kết quả học tập trên cơ sở đó có thểđiều chỉnh các hoạt động của mình
3.3 Vì sao cần áp dụng phương pháp tích cực
Phát huy tính tích cực của người học được biết đến từ lâu trong phương phápdạy học truyền thống và khả năng lưu giữ thông tin của con người thông qua cáchoạt động được thể hiện như sau:
- Đọc chiếm 5%
- Nghe chiếm 15%
- Nhìn chiếm 20%
- Nghe + Nhìn chiếm 25%
Trang 10- Thảo luận chiếm 55%
- Dạy lại cho người khác chiếm 90%
3.4 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực (PPTC)
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Nghe thì quên
Nhìn thì nhớ
Làm mới hiểu
- Giảng dạy theo PPTC giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức màcòn phải hướng dẫn học sinh hoạt động và tham gia tích cực vào các hoạt động
- Dạy và học chú trọng tới rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
4 Đổi mới phương pháp dạy học thể hiện trong một tiết học Địa lí theo PPTC 4.1 Tiết dạy học Địa lý theo tinh thần đổi mới PPTC khác với tiết học bình thường
- Đối với học sinh:
+ Học sinh cần biết rõ mục đích, yêu cầu của giờ học về kiến thức, kỹ năng Địa
lý và những thao tác tư duy cần vận dụng
+ Học sinh dành thời gian thích đáng để tự làm việc với sách giáo khoa (kênhchữ, kênh hình) tập bản đồ và các nguồn cung cấp kiến thức khác dưới sự hướngdẫn của giáo viên
+ Học sinh biết cách làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn đểhoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho
- Đối với Thầy giáo:
+ Hình dung được kế hoạch bài dạy của mình một cách tường tận, chi tiết
+ Hạn chế việc giảng giải, thuyết trình, minh hoạ, hạn chế đưa câu hỏi vụn vặtmà nên tập hợp các câu hỏi thành những gợi ý, hướng dẫn giải quyết một vấnđề, một nội dung tương đối trọn vẹn
+ Dành thời gian cho học sinh làm việc
Trang 11+ Sau mỗi hoạt động đó, giáo viên cần giúp học sinh khẳng định lại từng kiếnthức cơ bản của bài.
+ Luôn chú ý động viên, khen thưởng học sinh
4.2 Định hướng và giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở Trường THPT theo PPTC
- Định hướng đổi mới PPDH Địa lý theo PPTC, chú ý tới:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn
+ Tác động đến tình cảm, hứng thú, niềm vui hứng thú học tập bộ môn
- Giải pháp đổi mới PPDH Địa lý theo PPTC, giáo viên cần quan tâm thực hiệntốt các việc:
+ Đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học trên lớptheo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
+ Vận dụng linh hoạt các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh, đồng thời áp dụng các PPDH mới như: Thảo luận, khảosát, điều tra…
+ Đa dạng hoá và phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân,nhóm, lớp, tham quan, hoạt động ngoại khoá
4.3 Đổi mới thiết kế bài dạy học Địa lí theo PPTC
Các bước thiết kế bài dạy học Địa lí:
- Xác định mục tiêu bài dạy
- Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm củabài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dạy học
- Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức (gây hứng thú trong dạy học Địa lí)
- Xác định các hình thức tổ chức dạy học (cá nhân, nhóm, học theo lớp)
- Xác định các PPDH
- Xác định hình thức củng cố, đánh giá học sinh
- Thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh
Trang 12Trên đây là một số suy nghĩ và các giải pháp mà Bộ môn Địa lí đã và đangtiếp tục thực hiện đổi mới PPDH Địa lí theo hướng tích cực nhằm mục đíchnâng cao chất lượng dạy và học ngày càng hiệu quả hơn.
B CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH HỌC MÔN ĐỊA
LÍ 10 HỨNG THÚ VÀ CÓ HIỆU QUẢ
1 Yêu cầu khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
1.1 Trọng tâm hóa bài học giúp học sinh lập chuỗi lôgíc kiến thức
Trong chương trình địa lý lớp 10 mỗi giáo viên phải xác định trọng tâm cơbản của bài - đó ví như cái lõi của bài Từ đó cho phép lược bớt phần phụ, đàosâu vào phần chính để có thời gian liên hệ thực tế, hoặc mềm hóa kiến thức bằngcách vận dụng văn học, lịch sử, ngạn ngữ… giúp bài học nhẹ nhàng, hứng thú Nếu xác định không đúng trọng tâm, ôm đồm nhiều kiến thức sẽ làm bài dạyloãng ra, dài dòng, nặng nề, khô cứng và kém hiệu quả Để làm được như vậythường giáo viên có kinh nghiệm dạy nhiều năm hoặc nghiên cứu kỹ bài soạn.Từ trọng tâm bài học sinh nắm các khái quát và từ đó đi vào chi tiết, giúp họcsinh biết cách tư duy địa lý để nắm bài lôgíc và sâu sắc
1.2 Phương pháp dạy phải thường xuyên định hướng vào rèn luyện kỹ năng cho học sinh
Trong học môn địa lý lớp 10 có hai kỹ năng chính: kỹ năng lý luận và kỹnăng thực hành Hai kỹ năng này giúp học sinh thấy học địa lý không còn là một
bộ môn lý thuyết đơn thuần, ghi nhớ kiến thức máy móc nhàm chán Vì vậyphương pháp dạy địa lý phải làm sao tạo các tình huống, bài tập hóa giúp họcsinh có thói quen hình thành hai kỹ năng trên
1.2.1 Về hình thành kỹ năng lý luận
Phương pháp dạy của giáo viên phải chú trọng thường xuyên vào nhiều tìnhhuống bồi dưỡng lỹ năng lý luận thể hiện trong cách đặt câu hỏi trong thiết kếbài dạy Phải tìm ra các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, suy luận logíc,xác lập mối quan hệ nhân quả, biết khái quát, tổng hợp kiến thức bằng cách sửdụng các câu hỏi như: Tại sao? đánh giá? giải thích? so sánh? minh họa…
Trong kiểm tra đánh giá giáo viên cần đặt các câu hỏi tương tự - tức là cáccâu hỏi không chỉ tái hiện kiến thức sự kiện mà phải đào sâu kiến thức, bài tậphóa phần lý thuyết Ví dụ câu hỏi kiểm tra 15 phút: Nêu đặc điểm cơ bản củangành chăn nuôi Chứng minh đặc điểm đó qua phân bố các ngành chăn nuôi
Trang 131.2.2 Về hình thành kỹ năng thực hành
Trong giảng dạy địa lý lớp 10 để hình thành kỹ năng thực hành, giáo viênphải biết cách khai thác tối đa mọi tình huống, các bài tập để học sinh biết cáchđọc và tìm kiến thức trên bản đồ, cách vẽ các loại biểu đồ, lập các bảng thống
kê, nhận xét các bảng số liệu, cách so sánh, đánh giá Từ đó các em biết cáchkhai thác, biểu đạt thông tin, chuyển đổi thông tin
Giáo viên cần dạy cho các em quy cách chung, các nguyên tắc chung, quytrình thực hiện để thực hiện các kỹ năng trên Phương pháp dạy kỹ năng sẽ gópphần bài tập hóa bài học, giúp các em học bài theo cách hiểu và vận dụng sángtạo chứ không phải ghi nhớ bài máy móc Chính vì vậy trong dạy học địa lý 10,giáo viên phải biết huy động tối đa các bản đồ, át lát, số liệu, bảng thống kê…đểgiúp học sinh rèn luyện kỹ năng học thực hành Hình thành cho học sinh thóiquen tích lũy kiến thức qua tìm tòi khai thác thông tin trên các phương tiện bản
đồ, số liệu…
2 Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong môn Địa lí
2.1 Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học
sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đóhọc sinh lĩnh hội được nội dung bài học Căn cứ vào tính chất hoạt động nhậnthức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức
đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện khôngđược xem là phương pháp có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khicần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để họcsinh dễ hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ củacác phương tiện nghe – nhìn
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏiđược sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sựvật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểubiết Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cảlớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáptìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như
Trang 14người tự lực phát hiện kiến thức mới Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, họcsinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ
tư duy
Ví dụ:
Trong bài 12 (SGK Địa lí 10), khi dạy học đến phần 4 Gió địa phương, giáoviên đặt ra câu hỏi: Dựa vào hình 12.4 và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hoạtđộng của gió biển và gió đất Giải thích nguyên nhân hình thành hai loại gió này.Với câu hỏi này, học sinh chủ động khai thác kênh hình và vận dụng kiến thức
đã học (về mối quan hệ giũa khí áp và nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm củabiển và đất liền) để giải thích
2.2 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranhgay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thựctiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinhdoanh Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết nhữngvấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộngđồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt nhưmột mục tiêu giáo dục và đào tạo
Cấu trúc một bài học Địa lí 10 (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt vàgiải quyết vấn đề thường như sau:
- Đặt vấn đề
+ Tạo tình huống có vấn đề
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết
+ Lập kế hoạch giải quyết
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết
- Kết luận:
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra
Trang 15+ Phát biểu kết luận
+ Đề xuất vấn đề mới
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện
cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quảlàm việc của học sinh
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát
hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giảipháp Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùngđánh giá
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng,
lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Các
mức Đặt vấn đề
Nêu giả thuyết
Lập kế hoạch
Giải quyết vấn đề
Kết luận, đánh giá
Ví dụ:
Trong bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững (SGK Địa lí 10), GV đặt vấn đề khi dạy mục I:
Trang 16Loài người đang đứng trước thử thách lớn, các nguồn tài nguyên đang bị cạnkiệt trong khi yêu cầu của sự phát triển sản xuất xã hội không ngừng được mởrộng Vậy vấn đề đặt ra là gì để đảm bảo sự phát triển bền vững?
Học sinh giải quyết vấn đề:
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để xã hội phát triển
- Giải thích được việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự nỗ lựcchung của các quốc gia và toàn thể loài người
- Muốn giải quyết vấn đề môi trường, cần phải thực hiện các biện pháp nào?
Cả giáo viên và học sinh khẳng định, đánh giá và kết luận.
2.3 Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tuỳ mục đích,yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủđịnh, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giaocùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗingười một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tíchcực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn Các thànhviên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đuavới các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quảhọc tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toànlớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bàymột phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bàiPhương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng
Trang 17cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biếtcủa mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trởthành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáoviên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thànhviên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia Tuy nhiên,phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gianhạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đãkhá quen với phương pháp này thì mới có kết quả Cần nhớ rằng, trong hoạtđộng nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quantrọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viêntrong tổ chức lao động Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạmdụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mớiPPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càngđổi mới
Ví dụ:
Trong bài 36 Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngànhgiao thông vận tải, ở mục II - Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bốngành giao thông vận tải
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, sôngngòi, khí hậu, thời tiết )
Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội (các ngành kinh tế,phân bố dân cư)
GV phát phiếu học tập, các nhóm thảo luận theo nội dung được phân công.Các nhóm cử nhóm trưởng viết nội dung thảo luận ra phiếu học tập
Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày, học sinh khác nhận xét, giáo viênchuẩn xác kiên thức
Trang 18Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.+ Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loạitrừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
+ Phân loại ý kiến
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
Ví dụ: Trong bài 22 Dân số và sự gia tăng dân số, khi dạy tới mục ảnh hưởng
của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo viên nêucâu hỏi: Dựa vào sơ đồ (SGK T85), em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân sốquá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển.Khích lệ nhiều học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến, giáo viên phân loại ý kiếnvà chuẩn xác nội dung
2.5 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
Kênh hình trong SGK Điạ Lí 10 bao gồm các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ và cáchình ảnh Bản thân các kênh hình đó không chỉ có tác dụng minh hoạ làm chosách sinh động hơn, trực quan hơn mà còn (quan trọng hơn) là một kênh khaithác kiến thức địa lí hữu ích
Để đạt hiệu quả, giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm việc trên cơ
sở câu hỏi khi làm việc với các kênh hình trong SGK Giảm tối đa việc cung cấpkiến thức theo kiểu nhồi nhét, phải dành thời gian cho học sinh làm việc với cácnguồn tri thức từ các kênh hình
Cần kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học để học sinh thấy rõ sự phân bốvà đặc điểm cụ thể của các sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
Trong bài 25 Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
Câu hỏi: Dựa vào hình 25 và bảng 22, hãy xác định các khu vực thưa dân và cáckhu vực tập trung dân cư đông đúc
Học sinh dựa vào bảng chú giải, đối chiếu lên bản đồ để nhân xét Giáo viênchuẩn xác
3 Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Trang 19Để thực hiện tốt các phương pháp dạy học trên, cả giáo viên và học sinh cầnchú ý những điểm sau:
3.1 Giáo viên
Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi vềchức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộcđổi mới giáo dục Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, cótrình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tinvào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dụcnhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức
3.2 Học sinh
Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩmchất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mụcđích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập củamình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc,bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tưduy kĩ thuật, tư duy kinh tế…
3.3 Chương trình và sách giáo khoa
Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổchức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc học sinhphải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để họcsinh tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triểntrí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để họcsinh tự nghiên cứu phát triển bài học
3.4 Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chươngtrình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phươngpháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh Đáp ứngyêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho họcsinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm Cơ sở vật chấtcủa nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổidễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác Trong qúa trìnhbiên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, các tác giả đã chú ý lựa chọn danhmục thiết bị và chuẩn bị các thiết bị dạy học theo một số yêu cầu để có thể pháthuy vai trò của thiết bị dạy học Những yêu cầu này rất cần được các cán bộ chỉ