1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam

93 126 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 507,5 KB

Nội dung

Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam. Phân tích làm rõ thực trạng quy định pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam qua sự so sánh quy định của một số nước trên thế giới; đưa ra các điểm hạn chế cần sửa đổi trong thời gian tới. Xác định những vấn đề pháp lý tiếp tục cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam. Phân tích làm rõ thực trạng quy định pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam qua sự so sánh quy định của một số nước trên thế giới; đưa ra các điểm hạn chế cần sửa đổi trong thời gian tới. Xác định những vấn đề pháp lý tiếp tục cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam. Phân tích làm rõ thực trạng quy định pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam qua sự so sánh quy định của một số nước trên thế giới; đưa ra các điểm hạn chế cần sửa đổi trong thời gian tới. Xác định những vấn đề pháp lý tiếp tục cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam. Phân tích làm rõ thực trạng quy định pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam qua sự so sánh quy định của một số nước trên thế giới; đưa ra các điểm hạn chế cần sửa đổi trong thời gian tới. Xác định những vấn đề pháp lý tiếp tục cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HÀ THỊ THỦY

CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Thị Thủy

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 9

3 Phương pháp nghiên cứu 10

4 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 11

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 11

6 Kết cấu của Luận văn 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 12 1.1 Khái quát chung về các chế độ trợ cấp cho người lao động 12

1.1.1 Khái niệm các chế độ trợ cấp cho người lao động 12

1.1.2 Đặc điểm các chế độ trợ cấp cho người lao động 17

1.1.3 Nội dung các chế độ trợ cấp cho người lao động 18

1.1.4 Phân loại các chế độ trợ cấp cho người lao động 20

1.1.5 Vai trò của các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 21

1.2 Nguyên tắc thực hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động 23

1.3 Các biện pháp bảo đảm thực hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động .27 1.4 Khái lược lịch sử về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trang 5

2.1 Các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

theo pháp luật Việt Nam hiện hành 38

2.1.1 Chế độ trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm 38

2.1.2 Chế độ trợ cấp thất nghiệp 53

2.1.3 Mối quan hệ giữa các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp 70

2.2 Biện pháp bảo đảm thực hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam 72

2.2.1 Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính 72

2.2.2 Biện pháp giải quyết tranh chấp lao động 76

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 82 3.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam 82

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam 87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

Bộ luật lao động : BLLĐ

Bảo hiểm thất nghiệp : BHTN

Trang 7

Bảng 2.3: Tình hình chi trả trợ cấp thất nghiệp

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việc làm là một trong những vấn đề được Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt

Trang 8

quan tâm Pháp luật lao động không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐtrong giao kết, thực hiện HĐLĐ mà còn quy định các chế độ trợ cấp khi HĐLĐ bịchấm dứt Khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ thường đứng trước nguy cơ thất nghiệp và lolắng khi việc làm không còn, đồng nghĩa với không có thu nhập trang trải cuộc sống

và chăm sóc người thân Nhằm hỗ trợ NLĐ khi thôi việc, mất việc làm, pháp luậtlao động cần thiết phải có quy định về trách nhiệm của NSDLĐ chi trả trợ cấp thôiviệc và trợ cấp mất việc làm, cơ quan nhà nước chi trả trợ cấp cho NLĐ khi chấmdứt HĐLĐ Những quy định đó cơ bản đã đi vào thực tiễn, phát huy được vai trò tolớn trong việc tạo lập hành lang, chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể thiết lập và tiếnhành QHLĐ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ ngay cả khi bị chấm dứtHĐLĐ, đóng góp ý nghĩa to lớn vào chính sách an sinh xã hội của quốc gia

Khi HĐLĐ bị chấm dứt, pháp luật đã và đang bảo vệ NLĐ thông qua cácquy định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ được hưởng các chế độ trợcấp Các chế độ trợ cấp này có ý nghĩa quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần, giúpNLĐ sớm ổn định cuộc sống khi thay đổi công việc, thuận lợi hơn khi tìm kiếmviệc làm mới, đồng thời thể hiện sự bù đắp, quan tâm của NSDLĐ đối với NLĐ, khiNLĐ đã cống hiến sức lao động trong thời gian làm việc Đồng thời, chính sách nàycũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đội ngũ đông đảo NLĐ Các quyđịnh pháp luật đã từng bước thể hiện rõ nét, tạo cơ chế tiến bộ để bảo vệ và pháthuy vai trò của NLĐ Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc thực thi, áp dụng các quyđịnh pháp luật trên thực tế chưa đảm bảo tối đa quyền lợi mà NLĐ đáng lẽ đượchưởng Một bộ phận NSDLĐ thường đặt lợi ích của mình lên trên hết, tìm mọi cáchcắt giảm tối đa chi phí, trong đó có khoản trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ, dẫn đến viphạm và không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ Chính điều đó đã làmgiảm vai trò, hiệu lực của pháp luật cũng như kết quả đem lại cho đời sống xã hội

Qua thực tế hơn 05 năm thi hành BLLĐ năm 2012, nội dung và thực trạngthi hành các chế độ trợ cấp đối với NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ cần được quan tâmlàm rõ, từ đó có thể xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm, cơ chế

Trang 9

hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực thi hành Hiện nay, trong giới khoa họcpháp lý đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề trợ cấp cho NLĐ,tuy nhiên những công trình nghiên cứu về nội dung và thực trạng thi hành các chế

độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ chưa được đề cập một cách hệ thống và rõràng, do đó việc nghiên cứu về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ làcần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến vấn đề các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ theopháp luật Việt Nam, hiện nay có một số công trình khoa học có nội dung liên quannhư sau:

Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2016 của tác giả Lữ Bỉnh Huy tại Trường Đại

học Luật Hà Nội, nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành tại thành phố Hồ Chí Minh” và Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2016 của

tác giả Nguyễn Ngọc Huyền tại Trường Đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu đề tài

“Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm năm 2013” Hai công trình

trên tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về BHTN, pháp luật về BHTN vàcác quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về BHTN Luận văn mới chỉ tậptrung làm rõ các vấn đề chung về trợ cấp thất nghiệp mà chưa đi sâu, phân tích và

hệ thống hóa chế độ trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ Ngoài ra,vấn đề trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ cũng được đề cập trong các bài viết,các công trình nghiên cứu khoa học khác Một số bài viết chuyên sâu cần kể đến

như: bài viết của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu về đề tài “Trợ cấp thôi việc trong pháp luật lao động Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2010, đề tài

tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của chế độ trợ cấp thôi

việc; các quy định pháp luật Việt Nam về trợ cấp thôi việc Bài viết “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một

số nước trên thế giới” của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2006 Bài viết của ThS Đỗ Thị Dung về đề tài “Pháp luật bảo hiểm

Trang 10

thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học số 9/2012,

bài viết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về BHTN qua 3 năm thi hành;….Các bài viết vừa nêu được viết trước khi ban hành BLLĐ năm 2012 và mới chỉ làm

rõ được một số vấn đề lý luận, chưa phản ánh được thực trạng các chế độ trợ cấpcho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành

Như vậy, đến nay chưa có một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu

và tổng thể, hệ thống hóa được cơ sở lý luận, thực trạng quy định của pháp luật vàđịnh hướng hoàn thiện chế định riêng về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứtHĐLĐ theo pháp luật Việt Nam Với tính mới, tính cấp thiết đã đề cập, tác giả nhận

thấy nên và cần lựa chọn đề tài “Các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm

dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam” để viết Luận văn thạc sĩ trong

giai đoạn hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà Luận văn đặt ra, tácgiả sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, được vậndụng vào lý giải các vấn đề lý luận và pháp lý về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khichấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam Việc nghiên cứu trước hết làm rõ cácvấn đề lý luận, từ đó phân tích làm rõ luật thực định và việc thực thi pháp luật để hệthống hóa, đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề các chế độ trợ cấp choNLĐ khi chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,lịch sử, so sánh, thống kê, …vv Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cũngđược sử dụng gồm: phương pháp phân loại pháp lý, phương pháp so sánh pháp luật,phương pháp hệ thống hóa, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích quy phạm

4 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn

Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn gồm: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lýluận về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ; phân tích làm rõ thực

Trang 11

pháp luật Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiệnquy định về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ.

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật Việt Nam về cácchế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ trong sự phân tích và so sánh với cácchế độ trợ cấp của một số quốc gia trên thế giới

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn gồm: khái quát chung về ba chế độ trợ cấpcho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật Việt Nam gồm: chế độ trợ cấp thôiviệc, chế độ trợ cấp mất việc làm và chế độ trợ cấp thất nghiệp; thực trạng pháp luật

về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ; những vấn đề pháp lý tiếp tụccần được nghiên cứu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các chế độ trợ cấpcho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn cókết cấu gồm ba Chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi

chấm dứt hợp đồng lao động

- Chương 2: Thực trạng pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động

khi chấm dứt hợp đồng lao động

- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về các chế độ trợ cấp cho người lao động

khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1.1 Khái quát chung về các chế độ trợ cấp cho người lao động

1.1.1 Khái niệm các chế độ trợ cấp cho người lao động

Trang 12

Vấn đề việc làm đã và đang là một trong những vấn đề được Đảng và Nhànước đặc biệt quan tâm và có nhiều chế độ, chính sách thực hiện trong thời gian vừaqua Giải quyết tốt việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổnđịnh và phát triển kinh tế, làm cho đất nước giàu mạnh Pháp luật lao động ViệtNam đã tạo lập được một hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, nhằm đảm bảo cânbằng giữa quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ, đồng thời có những quy địnhđặc biệt nhằm bảo vệ bên yếu thế trong QHLĐ là NLĐ từ khi giao kết đến khi chấmdứt HĐLĐ Khi các bên chấm dứt QHLĐ theo quy định pháp luật thì NLĐ sẽ đượcNSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm tùy vào từng trường hợp

cụ thể, còn Nhà nước, cụ thể cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả trợ cấp thấtnghiệp nếu NLĐ có đủ các điều kiện theo quy định Đây là một trong những chínhsách nhận được sự ủng hộ từ phía NLĐ, thể hiện tính nhân văn trong xã hội khiNLĐ đã cống hiến sức lao động của mình cho mục đích sinh lợi của NSDLĐ trongquá trình dài làm việc

1.1.1.1 Khái niệm trợ cấp thôi việc

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có một văn bản nào giải thích rõ ràng kháiniệm trợ cấp thôi việc Việc nhận biết các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việcphụ thuộc vào cách phân loại được quy định tại BLLĐ năm 2012 Theo từ điểntiếng Việt “trợ cấp” có nghĩa là giúp đỡ những người khó khăn, thiếu thốn KhiHĐLĐ bị chấm dứt thì QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ cũng chấm dứt theo, tức NLĐ

sẽ không được nhận lương và các khoản phụ cấp (nếu có) từ NSDLĐ nữa, khi đóNLĐ sẽ rơi vào tình trạng khó khăn cả về tài chính và tinh thần Trước thực tại đó,pháp luật lao động đã góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho NLĐ thông quakhoản trợ cấp mà NLĐ sẽ được hưởng Cũng theo từ điển tiếng Việt, “thôi việc” cónghĩa là nghỉ việc, không làm việc cho NSDLĐ nữa hay hiểu theo cách khác là

NLĐ và NSDLĐ chấm dứt QHLĐ Tại bài viết “Trợ cấp thôi việc trong pháp luật lao động Việt Nam” của Lê Thị Hoài Thu định nghĩa trợ cấp thôi việc như sau:

“Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ thôi việc sau khi họ đã

Trang 13

mới chỉ đề cập tới chủ thể nhận, chủ thể chi trả và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

mà chưa đề cập đến nguồn kinh phí dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, cũng như mụcđích của chế độ trợ cấp này Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa năm 2014 của tác

giả Trần Viết Long tại Trường Đại học Luật – Đại học Huế, nghiên cứu đề tài “Trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” định nghĩa như sau: “trợ cấp thôi việc là khoản tiền của NSDLĐ trả cho NLĐ thuộc quyền quản lý khi NLĐ thôi việc theo các trường hợp đã có quy định của pháp luật như: mãn hạn hợp đồng, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách hợp pháp, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không phải vì lý do NLĐ phạm lỗi nặng bị sa thải” [11, tr.7] Định nghĩa đã đề cập tới đối tượng chi trả, đối tượng

hưởng và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, tuy nhiên cách liệt kê các trường hợpthôi việc như trên của tác giả vừa dài dòng, vừa chưa đầy đủ các trường hợp chấmdứt HĐLĐ để làm cơ sở cho NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc Mặt khác, cụm từ

“thuộc quyền quản lý” là không cần thiết, bởi lẽ HĐLĐ được giao kết giữa NLĐ và

NSDLĐ đã bao hàm yếu tố sự phụ thuộc pháp lý của NLĐ đối với NSDLĐ, do đótác giả không cần thiết cho cụm từ này trong định nghĩa về trợ cấp thôi việc, đảmbảo định nghĩa ngắn gọn, bao quát mà vẫn đầy đủ

Để xác định chính xác và hợp lý về trợ cấp thôi việc, tác giả đưa ra một vàidấu hiệu cơ bản về thôi việc như sau:

Thứ nhất, thôi việc có nghĩa là nghỉ việc, tức NLĐ chấm dứt QHLĐ với

NSDLĐ, chấm dứt quyền và nghĩa vụ theo quy định tại HĐLĐ

Thứ hai, thôi việc đồng nghĩa với việc NLĐ không được nhận lương và các

khoản bổ sung (nếu có), khi đó NLĐ có thể sẽ gặp khó khăn do không có thu nhập

Thứ ba, thôi việc có thể do ý chí của hai bên hoặc do ý chí của một trong hai

bên là NLĐ hoặc NSDLĐ hoặc do ý chí người thứ ba HĐLĐ chấm dứt do ý chí củahai bên là: hết hạn HĐLĐ; đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; hai bên thoả thuậnchấm dứt HĐLĐ Trường hợp chấm dứt HĐLĐ này thường không gây hậu quảphức tạp về mặt pháp lý cũng như ít xảy ra tranh chấp HĐLĐ chấm dứt do ý chí

Trang 14

của một bên (đơn phương chấm dứt HĐLĐ) tức phụ thuộc vào ý chí của một bênchủ thể là NLĐ hoặc NSDLĐ, nhưng được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thựchiện HĐLĐ chấm dứt do ý chí người thứ ba thường là của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (Tòa án nhân dân).

Từ những định nghĩa và các dấu hiệu nhận biết cơ bản trên, tác giả địnhnghĩa trợ cấp thôi việc như sau: trợ cấp thôi việc là khoản tiền NSDLĐ chi trả choNLĐ từ nguồn kinh phí của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật,nhằm giúp NLĐ giải quyết một phần khó khăn khi không có thu nhập để ổn địnhđời sống, tìm kiếm công việc mới

1.1.1.2 Khái niệm trợ cấp mất việc làm

Tương tự như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cũng không được địnhnghĩa rõ ràng tại BLLĐ cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Để nhận biết rõ

về trợ cấp mất việc làm, tác giả đưa ra một vài dấu hiệu cơ bản về mất việc làm nhưsau:

Thứ nhất, mất việc làm có nghĩa là NLĐ bị mất việc, không tiếp tục được

làm việc cho NSDLĐ đó nữa

Thứ hai, khi bị mất việc làm, NLĐ sẽ không được nhận lương, mất đi một

nguồn thu nhập chính cho cuộc sống hàng ngày

Thứ ba, nguyên nhân NLĐ bị mất việc làm là do NSDLĐ tiến hành thay đổi

cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc NSDLĐ sáp nhập, hợp nhất, chia, táchdoanh nghiệp mà buộc NSDLĐ phải chấm dứt HĐLĐ với NLĐ Trong trường hợpnày cả hai bên đều không mong muốn phải chấm dứt HĐLĐ, nhưng vì một trongcác lý do trên, NSDLĐ buộc phải cho NLĐ nghỉ việc để giảm bớt chi phí, duy trìhoạt động kinh doanh của mình Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thôi việc và mấtviệc làm Nếu thôi việc là do ý chí của cả hai bên hoặc một bên mong muốn đượcnghỉ việc thì mất việc làm xuất phát từ lý do đặc biệt mà NSDLĐ không mongmuốn xảy ra

Trang 15

Như vậy, từ những dấu hiệu nhận biết cơ bản trên, tác giả đưa ra khái niệmtrợ cấp mất việc làm như sau: Trợ cấp mất việc làm là khoản tiền NSDLĐ chi trảcho NLĐ từ nguồn kinh phí của NSDLĐ khi NSDLĐ tiến hành thay đổi cơ cấu,công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanhnghiệp, hợp tác xã mà buộc phải cho NLĐ nghỉ việc theo quy định pháp luật.

1.1.1.3 Khái niệm trợ cấp thất nghiệp

Hiện nay, thất nghiệp vẫn đang là một vấn đề quan trọng luôn được Nhànước quan tâm giải quyết, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng do nền kinh tế ngày càngkhó khăn và cạnh tranh khốc liệt hoặc do chính bản thân NLĐ Thất nghiệp gây ảnhhưởng đến các vấn đề an ninh, ổn định xã hội, đồng thời phá vỡ chính sách việc làm

mà Nhà nước và pháp luật lao động đang cố gắng hoàn thiện Theo “Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017” của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ

thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,26%, trong đó khu vực thành thị là3,19%; khu vực nông thôn là 1,79% Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24tuổi) là 7,63%, trong đó khu vực thành thị là 11,99%; khu vực nông thôn là 5,96%.Căn cứ vào số liệu trên, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện vẫn còn khá cao, ảnh hưởngtrực tiếp đến các vấn đề xã hội trong cả nước Thất nghiệp là một vấn đề xã hội gaygắt không chỉ có ở Việt Nam mà xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, khi đã

là một vấn đề xã hội thì Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyếtthất nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy thị trường lao động vànền kinh tế phát triển

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có điều khoản giảithích thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp là gì Tại khoản 4 điều 3 Luật việc làm năm

2013 giải thích “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp” Khái niệm

BHTN tại Luật việc làm năm 2013 mới đề cập đến mục đích của BHTN, trong đó

có chế độ trợ cấp thất nghiệp là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi bị

Trang 16

mất việc làm Để làm rõ bản chất của thất nghiệp và người thất nghiệp, Tổ chức laođộng quốc tế (ILO – International Labour Organization) đã thông qua công ước số

102 ngày 28 tháng 6 năm 1952 về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, tại Điều 20công ước đưa ra những dấu hiệu thất nghiệp như sau: thất nghiệp là tình trạng giánđoạn thu nhập, xảy ra do không thể có được một công việc thích hợp, trong tìnhhình NLĐ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc Dấu hiệu này mang tính kháiquát và được nhiều quốc gia trên thế giới tán thành, đưa vào áp dụng

Xuất phát từ dấu hiệu nhận biết thất nghiệp của ILO, pháp luật một số nướctrên thế giới đã đưa ra khái niệm người thất nghiệp áp dụng trong phạm vi quốc gia

Ở Pháp, người thất nghiệp được hiểu là người có đủ điều kiện để làm việc nhưngkhông có việc làm và đang tìm việc làm Luật Bảo hiểm thất nghiệp của Đức định

nghĩa: “Người thất nghiệp là NLĐ tạm thời không có QHLĐ hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn” Hay điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội Thái Lan quy định: “Thất nghiệp là một người được bảo hiểm ngừng việc do sự chấm dứt các quan hệ pháp lý giữa một NSDLĐ và một NLĐ theo sự thuê mướn của hợp đồng các dịch vụ” Tại bài viết “Sự cần thiết xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam” của Thạc sỹ

Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2000 đã đưa ra

dấu hiệu nhận biết thất nghiệp như sau: “thất nghiệp là hiện tượng những người mất nguồn thu nhập do mất việc làm khi họ còn: trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về lao động để tìm việc làm nhưng chưa được giải quyết” Căn cứ vào các dấu hiệu thất nghiệp trên, có

thể khái quát lại người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, hiện chưa cóviệc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm Theo đó, một người đượcxem là thất nghiệp khi họ có đủ hai điều kiện: (1) không có việc làm; (2) mongmuốn và đang tìm kiếm việc làm, nếu chỉ xét dưới góc độ có việc làm hay không thìkhông thể coi là thất nghiệp và e rằng tỷ lệ thất nghiệp trên không chỉ dừng lại ởcon số đó

Từ những dấu hiệu nhận biết về thất nghiệp và người thất nghiệp theo quan

Trang 17

nghiệp như sau: Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền do cơ quan Bảo hiểm xã hội chitrả cho NLĐ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhậpcho NLĐ khi bị mất việc làm mà NLĐ mong muốn và đang tìm kiếm việc làm.

1.1.2 Đặc điểm các chế độ trợ cấp cho người lao động

Từ việc đưa ra khái niệm ba chế độ trợ cấp cho NLĐ tại mục 1.1.2 trên, tácgiả tìm hiểu nội dung của các chế độ trợ cấp để đưa ra những dấu hiệu cơ bản phânbiệt được ba chế độ trợ cấp

Thứ nhất, đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp là NLĐ làm việc cho NSDLĐ theo HĐLĐ Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2012 giải thích: “NLĐ

là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ” NLĐ tham gia QHLĐ thông qua

HĐLĐ được ký kết với NSDLĐ, NLĐ chịu sự quản lý của NSDLĐ, thực hiện đầy

đủ các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận và được NSDLĐ trả lương và các chế độtrợ cấp Thông qua HĐLĐ, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện đầy đủ,khi HĐLĐ được chấm dứt, NLĐ tùy từng trường hợp sẽ được hưởng chế độ trợ cấptương ứng, phù hợp với điều kiện của mình

Thứ hai, điều kiện hưởng các chế độ trợ cấp là: NLĐ sẽ không được hưởng

các chế độ trợ cấp nếu NLĐ là bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật Nhànước và NSDLĐ tạo điều kiện cho NLĐ được làm việc, có thu nhập và phát triểnbản thân trong quá trình thực hiện HĐLĐ Tuy nhiên, nếu NLĐ là bên chủ ý đơnphương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải tự gánh chịu những hậu quả phátsinh; đồng thời tất yếu Nhà nước và NSDLĐ sẽ không phải có trách nhiệm hỗ trợhoặc giúp đỡ NLĐ khi HĐLĐ bị chấm dứt trái pháp luật do lỗi của chính NLĐ.Thực vậy, khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, họ đã gây ảnhhưởng, thiệt hại ít nhiều đến hoạt động của NSDLĐ, bởi vậy, chính NSDLĐ mới làbên chịu thiệt trong QHLĐ nên pháp luật không cần và không thể quy định NSDLĐphải chi trả trợ cấp cho NLĐ Ngoài ra, pháp luật lao động và HĐLĐ là cơ sở pháp

lý để hình thành và duy trì QHLĐ, bảo đảm quyền lợi cho các bên Nếu NLĐ chủ ý

Trang 18

và có lỗi khi vi phạm pháp luật để chấm dứt HĐLĐ thì mặc nhiên được hiểu là họ

đã đơn phương khước từ sự bảo đảm và bảo vệ từ Nhà nước đối với QHLĐ bị chấmdứt và ngược lại, Nhà nước sẽ không khuyến khích và không thể để NLĐ đượchưởng trợ cấp phát sinh từ hành vi trái pháp luật của họ, từ đó, việc không chohưởng trợ cấp mang ý nghĩa là một biện pháp hay một chế tài để ngăn ngừa NLĐđơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Thứ ba, mục đích của các chế độ trợ cấp nhằm trợ giúp một phần vật chất

cho NLĐ khi họ nghỉ việc, không có việc làm Khi NLĐ thôi việc, mất việc làm sẽkhông có thu nhập, đôi khi tiền lương từ công việc lại là nguồn thu nhập chính củagia đình NLĐ Đứng trước nguy cơ không có việc làm, NLĐ sẽ gặp khó khăn về tàichính, cuộc sống bản thân và gia đình ít nhiều bị ảnh hưởng Các chế độ trợ cấp sẽgiúp NLĐ vượt qua khó khăn trước mắt, khi NLĐ không có việc làm nhưng vẫn cóthu nhập trong giai đoạn đầu để yên tâm tìm kiếm việc làm mới Ngoài ra, việc quyđịnh chế độ trợ cấp cho NLĐ còn thể hiện sự bù đắp cho NLĐ khi đã cống hiến sứclao động của mình cho NSDLĐ, sự cống hiến đó cần phải được đền đáp khi NLĐkhông còn tham gia QHLĐ nữa

1.1.3 Nội dung các chế độ trợ cấp cho người lao động

Từ khái niệm và đặc điểm cơ bản của các chế độ trợ cấp cho NLĐ được trìnhbày ở trên, chúng ta thấy được bản chất các chế độ là một khoản tiền được chi trảcho NLĐ khi HĐLĐ được chấm dứt Tùy từng chế độ trợ cấp khác nhau mà khoảntiền chi trả cũng có ý nghĩa và mục đích khác nhau Nhận thấy sau khi HĐLĐ chấmdứt, NLĐ không có thu nhập đó là một khó khăn của NLĐ, pháp luật một số nướctrên thế giới đã sớm ban hành những quy định về chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấmdứt HĐLĐ như Philipin,… Đặc biệt, chế độ trợ cấp thất nghiệp sớm được nhiềunước trên thế giới quan tâm, ILO đã ban hành Công ước số 44 năm 1934 về BHTN

áp dụng cho mọi NLĐ được trả tiền lương Một số nước có nền luật pháp lâu đờinhư Pháp, Đức đã sớm quan tâm và đưa ra chính sách về chế độ trợ cấp thất nghiệp

Trang 19

cho NLĐ Từ thực tế trên, pháp luật lao động Việt Nam cũng đã quan tâm tới NLĐkhi chấm dứt HĐLĐ bằng việc quy định các chế độ trợ cấp.

Nội dung các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ được quy định cụthể về:

Thứ nhất, đối tượng hưởng trợ cấp là NLĐ làm việc theo HĐLĐ được phân

tích như mục 1.1.2 của Luận văn Không phải NLĐ nào cũng được hưởng trợ cấp

mà căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, NLĐ đáp ứng đủ quy định pháp luật sẽ đượchưởng chế độ trợ cấp tương ứng

Thứ hai, đối tượng chi trả các chế độ trợ cấp cho NLĐ: các chế độ trợ cấp

khác nhau sẽ thuộc phạm vi đối tượng chi trả khác nhau Chế độ trợ cấp thôi việc vàchế độ trợ cấp mất việc làm do NSDLĐ chi trả, hai chế độ trợ cấp này hoàn toàn lấy

từ kinh phí của NSDLĐ không có sự tham gia đóng góp từ phía NLĐ Đó là khoảntiền NSDLĐ bù đắp, hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm mới sau khi chấm dứt HĐLĐ.Trong khi đó, chế độ trợ cấp thất nghiệp được chi trả bởi cơ quan BHXH, lấy kinhphí từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp có sự tham gia đóng góp của cả NLĐ, NSDLĐ vàNhà nước Nó được xem là khoản tiền thay thế tiền lương cho NLĐ trong nhữngngày bị mất việc làm Như vậy, căn cứ vào đối tượng chi trả các chế độ trợ cấpchúng ta có thể phân biệt được giữa chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làmvới chế độ trợ cấp thất nghiệp

Thứ ba, điều kiện hưởng các chế độ trợ cấp Mỗi chế độ trợ cấp sẽ có những

điều kiện bắt buộc NLĐ phải đáp ứng đủ mới được hưởng trợ cấp Việc quy địnhđiều kiện hưởng trợ cấp không phải gây khó khăn cho NLĐ mà nhằm đảm bảo việcchi trả trợ cấp đúng đối tượng Chỉ NLĐ đủ điều kiện theo luật định, thật sự có côngsức đóng góp mới đủ điều kiện được hưởng trợ cấp

Thứ tư, quy định mức hưởng trợ cấp Mỗi một chế độ trợ cấp được quy định

một mức hưởng khác nhau theo tỷ lệ nhất định, đảm bảo mọi NLĐ có đủ điều kiệnnhư nhau đều được hưởng ở mức như nhau Pháp luật ấn định một tỷ lệ hưởng nhấtđịnh, dựa trên tiền lương quy định tại HĐLĐ, làm cơ sở để tính tiền trợ cấp mà

Trang 20

NLĐ được hưởng Việc quy định mức hưởng như vậy tạo thuận lợi cho NSDLĐ và

cơ quan BHXH trong việc chi trả trợ cấp, NLĐ thuộc trường hợp được hưởng sẽ ápdụng luôn mức hưởng ấn định để tính tiền chi trả, đảm bảo độ chính xác cao

Thứ năm, trình tự, thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp cho NLĐ Các chế độ trợ

cấp do các đối tượng chi trả khác nhau, nên trình tự, thủ tục chi trả cũng có sự khácnhau rõ rệt giữa chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm với chế độ trợ cấpthất nghiệp Về cơ bản nếu NLĐ đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định thì thủtục chi trả các chế độ trợ cấp đều nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ Để

các bên trong QHLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, ngoài việc quy định chi tiết

về cách thức thực hiện các chế độ trợ cấp, pháp luật cũng quy định các biện phápđảm bảo NSDLĐ thực hiện tốt trách nhiệm của mình Các biện pháp được đưa ra là:

xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tranh chấp lao động với mục đích răn đe,khuyến khích các bên tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo quyđịnh pháp luật Những biện pháp này được phân tích cụ thể tại Chương 2 của Luậnvăn

1.1.4 Phân loại các chế độ trợ cấp cho người lao động

Để phân biệt và tìm hiểu cụ thể nội dung từng chế độ trợ cấp cho NLĐ khichấm dứt HĐLĐ, tác giả phân loại các chế độ trợ cấp căn cứ theo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, căn cứ vào các trường hợp được liệt kê trong BLLĐ năm 2012 và

Luật việc làm năm 2013 có thể chia các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứtHĐLĐ thành ba chế độ trợ cấp như sau: trợ cấp thôi việc (điều 48 BLLĐ năm2012); trợ cấp mất việc làm (điều 49 BLLĐ năm 2012) và trợ cấp thất nghiệp

Thứ hai, căn cứ vào chủ thể và nguồn kinh phí chi trả các chế độ trợ cấp, tác

giả phân loại thành hai nhóm như sau:

+ Chế độ trợ cấp do NSDLĐ chi trả từ nguồn kinh phí của NSDLĐ gồm: trợcấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm Hai chế độ trợ cấp này được pháp luật lao

Trang 21

động quy định thuộc trách nhiệm của NSDLĐ Khi HĐLĐ được chấm dứt, nếuNLĐ đủ điều kiện theo quy định pháp luật, NSDLĐ phải chi trả một khoản tiềnđược lấy từ kinh phí hoạt động của mình cho NLĐ.

+ Chế độ trợ cấp do Cơ quan BHXH chi trả từ nguồn Quỹ bảo hiểm thấtnghiệp là trợ cấp thất nghiệp Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, NLĐ và NSDLĐ cónghĩa vụ tham gia và đóng BHTN theo một tỷ lệ nhất định được pháp luật quy định,góp phần hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Khi NLĐ có đủ điều kiện hưởng trợcấp thất nghiệp theo quy định, cơ quan BHXH sẽ tiến hành chi trả trợ cấp thấtnghiệp cho NLĐ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật

1.1.5 Vai trò của các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Mỗi quy định pháp luật được ban hành nhằm bảo đảm quyền lợi dành choNLĐ khi tham gia QHLĐ đều được cân nhắc cẩn trọng và có ý nghĩa thiết thực vớichính NLĐ Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của một bên chủ thể trong QHLĐ,pháp luật lao động nước ta đã có những quy định riêng về chế độ trợ cấp cho NLĐkhi chấm dứt HĐLĐ, những quy định này có vai trò quan trọng như sau:

Thứ nhất, đối với NLĐ: các chế độ trợ cấp khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ nhằm

trợ giúp, bù đắp sự cống hiến sức lực của NLĐ trong suốt quá trình làm việc choNSDLĐ Cái quý giá nhất ở mỗi NLĐ là sức lao động, thông qua quá trình laođộng, sức lao động được kết tinh trong sản phẩm, hàng hóa, góp phần đem lại doanhthu cho NSDLĐ Các chế độ trợ cấp có ý nghĩa tích cực đối với mỗi cá nhân NLĐkhi thôi việc, bị mất việc làm, khoản tiền đó giúp NLĐ có một khoản tiền bù đắpcho tiền lương đã bị mất do nghỉ việc, đồng thời tạo điều kiện cho NLĐ duy trì cuộcsống, sớm quay trở lại thị trường lao động, tránh tình trạng NLĐ rơi vào hoàn cảnhtúng quẫn và mắc phải tệ nạn xã hội Thông qua các chế độ trợ cấp cũng thể hiện sựnhân văn của NSDLĐ dành cho NLĐ, người đã cùng mình tạo nên sự phát triển củadoanh nghiệp

Trang 22

Ngoài ra, các chế độ trợ cấp còn góp phần tạo niềm tin của NLĐ vào phápluật lao động và các chính sách việc làm của Nhà nước, tạo điều kiện tốt nhất đểNLĐ yên tâm tìm kiếm việc làm mới Pháp luật lao động có những quy định bảo vệtối đa quyền lợi cho bên yếu thế trong QHLĐ, đảm bảo quyền lợi của NLĐ đượchưởng khi tham gia QHLĐ, khi sự bình đẳng khó được đáp ứng tại nơi làm việc.

Thứ hai, đối với NSDLĐ: các chế độ trợ cấp thể hiện trách nhiệm của

NSDLĐ không chỉ trong quá trình thực hiện HĐLĐ mà ngay cả khi chấm dứtHĐLĐ NSDLĐ là bên nắm quyền, luôn mong muốn cắt giảm chi phí tối đa để tănglợi nhuận, trong đó có những chi phí dành cho NLĐ Khi pháp luật lao động quyđịnh việc chi trả các chế độ trợ cấp là trách nhiệm của NSDLĐ nên buộc NSDLĐphải tuân thủ Nếu không thực hiện đúng quy định pháp luật sẽ phải chịu nhữnghình thức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm Mặt khác, việc quy định các chế

độ trợ cấp còn góp phần tạo điều kiện để NLĐ yên tâm cống hiến sức lao động củamình cho NSDLĐ, kích thích tinh thần làm việc đạt năng suất cao, đồng thời gópphần xây dựng QHLĐ hài hòa, thân thiện giữa NSDLĐ và NLĐ

Thứ ba, đối với nhà nước và xã hội: các quy định về chế độ trợ cấp cho NLĐ

khi chấm dứt HĐLĐ nói riêng và chính sách, pháp luật lao động nói chung thể hiệntrách nhiệm to lớn của Nhà nước đối với các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề việclàm Việc làm và thất nghiệp là hai chỉ số phản ánh quan trọng đến trạng thái kinh

tế, xã hội của quốc gia Nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ góp phần hạn chếđược số NLĐ thất nghiệp, kiểm soát được tình trạng thất nghiệp Việc làm tốt, ổnđịnh sẽ tạo điều kiện và cơ hội để NLĐ có thu nhập, đảm bảo cuộc sống của bảnthân và gia đình, đồng thời NLĐ đóng góp sức lao động, trí tuệ cho sự phát triểncủa đất nước Đối với quốc gia, giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ làm giảm gánhnặng ngân sách nhà nước khi thất nghiệp xảy ra, các vấn đề căng thẳng xã hội sẽđược kiểm soát và hạn chế, Nhà nước không còn phải lo đối phó với các cuộc biểutình, không phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội do nguyên nhânthất nghiệp gây ra, tạo điều kiện và cơ sở triển khai thực hiện các chính sách xã hội

Trang 23

hội lành mạnh Ngoài ra, việc ban hành chính sách lao động phù hợp, kịp thời sẽ tạoniềm tin của nhân dân vào pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2 Nguyên tắc thực hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động

Các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ được thực thi trên thực tếđạt hiệu quả cao cần phải có các nguyên tắc đảm bảo việc thực hiện Nguyên tắcpháp luật là nguyên tắc được đặt ra trong suốt quá trình thực hiện pháp luật về cácchế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ Đó là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản,mang tính định hướng, xuyên suốt nội dung, hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luậtlao động nói chung và về các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ nóiriêng

Nguyên tắc pháp luật để thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứtHĐLĐ được thể hiện cụ thể thông qua các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc bảo vệ NLĐ: đây là một trong những nguyên tắc quan

trọng nhất bảo vệ NLĐ từ khi giao kết, thực hiện HĐLĐ đến khi chấm dứt HĐLĐ.Bảo vệ NLĐ là tư tưởng xuyên suốt hệ thống các quy phạm pháp luật trong quátrình điều chỉnh các QHLĐ Nguyên tắc này được đặt ra trước hết trên cơ sở đườnglối, chính sách của Đảng, phải phù hợp với tình hình thực tế của QHLĐ luôn luôn

có sự thay đổi, diễn biến phức tạp, khi nền kinh tế phát triển kéo theo QHLĐ cũngphải thay đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Mặt khác, NLĐ luôn là bên yếu thế trong QHLĐ, do đó bảo vệ NLĐ lànhiệm vụ cơ bản và quan trọng được đặt ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong

đó có Việt Nam NLĐ luôn bị phụ thuộc vào NSDLĐ, bị NSDLĐ quản lý, điềuhành, phải đối mặt với nhiều nguy cơ, sự xâm hại từ phía NSDLĐ Thông qua đó,pháp luật lao động đã đặt ra sự quan tâm đặc biệt, nhằm bảo vệ NLĐ đúng mức, hạnchế xu hướng lạm quyền từ phía NSDLĐ, đảm bảo quyền lợi NLĐ được hưởng khithực hiện cũng như khi chấm dứt HĐLĐ

Trang 24

Từ cơ sở của nguyên tắc bảo vệ NLĐ, pháp luật lao động phải thể hiện quanđiểm bảo vệ NLĐ với tư cách là bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực laođộng Pháp luật lao động không chỉ bảo vệ sức khỏe NLĐ, bảo vệ quyền và lợi íchchính đáng của NLĐ mà còn trên cả phương diện việc làm, thu nhập,… Khi chấmdứt HĐLĐ, yếu tố bị ảnh hưởng đầu tiên là thu nhập, nó không chỉ ảnh hưởng đếncuộc sống bản thân NLĐ mà hơn hết tác động đến gia đình họ Đứng trước thựctrạng đó, nguyên tắc bảo vệ NLĐ đặt ra yêu cầu pháp luật lao động phải bảo vệNLĐ khi HĐLĐ chấm dứt Lúc này, NLĐ không có tiền lương, đứng trước nguy cơkhông có việc làm, khó khăn chồng chất khó khăn cộng thêm lỗi lo cho cuộc sống,điều này gián tiếp đẩy NLĐ vào con đường tuyệt vọng Khi đó, các chế độ trợ cấpđươc đặt ra, nhằm bảo vệ NLĐ khỏi nguy cơ bị mất việc làm, bởi trước khi choNLĐ nghỉ việc, NSDLĐ sẽ phải tính đến các khoản tiền chi trả cho NLĐ mà khôngvội vàng đưa ra quyết định Mặt khác, khoản trợ cấp đó sẽ giúp NLĐ bớt đi khókhăn khi không có thua nhập chính từ tiền lương.

Pháp luật lao động đã đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế khó khăn choNLĐ như: quy định điều kiện NLĐ được hưởng các chế độ trợ cấp; mức hưởngđược ấn định theo một tỷ lệ nhất định, đảm bảo NSDLĐ, cơ quan Bảo hiểm xã hộicăn cứ vào đó thực hiện đúng trách nhiệm của mình; giới hạn thời gian chi trả trợcấp đảm bảo giải quyết kịp thời khó khăn trước mắt cho NLĐ;… Trên cơ sở đượchưởng các chế độ trợ cấp, cuộc sống của NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ sẽ bớt khókhăn phần nào, đảm bảo NLĐ sẵn sàng tìm kiếm công việc mới sau khi nghỉ việc

Nguyên tắc bảo vệ NLĐ đặt ra nhằm tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

ổn định, trong đó NLĐ chiếm đa số và là nguồn lực chính tạo ra của cải vật chất cho

xã hội Bảo vệ NLĐ góp phần tạo nên tính nhân văn, tinh thần nhân đạo của phápluật đối với bên yếu thế trong QHLĐ, tạo lòng tin của nhân dân nói chung, NLĐ nóiriêng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hạn chế xung đột giữa cácchủ thể trong QHLĐ

Trang 25

Thứ hai, nguyên tắc công bằng: theo từ điển tiếng Việt, công bằng có nghĩa

là: theo đúng lẽ phải, không thiên vị Việc ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiệncông bằng là một trong những yêu cầu quan trọng của pháp luật Mọi công dântrong xã hội đáp ứng điều kiện như nhau phải được hưởng quyền và lợi ích nhưnhau Công bằng được coi là tư tưởng pháp lý tiến bộ, xuyên suốt trong hệ thốngpháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng

Nguyên tắc công bằng trong việc thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ khichấm dứt HĐLĐ được thể hiện trên các phương diện như: quy định NLĐ đáp ứng

đủ điều kiện theo luật định đều được hưởng các chế độ trợ cấp như nhau khôngphân biệt lao động nam hay nữ; lao động có thời gian làm việc lâu dài sẽ đượchưởng tiền trợ cấp nhiều hơn lao động có thời gian làm việc ít cho NSDLĐ, tạođộng lực, khuyến khích NLĐ cống hiến, làm việc lâu dài cho NSDLĐ;… Nguyêntắc công bằng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật vềcác chế độ trợ cấp cho NLĐ, tạo sự tin tưởng, cống hiến sức lao động của NLĐ choNSDLĐ, tạo nền tảng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo an sinh xã hội: “An sinh xã hội là sự bảo vệ,

trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người “yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập,…” [17, tr.16].

Nguyên tắc đảm bảo an sinh xã hội được xây dựng trên cơ sở đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu phát triển con người, thúcđẩy công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống con người nói chung, NLĐ nóiriêng, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước NLĐ có quyền được hưởng ansinh xã hội, quyền cơ bản và quan trọng của quyền con người

Nguyên tắc này cũng được thể hiện ở các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấmdứt HĐLĐ một cách rõ ràng HĐLĐ chấm dứt, đồng nghĩa với việc NLĐ bị mất thunhập, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, gián đoạn Trước thực trạng đó, pháp luật quyđịnh NLĐ được hưởng các chế độ trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ, quy định mức

Trang 26

hưởng trợ cấp với tỷ lệ phù hợp đảm bảo NLĐ đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểucủa mình trong từng giai đoạn, đặc biệt khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tỷ lệlạm phát ngày càng tăng cao thì vấn đề đặt ra NLĐ phải được nhận mức tiền trợ cấpphù hợp, đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu cho bản thân mình Việc thực hiệntốt nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện trình độ phát triển của đất nước,

sự quan tâm của Nhà nước đối với đội ngũ NLĐ, đồng thời thông qua đó cũng thểhiện quyền con người được đảm bảo trên thực tế

Thứ tư, nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ: tại Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền công dân không tách

dời nghĩa vụ công dân” Pháp luật đảm bảo cho NLĐ và NSDLĐ được hưởng các

quyền thì đồng thời các chủ thể trong QHLĐ cũng phải làm tròn nghĩa vụ của mình

Nguyên tắc này được thể hiện trong việc thực hiện các chế độ trợ cấp choNLĐ khi chấm dứt HĐLĐ như sau: về phía NLĐ để được hưởng các chế độ trợ cấpthì NLĐ cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ đúng các quy định về chấm dứt HĐLĐ (chỉđược chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được pháp luật quy định; tuânthủ thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ;…); chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

để hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật;… Tương ứng với quyền và nghĩa vụ củaNLĐ, NSDLĐ trong quá trình thực hiện HĐLĐ, NSDLĐ đã có quyền quản lý NLĐ,được hưởng lợi từ sức lao động của NLĐ thì khi HĐLĐ chấm dứt NSDLĐ có nghĩa

vụ thực hiện việc chi trả các chế độ trợ cấp cho NLĐ theo đúng quy định pháp luật

Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng pháp luật, thựchiện pháp luật về các chế độ trợ cấp cho NLĐ Không chủ thể nào chỉ hưởng quyền

mà không phải thực hiện nghĩa vụ, ngược lại cũng không chủ thể nào chỉ thực hiệnnghĩa vụ mà không được hưởng quyền Quyền của chủ thể này sẽ tương ứng vớinghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại Việc quy định quyền và nghĩa vụ tương ứnggiữa các bên trong QHLĐ góp phần tạo nên ý thức tự giác thực hiện, nghiêm chỉnhchấp chấp đúng nghĩa vụ của mình, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật của

Trang 27

các bên trong QHLĐ Thông qua đó, việc thực thi pháp luật trên thực tế đạt hiệuquả cao.

1.3 Các biện pháp bảo đảm thực hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động

Pháp luật lao động không chỉ quy định rõ ràng và cụ thể về các chế độ trợcấp cho NLĐ mà còn phải đưa ra các biện pháp bảo đảm thực hiện Việc quy địnhcác biện pháp bảo đảm thực hiện nhằm mục đích và ý nghĩa cơ bản gồm: (1) ngănngừa hành vi vi phạm của các bên; (2) bảo đảm quyền lợi cho NLĐ; (3) tạo hànhlang pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh Để bảo đảm thực hiện các quyđịnh pháp luật về thực hiện chế độ trợ cấp cho NLĐ, Nhà nước cần thiết phải banhành các quy định xử phạt vi phạm hành chính và có cơ chế kiểm tra, giám sát thựcthi Ngoài ra, tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ làmột loại tranh chấp lao động, vì vậy, bên bị vi phạm quyền lợi về chế độ trợ cấp cóquyền khởi kiện để giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.Theo đó, các biện pháp bảo đảm thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ có thể đượcphân loại hành hai biện pháp như sau:

Thứ nhất: Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là “việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” (khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Căn cứ vào

hành vi và mức độ vi phạm, bên vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt, mức

xử phạt khác nhau, cụ thể được phân tích tại Chương 2 của Luận văn Trên thực tế,biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng khi cơ quan quản lý nhà nướcphát hiện hành vi vi phạm qua kiểm tra, giám sát hoặc có đề nghị xử lý vi phạm từbên bị vi phạm Biện pháp này phát huy được hiệu quả bởi tác dụng ngăn ngừa cáchành vi vi phạm, song cần có cơ chế kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục và

sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý kịp thời các hành vi

vi phạm

Trang 28

Thứ hai: Biện pháp giải quyết tranh chấp lao động

Hiện nay tranh chấp lao động xảy ra khá phố biến, khi quyền lợi của NLĐ

không được NSDLĐ giải quyết theo đúng quy định “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”

(khoản 7 Điều 3 BLLĐ năm 2012) Một tranh chấp được xác định là tranh chấp laođộng khi thỏa mãn một số điểm sau: (1) phải là sự xung đột giữa các chủ thể trongQHLĐ (tức giữa NLĐ và NSDLĐ); (2) xung đột diễn ra trong quá trình lao động;(3) xung đột giữa các bên tranh chấp phải gắn liền, xuất phát từ quyền, lợi ích củacác bên liên quan đến quá trình lao động mà không phải là các quyền, lợi ích khácngoài quá trình lao động Tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ khi NLĐ không đượcNSDLĐ trả tiền trợ cấp khi HĐLĐ được chấm dứt được xác định là tranh chấp cánhân, tranh chấp về quyền khi vấn đề trợ cấp đã được quy định rõ tại các văn bảnpháp luật lao động nhưng khi sự kiện chấm dứt HĐLĐ xảy ra, NSDLĐ không thựchiện đầy đủ nghĩa vụ của mình

Để tranh chấp được giải quyết, đầu tiên các bên thường áp dụng các biệnpháp thương lượng, hòa giải Đây là hình thức được hai bên lựa chọn đầu tiên đểtiến hành giải quyết tranh chấp của mình Hai bên sẽ cùng ngồi lại với nhau thươnglượng hoặc thông qua một bên thứ ba để tiến hành hòa giải nhằm đưa ra yêu cầu củamình để bên kia đáp ứng lại Thương lượng, hòa giải thành công là khi quyền và lợiích cân bằng, đáp ứng được nguyện vọng của cả hai bên Phương thức giải quyếttranh chấp này thường nhanh gọn, đảm bảo bí mật tranh chấp giữa các bên, do đóđược ưu tiên lựa chọn khi có tranh chấp xảy ra

Biện pháp khởi kiện đề nghị giải quyết tranh chấp lao động là biện phápđược NLĐ áp dụng khi quyền lợi về các chế độ trợ cấp không được NSDLĐ thựchiện, khi những bất đồng lên đến đỉnh điểm và không thể giải quyết bằng thươnglượng, hòa giải Khi có vi phạm xảy ra, người bị vi phạm có thể khởi kiện tại Tòa án

có thẩm quyền, theo đó sẽ phải tham gia quá trình tố tụng dân sự theo quy định củapháp luật về tố tụng dân sự Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể mất nhiều

Trang 29

thời gian, công sức và chi phí do các giai đoạn tố tụng kéo dài hoặc do sự bất hợptác của bên vi phạm Sau khi được Tòa án xét xử, người lao động được giải quyếtquyền lợi theo bản án, quyết định của Tòa án, được bảo đảm thi hành án theo quyđịnh của pháp luật về thi hành án dân sự Để bảo đảm quyền lợi tốt nhất, trước khikhởi kiện, bên khởi kiện nên tham vấn trước đối với luật sư hoặc các chuyên giatrong lĩnh vực lao động để đưa ra quyết định có nên khởi kiện hay không.

1.4 Khái lược lịch sử về các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam

Sau khi đất nước giành được độc lập, nhiều vấn đề xã hội được quan tâm vàthể hiện thông qua các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý Vấn đề thải thợ là mộttrong những vấn đề được quan tâm trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước, khi nhâncông Việt Nam mặc dù làm bao nhiêu năm với chủ, lúc bị thải, không cho hưởngmột khoản phụ cấp nào Để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của pháp luậtViệt Nam về các chế độ trợ cấp, tác giả chia thành các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1945 đến 1954: đây là thời kỳ cả nước bước vào cuộc kháng chiến

chống Pháp, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới ra đời, chính quyền cáchmạng còn non trẻ, để đất nước đi vào khuôn khổ pháp luật ngày 4 tháng 10 năm

1945 Bộ trưởng Bộ lao động đã ban hành Nghị định số 2 ấn định tiền phụ cấp cho

các nhân công khi bị thải hồi Tại điều thứ nhất quy định: “Tất cả nhân công Việt Nam, bất cứ thuộc hạng nào, khi bị thải vì hết hạn giao kèo hay vì một lẽ khác, trừ khi vì đã làm một việc phạm pháp luật, hay vì một lỗi nặng mà Nha Lao công đã công nhận, đều phải được chủ trả một món tiền phụ cấp tối thiểu” Phụ cấp được

tính cho công nhân đã làm việc cho chủ một năm trở lên, mỗi năm ít nhất được 50đồng Ngay từ những ngày đầu dựng nước, chế độ phụ cấp cho công nhân nghỉ việc(không vì vi phạm pháp luật hay bị lỗi nặng) đã được ban hành nhằm bảo vệ côngnhân khi nhiều xưởng buộc phải thải thợ mà quá trình tìm công việc mới lại rất khókhăn, giá sinh hoạt hết sức đắt đỏ trong khi nhân công làm bao nhiêu năm với chủlúc bị thải không được hưởng một khoản phụ cấp nào

Trang 30

Tiếp đó, ngày 12 tháng 3 năm 1947 Sắc lệnh số 29/SL của Chủ tịch chínhphủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được ban hành Tại điều thứ 80 quy định:

“Công nhân Việt Nam, phải được chủ trả phụ cấp thâm niên khi bị thải hồi, trừ những trường hợp sau đây:

1- Tự ý xin thôi ra làm một sở khác hay ra kinh doanh để lợi riêng cho mình 2- Bị thải vì đã phạm một trọng tội về hình luật”.

Ngoài ra, khi công nhân đã làm được 15 năm trở lên mà xin thôi để dưỡnglão và những công nhân vì sức yếu không thể làm việc được nữa mà phải xin thôiviệc cũng được hưởng phụ cấp trên Mức trợ cấp được quy định tại điều thứ 84:

“Công nhân đã làm với chủ được một năm trở lên thì cứ tính mỗi năm (12 tháng) ít nhất được 50 đồng” So với Nghị định 01 năm 1945 thì Sắc lệnh số 29/SL đã quy

định thêm trường hợp nghỉ dưỡng lão cũng được hưởng phụ cấp thâm niên, điều đócho thấy pháp luật đã dần mở rộng đối tượng được hưởng phụ cấp Theo nhận xét

của Lê Thị Hoài Thu: “đây chính là một đạo luật quan trọng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó đã đề cập một cách toàn diện những vấn đề pháp lý cốt lõi của pháp luật lao động như: mối quan hệ chủ thợ, các trường hợp bị thải hồi, trợ cấp thôi việc” [14, tr.52].

Không chỉ quy định chế độ trợ cấp dành riêng cho công nhân, năm 1950,pháp luật bắt đầu đề cập đến chế độ phụ cấp đối với công chức, người giữ một chức

vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ Sắc lệnh số 76/SL của Chủ tịchnước nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 20 tháng 5 năm 1950 quy định tại

điều 80 như sau: “Công chức phải thôi việc hay về hưu vì thiếu sức khoẻ được hưởng một khoản trợ cấp tính theo số năm làm việc, mỗi năm được một tháng lương và phụ cấp gia đình, số ngày tháng lẻ tính bằng một năm chẵn Số tiền trợ cấp không được quá sáu tháng lương kể cả phụ cấp gia đình” Cùng với Sắc lệnh

số 76/SL, Sắc lệnh 77/SL của Chủ tịch nước ngày 22 tháng 5 năm 1950 ra đời Điều

35 Sắc lệnh quy định: “Công nhân thôi việc vì thiếu sức khoẻ được hưởng một

Trang 31

gồm cả phụ cấp gia đình; nhưng tổng số không được quá 6 tháng gồm cả phụ cấp gia đình” và điều 36: “Thải hồi: Những công nhân đã làm việc trên một năm mà bị thải hồi vì thiếu năng lực, sẽ được hưởng một khoản trợ cấp tính bằng hai tháng lương và phụ cấp gia đình” Sắc lệnh số 77/SL quy định cả trường hợp bị thải hồi

do thiếu năng lực cũng được hưởng trợ cấp, đây là một trường hợp được mở rộnghơn so với các sắc lệnh trước đó Đồng thời, các sắc lệnh cũng quy định mức trợcấp tối đa, một công nhân thôi việc được hưởng không quá 6 tháng gồm cả phụ cấpgia đình

Như vậy, trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nước Việt Nam DânChủ Cộng Hòa, chính sách phụ cấp cho NLĐ bị thải hồi, nghỉ việc do mất sức laođộng và công chức về hưu sẽ được hưởng một khoản phụ cấp được quy định cụ thểtrong nhiều văn bản pháp luật Điều đó cho thấy, ngay từ những ngày đầu xây dựngpháp luật, Nhà nước đã rất quan tâm đến quyền lợi của NLĐ khi không còn làmviệc cho chủ thợ, tạo tiền đề cho pháp luật giai đoạn sau về chế độ phụ cấp choNLĐ hoàn thiện và phát triển

Giai đoạn 1954 đến 1986: trong giai đoạn này một số văn bản được ra đời,

quy định cụ thể các chế độ trợ cấp, cụ thể: Thông tư 88-TTG-CN ngày 1 tháng 10

năm 1964 quy định trợ cấp thôi việc như sau: “Trợ cấp thôi việc quy định trong thông tư này chỉ thi hành trong các trường hợp cơ quan xí nghiệp cho công nhân, viên chức thôi việc do yêu cầu của việc kiện toàn tổ chức, giảm nhẹ biên chế hoặc

cơ quan hết việc phải giải thể, không sắp xếp cho công nhân, viên chức tiếp tục công tác ở cơ quan, xí nghiệp khác được, đồng thời thông tư này cũng được áp dụng đối với những trường hợp công nhân, viên chức xin thôi việc có lý do chính đáng” Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta quy định cụ thể trợ cấp thôi

việc thay vì gọi chung là phụ cấp, trợ cấp như giai đoạn 1945 - 1954, với mức trợcấp được tính từ ngày 20/7/1954 cho đến thời điểm thôi việc Thông tư đã cho thấypháp luật lao động của nước ta trong giai đoạn đầu phát triển đất nước đã dần đượchoàn thiện về nội dung và đáp ứng được nguyện vọng mong muốn của đông đảonhân dân lúc bấy giờ

Trang 32

Để đảm bảo quyền lợi của công nhân, viên chức khi xin nghỉ việc ra sản xuấtriêng, Nhà nước ta cũng có chính sách phụ cấp cho họ khi nghỉ việc Tại điểm c,mục 1 Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 227/HĐBT ngày 29-12-1987 về việcsắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp quy định:

“Những cán bộ, công nhân, viên chức tự nguyện xin thôi việc để về sản xuất ở gia đình hoặc tự kiếm việc làm thì được hưởng các chế độ sau đây:

- Khi thôi việc, được trợ cấp một lần theo nguyên tắc cứ mỗi năm công tác trong cơ quan Nhà nước bằng một tháng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có)”

Sự ra đời của Quyết định số 227/HĐBT không chỉ bảo đảm quyền lợi củaNLĐ, khi thôi việc NLĐ vẫn có một khoản tiền chi phí cho cuộc sống bản thân vàgia đình mà còn tạo động lực thúc đẩy công nhân, viên chức tự do kinh doanh pháttriển, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển khi đã bước vào nền kinh tế thịtrường, xóa bỏ chế độ bao cấp

Có thể thấy, pháp luật lao động về trợ cấp cho NLĐ khi nghỉ việc trong giaiđoạn này có nhiều thay đổi so với giai đoạn 1945 – 1954 Các trường hợp được trợcấp mở rộng hơn, quy định chặt chẽ mức hưởng và cách tính hưởng trợ cấp thôiviệc Qua đó, cho thấy pháp luật lao động về trợ cấp trong giai đoạn này đã kế thừađược những điểm tiến bộ của giai đoạn trước và tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo tốthơn nữa quyền lợi cho NLĐ yên tâm làm việc

Giai đoạn 1986 đến 1994: là giai đoạn then chốt quyết định sự chuyển

hướng nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu sang nềnkinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN nhằm đổimới toàn diện đất nước Nhiều văn bản pháp luật quy định chế độ trợ cấp thôi việc,trợ cấp tạm ngừng việc trong giai đoạn này được ban hành như: Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạchtoán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh; Quyết định số 176/HĐBT ngày 9/10/1989 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh;

Trang 33

đặc biệt phải kể tới Pháp lệnh của Hội đồng nhà nước số 45-LCT/HĐNN8 ngày30/08/1990 về HĐLĐ Pháp lệnh được xem như là BLLĐ đầu tiên của Việt Namquy định những nội dung cơ bản trong QHLĐ, bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ,

đề cao trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ nhằm phát huy mọi tiềm năng lao động, gópphần phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - kỹ thuật của đất nước Pháp luật laođộng đã tách bạch giữa các đối tượng là công nhân làm công ăn lương với côngchức, viên chức thay vì quy định chung trong cùng một văn bản như các giai đoạntrước, góp phần minh bạch chế độ trợ cấp giữa các đối tượng, trong các thành phầnkinh tế khác nhau, phù hợp với đặc điểm QHLĐ giai đoạn đầu của nền kinh tế thịtrường

Giai đoạn 1994 đến nay: đây là giai đoạn quan trọng nhất, đánh dấu bước

phát triển vượt bậc của pháp luật lao động Việt Nam với sự ra đời của BLLĐ năm

1994 BLLĐ năm 1994 đã kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từsau Cách mạng tháng Tám năm 1945, BLLĐ đã thể chế hoá đường lối đổi mới củaĐảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng và quản lý lao động.BLLĐ bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của NLĐ, tạo điều kiệncho QHLĐ được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng củalao động trí óc và lao động chân tay, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xãhội, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chế độ trợ cấp thôi việc ngày càngđược hoàn thiện qua các năm 2002, 2006, 2007 trong các Luật sửa đổi, bổ sung củaBLLĐ năm 1994 Chế độ trợ cấp mất việc làm bắt đầu được đề cập nhằm trợ cấpkịp thời cho NLĐ khi bị mất việc do doanh nghiệp tiến hành thay đổi cơ cấu, công

nghệ Tại điều 17 BLLĐ năm 1994 quy định “các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm”, nguồn quỹ này được dùng để chi trả cho NLĐ của

doanh nghiệp khi bị mất việc làm Đối với doanh nghiệp thì chi phí chi trả trợ cấpthôi việc được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông, với quy định này chi phídoanh nghiệp bỏ ra cho NLĐ sẽ được hạch toán, tuy nhiên việc hạch toán vào giá

Trang 34

thành sản phẩm như thế nào lại chưa được quy định rõ ràng gây khó khăn trong quátrình thực hiện chi trả trợ cấp cho NLĐ.

Một chế độ trợ cấp mới, lần đầu tiên được đề cập đến tại Luật bảo hiểm xãhội năm 2006 là Bảo hiểm thất nghiệp trong đó có chế độ trợ cấp thất nghiệp Mặc

dù ILO có Công ước số 102 năm 1950 quy định về trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ, ởTrung Quốc bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ năm 1986 đối với lao động làmviệc trong khu vực nhà nước và đến năm 1999 thì được áp dụng với tất cả NLĐ.Trong khi đó, Việt Nam năm 2006 mới có quy định cụ thể về chế độ trợ cấp thấtnghiệp, nhưng phải đến ngày 1/1/2009 chế độ trợ cấp thất nghiệp mới được thực thitrên thực tế, cho thấy sự chậm chễ trong việc tiếp cận quy định quốc tế và khả năngđảm bảo thi hành quy định pháp luật về trợ cấp thất nghiệp ở nước ta chưa khả thi

Để đảm bảo QHLĐ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,BLLĐ năm 2012 ra đời thay thế BLLĐ năm 1994 Chế độ trợ cấp thôi việc và trợcấp mất việc làm được quy định cụ thể, rõ ràng từng trường hợp, điều kiện và mứchưởng trợ cấp Chế độ trợ cấp mất việc làm không chỉ chi trả trong trường hợp thayđổi cơ cấu, công nghệ mà được mở rộng hơn cả trong trường hợp doanh nghiệp tiếnhành giải thể, sáp nhất, hợp nhất nhằm bảo đảm tối đa quyền của NLĐ khi bị mấtviệc Hai chế độ trợ cấp thôi việc và chế độ trợ cấp mất việc làm được quy định tạihai điều 48 và 49 của BLLĐ năm 2012 cho thấy việc quy định tập trung, thống nhấtquyền lợi của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ

Cùng với sự ra đời của BLLĐ năm 2012, Luật việc làm năm 2013 được banhành đã dành một chương riêng quy định về BHTN, trong đó có chế độ trợ cấp thấtnghiệp Như vậy, trong giai đoạn 1994 đến nay pháp luật lao động Việt Nam đượcxây dựng tương đối hệ thống, ba chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ gồm:trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp được quy định trongBLLĐ năm 2012 và Luật việc làm năm 2013 Việc quy định thống nhất, hệ thốngtừng chế độ như trên cho thấy trình độ lập pháp nói chung và trong pháp luật laođộng nói riêng đã dần hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, phần nào đáp ứng

Trang 35

được mong muốn, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân và giải quyếtđược vấn đề việc làm của quốc gia.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trang 36

Thông qua việc tìm hiểu khái quát về khái niệm, đặc điểm, vai trò của cácchế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, tác giả khái quát lại một số khía cạnhsau:

Thứ nhất, tác giả đưa ra định nghĩa từng chế độ trợ cấp cho NLĐ gồm:

- Trợ cấp thôi việc là khoản tiền NSDLĐ chi trả cho NLĐ từ nguồn kinh phícủa NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật, nhằm giúp NLĐ giảiquyết một phần khó khăn khi không có thu nhập để ổn định đời sống, tìm kiếmcông việc mới

- Trợ cấp mất việc làm là khoản tiền NSDLĐ chi trả cho NLĐ từ nguồn kinhphí của NSDLĐ khi NSDLĐ tiến hành thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý dokinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà buộcphải cho NLĐ nghỉ việc theo quy định pháp luật

- Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả choNLĐ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập choNLĐ khi bị mất việc làm mà NLĐ mong muốn và đang tìm kiếm việc làm

Thứ hai, về đặc điểm các chế độ trợ cấp cho NLĐ được khái quát dưới các

khía cạnh: đối tượng hưởng trợ cấp là NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ vớiNSDLĐ; NLĐ sẽ không được hưởng các chế độ trợ cấp nếu NLĐ là bên đơnphương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; mục đích quy định các chế độ trợ cấp choNLĐ nhằm hỗ trợ, giúp đỡ NLĐ có thu nhập trong giai đoạn không có việc làm, bùđắp một phần công sức, sự cống hiến sức lao động cho sự phát triển của NSDLĐ,tạo điều kiện cho NLĐ yên tâm công tác

Thứ ba, vai trò của các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ không

chỉ có ý nghĩa đối với bản thân NLĐ, NSDLĐ mà đối với Nhà nước, góp phần tạođiều kiện cho các chính sách việc làm, lao động đã ban hành được thực thi trên thực

tế Thông qua đó, NLĐ có niềm tin vào chính sách, pháp luật, những vấn đề việclàm, xã hội sẽ dần được giải quyết và hoàn thiện hơn khi nền kinh tế thị trường phát

Trang 37

Thứ tư, các nguyên tắc thực hiện chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt

HĐLĐ gồm bốn nguyên tắc là: (1) Nguyên tắc bảo vệ NLĐ; (2) Nguyên tắc côngbằng; (3) Nguyên tắc đảm bảo an sinh xã hội; (3) Nguyên tắc thống nhất quyền vànghĩa vụ của các bên trong QHLĐ

Thứ năm, để thấy được sự phát triển, hoàn thiện của pháp luật lao động nói

chung và các chế độ trợ cấp cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ nói riêng, tác giả đãkhái lược lịch sử phát triển của các chế độ trợ cấp theo từng giai đoạn lịch sử từnăm 1945 đến nay Thông qua việc khái lược đó, nhiều vấn đề đã được đưa ra phântích, đánh giá, đảm bảo các quy định pháp luật luôn phù hợp với từng bối cảnh lịch

sử và sự thay đổi, diễn biến của QHLĐ qua từng thời kỳ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trang 38

2.1. Các chế độ trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1.1. Chế độ trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

2.1.1.1.Quy định pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

a Đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

Theo quy định pháp luật, đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc là NLĐ làm việctheo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ Căn cứ vàoHĐLĐ giao kết giữa NLĐ và NSDLĐ, NLĐ thực hiện công việc theo thỏa thuận vàđược nhận tiền lương từ NSDLĐ Trong HĐLĐ có sự phụ thuộc pháp lý của NLĐvới NSDLĐ, đây là yếu tố quan trọng trong QHLĐ và được pháp luật bảo đảm, tôntrọng quyền quản lý của NSDLĐ Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Nguyễn Quang

Quýnh, Học viện quốc gia hành chính miền Nam Việt Nam đã nhận xét: “Yếu tố chính trong khế ước lao động là sự lệ thuộc pháp lý của người công nhân và chủ nhân Điểm đặc sắc trong khế ước lao động là người công nhân không phải chỉ cam kết làm một công việc gì hay cung cấp một dịch vụ nhất định mà còn tự đặt mình dưới sự điều khiển của chủ nhân khi làm công việc ấy” Thông qua việc thực

hiện HĐLĐ, NLĐ bán sức lao động của mình và được NSDLĐ trả lương Căn cứvào HĐLĐ, nếu NLĐ đáp ứng đủ điều kiện như phân tích tại phần sau của Chương

2 sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm khi HĐLĐ đượcchấm dứt

b Đối tượng chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

Tại khoản 1 điều 48 BLLĐ năm 2012 quy định đối tượng chi trả trợ cấp thôi

việc cho NLĐ là: “người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động” và khoản 1 điều 49 quy định về trợ cấp mất việc làm: “Người

sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động” Khi HĐLĐ chấm

dứt theo các trường hợp pháp luật đã quy định, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợcấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho NLĐ Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc,

Trang 39

trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phíhoạt động của NSDLĐ Như vậy, tiền chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việclàm là do NSDLĐ lấy từ nguồn tài chính của mình để chi trả, không có sự đóng gópcủa NLĐ BLLĐ năm 1994 quy định về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đốivới doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm Vấn đề đặt ra là với thờigian đã quyết toán hoàn toàn rồi, sản phẩm đã được bán hết thì chi phí đó có hạchtoán vào giá thành được nữa không Như vậy, với việc quy định kinh phí chi trả trợcấp theo BLLĐ năm 2012 là một điểm tiến bộ khi được hạch toán vào chi phí sảnxuất thay vì hạch toán vào giá thành sản phẩm Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐlàm trong doanh nghiệp nhà nước mà có thời gian làm việc tại các cơ quan, đơn vịthuộc khu vực nhà nước trước 1/1/1995 do NSDLĐ chi trả, nếu BLLĐ năm 1994 cóNghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động quy

định: “Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả” (điểm c, khoản 3 Điều 17) Tuy nhiên, BLLĐ năm 2012 không

có quy định về kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối vớithời gian NLĐ làm việc tại các đơn vị, cơ quan thuộc khu vực Nhà nước trước1/1/1995 Theo đó, nếu NSDLĐ chi trả tiền trợ cấp cho NLĐ thì khoản tiền trợ cấp

đó NSDLĐ lấy từ đâu bù vào khi NLĐ không có cống hiến, đóng góp công sức choNSDLĐ hiện tại

c Điều kiện hưởng các chế độ trợ cấp

* Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thôi việc

Để được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, NLĐ phải đáp ứng đủ các điều kiệntheo đúng quy định của pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, HĐLĐ giữa NLĐ với NSDLĐ được chấm dứt Tuy nhiên, không

phải trường hợp chấm dứt HĐLĐ nào NLĐ cũng được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi

việc Căn cứ vào khoản 1, Điều 48 BLLĐ năm 2012 quy định: “Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36” của

Trang 40

BLLĐ năm 2012 Theo đó, căn cứ vào Điều 36 quy định các trường hợp chấm dứtHĐLĐ có thể chia thành ba loại chấm dứt HĐLĐ như sau:

Một là, HĐLĐ chấm dứt theo ý chí của hai bên bao gồm:

- Hết hạn HĐLĐ: trường hợp này chỉ áp dụng đối với loại HĐLĐ xác địnhthời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ, không áp dụng đối với HĐLĐ không xác địnhthời hạn Khi đến hạn theo thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ tại HĐLĐ thì HĐLĐđương nhiên chấm dứt, nếu NSDLĐ không có thông báo gia hạn HĐLĐ hoặc kýHĐLĐ mới

- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ: căn cứ chấm dứt HĐLĐ xuất phát từmục đích giao kết HĐLĐ giữa hai bên về một công việc cụ thể HĐLĐ chấm dứtsớm hay muộn phụ thuộc vào tiến độ công việc NLĐ thực hiện, khi công việc hoànthành đúng theo thỏa thuận trong HĐLĐ thì HĐLĐ đương nhiên chấm dứt

- Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ: trong quá trình thực hiện HĐLĐ mộtbên có yêu cầu được chấm dứt HĐLĐ và được bên kia đồng ý thì HĐLĐ có thểchấm dứt hợp pháp và được pháp luật thừa nhận HĐLĐ chấm dứt trước khi hết hạnhợp đồng hay trước khi hoàn thành công việc theo HĐLĐ Trường hợp này xảy rakhá phổ biến trên thực tế, thường được các bên ưu tiên lựa chọn và ít xảy ra tranhchấp

Như vậy, HĐLĐ chấm dứt theo ý chí của hai bên có ba trường hợp, khi haibên đều đồng thuận chấm dứt HĐLĐ thì HĐLĐ đương nhiên được chấm dứt, cácbên chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau Khi đó, NSDLĐ thực hiện nghĩa vụchi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ, khi NLĐ có đủ điều kiện được hưởng theo quyđịnh pháp luật

Hai là, HĐLĐ chấm dứt theo ý chí của bên thứ ba hoặc do sự biến pháp lý

- NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐtheo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án (khoản 5 Điều 36): HĐLĐđương nhiên chấm dứt không phải theo ý chí của NLĐ, NSDLĐ mà do quyết định

Ngày đăng: 11/11/2019, 21:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình thihành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2017
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Vụ pháp chế (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu thamkhảo pháp luật lao động nước ngoài
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Vụ pháp chế
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2010
4. Đỗ Thị Dung (2012), “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số (9/2012), tr. 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ởViệt Nam”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Đỗ Thị Dung
Năm: 2012
5. Nguyễn Văn Dụng (2014), “Năm năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp - Kết quả và giải pháp trong thời gian tới”, Tạp chí Thanh tra - Thanh tra chính phủ, số (9/2014), tr. 18-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp - Kếtquả và giải pháp trong thời gian tới”, "Tạp chí Thanh tra - Thanh tra chính phủ
Tác giả: Nguyễn Văn Dụng
Năm: 2014
6. Phạm Thái Dương (2001), “Bảo hiểm thất nghiệp ở Cộng hòa liên bang Đức, Tạp chí bảo hiểm xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hiểm thất nghiệp ở Cộng hòa liên bang Đức,"Tạp chí bảo hiểm xã hội
Tác giả: Phạm Thái Dương
Năm: 2001
7. Trần Thanh Hà (2014), “Về trách nhiệm trả trợ cấp của người sử dụng lao động trong việc chấm dứt quan hệ lao động theo Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Kỳ 1 tháng 12, số (23/2014), tr. 25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về trách nhiệm trả trợ cấp của người sử dụng laođộng trong việc chấm dứt quan hệ lao động theo Bộ luật lao động sửa đổi năm2012”, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Trần Thanh Hà
Năm: 2014
8. Lữ Bỉnh Huy (2016), Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thihành tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lữ Bỉnh Huy
Năm: 2016
9. Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm 2013, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo Luậtviệc làm 2013
Tác giả: Nguyễn Ngọc Huyền
Năm: 2016
10. Trần Thúy Lâm (2004), “Một số vấn đề về Bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Luật học, số (3/2004), tr. 35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Bảo hiểm thất nghiệp”, "Tạp chíLuật học
Tác giả: Trần Thúy Lâm
Năm: 2004
11. Trần Viết Long (2014), “Trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, Trường Đại học Luật – Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn ápdụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, "Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa
Tác giả: Trần Viết Long
Năm: 2014
12. Nguyễn Kim Phụng (1997), “Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc”, Tạp chí Luật học, số (1/1997), tr. 37-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc”, "Tạp chí Luậthọc
Tác giả: Nguyễn Kim Phụng
Năm: 1997
13. Lê Thị Hoài Thu (2006), “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số (6/2006), tr. 53-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Công ướccủa Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới, "Tạp chí Nhà nướcvà Pháp luật
Tác giả: Lê Thị Hoài Thu
Năm: 2006
14. Lê Thị Hoài Thu (2010), “Trợ cấp thôi việc trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số (3/2006), tr. 51-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trợ cấp thôi việc trong pháp luật lao động ViệtNam”, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Lê Thị Hoài Thu
Năm: 2010
15. Lê Thị Hoài Thu (2000), “Sự cần thiết xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số (3/2000), tr. 55-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp ởViệt Nam”, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Lê Thị Hoài Thu
Năm: 2000
16. Lê Thị Hoài Thu (2004), “Về đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số (9/2004), tr. 24-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở ViệtNam
Tác giả: Lê Thị Hoài Thu
Năm: 2004
17. Lê Thị Hoài Thu (2014), Quyền an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trongpháp luật Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Hoài Thu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
19. Tổ chức Lao động quốc tế (2004), Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số công ước và khuyến nghị của Tổchức Lao động quốc tế
Tác giả: Tổ chức Lao động quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2004
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật lao động Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 2013
18. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2017), Bản án số 01/2017 ngày 07/04/2011 về việc tranh chấp hợp đồng lao động Khác
20. Tổng cục thống kê (2017), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w