1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh thái nguyên hiện nay

34 204 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 853 KB
File đính kèm 28.rar (687 KB)

Nội dung

Giảm nghèo bền vững chống tái nghèo hoặc nghèo phát sinh; khắc phục chênh lệch mức sống giữa các khu vực, địa phương vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược lâu dài, nâng cao đời sống nhân dân. Đây là công việc khó khăn, gian nan, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của Đảng, chính quyền và nhân dân trong quá trình thực hiện. Thái Nguyên vốn là tỉnh nghèo , đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu hạ tầng thấp kém. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các hoạt động CTXH với nhiều cách làm sáng tạo, những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế , hướng tới giảm nghèo bền vững, số hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng tăng nhanh, mô hình XĐGN của tỉnh là một trong những điểm sáng cần được triển khai nhân rộng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện CTXH hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, ổn định thu nhập đã và đang là một vấn đề quan trọng đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, đề ra những giải pháp phù hợp trong thời gian tới.Để lảm rõ về điều này tôi xin chọn chủ đề : Hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay làm tiểu luận

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

Lý do chọn chủ đề 1

I Cơ sở lý luận 2

1.Khái niệm 2

1.1 Khái niệm " Nghèo " 2

1.2 Khái niệm "Hộ nghèo." 3

1.3 Khái niệm "Người nghèo." 3

1.4 Khái niệm " Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế" 3

1.5 Khái niệm " CTXH với người nghèo" 3

2 Đặc điểm , nhu cầu của người nghèo 4

3 Hoạt động CTXH trong hỗ trợ người nghèo 5

4 Quy định của chính phủ về lĩnh vực này 6

II Thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh Thái Nguyên 7

1 Tổng quan hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại Việt Nam 7

2 Mô tả về tỉnh Thái Nguyên 10

3 Hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh Thái Nguyên 11

3.1 Hoạt động kết nối dịch vụ dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo 11

3.2 Hoạt động kết nối, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người nghèo phát triển sản xuất 19

3.3 Hoạt động vận động nguồn lực hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế 26

4 Đánh giá hoạt động 28

III Đề xuất giải pháp 29

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 3

Lý do chọn chủ đề

Giảm nghèo bền vững chống tái nghèo hoặc nghèo phát sinh; khắc phụcchênh lệch mức sống giữa các khu vực, địa phương vừa là mục tiêu, vừa là chiếnlược lâu dài, nâng cao đời sống nhân dân Đây là công việc khó khăn, gian nan,đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của Đảng, chính quyền và nhân dân trongquá trình thực hiện

Thái Nguyên vốn là tỉnh nghèo , đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức

độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu hạ tầng thấp kém Trong những năm qua,tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các hoạt động CTXH với nhiều cách làm sángtạo, những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, hướng tới giảm nghèo bền vững, số hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu chínhđáng tăng nhanh, mô hình XĐGN của tỉnh là một trong những điểm sáng cầnđược triển khai nhân rộng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH nông thôn Tuy nhiên, vấn đề thực hiện CTXH hỗ trợ người nghèo pháttriển sản xuất, ổn định thu nhập đã và đang là một vấn đề quan trọng đòi hỏi tỉnhThái Nguyên phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, đề ra những giảipháp phù hợp trong thời gian tới.Để lảm rõ về điều này tôi xin chọn chủ đề :"Hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh TháiNguyên hiện nay" làm tiểu luận

Trang 4

I Cơ sở lý luận.

1.Khái niệm.

1.1 Khái niệm " Nghèo ".

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói:

Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: Con người bị coi là nghèo khổkhi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõrệt dưới mức thu nhập của cộng đồng Khi họ không có những gì mà đa số trongcộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức

Abapia Sen, chuyên gia hang đầu của Tổ chức Lao động Quốc tế, người đượcgiải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng: Nghèo là tất cả những ai màthu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coinhư đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại

Ngân hàng thế giới cho rằng: Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vitúng thiếu về vật chất Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập màcòn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục,

dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực

* Tại Việt Nam.

- Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc,con thường thất học, ốm đau không có tiền chữa trị nhà ở không đủ che mưa chenắng

- Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn, nhưng không đứtbữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, không có hoặc không đủ các

Trang 5

điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu về họctập, chữa bệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác Biểu hiện của việc khôngđược hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản đó, chẳng hạn, là tình trạng thiếu

ăn, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tử vong trẻ em

sơ sinh cao, tuổi thọ thấp…

Các quan niệm trên phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:

+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho conngười

+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư

+ Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng

1.2 Khái niệm "Hộ nghèo."

Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầutối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộngđồng xét trên mọi phương diện.Giới hạn nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thunhập bình quân tính theo đầu người, các hộ có thu nhập bình quân tính theo đầungười nằm dưới giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo

1.3 Khái niệm "Người nghèo."

Người nghèo là người có hộ khẩu trong hộ nghèo

1.4 Khái niệm " Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế".

Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế là quá trình giúp đỡ những người ởtrong hộ nghèo lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăngtrưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chấtlượng cuộc sống

1.5 Khái niệm " CTXH với người nghèo".

Công tác xã hội với người nghèo là hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp

nhằm nâng cao năng lực, chức năng xã hội của người nghèo; thúc đẩy các chínhsách liên quan tới nghèo đói; huy động các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp cánhân, gia đình và cộng đồng nghèo giải quyết vấn đề nghèo đói và hướng tới bảođảm An sinh xã hội

Trang 6

Mục đích nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nâng caonăng lực để thoát nghèo bền vững, giúp họ đối mặt, vượt qua những rủi ro nhưthất học, thiếu việc làm, thiếu vốn… Bên cạnh đó, còn thúc đẩy các điều kiện xãhội để cá nhân, gia đình nghèo tiếp cận được các chính sách, nguồn lực xã hội,đáp ứng nhu cầu cơ bản.

2 Đặc điểm , nhu cầu của người nghèo.

Chúng ta đã có những tiêu chuẩn để xác định được nhóm người nghèo: Nhữngngười có mức thu nhập hay mức chi tiêu dưới mức tối thiểu là những ngườinghèo trong xã hội

Từ phân tích trên, ta thấy đặc điểm chung của nhóm người nghèo:

- Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là đất đai Đại bộ phận nhóm người nghèosống ở nông thôn và chủ yếu là tham gia vào hoạt động nông nghiệp

- Không có vốn hay rất it vốn, thu nhập mà họ nhận được chủ yếu là lao động tựtạo việc làm Họ chủ yếu là những người ở thành thị tập trung ở khu vực phichính thức

- Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp

- Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao Số phụ nữ cóthu nhập nhiều hơn nam ở hầu hết các nước đang phát triển Do đó, những giađình có phụ nữ làm chủ hộ thường nằm trong số nhóm người nghèo nhất trong

xã hội Thiếu viếc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ họcvấn thấp

-Nhìn chung người nghèo có đặc điểm tâm lý mặc cảm, tự ti do hoàn cảnh cuộcsống không được bằng mặt bằng chung của cộng đồng Từ đó dẫn đến việc một

số người nghèo ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động tập thể Bên cạnh

đó có một số nhỏ vẫn còn tư tưởng buông xuôi, phó mặc và chưa thực sự quyếttâm vươn lên, không dám đấu tranh, không dám bộc lộ bản thân, ngại thay đổi

- Không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến,cho rằng lời nói của mình không cótrọng lượng, ko được chấp thuận…

- Đối với người nghèo, dường như tất cả các nhu cầu cơ bản đều thiếu hụt,

Trang 7

Nghèo đói đã dẫn người nghèo gặp nhiều nguy cơ trong cuộc sống

- Xét về nhu cầu, người nghèo ngoài những nhu cầu hỗ trợ để tăng cường thunhập, nâng cao đời sống thì họ cũng có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm và xãhội cần được quan tâm, chăm sóc

3 Hoạt động CTXH trong hỗ trợ người nghèo.

Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là một trong những quốcgia có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giảm nghèo, bằng việc đã và đang áp dụngnhiều mô hình xóa đói giảm nghèo với nhiều dịch vụ công tác xã hội hiệu quả.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn thiếu một số dịch vụ công tác xã hộicho người nghèo Nhất là người nghèo chưa được tiếp cận với dịch vụ tham vấntrực tiếp, dịch vụ vận động tham gia xây dựng chính sách, dịch vụ biện hộ hay

hỗ trợ kết nối, huy động nhiều nguồn lực bên trong và bên ngoài vào quá trìnhgiải quyết vấn đề… Việt Nam có thể cân nhắc thực hiện lồng ghép công tác xãhội, có quy định về vai trò của nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội tham giavào công cuộc giảm nghèo, cụ thể là công tác xã hội tham gia vào:

– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cá nhân, hộ, nhóm và cộng đồng nghèo nhận thứcđược vấn đề của mình, đánh giá nhu cầu và tìm kiếm, khai thác các tiềm năngnội lực (nhân công, nghề truyền thống, sản xuất và chế biến đặc sản địaphương…), kết hợp với các chương trình, dự án bên ngoài thực hiện sinh kế bềnvững

– Hỗ trợ tổ chức các hoạt động khích lệ, động viên và huy động sự tham gia củangười nghèo vào các chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương, thôngqua các hoạt động nhóm điển hình, nhóm bạn nghèo tự giúp, nhóm kinh tế hộ.– Nâng cao kiến thức, giáo dục, hướng dẫn cán bộ địa phương biết phương thứcgiao tiếp, đánh giá nhu cầu của người nghèo Hay nói cách khác, công tác xã hội

là “cầu nối” người nghèo với cán bộ, để cán bộ, cũng như chính quyền, sát cánhcùng người dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững

Trang 8

4 Quy định của chính phủ về lĩnh vực này.

Đối tượng

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu

số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Người dân và cộng đồng trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;

- Huyện nghèo; xã, thôn bản đặc biệt khó khăn;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan

Theo chương trình 30 a về Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo

* Nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tập huấn chuyển giao kỹthuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón,thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y ; Hỗ trợ thông qua khoán chămsóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

+ Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang,nương xếp đá;

+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tưsản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triểnsản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợpvới phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu củachương trình và quy định của pháp luật

- Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Trang 9

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triểnsản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộnghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với anninh - quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đếnsinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

+ Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tưcác công trình hạ tầng, quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân;

mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng

và bảo vệ rừng; trồng và chế biến dược liệu; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai

và thích ứng với biến đổi khí hậu

II Thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh Thái Nguyên

1 Tổng quan hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại Việt Nam

Tại Việt Nam để trợ giúp người nghèo phát triển kinh tế, CTXH đã cónhững hoạt động hỗ trợ lồng ghép, gắn kết các nguồn vốn thuộc hợp phần hỗ trợsản xuất cho người nghèo nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, làm giàuchính đáng: Nhân viên xã hội hỗ trợ cùng các cơ quan chức năng tăng cường chỉđạo gắn kết, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo dân tộc thiểu sốtheo hướng lập dự án nhằm phát huy các nguồn vốn, hạn chế tình trạng manhmún, nhỏ lẽ, không tập trung kém hiệu quả, người nghèo dân tộc thiểu số ỷ lại,trông chờ Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện gắn kết, lồng ghép các nguồnvốn hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo dân tộc thiểu số nhằm bảo đảm kếtquả thoát nghèo bền vững trên địa bàn

Hình thức và nguyên tắc gắn kết, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ bảo đảmđúng mục tiêu, tiêu chí, định mức, cơ chế của từng nguồn vốn của Nhà nước để

hỗ trợ vốn phát triển sản xuất đối với hộ nghèo DTTS Gắn kết, lồng ghép từ 02nguồn vốn trở lên trên 01 địa bàn xã (không nhất thiết phải đầy đủ 04-05 nguồn

Trang 10

vốn mới thực hiện gắn kết, lồng ghép hoặc có nguồn vốn của Dự án nhân rộng

mô hình thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thì mới thực hiện gắnkết, lồng ghép) Gắn kết, lồng ghép được thực hiện ngay sau khi có kế hoạchgiao chỉ tiêu và ngân sách hàng năm

Nhân viên xã hội làm cầu nối giữa các cơ quan chức năng nhằm gắn tíndụng với các nguồn vốn khác để nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả vàcác dự án khuyến nông - khuyến lâm cho người nghèo dân tộc thiểu số và đềxuất Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế xử lý các khoảng vay không trảđược do rủi ro thiên tai gây ra để người nghèo được tiếp tục vay vốn, đầu tư sảnxuất

NVXH khuyến nghị với cơ quan chức năng tăng cường công tác khuyếnnông - khuyến lâm đi sâu vào việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ

về giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình của từng địaphương cấp xã, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụnông sản cho người nghèo DTTS, chú trọng xây dựng vùng chuyên canh gắn vớixây dựng cơ sở chế biến nông sản tại chỗ để thu mua và nâng cao giá trị sảnphẩm của người nghèo DTTS làm ra Đồng thời, tổ chức tổng kết các mô hìnhlàm kinh tế giỏi, các cách tổ chức, triển khai chương trình giảm nghèo ở cácvùng ”lõi” nghèo để nhân ra diện rộng Trong đó nhân rộng mô hình luânchuyển vốn hỗ trợ sản xuất cho người nghèo DTTS Mô hình này thực hiện theoqui trình, đó là: Kế hoạch được công khai minh bạch, giao cho xã làm chủ; Các

hộ dân tham gia họp thôn và bình xét hộ nghèo tham gia dự án; Cam kết của các

hộ dân sẽ hoàn trả khoản vay trong vòng 3 năm và trong khoảng thời gian đó sẽkhông tự ý sử dụng sai mục đích; Được tập huấn kỹ thuật; Được tự chọn cây,con giống phù hợp; Được Ngân hàng CSXH huyện cho vay thêm số tiền bằng sốtiền dự án hỗ trợ để sản xuất, chăn nuôi Xây dựng được bản quy chế và có hệthống theo dõi, giám sát tại cộng đồng

Trong những năm qua, hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi không ngừngđược hoàn thiện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách

Trang 11

được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, từng bước nâng caođiều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùngđồng bào dân tộc thiểu số

Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã,phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồngbào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới

Cụ thể, đến nay đã có trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chínhsách được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho vay đạt 433.245 tỷ đồng,doanh số thu nợ đạt 272.336 tỷ đồng; Góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt quangưỡng nghèo; Thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệulượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; Xây dựngtrên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; Gần 105nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, gần

528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìncăn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; trên 112 nghìn lao độngthuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ởnước ngoài

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đãgóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng và Nhànước, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốcphòng; Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%;giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ 14,2%xuống 4,25% cuối năm 2015

Hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chấtlượng phong trào hoạt động… Hiện nay, có 4 tổ chức chính trị - xã hội đangphối hợp với NHCSXH tham gia quản lý 166.660 tỷ đồng, trong đó: Hội Phụ nữtham gia quản lý 65.633 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39,4%); Hội Nông dân tham giaquản lý 53.438 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 32%); Hội Cựu chiến binh tham gia quản lý

Trang 12

26.300 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15,8%); Đoàn Thanh niên tham gia quản lý 21.289

tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 12,8%)…Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tíndụng chính sách không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợkhoanh của toàn hệ thống NHCSXH giảm mạnh từ 13,75% tại thời điểm nhậnbàn giao xuống còn 0,81% tại thời điểm 30/9/2017 (trong đó, nợ quá hạn 0,42%,

nợ khoanh 0,39%)

Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã

và đang phát huy hiệu lực, hiệu quả Công tác giám sát từ xa được chú trọngtrong, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn hiệu quả.Việc đổi mới và đa dạng các hình thức truyền thông đã giúp người dân vàcác cấp, các ngành nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước về tín dụng chính sách xã hội Việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW củaBan Bí thư đã có những tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách

xã hội Cụ thể, dù NSNN có thời điểm khó khăn, nhưng các bộ, ngành đã quantâm, tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực

để bổ sung cho NHCSXH; Bố trí vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lýcho NHCSXH; Bổ sung vốn điều lệ; Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốnNSNN giai đoạn 2016-2020 Qua đó, đã đảm bảo nguồn lực, đáp ứng kịp thờinhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

2 Mô tả về tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xãhội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giápvới tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phíaĐông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô

Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².Cùng với vị trí trung tâmcủa Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miềnnúi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phíaBắc rộng lớn.Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại

Trang 13

không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợicủa Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nóichung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó

có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa vàDao Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt,trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc Mật độ dân số thấpnhất là huyện Võ Nhai 72 người/ km2, cao nhất là Thành phố Thái Nguyên vớimật độ 1.260 người/ km

3 Hoạt động CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo tại tỉnh Thái Nguyên

3.1 Hoạt động kết nối dịch vụ dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo.

Trên địa bàn tỉnh hiện còn gần 57.000 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm17,79% Nhiều hộ trong số đó gặp khó khăn về đất, thiếu vốn sản xuất, nhâncông lao động Trong bối cảnh đó, việc quan tâm giới thiệu và giải quyết việclàm cho người nghèo đã được ngành CTXH và các cấp, ngành trong tỉnh đẩymạnh nhằm giúp họ có việc làm ổn định, thoát nghèo bền vững Vượt qua nhiềukhó khăn của một tỉnh nghèo miền núi phía Bắc với đa phần dân cư sinh sốngbằng nghề nông, hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Thái Nguyên đã phát triển vàgặt hái được những thành công bước đầu đáng khích lệ

Sự chuyển động đồng bộ Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-

2010, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh đã bắt tay vào việc quy hoạch và xâydựng hệ thống cơ sở dạy nghề dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Đề án thành lập các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở 9địa phương và 2 trung tâm dạy nghề thuộc các tổ chức đoàn thể đã được UBNDtỉnh phê duyệt Với sự ra đời của 11 trung tâm, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiệntốt việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tuyến huyện Trong quá trình hìnhthành mạng lưới các trung tâm dạy nghề tuyến huyện, UBND các huyện đã quan

Trang 14

tâm chỉ đạo sát sao để phát triển công tác dạy nghề ở địa phương, từ việc ra nghịquyết của Huyện uỷ, biên chế cán bộ cho các trung tâm, quy hoạch đất đai ở nhữngđịa điểm thuận lợi, dành ngân sách của huyện để đầu tư xây dựng cơ bản, trangthiết bị văn phòng và kinh phí khác để các trung tâm sớm đi vào hoạt động Chẳng hạn ở huyện Phổ Yên, trung tâm dạy nghề đã được UBND huyệnđầu tư gần 2 tỷ đồng, huyện Phú Lương cũng dành gần 1 tỷ đồng, huyện Đại Từgần 230 triệu đồng… Cùng với các trung tâm dạy nghề tuyến huyện, UBND tỉnhcũng đã Xây dựng mới 1 trường dạy nghề trực thuộc Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội

Không chỉ dựa vào nguồn ngân sách, CTXH tỉnh Thái Nguyên đã sớm cóchính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào công tác đàotạo nghề ngắn hạn Khu vực dạy nghề ngoài công lập của tỉnh đã bước đầu đượchuy động hình thành và phát triển, đóng góp một phần quan trọng trong việc đápứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm của người lao động Năm 1998,trên địa bàn chỉ có 1 cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, đến nay đã có 12 cơ sởdạy nghề tư nhân và 2 cơ sở dạy nghề thuộc Công ty Cổ phần XNK và Công ty

cổ phần May xuất khẩu Thái Nguyên Năm 2016, các cơ sở này đã đảm nhiệmgần 25% số người được đào tạo của tỉnh, tương đương trên 3.000 người Cũngtrong giai đoạn 2010-2015, nhiều văn bản quy định những ưu đãi của tỉnh đốivới những đối tượng tham gia đào tạo nghề ngắn hạn đã được ban hành Năm

2015, Thái Nguyên ban hành về cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư vào Khucông nghiệp Sông Công trong đó các doanh nghiệp thuộc KCN này đào tạo laođộng là người địa phương trong năm thứ nhất được hỗ trợ 50% tiền học phí từngân sách tỉnh

Năm 2016, tỉnh ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước,theo đó, các nhà đầu tư, sử dụng lao động địa phương sẽ được ngân sách củatỉnh hỗ trợ mức tối đa 500.000 đồng/người để đào tạo cho lao động Năm 2017,trong đề án xuất khẩu lao động quy định mức hỗ trợ từ ngân sách để đào tạo,giáo dục định hướng là 300.000 đồng/lao động thông thường và 500.000 đồng/lao

Trang 15

động thuộc diện chính sách Ngay sau đó, tỉnh tiếp tục ban hành chính sách khuyếnkhích phát triển làng nghề theo đó các cơ sở làng nghề nông thôn có nhu cầu đàotạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật được ngân sách tỉnh hỗ trợ mức500.000 đồng/người Từ chính sách trên, một số làng nghề trên địa bàn tỉnh đã vàđang hình thành, phát triển, huy động được nhiều nguồn lực khác như của ngườihọc nghề, của xã, của các tổ chức… để phát triển dạy nghề

Ngoài ra, hàng năm tỉnh còn giao cho ngành lao động, thương binh xã hộithực hiện 500-700 chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn cho các đối tượng chính sáchbao gồm: thương binh, bệnh binh, con thương bệnh binh, hộ nghèo, con mồ côi

cả cha lẫn mẹ, đối tượng sinh sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa, khuvực đặc biệt khó khăn… Nhận đào tạo những người này, các cơ sở dạy nghềđược hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước với 2 mức: 500.000 đồng/người/khoá đốivới những đối tượng được miễn học phí và 250.000 đồng đối với những ngườitrong diện được giảm 50% học phí

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng lớn và đã có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo đủ trình độ Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Công ty TNHH SS New Tech Việt Nam (Khu Công nghiệp Điềm Thụy)

Trang 16

Để người nghèo có cơ hội tiếp cận với nhu cầu tuyển dụng từ các doanhnghiệp, tỉnh đã tăng cương tổ chức các phiên giao dịch việc làm Từ đầu nămđến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương bình và Xã hội) đã

tổ chức 17 phiên giao dịch việc làm lưu động, trong đó, tập trung ưu tiên các xãnghèo, xã đặc biệt khó khăn Mỗi phiên thu hút được khoảng 500 người thamgia, trong đó có khoảng 30% người nghèo đến tìm kiếm cơ hội việc làm

Tại các phiên giao dịch việc làm, người dân được cung cấp thông tin, tưvấn, giải đáp các câu hỏi về việc làm, tiền lương, chế độ cho người lao động(NLĐ) Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đã trực tiếp tham dự các phiêngiao dịch, tư vấn và lựa chọn các ứng viên Được biết, Trung tâm Dịch vụ việclàm cũng đạt được thỏa thuận với một số doanh nghiệp như Công ty TNHHSamsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên và các doanh nghiệp phụ trợ, Công

ty TNHH Glonics Thái Nguyên về ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo

có trình độ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc Trước các phiên giaodịch, thông tin về doanh nghiệp, vị trí, yêu cầu tuyển dụng cũng được cung cấp

để người dân tìm hiểu và nắm rõ thông tin

Tham gia phiên giao dịch việc làm tại xã Dân Tiến (Võ Nhai), anh Lưu VănMinh, xóm Làng Chẽ, xã Dân Tiến chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi khôngtiếp tục học lên mà ở nhà làm nông nghiệp Tuy nhiên do thiếu vốn sản xuất nênhiệu quả kinh tế không cao, gia đình vẫn quanh quẩn với cảnh nghèo khó Được

sự giới thiệu của cán bộ xã, tôi đến đây để tìm kiếm cơ hội việc làm với mongmuốn có công việc và mức lương ổn định, giúp gia đình thoát nghèo

May mắn tìm được việc làm sau phiên giao dịch tại xã Hợp Thành (PhúLương), anh Trần Văn Thắng ở xóm Làng Mon, xã Hợp Thành bộc bạch: Saukhi được tư vấn, giải đáp thông tin, chúng tôi còn được tham quan nhà máy, xem

và nghe giới thiệu về công việc cụ thể của công nhân Sau phiên giao dịch việclàm, tôi đã xin ứng tuyển vào làm việc tại Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ vàđược nhận vào làm việc Hiện nay, tôi đang làm việc tại Nhà máy với mức lươnggần 5 triệu đồng/tháng Mức thu nhập này là rất khá so với hộ nghèo như gia

Trang 17

đình tôi.

Nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồngbào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Thái Nguyên và Công ty TNHH SamsungElectronics Thái Nguyên (Samsung Thái Nguyên) đã có chương trình hợp táctuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn vào làm việc tạiSamsung Thái Nguyên và các doanh nghiệp phụ trợ Qua đó, hàng nghìn laođộng có việc làm và thu nhập ổn định

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện đang giải quyết việc

làm cho khoảng 165 nghìn lao động Ảnh : nhandan.com.vn

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết: Nhiều năm qua,tỉnh luôn quan tâm giảm nghèo bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàoDTTS Tuy nhiên, ở những nơi này thiếu một số điều kiện cần thiết, như ngườidân thiếu vốn, thiếu đất canh tác, xa thị trường tiêu thụ sản phẩm, hay bị thiêntai cho nên việc giảm nghèo gặp nhiều khó khăn Trước tình hình đó, UBNDtỉnh đề nghị lãnh đạo Samsung Thái Nguyên giải quyết việc làm bằng cách hạtiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ để tiếp nhận người lao động thuộc các hộ nghèo,cận nghèo vào làm việc tại công ty và các doanh nghiệp phụ trợ đóng trên địabàn tỉnh Tháng 5-2016, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên giao Sở Lao động - Thương

Ngày đăng: 11/11/2019, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w