Nội dung Điều 193 khoản 2 BLTTHC 2015 Đánh giáHội đồng xét xử có quyền quyết định: a Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; b Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yê
Trang 1BÌNH LUẬN KHOẢN 2 ĐIỀU 193 BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 2015
Trang 2
Nội dung Điều 193 khoản 2 BLTTHC 2015 Đánh giá
Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn
cứ pháp luật;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện,
tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính
trái pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại có liên
quan (nếu có); buộc cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị
cách thức xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp
luật đã bị hủy;
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện,
tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật, tuyên hủy
một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có
liên quan (nếu có); buộc cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi
hành chính trái pháp luật;
d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ
luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu
cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
định của pháp luật;
đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện,
tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp
luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh
tranh;
e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện;
buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh
sách cử tri theo quy định của pháp luật;
Điểm a: 5 đối tượng bị khởi kiện có thể bị tòa án tuyên bác yêu cầu khởi kiện nếu như sau quá trình xét xử, tòa
án tuyên yêu cầu khởi kiện là không có căn cứ, hoặc có thể khi 5 đối tượng bị khởi kiện đó được cơ quan nhà nước ban hành là đúng thẩm quyền nên bị tòa bác đơn khi tuyên án
Từ điểm b đến điểm e đều là chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện:
+ điểm b: QĐHC có thể gồm nhiều phần, sẽ có phần đúng và không đúng Tòa xem xét và chấp nhận phần đúng, hủy phần không đúng So với luật 2010 thì luật mới đã bổ sung thêm trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có), quy định của luật đã chặt chẽ hơn Vì nếu trước khi kiện vụ án HC, người đi kiện
đã đem đi khiếu nại, sau này khi vụ án HC được tòa xử
lý, đối tượng được xử lý chỉ có QĐHC mà thiếu quyết định giải quyết khiếu nại trước đó Như vậy, sẽ không được thấu triệt, pháp luật ngoài quy định về vấn đề khiếu nại có liên quan thì có bổ sung việc kiến nghị cách thức
xử lý đối với QĐHC trái pháp luật đã bị hủy (nguyên tắc tại điều 6 luật này) Tòa chỉ thể kiến nghị hướng xử lý, còn việc ban hành QĐHC mới như thế nào sẽ do CQNN quyết định vì đây là hoạt động quản lý hành chính mà tòa chuyên trách trong hoạt động từ pháp
+ điểm c: ngoài những quy định giống điểm b, thì ở đây
có quy định về việc buộc CQNN hoặc người có thẩm quyền phải chấm dứt hành vi trái luật
+ điểm d: Quyết định KLBTV là một loại quyết định có tính nội bộ cơ quan nhà nước, là hình thức kỷ luật nặng nhất trong 6 hình thức đối với công chức Vì việc kỷ luật này có ảnh hưởng đến cuộc sống công chức cho nên pháp luật cho phép hình thức này được thêm quyền khởi kiện
vụ án HC ngoài quyền khiếu nại trước đó Quyết định KLBTV quy định chấp nhận yêu cầu khởi kiện cho thấy đối tượng này chỉ có thể có 2 trường hợp một là bác đơn khởi kiện, hoặc hai là chấp nhận đơn Pháp luật không