1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Đề xuất hướng hoàn thiện quy dịnh pháp luật

15 405 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 41,5 KB

Nội dung

Trong pháp luật dân sự, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những chế định quan trọng, được thể hiện dưới các hình thức bảo đảm bằng tài sản, phi tài sản và luôn gắn với hợp đồng song vụ. Nội dung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chính là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên kia theo hợp đồng. Nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì tài sản được bảo đảm sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Mục 3, Chương XV, Phần thứ ba. Tại điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 8 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản. Như vậy, so với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới, đó là: Bảo lưu quyền sở hữu và Cầm giữ tài sản.Và để tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, em xin được lựa chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Đề xuất hướng hoàn thiện quy dịnh pháp luật” làm nội dung cho bài tập học kỳ của mình

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong pháp luật dân sự, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những chế định quan trọng, được thể hiện dưới các hình thức bảo đảm bằng tài sản, phi tài sản và luôn gắn với hợp đồng song vụ Nội dung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chính là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên kia theo hợp đồng Nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì tài sản được bảo đảm sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Mục 3, Chương XV, Phần thứ ba Tại điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 8 biện pháp bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu;

Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản Như vậy, so với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung hai

biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới, đó là: Bảo lưu quyền sở hữu và Cầm giữ tài sản.

Và để tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về biện pháp bảo lưu quyền sở

hữu, em xin được lựa chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Đề xuất hướng hoàn thiện quy dịnh pháp luật” làm nội dung cho bài tập học kỳ của mình.

Trang 2

NỘI DUNG 1.Quy định của BLDS 2015 về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

1.1 Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu

Định nghĩa:

Bảo lưu quyền sở hữu lần đầu tiên được quy định như một biện pháp bảo

đảm tại khoản 6 Điều 292 BLDS 2015 và được quy định cụ thể tại tiểu mục 5 BLDS 2015 (từ Điều 331 đến Điều 334)

Khoản 1 Điều 331 BLDS 2015 quy định: “Trong hợp đồng mua bán, quyền

sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ”.Đối với chủ thể chuyên kinh doanh tài sản bán trả chậm, trả

dần thường không áp dụng các biện pháp bảo đảm mà dùng chính những tài sản

đó để bảo đảm như vay tiền mua nhà và dùng chính ngôi nhà đó để thế chấp… Như vậy, việc quy định biện pháp bảo lưu quyền sở hữu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bên bán

Điều 461 BLDS 2005 quy định về hợp đồng mua trả chậm, trả dần và ví dụ thực tiễn phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất hiện nay, có rất nhiều hợp đồng được ký kết mà các bên thỏa thuận phương thức thanh toán nhiều lần, nhiều

kỳ Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua trả đủ tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Đặc điểm:

Là một biện pháp bảo đảm, Bảo lưu quyền sở hữu mang những đặc điểm

chung của một biện pháp bảo đảm, đó là:

+ Bản chất: Đây là một giao dịch phụ (hợp đồng phụ) không tồn tại độc lập,

mà nó luôn được xác lập đi kèm một hợp đồng chính (hợp đồng mua bán)

+ Mục đích: Nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên mua

tài sản, cũng chính là bảo vệ quyền, lợi ích của bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản

Ngoài những đặc điểm chung như trên, biện pháp Bảo lưu quyền sở hữu

còn mang những đặc điểm riêng sau đây:

+ Đối tượng: Là tài sản (động sản, bất động sản) Khi nào mà quyền sở hữu

đối với tài sản vẫn thuộc về bên bán thì họ vẫn có toàn quyền quyết định đối với

Trang 3

tài sản Cái mà bên mua hướng đến cũng chính là quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp

Đúng như tên gọi của biện pháp, sau khi tài sản được giao cho người mua ( mua trả góp, mua trả chậm,trả dần…), cho đến khi người bán nhận đủ tiền thanh toán thì quyền sở hữu đối với tài sản vẫn thuộc về người bán Bên mua có quyền chiếm hữu, quyền đưa tài sản vào khai thác công dụng Quyền sở hữu chỉ được chuyển giao cho người mua sau khi thanh toán xong tiền

Tài sản trong các hợp đồng mua bán có áp dụng biện pháp bảo lưu quyền

sở hữu thông thường là những tài sản có giá trị lớn và có đăng ký quyền sở hữu, như ô tô, xe máy, nhà ở, quyền sử dụng đất…

+ Phương thức bảo lưu: Người bán có thể bảo lưu bằng cách giữ giấy tờ

đăng ký tài sản hoặc là không sang tên tài sản trên giấy tờ cho người mua

+ Hình thức bảo lưu: Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản

riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán

+ Ý nghĩa: Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ

ba Tại nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng đã có quy định về hiệu lực của các giao dịch bảo đảm Trường hợp hợp đồng mua bán có bảo lưu quyền sở hữu được đăng

ký tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua bán thì bên bán có bảo lưu quyền sở hữu có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm (Khoản 2 Điều 13 Nghị định 163/2006/NĐ-CP) Sau khi thực hiện hợp đồng mua bán trả góp, trả chậm, trả dần, quyền sở hữu với tài sản vẫn thuộc về bên bán Bên mua có thể đem tài sản đó để tham gia vào các giao dịch khác, hoặc để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ khác Khi xử lý tài sản đó, thì bên bán tài sản đó vẫn được ưu tiên thanh toán cho đến khi chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua; Nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền truy đòi tài sản và được quyền thanh toán theo quy định của BLDS 2015

1.2 Nội dung quy định của BLDS 2015 về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.

Về xác lập bảo lưu quyền sở hữu

Phạm vi áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

Trang 4

Khoản 1 Điều 331 BLDS 2015 quy định “Trong hợp đồng mua bán, quyền

sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ”

Quy định này gián tiếp cho thấy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu này chỉ có thể áp dụng đi kèm với hợp đồng mua bán tài sản Trong khi đó, nếu chỉ xét về bản chất của tên gọi “bảo lưu quyền sở hữu”, có thể hình dung biện pháp này có thể áp dụng đi kèm với các giao dịch liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản Điều này có nghĩa là, đối với tất cả các giao dịch có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản thì các chủ thể đều có thể thực hiện quyền “bảo lưu quyền sở hữu” của mình Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận ở góc độ này thì chưa đủ, bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng có tính chất của một biện pháp bảo đảm, tức là cùng với dấu hiệu nhận biết là áp dụng với các giao dịch mà trong đó có động tác

chuyển quyền sở hữu tài sản còn cần thêm dấu hiệu là các giao dịch này phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên được chuyển giao quyền sở hữu Tức là nó được hình thành trên cơ sở các hợp đồng song vụ Với các phân tích trên, hợp đồng mua bán chỉ là loại điển hình của hợp đồng song vụ có chuyển giao quyền sở hữu tài sản Bên cạnh đó, hợp đồng trao đổi tài sản theo quy định tại Điều 455 BLDS 2015 cũng có những tính chất như đã phân tích trên đây Nếu áp dụng đúng quy định tại Điều 331 BLDS 2015, bảo lưu quyền sở hữu không được phép áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản Tuy nhiên, khoản 4 Điều 455 BLDS 2015 quy định:

“Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản”

Như vậy, theo các quy định nêu trên, bảo lưu quyền sở hữu tài sản được áp dụng cả đối với hợp đồng trao đổi tài sản

Hình thức của xác lập

Khoản 2 Điều 331 BLDS 2015 quy định:“Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán” Như vậy, đây là một trong số ít các trường hợp mà pháp luật quy định hình thức phải bằng văn bản đối với giao dịch

Trang 5

Việc yêu cầu xác lập bằng văn bản đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

là một yêu cầu hợp lý Bởi lẽ, cần có bằng chứng xác thực cho một hành vi đặc biệt của bên có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản trong việc không thực hiện nghĩa vụ này Trên thực tiễn, yêu cầu này sẽ dẫn đến những trường hợp sau:

Thứ nhất, hoàn toàn không có vấn đề gì nếu theo quy định của pháp luật hợp

đồng mua bán hay hợp đồng trao đổi tài sản phải lập thành văn bản, khi đó điều khoản bảo lưu quyền sở hữu được ghi vào văn bản – hợp đồng mua bán

Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng mua bán không buộc phải xác lập bằng

văn bản, khi đó các bên sẽ có hai lựa chọn:

Một là, xác lập hợp đồng mua bán bằng văn bản (mặc dù luật không yêu cầu)

và tương ứng với hợp đồng này là điều khoản hay hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu;

Hai là, chấp nhận tình trạng hợp đồng mua bán lập bằng miệng nhưng hợp

đồng (hay điều khoản) bảo lưu quyền sở hữu lại xác lập bằng văn bản

Về thời điểm xác lập bảo lưu quyền sở hữu tài sản

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu phải được xác lập trước thời điểm thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản Về logic, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải xác lập đồng thời (vì ghi cùng) với hợp đồng mua bán tài sản Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để phù hợp với thực tiễn hiện nay, thời điểm xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, một cách hợp lý, chỉ cần trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là được

Hiệu lực của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

Vấn đề hiệu lực của biện pháp bảo đảm này được xem xét ở góc độ hiệu lực đối kháng hay quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ

Về hiệu lực đối kháng

Khoản 3 Điều 331 BLDS 2015 quy định “Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”

Như vậy, việc đăng ký bảo lưu quyền sở hữu không được xem như một quy định bắt buộc về hình thức để thoả thuận này có hiệu lực Nó chỉ là cơ sở để làm phát sinh giá trị đối kháng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu với người thứ ba Điều này có nghĩa là nếu không được đăng ký, biện pháp bảo đảm này chỉ có giá trị trong quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch

Bên cạnh đó, BLDS 2015 chưa xác định rõ giá trị của hiệu lực đối kháng trong trường hợp bên mua tài sản bán lại tài sản này cho người khác Theo chúng

Trang 6

tôi, giải pháp cần công nhận là người mua tài sản phải chấp nhận quyền của bên bán (đang vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu

Đối với bên bán: Bên bán có quyền “đòi lại tài sản” được quy định tại Điều

332 BLDS 2015:

+ Bên bán có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ số tiền theo thỏa thuận

+ Bên bán có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên mua làm mất mát, hư hỏng tài sản

Bên bán có nghĩa vụ hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng

Đối với bên mua: Quyền và nghĩa vụ của bên mua được quy định tại Điều

333 BLDS 2015:

+ Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực

+ Bên mua có nghĩa vụ phải gánh chịu những rủi ro xảy ra với tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Về quyền lấy lại tài sản của bên bán

Điều 332 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên mua không hoàn thành

nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Với điều khoản bảo lưu quyền sở hữu thì bên có quyền vẫn luôn là chủ sở hữu tài sản Trong trường hợp này, bản thân quyền sở hữu tài sản là đối tượng của giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên mua Vì vậy, nếu người mua hoàn tất nghĩa vụ thanh toán, quyền sở hữu được chuyển giao, ngược lại, nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, với tư cách là chủ sở hữu, bên bán được lấy lại tài sản Tính chất bảo đảm cao hơn rất nhiều lần so với các biện pháp bảo đảm thông thường (như cầm cố, thế chấp)1

Trên thực tế, việc áp dụng điều khoản bảo lưu quyền sở hữu trong thời gian qua hay bị nhầm lẫn với một kỹ thuật khác có cơ chế gần tương tự Việc bảo lưu quyền sở hữu thường đi kèm với việc trả chậm (hay thanh toán nhiều lần trong

1 Giáp Minh Tâm (2017), Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật

học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.18.

Trang 7

thời gian kéo dài), nhưng không phải tất cả các trường hợp trả nhiều lần (trả góp) đều là bảo lưu quyền sở hữu Có thể hình dung qua ví dụ đơn giản như sau: A mua căn hộ chung cư của nhà đầu tư B, vì không có tiền thanh toán một lần, với hỗ trợ của nhà đầu tư, A được vay tiền với lãi suất ưu đãi của ngân hàng C với thoả thuận là căn hộ sẽ được thế chấp cho ngân hàng C và A sẽ thanh toán tiền vay bằng hình thức trả chậm Với tình huống này, chúng ta có trong thực tế việc “trả chậm” nhưng không có việc bảo lưu quyền sở hữu mà là một hợp đồng “mua đứt, bán đoạn” Do đó, nếu vì lý do gì đó A không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả

nợ cho ngân hàng C thì C chỉ có thể tiến hành các thủ tục đòi nợ hoặc yêu cầu xử

lý tài sản thế chấp là căn hộ mà A đã mua chứ không có quyền lấy lại tài sản như quy định tại Điều 332 BLDS 2015 nêu trên

Ngoài ra, Điều 332 còn quy định “Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng

tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại” có thể sẽ gây ra những

tranh cãi trên trên thực tế Bởi lẽ, có thể xảy ra hai trường hợp sau:

Thứ nhất, khi bên mua vẫn đang tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán, tài

sản bị mất đột ngột Nếu vẫn tiếp tục thanh toán cho đến hết thì bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho bên mua? Tài sản không còn, việc chuyển giao quyền sở hữu liệu có còn ý nghĩa?

Thứ hai, nếu đang thực hiện nghĩa vụ thanh toán, tài sản bị mất, bên mua

ngưng thanh toán, bên bán đòi tài sản thì phát hiện ra tài sản bị mất Tại đây, quyền yêu cầu bồi thường sẽ phát sinh Quy định này của Điều 332, một cách gián tiếp, đẩy rủi ro cho bên mua tài sản kể từ thời điểm được giao tài sản Trong khi

đó, bên bán với tư cách chủ sở hữu tài sản sẽ không gánh chịu rủi ro./

2 Đánh giá các quy định của BLDS 2015 về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

Trong BLDS 2005, quy định về Bảo lưu quyền sở hữu mới chỉ được đề cập

đến như một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể tại Điều

461 về hợp đồng mua trả chậm, trả dần Như vậy, bảo lưu quyền sở hữu chưa

được công nhận là một biện pháp bảo đảm chính thức trong luật

Khắc phục sự thiếu sót đó, cùng với tình hình thực tế trong xã hội ngày nay,

các nhà làm luật đã bổ sung thêm quy định về biện pháp Bảo lưu quyền sở hữu

Trang 8

trong BLDS 2015 Xét về góc độ kinh tế, hợp đồng mua trả chậm, trả dần xem như là một phương thức khuyến khích bán hàng của nhiều doanh nghiệp Bên mua dù chưa có đủ tiền nhưng vẫn có thể có được loại hàng hóa mà mình mong muốn Thông thường, lãi suất trong trường hợp mua trả chậm,trả dần là lãi suất ưu đãi mang tính chất hỗ trợ cho bên mua tài sản trả chậm, trả dần

Tuy nhiên, biện pháp này vẫn còn có những vướng mắc trong việc áp dụng, đặc biệt là quy định về vấn đề quyền sở hữu

Thứ nhất, theo quy định của BLDS 2015, tài sản được chuyển giao cho bên

mua nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán cho đến khi bên mua thanh toán

đủ tiền Có ý kiến cho rằng: “Việc công nhận điều khoản bảo lưu quyền sở hữu

trong hợp đồng mua bán là một biện pháp bảo đảm chưa hợp lý bởi người mua chỉ đơn thuần có quyền chiếm hữu tài sản trong khi người bán vẫn có quyền sở hữu tuyệt đối đối với tài sản theo thỏa thuận của các bên : biện pháp bảo đảm phải phát sinh từ việc bên bảo đảm trao quyền đối với tài sản của mình cho bên nhận bảo đảm chứ không thể là việc bên chủ sở hữu tài sản bảo lưu quyền sở hữu của mình” 2 Vậy có nghĩa là, bên mua không có quyền đem tài sản đó bán, tặng cho, cho thuê hoặc đảm bảo cho các nghĩa vụ dân sự khác Như vậy có đảm bảo quyền cho bên mua hay không, khi mà bên mua cũng đã trả một phần tiền cho bên bán và thực tế cũng có nhiều trường hợp như vậy xảy ra và các bên không biết phải xử lý như thế nào? Nếu như, người mua đã bán tài sản cho người thứ ba khi

có sự đồng ý của người bán, thì các bên phải có thỏa thuận rõ ràng về việc ai có nghĩa vụ thanh toán nốt số tiền còn lại cho người bán, người mua hay người thứ ba? Và người bán có quyền đòi nợ với ai? Chỉ khi thỏa thuận rõ ràng mới hạn chế tối đa việc xảy ra những tranh chấp

Trên thực tế, với những loại giao dịch dân sự có điều kiện, đối tượng của hợp đồng là những tài sản bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

mà theo tinh thần của luật 2015, người bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu bằng

2 Bùi Đức Giang, “Sửa quy định về giao dịch bảo đảm: bước tiến hay lùi”, tại địa chỉ:

https://www.thesaigontimes.vn/118984/Sua-quy-dinh-ve-giao-dich-bao-dam buoc-tien-hay-lui, ngày truy cập 10/10/2019.

Trang 9

cách không làm thủ tục đăng kí hoặc giữ lại giấy tờ đăng ký, như vậy sẽ gây ra không ít khó khăn cho người mua trong quá trình sử dụng tài sản

Ví dụ: Quy định người tham gia giao thông phải sử dụng các phương tiện chính chủ, pháp luật quy định đối với người điều khiển xe máy trong khi tham gia giao thông đều phải có giấy tờ đăng kí xe… nhưng do chưa trả hết tiền cho người bán nên người bán đã giữ lại giấy tờ đăng kí xe của người mua Vậy khi họ mắc

lỗi đi sai làn đường, không lẽ lại mắc luôn lỗi không mang giấy đăng ký xe ?

Thứ hai, trường hợp các bên trong hợp đồng mua bán đã thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ thanh toán cho nhau nhưng lại không thể thực hiện được hợp đồng bởi lý

do khách quan, bất khả kháng không xuất phát từ hai bên chủ thể của hợp đồng, dẫn đến hợp đồng không thực hiện được thì trường hợp này bên bán có được thực hiện quyền bảo lưu quyền sở hữu tài sản của mình hay không?

Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà là một trong những giao dịch dân sự có điều kiện, pháp luật về nhà ở quy định hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi hai bên đã thực hiện thủ tục công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy, trong trường hợp này, sau khi hai bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như thanh toán, chuyển giao tài sản, nộp thuế… nhưng sau đó lại có quyết định của cơ quan nhà nước về việc thu hồi tài sản để thực hiện dự án thì trong trường hợp này người bán có được bảo lưu quyền sở hữu tài sản của mình hay không? Còn quyền lợi của người mua có được đảm bảo không? Trường hợp trên sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật.3

Thứ ba, bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng đối với tài sản là vật trong các

hợp đồng mua trả chậm, trả dần Tuy nhiên, đối với các tài sản tiêu hao thì không thể bảo lưu quyền sở hữu được, vì khi sử dụng vật không còn nữa Khi tài sản đã tiêu hao mà bên mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên bán cũng không thể lấy lại tài sản đó và cũng không thể yêu cầu bên mua trả số tiền còn lại, hoặc phải chứng minh nghĩa vụ trả tiền của bên mua rất phức tạp Trường hợp này giải

3 Phạm Thanh Sơn, “Một số góp ý với dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)”, tại địa chỉ:

http://www.luatsurieng.vn/gop-y-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi /mot-so-gop-y-voi-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi.html, ngày truy cập 10/10/2019.

Trang 10

quyết như thế nào? 4 Để tránh những rắc rối xảy ra sau đó, ngay từ đầu các bên phải thỏa thuận rõ ràng về việc người bán có quyền yêu cầu người mua trả tiền trong một thời hạn nhất định

Một điều nữa là theo BLDS 2015, khi có rủi ro xảy ra thì bên mua sẽ phải gánh chịu hậu quả đó, nhưng như vậy có công bằng không?

Ví dụ: Một người mua nhà trả góp, thực chất bên mua nợ bên bán một khoản tiền và bên bán vẫn đứng tên là chủ sở hữu để đảm bảo nghã vụ trả đủ tiền của bên mua, bên mua được giao nhà và sử dụng nhà Vấn đề đặt ra là trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng như mưa, bão làm căn nhà bị sập hoặc hỏa hoạn khiến căn nhà bị thiêu rụi… và theo quy định của luật thì bên mua phải gánh chịu rủi ro ngay cả khi thiệt hại gây ra nhưng không phải lỗi của họ

3 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu

Một là, hợp nhất quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong một chế định

Cụ thể, theo quy định của BLDS 2015 thì:

(i) Trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần, bảo lưu quyền sở hữu được xác lập tự động khi các bên lựa chọn phương thức thanh toán là trả chậm, trả dần mà không cần có điều khoản hay văn bản riêng về bảo lưu quyền sở hữu;

(ii) Với vị trí là biện pháp bảo đảm, bảo lưu quyền sở hữu không được xác lập một cách tự động mà các bên bắt buộc phải lập thành văn bản thỏa thuận cụ thể về bảo lưu quyền sở hữu hoặc thiết lập một điều khoản riêng về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán5

Như vậy, rõ ràng về bản chất của bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần với bảo lưu quyền sở hữu với vị trí là một biện pháp bảo đảm không có sự khác nhau về bản chất nên không cần

4 Nguyễn Minh Tuấn,“Những nội dung của phần nghĩa vụ và hợp đồng còn bất cập”, tại địa chỉ:

http://luatsurieng.vn/gop-y-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi /nhung-noi-dung-cua-phan-nghia-vu-va-hop-dong-con-bat-cap.html, ngày truy cập 10/10/2019.

5 Giáp Minh Tâm (2017), Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật

học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.77.

Ngày đăng: 09/11/2019, 15:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. CAND
2. Phạm Văn Tuyết, Hoàn thiện chế định pháp luật về giao dịch bảo đảm, Đề tài khoa học cấp trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;3. Bộ luật Dân sự 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chế định pháp luật về giao dịch bảo đảm
4. Giáp Minh Tâm (2017), Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Giáp Minh Tâm
Năm: 2017
5. Bùi Đức Giang, “Sửa quy định về giao dịch bảo đảm: bước tiến hay lùi”, tại địa chỉ: https://www.thesaigontimes.vn/118984/Sua-quy-dinh-ve-giao-dich-bao-dam--buoc-tien-hay-lui, ngày truy cập 10/10/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sửa quy định về giao dịch bảo đảm: bước tiến hay lùi”
6. Phạm Thanh Sơn, “Một số góp ý với dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)”, tại địa chỉ: http://www.luatsurieng.vn/gop-y-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi--/mot-so-gop-y-voi-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi.html, ngày truy cập 10/10/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số góp ý với dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)”
7. Nguyễn Minh Tuấn,“Những nội dung của phần nghĩa vụ và hợp đồng còn bất cập”, tại địa chỉ: http://luatsurieng.vn/gop-y-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi--/nhung-noi-dung-cua-phan-nghia-vu-va-hop-dong-con-bat-cap.html, ngày truy cập 10/10/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung của phần nghĩa vụ và hợp đồng còn bất cập”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w