1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập môn luật dân sự Đề bài: Đánh giá các quy định pháp lý hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản BLDS 2015

15 246 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,48 KB

Nội dung

Bài tập môn luật dân sự Đề bài: Đánh giá các quy định pháp lý hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản BLDS 2015MỞ ĐẦU..........................................................................................................2NỘI DUNG.......................................................................................................3I)Khái quát chung về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản......................................................................................................31.Khái niệm................................................................................................32.Thời điểm trong mối liên hệ với thời hạn và thời hiệu trong BLDS 2005.........................................................................................................33.Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản...........................................................................................................3 II) Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu............................................................................41.Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp...............................................42.Thời điểm xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên...........................................................................................................43.Thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện trộn lẫn, sáp nhập, chế biến.........................................................................................................64.Thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu, vô chủ, do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên.........................7III) Tìm hiểu thêm về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong dự thảo sửa đổi bộ luật dân sự..........................................12

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I) Khái quát chung về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản 3

1. Khái niệm 3

2. Thời điểm trong mối liên hệ với thời hạn và thời hiệu trong BLDS 2005 3

3. Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản 3

II) Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu 4

1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp 4

2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên 4

3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện trộn lẫn, sáp nhập, chế biến 6

4. Thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu, vô chủ, do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên 7

III) Tìm hiểu thêm về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong dự thảo sửa đổi bộ luật dân sự 12

KẾT BÀI 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong

pháp luật dân sự Để xác định tài sản thuộc sở hữu của chủ thể, pháp luật và nhất là Bộ luật dân sự đã có những quy định rất cụ thể, chi tiết Trong đó, những quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản là một phần rất quan trọng không chỉ mang ý nghĩa pháp lý mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thực tiễn áp dụng Vì vậy, bài luận xin chọn đề tài “ Đánh giá các quy định pháp lý hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản ” để tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về nội dung này.

NỘI DUNG

Trang 3

I) Khái quát chung về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

1 Khái niệm

Thời điểm được hiểu là một 'điểm mốc' trong một khoảng thời gian nào đó Thời

điểm không có độ dài, nghĩa là nó chỉ được dùng để chỉ 'một điểm' để làm 'mốc' trong thời gian

Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chính là dấu mốc về mặt thời gian để xác định tài sản đó thuộc sở hữu của chủ thể nào

2 Thời điểm trong mối liên hệ với thời hạn và thời hiệu trong BLDS 2005

Trong bộ luật dân sự quy định “ thời hạn là một khoảng tời gian được xác định

từ thời điểm này đến thời điểm khác” (khoản 1 Điều 149)

Còn “thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện

vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự” (điều 154)

Như vậy, có thể hiểu thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chính là mốc thời gian bắt đầu hoặc kết thúc thời hạn, mà tại thời điểm đó quyền sở hữu đối

với tài sản được xác định.

3 Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có ý nghĩa rất quan trọng, là căn cứ giải quyết các vụ việc về sở hữu tài sản Có thể thấy việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu có những ý nghĩa cơ bản sau:

– là căn cứ để xác định chủ sở hữu của tài sản ( sau thời điểm quy định, chủ sở hữu của tài sản có thể thay đổi, ví dụ sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai

mà không có người đến nhận thì gia cầm bị thất lạc thuộc sở hữu của người bắt được) – là căn cứ để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản ( ví dụ: sau thời điểm kí kết hợp đồng, chủ sở hữu mới phải thực hiện các nghĩa vụ khi sở hữu tài sản)

– là mốc để xác định thời hiệu khởi kiện về quyền sở hữu tài sản ( ví dụ khởi kiện

Trang 4

về quyền thừa kế )

II) Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của công dân là một trong những quyền

cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ Để thực hiện quyền cơ bản này của công dân, trong BLDS 2005 quy định rõ về quyền sở hữu cũng như thời điểm để xác lập quyền sở hữu

Trong BLDS hiện hành có quy định về 15 trường hợp xác lập quyền sở hữu tài sản quy định tại điều 233 đến 247 BLDS Trong đó, mỗi quy định đều có các quy định

về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

1 thời điểm x ác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp

Điều 233 BLDS 2005 ghi nhận quyền sở hữu phát sinh do lao động, do hoạt

động sản xuất, kinh doanh hợp pháp như sau: “ Người lao động, người tiến hành hoạt

động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.”

Qua quy định này, chúng ta thấy thời điểm xác lập quyền sở hữu do lao động, do

hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp là thời điểm có được tài sản đó Tức là ngay

khi chủ thể sở hữu tài sản đồng thời có quyền sở hữu tài sản đó

2 thời điểm xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên:

Điều 234 BLDS 2005 ghi nhận quyền sở hữu phát sinh theo thỏa thuận như sau:

“ Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay

có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác”

Như vậy, thông thường thời điểm xác lập quyền sở hữu được tính từ thời điểm nhận tài sản Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận về thời điểm xác lập quyền sở hữu trong hợp đồng Thỏa thuận này có thể là một mốc thời gian cụ thể, có thể là một sự kiện pháp lý ( lưu ý, sự kiện pháp lý này phải diễn ra tự nhiên, không mang tính tác

Trang 5

động của hai bên tham gia giao dịch) Ví dụ: A và B có một hợp đồng tặng cho tài sản Hiện tại, B ở nhờ trong nhà của A Theo hợp đồng, A tặng cho B căn nhà khi con gái của A đã đi lấy chồng Như vậy thời điểm xác lập quan hệ sở hữu do 2 bên thỏa thuận

là khi con gái của A đi lấy chồng Sự kiện này phải là sự kiện diễn ra tự nhiên, không chịu tác động của một bên hoặc của người thứ ba ( theo khoản 2 điều 125 BLDS 2005

về giao dịch dân sự có điều kiện)

Pháp luật cũng có thể quy định rõ thời điểm phát sinh quyền sở hữu khi cần thiết: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” ( điều 692 BLDS 2005)

Có thể thấy rằng BLDS 2005 quy định khá chặt chẽ về vấn đề thời điểm xác lập quan hệ sở hữu đối với tài sản Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những bất cập, không thống nhất khi phối hợp với các luật khác, đặc biệt là luật Nhà ở Hiện nay, theo quy định của

Luật Nhà ở: thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở được chuyển là thời điểm

hợp đồng được công chứng (điều 93.5 Luật Nhà ở) Nhưng đối với đất đai thì quyền sử

dụng đất lại được chuyển từ thời điểm đăng kí quyền sử dụng đất ( điều 692 BLDS 2005) Như vậy, cùng là một khói tài sản thống nhất là nhà và đất nhưng thời điểm chuyển quyền sở hữu giữa đất và nhà trên đất lại khác nhau Như vậy dễ dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

Trong trường hợp về thời điểm xác lập quyền sở hữu theo giao dịch một bên cần đặc biệt chú ý tới thời điểm xác lập quyền sở hữu theo di chúc

3 thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện trộn lẫn, sáp nhập, chế biến

Theo quy định tại điều 236, 237, 238 về xác lập quyền sở hữu trong tường hợp trộn lẫn, sáp nhập, chế biến không quy định rõ về thời điểm xác lập quyền sở hữu Tuy nhiên, dựa trên tính chất của những trường hợp này, khi vật đã bị trộn lẫn, sáp nhập, chế biến, tài sản mới được tạo thành có sự gắn bó, pha trộn về tính chất Nhiều trường hợp không thể phân chia giữa vật trộn lẫn, sáp nhập, chế biến với vật bị trộn lẫn, sáp nhập, chế biến Vì vậy, bộ luật chỉ quy định về trường hợp không thể phân chia, trả lại

Trang 6

tài sản về lại như ban đầu cho các chủ sở hữu.

Về thời điểm xác lập quyền sở hữu trong các trường hợp trộn lẫn, sáp nhập, chế biến vật, vì không quy định rõ trong luật nên có một vấn đề được đặt ra, đó là thời điểm xác lập quyền sở hữu được tính là thời điểm vật mới được tạo thành hay từ thời điểm người đó đã thanh toán hết các nghĩa vụ bồi thường thiệt hại? Vì các trường hợp

này không thuộc điều 233 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao

động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp nên không thể xác định thời điểm

“có được tài sản đó” của người trộn lẫn, sáp nhập, chế biến là thời điểm phát sinh

quyền sở hữu Ngoài ra, vấn đề đặt ra là: Trong thời gian chưa bồi thường thiệt hại thì vật đó thuộc sở hữu của chủ thể nào? Và hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời gian chưa bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về ai?

4 thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu, vô chủ, do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên

thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ sở hữu

Mục 2.1 khoản 2 điều 239 BLDS 2005 quy định:

“ Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo

hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thi trấn hoặc công an cơ sở gần nhất

để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại”.

“Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, thời điểm được quy định là 1 năm sau ngày thông báo công khai đối với động sản và 5 năm đối với bất động sản Tuy nhiên, có thể nhận ra một điểm bất

Trang 7

cập rằng: theo quy định tại khoản 1, điều 174 BLDS 2005 về Bất động sản và động sản thì đến nay chưa có quy định nào của pháp luật xác định “tài sản khác “ nào là bất động sản, vậy việc phát hiện bất động sản theo điều 239 chỉ có thể là đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất và xuất hiện lộ thiên trên mặt đất Mà đất đai thì luôn được xác định thuộc sở hữu nhà nước và về nguyên tắc những tài sản trên đất, nếu không xác định được là thuộc sở hữu của chủ thể nào thì sẽ thuộc về sở hữu Nhà nước Còn nếu vật là tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì đã được xác định quyền sở hữu theo quy định riêng tại điều 240 của BLDS Tức là, ta có thể thấy không có bất động sản nào không thể xác định được chủ sở hữu như điều 239, vậy quy định về thời hiệu 5 năm là không thực tế

Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ và vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy

Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ

Khoản 1 điều 239 BLDS 2005 quy định:

Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.

Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy và vật vô chủ

Điều 240 BLDS 2005 quy định:

1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước

Vật vô chủ được quy định là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với

Trang 8

vật đó Nghĩa là, vật vô chủ là vật trước đây đã được xác lập quyền sở hữu nhưng vì

một lý do nào đó chủ sở hữu tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc

từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó Còn vật bị chôn giấu được hiểu là vật bị chôn trong lòng đất hoặc bị cất giấu ở một nơi nào đó; vật bị chìm đắm được hiểu là vật chìm dưới sông, hồ, ao, biển

Trong căn cứ xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, chìm đắm thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp gần như chính là thời điểm phát hiện ra vật đó Cả hai trường hợp này có thời điểm xác lập quyền sở hữu

giống nhau Điều này xuất phát từ từ đặc điểm của vật đó là các vật không có chủ sở

hữu, hoặc là vật không thể xác định được ai là chủ sở hữu: Vật bị chôn giấu, bị chìm

đắm có thể là vật vô chủ (Ví dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chôn xuống đất hoặc ném xuống sông) hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu (Ví dụ: phát hiện vật dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu, không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa)

thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên

Theo điều 241 quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật do người

khác đánh rơi, bỏ quên là sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt

được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận.

Vấn đề quan trọng và phức tạp ở đây chính là: vì thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, chìm đắm là khác nhau nên việc xác định tài sản được phát hiện thuộc trường hợp nào là vô cùng quan trọng Trong thực tế lại có rất nhiều trường hợp khó có thể xác định được tài sản là vật vô chủ hay vật không xác định được chủ sở hữu hay vật bị chôn giấu chìm đắm, ví dụ vật bị chôn giấu, bị chìm đắm cũng có thể là vật vô chủ ( chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chôn xuống đất hoặc ném xuống sông ) hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu ( phát hiện vật dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu, không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa ) Có thể

Trang 9

thấy việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo đó cũng vô cùng phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong quá trình giải quyết.

Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

Nội dung này được quy định tại điều 242 và 243 BLDS 2005:

Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm ( Điều 242)

Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được.( Điều 243)

Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi như trâu, bò, chó, lợn, Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ như gà, vịt, ngan, ngỗng,

Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc là 6 tháng ( hoặc 1 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán) và 1 tháng đối với gia cầm kể từ ngày thông báo công khai Bởi lẽ việc thất lạc gia súc, gia cầm là do nguyên nhân khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người bắt được gia súc, gia cầm bị bắt được cũng như của chủ sở hữu Khoảng thời gian này cũng phù hợp với vòng sinh trưởng của hầu hết gia súc, gia cầm Nếu sau khoảng thời gian đã quy định, không có chủ sở hữu đến nhận thì người bắt được gia súc, gia cầm được xác lập quyền sở hữu Như vậy, việc bắt được gia súc, gia cầm thất lạc không làm phát sinh ngay lập tức quyền sở hữu của người bắt được nhưng người bắt được lại có quyền chiếm hữu hợp pháp và có quyền hưởng một nửa số gia súc sinh ra và hoa lợi do gia cầm sinh ra Đây

là một điểm rất đặc biệt mà chỉ có hình thức xác lập quyền sở hữu này mới có

Tuy nhiên, luật lại chưa quy định về thời hạn mà người bắt được gia súc, gia cầm phải thông báo cho cơ quan địa phương là bao nhiêu ngày kể từ ngày bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc đó Điều này dễ dẫn đến kẽ hở trong việc người bắt được gia súc, gia cầm thất lạc trục lợi cá nhân Ví dụ: Ông A bắt được một đàn vịt đang trong

Trang 10

thời kì đẻ trứng, ông A cố ý nuôi giữ đàn vịt vài ngày rồi mới thông báo cho Ủy ban nhân dân xã biết để thông báo công khai Ngày hôm sau, có người đến nhận là chủ sở hữu của đàn vịt Như vậy, số trứng là hoa lợi phát sinh trong thời kì ông A bắt được đàn vịt sẽ nhiều hơn nếu ông A khai báo ngay sau đó

thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Thời điểm phát sinh quyền sở hữu của cá nhân phụ thuộc vào đặc điểm của vật nuôi dưới nước:

“Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ

của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết

mà nhận lại Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó.” ( điều 244

BLDS 2005)

Xuất phát từ đặc điểm vật nuôi dưới nước thường được nuôi theo mùa vụ và nuôi theo đàn nên tốc độ phát triển, sinh trưởng đồng đều nên rất khó phân biệt được vật nuôi giữa hồ này với hồ khác nếu chúng cùng chủng loại Mặt khác, là vì vật nuôi

dưới nước rất khó đếm về số lượng của chúng Do vậy, pháp luật quy định nếu vật

nuôi dưới nước mà không có dấu hiệu riêng biệt thì kể từ thời điểm vật nuôi dưới nước

di chuyển vào ruộng, ao, hồ của người khác thì đồng thời phát sinh quyền sở hữu của người này.

Trong tường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại Dấu hiệu riêng biệt của vật nuôi dưới nước được hiểu là sự khác biệt của vật nuôi dưới nước này với vật nuôi dưới nước kia ở đặc điểm loài, loại, độ lớn, Ví dụ: Hồ thả cá xuất hiện đàn tôm, hồ nuôi cá giống xuất hiện đàn cá trưởng

thành, Trong trường hợp này, sau một tháng kể từ ngày thông báo công khai mà

không có người đến nhận thì vật nuôi đó thuộc sở hữu của người có ai, hồ, ruộng,

Ngày đăng: 27/04/2020, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w