1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hãy đánh giá quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp hoàn thiện về quyền khởi kiện vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay

11 290 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 28,15 KB

Nội dung

Các tranh chấp về tố tụng hành chính đang ngày càng diễn ra phổ biến trong chính đời sống nhân dân, nhưng không phải ai cũng được hay tự cung cấp trang bị cho mình được những kiến thức pháp luật cần thiết cho bản thân khi làm đơn khởi kiện giải quyết các vụ án hành chính. Vì vậy , qui định về quyền khởi kiện luôn là những yêu cầu cần thiết cơ bản khi đương sự làm đơn khởi kiện giải quyết một vụ án hành chính.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Quy định của pháp luật về quyền khởi kiện vụ án hành chính 1

1 Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính 1

2 Quyền khởi kiện vụ án hành chính 3

3 Đối tượng của quyền khởi kiện vụ án hành chính 4

4 Thời hiệu của quyền khởi kiện vụ án hành chính 5

5 Hồ sơ thực hiện quyền khởi kiện 6

II Đánh giá thực tiễn và đề xuất một số giải pháp 7

KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU

Các vụ án hành chính đang ngày càng trở lên phổ biến, nhưng không phải người dân nào cũng đủ hiểu biết rằng trường hợp của mình có đủ điều kiện để khởikiện hay không? Muốn khởi kiện một vụ án hành chính thì người khởi kiện cũngphải nắm vẵng các qui định về quyền khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính quyđịnh cụ thể, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài Số 4:

“Hãy đánh giáquy định của pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp hoàn thiện về quyềnkhởi kiện vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung

cho bài tập lớn học kỳ của mình

NỘI DUNG

I Quy định của pháp luật về quyền khởi kiện vụ án hành chính

1 Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính

Người khởi kiện phải có năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính Năng lực pháp luật và năng lực hành vi luôn là 2 điều kiện tiên quyết không những trong tố tụng hành chính mà còn cả trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự Năng lực pháp luật tố tụng hành chính của cá nhân (cơ quan, tổ chức) phát sinh khi cá nhân sinh ra hoặc cơ quan, tổ chức được thành lập và mất đi khi cá nhân chết hoặc cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động Trên thực tế, bất kỳ chủ thể nào cũng có thể bảo đảm điều kiện về năng lực pháp luật tố tụng hành chính

Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định trong Luật TTHC như sau tại Điều 48 về năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự như sau:

“1 Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định Mọi cá nhân, cơ quan,

tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trang 3

2 Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia

tố tụng hành chính.

3 Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

4 Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ củađương sự trong tố tụnghành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

5 Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.”

Căn cứ Điều 117 Luật TTHC 2015, quy định:

Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ

Tuy nhiên, trong những trường hợp sau quyền khởi kiện được thực hiện thông qua chủ thể khác Cụ thể:

Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án

Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ

Cá nhân là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện

Trang 4

Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ

án

Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan,

tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên

và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp

2 Quyền khởi kiện vụ án hành chính

Theo quy định tại các Điều 115, 116, 117 và 118 Luật TTHC thì cơ quan,

tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành

vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành

vi đó

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó

Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó

Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng

Trang 5

hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại

Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thờiyêu cầu bồi thường thiệt hại Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước và pháp luật về

tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quyđịnh của pháp luật

3 Đối tượng của quyền khởi kiện vụ án hành chính

Theo quy định tại điều 30 Luật tố tụng hành chính, khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là:

1 Quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau: Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan,tổ chức

2 Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống

3 Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

4 Khiếu kiện danh sách cử tri

Quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện của vụ

án hành chính phải căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật TTHC, có nghĩa là: Quyết định khởi kiện vụ án hành chính phải là văn bản do

cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức

đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính

Trang 6

được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể mà quyết định

đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Về hành vi hành chính, căn cứ vào quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Luật TTHC thì: hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, các nhân Như vậy, trong thực tiền hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ban hành rất nhiều quyết định hành chính , thực hiện hoặc không thực hiện rất nhiều hành vi hành chính nhưng không phải tất cả đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ là những quyết định hành chính, những hành vi hành chính thỏa mãn các điều kiện trên mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

4 Thời hiệu của quyền khởi kiện vụ án hành chính

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

Trang 7

- 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định thì thời gian

có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện

Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định

5 Hồ sơ thực hiện quyền khởi kiện

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

d) Nội dung quyết định hành chính, tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;

đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

e) Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;

g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Trường hợp vì lý do khách quan

mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án

Trang 8

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án Đơn khởi kiện có thể gửi tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo 03 phương thức: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

II Đánh giá thực tiễn và đề xuất một số giải pháp

Thứ nhất, Khoản 4 Điều 32 Luật TTHC năm 2015 quy định: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh Tuy nhiên nếu trong trường hợp đương sự khởi kiện cả quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện vừa kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong cùng một vụ án thì người bị kiện trong trường hợp này được xác định như thế nào Ví dụ: ông A khiếu nại việc thu hồi đất và được Chủ tịch UBND huyện B, tỉnh C ban hành Quyết định D với nội dung không chấp nhận khiếu nại của ông A Ông A tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh C

và Chủ tịch UBND tỉnh C ban hành quyết định E với nội dung không chấp nhận khiếu nại của ông A, giữ nguyên quyết định D của Chủ tịch UBND huyện B Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại nên ông A đã khởi kiện quyết định D của Chủ tịch UBND huyện B và quyết định E của Chủ tịch UBND tỉnh

C đến Toà án nhân dân tỉnh C và được Toà án nhân dân tỉnh C thụ lý trong cùng một vụ án Trường hợp này thì chỉ xác định Chủ tịch UBND tỉnh C là người bị kiện hay căn cứ theo thẩm quyền ban hành từng quyết định hành chính bị khởi kiện để xác định người bị kiện?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật TTHC thì người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến tòa án bằng phương thức gửi trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 118 lại quy định “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp

Trang 9

pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung theo yêu cầu của tòa án trong quá trình giải quyết vụ án” Ở đây có sự mâu thuẫn, bởi lẽ để có căn cứ thụ lý vụ án thì tòa án phải dựa vào nội dung đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, mà các tài liệu, chứng cứ đương sự nộp cho tòa án phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực Như vậy, trong trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện thông qua cổng thông tin điện tử thì việc thụ lý sẽ được thực hiện như thế nào? Vì thông qua cổng thông tin điện tử thì các tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện cung cấp sẽ không đảm bảo theo quy định tại Điều 82 Luật TTHC, (đó

là nguyên tắc xác định chứng cứ)

Về đề xuất, cần làm rõ hơn đối tượng bị khởi kiện hành chính Luật TTHC 2015 đã làm rõ hơn đối tượng bị khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa

án Quyết định hành chính bị kiện phải là quyết định hành chính làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Hành vi hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật bị kiện phải là làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,

tổ chức, cá nhân Quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị kiện là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình; Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính; đó là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức

Trang 10

Ngành Tòa án cũng tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân, nhất là kỹ năng giải quyết án hành chính; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có liên quan nhằm giải quyết nhanh, hiệu quả, triệt để, đúng pháp luật các vụ án hành chính; kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về TTHC trong giải quyết các vụ án hành chính

KẾT LUẬN

Các tranh chấp về tố tụng hành chính đang ngày càng diễn ra phổ biến trong chính đời sống nhân dân, nhưng không phải ai cũng được hay tự cung cấp trang bị cho mình được những kiến thức pháp luật cần thiết cho bản thân khi làm đơn khởi kiện giải quyết các vụ án hành chính Vì vậy , qui định về quyền khởi kiện luôn là những yêu cầu cần thiết cơ bản khi đương sự làm đơn khởi kiện giải quyết một vụ án hành chính

Ngày đăng: 21/09/2019, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w