Trong lĩnh vực ngân hàng, với chức năng trung gian tài chính, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, việc hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV đã luôn
Trang 1CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TIẾP CẬN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG - NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam và định hướng của Chính phủ trong hỗ trợ phát triển DNNVV
Tính đến 31/12/2018, tính trên cả nước hiện có 700.647 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 65.076 doanh nghiệp so với cuối năm
20171 Trong số các doanh nghiệp hiện đang hoạt động, có một tỷ lệ rất lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Báo cáo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục thống kế cho thấy2: xét theo quy mô lao động cả nước chỉ có hơn 10 nghìn doanh nghiệp lớn, chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp DNNVV chiếm tới 98% trong tổng số doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới 74% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 24,1% Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đa số đều là các doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 99% trong tổng số doanh nghiệp siêu nhỏ và 93% trong số doanh nghiệp nhỏ) Các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu có quy mô nhỏ (46,13%), tiếp đến là quy mô siêu nhỏ (25,53%), doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 20,18%
Với số lượng đông đảo như vậy, khu vực DNNVV (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ3) đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Tổng số vốn đăng ký của các DNNVV (năm 2018) đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp Tổng quy mô vốn của các DNNVV chiếm khoảng 40,9% tổng nguồn vốn huy động vào sản xuất kinh doanh của toàn khu vực doanh nghiệp Hàng năm, các DNNVV cũng tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước4
Nhận thấy rõ vai trò của khu vực DNNVV, thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã liên tục khẳng định quan điểm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các DNNVV Tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020 đã đưa ra nhiệm vụ: “Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
1 http://www.sggp.org.vn/ca-nuoc-co-700647-doanh-nghiep-dang-hoat-dong-570221.html
2 Tổng cục thống kê (2018), Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017
3 Trong phạm vi của bài viết này, DNNVV được định nghĩa theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
4 Nhiều chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx? ItemID=2657 ;
Trang 2Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh” như một phần của việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế Tại Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng ta cũng đã khẳng định “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh
tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp”
Đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2016 về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 35 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2018 Đây là hành lang pháp lý quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV Việc ban hành những văn bản này đã cho thấy sự đề cao đối với vai trò của DNNVV và tính xuyên suốt, rộng khắp trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ DNNVV ở nước ta Trong đó, có sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành, các cơ quan quản lý nhà nước ở cả cấp trung ương và địa phương Các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội ngành nghề cũng tích cực hành động nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các DNNVV
Qua gần 3 năm thực hiện Nghị Quyết số 35 và hơn 1 năm triển khai Luật
hỗ trợ DNNVV, có thể thấy chủ trương hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của DNNVV đã được lan tỏa rộng khắp Trong lĩnh vực ngân hàng, với chức năng trung gian tài chính, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, việc hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV đã luôn được chú trọng triển khai với các giải pháp đồng bộ và hiệu quả
2 Các chương trình, chính sách của ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng
Tích cực thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về ưu tiễn hỗ trợ phát triển DNNVV, ngành ngân hàng đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động cho toàn ngành nhằm triển khai một cách mạnh mẽ và hiệu quả chủ trương hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng Có thể kể đến như: Quyết định số 1355/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2016 về việc Ban hành
Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 1178/ QĐ-NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2018 về viẹc Ban hành Chương trình hành
Trang 3động của ngành ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển năm
2018 và những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ Các kế hoạch, chương trình hành động đã đề ra nhiều giải pháp dựa trên nhiều góc độ hoạt động ngân hàng khác nhau, như là: cải thiện, minh bạch hóa thông tin tín dụng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các dịch vụ tài chính – ngân hàng; nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng; đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính, nhằm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành chính với NHNN, TCTD và nhiều giải pháp bổ trợ khác
Trong đó có thể kể đến nhiều chính sách tác động trực tiếp đến việc hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho DNNVV Cụ thể như là:
- Chính sách về lãi suất: Việc cấp tín dụng của các TCTD đối với
DNNVV cũng được thực hiện theo quy định chung (như Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015
và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng; Thông
tư số 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 quy định về hoạt động bao thanh toán TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ) Bên cạnh đó, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN
đã xác định DNNVV là một trong năm lĩnh vực ưu tiên mà ngành ngân hàng cần đầu tư vốn để phát triển, chú trọng triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng Do đó NHNN đã ban hành quy định trần lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển, trong đó có DNNVV, quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực này phải thấp hơn 1%-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường Thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của TTCP, với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, căn cứ cơ sở điều kiện, diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, từ tháng 7/2017, NHNN đã ban hành Quyết định số 1425/QĐ-NHNN điều chỉnh giảm 0,5% mức lãi suất này từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho đối tượng DNNVV tiếp cận vốn tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong năm 2018, NHNN tiếp tục chỉ đạo sát sao đối với các TCTD, yêu cầu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được NHNN thông báo, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân
Trang 4+ Chính sách hỗ trợ kết nối doanh nghiệp - ngân hàng: Đây là chương
trình mang tính thực tiễn cao, nhằm kết nối trực tiếp doanh nghiệp với ngân hàng, thông qua đó, giúp cho doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong quá trình vay vốn Chỉ tính đến cuối năm 2017 đã có gần 1070 hội nghị đối thoại giữa ngân hàng và các cấp chính quyền với doanh nghiệp được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đã tháo gỡ khó khăn cho hơn 130.000 doanh nghiệp với nhiều hình thức Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt khoảng 1.700.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay mới phổ biến ở mức 6-8%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 8-10%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn Các ngân hàng thực hiện gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ của khách hàng,… với dư nợ trên 95.000 tỷ đồng Hoạt động này vẫn tiếp tục được triển khai trong năm 2018 và đầu năm 2019 như một hoạt động định kỳ, thường xuyên của ngành ngân hàng Thông qua đó, đã tạo nên những hiệu ứng tích cực trong cả nước
+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ của các TCTD: NHNN đã chỉ đạo các TCTD xây dựng quy trình thu thập, khai
thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, hoạt động của khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, qua đó tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm, chương trình tín dụng với lãi suất hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, các NHTM đã chú trọng triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đào tạo dành cho DNNVV thông qua các chính sách cụ thể như: ban hành hệ thống các tài liệu tư vấn, hỗ trợ DNNVV trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý, hỗ trợ lập dự án đầu tư/phương án đầu tư kèm theo cẩm nang hướng dẫn chi tiết, mẫu biểu, hỗ trợ lập hồ sơ vay vốn ngân hàng…; phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức các khóa đào tạo lập kế hoạch kinh donah, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả
và tư vấn các giải pháp tài chính cho DNNVV; đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội DNNVV Việt Nam hỗ trợ DNNVV tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi; hợp tác cùng Trung tâm giao dịch CNTT&TT Hà Nội – Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội xây dựng Cổng thông tin hỗ trợ DNNVV, trong đó cung cấp những thông tin tin cậy kết hợp tư vấn trực tuyến cho DNNVV về môi trường pháp luật, thủ tục hành chính, thông tin thị trường, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…
+ Nâng cao chất lượng hạ tầng thông tin tín dụng: Thực hiện Đề án
phát triển Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (Trung tâm TTTD) được phê duyệt tại Quyết định số 1033/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 5 năm 2014,
Trang 5NHNN đã triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia cả về chiều rộng và chiều sâu; phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng; cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin Đến nay, Trung tâm TTTD Quốc gia đã hoàn thành xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế và từ tháng 7/2017 đã chính thức cung cấp sản phẩm xếp hạng tín dụng mới tới các TCTD, qua đó từng bước cải thiện, minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng vay được tiếp cận tín dụng bình đẳng trên thị trường tín dụng
3 Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV Việt Nam
Với việc thực hiện đồng bộ và quyết liệt những chính sách như trên, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV đã liên tục được cải thiện thể hiện trên cả hai khía cạnh: tổng dư nợ tín dụng cho DNNVV và tỷ lệ DNNVV tiếp cận được vốn ngân hàng
3.1 Dư nợ tín dụng cho DNNVV trong tổng tín dụng cho nền kinh tế
Các chính sách hỗ trợ như trên đã tạo điều kiện để giúp các DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng thuận lợi hơn Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV đã từng bước được cải thiện rõ rệt, từ mức 2,44% năm 2013 đã đạt tốc độ tăng trưởng 6,1% năm 2015, 13,21% năm 2017 và 13,5% năm 2018 Tính đến 31/12/2018 dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ toàn nền kinh tế
3.2 Tỷ lệ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thông qua các báo cáo khảo sát
Các kết quả khảo sát từ phía các DNNVV cho thấy rõ hơn tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng Cụ thể như sau:
a) Kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới
Dữ liệu thống kê từ Ngân hàng thế giới (Enterprise survey) cho thấy tỷ lệ
doanh nghiệp Việt Nam có khoản vay ngân hàng đạt 40,8% cao hơn so với trung bình thế giới (31,6%), trung bình khu vực châu Á và Thái Bình Dương (29,2%) và cao hơn nhiều nước trong cùng khu vực (xem thêm bảng 1) Đồng
thời tỷ lệ doanh nghiệp bị từ chối cho vay của Việt Nam cũng ở mức thấp (5,6%), thấp hơn Ấn Độ (12,9%), Thái Lan (33,8%) và Philipines (14,8%), nhưng cao hơn Indonesia (0,1%) và Malaysia (0%)
Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tại Việt Nam và các
nước
khoản vay tại ngân hàng
Tỷ lệ doanh nghiệp bị
từ chối khi nộp hồ sơ xin vay
Trang 6Ấn Độ 21,3 12,9
Trung bình khu vực
Châu Á Thái Bình
Dương
Nguồn: Ngân hàng thế giới, Enterprise Survey data
b) Kết quả khảo sát của các tổ chức trong nước
Vấn đề tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp cũng là vấn đề được quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan xây dựng chính sách ở trong nước Trong đó, tại bài viết này, tác giả chọn lựa sử dụng hệ thống báo cáo định kỳ của các cơ quan như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) để có được đánh giá trong một trong một thời gian dài hơn đối với vấn đề này Qua đó cho thấy:
- Tỷ lệ doanh nghiệp có tiếp cận các khoản vay ngân hàng tại các báo cáo nghiên cứu là khác nhau do quy mô và cách thức lựa chọn mẫu nghiên cứu Ví
dụ như năm 2015, theo báo cáo của VCCI tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ ngân hàng lần lượt đạt 40% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 62% đối với doanh nghiệp nhỏ, 74% đối với doanh nghiệp vừa và 81% đối với doanh nghiệp lớn Tuy nhiên, cũng trong năm 2015, báo cáo khảo sát của CIEM lại cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có nộp hồ sơ cho các khoản vay chính thức chỉ ở mức 25%
- Tuy nhiên, các báo cáo này đều cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2015 tỷ
lệ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay chính thức có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2013 nhưng đã có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2014, 2015.
Theo thống kê của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ ngân hàng đã giảm liên tục trong các năm 2010, 2011, 2012, tăng trở lại vào các năm 2013,
2014, 2015 Tuy nhiên, đến năm 2015 tỷ lệ này vẫn thấp hơn năm 2010 ở cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn (xem thêm bảng 2) Kết quả điều tra của CIEM cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có nộp hồ sơ cho các khoản vay phi chính thức liên tục giảm nhưng tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc có được khoản vay đã được cải thiện theo các báo cáo của CIEM trong các năm 2013-2015 (xem thêm bảng 3)
Bảng 2: Tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ ngân hàng (2010 – 2015)
Trang 72010 48 66 79 86
Nguồn: VCCI (2017), Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Bảng 3: Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay chính thức
Tỷ lệ doanh nghiệp có nộp hồ
sơ cho các khoản vay chính thức
Tỷ lệ doanh nghiệp gặp vấn đề trong việc có được khoản vay (trong số các doanh nghiệp nộp hồ sơ)
Nguồn: CIEM, Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa các năm 2009, 2011, 2015
Như vậy có thể thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng có thể thay đổi ở các thời điểm khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hoạt động của nền kinh tế thuận lợi hay không thuận lợi Tuy nhiên, xu hướng chung
là trong những năm gần đây tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với tín dụng ngân hàng đã gia tăng và ngày càng được cải thiện
4 Những hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV hiện nay và nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể thấy rằng việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định Có thể kể đến như là:
- Vẫn có sự chênh lệch giữa tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng trong nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
so với nhóm doanh nghiệp lớn Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp vẫn là một trong những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, và do vậy, sẽ tạo nên những bất lợi nhất định cho DNNVV Để giải quyết vấn đề này rõ ràng cần giảm tỷ trọng của nhân tố quy mô doanh nghiệp, trong khi đó gia tăng tỷ trọng của các nhân tố như năng lực tài chính, hiệu quả
Trang 8hoạt động… trong đánh giá rủi ro, thẩm định tín dụng, nhằm đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp Thay đổi quan điểm của TCTD về mức độ rủi ro của DNNVV, cũng như xây dựng các quy trình và phương thức thẩm định tín dụng hiệu quả hơn cho khách hàng DNNVV là một yêu cầu quan trọng để các TCTD có thể phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng cho DNNVV
- Vấn đề tài sản đảm bảo: đa số các khoản vay của DNNVV vẫn yêu cầu tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản đảm bảo là bất động sản Trong khi đó thì các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ với giá trị nhà xưởng, dây chuyền sản xuất không đáng kể Do đó, mở rộng danh mục tài sản có thể làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại TCTD, và phát triển các sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo phù hợp với yêu cầu
về quản trị rủi ro tại TCTD cũng là những vấn đề cần bàn đến
- Vấn đề về thủ tục vay: mặc dù các quy định pháp lý mới đã được ban hành gần đây (như thông tư số 39/2016/TT-NHNN) trong đó cho thấy xu hướng giảm đi các thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình cấp tín dụng của TCTD cho khách hàng Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng thủ tục đi vay còn rườm ra, quy trình và thời gian thẩm định lâu, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng là một vấn đề được nhắc đến
- Đối với vấn đề lãi và phí: việc giảm lãi và phí sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vốn Lãi suất cho vay đối với các DNNVV có thể giảm khi mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế giảm, thông qua ổn định lạm phát ở mức thấp, và tiếp tục giảm lãi suất huy động để giảm giá vốn đầu vào cho các TCTD
5 Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV trong giai đoạn hiện nay
Trên cơ sở một số vấn đề còn hạn chế như đã phân tích ở trên, các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV trong thời gian tới cần trập trung vào một số giải pháp như sau:
a) Giải pháp từ phía các TCTD
- Phát triển hệ thống TCTD an toàn, lành mạnh và đa dạng Trong đó, rõ ràng cần nâng cao hơn nữa vai trò của các định chế tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô để cung cấp đến DNNVV đa dạng hơn các sản phẩm tín dụng, cũng như bổ sung các thị trường mà NHTM không hướng tới
Trang 9- Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng gắn liền với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, cải thiện phương thức chấm điểm tín dụng nhằm xây dựng một phương thức chấm điểm tín dụng hiệu quả và phù hợp với những đặc thù của đối tượng khách hàng là DNNVV
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ là một trong những động lực quan trọng giúp các TCTD có thể tạo nên những đột phát trong hoạt động quản trị cũng như cung ứng dịch vụ, qua đó, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch Đây sẽ là một nhân tố có thể tạo nên những kết quả đột phá trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng nói chung và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nhóm khách hàng DNNVV nói riêng
b) Giải pháp từ phía DNNVV
- Minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp là một trong những vần rất quan trọng cần được đặt ra để có thể thúc đẩy việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV Trong đó, việc có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp như là thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin thuế, hải quan… sẽ là những thông tin hữu ích để TCTD có thể đưa vào mô hình chấm điểm tín dụng cho khách hàng, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng Bên cạnh đó, gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp, giúp TCTD có thể có được thông tin chính xác, nhanh chóng Việc tạo điều kiện để TCTD tiếp cận được các nguồn thông tin như trên sẽ là tiền đề quan trọng để các TCTD có thể đẩy mạnh hoạt động cung cấp tín dụng cho DNNVV
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực quản trị của DNNVV vẫn là nền tảng cơ bản nhất để doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng Vì suy cho cùng, TCTD cũng là đơn vị kinh doanh, dựa trên việc thu hút tiền gửi và cấp tín dụng để có được doanh thu và lợi nhuận Do đó, TCTD phải đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn Hơn thế nữa, khi cơ chế cấp tín dụng đảm bảo được việc cấp tín dụng dựa trên hiệu quả thực sự của các phương án kinh doanh thì chính hệ thống tín dụng lại trở thành một bộ lọc hiệu quả giúp cho phân bổ hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế
c) Giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước
Để có thể thúc đẩy, gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp, trước hết cần có sự chủ động và phát triển từ chính các chủ thể trong cuộc là doanh nghiệp và TCTD như đã chỉ ra ở trên Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần đóng vai trò thúc đẩy và tạo môi trường thuận lợi để
Trang 10các thành tố bên cung và bên cầu cùng phát triển, kết nối và đi đến được điểm chung (cung gặp cầu) Để thực hiện được vai trò đó, rõ ràng như quan điểm Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chỉ ra, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, bộ ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể
có liên quan Trong đó cần chú trọng:
- Giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát, tỷ giá vẫn là điều kiện quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của cả TCTD và doanh nghiệp Trong môi trường ổn định, các TCTD cũng có điều kiện để có thể gia tăng huy động vốn, nhất là vốn dài hạn Đồng thời các doanh nghiệp cũng có cơ sở ổn định hoạt động kinh doanh, cũng như xây dựng các kế hoạch kinh doanh dài hạn, trên cơ sở đó, các TCTD cũng thuận lợi hơn trong việc thẩm định để cho vay dài hạn
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, gia tăng khả năng để DNNVV có thể huy động vốn từ thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường
cổ phiếu và trái phiếu, qua đó giảm dần gánh nặng đối với thị trường tín dụng, phát triển cân đối thị trường tài chính quốc gia
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng, đồng thời nâng cao năng lực thực thi pháp luật Các vấn đề về tài sản đảm bảo, xử lý tài sản đảm bảo đã được các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý trong thời gian gần đây, tuy nhiên, sẽ cần được đẩy mạnh hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và TCTD trong quá trình đi vay và cho vay
- Tiếp tục rà soát cải thiện thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Thúc đẩy việc minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp thông qua các quy định về minh bạch thông tin, xây dựng và nâng cấp các hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, và tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD có thể truy cập tra cứu trên các cơ sở dữ liệu này