1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

130 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thuý Vân

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thuý Vân

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ THỊ LINH TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn “Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh

tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và

chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Trang 4

Đề thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn của quý Thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến:

Quý Thầy cô trong khoa Tâm lí học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, quý Thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và nghiên cứu hoàn thành luận văn này

TS Lê Thị Linh Trang – người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn, đã luôn hết lòng và tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tài liệu, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Quý Thầy Cô, BGH các Trường tiểu học Đống Đa, Trường Trần Quốc Toản, Bình Hoà và Trường tiểu học Cầu Xáng đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này

Các anh chị lớp Cao học Khoá 26 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và người thân

đã luôn ở bên và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Tác giả luận văn

Trang 5

STT Viết đầy đủ Viết tắt

Trang 6

Bảng 1.1 Phân chia các mức độ kỹ năng 23

Bảng 2.1 Thông tin khách thể 54

Bảng 2.2 Thang điểm đánh giá mức độ nhận diện các vấn đề liên quan đến XHTD 56

Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá mức độ ứng xử của HS tiểu học trong các tình huống giả định 58

Bảng 2.4 Thang điểm đánh giá mức độ kỹ năng phòng tránh XHTD 59

Bảng 2.5 Mức độ nhận diện các vấn đề liên quan đến XHTD 60

Bảng 2.6 So sánh mức độ nhận diện các vấn đề về XHTD của HS giữa các trường……… ………… 62

Bảng 2.7 So sánh mức độ nhận diện các vấn đề về XHTD giữa HS các khối lớp……… …… 63

Bảng 2.8. Nhận diện của HS về các biểu hiện hành vi XHTD 67

Bảng 2.9 Mức độ nhận diện đối tượng XHTD của HS tiểu học 68

Bảng 2.10 Mức độ nhận diện đối tượng có thể bị XHTD 70

Bảng 2.11 Mức độ nhận diện các bước của kỹ năng phòng tránh XHTD 71

Bảng 2.12 Mức độ nhận diện về quyền trẻ em 74

Bảng 2.13 Mức độ nhận diện về các đụng chạm an toàn và không an toàn của HS 75 Bảng 2.14 Mức độ nhận diện các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ XHTD 79

Bảng 2.15 Mức độ ứng xử của HS trong các tình huống giả định 81

Bảng 2.16 Mức độ ứng xử của HS trong từng tình huống cụ thể 82

Bảng 2.17 So sánh mức điểm giữa các tình huống có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ XHTD 87

Bảng 2.18 Tương quan giữa mức độ nhận diện các dấu hiệu nguy cơ XHTD

Trang 7

tình huống giả định 90

Bảng 2.20 So sánh tương quan giữa mức độ nhận diện XHTD và mức độ

ứng xử của HS 90

Bảng 2.21 Mức độ kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học 90

Bảng 2.22 So sánh mức độ kỹ năng phòng tránh XHTD giữa các trường 93

Bảng 2.23 Tương quan mức độ kỹ năng phòng tránh XHTD giữa các khối lớp 95

Bảng 2.24 Các biểu hiện của cha mẹ đến việc hướng dẫn kỹ năng phòng tránh

XHTD cho HS 96

Trang 9

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XHTD 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học và các vấn đề có liên quan ở nước ngoài 6

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học và các vấn đề có liên quan ở trong nước 12

1.2 Lý luận về kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của HS tiểu học 16

1.2.1 Lý luận về kỹ năng 16

1.2.2 Lý luận về XHTD trẻ em 24

1.2.3 Lý luận về kỹ năng phòng tránh XHTD 31

1.2.4 Lý luận về kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XHTD CỦA HS TIỂU HỌC TẠI TP HỒ CHÍ MINH 49

2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh 49

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh 49

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh 49

2.1.3 Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của HS một số trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 51

2.1.4 Tiêu chí và thang điểm đánh giá mức độ kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu học 52

Trang 10

2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của HS một

số trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 56 2.2.1 Mức độ nhận diện các vấn đề liên quan đến XHTD của HS một số

trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 56 2.2.2 Mức độ ứng xử của HS trong các tình huống giả định 74 2.2.3 Thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của HS một số trường tiểu học

tại Thành phố Hồ Chí Minh 84 2.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu

học tại Thành phố Hồ Chí Minh 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 11

sự an toàn của con người

Khi đối diện với các tình huống nguy hiểm, các hành vi xâm hại đặc biệt là XHTD nếu thiếu kỹ năng ứng phó, phòng tránh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh Ngoài ra, việc trang bị kỹ năng này giúp giảm thiểu các hậu quả ngoài ý muốn cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, giúp các em có đời sống an toàn và lành mạnh

Học sinh tiểu học với trình độ nhận thức còn hạn chế, kỹ năng phát triển chưa hoàn thiện thì việc ứng phó với nạn xâm hại tình dục là một thử thách rất lớn Thực tế thời gian gần đây, số ca xâm hại tình dục đã tăng lên đáng kể và để lại hậu quả rất nghiêm trọng Theo số liệu báo cáo từ buổi toạ đàm “Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tổ chức cho thấy trong 5 năm (2011 – 2015) cả nước xảy ra 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em Đặc biệt, thống kê của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho thấy số trường hợp trẻ

em bị người quen xâm hại rất cao, độ tuổi trung bình của trẻ bị xâm hại là 9 tuổi.Tuy nhiên, đây chỉ là những thống kê bề nổi, con số thực tế chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều Vấn nạn trên có thể dẫn đến những tổn thương sinh lý lẫn tâm lý nghiêm trọng đến học sinh Hậu quả của nó không dừng lại ở đó mà còn tiếp diễn một thời gian dài, thậm chí trong suốt cuộc đời của đứa trẻ, có thể dẫn đến những đảo lộn trong cuộc sống của chính các em, ảnh hưởng nặng nề đến gia đình và xã hội Chính vì vậy, việc học sinh tự biết bảo vệ mình, tránh các tình huống có nguy cơ XHTD là hoàn toàn cần thiết

Trang 12

Bên cạnh những học sinh biết cách bảo vệ bản thân mình, tố giác kẻ xâm hại thì vẫn còn những học sinh hoàn toàn không có kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình trước nạn xâm hại tình dục Thực tế cho thấy học sinh tiểu học còn rất bỡ ngỡ, lúng túng khi đối diện với các hành vi, tình huống XHTD Các em ứng phó chậm, chưa biết cách chống trả, phản ứng với các hành vi xâm hại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của học sinh

Có thể nói kỹ năng phòng tránh XHTD nói chung và kỹ năng phòng tránh XHTD cho học sinh tiểu học nói riêng thực sự rất quan trọng Kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học ở mức độ nào, biểu hiện ra sao trong các tình huống thực tiễn là câu hỏi khá lý thú cần được nghiên cứu, tìm hiểu và là vấn đề mang tính thời sự hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, phụ huynh, các nhà giáo dục trong việc trang bị

kỹ năng này một cách thiết thực, khoa học cho học sinh Hiện tại, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về kỹ năng nói chung nhưng rất ít nghiên cứu về kỹ năng phòng tránh XHTD đặc biệt là ở đối tượng học sinh tiểu học

Từ những cơ sở trên đề tài: “Kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh một số

trường tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học, bước đầu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng

phòng tránh XHTD của các em

3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học

3.2 Khách thể nghiên cứu

Học sinh cuối tiểu học (lớp 4, 5) ở một trường tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết nghiên cứu

Kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh một số trường Tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh đạt mức trung bình

Trang 13

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học trong đó yếu tố từ bản thân học sinh và yếu tố gia đình có ảnh hưởng khá nhiều

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: Kỹ năng, XHTD, kỹ năng phòng tránh XHTD, kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học

- Khảo sát thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Về đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số nội dung của kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học như: nhận diện các vấn đề về XHTD, phòng tránh các hành vi, tình huống XHTD

6.2 Về khách thể nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng học sinh cuối tiểu học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

7.1.1 Quan điểm hệ thống cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như: Khái niệm kỹ năng, xâm hại tình dục, kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

Đề tài dựa trên cấu trúc đã được xác lập để tiến hành xây dựng bảng hỏi, thiết

kế mẫu phỏng vấn, phiếu quan sát và bình luận thực trạng

7.1.2 Quan điểm thực tiễn

Việc thu thập số liệu thực tiễn, xử lý và phân tích để chứng minh cho lý luận về

kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học Từ đó đề xuất nâng cao kỹ năng

Trang 14

phòng tránh XHTD, giúp trẻ nâng cao kỹ năng của bản thân để tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm hại

7.1.3 Quan điểm logic lịch sử

Người nghiên cứu vận dụng quan điểm logic - lịch sử để xem xét và trình bảy lịch sử nghiên cứu về vấn đề kỹ năng phòng tránh XHTD theo tiến trình thời gian, phân tích, đánh giá, rút ra ưu điểm, hạn chế và đóng góp của các công trình trên

Từ đó, người nghiên cứu xác định mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, đối tượng, khách thể và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài: Kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh một số trường tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Thu thập các sách, báo, tạp chí, cẩm nang, các nghiên cứu trong và ngoài nước…

có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phân loại, tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận để từ đó thiết kế công cụ nghiên cứu và là cứ liệu cần thiết cho việc bình luận kết quả nghiên cứu

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Thiết lập bảng hỏi dành cho trẻ nhằm tìm hiểu về thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học và nguyên nhân của thực trạng này Đây là

phương pháp nghiên cứu chính của đề tài

Các câu hỏi chi tiết và cụ thể được cấu trúc thành một bảng câu hỏi điều tra, thông qua việc trả lời các câu hỏi, khách thể sẽ bộc lộ thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD

7.2.2.2 Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp bổ trợ nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Thông qua quan sát hoạt động rèn luyện kỹ năng của học sinh, người nghiên cứu ghi nhận lại sự linh hoạt, ứng xử phù hợp tình huống của học sinh và các tiến bộ trong xử

lý tình huống của trẻ cũng như cách trẻ nhìn nhận, đánh giá vấn đề

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Trang 15

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thêm dữ liệu về kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh Vì vậy, người nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn cả học sinh và phụ huynh và BGH nhà trường để đối chiếu và so sánh

- Mẫu phỏng vấn học sinh dùng để tìm hiểu rõ hơn mức độ, biểu hiện của kỹ năng phòng tránh XHTD, đặt ngẫu nhiên một vài tình huống liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Mẫu phỏng vấn phụ huynh dùng để tìm hiểu thêm về nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh tiểu học

- Mẫu phỏng vấn BGH để tìm hiểu thực tế HS và thu thập các thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cũng như các đề xuất, kiến nghị để cải thiện thực trạng

7.2.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 20.0 để xử lý các số liệu điều tra, từ đó đưa ra những kết luận phù hợp Đề tài sử dụng một số phép thống kê như: thống kê tần số, tỷ lệ phần trăm, tính điểm trung bình, tương quan, chi – square, Anova

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XHTD

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu

học và các vấn đề có liên quan ở nước ngoài

Trên thế giới, XHTD là vấn đề được quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau XHTD là một đề tài gây nhiều suy nghĩ và trăn trở để các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu và lý giải, đồng thời các tổ chức cũng vào cuộc để có những biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh như một kỹ năng thiết yếu trong sinh tồn và tự bảo vệ bản thân

Từ xa xưa, trong bộ luật mỗi quốc gia đều có điều khoản quy định xử phạt về các hành vi liên quan đến tình dục, đặc biệt với các hành vi XHTD trẻ em được quy định cụ thể và rất chặt chẽ Các quốc gia như Bỉ, Canada, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nga, … đều có các điều khoản riêng quy định xử phạt các hành vi này, đối với cả trẻ

em trai và trẻ em gái

Các tổ chức, các nhà hoạt động xã hội trên thế giới đều nỗ lực tuyên truyền công tác bảo vệ trẻ em bằng các ấn phẩm, các bài báo, các sách hướng dẫn cho các bậc cha mẹ giáo dục con cái phòng tránh XHTD Các nhà nghiên cứu cũng nỗ lực tìm hiểu và lý giải về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể xem xét các khuynh hướng như:

 Hướng nghiên cứu nhằm việc mô tả và đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng cũng như xây dựng mô hình về XHTD có các tác giả như:

Năm 1993, hai tác giả Danya Glaser và Stephen Frosh đã cho ra đời cuốn sách

“Lạm dụng tình dục trẻ em” (Child sexual abuse) đưa ra định nghĩa về hành vi XHTD

và liệt kê các hình thức XHTD nói chung đồng thời chỉ ra những cách để hướng dẫn các bậc cha mẹ giáo dục con cái thoát khỏi nạn XHTD

Năm 2009, David Finkelhor trong một nỗ lực nghiên cứu và lý luận về XHTD trẻ em đã định nghĩa khái niệm XHTD trẻ em cũng như cố gắng đưa ra mô hình giải thích cho vấn đề này Mô hình bao gồm 4 yếu tố: Cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự

Trang 17

cản trở và mất đi phản xạ có điều kiện Điều này góp phần lý giải cho hành vi và sự phức tạp của đối tượng XHTD trẻ em [24]

 Hướng nghiên cứu nhằm lý giải hành vi XHTD dựa trên các lý thuyết và chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan như:

Năm 2000, tác giả Annie Cossins đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tính dục, nam tính và XHTD và mối quan hệ giữa các hành vi XHTD cũng như các vấn đề liên quan khác đến tình dục và giới tính

Trong khi đó, các tác giả Karen J Terry và Jennifer Tallon trong tác phẩm

“Lạm dụng tình dục trẻ em: Tổng quan cơ sở lý thuyết” (Child sexual abuse: A review of literature) lại tìm hiểu và lý giải hành vi XHTD trẻ em của nam giới bằng hành vi tình dục lệch chuẩn thông qua các lý thuyết sinh học, tâm lý học và xã hội học Từ đó, việc tìm hiểu nguyên nhân hành vi cũng góp phần đưa ra những giải pháp phòng tránh phù hợp hơn nhằm bảo vệ trẻ em

Cùng với việc nghiên cứu, các chương trình tuyên tuyền nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ trẻ em cũng được tiến hành trên quy mô rộng với sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau

Tác giả K.J.Zwi tiến hành nghiên cứu “Chương trình nền tảng giáo dục về phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em” với hơn 5000 HS tiểu học và trung học ở các nước Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ Chương trình bao gồm việc giảng dạy về các quy định an toàn, các bộ phận riêng tư,

sở hữu thân thể để trẻ phân biệt được các loại đụng chạm an toàn và không an toàn Chương trình sử dụng phối hợp rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như diễn tập, đóng vai, thảo luận, thực hành… Sau can thiệp, kết quả cho thấy có hiệu quả nhất định trong việc gia tăng nhận thức và kỹ năng cho HS trong việc phòng chống lạm dụng tình dục

Tác giả O’ Grad Ron trong cuốn “Lạm dụng tình dục trẻ em – nỗi phẫn uất của cộng đồng: Hưởng ứng chương trình Quốc tế phòng chống tệ nạn xã hội (1995) đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nhằm kêu gọi sự quan tâm và huy động sự nỗ lực của toàn xã hội cho cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn và diệt trừ tệ nạn XHTD đang ngày càng gia tăng thành thảm hoạ Tác giả đề cập đến các vấn đề như việc trẻ em làm nô

Trang 18

lệ, nạn mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em qua biên giới, nguy cơ lây nhiễm AIDS… để cảnh báo và huy động sự góp sức của toàn xã hội

Trong một nghiên cứu tổng quát của tổ chức WHO “Lạm dụng tình dục và bỏ

bê trẻ em dành cho các bậc cha mẹ và những người chăm sóc” (Child abuse and neglect by parents and other caregivers) cũng đưa ra bức tranh tổng quát về xâm hại trẻ em, phân loại và khu trú rõ hành vi XHTD trẻ em ở các mức độ, đồng thời hướng dẫn các bậc cha mẹ và người chăm sóc cách giáo dục và rèn luyện kỹ năng này cho trẻ Nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố liên quan đến những tổn thương của một đứa trẻ

bị XHTD, cách để giáo dục và ngăn ngừa tệ nạn này

Hiệu ứng truyền thông đã có tác dụng to lớn, bên cạnh việc nâng cao kỹ năng phòng tránh XHTD cho trẻ em thì các nhà xã hội học, tâm lý học cũng đưa ra những nghiên cứu nhằm hỗ trợ nạn nhân của tệ nạn này

Năm 2007, các tác giả Miller, K.L., Dove, M.K., Miler, S.M trong tài liệu

“Hướng dẫn cho nhân viên tư vấn về lạm dụng tình dục trẻ em: Phòng ngừa, báo cáo

và xử lý các chiến lược” đã cung cấp những kiến thức và kỹ năng đào tạo cho nhân viên tư vấn bao gồm việc chỉ ra dấu hiệu và triệu chứng, hậu quả của lạm dụng tình dục, trách nhiệm báo cáo pháp lý và đạo đức, phát triển các chương trình phòng chống và điều trị Nhân viên tư vấn đóng vai trò như người ủng hộ, các chuyên gia phòng ngừa, phóng viên bắt buộc và các chuyên gia điều trị trong công tác ngăn chặn thực trạng XHTD diễn ra cho hàng triệu trẻ em nước Mỹ

Tác giả John Frederick (2010) trong một nghiên cứu ở các nước Đông Nam Á

“Lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em trai ở Đông Nam Á – Tổng kết các kết quả nghiên cứu” (Sexual abuse & exploitation off boys in South Asia – A review of research findings) đã chỉ ra, trẻ em ở mọi nhóm tuổi đều có nguy cơ bị XHTD, trong

đó trẻ mẫu giáo thì chỉ được phát hiện XHTD khi có những biểu hiện tổn thương về sức khoẻ và thể chất, do đó kẻ XH cũng ít bị trừng phạt hơn [24]

Tác giả Paris Goodyear – Brown năm 2011 cho xuất bản cuốn sách “Sổ tay lạm dụng tình dục trẻ em – Xác định, đánh giá và xử lý” (Handbook of child sexual abuse: Identification, assessment and treament) với nỗ lực cùng các nhà nghiên cứu, các chuyên gia khác để cung cấp những phát hiện về triệu chứng, cách điều trị và

Trang 19

phòng ngừa XHTD trẻ em Cuốn cẩm nang như một tài liệu quý báu để xác định, đánh giá các vấn đề liên quan đến XHTD, thông qua đó để nhìn nhận XHTD và các vấn đề liên quan từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau

Tác giả Cynthya Crosson – Tower trong cuốn sách “Hiểu lạm dụng và bỏ vê trẻ em” lại cho một cái nhìn toàn diện về ngược đãi trẻ em với lịch sử các trường hợp cụ thể và dưới cái nhìn của một nhân viên bảo vệ trẻ em Cuốn sách còn giải thích các thủ tục pháp lý và làm thế nào để các chuyên gia khác nhau tham gia vào quá trình bảo vệ trẻ em và điều trị

Với những nỗi đau mà XHTD để lại, việc hàn gắn và chữa trị là vô cùng quan trọng và cấp thiết, cần sự thấu hiểu và hỗ trợ từ nhiều phía Chính các nạn nhân bị XHTD cũng bắt đầu có những chia sẻ để giúp đỡ chính mình và những nạn nhân khác Việc chính nạn nhân nhìn lại quá khứ và nỗi đau sẽ là những chia sẻ chân thực nhất và hữu hiệu nhất để góp vào tiếng nói chung nhằm đẩy lùi tệ nạn này, giúp các nạn nhân XHTD chữa trị thành công, không tiếp tục là nạn nhân của các tệ nạn khác Hai tác giả Cynthia L Mather và Kristina E Debye năm 2008 cho ra đời cuốn sách “Lạm dụng tình dục – hàn gắn và vượt qua nỗi đau” được chia sẻ bởi chính nạn nhân của hành vi loạn luân Những trang viết chân thực về cảm xúc, nỗi đau và thương tổn mà chính tác giả đã trải qua gây xúc động mạnh cho người đọc, đồng thời tác giả cũng việc mô tả rõ những cách thức để vượt qua nỗi đau và hàn gắn vết thương để tiến tới một cuộc sống lành mạnh Hai tác giả này đã cùng nhau sáng lập chương trình “Hàn gắn nỗi đau bị lạm dụng tình dục” ở hạt Baltimore và vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình ở bang Maryland, Mỹ

Nỗ lực ngăn ngừa XHTD bằng việc trang bị các kỹ năng cần thiết đề ứng phó

và phòng tránh cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và làm rõ

Đề tài “Phương pháp dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ” (Teaching personal safety skills to young children) của tác giả Sandy K Wurtele và Julie Sarno Owens thuộc khoa Tâm lý, Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO, Mỹ được tiến hành nghiên cứu trên 406 trẻ mẫu giáo nhằm xác định mức độ kỹ năng an toàn cá nhân, phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao kỹ năng an toàn cho trẻ

Trang 20

Năm 2012, đề tài “Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo” của các tác giả

là giảng viên trường Đại học Ulianov đã đưa ra nhận định: Báo cáo của tội phạm trẻ

em đã chứng minh về sự thụ động của trẻ khi đối mặt với sự nguy hiểm Giáo viên và phụ huynh cần lựa chọn hình thức, nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ để qua đó, dạy trẻ cách phòng tránh những mối đe doạ, sự nguy hiểm trong thực tế, nếu gặp phải thì trẻ có thể biết cách xử lý và tự bảo vệ chính mình

Từ các kết quả nghiên cứu đưa ra cho thấy, trẻ em nhỏ tuổi là đối tượng có nguy

cơ bị XHTD cao, các nhà giáo dục, các lực lượng xã hội đã có những hành động cần thiết nhằm trang bị kỹ năng cho trẻ em tự bảo vệ chính mình đồng thời hướng dẫn các bậc cha mẹ giáo dục kỹ năng này cho trẻ tại nhà

Năm 2013, tác giả Bạch Băng cùng các đồng tác giả đã biên tập bộ sách

“Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ chính mình” nhằm giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân thông qua 60 tình huống an toàn được chia thành các chủ đề khác nhau trong đó có chủ đề an toàn thân thể, hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân

Tác phẩm “45 cách tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong xuất bản năm

2011 giúp trẻ em nhận biết rõ hơn nơi an toàn và nơi nguy hiểm, giúp các em nêu cao tình thần cảnh giác, hướng dẫn cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm tạm thời để rèn luyện, nâng cao khả năng tự bảo vệ chính mình

Sách “Quà tặng bảo vệ - Giữ trẻ em và thanh thiếu niên an toàn” (Protecting the Gift – Keeping children and teenagers safe (And parents sane) của tác giả Gavin de Becker đã chỉ ra những giải pháp thiết thực giúp các bậc cha mẹ hướng dẫn trẻ tự biết bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm, cũng như những dấu hiệu và cách thức

để nhận ra và phòng tránh kẻ XHTD

Trong cuốn sách “Nâng cao những đứa trẻ có thể tự bảo vệ chính mình” (Raising kids who can protect themselves) của hai tác giả Debbie và Mike Gardner đã chia sẻ những cách thức dạy trẻ xác định và thoát khỏi tình huống nguy hiểm, làm thế nào để bảo vệ bản thân an toàn khi không có người lớn bên cạnh

Năm 2016, tác giả Jayneen Sanders và Yael Clark xuất bản cuốn cẩm nang “An toàn con yêu” cung cấp những kiến thức rõ ràng và sắc nét về nạn XHTD trẻ em,

Trang 21

đồng thời chỉ rõ dấu hiệu nhận biết trẻ bị XHTD và những nguyên tắc chung để hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình, phòng tránh XHTD

Ngoài ra, các tổ chức xã hội và bảo vệ trẻ em, các tổ chức dịch vụ cộng đồng dịch vụ trẻ em của các quốc gia trên thế giới như UNICEF, WHO, World Vision, Phúc lợi trẻ em Child Welfare… đều xuất bản các sổ tay, cẩm nang, các đoạn phim hướng dẫn bảo vệ và phòng ngừa XHTD trẻ em, kết hợp cùng các chiến dịch vận động các quốc gia hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân Những năm gần đây, khi những vụ XHTD trẻ em có xu hướng gia tăng báo động, tổ chức UNICEF đã phát hành các đoạn video clip như “How to tell your child” để hướng dẫn rất cụ thể và rõ ràng về cách thức giáo dục cho trẻ em cách phòng tránh các tình huống XHTD, tổ chức UNFPA cũng đẩy mạnh truyền thông qua các trang mạng xã hội, các website chính thống cùng các đoạn phim nhằm đầy mạnh việc bảo vệ trẻ em khỏi XHTD

Các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và các kỹ năng ứng phó với thiên tai, động đất, các tình huống nguy hiểm… được tiến hành rộng rãi Kỹ năng phòng tránh XHTD cũng được đề cập và huấn luyện nhưng là một phần nhỏ trong chương trình

Tại các quốc gia như Cộng hoà Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều chương trình huấn luyện kỹ năng sống nói chung cũng như kỹ năng an toàn và tự bảo vệ bản thân với những bài học một cách thực tế Năm 1979, Giáo sư về sức khoẻ cộng đồng, chuyên gia cấp cao về Tâm lý học, Trưởng khoa Phát triển kỹ năng sống thuộc Đại học Cornell, Mỹ Gilbert J Botvin cùng với các cộng sự đã lập nên một chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 7 – 19 tuổi Chương trình quan tâm đến nhiều kỹ năng khác nhau trong đó có kỹ năng

tự bảo vệ bản thân nhằm giúp người học từ chối các lời rủ rê sử dụng chất gây nghiên, nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán

“Chương trình phát triển trẻ em” của nhà Tâm lý học Eric Schaps được xây dựng theo hướng lồng ghép các nội dung giáo dục xúc cảm xã hội vào toàn bộ hoạt động học tập nhằm ngăn ngừa sự xâm kích và bạo lực ở trẻ em, tiến hành trên nhiều trường tiểu học khác nhau đặc biệt là các trường nằm trong khu phố nghèo khổ

Trang 22

Chương trình cho những kết quả đáng khích lệ làm giảm bớt các hành vi xâm kích hướng trẻ tới các hành vi được thừa nhận về mặt xã hội

Các chương trình kỹ năng bắt đầu đi sâu vào các kỹ năng giúp trẻ phát huy năng lực bản thân, hiểu biết về những cảm xúc bản thân đề có khả năng chế ngự, ứng phó

và giải quyết với các tình huống xung đột, các tình huống nguy hiểm

Chương trình Giáo dục xúc cảm PATHS được Domitrovich, Greenberg, Cortes

và Kusche phát triển rẻn luyện năng lực xúc cảm – xã hội do các giáo viên tiến hành trong trường tiểu học và mẫu giáo nhằm rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng xã hội, hiểu biết về các cảm xúc, khả năng chế ngự bản thân, khả năng giải quyết các xung đột…

Chương trình phát triền kỹ năng xúc cảm – xã hội SEAL cũng được tiến hành cho các HS đầu bậc tiểu học các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng kết bạn, lắng nghe, chia sẻ và nhận biết cảm xúc, quản lý cảm xúc trong các tình huống xung đột… bằng những phương pháp đặc biệt, HS được quan sát các kỹ năng xã hội ở những người khác và sau đó bắt đầu áp dụng vào thực tiễn theo cách riêng của mình

Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về XHTD và các vấn đề liên quan từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau Công tác tuyên truyền, quảng bá cho các chiến dịch vì trẻ em được tiến hành và lan ra rộng rãi các quốc gia Những lớp tập huấn cho các bậc PH, người chăm sóc và các thầy cô giáo để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, rẻn luyện và phát triển kỹ năng phòng tránh XHTD cho trẻ

em Các nghiên cứu về kỹ năng sống nói chung và kỹ năng phòng tránh XHTD nói riêng cũng được tiến hành nghiên cứu và phát triển thành các chương trình giáo dục khác nhau

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng phòng tránh XHTD của HS tiểu

học và các vấn đề có liên quan ở trong nước

Những năm gần đây, kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh XHTD là một trong những thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều Các ban ngành, các tổ chức giáo dục, xã hội bước đầu dành sự quan tâm nhất định cho vấn đề này

Cẩm nang thoát hiểm “Chạm trán với kẻ quấy rối xâm hại tình dục” xuất bản năm 2011 của tác giả Thu Trang đã nêu rõ các dạng xâm hại, những quyền lợi và

Trang 23

cách thức để phòng tránh XHTD tại các môi trường khác nhau Tác giả cũng đề cập đến những cách thức để xử lý và vượt qua nếu bị XHTD

Nhiều tác phẩm đề cập đến việc phòng tránh XHTD như một kỹ năng thiết yếu mang tính sống còn mà trẻ em cần được trang bị ngay từ khi còn nhỏ Tác giả Mã Ngọc Thanh với cuốn sách “Giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học” năm 2014 đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của trẻ em, những biến đối khác biệt của trẻ trong độ tuổi mới lớn Tác giả cũng đưa ra những tình huống tiêu biểu nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn về giới tính để từ đó giáo dục đạo đức và tự bảo vệ mình cho trẻ

Tác giả Huyền Linh trong cuốn sách “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà”, “Cẩm nang tự vệ an toàn ra ngoài” đã hướng dẫn chi tiết cho trẻ cách thức xử lý các tình huống thiếu an toàn với bản thân Các tình huống này đều gần gũi với cuộc sống của trẻ em

Tác giả Nguyễn Lan Hải với cẩm nang “Giáo dục giới tính giúp trẻ tránh bị xâm hại” đã cung cấp những kiến thức cơ bản về XHTD, luật bàn tay và những nguyên tắc chung để hướng dẫn trẻ em phòng tránh XHTD

Gần đây nhất, tác giả Phạm Thị Thuý đã biên tập cẩm nang “Phòng tránh XHTD cho con – Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn” là một tác phẩm cần thiết và hữu ích không chỉ cho các bậc cha mẹ mà cho cả trẻ em để chống lại nạn XHTD đang ngày càng gia tăng Với những hình ảnh sinh động, dễ hiểu cùng những câu chuyện thực tế đã giúp cẩm nang gần gũi và là tác phẩm cần thiết chỉ ra những nguyên tắc, những cách thức để phòng tránh XHTD

Ngoài ra, Phạm Thị Thuý cùng tác giả Tuấn Hiển đã cho xuất bản cuốn sách

“Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh” năm 2016 nhằm trang bị những kiến thức và

kỹ năng phòng vệ cần thiết khi đối mặt với các tình huống nguy hiểm như: bắt cóc, trộm, cướp, lừa gạt, XHTD và đi lạc

Tác giả Vũ Thu Hương đã cùng với đồng nghiệp in 120.000 sổ tay phòng tránh xâm hại và bắt cóc trẻ em, phát miễn phí trên toàn quốc năm 2016 Sổ tay với nội dung đơn giản, hình ảnh trực quan sinh động truyền tải các nội dung về quy tắc vòng tròn, quy tắc đồ lót và các biện pháp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại

Trang 24

Tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách “Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” năm 2012 đã đưa ra 9 tình huống phổ biến trong cuộc sống mà trẻ có thể gặp nguy hiểm cùng với những biện pháp giúp phụ huynh, giáo viên hướng dẫn, giáo dục cho trẻ

Đồng thời, các hội thảo khoa học và báo cáo chuyên đề về phòng chống XHTD trẻ em được tổ chức thường xuyên và quy mô hơn

Năm 1998, phối hợp với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Truyền thông, giáo dục, phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em” cho 20 tỉnh thành phố tại hai miền Hội thảo đã phân tích thực trạng và nguyên nhân của lạm dụng tình dục trẻ em, đề ra các giải pháp và vận động chương trình bảo vệ trẻ em Những năm tiếp theo, các tổ chức đoàn hội như Sở Lao động – Thương binh và xã hội, học viện Cảnh sát nhân dân, Ban Văn hoá – xã hội… thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm kịp thời nắm bắt tình hình và có những đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế

Bên cạnh đó, các tổ chức như UNICEF, UNFPA cũng tiến hành tìm hiểu và có những báo cáo về nạn XHTD trẻ em ở Việt Nam Tổ chức Tầm nhìn thế giới đã phát triển dự án Tuổi thơ – Chương trình phòng ngừa XHTD trẻ em trong hoạt động du lịch tại 4 nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014 đã có những tác động to lớn đến hiệu quả phòng chống nạn XHTD tại Việt Nam Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức cho cộng đồng, trang bị kỹ năng cho các doanh nghiệp đã góp phần xây dựng một môi trường du lịch an toàn hơn cho trẻ em Các tài liệu hướng dẫn, tập huấn cũng thay đổi rất nhiều quá trình tiếp cận công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam Chương trình “Bạn hữu trẻ em” trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2010 – 2016 được thực hiện ở các tỉnh Đồng Tháp, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, An Giang

và Tp Hồ Chí Minh lồng ghép giữa giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ Các bài học về kỹ năng từ chối – nói không với những cám dỗ cuộc sống, giúp trẻ em biết tự bảo vệ mình trước các nguy cơ như

ma tuý, XHTD, bóc lột sức lao động…

Trang 25

Một số công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề kỹ năng sống, XHTD cũng đã được triển khai

Các đề tài kỹ năng sống của các tác giả như: Trần Trọng Thuỷ, Đào Thị Oanh, Huỳnh Văn Sơn, Mai Hiền Lê, Nguyễn Hữu Long, Huỳnh Lâm Anh Chương đã có những nghiên cứu bài bản và mang tính thực tiễn nhằm tìm hiểu kỹ năng sống của học sinh ở các độ tuổi khác nhau

Nghiên cứu về kỹ năng xã hội được tiến hành trên đối tượng học sinh tiểu học tại 6 tỉnh và thành phố cho kết quả tỷ lệ HS tiểu học có kỹ năng thích ứng xã hội ở mức cao còn thấp, tỷ lệ HS tiểu học thiếu hụt về kỹ năng thích ứng xã hội chiếm khoảng 17.7% mẫu nghiên cứu Nhà trường, thầy cô giáo và nội dung giáo dục trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kỹ năng xã hội của HS tiểu học [21]

Tác giả Lê Thị Linh Chi với đề tài “Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi XHTD trẻ em” năm 2007 tìm ra những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố khi đối mặt với nguy cơ XHTD

Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên phối hợp cùng Viện nghiên cứu và phát triển xã hội tiến hành khảo sát trên

320 HS lớp 10, 11 của ba trường tại Hà Giang, Quảng Ninh và Tp Hồ Chí Minh cho thấy những kết quả cụ thể về phản ứng của HS khi bị quấy rối, lạm dụng tình dục Năm 2010, hai tác giả Phạm Xuân Thông và Võ Văn Thắng nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu tình hình bị lạm dụng tình dục ở HS Trung học phổ thông tại Thành phố Nha Trang” trên 688 HS và đưa ra được thực trạng bị lạm dụng tình dục ở HS Kết quả cho thấy, cả nam và nữ sinh đều có tỷ lệ bị XHTD khá cao trong đó tỷ lệ nữ sinh

bị XHTD cao hơn nam sinh

Năm 2006 trong “Lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam: Báo cáo cuối cùng về khái niệm, bản chất và phạm vi lạm dụng trẻ em ở Việt Nam” của tổ chức UNICEF

đã chỉ ra tình trạng trẻ em bị xâm hại và bạo hành phổ biến hơn ở các trường giáo dưỡng và các cơ sở tập trung, trẻ em đường phố so với các môi trường khác Báo cáo cũng thống kê những số liệu về trẻ em bị lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục thậm chí

Trang 26

bị ép buộc phải làm việc trong ngành thương mại tình dục Báo cáo nhấn mạnh, các con số thống kê chỉ là bề nổi, thực tế còn rất nhiều trường hợp chưa phát hiện [29]

Đề tài “Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Hương mang đến một góc nhìn khác về XHTD, nhấn mạnh đến yếu tố lỏng lẻo trong pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng đến tác động ngăn chặn tội phạm này diễn ra Đề tài cũng đề xuất những biện pháp nhất định để nâng cao tính chặt chẽ trong luật pháp Việt Nam nhằm xử lý các tội phạm XHTD

Năm 2014, khảo sát “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giấc mơ thành sự thật” được Action Aid Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển phối hợp thực hiện nhằm thu thập ý kiến của hơn 2.000

cư dân tại địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề quấy rối tình dục Kết quả khảo sát cho biết, 87% phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị quấy rối và có tới 89% nam giới và người từng chứng kiến những vụ việc này Các hành vi quấy rối tình dục thường thấy bao gồm huýt sao, trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bề ngoài, nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và sờ mó một cách cố ý vào người đối phương [43]

Ngoài ra, có nhiều khảo sát và điều tra của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức về bảo vệ quyền trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trên địa bàn các tỉnh thành trong cả nước trên các đối tượng như trẻ em đường phố, trẻ em trong các trại nuôi dưỡng, trẻ khuyết tật, nhóm yếu thế

Tóm lại, tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về XHTD, kỹ năng sống, kỹ năng mềm và các kỹ năng khác cũng như các đề tài về phòng tránh XHTD nhưng số lượng các đề tài nghiên cứu sâu về phòng tránh XHTD nói chung và kỹ năng phòng tránh XHTD nói riêng còn hạn chế về số lượng, đặc biệt là trên nhóm khách thể là HS tiểu học

1.2 Lý luận về kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của HS tiểu học

1.2.1 Lý luận về kỹ năng

1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng

Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là “thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” [27]

Trang 27

Trong Tiếng Anh, kỹ năng được dịch thành “Skill” Từ điển Oxford định nghĩa

“skill” là “khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện” [35]

Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [17]

Theo từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng biên soạn, kỹ năng là “năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng Ở mức độ kỹ năng, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng Kỹ năng được hình thành qua luyện tập” [9]

Từ điển Tâm lý học của A.M Colman định nghĩa, kỹ năng là “sự thông thạo, hiểu biết chuyên môn sâu, là khả năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định; cụ thể là một cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành” [8]

Như vậy, khái niệm kỹ năng được nhìn nhận từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau Việc làm rõ những điểm chung và điểm khác biệt trong từng khái niệm nhằm đi đến một cách hiểu nhất quán về kỹ năng được sử dụng trong đề tài này

Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan điểm khác nhau về kỹ năng:

- Quan niệm thứ nhất xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động

Từ điển Tâm lý học của Mỹ do tác giả J.P Chaplin chủ biên (1968) định nghĩa

kỹ năng là “thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn” [6]

Các tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh cho rằng:

“Kỹ năng là những hành động được hình thành do sự bắt chước trên cơ sở của tri thức mà có, chúng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của ý thức, sự tập trung chú ý, cần tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể” [3]

Trang 28

Còn tác giả Trần Trọng Thuỷ trong quyển “Tâm lý học lao động” cũng cho rằng

kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là

có kỹ thuật của hành động, có kỹ năng [8]

Có thể thấy, trong loại quan niệm này, các tác giả có khuynh hướng xem trọng mặt kỹ thuật thực hiện thao tác và kết quả hành động Thế nhưng, xem xét cách hiểu như trên xuất hiện hai vấn đề Thứ nhất, sự mô tả chính xác chỉ đối với những kỹ năng đơn giản mà thao tác có thể quan sát được Riêng các kỹ năng phức tạp thì luôn đòi hỏi có sự nỗ lực trí tuệ căng thẳng và khó có thể tự động hoá được Thứ hai, nếu quan niệm kỹ năng chỉ là những kỹ năng đơn giản thì khi giải quyết mối quan hệ giữa

kỹ năng và năng lực sẽ không lý giải được vấn đề cấu trúc năng lực và sự hình thành năng lực Rõ ràng, kỹ năng đơn giản chưa thể xem là năng lực, khi đó kỹ năng chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ của năng lực

- Quan niệm thứ hai xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con người

Từ điển Tiếng Nga (1968) định nghĩa, kỹ năng là “khả năng làm một cái gì đó, khả năng này được hình thành bởi tri thức, kinh nghiệm” [22] Hai nhà nghiên cứu

K.K Platonov và G.G Golubev (1977) cũng cho rằng kỹ năng là năng lực của một người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều

kiện mới và trong một khoảng thời gian tương ứng Đồng thời,“kỹ năng luôn được nhận thức Cơ sở tâm lý của nó là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và phương thức thực hiện hành động” A.V Petrovxki cho rằng “Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm được, những thói quen và kinh nghiệm” [17] Cụ thể hơn, tác giả viết: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay kinh nghiệm đã

có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật

và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định, được gọi là

kỹ năng”

Từ điển Tâm lý học của Liên Xô cũ (1983) định nghĩa: “Kỹ năng là giai đoạn giữa của việc nắm vững một phương thức hành động mới – cái dựa trên một quy tắc (tri thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương ứng với tri thức đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kỹ xảo” [8]

Trang 29

Như vậy, theo những quan điểm trên, kỹ năng được nhìn nhận cả ở những kỹ năng mang tính phức tạp Kỹ năng được khẳng định là năng lực vận dụng tri thức cũng đồng nghĩa với việc khẳng định kỹ năng là một mức độ của năng lực Nói cách khác, một người có kỹ năng thì người đó đang hình thành một năng lực tương ứng với kỹ năng đó Chính vì vậy, tác giả Đặng Thành Hưng (2004) cho rằng kỹ năng là một phần quan trọng trong cấu trúc năng lực [16] Còn tác giả Huỳnh Văn Sơn, trong một nghiên cứu đã cho rằng kỹ năng có nhiều dạng, có những kỹ năng khá đơn giản,

nhưng cũng có những kỹ năng rất phức tạp Và “Những kỹ năng có thể chia thành những kỹ năng chung và những kỹ năng chuyên biệt Ví dụ: Trong công việc, những

kỹ năng chung có thể kể đến là: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và

kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tự thúc đẩy bản thân và những kỹ năng khác, trong khi những kỹ năng chuyên biệt có thể hữu dụng chỉ trong một nghề nhất định Kỹ năng thường yêu cầu một hoàn cảnh và những tác động ngoại cảnh nhất định để đánh giá mức độ kỹ năng được thể hiện và được sử dụng” [31] Tác giả Huỳnh Văn Sơn cũng khẳng định: “Một kỹ năng không bao giờ đứng riêng lẻ mà luôn có sự tham gia của các kỹ năng khác có liên quan” [30]

Từ những quan điểm trên cho thấy, kỹ năng không chỉ là thao tác mà còn là biểu hiện của năng lực mà còn là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn

có tính đến những điều kiện nhất định Có thể thấy, cách xem xét kỹ năng thiên về năng lực của con người để thực hiện các công việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kỹ thuật hành động trong đó, bởi chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách thuần thục thì mới có kết quả công việc chất lượng Vì vậy, trong

đề tài này người nghiên cứu đồng ý với khái niệm về kỹ năng của tác giả Vũ Dũng trình bày trong từ điển Tâm lý học vì đã có sự kết hợp của hai quan điểm trên

Trong luận văn này, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là khả năng vận dụng có

hiệu quả những tri thức, kinh nghiệm về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những hành vi tương ứng một cách hiệu quả

 Đặc điểm kỹ năng:

Trang 30

Biểu hiện cuối cùng của kỹ năng được thể hiện thông qua việc chủ thể thực hiện được hành động để giải quyết nhiệm vụ một cách có hiệu quả Hành động có kỹ năng được thực hiện dựa trên sự hiểu biết cách thức tiến hành các thao tác, từ đó, các nhà khoa học đã đưa ra các đặc điểm của kỹ năng: [23]

- Kỹ năng có tính đầy đủ: Kỹ năng được hoàn thiện với đầy đủ các yếu tố: tri thức về lĩnh vực hành động (hiểu biết về ý nghĩa, mục tiêu, cách thức hành động…) kinh nghiệm thực hiện hành động được tích luỹ qua quá trình rèn luyện, hứng thú và cảm xúc tích cực nảy sinh trong quá trình thực hiện hành động

- Kỹ năng có tính thuần thục: Việc hình thành kỹ năng được xem là kết thúc khi người học có khả năng tự mình thực hiện một cách thuần thục kỹ năng mà không cần đến sự định hướng hay hướng dẫn của giáo viên Tính thuần thục của kỹ năng thể hiện rõ động cơ và mục đích của việc học tập kỹ năng Nó vừa thể hiện khả năng tiếp thu vừa thể hiện sự nỗ lực rèn luyện của người học để đạt đến việc hình thành bền vững kỹ năng đã có

- Kỹ năng có tính linh hoạt: Việc thể hiện kỹ năng đã được hình thành không phải là

sự rập khuôn máy móc mà đó chính là việc người học phát huy khả năng quan sát, tìm hiểu, đánh giá nhanh chóng một tình huống xảy ra, phản ứng lại một cách hợp lý

và ít bị tác động nhất về mặt cảm xúc Khi kỹ năng được hình thành thì người học có khả năng vận dụng những gì đã học được một cách linh hoạt vào các tình huống khác nhau Sự linh hoạt này thể hiện ở sự kết hợp giữa cái được học và những cái xuất phát

từ chính bản thân mình Đó là sự kế thừa giữa cách giải quyết cũ và hướng mới Qua việc rèn luyện tính linh hoạt, người học cũng sẽ rèn luyện được khả năng phản ứng nhanh chóng trong việc nắm bắt cơ hội hoặc giải quyết vấn đề Điều đó có thể giúp

họ trở thành người có tư duy nhạy bén và quyết đoán hơn

- Kỹ năng có tính sáng tạo: Là sự thể hiện cao nhất của việc hình thành, củng cố và phát triển kỹ năng Để sáng tạo phải có chuyên môn sâu về các vấn đề liên quan, đồng thời vận dụng, tìm kiếm những điều mới mẻ và kết hợp chúng theo những cách thức độc đáo mà trước đó không ai tưởng tượng được

Bên cạnh đó, nói đến kỹ năng, người ta thường hay nhắc đến khái niệm “kỹ xảo” Nhưng nếu kỹ xảo có mức độ tham gia của ý thức khá ít, thậm chí trong nhiều

Trang 31

trường hợp có khi không cảm thấy sự tham gia của ý thức và đôi khi có thể kiểm tra bằng cảm giác vận động, tầm tri giác mở rộng thì kỹ năng có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

- Trong kỹ năng, ý thức đóng vai trò tích cực và thường trực Trong quá trình thực hiện một hành động, chủ thể thực hiện một kỹ năng nào đó thì chính chủ thể luôn sử dụng ý thức để nhận biết được các thao tác và hành động cụ thể

- Khi thực hiện kỹ năng, chủ thể phải sử dụng các loại tri giác khác nhau để kiểm tra các thao tác thực hiện

- Trong kỹ năng, tùy vào từng mức độ kỹ năng của mỗi chủ thể mà các thao tác được thực hiện đầy đủ, chính xác đến mức độ nào Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ năng, thường những động tác thừa, động tác phụ chưa được loại trừ

- Trong kỹ năng, có sự thống nhất giữa tính ổn định và tính linh hoạt: nghĩa là kỹ năng không nhất thiết gắn liền với một đối tƣợng nhất định, mà trong trường hợp kỹ năng ở mức độ cao thì chủ thể có khả năng di chuyển linh hoạt và dễ dàng sang đối tượng mới

1.2.1.2 Các mức độ kỹ năng

Mỗi nhà nghiên cứu có một cách phân chia khác nhau về mức độ của kỹ năng Nhưng đa phần các tác giả đều phân chia kỹ năng thành năm mức độ từ những kỹ năng ban đầu đến kỹ năng đạt ở mức độ hoàn hảo

Theo quan điểm của V.P Bexpalko, có năm mức độ kỹ năng sau:[8]

- Mức độ 1: Kỹ năng ban đầu

Người học đã có kiến thức về nội dung một dạng kỹ năng nào đó và trong những tình huống cụ thể khi cần thiết, người học sẽ có thể tái hiện được những thao tác, hành động nhất định nào đó Tuy nhiên, ở mức độ kỹ năng ban đầu này thì người học thường chỉ thực hiện được yêu cầu của kỹ năng này dưới sự hướng dẫn của người dạy

Trang 32

tình huống quen thuộc và chưa di chuyển được sang những tình huống mới

- Mức độ 3: Kỹ năng trung bình

Người học tự thực hiện thành thạo các thao tác đã biết trong các tình huống quen thuộc Tuy vậy, việc di chuyển của các kỹ năng sang các tình huống mới còn hạn chế

- Mức độ 4: Kỹ năng cao

Một sự khác biệt thể hiện kỹ năng ở mức độ cao là người học đã tự lựa chọn các

hệ thống các thao tác, các hành động cần thiết trong các tình huống khác nhau Bên cạnh đó, người học đã biết di chuyển kỹ năng trong phạm vi nhất định

- Mức độ 5: Kỹ năng hoàn hảo

Đây là mức độ cao nhất của kỹ năng Người học nắm được đầy đủ hệ thống các thao tác, hành động khác nhau, biết chọn lựa những thao tác, hành động cần thiết và ứng dụng chúng một cách thành thạo trong các tình huống khác nhau mà không gặp khó khăn gì

Trong từ điển rút gọn các khái niệm Tâm lí học của Nga và cũng là quan niệm của tác giả K.K Platonov và G.G Golubev, đưa ra năm mức độ hình thành kỹ năng như sau:[8]

Bảng 1.1 Phân chia các mức độ kỹ năng

1 Mức độ 1 Có kỹ năng sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử

và sai, dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm

2 Mức độ 2 Biết cách thực hiện hành động nhưng không đầy đủ

3 Mức độ 3 Có những kỹ năng chung nhưng còn mang tính chất rời rạc,

riêng lẻ

4 Mức độ 4 Có những kỹ năng chuyên biệt để hành động

5 Mức độ 5 Vận dụng sáng tạo những kỹ năng trong các tình huống khác

nhau

Trang 33

1.2.1.3 Sự hình thành kỹ năng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành

kỹ năng

Kỹ năng được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động Để có thể hoạt động hiệu quả, con người phải có kỹ năng và kỹ năng chỉ có thể phát triển thông qua thực tiễn hoạt động

Tác giả Robert J Srernberg (2003) ở Đại học Yale thừa nhận: “Thực chất của

sự hình thành kỹ năng là tạo điều kiện để chủ thể nắm vững một hệ thống phức tạp các bước, các thao tác và làm sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong các tình huống, các nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể” [17]

Vì vậy, muốn hình thành kỹ năng, cần thực hiện được các yêu cầu cơ bản sau:

- Giúp chủ thể biết cách tìm tòi và từ đó nhận biết những thông tin đã biết, chưa biết cần phải thu thập cũng như mối quan hệ giữa chúng

- Giúp chủ thể hình thành một mô hình khái quát để giải quyết nhiệm vụ Đồng thời, trên cơ sở đó, chủ thể có sự liên tưởng đến các đối tượng cùng loại

- Giúp chủ thể xác lập được mối liên hệ giữa mô hình khái quát và các kiến thức tương ứng để từ đó có thể tự chọn lựa được những thao tác, hành động đúng đắn

và phù hợp để hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp hơn nảy sinh trong các trường hợp khác

Để hình thành được một kỹ năng hay làm cho quá trình hình thành kỹ năng hiệu quả, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng Sự hình thành

kỹ năng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đây:

 Nội dung của nhiệm vụ:

Nội dung nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa sẵn hay bị che phủ bị những yếu

tố phụ nào đó và làm lệch hướng tư duy và ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng Chính vì thế, để hình thành kỹ năng hiệu quả, cần thiết lập thao tác xác định nội dung của nhiệm vụ sao cho thật rõ ràng và cụ thể Nhất thiết cần trả lời những câu hỏi như:

Trang 34

nhiệm vụ đó là nhiệm vụ gì, thực hiện nhiệm vụ đó nghĩa là thực hiện những yêu cầu

cụ thể nào

 Tâm thế và thói quen của chủ thể

Một minh chứng rõ nét nhất về sự ảnh hưởng của tâm thế đến sự hình thành kỹ năng đó là những HS đã sẵn sàng tham gia vào việc học tập một môn học thì sẽ dễ dàng hình thành những kỹ năng liên quan đến môn học này Vì thế, tạo ra một tâm thế thuận lợi, tích cực sẽ giúp chủ thể hình thành kỹ năng một cách dễ dàng hơn Ngoài ra, yếu tố thói quen đôi khi là một yếu tố thuận lợi, nhưng cũng có thể là một yếu tố bất lợi trong một số trường hợp cần hình thành kỹ năng Do vậy, khi hình thành kỹ năng, cần chú ý đến việc phát huy những thói quen sẽ hỗ trợ cho việc hình thành kỹ năng và tiến hành làm thay đổi một thói quen nào đó nếu nó là yếu tố cản trở cho quá trình hình thành kỹ năng

 Khả năng tư duy

Trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ, thông thường chủ thể phải vận dụng rất nhiều những thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp… để nhận biết nội dung nhiệm vụ Do vậy, khả năng phân tích, khái quát hóa đối tượng… tốt thì quá trình hình thành kỹ năng sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn Do vậy, khi hình thành

kỹ năng, cũng cần phải lưu ý đến nội dung nhiệm vụ, các yếu tố thuộc về chủ thể như: tâm thế, thói quen, khả năng tư duy Cũng cần chú ý rằng những khó khăn trong việc hình thành một kỹ năng nào đó là làm cách nào để chủ thể nhận dạng được các kiểu nhiệm vụ, tìm kiếm, phát hiện những thuộc tính và những mối quan hệ vốn có trong từng nhiệm vụ để lựa chọn và sử dụng đúng đắn, phù hợp những thao tác, hành động thực hiện mục đích nhất định

Trang 35

sức khoẻ, tính mạng và khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn” [38]

Theo Tổ chức Tầm nhìn thế giới của Chính phủ Úc trong dự án Tuổi thơ, xâm

hại trẻ em “là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ [39].

Cụ thể hơn, Luật bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) cho

rằng xâm hại trẻ em là “bất cứ việc làm nào dù có hành động hay không của cha mẹ hoặc người chăm sóc gây tổn hại nghiêm trọng về mặt thể chất, cảm xúc, xâm hại tình dục, bóc lột tình dục hoặc dẫn đến cái chết” [48].

Trong khi đó, tại Hội nghị tham vấn của WHO về Phòng chống xâm hại trẻ em

(1999) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Xâm hại hoặc ngược đãi trẻ em bao gồm tất

cả các hình thức ngược đãi về thân thể và/hoặc tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng hoặc đối xử một cách xao nhãng hoặc bóc lột vì mục đích thương mại hay mục đích khác, dẫn đến sự tổn hại hoặc nguy cơ tổn hại đến sức khoẻ, sự sống còn phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ diễn ra trong bối cảnh giữa trẻ em và người xâm hại có mối quan hệ trách nhiệm, niềm tin hoặc quyền hành” [10]

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tất cả các hình thức xâm hại trẻ em nhưng chưa đưa ra một định nghĩa chung về xâm hại trẻ em hoặc bạo hành với trẻ em mà chỉ

có thuật ngữ “xâm phạm trẻ em” Tuy nhiên, Luật trẻ em năm 2016 đã chỉnh sửa, bổ

sung và đưa ra khái niệm “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng

vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [29]

Như vậy, bất cứ hành động hay cử chỉ, lời nói nào của bất cứ người nào dẫn đến nguy cơ gây tổn hại sức khoẻ, nhân phẩm hay sự phát triển của trẻ đều là hành vi xâm hại trẻ em Bất kì hành vi nào lôi kéo trẻ em vào các hoạt động liên quan đến tình dục

dù được trẻ đồng ý hay không đều là XHTD trẻ em

b Các hình thức xâm hại trẻ em

Trang 36

Theo Tổ chức Tầm nhìn thế giới trong dự án Tuổi thơ đã phân chia xâm hại gồm 4 hình thức chủ yếu: xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và xao nhãng [38].

Cụ thể hơn, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra các hình thức xâm hại trẻ em bao gồm: ngược đãi thể chất, tinh thần, xao nhãng, xâm hại tình dục hoặc bóc lột trẻ em vì bất

cứ mục đích nào [38]

 Xâm hại thể chất

Bất cứ hành động nào dù cố ý hay không hoặc các hành động dùng vũ lực, các biện pháp trừng phạt, kỷ luật gây thương tích thân thể cho trẻ như: đánh đập bằng tay, gậy, roi hoặc các công cụ khác, cốc đầu, phát vào mông, đùi hoặc bắt nhịn ăn Xâm hại thể chất cũng bao gồm các hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như: cố ý tạo

ra các triệu chứng hoặc bệnh tật ở trẻ, gây ngộ độc, cháy, bỏng, đuối nước, nghẹt thở

 Xâm hại tinh thần

Xâm hại tinh thần là sự ngược đãi tình cảm hoặc các hành vi mang tính chất gây

sợ hãi hoặc nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ Các hành vi xâm hại tinh thần trẻ em có thể bao gồm việc quát tháo, sỉ nhục, chỉ trích, đe doạ, la mắng trẻ hoặc các thông tin chuyển tải đến trẻ rằng các em vô giá trị, không đáng được yêu quý hoặc các em chỉ có giá trị khi đáp ứng được yêu cầu của người khác

 Xâm hại tình dục

XHTD là việc dụ dỗ hoặc lôi kéo, ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục mà trẻ không đủ khả năng, ý thức và tâm thế để quyết định Nó có thể bao gồm các hành vi như: XHTD qua lời nói, cho trẻ xem phim hoặc các ấn phẩm

có nội dung đồi truỵ, sờ mó bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ, ép trẻ sờ mó vào cơ thể người khác… Bất cứ hành vi nào có liên quan đến hoạt động tình dục dù trẻ có đồng

ý hay không đều là hành vi XHTD trẻ em

 Xao nhãng, ngược đãi

Đây là những hành vi thờ ơ hoặc không quan tâm, không chăm sóc trẻ hoặc phớt lờ các nhu cầu cơ bản của trẻ, bỏ mặc, không giám sát trẻ tránh các tình huống gây nguy hiểm Điều này bao gồm các hành vi như: không quan tâm nhu cầu học tập,

Trang 37

nhu cầu được yêu thương, được chăm sóc sức khoẻ, không tắm rửa, thay quần áo, cho trẻ ăn uống… Tóm lại, các hành vi phớt lờ, không đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ trong các lĩnh vực thể chất, tinh thần, sức khoẻ, học tập đều là các hành vi xao nhãng trẻ em

Việc ngược đãi cũng bao gồm các hành vi bắt ép trẻ làm việc quá nhiều ảnh hưởng tới việc vui chơi, học tập của trẻ, sử dụng trẻ như một nô lệ, bóc lột sức lao động của trẻ

1.2.2.2 XHTD trẻ em

a Định nghĩa

Xâm hại tình dục là một trong những hình thức xâm hại trẻ em ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí có thể kéo dài đến suốt đời Có rất nhiều mô tả về định nghĩa XHTD của các tổ chức khác nhau, sau đây là một số định nghĩa phổ biến:

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) định nghĩa: “XHTD trẻ em là mọi hành

vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến luật pháp hay các giá trị văn hoá của cộng đồng sở tại” [38].

Luật bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa XHTD

trẻ em bao gồm những hành vi: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc sử dụng áp lực

để bắt trẻ tham gia hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em” [48]

Theo tổ chức Y tế thế giới, XHTD trẻ em là “ việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm: sờ

mó, làm tranh/ảnh/video tình dục có trẻ em; ép buộc trẻ em quan hệ tình dục với nhau hoặc với người lớn” [48]

Theo Tổ chức chống các hành vi đối xử tàn nhẫn với trẻ em ở Anh (NSPCC)

định nghĩa, XHTD là “việc bắt buộc hoặc dụ dỗ trẻ em hoặc thanh thiếu niên tham

Trang 38

gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm cả hoạt động mại dâm dù có sự đồng ý của trẻ em hay không”

Định nghĩa này còn chỉ rõ, các hành vi XHTD có thể bao gồm cả hành vi giao cấu hoặc không như hôn, sờ mó, âu yếm bộ phận sinh dục hoặc ngực của trẻ; giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng” [52].

Trong tài liệu “Chạm trán với kẻ quấy rối - xâm hại tình dục”, tác giả Thu Trang cho rằng, XHTD có nghĩa là một kẻ nào đó thực hiện các hành vi tình dục theo cách có hại hoặc không được sự đồng ý của đối tượng [41]

Tác giả Finkelhor (2009) định nghĩa, XHTD trẻ em bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Theo định nghĩa này, người phạm tội hoặc có hành vi XHTD trẻ em có thể là người lớn, quen biết hoặc không quen biết với trẻ em, là thanh niên hoặc trẻ em khác Theo định nghĩa này, bên cạnh hành vi XHTD có giao cấu còn bao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội

và nạn nhân thậm chí không tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm, tán tỉnh, gạ gẫm…[10]

Tóm lại, bất kể có sự đồng ý của trẻ em hay không thì việc dụ dỗ, ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục, bao gồm cả việc tiếp xúc thể xác hoặc không tiếp xúc như hôn, âu yếm, sờ mó, bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục đều được xem là xâm hại tình dục

Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp những quan điểm khác nhau về XHTD, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đồng quan điểm với định nghĩa XHTD

của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc: XHTD trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các

hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến luật pháp hay các giá trị văn hoá của cộng đồng sở tại

b Các hành vi XHTD trẻ em

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại các hành vi XHTD, mỗi cách phân loại dựa vào những cơ sở nhất định

Trang 39

Theo tài liệu của nước Úc, XHTD có thể về thể xác, lời nói hoặc cảm xúc và bao gồm các hành vi sau: [50]

- Hôn hoặc nắm tay trẻ em trong một tư thế mang tính gợi dục

- Phô bày bộ phận sinh dục cho trẻ thấy

- Có quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi

- Nói về tình dục một cách trực tiếp với trẻ chưa trưởng thành hoặc dưới lứa tuổi thích hợp để nói về tình dục

- Gọi điện những cuộc điện thoại khiêu dâm hoặc có những lời nói khiêu dâm với trẻ

- Gửi tin nhắn qua điện thoại hoặc gửi thư điện tử mang tính chất khiêu dâm cho trẻ

- Âu yếm trẻ em một cách gợi dục

- Liên tục xâm phạm vào sự riêng tư của trẻ

- Xâm phạm vào vùng kín của trẻ bằng bộ phận sinh dục, bằng tay hoặc bất cứ vật gì khác

- Quan hệ tình dục bằng miệng

- Hiếp dâm

- Loạn luân

- Cho trẻ xem phim ảnh, tạp chí hoặc các hình ảnh, các trang mạng khiêu dâm

- Bắt ép trẻ em trình diễn hoặc tạo các tư thế khiêu dâm

- Đụng chạm vào những bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ

- Chụp ảnh trẻ không mặc quần áo vì những mục đích khác nhau

Trang 40

- Sờ mó trẻ hoặc ép buộc trẻ sờ mó vào các bộ phận trên cơ thể mình nhằm thoả mãn tình dục

- Nhìn trộm hoặc ép buộc trẻ phô bày cơ thể hoặc bộ phận sinh dục trước người khác

XHTD cũng bao gồm các hành vi sau: [39]

- Làm những hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em

- Ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục

- Ép buộc trẻ em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn

Tóm lại, dựa trên định nghĩa XHTD, có thể có rất nhiều cách phân loại các hành

vi XHTD Tuy nhiên, bất cứ việc làm nào dù là hành động hay lời nói mang tính chất

dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục mà trẻ không đủ nhận thức, tâm thế để hiểu hoặc vi phạm đến luật pháp đều được xem là hành vi XHTD

Trên cơ sở đó, tác giả xin khu trú lại các hành vi XHTD trong nghiên cứu này như sau:

- Lời nói: Nói chuyện một cách tục tĩu hoặc mang tính chất khiêu dâm với trẻ

Ngày đăng: 07/11/2019, 06:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w