1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rối loạn ám ảnh

153 31 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Rối loạn ám ảnh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Lệ Giang

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU CỦA

THÂN NHÂN BỆNH NHI BỎNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Lệ Giang

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU CỦA

THÂN NHÂN BỆNH NHI BỎNG BỆNH VIỆN

NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VÕ THỊ TƯỜNG VY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực Luận văn có trích dẫn phỏng vấn và công bố kết quả của một trường hợp lâm sàng, những trích dẫn này đã có sự đồng ý chấp thuận của thân nhân bệnh nhi bỏng

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Sau một quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình này

Với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo

TS Võ Thị Tường Vy, cô đã tận tình hướng dẫn và động viên Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy/Cô thuộc khoa Tâm lí học trường Đại học

Sư phạm TP Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho Tôi Tôi cũng gởi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại học trường Sư Phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo môi trường cho Tôi được học tập và phát triển kiến thức chuyên môn

Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đơn vị khoa Phỏng, đơn vị Chỉ đạo tuyến và đơn vị Nghiên cứu khoa học của bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tạo cơ hội và điều kiện để Tôi được thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện

Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới các bạn học viên Cao học khóa 26 ngành Tâm lí học, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã luôn động viên và hỗ trợ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BVNĐ1 : Bệnh viện Nhi Đồng 1

ICD – 10 : Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới

(Intermational classification of diseases)

DSM : Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn sức khoẻ tâm thần (Diagnostic

and Statistical Manual of Mental Disorders)

PTSD : Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post traumatic stress disorder)

RLLA : Rối loạn lo âu

SAS : Thang lượng giá lo âu Zung (The Zung Self Rating Axiety Scale)

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

SD : Độ lệch chuẩn

ĐTB : Điểm trung bình

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Danh mục các chữ cái viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI BỎNG 9

1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9

1.2.Những vấn đề lý luận về RLLA 19

Chương 2 THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI BỎNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 48

2.1.Giới thiệu khái quát về khoa Phỏng bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh 48

2.2.Tổ chức nghiên cứu thực trạng 49

2.3.Kết quả nghiên cứu thực trạng 56

2.3.1 Thực trạng RLLA ở thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP HCM 56

2.3.2 Đặc điểm của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP HCM có RLLA 58

2.3.3 Thực trạng sự tự đánh giá tình trạng sức khỏe và tình trạng RLLA của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM 67

2.3.4 Thực trạng biểu hiện RLLA ở thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM 74

2.3.5 Cách thức ứng phó RLLA của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM 83

2.3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng RLLA ở bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM 84

2.3.7 Những mong muốn của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM nhằm ứng phó với tình trạng RLLA 90

2.3.8 Phân tích trường hợp 94

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỐI LOẠN LO ÂU Ở THÂN NHÂN BỆNH NHI BỎNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 102

3.1.Cơ sở đề xuất biện pháp 102

3.1.1 Cơ sở lý luận 102

3.1.2 Cơ sở thực tiễn 104

Trang 7

3.2.Một số biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu RLLA ở thân nhân bệnh nhi

bỏng BVNĐ1 TP.HCM 1053.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của thân nhân bệnh nhi bỏng về tai

nạn bỏng và ảnh hưởng thương tích bỏng để lại cho đứa trẻ và gia

đình 1063.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao kỹ năng để thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1

TP.HCM ứng phó với RLLA 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển Trong đó bỏng là tai nạn thương tích thường gặp trong đời sống hàng ngày Trẻ em luôn là đối tượng chịu tác động nhiều nhất của bỏng và tỷ lệ trẻ bị bỏng chiếm từ 32% tới 65,8% tổng số nạn nhân bỏng Hàng năm, trên thế giới, bỏng chiếm tỷ lệ cao trong những tai nạn tại nhà ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ [18, tr.65] Tại Việt Nam, theo Lê Thế Trung tại Viện Bỏng Quốc Gia cho thấy số lượng bệnh nhi bỏng có xu hướng tăng Trong 13 năm (từ 1985 tới 1998), Viện Bỏng Quốc Gia điều trị 5721 bệnh nhi bỏng Nhưng trong khoảng 3 năm (từ

2005 tới 2007), số lượng này đã lên tới 3703 bệnh nhi Tai nạn bỏng để lại những hậu quả lâu dài về mặt thể chất, tinh thần và việc thực hành các chức năng xã hội không chỉ cho bệnh nhi mà còn cả gia đình của bệnh nhi bỏng Và các triệu chứng của rối loạn lo âu đã được báo cáo có ở 43% đến 69% cha mẹ của bệnh nhi bỏng ở giai đoạn cấp tính (Kent, 2000; Phillips & Rumsey, 2008) Thậm chí các triệu chứng lo âu phát triển đáng kể và tồn tại trầm trọng hơn so với những cha mẹ có trẻ gặp những thương tích và bệnh tật khác (Kent, King và Cochrane, 1999)

Phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực này trước đây có xu hướng tập trung vào những tác động sinh lý và tâm lý của thương tích bỏng cho bệnh nhi Cùng với sự phát triển của nền y học nói chung và tâm lý học nói riêng, một số nghiên cứu về thương tích bỏng đã bắt đầu quan tâm đến thương tích bỏng ở bệnh nhi là sự kiện gây căng thẳng và lo âu cho thân nhân đặc biệt là cha mẹ chúng (Byrne, 1986; Cella, 1988; Mason & Hillier, 1993; Mason & Hillier, 1993; Rizzone, Stoddard, 1994) Thân nhân thường trải qua những phản ứng lo lắng, bất an, sợ hãi, tức giận và đau khổ Hoặc có thể cảm thấy mơ hồ về tương lai, lo lắng về cơn đau ở bệnh nhi và không biết điều gì

sẽ xảy đến Họ có thể cảm thấy tội lỗi và thất vọng khi những gì họ làm cho bệnh nhi không thể đủ hay quá tải Rất nhiều thân nhân cảm thấy áp lực khi cố gắng cân bằng mọi thứ từ công việc, chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân cùng việc trông nom bệnh

Trang 9

nhi Đồng thời, nguồn căng thẳng và có thể phát triển thành rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng có thể do sự phức tạp của vết bỏng, do thân nhân chứng kiến những thủ thuật y tế đau đớn, hay do thiếu vắng sự hỗ trợ của gia đình và xã hội cũng như khó khăn trong việc chăm sóc hồi phục tại nhà và đối phó với sự kỳ thị về vết sẹo của bệnh nhi [35] Chính vì thế, việc quan tâm đến nhu cầu và tình trạng sức khỏe tâm thần của thân nhân bệnh nhi bỏng, mà trong phạm vi nghiên cứu này, là các biểu hiện của rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng, là điều hoàn toàn cần thiết

Cuối cùng, vào năm 2013 Tôi có cơ hội được tham dự vào chương trình nâng đỡ cho thân nhân bệnh nhi khoa phỏng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, được dịp tiếp cận với thân nhân bệnh nhi và lắng nghe chia sẻ của họ về một số vấn đề khó khăn khi chăm sóc bệnh nhi bỏng Quá trình tham dự giúp Tôi nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng đỡ tâm lý mang lại cho thân nhân bệnh nhi trong việc giảm đau buồn, lo lắng và trấn an tinh thần của họ; qua đó có tác dụng tích cực cho quá trình hồi phục của bệnh nhi đang được chăm sóc đặc biệt trong khoa phỏng

Với tất cả những lý do trên, Tôi quyết định chọn đề tài: Biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh làm

luận văn tốt nghiệp Tôi hy vọng nghiên cứu này có đóng góp nhỏ vào việc nhận diện

và xây dựng chương trình hỗ trợ tâm lý cho thân nhân bệnh nhi bỏng; qua đó cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần cho thân nhân và làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhi bỏng

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM, đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng

3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

3.2 Khách thể nghiên cứu

Thân nhân của bệnh nhi bỏng tại TP.HCM thỏa các điều kiện:

 Là thành viên trong gia đình bệnh nhi

Trang 10

 Độ tuổi mong đợi từ 18 tuổi trở lên

 Tham gia tự nguyện vào nghiên cứu

 Không có tiền sử với các rối loạn tâm thần

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Giới hạn khách thể nghiên cứu: Toàn bộ những thân nhân đang chăm sóc bệnh nhi bỏng được điều trị nội trú tại khoa Phỏng – Chỉnh hình BVNĐ1 TP.HCM (trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2017) có biểu hiện rối loạn lo âu

4.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại khoa Phỏng – Chỉnh hình BVNĐ1, TP.HCM

4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu biểu hiện RLLA ở thân nhân bệnh nhi bỏng ở 4 phương diện: biểu hiện về mặt cảm xúc, biểu hiện về mặt nhận thức, biểu hiện về mặt hành vi và biểu hiện về mặt sinh lý

5 Giả thuyết khoa học

5.1 Đa số thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM có những biểu hiện của rối

loạn lo âu

5.2 Chia sẻ với các thân nhân bệnh nhi bỏng khác là một trong những cách giúp thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về RLLA, biểu hiện RLLA ở thân nhân bệnh nhi 6.2 Xác định thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

6.3 Phân tích một trường hợp thân nhân bệnh nhi bỏng có RLLA để minh họa cụ thể

về biểu hiện của RLLA

6.4 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Cơ sở phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở một số quan điểm phương pháp luận cơ bản của tâm lý như sau:

Trang 11

7.1.1 Quan điểm hệ thống cấu trúc

Khi nghiên cứu về các biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM phải xem xét các biểu hiện rối loạn lo âu một cách toàn diện ở các mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi và sinh lý Đồng thời xác định được các yếu tố tác động đến tình trạng rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng

7.1.2 Quan điểm lịch sử - logic

Quan điểm này được vận dụng để đánh giá, luận giải và dự đoán các biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi trong sự nảy sinh, phát triển, biến đổi và trong sự tác động qua lại của các yếu tố tác động đến tình trạng rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

7.1.3 Quan điểm thực tiễn

Xuất phát từ thực tiễn thương tích bỏng xảy ra ở trẻ ngày càng gia tăng và gây ra những hậu quả về thể chất và tinh thần nặng nề cho những đứa trẻ Tai nạn bỏng còn là

sự kiện gây căng thẳng cho gia đình và một tỷ lệ khá lớn của các bậc cha mẹ mô tả có các triệu chứng tâm lý như rối loạn căng thẳng sau sang chấn, rối loạn lo âu và trầm cảm sau thương tích bỏng của trẻ Để cung cấp sự chăm sóc toàn diện cho bệnh nhi bỏng, việc đi sâu nghiên cứu về tình trạng sức khỏe tâm thần của thân nhân bệnh nhi

mà cụ thể là những biểu hiện rối loạn lo âu ở họ là cần thiết để tạo điều kiện cho sự hồi phục nhanh chóng ở bệnh nhi bỏng

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Trang 12

 Phân tích, tổng hợp và khái quát các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp trắc nghiệm

a) Mục đích

Xác định thực trạng rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

và sàng lọc những thân nhân bệnh nhi bỏng có biểu hiện rối loạn lo âu

b) Nội dung

Người nghiên cứu sử dụng thang đo lo âu do William W.K Zung xây dựng năm 1971, được gọi tắt là SAS (The Zung Self Rating Anxiety Scale)

 SAS là thang lượng giá về mức độ lo âu ở người trưởng thành

 SAS đã được chỉnh lý trên người Việt Nam và được sử dụng khá phổ biến tại các Bệnh viện Tâm thần và trong nghiên cứu khoa học

c) Cách tiến hành

 Tiến hành gặp gỡ các thân nhân bệnh nhi bỏng để thông tin về đề tài, mục đích, phương pháp tiến hành, tính bảo mật, những lợi ích và rủi ro khi tham gia nghiên cứu

 Thực hiện phiếu tự nguyện tham gia nghiên cứu cho thân nhân bệnh nhi bỏng

 Thực hiện thang đo lo âu SAS tại đơn vị khoa Phỏng – Chỉnh hình BVNĐ1 TP.HCM

 Xử lý kết quả thang đo lo âu SAS

7.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a) Mục đích

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thân nhân bệnh nhi bỏng thực hiện trực tiếp tại khoa phỏng BVNĐ1 TP.HCM nhằm tìm hiểu những biểu hiện rối loạn lo âu cụ thể cùng những yếu tố tác động đến tình trạng rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng

b) Nội dung

 Khảo sát thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở các mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi và sinh lý ở thân nhân bệnh nhi bỏng

Trang 13

 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng như:

 Điều kiện kinh tế - hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe của thân nhân bệnh nhi bỏng

 Mức độ bỏng của bệnh nhi

 Sự hỗ trợ xã hội cho thân nhân bệnh nhi bỏng

 Sự nâng đỡ của các thân nhân bệnh nhi khác

 Thời gian được tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhi bỏng

 Mức độ tiếp nhận thông tin về tình hình của bệnh nhi bỏng

 Chỉnh sửa bảng khảo sát và xây dựng bảng khảo sát chính thức

 Thực hiện khảo sát với bảng chính thức trên khách thể thân nhân bệnh nhi bỏng

 Thông tin về mục đích phỏng vấn và vai trò của người phỏng vấn

Giải thích về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy ghi âm, sổ ghi chép

 Phỏng vấn

 Tiến hành ghi chép hay gỡ băng sau khi phỏng vấn

7.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Trang 14

a) Mục đích

Phân tích và minh họa một trường hợp thân nhân bệnh nhi bỏng có rối loạn lo âu, qua

đó có thêm tư liệu cụ thể và trực quan về những biểu hiện RLLA ở thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

b) Nội dung và cách thức tiến hành

 Thu thập các thông tin về:

 Các thông tin xác định như họ và tên, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo

 Các thông tin về hoàn cảnh gia đình

 Các thông tin về hoạt động xã hội (nghề nghiệp – việc làm)

 Lịch sử sức khỏe thể chất và tâm thần

 Thông tin về cá nhân (các năng lực, nhân cách, kỹ năng xã hội…)

 Các thông tin về lịch sử vấn đề

 Phân tích các thông tin

 Viết báo cáo trường hợp

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

a) Mục đích

Phương pháp nhằm mục đích xử lý thông tin thu thập được, giúp người nghiên cứu diễn giải và đánh giá kết quả

b) Nội dung và cách thức tiến hành

Nhập, mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 các số liệu thu được

8 Đóng góp mới của luận văn

Hiện nay, chưa có nghiên cứu ở Việt Nam đề cập tới tình trạng sức khỏe tâm thần của thân nhân bệnh nhân nói chung và của thân nhân bệnh nhi bỏng nói riêng; trong khi thân nhân được xem là đối tượng có vai trò trung tâm trong việc chăm sóc sức khỏe tổng thể của bệnh nhi và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhi Vì vậy, tính mới đề tài được thể hiện qua việc quan tâm nghiên cứu đến vấn đề sức khỏe tâm thần của thân nhân bệnh nhi bỏng Từ việc khảo sát thực trạng và những biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng cũng như xác định những yếu tố tác động đến

Trang 15

tình trạng rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng, nghiên cứu sẽ mang lại những ý nghĩa sau:

 Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin khoa học về nguy cơ rối loạn lo âu và các biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng; cũng như một số vấn

đề liên quan đến các yếu tố tác động đến tình trạng rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP HCM

 Kết quả nghiên cứu cung cấp nền tảng khoa học cho các chương trình nâng đỡ và

hỗ trợ, can thiệp và tầm soát nguy cơ đối với các rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn lo âu nói riêng ở thân nhân bệnh nhi bỏng Là tư liệu chuyên môn thúc đẩy mối quan tâm của những nhà trị liệu về đối tượng này

 Thông qua những hiểu biết về nhu cầu, tình trạng khỏe mạnh về tâm lý của thân nhân bệnh nhi bỏng, nghiên cứu giúp cho nhân viên y tế cung cấp những sự hỗ trợ kịp thời cho thân nhân không chỉ trong thời gian điều trị nội trú, mà còn khi đứa trẻ được xuất viện

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận về biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng Chương 2 Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

Chương 3 Một số biện pháp giảm thiểu rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng BVNĐ1 TP.HCM

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU CỦA

THÂN NHÂN BỆNH NHI BỎNG

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Thương tích bỏng được mô tả là một trong những thương tích đau đớn nhất mà con người có thể trải nghiệm và trở thành mối đe dọa toàn cầu đến tính mạng những đứa trẻ Theo Báo cáo gánh nặng toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2004 (The WHO Global Burden of Disease), hơn 310.000 người chết do thương tích bỏng lửa Trong số đó, có 30% nạn nhân dưới 20 tuổi Bỏng lửa là xếp thứ 11 trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho trẻ từ độ tuổi từ 1 đến 9 tuổi Nhìn chung, trẻ em có nguy cơ thiệt mạng cao do bỏng chiếm tỷ lệ toàn cầu là 3,9 người trên 100.000 dân số Tỷ lệ chết ở các vùng thu nhập thấp và trung bình cao gấp 11 lần so với những vùng thu nhập cao và 4,3 người trên 100.000 dân số so với 0,4 người trên 100.000 dân số [59]

Ngoài những vết thương do bỏng, đứa trẻ có thể trải qua phẫu thuật, sự nhiễm trùng vết bỏng và thường để lại sẹo vĩnh viễn có khi cần phẫu thuật tái tạo trong tương lai Những ảnh hưởng về thể chất, tâm lý và việc thực hiện các chức năng xã hội của bệnh nhân bỏng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:

Rivlin và Faragher (2007) đã nghiên cứu 44 trẻ em ở độ tuổi từ 11-16 tuổi bị thương tích bỏng từ 3-14 năm trước Những người tham gia được phân nhóm theo độ tuổi, giới tính, bề mặt cơ thể bị đốt cháy và vị trí của vết thương Các kết quả thu được cho thấy rằng mặc dù thời gian đã trôi qua sau khi vụ tai nạn, thương tích bỏng để lại những ảnh hưởng liên quan đến việc thực hành xã hội, trải nghiệm trầm cảm và lo âu cho trẻ tại thời điểm nghiên cứu tiến hành [44, tr.16]

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng chấn thương sau khi bị bỏng, tác giả Thomas cùng cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi tâm lý của thanh thiếu niên bị bỏng khi họ còn nhỏ Kết quả cho thấy 52% thanh thiếu niên trải qua một hoặc nhiều rối loạn tâm thần và 22% số đó được chẩn đoán với một hoặc nhiều rối loạn kèm theo [54]

Trang 17

Nghiên cứu của Mohammed Arif cùng cộng sự (2013) về tỷ lệ lo âu và trầm cảm của 100 bệnh nhân bỏng với độ tuổi trung bình của những người tham gia là 30,12 trong đó 68% là nữ và 32% là nam giới Kết quả nghiên cứu thể hiện lo âu được phát hiện ở 78% trường hợp tham gia nghiên cứu, trong đó 30% trường hợp lo âu nhẹ, 32% trường hợp lo âu vừa phải và còn lại 38% lo âu ở mức độ nghiêm trọng Đồng thời, trầm cảm hiện diện ở 58 bệnh nhân, trong đó 44 bệnh nhân ở mức độ nhẹ đến trung bình và 14 bệnh nhân ở mức độ nặng Nghiên cứu đi đến kết luận là lo âu và trầm cảm cùng tồn tại trong đa số trường hợp bỏng [52]

Tai nạn bỏng xảy ra không chỉ để lại cho bệnh nhân những khuyết tật cơ thể suốt đời mà còn có thể dẫn đến những căng thẳng tâm lý rất nặng nề, tạo ra những gánh nặng đáng kể cho gia đình và người chăm sóc [47, tr.7]

Theo lý luận của Tonya M Palermo (2014) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình và cha mẹ đối với đau mãn tính ở trẻ Vận dụng lý thuyết hệ thống gia đình, tác giả lý giải khi một đứa trẻ đau mãn tính sẽ có những ảnh hưởng đến gia đình của đứa trẻ Chẳng hạn, những trải nghiệm đau đớn của đứa trẻ có thể khiến các thành viên khác trong gia đình trở nên đau buồn và căng thẳng, hoặc phác đồ điều trị để đối phó với nỗi đau của đứa trẻ có thể dẫn đến sự gián đoạn các sự kiện gia đình, do đó phá vỡ cấu trúc gia đình Đây có thể coi là nền tảng lý luận mà nhiều nghiên cứu về lĩnh vực bỏng chú ý đến vai trò của gia đình trong việc chăm sóc cho bệnh nhi bỏng [55]

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động qua lại hai chiều giữa tình trạng sức khỏe tâm thần của những thành viên trong gia đình và tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhi Đầu tiên, nghiên cứu được tiến hành bởi Delgado cùng cộng sự (2008) cho thấy rằng bệnh nhi cảm thấy được sự sợ hãi và lo lắng trên khuôn mặt của nhân viên y

tế, cũng như người chăm sóc bệnh nhi [43] Nghiên cứu của Askew và Field (2008) chỉ ra rằng bệnh nhi bỏng có thể tồn tại nỗi sợ hãi và hành vi né tránh theo kiểu hình cha mẹ chúng Cha mẹ tạo sự sợ hãi và né tránh với các nguy cơ gây thương tích bỏng bằng cách hạn chế các hoạt động của trẻ Đồng thời, cha mẹ gián tiếp lây lan sự sợ hãi cho bệnh nhi thông qua việc cấm đoán hoặc yêu cầu đứa trẻ học cách cẩn thận và ít vận động cơ thể [50] Đồng thời, khi các bệnh nhi bỏng gặp vô số các vấn đề liên quan đến hình ảnh cơ thể, lòng tự trọng, đau đớn, và tình trạng lo lắng quá mức sẽ ảnh

Trang 18

hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của những người chăm sóc khi họ thiếu nguồn lực

và kỹ năng ứng phó (Hodges & Humphris, 2009; Uren & Graham, 2013) Các yếu tố khác như sự hỗ trợ xã hội, nhận thức của gia đình về mức độ bỏng của trẻ cũng như cách thức tiếp cận của nhân viên y tế có thể là những lý do liên quan đến căng thẳng trong quá trình chăm sóc bệnh nhi

Về ảnh hưởng của thương tích bỏng ở trẻ đến các thành viên trong gia đình, tác giả Bowden & Feller (1973) chỉ ra rằng, gia đình của bệnh nhi bỏng trải nghiệm ba phản ứng thông thường với sự căng thẳng: sự thiếu quyết đoán, sự gia tăng mâu thuẫn với

sự kiện ở quá khứ và cảm giác tội lỗi Từ đó, các nghiên cứu của Blakeney (1993) và Rivlin, Faragher (2007) đã phát hiện nhiều thành viên trong gia đình bệnh nhi bỏng có những triệu chứng tâm lý như căng thẳng, lo âu, trầm cảm và mặc cảm tội lỗi [47] Nghiên cứu của Kent, King và Cochrane (1999) báo cáo rằng cha mẹ của những đứa trẻ bị bỏng phát triển các dấu hiệu căng thẳng tâm lý (lo âu và trầm cảm) đáng kể

và trầm trọng hơn so với những cha mẹ có trẻ gặp những thương tích và bệnh tật khác [48] Kết quả nghiên cứu thể hiện điểm số lo âu lúc đầu của người mẹ có trẻ bị bỏng cao hơn so với nhóm bệnh cấp tính, nhóm gãy xương và nhóm không bị thương hay bị bệnh Với tỷ lệ những người mẹ có điểm số lo âu cao (từ 11 điểm trở lên từ thang đo HADS) là 43% nhóm bỏng, 33% ở nhóm bị bệnh cấp tính, 15% ở nhóm trẻ gãy xương

và 8% ở nhóm không bị thương/ bị bệnh Và mức độ lo âu này vẫn duy trì ở mức cao sau 6 tháng Nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng mức độ nghiêm trọng của các vấn

đề tâm bệnh ở người mẹ không liên quan đáng kể tới vết bỏng mà là do cảm giác tự đổ lỗi sau thương tích bỏng [48]

Nghiên cứu của Bakker cùng cộng sự (2013) cho thấy các triệu chứng trầm cảm tồn tại ở 19 – 44% các bậc cha mẹ trong những tháng đầu tiên và 31 – 54% có triệu chứng trầm cảm lên đến 5 năm sau khi bỏng, trong khi 0 – 36% đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm 0 – 5 năm sau thương tích bỏng [57]

Trong cuộc phỏng vấn sâu của Sarah McGarry và cộng sự (2014) được thực hiện với 21 cha mẹ (14 bà mẹ và bảy người cha) của trẻ bị bỏng phải nhập viện Cuộc phỏng vấn trực tiếp đã tiến hành sáu tháng sau thương tích bỏng, ở các khu vực nông thôn, vùng sâu và đô thị Nghiên cứu trên cho thấy cha mẹ của bệnh nhi bỏng có

Trang 19

những triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) trong giai đoạn cấp tính (1 – 4 tuần sau bỏng) với tỷ lệ từ 18,8% đến 50% Ở ba tháng sau bỏng, 47% phụ huynh báo cáo trải qua những dấu hiệu lâm sàng của triệu chứng căng thẳng, 17% phụ huynh kinh nghiệm PTSD lên đến bảy năm sau sự kiện bỏng Lo âu và trầm cảm cũng

đã được báo cáo với tỷ lệ từ 18,8% đến 69,9% Rõ ràng, cha mẹ của những bệnh nhi bỏng có những dấu hiệu căng thẳng tâm lý và yêu cầu được hỗ trợ trong suốt thời gian này [53]

1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu về RLLA được thực hiện nhiều và thường được thực hiện trên các khách thể như sinh viên, công nhân, trẻ em, bệnh nhân, đội ngũ y tế hay cộng đồng dân cư Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu của Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi, Trần Như Minh Hằng (2004) về đặc điểm dịch tễ lâm sàng rối loạn lo âu ở công nhân may của công ty Lê Trực và Minh Khai thành phố Hà Nội trên 720 công nhân Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu ở công nhân may được nghiên cứu là 10,83% (rối loạn lo âu lan toả: 94,87%, rối loạn ám ảnh sợ: 5,13% Các yếu tố stress nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lo âu ở các đối tượng được nghiên cứu là: làm việc quá giờ (89,74%), môi trường làm việc không dễ chịu, ồn, nóng, bụi Công việc không gây được hứng thú (74,35%), khối lượng công việc nhiều (71,80%), công việc ít có cơ hội thăng tiến Rối loạn lo âu ở các đối tượng nghiên cứu thường xuất hiện sau khi làm việc mệt nhọc, các triệu chứng hay gặp là: căng thẳng cơ bắp, bồn chồn, dễ bị kích thích, rối loạn giấc ngủ [21]

Cũng nghiên cứu trên đối tượng công nhân, tác giả Lê Minh Công (2016) quan tâm đến tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn tâm thần của công nhân tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 và tiến hành thực hiện với 840 công nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ một số rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo âu, suy nhược, rối loạn giấc ngủ) ở công nhân tại Khu công nghiệp Biên Hoà 2 là 14,2% Trong đó, trầm cảm là 7,26% (trong đó trầm cảm mức độ nhẹ là 6,17%, trầm cảm mức độ vừa là 0,71% và trầm cảm mức độ nặng là 0,35%), rối loạn lo âu là 3,57%, suy nhược là 11,5% và rối loạn giấc ngủ là 9,5% [4]

Trang 20

Những nghiên cứu về RLLA ở đối tượng học sinh – sinh viên, có thể kể đến nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên của tác giả Đàm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Thị Phương Loan (2010) Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 –11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả nghiên cứu thể hiện tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28% Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối hợp với các rối loạn khác chiếm 71,43% Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ đơn thuần là 5,88%, lo âu kết hợp xấp xỉ 94% Trong 39 trẻ

có rối loạn trầm cảm, lo âu thì chỉ có 10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%),

1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%) [11] Hay nghiên cứu của Nguyễn Đại Hành (2013) về RLLA ở học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, với tổng số 688 học sinh THPT thuộc các trường ở huyện Châu Thành – Tiền Giang Nghiên cứu chỉ ra tổng số học sinh có mức

độ RLLA nặng của ba trường có 81 học sinh/688 học sinh Đối với RLLA ở mức độ trung bình của ba trường là 146 học sinh Đối với mức độ RLLA nặng, số lượng học sinh nữ nhiều gần gấp ba lần so với học sinh nam cụ thể như sau: RLLA nặng có 60 học sinh nữ chiếm tỷ lệ 14,6% và học sinh nam chiếm 7,6% với 21 học sinh Bên cạnh

đó, RLLA ở mức trung bình có 86 học sinh nữ chiếm tỷ lệ 20,9% và 60 học sinh nam chiếm 21,7% Mức độ RLLA nhẹ giữa nam và nữ tương đối bằng nhau là 69 học sinh nam và 74 học sinh nữ Và mức độ RLLA nặng, có số lượng nhiều nhất là lớp 12, với

33 học sinh chiếm tỷ lệ 15,2%, xếp ở vị trí thứ hai là lớp 10, có 30 học sinh là 12,4%

và cuối cùng là lớp 11, chiếm tỷ lệ 7,9% có 18 học sinh [10]

Và nghiên cứu về RLLA của sinh viên một số trường sư phạm tại TP.HCM của tác giả Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Duy (2015) được tiến hành khảo sát với 650 SV

ở 2 trường sư phạm trên địa bàn TP.HCM, gồm Đại học sư phạm TP.HCM (ĐHSP TP.HCM) và Cao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM (CĐSPTW TP.HCM) bằng hai thang lượng giá BAI (Beck Anxiety Inventory, 1993) và SAS (The Zung Self Rating Anxiety Scale, 1971) Kết quả nghiên cứu thể hiện trên 110 sinh viên (69 sinh viên

Trang 21

Trường ĐHSP TPHCM và 41 sinh viên Trường CĐSPTW TPHCM) có RLLA từ nhẹ đến nặng Trong đó có 36,4% sinh viên có biểu hiện RLLA ở mức độ nhẹ, có 47,3% sinh viên có biểu hiện RLLA ở mức độ trung bình Đa phần biểu hiện RLLA ở mức độ thỉnh thoảng, trong đó rõ rệt nhất là các biểu hiện về mặt cảm xúc, tiếp đến là các biểu hiện về mặt sinh lí, các biểu hiện về mặt hành vi, và cuối cùng là các biểu hiện về mặt nhận thức [18]

Trong lĩnh vực y khoa, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân cũng như người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân như bác sĩ, y tá, cán bộ điều dưỡng hay nữ hộ sinh Các nghiên cứu đã chỉ

ra được những số liệu đáng quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe của đội ngũ hỗ trợ bệnh nhân Thông qua đó, các nghiên cứu đề xuất việc chú trọng công tác hỗ trợ cho đội ngũ này nhằm mang đến sự chăm sóc toàn diện cho các bệnh nhân Được thể hiện

rõ nét với các nghiên cứu dưới đây:

Theo các số liệu được công bố của tác giả Anh Sơn trên Báo Khoa học và Đời sống số ra ngày 6/11/1996 thể hiện ảnh hưởng căng thẳng nghề nghiệp trong ngành y; qua khảo sát 80 cán bộ làm việc trong các khoa Hồi sức cấp cứu, Điều trị tích cực, Điều trị bỏng của 6 bệnh viện trung ương và 6 bệnh viện địa phương trong vòng 5 năm thì: 100% cán bộ nhân viên giảm trọng lượng so với ngày mới làm việc và không một

ai tăng cân trở lại; 15% người mắc một số bệnh như: loét dạ dày, bệnh truyền nhiễm, suy nhược thần kinh (một trạng thái trầm nhược) và 3% mắc bệnh truyền nhiễm Một cuộc khảo sát khác tại 3 bệnh viện tuyến tỉnh và cho thấy có đến 20% cán bộ nhân viên mắc bệnh viêm gan Trong số các cán bộ nhân viên làm việc tại khoa X- Quang

và Y học hạt nhân của 4 bệnh viên (Bạch Mai, Việt Đức, Viện Lao, Bệnh viện tỉnh Hà Tây) thì trong 15 năm qua có tới 8 giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên đã mất trong thời gian đương nhiệm vì các bệnh xốp xương, gẫy xương nhiều chỗ, tiêu đốt sống, ung thư hạch, ung thư gan, ung thư vòm họng, suy tủy… Ngoài ra, 100% đều bị giảm bạch cầu hạt [15]

Nghiên cứu của Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định (2012) về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày (UTDD), nghiên cứu ở 60 bệnh nhân UTDD điều trị nội trú ở bệnh viện 103 từ tháng 1/2010 đến

Trang 22

tháng 6/2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm 65%, mệt mỏi chiếm 65%, cảm giác buồn chán chiếm 60%, khí sắc trầm chiếm 55%, giảm hoạt động chiếm 45% và rối loạn lo âu chiếm 81,67% Các bệnh nhân có các biểu hiện như lo sợ chiếm 81,67%, buồn chán đứng ngồi không yên chiếm 65%, đau căng đầu chiếm 51%, hồi hộp đánh trống ngực chiếm 48% Rối loạn trầm cảm kết hợp với rối loạn lo âu chiếm 46,67% Nghiên cứu dẫn đến kết luận là trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân UTDD có

tỷ lệ cao [8]

Nghiên cứu của Chu Ngọc Sơn (2015) về việc tìm hiểu rối loạn tâm lý ở bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính (ĐMCDMT) điều trị nội trú tại viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai được tiến hành ở 50 bệnh nhân bị bệnh ĐMCDMT được điều trị nội trú tại Viện Tim mạch quốc gia từ tháng 04/2015 đến tháng 10/2015 Nghiên cứu thu được kết quả số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý là 21 người, chiếm 42% tổng số bệnh nhân Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm là 58%, trong

đó bệnh nhân biểu hiện trầm cảm nhẹ là 36%; bệnh nhân biểu hiện trầm cảm vừa là 22%; không có bệnh nhân biểu hiện trầm cảm nặng Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện lo

âu là 22% Có 6 bệnh nhân có cả dấu hiệu trầm cảm và lo âu, chiếm 12% tổng số bệnh nhân [27]

Nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc, Nguyễn Kim Việt (2016) nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa trên các bệnh nhân được điều trị tại Viện sức khỏe Tâm thần từ 8/2014 đến 3/2015 Đây là nghiên cứu được cắt ngang thực hiện trên 45 bệnh nhân Kết quả nghiên cứu cho biết tỷ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa ở nữ cao hơn nam (57,78% và 42,22%); tuổi khởi phát trung bình: 37,73±8.99 Các triệu chứng khởi phát sớm thường gặp nhất là: hồi hộp tim đập nhanh (68,89%), khó ngủ, căng thẳng và

lo lắng quá mức (62,22%) Trong thời gian toàn phát, triệu chứng khó ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất (95,56%), tiếp theo là bồn chồn và căng thẳng tâm thần (88,89%) [22]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến (2016) về điều trị RLLA bằng liệu pháp nhận thức hành vi tại Bệnh viên tâm thần trung ương II được tiến hành ở 60 bệnh nhân được chuẩn đoán là RLLA, trong đó có 30 bệnh nhân là nhóm can thiệp (sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi và hóa dược) và 30 bệnh nhân là nhóm chứng (sử dụng liệu pháp hóa dược) Nghiên cứu thể hiện rằng các triệu chứng hay gặp của RLLA ở cả hai

Trang 23

nhóm như hồi hộp, tim đập nhanh (93,33% và 96,66%), tay chân run, đổ mồ hôi, (53,33% và 56,66%), khô miệng, khó thở, khó nuốt chóng mặt, ngất xỉu (36,67% và 50%); dễ nổi nóng, cáu gắt vô cớ (40% và 66,7%); mất kiềm chế và khó thư giãn (83,33% và 93,33%); sợ bị chết (26,67% và 66,67%); khó tập trung vào giấc ngủ (86,66% và 80%); không tập trung, đầu óc trống rỗng (90%, 83,33%) và ăn uống không ngon (73,33% và 76,67%) [29]

Nhóm tác giả Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên và Ngô Tích Linh (2009) nghiên cứu về rối loạn tâm thần trên 382 điều dưỡng và nữ hộ sinh được chọn ngẫu nhiên hệ thống tại các cơ sở y tế công của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm

2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ có rối loạn tâm thần là 59% Những yếu tố thuộc môi trường làm việc có liên quan đến khả năng mắc rối loạn tâm thần là làm việc tại các khoa nhiều bệnh nhân và bệnh nhân nặng, công việc đòi hỏi quan sát hoặc lựa chọn chính xác, công việc quá nặng nhọc, chịu sức ép nặng nề trong công việc, và nguy cơ bị mất việc Các yếu tố gia đình và xã hội có liên quan với khả năng mắc các rối loạn tâm thần là bất hòa với hàng xóm, có vấn đề liên quan dư luận, báo chí và làm

ăn thua lỗ [3]

Nghiên cứu của Trần Thư Hà (2013) về rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số Bệnh viện tại TP HCM, với khách thể nghiên cứu là 200 điều dưỡng viên đang làm việc ở một số khoa của bốn bệnh viện tại TP HCM: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nhi Đồng 2 Mỗi bệnh viện nghiên cứu 50 điều dưỡng viên hay gặp một số biểu hiện của rối nhiễu tâm

lý như: nhức mỏi cơ, bứt rứt, khó chịu, giảm cân, dễ xúc động, mệt mỏi Về rối nhiễu

lo âu: tỷ lệ điều dưỡng bị rối nhiễu lo âu sinh lý – thể chất nhẹ là: 20,7%; tỷ lệ điều dưỡng bị rối nhiễu lo âu tâm lý nhẹ là: 30,5% Về căng thẳng nghề nghiệp: tỷ lệ điều dưỡng bị căng thẳng nghề nghiệp sinh lý nhẹ là: 52,5%; tỷ lệ điều dưỡng bị căng thẳng nghề nghiệp tâm lý nhẹ là: 50,5%, căng thẳng nghề nghiệp tâm lý nặng là: 0,5% Về rối nhiễu nhân cách tỷ lệ điều dưỡng bị rối nhiễu nhân cách nhẹ là: 23% [9]

Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến nhu cầu

hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân Trong đó người chăm sóc bệnh nhân ung thư được nhận được nhiều quan tâm với những công trình như “Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ

Trang 24

của người chăm sóc bệnh nhân ung thư” (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K năm 2013) Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần những người chăm sóc bệnh nhân ung thư có hiểu biết sơ lược về căn bệnh này Những kiến thức họ

có được chủ yếu do các bác sỹ và y tá cung cấp trong những lần trao đổi về bệnh nhân Người chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày, nâng đỡ tinh thần người bệnh và trợ giúp bác sỹ theo dõi tình trạng của bệnh nhân Những yếu tố tác động đến quá trình chăm sóc bệnh nhân của người chăm sóc chủ yếu là: thiếu kiến thức về bệnh và kỹ năng chăm sóc chuyên nghiệp, áp lực về chi phí điều trị và chi phí sinh hoạt, sự căng thẳng về tinh thần, chỗ ở cho người chăm sóc Những yếu tố này được coi là khó khăn đối với người chăm sóc bệnh nhân

Từ đó, người chăm sóc có những nhu cầu bức thiết và mong muốn được đáp ứng như sau: Nhu cầu được nâng cao kiến thức hiểu biết về bệnh ung thư (trên 90%); nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ chi phí điều trị, chi phí sinh hoạt và chỗ ở (trên 80%) Ngoàira họ có những nhu cầu khác như: cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện, tăng cường tương tác tích cực giữa người chăm sóc và cán bộ bệnh viện, cung cấp thêm thông tin về các mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân ung thư Những người thường xuyên hỗ trợ người chăm sóc trong công việc chăm sóc bệnh nhân chủ yếu là người thân trong gia đình, đồng thời cần có sự hướng dẫn của y tá, điều dưỡng và bác

sỹ [16]

Công trình nghiên cứu về nhu cầu tư vấn của thân nhân bệnh nhân bị bệnh lý ung thư (2014) nằm điều trị tại bệnh viện Quân y 103 của Nghiêm Thị Minh Châu và Nguyễn Văn Bằng đưa ra đề xuất những nội dung mà nhân viên y tế cần tư vấn cho thân nhân bệnh nhân bị bệnh lý ung thư Theo đó, có 87,3% số người được hỏi muốn biết bệnh có khỏi được hay không, có 87,3% cần được tư vấn về những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân điều trị ngoại trú, có 83,6% quan tâm tới phương pháp điều trị, có 83,6% cần tư vấn về cách chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện, số người cần tư vấn về chi phí điều trị chiếm 77,3%, đối tượng cần phòng tư vấn riêng chiếm 70,9%, cần tư vấn về chuyên môn chiếm 84,5%, thời điểm tư vấn thích hợp là khi vào khoa đã có chẩn đoán xác định chiếm 92,7% và trước khi ra viện chiếm 86,4% Đa số cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ điều trị chiếm 82,7%, thời gian tư

Trang 25

vấn tùy theo nhu cầu của thân nhân bệnh nhân chiếm 84,5% và các tư vấn là miễn phí chiếm 76,8% [2]

Tác giả Nguyễn Thị Xuyến khi hướng dẫn về cách chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư có đề cập tới việc chăm sóc tâm lý xã hội cho người bệnh và người chăm sóc; tuy nhiên, việc đề cập tới đặc điểm tâm lý – xã hội của người chăm sóc còn hạn chế và tập trung vào việc hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người

bệnh ung thư và AIDS tại gia đình và cộng đồng Cụ thể: “Người chăm sóc hoặc những người thân trong gia đình thường đối mặt với rất nhiều khó khăn khi chăm sóc người bệnh ung thư và HIV/AIDS như: buồn phiền vì sẽ mất người thân; thiếu hoặc không được đào tạo về kỹ năng chăm sóc; lo lắng về vấn đề kinh tế và tương lai của gia đình; sợ bị cô lập trong xã hội; mất địa vị xã hội Đặc biệt, những người chăm sóc trẻ em mắc các bệnh trên sẽ khó đương đầu với hoàn cảnh và cần được hỗ trợ đặc biệt” [32, tr.30]

Như vậy, nghiên cứu ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới đối tượng thân nhân bệnh nhân về nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ của họ; đặc biệt là ở bệnh nhân ung thư và HIV/AIDS Đối với thân nhân bệnh nhi bỏng, kết quả các nghiên cứu trên cho thấy bỏng là một sự kiện gây căng thẳng đáng kể cho các thành viên trong gia đình và một

tỷ lệ khá lớn các bậc cha mẹ có các triệu chứng tâm lý của PTSD, lo âu và trầm cảm sau thương tích bỏng của trẻ Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đề cập cụ thể tới tình trạng sức khỏe tâm thần của thân nhân bệnh nhi bỏng Nhằm cung cấp sự chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân bỏng, nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết về việc cung cấp sự hỗ trợ tâm lý cho phụ huynh của trẻ bị bỏng trong và sau khi xuất viện Nhưng trước hết, để cung cấp sự hỗ trợ thích hợp cho thân nhân bệnh nhi bỏng, việc tìm hiểu về những triệu chứng căng thẳng và lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng trong quá trình chăm sóc bệnh nhi sẽ giúp chúng ta có những định hướng can thiệp và

hỗ trợ đúng đắn

Trang 26

Theo P.Pichot, lo âu chỉ là sự lo sợ về một đối tượng không rõ ràng hoặc không

cụ thể Lo âu hay lo lắng cũng giống như sợ nhưng không có sự đe dọa rõ ràng, không cân xứng giữa kích thích bên ngoài và biểu hiện tâm thần cơ thể, ví dụ như lo lắng về sự bất hạnh sẽ xảy ra trong tương lai [28]

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng [31, tr.11] Theo tác giả Đinh Đăng Hòe, lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [12, tr.37]

Theo tác giả Lê Nguyễn Thụy Phương, lo âu là những cảm xúc hoặc trạng thái của não bộ, gây ra bởi những dấu hiệu được dự đoán sắp xảy ra, không phải là những nguy hiểm hiện diện tức thời Ví dụ một người lạc vào sa mạc, cảm giác “lo âu” xuất hiện bởi khả năng gặp phải thú dữ, mặc dù thời điểm đó, chưa gặp phải thú

dữ Lo âu là bình thường và cần thiết trong cuộc sống Chúng là dấu hiệu báo động nhằm phản ứng với các tình huống đe dọa Đồng thời là sự chuẩn bị của cơ thể để hành động nhanh cho một trạng thái sẵn sàng cho chiến đấu hoặc bỏ chạy [26] 1.2.1.2 Lo âu bệnh lý

Lo âu trở thành lo âu bệnh lý, khi xuất hiện không có liên quan tới một đe dọa nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất cứ một đe dọa nào và có thể tồn tại kéo dài Khi mà mức độ lo âu ngày tăng dần đến gây trở ngại rõ rệt các hoạt động

Trang 27

thường ngày lúc đó được coi là lo âu bệnh lý [22] Phân biệt lo âu bình thường với

lo âu bệnh lý được thể hiện như sau:

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữ lo âu bình thường và lo âu bệnh lý

Lo âu bình thường Lo âu bệnh lý Chủ đề Lo lắng có chủ đề, nội dung

rõ ràng như ốm đau, việc làm

Không có chủ đề rõ ràng, mang tính chất vô lý, mơ hồ (lo lắng về tương lai )

Thời gian Nhất thời khi có các sự kiện

trong đời sống tác động đến tâm lý của chủ thể, hết lo âu khi mất các tác động này

Kéo dài lặp đi lặp lại

Triệu chứng Không có hoặc có rất ít rối

loạn thần kinh thực vật

Nhiều rối loạn thần kinh thực vật (mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an )

Sự ảnh

hưởng

Lo âu không làm ảnh hưởng đến công việc, hoạt động hằng ngày

Lo âu gây mất ổn định các hoạt động, ảnh hưởng đến nghề nghiệp cuộc sống xã hội

Wells (1995) cho rằng đặc điểm cốt lõi của RLLA là lo lắng quá mức Ông cũng xác định hai loại lo lắng Loại lo lắng thứ nhất là mức độ cao của những lo lắng thường nhật mà hầu hết chúng ta đều có như: lo lắng liên quan đến công việc,

Trang 28

xã hội, sức khoẻ và các vấn đề khác Loại lo lắng thứ hai là “siêu lo lắng”, bao gồm

cả sự đánh giá tiêu cực về chính lo lắng của mình: “sự lo phiền có thể làm tôi điên mất ”, “tôi lo là nỗi lo của tôi sẽ kiểm soát tôi ” Loại lo lắng thứ nhất khá phổ biến trong dân chúng còn loại lo lắng thứ hai thường có ở những người bị RLLA

Do đó, Wells (1995) đã định nghĩa những người bị RLLA là những người có những

lo lắng thuộc loại 2 ở mức độ cao

Theo tác giả Vũ Dũng thì RLLA là sự sợ hãi quá mức không có nguyên nhân hay do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh tâm thần hay do bệnh cơ thể Là rối loạn mà người bệnh không thể kiểm soát được, biểu hiện bền vững và mang tính chất lan tỏa, thậm chí cơ thể xảy ra dưới dạng kịch phát [7, tr.689]

Theo tác giả Trần Viết Nghị thì RRLA là một trạng thái bệnh lý, khi lo âu mang đặc tính dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không gắn bó, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn có tính chất thời sự nữa [20, tr.11]

Tác giả Nguyễn Khắc Viện mô tả về RLLA như sau: “Trong nhiều trường

hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối lo, nhưng cụ thể không thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là hãi Mối lo hãi đi đôi với những triệu chứng thực thể: đau ngực, cảm giác nuốt không vào, khó thở, có khi toát mồ hôi, chân tay run Có thể nói đây là triệu chứng thường gặp nhất trong tâm bệnh lý kết hợp với những triệu chứng khác, có những trường hợp lo hãi là triệu chứng độc nhất, kéo dài, đó là chứng bệnh gọi là “névrose d’angoisse, tạm dịch là nhiễu chứng

lo hãi” [34, tr.190–191]

Tóm lại, qua các cách hiểu về RLLA như trên, người nghiên cứu sử dụng thuật

ngữ: “Rối loạn lo âu là một trạng thái, một cảm giác sợ hãi mơ hồ, dai dẳng quá mức gây khó chịu, không rõ nguyên nhân mà do chủ quan của người bệnh, dẫn đến suy yếu rõ rệt các hoạt động của cá thể”

1.2.2 Biểu hiện rối loạn lo âu

Biểu hiện lâm sàng của RLLA rất đa dạng và phong phú Các nghiên cứu về biểu hiện RLLA cho thấy các triệu chứng khởi phát thường là các triệu chứng cơ

Trang 29

thể liên quan tới sự căng thẳng, ví dụ như hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, kém tập trung… Các triệu chứng đặc trưng trong giai đoạn toàn phát là căng thẳng về tâm thần: lo lắng, cảm giác căng thẳng, sợ hãi vô cớ; căng thẳng về cơ thể: bồn chồn, căng cơ, tim đập nhanh, run đau đầu, khó thư giãn; các triệu chứng khác như buồn nôn, khó chịu thượng vị, vã mồ hồi, đi tiểu nhiều lần Các triệu chứng này thường kéo dài nhiều tháng và tái diễn nhiều lần [22, tr.166] Những bệnh nhân có rối loạn lo âu thường phải chịu đựng một loạt các triệu chứng bệnh cơ thể xảy ra đồng thời có thể hình thành một hội chứng mới với tên gọi là các chữ viết tắt ALPIM Đó là A: Anxiety-lo âu; L: Laxity-uể oải; P: Pain- đau nhức; I: Immune- miễn dịch (phản ứng dị ứng của cơ thể như khó thở); M: Mood- khí sắc (thay đổi tính khí như buồn chán thất thường) [63]

Theo một quan điểm khác, RLLA được đặc trưng bởi những sự lo lắng quá mức xuất hiện liên tục trong gần như cả ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng, được thể hiện như sau: [64]

 Lo lắng ngay cả khi không có gì xấu xảy ra

 Lo lắng về một mối nguy tưởng tượng không tương xứng với mối nguy thực sự

 Lo lắng về một điều gì đó trong hầu hết thời gian tỉnh táo (trừ lúc ngủ)

 Hỏi những người khác về điều mình đang lo ngại để cảm thấy dịu bớt lo lắng, nhưng thực tế vẫn tiếp tục lo lắng

 Lo lắng thay đổi từ chủ đề sang chủ đề khác

Các mối lo có thể được thể hiện khác nhau ở người lớn và trẻ em, nhưng cả hai trường hợp, chúng đều gắn với một tình huống đặc trưng nào đó trong cuộc sống, còn gọi là nhân tố gây căng thẳng (ví dụ như các vấn đề về sức khỏe, chuyện tiền bạc, bắt đầu đi học hoặc mới đi làm)

Đồng thời, những người có RLLA còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát nỗi

lo của mình và sự lo lắng còn kèm theo nhiều triệu chứng sinh lý và nhận thức như:

 Bồn chồn và bực dọc

 Mệt mỏi

 Kém tập trung (Đôi khi có vấn đề về trí nhớ)

Trang 30

 Dễ cáu bẳn (người khác đôi khi có thể quan sát được)

 Căng cơ hoặc đau nhức

 Ngủ kém

Nhiều người mắc RLLA cũng sẽ gặp phải những dấu hiệu khó chịu khác, là kết quả của quá trình lo âu kéo dài, bao gồm đổ mồ hôi, dạ dày chộn rộn, hoặc đau nửa đầu Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc RLLALT sẽ ít gặp các triệu chứng sinh lý và nhận thức hơn người lớn [64]

Các biểu hiện của RLLA được tác giả David Paul (2010) liệt kê bao gồm: [65]

 Đau đầu

 Run rẩy, giật cơ

 Cảm giác lâng lâng

 Khó tập trung

 Buồn nôn

 Khó thở

 Chảy mồ hôi, cảm thấy có luồng nóng trong người

 Thay đổi khẩu vị

 Nhu cầu thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh

Trang 31

 Cảm giác như bản thân sắp phát điên (mặc dù 100% những người bị GAD không bao giờ phát điên, vì họ là những người rất tỉnh táo và nhạy cảm Chỉ

là họ quá nhạy cảm vì vậy mọi thứ dường như được phóng đại lên)

 Thiếu ham muốn tình dục

 Khó giao tiếp với người khác

 Sợ bị ốm

 Cảm giác phiền muộn

 Cảm giác “không thật”, tách biệt khỏi môi trường xung quanh

 Hiếu động, khó thư giãn

 Thiếu năng lượng, dễ dàng bị mệt

 Khô miệng (không do sử dụng thuốc hoặc mất nước)

 Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng:

 Khó thở

 Cảm giác nghẹn

Trang 32

 Đau hoặc khó chịu ở ngực

 Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng (ví dụ: sôi bụng)

 Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm lý:

 Chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng

 Cảm giác mọi đồ vật không thật (tri giác sai thực tại)

 Căng cơ hoặc đau đớn

 Bồn chồn hoặc không thể thư giãn

 Tâm lý căng thẳng

 Có cảm giác có khối trong họng, hoặc khó nuốt

 Các triệu chứng không đặc hiệu khác:

 Dễ bị giật mình

 Khó tập trung hoặc đầu óc “trở nên trống rỗng” vì lo âu

 Dễ nổi nóng, cáu gắt vô cớ

 Khó ngủ vì lo lắng

Nhìn chung, các biểu hiện RLLA được tập trung thể hiện ở 4 mặt: biểu hiện về mặt cảm xúc, biểu hiện về mặt nhận thức, biểu hiện về mặt hành vi và biểu hiện về mặt sinh lý

 Biểu hiện về mặt cảm xúc: Những người bị RLLA thường có cảm xúc không bình thường như lo sợ, sợ hãi, luôn luôn trong trạng thái bất an mà không có nguyên nhân hoặc đối tượng rõ rệt Sống trong tình trạng thần kinh căng thẳng, vì luôn lo sợ những đối tượng, hoàn cảnh mà chủ thể cho là gây nguy hiểm có thể xuất hiện bất ngờ Sự sợ hãi, lo lắng thường xuyên làm cho chủ thể cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, mất thích thú trong hoạt động thường ngày Dẫn đến có những cảm xúc tiêu cực

Trang 33

như dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc Đôi lúc chủ thể có những ý nghĩ rất vô lý chợt xuất hiện trong đầu như sợ chết, sợ bị mất kiểm soát, hoặc sợ hóa điên

 Biểu hiện về mặt nhận thức: Người có RLLA thường có những vấn đề về mặt nhận thức chẳng hạn như tri giác với những sự việc hiện tượng không đúng với sự thật (sai thực tại) những gì xảy ra xung quanh và đồng thời thiếu khả năng xem xét khách quan Một đặc điểm nổi bật ở người RLLA là khả năng tập trung chú ý không cao dẫn đến làm giảm thành tích của cá nhân trong công việc mà đòi hỏi sự tâp trung cao như đọc, tính toán Chủ thể không thể chú ý trong một thời gian dài vào bất cứ việc gì, việc cố gắng tập trung dù rất nhỏ cũng làm cho cá nhân cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, đấu tranh với lý trí về những ý nghĩ ám ảnh lặp đi lặp lại Mặt khác, người RLLA còn gặp một số khó khăn trong các quá trình nhận thức như trí nhớ ngắn kém, suy nghĩ tiêu cực

 Biểu hiện về mặt hành vi: Mức độ biểu hiện RLLA ở mỗi cá nhân hoàn toàn không thể giống nhau như run rẫy, ấp úng, lúng túng, nói lắp, không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ Nhưng hầu hết, đều có hành vi giống nhau là tránh né, e dè khi tiếp xúc với tình huống, hoàn cảnh mà họ cho là gây ra lo âu Hành vi của người RLLA thường là tránh né những hoàn cảnh, không gian như nơi đông người, đi ra khỏi nhà một mình, nơi không gian kín, ở một mình hoặc không tiếp xúc những đối tượng gây sợ hãi như chó, máu, vật nhọn… hoặc có những hành vi cưỡng chế như rửa tay, kiểm tra, sắp xếp

 Biểu hiện sinh lý: RLLA gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác động trên tất cả các cơ quan như:

 Tim: nhịp tim nhanh, mạnh, không đều, cảm giác nặng vùng ngực trái

 Hệ mạch máu: xanh tái hoặc đỏ mặt và tứ chi, tay chân lạnh – vã mồ hôi, tăng huyết áp

 Hệ cơ: run, yếu vùng gối, bồn chồn, căng thẳng cơ, cảm giác yếu liệt, đau các khớp tay chân, cảm giác tê và châm chích

 Hệ hô hấp: tăng thông khí, cảm giác co thắt và hụt hơi, sợ bị nghẹt thở

 Hệ tiêu hóa: nghẹn họng, khó nuốt, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy

Trang 34

 Hệ thần kinh thực vật: vã mồ hôi, giãn đồng tử, mắc tiểu

 Hệ thần kinh trung ương: choáng váng, hoa mắt, mờ mắt, nhìn đôi, đau đầu, mất ngủ, giảm tập trung, đuối sức, yếu cơ

1.2.3 Rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhi bỏng

1.2.3.1 Khái niệm thân nhân bệnh nhi bỏng

Người nghiên cứu tiếp cận với khái niệm “người chăm sóc” (Caregiver) để làm

rõ khái niệm thân nhân bệnh nhi bỏng được dùng trong nghiên cứu này

Một người chăm sóc (Caregiver) là một cá nhân hỗ trợ chăm sóc về mặt thể lý và tinh thần cho người có nhu cầu [40]

Theo Savage & Bailey (2004), người chăm sóc được chia thành:

 Người chăm sóc chính thức: Người chăm sóc chính thức được trả phí cho dịch vụ

mà họ cung cấp dịch vụ và đã qua đào tạo giáo dục chính thức để cung cấp dịch

vụ chăm sóc Người chăm sóc chính thức có thể bao gồm các y tá và trợ lý chăm sóc sức khỏe

 Người chăm sóc không chính thức: Một người chăm sóc không chính thức có thể

là người thân, bạn bè hay người hàng xóm cung cấp sự hỗ trợ cho người không

có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ sinh hoạt hàng ngày, sự hỗ trợ lặp lại từ ngày này qua ngày khác mà không được trả phí Những nhiệm vụ này có thể bao gồm cả việc di chuyển, nấu ăn, đặt lịch hẹn khám tại bệnh viện, mua sắm gia đình, chăm sóc trẻ em và những chăm sóc cơ bản khác Collings (2006) cho biết thêm rằng một phần trong vai trò người chăm sóc không chính thức là để ủng hộ cho người được chăm sóc và giám sát hiệu quả cũng như sự đầy đủ của các dịch

vụ chăm sóc chính thức được cung cấp

Như vậy, thân nhân bệnh nhi bỏng được đề cập trong nghiên cứu này là người

chăm sóc không chính thức “Đó là những thành viên trong gia đình của bệnh nhi bỏng, và họ không được trả lương cho việc chăm sóc Thân nhân bệnh nhi có thể cung cấp một loạt các hoạt động hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm hoạt động tắm, vệ sinh, ăn uống, mặc quần áo, di chuyển của bệnh nhi, chăm sóc sức khỏe, vấn

đề về thuốc men hay quản lý nhà cửa.”

Trang 35

1.2.3.2 RLLA ở thân nhân bệnh nhi bỏng

Tai nạn thương tích bỏng xảy ra ở mỗi đứa trẻ đem đến những trải nghiệm nặng

nề và lo hãi cho người thân của chúng, đặc biệt là cha mẹ Tình trạng lo hãi một cách thái quá về tai nạn thương tích bỏng xảy ra cho bệnh nhi, thậm chí kéo dài trong nhiều ngày, lặp đi lặp lại mà thân nhân bệnh nhi bỏng không kiểm soát được sau đó sẽ phát triển từ lo âu bình thường sang lo âu bệnh lý Lo âu bệnh lý hay rối loạn lo âu của thân nhân bệnh nhi bỏng có những biểu hiện đặc trưng khác biệt so với những đối tượng khác Sự khác biệt này là do khi một tai nạn thương tích xảy ra cho đứa trẻ, sự chuyển tiếp các giai đoạn từ khi chứng kiến tai nạn thương tích bỏng cho đến giai đoạn nhập viện và giai đoạn hồi phục có tác động rất mạnh lên tâm trí

và cảm xúc của thân nhân Khi tai nạn bỏng xảy ra, thân nhân có thể cảm thấy sốc,

sợ hãi, kinh hoàng và bất lực Đến khi nhập viện, tình trạng thiếu chắn chắn khi nhận thức mức độ nghiêm trọng của thương tích bỏng cho bệnh nhi cũng như chứng kiến các thủ thuật y khoa đau đớn khiến cho thân nhân cảm thấy lo lắng, căng thẳng

đi kèm với mặc cảm tội lỗi với bệnh nhi bỏng Khi bệnh nhi hồi phục và trở về nhà, tình trạng lo lắng căng thẳng vẫn tiếp diễn khi thân nhân trực tiếp chăm sóc bệnh nhi tại nhà mà không nhận được sự hướng dẫn của đội ngũ y tế Một số thân nhân bệnh nhi bỏng đối diện với sự thay đổi ở mỗi đứa trẻ và sự kỳ thị của cộng đồng với vết sẹo

Sơ đồ dưới đây minh họa diễn biến tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài của thân nhân bệnh nhi bỏng, góp phần phát triển và duy trì các triệu chứng của RLLA

ở thân nhân bệnh nhi bỏng [40, tr.17]

Tương tác với bệnh nhi, quá trình chăm sóc sức khỏe…

Giai đoạn hồi phục

Hồi phục/ Thích nghi

Trang 36

a Giai đoạn I: Trải nghiệm về vụ tai nạn

Đối với các thân nhân, đặc biệt là cha mẹ, việc chứng kiến đứa trẻ bị bỏng là điều

vô cùng đau buồn, được mô tả là điều khủng khiếp và không bao giờ quên Cảm giác hoảng sợ khi nghe đứa trẻ thét lên và bao quay bởi các tác nhân gây bỏng như lửa,

nước sôi… Sự nhận thức rằng “đây không chỉ là một tai nạn nhỏ” dẫn đến tình trạng

“sốc”, thân nhân trải qua sự căng thẳng đáng kể vào thời điểm này, nhưng họ không

thể xử lý cảm xúc, họ cố nén những phản ứng cảm xúc cho đến khi đứa trẻ đã nhận được sự quan tâm của y tế Sự hỗ trợ từ y tế ở giai đoạn này khiến họ cảm thấy có nhiều người hơn để cùng họ đối phó với vấn đề đang gặp, và thân nhân cảm thấy yên tâm hơn

b Giai đoạn II: Giai đoạn cấp tính – đứa trẻ nhập viện

Giai đoạn này bao gồm nhiều vấn đề lưu tâm ở thân nhân bệnh nhi bỏng đó là: nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng, chứng kiến thủ thuật y khoa cho chấn thương là nguồn gây ra những trải nghiệm căng thẳng cho cha mẹ Một số thân nhân ban đầu đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của chấn thương bỏng Họ đã sốc khi phát hiện ra đứa trẻ cần tiến hành các thủ thuật y khoa như gây mê toàn thân hay phẫu thuật và ghép da Đồng thời việc thay băng là một nguồn gây đau khổ cho thân nhân, đặc biệt

là cha mẹ khi họ mô tả quá trình này rất kinh khủng khi chứng kiến những thương tích

ở những đứa trẻ và cơn đau của trẻ

Tình trạng căng thẳng của thân nhân có liên quan tới đặc điểm cấp tính của biến cố cũng như cảm giác hỗn loạn và sốc Trong giai đoạn này, dường như tâm trí họ tập trung hoàn toàn vào người bị thương tích và khó khăn trong việc chịu đựng sự chờ đợi, trong khi đó một số thân nhân đã thực sự lo lắng về những tình huống sẽ như thế nào sau khi xuất viện Các cảm xúc tiêu cực như sự tức giận và sự dễ cáu gắt cũng hiện diện, những trải nghiệm tiêu cực có thể liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ được cung cấp trong bệnh viện, các thành viên trong gia đình đôi khi cảm thấy bị nhân viên

bỏ rơi, cảm thấy như thể họ là một gánh nặng và nản lòng vì thiếu sự linh hoạt về giờ thăm viếng Hoặc có những cảm xúc hy vọng và biết ơn khi có được những kinh nghiệm tích cực trong quá trình chăm sóc bao gồm việc nhận được chăm sóc tuyệt vời,

Trang 37

điều trị cá nhân, bầu không khí tích cực trong đơn vị chăm sóc và giờ thăm viếng linh hoạt

Thân nhân có thể sử dụng các chiến lược đối phó tích cực như:

Thứ nhất là nhận thức đứa trẻ đang ở trong sự chăm sóc tốt nhất Trong giai đoạn này, thân nhân cảm thấy họ có thể trao một số trách nhiệm về việc chăm sóc đứa trẻ và bây giờ đứa trẻ đang nằm trong vòng an toàn

Thứ hai là tìm kiếm thông tin, việc không nhận được đầy đủ thông tin đã tạo ra đau khổ và thất vọng cho thân nhân Họ muốn được biết thêm thông tin về sự tiến triển

ở đứa trẻ, quá trình phục hồi chức năng của đứa trẻ và làm thế nào để nói về cảm xúc với các thành viên khác trong gia đình Trong khi một số thân nhân nhận ra rằng quá nhiều thông tin có thể đã dẫn đến “hoảng sợ”, đa số lại cảm thấy rằng họ đã có thể “xử

lý nó” và sẽ mong muốn được biết thêm thông tin Ngoài ra, thông tin quan trọng đối với các thân nhân để sắp xếp cho việc chăm sóc những đứa trẻ khác và để thông tin tức đầy đủ cho gia đình

Thứ ba là sự hỗ trợ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với thân nhân trong việc có một người nào đó để nói chuyện, để đưa tâm trí của họ ra khỏi những điều lo lắng hay

sợ hãi Thiếu sự hỗ trợ xã hội liên quan với cảm giác bị cô lập và tình trạng cô đơn; đồng thời việc duy trì liên lạc với các thành viên gia đình là đặc biệt quan trọng cho thân nhân sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu Thiếu sự hỗ trợ xã hội góp phần làm căng thẳng gia tăng, sự vắng mặt của hỗ trợ xã hội gây khó khăn cho thân nhân để đáp ứng các nhu cầu của bệnh nhi và nhu cầu tự chăm sóc bản thân

Cuối cùng là việc tỏ ra mạnh mẽ trước đứa trẻ, thân nhân cảm thấy điều này là quan trọng để đứa trẻ không thấy họ suy sụp, họ tạo ra bộ mặt dũng cảm trước đứa trẻ Tuy nhiên, thân nhân cũng có thể dùng những chiến lược đối phó tiêu cực và được

mô tả như chiến lược ứng phó không hiệu quả như: đổ lỗi Họ nhìn nhận về nguyên nhân của các tai nạn và đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác Đổ lỗi cho người khác về

vụ tai nạn dẫn đến cảm giác oán hận và giận dữ, trong khi đổ lỗi cho bản thân dẫn đến cảm giác tội lỗi Cảm giác tội lỗi, sự bất lực, tức giận, và sợ hãi có thể tăng lên khi họ đồng ý tiến hành các thủ tục y tế đau đớn cho đứa trẻ Những nỗ lực để giảm bớt cảm giác tội lỗi, tức giận và cảm giác bất lực, có thể được thể hiện trong hành vi đòi hỏi đối

Trang 38

với nhân viên y tế Hoặc họ có thể chuyển sự tức giận của họ lên những thành viên khác trong gia đình Trong suốt giai đoạn cấp tính, những người thân có thể bị sợ hãi

về tình trạng thể chất và tâm lý của đứa trẻ và có thể phát triển thành các triệu chứng

cơ thể và tâm lý cũng như gia tăng các vấn đề tồn tại trước đây

Cũng trong thời gian đó, các thành viên trong gia đình gia tăng cảm giác nản chí trong suốt tiến trình điều trị và khôi phục, và không chắc chắn về tương lai Những nhu cầu trong chăm sóc bỏng có thể làm gia tăng tình trạng căng thẳng tâm lý ở trẻ và gia đình Đứa trẻ bị bỏng có thể xuất hiện nhiều vấn đề về hành vi, dẫn đến của sự gia tăng xung đột giữa trẻ, các thành viên trong gia đình và các nhân viên

Sự suy xét tình hình thực tế làm gia tăng thêm gánh nặng của các thành viên trong gia đình trong suốt quá trình nhập viện Nó bao gồm vấn đề chi phí trong quá trình chăm sóc bỏng, chi phí đi lại và mất nguồn thu nhập do nhu cầu chăm sóc cho đứa trẻ

Sự thất thoát về nguồn tài chính này là vấn đề lớn nhất, đặc biệt là đối với những gia đình vừa bị phá hủy do tai nạn bỏng Hơn nữa, có những đứa trẻ nhập viện ảnh hưởng tới chức năng thông thường của gia đình vì thân nhân phải dành một thời gian dài trong bệnh viện, tạm bỏ việc chăm sóc những anh/chị/em của đứa trẻ cũng có nhu cầu được chăm sóc Và đây là một trải nghiệm căng thẳng, đầy lo âu và sợ hãi của người thân Những khó khăn này trở nên phức tạp hơn đối với những gia đình phải đi lại một khoảng cách đáng kể để những đứa trẻ của họ được nhận những sự chăm sóc tối ưu

c Giai đoạn III: Hồi phục – Trở về với cộng đồng

Sau giai đoạn cấp tính, đưa trẻ và gia đình phải đối mặt với những căng thẳng liên quan tới chương trình hồi phục bao gồm vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng, quay trở về nhà và trường học, và có thể quay trở lại bệnh viện để phẫu thuật Đây là những sự kiện căng thẳng cho đứa trẻ bị bỏng và các thành viên trong gia đình, vì các thành viên trong gia đình phải hỗ trợ đứa trẻ trong suốt tiến trình điều trị và thúc đẩy việc tuân thủ Đồng thời, cả đứa trẻ và gia đình có thể phát triển những mong đợi không thực tế liên quan tới kết quả của sự hồi phục, điều có thể gây bất lợi cho quá trình thích nghi sau bỏng Giai đoạn hồi phục là tiến trình chậm và không chắc chắn trong tương lai, đòi hỏi đứa trẻ và gia đình phải kiên nhẫn và hiểu biết

Trang 39

Thời gian sau khi xuất viện là một thách thức đối với thân nhân Cảm giác mơ hồ được trải nghiệm sau khi xuất viện Việc trở về nhà của bệnh nhân là điều mà gia đình mong đợi; tuy nhiên các khía cạnh tiêu cực của việc xuất viện sớm xuất hiện Đó là những trải nghiệm hỗn độn, bất lực, thiếu năng lượng, căng thẳng và chán nản Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy áp lực ở giai đoạn này, như trách nhiệm về việc chăm sóc đứa trẻ

đã được đặt trở lại trong tay của họ và áp lực về việc đảm bảo cung cấp sự chăm sóc đúng cho đứa trẻ sau khi xuất viện bắt đầu đè nặng Những lo lắng liên quan tới tài chính, thiếu ngủ và thiếu hy vọng, cũng như thiếu không gian cá nhân Họ cảm thấy bị quá tải bởi trách nhiệm, giải quyết các vấn đề liên lạc giữa bệnh viện và các phòng khám ngoại trú, và thiếu sự hỗ trợ từ hệ thống y tế Có những trải nghiệm về việc tập trung vào người bị thương và bỏ qua các nhu cầu riêng của họ, cố gắng tiếp tục cuộc sống như trước, giữ lại những cảm xúc tiêu cực và cố gắng làm tốt nhất các tình huống

Đồng thời sau khi ra viện, người thân của bệnh nhi có thể nhận thấy một số thay đổi trong hành vi của đứa trẻ Đứa trẻ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào cha mẹ, dẫn đến gia tăng sự căng thẳng ở cha mẹ và làm ảnh hưởng đến việc cha mẹ thực hiện các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày

Có những trải nghiệm tích cực khác khi các thành viên gia đình đã nhận được sự ủng hộ từ bạn bè, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và các công ty bảo hiểm Được nghỉ phép để tập trung chăm sóc người bị thương mà không phải đi làm Một số thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn rằng người bị thương đã sống sót

Khép lại giai đoạn xuất viện, vấn đề tập trung là đứa trẻ tái hòa nhập lại với sinh hoạt đời thường và trường học Goodstein thuật lại (1985), gia đình phải đương đầu với quan niệm sai lầm về chữa bệnh, và thực tế rằng về nhà không có ý nghĩa là đã ở tình trạng khỏe mạnh Vì hầu hết những thương tích bỏng đều sẽ đòi hỏi sự chăm sóc thêm, đứa trẻ và gia đình phải đối mặt với thực tế rằng những người khác có thể hoặc không thể chấp nhận những sự thay đổi về hình dạng cơ thể và sự biến dạng

Trang 40

1.2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng RLLA của thân nhân bệnh nhi bỏng Quá trình chăm sóc bệnh nhi bỏng ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và các mối quan hệ của thân nhân bệnh nhi; góp phần đáng kể vào việc phát triển và duy trì các triệu chứng RLLA Mức độ thân nhân bệnh nhi bị ảnh hưởng phụ thuộc vào:

 Sự uỷ thác vai trò trong gia đình

 Sự hỗ trợ tinh thần của các thành viên khác trong gia đình

 Tình trạng ổn định về tài chính của gia đình

Cụ thể về sự ảnh hưởng này đến thân nhân bệnh nhi cùng các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến tình trạng RLLA là:

Tình trạng căng thẳng trong chăm sóc

Những nghiên cứu về căng thẳng trong việc chăm sóc đã dẫn đến hai kết luận về sức khỏe tâm thần của thân nhân bệnh nhân Đầu tiên, những thân nhân bệnh nhân có thể trải nghiệm mức độ cao của sự căng thẳng và quá tải, góp phần vào triệu chứng của bệnh trầm cảm và kiệt sức Thứ hai, thân nhân bệnh nhi thường xuyên báo cáo rằng vai trò chăm sóc của họ là một yếu tố tích cực, đóng góp vào cảm giác thoải mái, hạnh phúc của cá nhân và gia đình

Các yếu tố liên quan với mức độ căng thẳng cao của thân nhân bệnh nhi bao gồm tình trạng sức khỏe của bệnh nhi và sự tiến bộ của tình trạng bệnh tật, mức độ chia sẻ với bệnh nhi, mối quan hệ trong gia đình, xung đột hay căng thẳng nghề nghiệp, khó khăn về tài chính hoặc sự hạn chế các hoạt động xã hội và giải trí trong cuộc sống của thân nhân

Đồng thời, nguy cơ căng thẳng của thân nhân tăng lên khi chiều dài của mối quan

hệ chăm sóc gia tăng, tình trạng sức khỏe và những cảm xúc hạnh phúc của bệnh nhi suy giảm

Những thân nhân bệnh nhi cũng thường xuyên báo cáo rằng kinh nghiệm chăm sóc của họ có những khía cạnh tích cực Chúng bao gồm các cảm giác hài lòng trong việc giúp đỡ một người thân yêu, dành thời gian cùng với bệnh nhi, cảm thấy gần gũi hơn với bệnh nhi, và cảm thấy hài lòng khi biết rằng người thân yêu đang được chăm sóc tốt Những thân nhân bệnh nhi cũng thường đánh giá cao những cơ hội được thể hiện cảm xúc của sự đồng cảm và thương yêu cho bệnh nhi Họ có thể trải nghiệm sự

Ngày đăng: 07/11/2019, 06:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị An (2013), Tìm hiểu các biểu hiện Rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học Lao động xã hội, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các biểu hiện Rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học Lao động xã hội
Tác giả: Đỗ Thị An
Năm: 2013
2. Nghiêm Thị Minh Châu & Nguyễn Văn Bằng (2014), “Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của thân nhân bệnh nhân bị bệnh lý ung thư”, Bài báo y học - Bệnh viện Quân Y 103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của thân nhân bệnh nhân bị bệnh lý ung thư”
Tác giả: Nghiêm Thị Minh Châu & Nguyễn Văn Bằng
Năm: 2014
3. Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích Linh (2009), “Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Tạp chí Y học TP. HCM năm 2010, tập 14, Số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, "Tạp chí Y học TP. HCM năm 2010
Tác giả: Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích Linh
Năm: 2009
4. Lê Minh Công (2016), “Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn tâm thần của công nhân tại khu công nghiệp Biên Hoà 2”, Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, số 02 – 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Minh Công (2016), “Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn tâm thần của công nhân tại khu công nghiệp Biên Hoà 2”, "Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai
Tác giả: Lê Minh Công
Năm: 2016
5. Văn Thị Kim Cúc (2005), “Tìm hiểu Rối loạn lo âu ở một số nhóm trẻ lang thang kiếm sống tại Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học, số 9 (78), 9 – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Rối loạn lo âu ở một số nhóm trẻ lang thang kiếm sống tại Hà Nội”, "Tạp chí Tâm lý học
Tác giả: Văn Thị Kim Cúc
Năm: 2005
8. Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định (2012), “Đặc điểm lâm sàng RL trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày”, Tạp chí tâm thần học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định (2012), “Đặc điểm lâm sàng RL trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày”, "Tạp chí tâm thần học
Tác giả: Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định
Năm: 2012
9. Trần Thư Hà (2013), Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số Bệnh viện tại TP. HCM, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Đại học Sư phạm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số Bệnh viện tại TP. HCM
Tác giả: Trần Thư Hà
Năm: 2013
10. Nguyễn Đại Hành (2013), Rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
Tác giả: Nguyễn Đại Hành
Năm: 2013
11. Đàm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Thị Phương Loan (2010), “Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ, 89(01/2): 71 – 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên”, "Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ
Tác giả: Đàm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Thị Phương Loan
Năm: 2010
13. Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Hữu Xuân Trường và Trần Thị Giáng Hương (2012), “Rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở cán bộ bệnh viên tâm thần Đà Nẵng”, Tạp chí Y tế Cộng đồng, 9.2013, số 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở cán bộ bệnh viên tâm thần Đà Nẵng”, "Tạp chí Y tế Cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Hữu Xuân Trường và Trần Thị Giáng Hương
Năm: 2012
14. Phan Thị Mai Hương (2013), Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học
Tác giả: Phan Thị Mai Hương
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2013
15. Đặng Phương Kiệt (chủ biên), Tâm lý & Sức khỏe, NXB Văn hóa thông tin, tr.149-150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý & Sức khỏe
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
16. Nguyễn Thị Thanh Lâm (2013), Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K), Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K)
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Lâm
Năm: 2013
17. Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (đồng chủ biên) (2009), Từ điển tâm lý học, NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2009
18. Trần Thị Thu Mai & Nguyễn Ngọc Duy (2015), “Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường Sư phạm tại TP. HCM”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường Sư phạm tại TP. HCM”, "Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. "HCM
Tác giả: Trần Thị Thu Mai & Nguyễn Ngọc Duy
Năm: 2015
19. Trần Thành Nam (2007), “Trị liệu Nhận thức hành vi cho trẻ có Rối loạn lo âu”, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (104), 11 – 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trị liệu Nhận thức hành vi cho trẻ có Rối loạn lo âu”, "Tạp chí Tâm lý học
Tác giả: Trần Thành Nam
Năm: 2007
62. Thông tin toàn diện cho sức khỏe, Đại cương về chứng rối loạn lo âu, http://suynhuocthankinh.vn/bai-viet/thong-tin-benh/dai-cuong-ve-chung-roi-loan-lo-au.html tham khảo ngày 23.05.2015) Link
63. Lo âu và triệu chứng cơ thể: Hình thành nên một triệu chứng mới? http://bvtt- tphcm.org.vn/lo-au-va-trieu-chung-co-the-hinh-thanh-mot-hoi-chung-moi/ Link
64. Rối loạn lo âu lan tỏa, https://www.verywell.com/generalized-anxiety-disorder-4014718 Link
65. Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa, http://anxietynomore.co.uk/anxiety_symptoms.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w