1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

78 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 866,97 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do FTA, điều này làm tăng tự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THANH THẢO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ THANH THẢO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH TRONG HUY

ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Giáng viên hướng dẫn: TS Lê Tấn Phước

Tp Hồ Chí Minh - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” của riêng tôi

Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin

có sẵn đã được trích dẫn rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để công bố

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2019

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN

ABSTRACT

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 3

1.6 Bố cục của đề tài 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt độn huy động vốn của Ngân hàng thương mại 5

2.1.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn 5

2.1.2 Đặc điểm hoạt động huy động vốn 6

2.1.3 Vai trò hoạt động huy động vốn 6

2.2 Quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 7

2.2.1 Hoạch định chiến lược huy động vốn 7

2.2.2 Ban hành các chính sách huy động vốn 10

2.2.3 Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn 12

Trang 5

2.2.4 Kiểm tra, giám sát huy động vốn 14

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn 15

2.4 Các nhân tố tác động đến tính cạnh tranh trong HĐV của NHTM 16

2.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan 16

2.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 17

2.5 Khái quát về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 18

2.5.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 18

2.5.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 21

2.6 Các chỉ tiêu đo lường tính cạnh tranh của NHTM: 23

2.6.1 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ: 23

2.6.2 Nguồn nhân lực: 23

2.6.3 Năng lực công nghệ: 25

2.6.4 Năng lực quản trị điều hành ngân hàng: 25

2.6.5 Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác: 26

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 28

3.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhanh Cần Thơ 28

3.1.1 Tổng quan về ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 28

3.1.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 30

3.2 Thực trạng quản lý huy động vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhanh Cần Thơ 33

3.2.1 Chiến lược huy động vốn của Vietinbank CN Cần Thơ 33

3.2.2 Ban hành chính sách huy động vốn của Vietinbank CN Cần Thơ 34

3.2.3 Tổ chức thực hiện huy động vốn 39

3.2.4 Theo dõi, đánh giá công tác huy động vốn 41

3.3 Đánh giá chung về huy động vốn của Vietinbank CN Cần Thơ 41

Trang 6

3.3.1 Những kết quả đã đạt được 41

3.3.2 Những mặt còn hạn chế 43

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 44

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 49

4.1 Giải pháp về cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn 49

4.2 Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn huy động 49

4.3 Giải pháp về sản phẩm huy động vốn 51

4.4 Giải pháp quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động huy động vốn 52

4.5 Giải pháp về kênh phân phối 52

4.6 Giải pháp chăm sóc khách hàng gửi tiền 53

4.7 Giải pháp xúc tiến hỗn hợp về huy động vốn 54

4.8 Giải pháp xây dựng nguồn nhân lực cho công tác nguồn vốn 55

4.9 Giải pháp về Công nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn 56

4.10 Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn 57

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận: 61

5.2 Khuyến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động theo thành kinh kế tại NH Vietinbank CN Cần Thơ

2016 - 2018 30 Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại NH Vietinbank CN Cần Thơ 2016 –

2018 31

Trang 9

và phân tích thực trạng về tình hình huy động vốn tại ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ và rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, huy động vốn có vai trò quan trọng và quyết định hiệu quả kinh

doanh của NHTM cũng như sự phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ là hết sức cần thiết

Thứ hai, tính cạnh tranh trong huy động vốn được đánh giá qua thực trạng huy

động vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ, điểm mạnh và điểm yếu, bên trong và bên ngoài

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Vietinbank CN Cần

Thơ, đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến công tác chăm sóc khách hàng, đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng mới trong huy động vốn Ngân hàng cần phải linh hoạt về các công cụ huy động vốn và chính sách lãi suất huy động, đơn giản hóa các thủ tục sổ sách Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên

Thứ tư, bên cạnh những kết quả đạt được thì ngân hàng Vietinbank CN Cần

Thơ cũng còn khá nhiều hạn chế trong hoạt động huy động vốn Trên cơ sở đó những hạn chế còn tồn tại tại ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn

Trang 10

Từ khóa: huy động vốn, giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, …

Trang 11

Secondly, the competitiveness in mobilizing capital is rated through the actual capital mobilization at Vietinbann Can Tho branch, strengths and weaknesses, inside and outside

Thirdly, in order to improve the efficiency of capital mobilization at VietinBank Can Tho branch, it requires the bank to pay more attention to customer care, invest

in modernizing banking technology, diversify the New banking services in capital mobilization Banks need to be flexible about capital mobilization tools and deposit interest rate policies, simplifying bookkeeping procedures In addition, the bank needs to improve the professional qualifications of its staff

Fourth, besides the achieved results, Vietinbank Can Tho branch also has many limitations in capital mobilization activities On that basis, the limitations still exist

at Vietinbank Can Tho branch, the thesis has proposed solutions to improve the competitiveness in raising capital

Trang 12

Keywords: capital mobilization, solution increase the competitive advantage against capital mobilization, Vietnam joint stock commercial bank for industry and trade Can Tho branch,…

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), điều này làm tăng tự do hóa tài chính, quy mô hoạt động và số lượng các NHTM, từ đó làm sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt Trong giai đoạn vừa qua, hàng loạt các vấn đề nóng của hệ thống ngân hàng như nợ xấu gia tăng, biến động lớn trên thị trường tài chính… đã làm giảm niềm tin của khách hàng đối với các NHTM

Hoạt động chính của ngân hàng thương mại (NHTM) là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác, nên hoạt động huy động vốn quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì các NHTM phải nâng cao hiệu quả huy động vốn NHTM huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan Do vậy, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của NHTM mà có biện pháp phù hợp và huy động vốn được xem như một nhiệm vụ ưu tiên và phải đạt được

Ở các nước có thị trường tài chính phát triển, các NHTM huy động vốn bằng các công cụ huy động vốn đa dạng với chi phí vốn thấp nhờ vào sự phát triển của thị trường tài chính Ngược lại, ở Việt Nam, thị trường tài chính kém phát triển nên các NHTM gặp nhiều khó khăn trong huy động do tiềm lực kinh tế nội tại không cao, thị trường tài chính thiếu đa dạng và linh hoạt khiến chi phí huy động vốn cao, đây là thách thức đối với các NHTM Việt Nam Những năm trước đây, để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh, các NHTM chạy đua tăng lãi suất, điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các NHTM

Trong những năm gần đây, do môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp khiến cho ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ khó huy động vốn, chi phí huy động vốn cao, làm tăng rủi ro kinh doanh Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, buộc ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ phải củng cố và tăng cường sức cạnh, gia tăng nguồn vốn để đảm bảo an toàn và phát triển bền vững Như vậy, nghiên cứu giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn là một yêu cầu cấp thiết đối với ngân

Trang 14

hàng Vietinbank CN Cần Thơ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ( Vietinbank

CN Cần Thơ ) đặt hội sở chính tại Quận Ninh Kiều - trung tâm Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ là thành phố lớn, năng động nhất Đồng bằng sông Cửu Long và tập trung nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trong hệ thống NHTM Việt Nam, chính vì thế sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn (HĐV) là vô cùng khốc liệt Vietinbank CN Cần Thơ sử dụng các công cụ huy động đa dạng, chủ động trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Thực tế, nguồn vốn huy động của Vietinbank CN Cần thơ vẫn còn chiếm một tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn

Từ những lý do thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” Với mục tiêu giúp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngân hàng Vietinbank CN Cần thơ

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Luận văn nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Luận văn sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về huy động vốn của ngân hàng thương mại

Thứ hai, phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ 2016 – 2018, từ đó nêu những kết quả đạt đươc cũng như những hạn chế còn tồn tại ở ngân hàng

Trang 15

Thứ ba, giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề luận văn là hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên các phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dịch và quy nạp Cụ thể như sau:

Phương pháp tổng hợp – tổng hợp các lý thuyết về hoạt động huy động vốn

tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho luận văn

Phương pháp thống kê mô tả - thống kê mô tả số liệu về thực trạng hoạt động

huy động vốn của ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ

Phương pháp diễn dịch và quy nạp - phân tích số liệu để đưa ra kết luận về

hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ Cụ thể, phương pháp diễn dịch, phân tích diễn biến thực trạng hoạt động huy động vốn dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo tài chính Phương pháp quy nạp để tổng quát hóa thành những điểm chung, đặc trưng trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietinbank CN Cần thơ trong giai đoạn 2016 – 2018

1.5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn, vai trò và các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại các NHTM

Trang 16

Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn, từ đó nêu lên những những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Vietinbank CN Cần thơ và nguyên nhân dẫn đến thành công đó cũng như những hạn chế còn tồn động

Gợi ý những giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng Vietinbank CN Cần Thơ, giúp ngân hàng phát triển an toàn và bền vững

1.6 Bố cục của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn

Chương 3: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Chương 4: Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt độn huy động vốn của Ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là công tác lập kế hoạch, sử dụng các phương thức và các công

cụ khác nhau để huy động các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm soát công tác huy động vốn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Mục tiêu huy động vốn là đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh củangân hàng Mục tiêu của huy động vốn đối với các NHTM như sau:

Tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp - Trong chi phí hoạt động của ngân hàng

thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn bao gồm trả lãi tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu và

kỳ phiếu Lãi suất huy động và cơ cấu nguồn vốn thay đổi sẽ làm thay đổi chi phí trả lãi của ngân hàng với khách hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Vì vậy, các NHTM phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp để gia tăng lợi nhuận

Nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý - cơ cấu nguồn vốn huy động căn cứ

theo cơ cấu cho vay và đầu tư của ngân hàng để tránh những rủi ro kỳ hạn Cơ cấu huy động vốn hợp lý giúp ngân hàng tránh rủi ro thanh khoản khi môi trường kinh doanh biến động phức tạp

Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ổn định - Quy mô nguồn

vốn huy động phải phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nếu môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, thì ngân hàng phải tăng quy mô nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, duy trì dự trữ thanh khoản lớn hơn Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn phụ thuộc vào lãi suất, chính sách marketing, các hình thức huy động vốn

Trang 18

2.1.2 Đặc điểm hoạt động huy động vốn

NHTM huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thế khác nhau trong nền kinh tế phải

có uy tín, tiềm lực tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ vay đối với khách hàng Sau đây là một số đặc điểm huy động vốn của các NHTM

Thứ nhất, yêu cầu vốn chủ sở hữu khoảng 8% tổng tài sản có qui đổi theo mức

rủi ro (quy định của Basel) Các NHTM chủ yếu là đi vay để thực hiện các hoạt động cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn rất quan trọng, NHTM huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường tài chính

để từ đó cho vay và đầu tư Do vậy, hiệu quả của huy động vốn của NHTM sẽ quyết định hiệu quả sử dụng nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế

Thứ hai, các NHTM sử dụng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau để huy

động vốn như huy động vốn tiết kiệm ở các kỳ hạn, phát hành chứng khoán, đi vay

từ các tổ chức tài chính khác trên thị trường liên ngân hàng và đi vay từ NHTW

Thứ ba, các NHTM thiết lập mạng lưới chi nhánh rộng khắp để huy động vốn

và cung cấp các dịch vụ tài chính đối với các khách hàng trong nền kinh tế bao gồm mạng lưới hữu hình hoặc mạng lưới vô hình nhờ vào công nghệ thông tin Điều này giúp các NHTM giảm được chi phí huy động vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động kinhdoanh ngân hàng

2.1.3 Vai trò hoạt động huy động vốn

• Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế

Các NHTM huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế, từ đó góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.Trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi do tính chất chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh, quy mô lượng tiền này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô, sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân NHTM với chức năngtrung gian tài chính sẽ huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế

để cho vay và đầu tư, gia tăng hiệu quả của nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế

Trang 19

• Vai trò huy động vốn đối với khách hàng

Các NHTM huy động vốn để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Về nguyên tắc, Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có để đầu tư phát triển doanh nghiệp Thực tế, doanh nghiệpthường không đủ vốn để thực hiện các dự án đầu tư, để bù đắp cho số vốn thiếu hụt thì doanh nghiệp huy động vốn từ cách phát hành chứng khoán, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của TTCK Vì vậy, các doanh nghiệp thường đi vay vốn

từ các NHTM

• Vai trò huy động vốn đối với việc kiểm soát tiền tệ

NHTW kiểm soát lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế thông qua hoạt động huy động vốn của các NHTM NHTW thực thi CSTT để kiểm soát lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế thông thông qua các NHTM Nếu như hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được huy động để cho vay

và đầu tư thì sẽ ít xảy ra các hoạt động đầu cơ khiến thị trường tài chính diễn biến phứctạp.Các NHTM phải tuân thủ các chính sách tiền tệ của NHTW, thông qua hoạt động huy động vốn kiểm soát nguồn cung tiền trong nền kinh tế

• Vai trò huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng

Thông qua hoạt động huy động vốn, các NHTM tăng nguồn vốn, chủ động trong việc cho vay và tăng mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng NHTM với chức năng trung gian tài chính, đi vay để cho vay và cung cấp các dịch

vụ tài chính khác, nên vốn huy động quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Nếu hoạt động huy động vốn không tốt, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của

NH, từ đó làm suy yếu năng lực cạnh tranh, an toàn thanh khoản của ngân hàng Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn tốt sẽ giúp ngân hàng hoạt độngkinh doanh an toàn và hiệu quả

2.2 Quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

2.2.1 Hoạch định chiến lược huy động vốn

Hoạch định chiến lược HĐV của NHTM là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn, nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định trong công tác HĐV của

Trang 20

NH, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện trong HĐV mà NH cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hoạt động tương lai

• Mục tiêu chiến lược HĐV

Xác định mục tiêu chiến lược trong HĐV là việc xác định mục đích mà NH muốn đạt được trong một thời kỳ hoạt động tương đối dài hạn NH xác định mục tiêu chiến lược trong HĐV cần phải thỏa các yêu cầu sau:

- Mục tiêu chiến lược HĐV ở NHTM phải đảm bảo tính cụ thể; Tính đo lường được; Tính thống nhất hay nhất quán; Tính khả thi; Tính linh hoạt; Tính thách thức

- Danh mục các mục tiêu bao gồm có 2 nhóm mục tiêu, những mục tiêu định tính (chất lượng sản phẩm dịch vụ HĐV của NH, uy tín của NH trên thị trường tài chính, vị thế của NH trên thị trường) và những mục tiêu định lượng (Qui mô nguồn vốn huy động, thị phần HĐV, cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, theo đối tượng KH, theo loại tiền…)

- Phân lớp mục tiêu thành nhiều cấp bậc khác nhau như Mục tiêu doanh

số, qui mô hoạt động (Doanh số huy động, số lượng chi nhánh mới; số lượng máy ATM; số lượng nhân viên tuyển dụng thêm; số lượng KH tăng thêm; số lượng TK được mở; số lượng dịch vụ cung ứng…); Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ( tỷ lệ thị phần HĐV (so với toàn ngành, so với đối thủ cạnh tranh, so với NH hàng đầu…); Loại KH gửi tiền; Phạm vi địa bàn HĐV); Mục tiêu về chất lượng hoạt động HĐV (Chất lượng dịch

vụ NH; Chất lượng đội ngũ quản lý và nhân viên; Chất lượng công nghệ NH; Chất lượng truyền thông …)

• Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài – Xác định cơ hội và nguy

Trang 21

hiện hữu; Khách hàng; Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; Các thị trường tài chính thay thế) nhằm xác định những cơ hội và nguy cơ trong hoạt động HĐV của NHTM

• Phân tích môi trường bên trong – Xác định điểm mạnh, điểm yếu

Phân tích môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như: yếu tố marketing; Yếu

tố nguồn nhân lực; Yếu tố tài chính; Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ; Tổ chức và quản

lý nội bộ nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong hoạt động HĐV của NHTM

• Thiết lập chiến lược

Dựa trên những mục tiêu chiến lược HĐV mà đề xuất các chiến lược HĐV cho NHTH nhằm giúp ngân hàng đạt được những mục tiêu đã đề ra Chiến lực HĐV có thể chia thành 2 nhóm cơ bản:

Nhóm phương án/chiến lược tăng trưởng:

- Chiến lược tăng trưởng tập trung – tập trung vào việc cải tiến, mở rộng thêm các dịch vụ hoặc thị trường HĐV hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào bao gồm: (i) Thâm nhập thị trường; ( ii) Phát triển thị trường; (iii) Phát triển sản phẩm

- Chiến lược tăng trưởng mở rộng - là đưa thêm các dịch vụ HĐV mới để tạo thị trường mới

- Chiến lược sáp nhập – là tiến hành hợp nhất với một ngân hàng khác tạo thành ngân hàng mới, với cơ cấu tổ chức mới

- Chiến lược mua lại - ngân hàng mua lại một ngân hàng khác bằng con đường mua lại cổ phần để nắm phần kiểm soát ngân hàng đó, nhưng vẫn giữ nguyên danh tính và cơ cấu tổ chức hoặc mua lại các công ty tài chính, công ty chứng khoán để bổ sung thêm vào danh mục dịch vụ mới, trong

đó có các dịch vụ HĐV Các đơn vị được mua lại biến thành chi nhánh hay công ty thành viên;

- Chiến lược liên doanh - Diễn ra khi hai hay nhiều ngân hàng hợp lực để thực thi một vấn đề mà một ngân hàng riêng lẻ không làm được, hoàn toàn không đụng chạm đến quyền sở hữu ngân hàng của 2 bên

Trang 22

• Nhóm phương án/chiến lược suy giảm

- Chiến lược cắt giảm chi phí - là chiến lược mang tính tạm thời để sắp xếp lại hoạt động HĐV hiệu quả hơn, khi một số lĩnh vực nào đó năng suất kém làm chi phí huy động nguồn trở nên quá cao, hoặc do những khó khăn tạm thời liên quan đến điều kiện môi trường kinh doanh (cắt giảm chi phí hành chính, quảng cáo, sa thải bớt nhân viên )

- Chiến lược cắt bỏ một số lĩnh vực kinh doanh - Xảy ra theo hướng nhượng bán hoặc đóng cửa một số Phòng Giao dịch trực thuộc với mục đích thu hồi vốn đầu tư ở những bộ phận hoạt động kém hiệu quả, hay tập trung vốn cho một số hoạt động, lĩnh vực có triển vọng lâu dài

- Chiến lược thu hoạch - Là để tìm cách tối đa hóa dòng lưu hoàn vì mục đích trước mắt bất chấp hậu quả lâu dài Chiến lược này thường được áp dụng đối với các ngân hàng hay các đơn vị thành viên của ngân hàng đã sắp đến hồi tàn, không thể khắc phục được nữa như ngưng HĐV và cho vay, bán các tài sản của NH để tận thu nguồn vốn

sử dụng các công cụ, các mức lãi suất, các kỳ hạn, xác định đối tượng huy động, phương thức HĐV phù hợp với qui mô, cơ cấu vốn cần thiết nhằm đạt các mục tiêu

đề ra Trong đó:

Chính sách về sản phẩm tiền gửi – nhà quản lý dựa trên nhu cầu, đặc tính

tâm lý của khách hàng, ngân hàng đưa ra những sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng Gia tăng các nguồn vốn huy động là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng qui mô, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn

Trang 23

Chính sách về kỳ hạn của nguồn vốn huy động - Nhà quản lý thực hiện đánh

giá qui mô, cơ cấu và sự tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các thời kỳ nhằm đưa

ra các biện pháp tăng qui mô và thay đổi cơ cấu hiệu quả nhất Đây là nội dung đầu tiên quan trọng trong quản lý nguồn vốn huy động Cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng đến cơ cấu và sự đa dạng của tài sản và quyết định chi phí cũng như lợi nhuận của

NH

Chính sách về lãi suất huy động và chi phí HĐV - Chính sách về lãi suất và

chi phí hoạt động liên quan trực tiếp đến việc HĐV, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập và chi phí của NH Về nguyên tắc thì LS huy động càng cao thì NH càng thu hút được nhiều nguồn vốn, nhưng nếu chi phí lãi càng tăng, đi kèm với nó việc kiểm soát các chi phí khác gắn với HĐV kém hiệu quả (tăng lên), trong khi đó doanh thu lại không tăng cùng tốc độ thì lợi nhuận sẽ sụt giảm, tức là kinh doanh không hiệu quả Do vậy, nhà quản lý cần đưa ra những chính sách về LS huy động

và chi phí HĐV phù hợp trong từng thời kỳ và theo từng mục tiêu chiến lược chung của NH

Chính sách thiết lập hệ thống kênh phân phối - Việc thiết lập mạng lưới các

Chi nhánh, Phòng giao dịch có vai trò quyết định trong công tác HĐV của NHTM, bởi vì khách hàng chỉ đem gửi tiền tại những nơi thuận tiện, an toàn và vì vậy, các NHTM phải chú ý thiết lập mạng lưới các phòng giao dịch sao cho càng tiến gần tới các khách hàng mục tiêu càng tốt nhưng phải trên cơ sở tính toán các phí tổn về huy động nguồn Bên cạnh đó, NHTM cũng phải nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm HĐV phù hợp với yêu cầu của khách hàng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền cả về tính an toàn, tiện ích và thu nhập

Chính sách marketing - NHTM phải có các chính sách quảng bá, xúc tiến

phù hợp để hấp dẫn và lôi kéo KH tìm đến gửi tiền ở NH của mình chứ không phải gửi ở tổ chức khác Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì phải tăng tính chuyên nghiệp của công tác xúc tiến, kết hợp thông tin đa chiều trên các phương tiện thông tin truyền thông để người gửi tiền biết đến các sản phẩm HĐV mà ngân hàng tạo ra, thấy được lợi ích khi đem gửi tiền tại ngân hàng mình Hết sức tránh các cách

Trang 24

thức quảng cáo phản cảm, gây tốn kém chi phí mà lại gây tác động ngược đến công tác HĐV của ngân hàng

Chính sách HĐV của NHTM phải bám sát các đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách của NHTW

2.2.3 Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn

• Xây dựng chỉ tiêu huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì HĐV là khâu rất quan trọng, nó giúp bảo đảm sự ổn định thanh khoản ngân hàng Từ tầm quan trọng của HĐV, việc xây dựng chỉ tiêu HĐV có tầm quan trọng đặc biệt Chỉ tiêu HĐV của NHTM được xây dựng theo thời gian nhất định, dựa vào qui mô hoạt động của NHTM trên cơ sở nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế Chính vì vậy, chỉ tiêu HĐV này tăng, giảm hay giữ

ổn định hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định

Việc xây dựng các chỉ tiêu HĐV là cần thiết: (i) Là căn cứ để tiến hành phân

bố nguồn lực một cách cụ thể; (ii) Là căn cứ chủ yếu để đánh giá khả năng và thành tích trong HĐV; (iii) Là căn cứ để kiểm soát sự hoạt động, đảm bảo duy trì sự tiến triển đúng theo hướng đạt được các mục tiêu dài hạn về HĐV; Chỉ ra những trật tự ưu tiên cho cả NH, chi nhánh, các phòng chức năng

• Xây dựng hệ thống tìm kiếm và phân loại nguồn vốn

NHTM phải có hệ thống để khai thác tìm kiếm nguồn vốn thông qua hệ thống nhân sự của ngân hàng Việc khai thác tìm kiếm nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh huy động nguồn khá nóng hiện nay Thực tế cho thấy rằng, việc tìm kiếm nguồn vốn đã khó, nhưng việc duy trì nguồn vốn còn khó hơn nhiều Muốn duy trì được nguồn vốn ổn định lâu dài thì đòi hỏi NHTM phải phân loại nguồn vốn, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của từng nguồn

• Triển khai các hình thức huy động vốn

Đây là sự cụ thể hóa các nội dung công việc nhất định cần phải làm, những biện pháp và trật tự các bước cần thực hiện trong việc thực thi chiến lược HĐV Các hình thức HĐV của NHTM bao gồm:

Trang 25

Thứ nhất, HĐV thông qua tăng vốn chủ sở hữu Để tăng vốn chủ sở hữu, các

NHTM có thể thông qua các hình thức: Bổ sung vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm

cổ phiếu, cấp thêm vốn, góp thêm vốn ; Bổ sung vốn chủ sở hữu bằng cách trích lập thêm lợi nhuận sau thuế hàng năm; Bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua việc trích lập các Quĩ từ lợi nhuận sau thuế hàng năm

Thứ hai, HĐV thông qua nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư Vốn

huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư rất đa dạng cả về hình thức huy động,

kỳ hạn huy động và loại tiền huy động: Tiền gửi của tổ chức kinh tế bao gồm Tiền gửi không kỳ hạn và Tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi của dân cư bao gồm Tiền gửi tiết kiệm và Tiền gửi thanh toán ; Tiền gửi khác Ngoài 2 loại tiền gửi như trên đã đề cập thì các NHTM còn có các loại tiền gửi khác: Tiền gửi của các tổ chức TD khác, tiền gửi của các đoàn thể xã hội

Thứ ba, HĐV thông qua phát hành giấy tờ có giá Đây là nguồn vốn mà các

NHTM có thể huy động được thông qua phát hành các công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi Các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi để mua các giầy tờ có giá này và đây được xem là một kênh đầu tư có lợi khi những người có tiền chưa tìm được cơ hội đầu tư trực tiếp Các công cụ nợ này

có khá nhiều tiện ích: Chúng dễ dàng bán hay chuyển nhượng trên thị trường vốn, được chiết khấu tại ngân hàng Đối với các NHTM, với việc phát hành các giấy tờ có giá để HĐV, các ngân hàng có khả năng tập trung một lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng Hình thức HĐV này thường được thực hiện khi các NHTM đã tiếp cận được các dự án vay vốn lớn trong thời hạn giải ngân nhanh Chúng cũng có thể được sử dụng trong trường hợp ngân hàng sau khi cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn bị thiếu hụt

và trong trường hợp này phải có sự chấp thuận của NHTW

Thứ tư, HĐV thông qua vay NHTW và các TCTD khác HĐV thông qua đi

vay NHTW bao gồm: Vay ngắn hạn bổ sung; Vay thanh toán; Vay tái chiết khấu và

tái cầm cố giấy tờ có giá; HĐV qua đi vay các TCTD khác

Trang 26

Thứ năm, HĐV từ các nguồn khác Trong quá trình kinh doanh, NHTM còn

có thể tạo lập vốn cho mình từ các nguồn khác: Vốn trong thanh toán; Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước theo các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội

2.2.4 Kiểm tra, giám sát huy động vốn

Kiểm tra, giám sát là khâu cuối cùng của qui trình quản lý HĐV Đây là quá trình đo lường hoạt động và kết quả của hoạt động HĐV của NHTM trên cơ sở các chỉ tiêu đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm cũng như tìm ra những hạn chế,

từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được kế hoạch HĐV một cách tối

ưu Để có thể kiểm tra, đánh giá kết quả cũng như đưa ra những sự điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý HĐV, các NHTM thường thông qua các hình thức sau: Kiểm tra các kết quả HĐV: Qui mô nguồn vốn có đạt được theo kế hoạch hay không? Cơ cấu nguồn vốn có đúng theo tỷ lệ hay không? Kỳ hạn huy động nguồn

đã thực sự hợp lý chưa? Chi phí huy động nguồn đã thực sự tối ưu hay chưa? Kiểm tra tính tuân thủ trong công tác HĐV: Nguồn vốn huy động đã phù hợp với qui trình, qui định HĐV hay chưa? Các chính sách khuyến mãi, tiếp thị có theo đúng qui định của pháp luật hay không?

Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác marketing tiếp thị, quảng cáo, chất lượng dịch vụ, chăm sóc KH gửi vốn có được thực hiện không? Hiệu quả của chúng đến đâu?

Các công cụ để kiểm tra, đánh giá: (i) Các công cụ kiểm soát truyền thống: Các

kế hoạch, hệ tiêu chuẩn (kinh tế - kỹ thuật), các phương pháp phân tích thống kê, các phân tích chuyên môn; (ii) Các công cụ kiểm tra, đánh giá hiện đại: Các báo cáo tự động in ra từ hệ thống, các phần mềm hỗ trợ tính toán kết quả thu nhập – chi phí HĐV

Từ những đánh giá cụ thể trong quá trình kiểm tra kết quả HĐV đã đạt được, nhà quản lý sẽ rút ra được những biện pháp cải tiến trong kế hoạch tiếp theo, cũng như có các giải pháp điều chỉnh hoạt động quản lý của mình cho phù hợp với kế

Trang 27

hoạch và mục tiêu đã đặt ra, hoặc không tiếp tục thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch HĐV mới

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn

Có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM như quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động

• Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng =

Số dư nguồn vốn huy năm nay

x 100%

Số dư nguồn vốn huy động năm trước

Nếu NHTM có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trên 100, có nghĩa là quy mô vốn huy động của NHTM tăng Ngược lại, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động dưới 100, có nghĩa là quy mô vốn huy động của NHTM giảm

Dùng chỉ tiêu này so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn, so với kế hoạch, so với năm trước và so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

• Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu vốn huy động = Nguồn vốn huy động loại i x 100%

Tổng nguồn vốn huy động

Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, sự chủ động về nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi cơ cấu vốn huy động theo thời gian, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn huy động

• Lãi suất, chi phí và lợi nhuận huy động vốn

Lãi suất huy động vốn phản ánh chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động Lãi suất thấp giúp ngân hàng tăng chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, từ đó gia tăng được lợi nhuận cho ngân hàng

Trang 28

2.4 Các nhân tố tác động đến tính cạnh tranh trong HĐV của NHTM

2.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ nhất, Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về HĐV Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, thì vai trò của lãnh đạo có tính quyết định Chính lãnh đạo là những người đề ra các mục tiêu, phương hướng, chính sách hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của ngân hàng, cũng như có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó

có công tác HĐV Nói cách khác, mọi quyết sách của lãnh đạo NHTM đều ảnh hưởng

có tính quyết định đến công tác HĐV của NHTM

Thứ hai, Uy tín của NHTM Với tính chất hoạt động là làm trung gian trên thị trường tài chính để HĐV và qua đó thực hiện cho vay, đầu tư cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính khác, cho nên uy tín là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Nó cũng là cơ sở có tính quyết định trong vấn đề nâng cao công tác HĐV của ngân hàng Uy tín của NHTM thể hiện ở việc ngân hàng đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu Khi NHTM tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng thì đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ yên tâm sử dụng dịch vụ của ngân hàng, điều này là rất quan trọng để NHTM có thể triển khai các sản phẩm dịch vụ truyền thống cũng như các sản phẩm mới để HĐV Nói cách khác, không ngừng tạo dựng uy tín là một nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao công tác HĐV của NHTM

Thứ ba, Cơ sở vật chất của NHTM Cơ sở vật chất của ngân hàng là nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng Một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, hay mua công cụ nợ của ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm đối với ngân hàng, vì vậy, việc tạo dựng niềm tin của khách hàng dựa trên việc cải thiện cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị, thậm chí là phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng ) là rất cần thiết

Trang 29

trong hoạt động ngân hàng, nhất là đối với việc nâng cao công tác HĐV của ngân hàng

Thứ tư, Năng lực trình độ, tư cách đạo đức, tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng Một NHTM xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, năng động, có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động thì sẽ là một lợi thế rất lớn trong công tác HĐV Sở dĩ như vậy

là bởi giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng chủ yếu vẫn là là giao dịch “mặt đối mặt” nên nếu như từng cán bộ nhân viên trong ngân hàng có thái độ phục vụ tận tình, có tính chuyên nghiệp cao sẽ tạo ra sự thiện cảm và hài lòng của khách hàng Theo nguyên lý “hữu xạ tự nhiên hương”, điều này sẽ giúp uy tín và thương hiệu của ngân hàng ngày càng được củng cố và đây chính là cơ sở để NHTM có thể nâng cao công tác HĐV

2.4.2 Nhóm nhân tố khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô Hoạt động của NHTM luôn chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường kinh tế vĩ mô, trong đó các nhân tố tác động lớn nhất đối với công tác HĐV là lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng kinh tế Nếu như trong nền kinh

tế lạm phát được kiểm soát hiệu quả, tỷ giá ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thì đó sẽ là những nhân tố quan trọng giúp NHTM trong HĐV Nhưng ngược lại, nếu một trong các nhân tố trên không được đáp ứng thì sẽ gây trở ngại rất to lớn đối với công tác HĐV của ngân hàng Chẳng hạn, nếu như trong nền kinh tế có lạm phát cao sẽ khiến ngân hàng rất khó HĐV và để HĐV theo qui mô cũ đòi hỏi phải tăng chi phí huy động

Thứ hai, Môi trường chính trị, pháp lý Hoạt động ngân hàng có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao nên luôn đòi hỏi phải có sự hậu thuẫn tích cực của hành lang pháp lý; đồng thời, nó cũng luôn đòi hỏi tình hình chính trị phải ổn định Nếu các yêu cầu này không được tôn trọng, thì công tác HĐV của NHTM sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể Chẳng hạn, nếu tình hình chính trị có biến động phức tạp thì nguy cơ rủi

ro chính trị to lớn, khi đó những người gửi tiền sẽ không muốn chịu rủi ro và họ thường chuyển sang nắm giữ các tài sản khác an toàn hơn

Trang 30

Thứ ba, Mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong HĐV Trên thị trường tài chính tồn tại nhiều loại hình tổ chức tài chính hoạt động, hầu hết các tổ chức này đều có hoạt động HĐV, và do vậy, mức độ cạnh tranh trong HĐV thường cao Thậm chí ở một số nước, việc kiểm soát các định chế tài chính thường khá lỏng lẻo (cả trong cấp phép hoạt động lẫn trong hoạt động kinh doanh) thì mức độ cạnh tranh thường rất căng thẳng, thậm chí tồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các định chế tài chính Sự cạnh tranh trong HĐV càng diễn ra căng thẳng, thì vấn đề HĐV của NHTM sẽ khó đạt được yêu cầu đặt ra

Thứ tư, Trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của thị trường tài chính Các NHTM huy động lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, lượng tiền này qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế

xã hội Nền kinh tế càng phát triển thì lượng tiền tạm thời nhàn rỗi càng lớn, nhất là đối với lượng tiền trong dân chúng Qui mô lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế càng lớn càng tạo thuận lợi cho các NHTM trong HĐV Tuy vậy, việc các NHTM HĐV còn tùy thuộc vào thói quen và tâm lý của dân chúng, cũng như sự phát triển của thị trường tài chính Thị trường tài chính càng phát triển thì chi phí HĐV trên thị trường tài chính càng giảm và đây chính là cơ sở để các NHTM có thể quản lý tốt công tác HĐV của mình

2.5 Khái quát về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.5.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh

• Khái niệm về cạnh tranh: trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện

đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…v.v Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “ lợi thế so sánh” Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên

Trang 31

lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết qúy trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nổ lực

và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng… Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn Trong thực

tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại

là hoàn toàn trái ngược

• Các loại hình cạnh tranh: Có nhiều hình thức được dùng để phân loại hình

cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh - Căn cứ chủ thể tham gia: Cạnh tranh giữa người mua và người bán:

do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa đựơc hình thành Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên quan hệ cung_ cầu Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trường với tính chất gây go và khốc liệt Cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng - Căn cứ vào phạm vi

Trang 32

ngành kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành dựt khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường Biện pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sáp nhập Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau

• Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh gồm có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có người sản xuất

hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả: Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác

Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các

điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá

cả các loại hàng hóa được trao đổi

Trang 33

2.5.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.5.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Theo WEF

(1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh đựơc hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và

có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng

tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp:

- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngòai nước Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có đựơc

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó Nó dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó

2.5.2.2 Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và những đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ

có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Do vậy, cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên

Trang 34

tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng

có những đặc thù nhất định:

- Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tất

cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội Do đó: NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự suy sụp của nhiều chủ thể có liên quan

- Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ

có liên quan đến tiền tệ Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên: Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch

vụ ngân hàng Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp

vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại Hơn nữa, số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn

có khả năng truy xuất một cách dễ dàng Ngòai ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo được sự tin tưởng của khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian

- Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức trung gian huy động vốn trong xã hội Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ

Trang 35

yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của ngân hàng Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả - Cuối cùng, chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền

tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế

Do đó, chất liệu này được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ Hoạt động kinh doanh của NHTM ngòai tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương

2.6 Các chỉ tiêu đo lường tính cạnh tranh của NHTM:

2.6.1 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ:

Với đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu như không có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh của mình không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ của mình Một ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cầu khác nhau của khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần

và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng Ngòai ra, các NHTM còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ khác để thu hút khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng như cung cấp sao kê định kỳ, tư vấn tài chính…

2.6.2 Nguồn nhân lực:

Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố con người

có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng Đó chính là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân

Trang 36

lực của các NHTM phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động

* Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người lao động trong ngân hàng

* Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí:

- Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề, Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của người lao động trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ

- Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và

kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tư vấn cho khách hàng để tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về ngân hàng Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giành khách hàng Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai Có một đội ngũ cán bộ thừa hành

và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lượng và đầy

về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của NHTM

Trang 37

2.6.3 Năng lực công nghệ:

Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong những yếu

tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM Để năng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng Công nghệ sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, nó giúp các NHTM Ngày nay, các NHTM đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất công nghệ làm thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán

và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác Trong diễn đàn quốc tế “banking vietnam” khẳng định việc sử dụng công nghệ thông tin là công cụ chính để khẳng định năng lực cạnh tranh của các NHTM, sự phát triển các sản phẩm dịch vụ E-banking là xu hướng thời thượng, công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong kinh doanh

2.6.4 Năng lực quản trị điều hành ngân hàng:

Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo doanh nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một ngân hàng người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược

mà ngân hàng xây dựng cho hoạt động của mình Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của ngân hàng Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: bao gồm chiến lược marketing (xây dựng uy tín, thương hiệu), phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ,

Trang 38

- Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả - Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.6.5 Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác:

Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố uy tín của NHTM

đó, tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn đến hoạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của người tiêu dùng mang lại

Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thương trường Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ được tạo lập sau một khoảng thời gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của người tiêu dùng Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng trên thương trường, các NHTM phải nổ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Ngày nay, ngòai danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện được sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thương trường, hoặc sự hợp tác chiến lượt giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần năng cao sự mạnh cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường

Trang 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày rõ cơ sở lý luận về hoạt động huy động, khái niệm về canh tranh trong huy động vốn tại các NHTM Cụ thể, luận văn đã trình bày cụ thể

về khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động huy động vốn và tính cạnh tranh là

gì của NHTM Lý thuyết về quản lý huy động động vốn cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý huy động vốn của các NHTM Ngoài ra, luận văn cũng trình bày

cụ thể các yếu tố chủ quan cũng như khách quan có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong HĐV của các NHTM Đây là cơ sở lý thuyết để tác giả đi phân tích thực trạng

ở trong chương 3

Ngày đăng: 04/11/2019, 00:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực NH, Tạp chí NH, (6), Tr23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực NH
Tác giả: Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo
Năm: 2008
2) Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ ChíMinh
Năm: 2007
4) Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 9, số 10 năm2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Trang
Năm: 2006
6) Phạm Thùy Giang, Bùi Đức Thọ, (2010), Vận dụng mô hình SERVQUAL trong đánh giá chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại Việt Nam, tạp chí Kinh tế Phát triển số 162 (II), tr.84-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng mô hình SERVQUAL trong đánh giá chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại Việt Nam
Tác giả: Phạm Thùy Giang, Bùi Đức Thọ
Năm: 2010
7) Phạm Thùy Giang, Bùi Đức Thọ, (2011) Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ NH bán lẻ giữa NH 100% vốn nước ngoài và NH thương mại cổ phần của Việt Nam bằng mô hình GRONROOS, tạp chí Kinh tế Phát triển số168(II) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ NH bán lẻ giữa NH 100% vốn nước ngoài và NH thương mại cổ phần của Việt Nam bằng mô hình GRONROOS
8) Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Huệ Minh, 2013. Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số 1, trang11-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
2. Dabholkar, P. A., Shepherd, C. D., Thorpe, D. I. (2000), “A comprehensive framework for service quality: An investigation of critical conceptual and measurement issues through a longitudinal study”, Journal of Retailing, 76 (2) (2000), 131-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A comprehensive framework for service quality: An investigation of critical conceptual and measurement issues through a longitudinal study”, "Journal of Retailing
Tác giả: Dabholkar, P. A., Shepherd, C. D., Thorpe, D. I. (2000), “A comprehensive framework for service quality: An investigation of critical conceptual and measurement issues through a longitudinal study”, Journal of Retailing, 76 (2)
Năm: 2000
3. Gronroos, C. (1984). “A service quality model and its marketing implications”, European Journal of Marketing, 18(4),36-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A service quality model and its marketing implications”, "European Journal of Marketing
Tác giả: Gronroos, C
Năm: 1984
4. Lewis. R. C., & Booms, B. H. (1983). The Marketing Aspects of Service Quality. In Berry, L., Shostack, G., & Upah, G. (Eds.). Emerging Perspectives on Service Marketing. Chicago, IL: American Marketing, 99- 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Marketing Aspects of Service Quality
Tác giả: Lewis. R. C., & Booms, B. H
Năm: 1983
5. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L.L. (1988). “SERVQUAL: a multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, 64(1),Spring Sách, tạp chí
Tiêu đề: SERVQUAL: a multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality”, "Journal of Retailing
Tác giả: Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L.L
Năm: 1988
6. Sweeney, J. C., Soutar, G. N., Johnson, L. W. (1997) , “Retail service quality and perceived value”, JournalofConsumerServices,4(1)(1997),39-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Retail service quality and perceived value”, "JournalofConsumerServices
Tác giả: Sweeney, J. C., Soutar, G. N., Johnson, L. W. (1997) , “Retail service quality and perceived value”, JournalofConsumerServices,4(1)
Năm: 1997
7. Wisniewski, M. (2001), Using SERVQUAL to assess customer satisfaction with public sector services, Managing Service Quality, Vol.11, No.6: 380- 388 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using SERVQUAL to assess customer satisfaction with public sector services
Tác giả: Wisniewski, M
Năm: 2001
3) Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Khác
10) Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 11) Theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO - 9000 Khác
1. Cronin, J. J. & Taylor, S. A. (1992), “Measuring Service Quality: A Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w