1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

61 105 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Nguyên nhân cơ bản là khu vực công vẫn duy trì phương thức quản lý ngân sách theo các khoản đầu vào và hệ quả của việc áp dụng là làm cho nguồn lực bị phân bổ dàn trải, sử dụng lãng phí,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGÔ DUY PHÚ

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THEO ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGÔ DUY PHÚ

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THEO ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ HUYỀN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi

Ngô Duy Phú

Trang 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1

1.4 Khung phân tích, phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên

2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả chi tiêu công 5 2.1.3.2 Gia tăng hoạt động cung ứng dịch vụ cho cộng đồng 6

2.1.4 Đo lường kết quả chương trình, hoạt động và các chỉ số 9

2.1.4.2 Đo lường kết quả của chương trình, hoạt động 10 2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công 11

Trang 5

2.2.1 Sự cần thiết quản lý ngân sách theo đầu ra 11 2.2.2 Khái niệm về quản lý ngân sách theo đầu ra 12 2.2.3 Đặc điểm phương thức soạn lập ngân sách theo đầu ra 14 2.2.4 Khác biệt lập ngân sách theo đầu vào và ngân sách theo

2.2.4.2 Nội dung quản lý chi tiêu công 16

Chương 3: Thực trạng lập phân bổ ngân sách đối với ngành giáo dục

trên địa bàn huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2014-2019 18

3.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 18 3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tháp Mười 18 3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tháp Mười 18 3.2 Hệ thống trường, lớp và số lượng học sinh, cán bộ, giáo viên,

nhân viên các trường trên địa bàn huyện Tháp Mười 21

3.2.2 Hệ thống lớp và số lượng học sinh qua các năm 22 3.2.3 Số lượng, trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên các

3.3 Thực trạng chi tiêu công trong giáo dục trên địa bàn huyện

3.3.1 Lập dự toán chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục 24 3.3.2 Sơ đồ nhận kinh phí cho ngành giáo dục 27 3.3.3 Quyết toán chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục huyện 29 3.3.3.1 Chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục 29 3.3.3.2 Nội dung chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục 31 3.4 So sánh thực trạng phân bổ chi tiêu công giai đoạn 2014-2019

và so với các tỉnh, thành phố trong khu vực về chi sự nghiệp giáo dục 33

3.4.1 Thực trạng phân bổ chi tiêu công giai đoạn 2014-2019 33 3.4.2 So sánh tỉnh, thành phố trong khu vực về chi sự nghiệp

3.5 Điều kiện triển khai lập ngân sách theo đầu ra 37

3.6 Đánh giá việc lập dự toán chi tiêu công ngành giáo dục trên

Trang 6

3.6.3 Các trường không thể phát huy tính tự chủ 40 3.6.4 Chưa xây dựng ngân sách theo đầu ra 40 3.6.5 Hệ thống chỉ số đo lường chưa được sử dụng triệt để để

đo lường mục tiêu đầu ra và chất lượng giáo dục 41

3.6.6 Phân bổ nguồn lực thiếu gắn kết mục tiêu đầu ra 41 3.6.7 Chưa dự báo số lượng học sinh tăng giảm trong trung hạn 42 3.6.8 Chưa thống kê và đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của

hệ thống trường, lớp để có kế hoạch sáp nhập hoặc xây mới 42

Chương 4: Kết luận và kiến nghị để hoàn thiện phương thức lập, quản

lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện

47 Danh mục bảng biểu

Tài liệu tham khảo

Trang 7

Trung học cơ sở Trung học phổ thông

GV : Giáo viên

UBND : Ủy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

BNV : Bộ Nội vụ

OECD : (Organization for Economic Cooperation and

Development)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ : Kinh phí công đoàn

CBQL : Cán bộ quản lý

Trang 8

Bảng 3.1 : Hệ thống các trường trên địa bàn huyện Tháp Mười, giai đoạn

Bảng 3.2 : Hệ thống lớp và số lượng học sinh các cấp học trên địa bàn

Bảng 3.3: Số lượng, trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học

trên địa bàn huyện Tháp Mười, giai đoạn 2014-2019 23 Bảng 3.4: Định mức phân bổ chi phí 01 trường/năm cấp tiểu học tại

Trang 9

1 Luật ngân sách nhà nước mới Luật số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015

2 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

3 Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập áp dụng cho khu vực trung du, đồng bằng, thành phố

4 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2017), Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

5 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2010), Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Tiểu học;

6 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2015), Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Mầm non;

7 Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học

8 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2010), Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành, đảng, đoàn thể cấp tỉnh

và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn từ năm 2011

9 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2016), Nghị quyết số 70/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 quy định định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn từ năm 2017

10 Hội đồng nhân dân huyện Tháp Mười (2018), Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 02/7/2018 về phương án cấp kinh phí hoạt động thường xuyên thuộc nguồn ngân sách năm 2018 cho các trường: Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện

11 Hội đồng nhân dân huyện Tháp Mười (2018), Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện năm 2019 huyện Tháp Mười

12 Chi cục Thống kê Tháp Mười, niên giám thống kê 2015-2018, NXB Thanh Niên, TPHCM

Trang 10

04/12/2015 về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020

14 Ủy ban nhân dân Tháp Mười (2018), Báo cáo số 131/BC-UBND ngày 14/6/2018 sơ kết nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2021

15 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười, Báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện qua các năm học 2014-2019

16 Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quyết định giao quyền tự chủ Tài chính - Tài sản các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 2014-2019 trên địa bàn huyện Tháp Mười

17 Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Báo cáo quyết toán ngân sách từ năm

2014-2018 của UBND huyện Tháp Mười

18 UBND TP.HCM (2016), Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2016 phân bổ dự toán ngân sách năm 2017

19 Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài chính công và phân tích chính sách thuế

20 Aiden Rose, Results-Orientated Budget Practice in OECD countries, 2/2003, p.18

21 Aguide fpr Project M&E: managing for impact inRural Development, IFAD (International Fund for Agricultural Development), 2002, p A-11

Trang 14

Chương 1: Giới thiệu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nổ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực và sử dụng tài chính công, thế nhưng kết quả đạt được là chưa cao Nguyên nhân cơ bản là khu vực công vẫn duy trì phương thức quản lý ngân sách theo các khoản đầu vào và hệ quả của việc áp dụng là làm cho nguồn lực

bị phân bổ dàn trải, sử dụng lãng phí, chất lượng hàng hóa công cung cấp cho xã hội kém, người quản lý thiếu trách nhiệm về kết quả hoạt động mà mình chịu trách nhiệm phụ trách chính, tính tự chủ trong quản lý chưa cao Đồng thời dưới thách thức lớn của cạnh tranh quốc tế khi hàng loạt các hoạt động thương mại được ký kết đòi hỏi các Bộ ngành trung ương, Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp công lập phải

có những cải cách mạnh mẽ trong quản lý chi tiêu công, hướng tới phân bổ nguồn lực theo kết quả hoạt động, trong đó lĩnh vực tài chính công phải tìm ra và áp dụng các công nghệ mới của thế giới để quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cũng là địa phương không ngoại lệ vì thời gian qua việc phân bổ ngân sách trong chi tiêu công cũng thực hiện theo phương thức quản

lý ngân sách truyền thống và kiểm soát đầu vào, kiểm soát theo các khoản mục chi (Chi bao nhiêu kinh phí, chế độ và chính sách chi tiêu như thế nào…), từ đó chưa đánh giá, đo lường được mức độ dịch vụ cung ứng cho xã hội so với chi phí bỏ ra được chính xác, chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho người

sử dụng và mức độ áp dụng không thực sự quan tâm…Chính vì vậy tác giả chọn đề

tài “Quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành Giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu, từ đó đánh giá thực trạng ngân sách

và đưa ra một số giải pháp thực hiện, đề xuất một số kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

Chi tiêu công cho ngành giáo dục thời gian qua phân bổ theo khoản mục, vẫn còn áp đặt mang tính đầu vào, chưa đo lường hiệu quả đầu ra, do đó phải làm thế nào để áp dụng và quản lý ngân sách theo đầu ra cho ngành giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Làm thế nào để áp dụng và quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục và kết quả sự phân bổ đó

Phạm vi nghiên cứu: Trong lĩnh vực giáo dục do địa bàn huyện quản lý từ cấp học Mầm non đến Trung học cơ sở

Không gian nghiên cứu: Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ năm 2014-2019

1.4 Khung phân tích, phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Lý thuyết nền

Đối mới phương thức lập và quản lý ngân sách theo đầu ra từ các nước OECD

Lý thuyết hiệu quả chi tiêu công

Lý thuyết về đo lường chỉ số và chỉ tiêu trong chi tiêu công

1.4.2 Phương pháp tiếp cận

Dựa vào khung phân tích, các lý thuyết để xem xét phân tích đối chiếu, so sánh, để phát hiện những vấn đề không phù hợp trong quá trình lập, phân bổ và quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

1.5 Dữ liệu thu thập

- Dữ liệu thu thập: Tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tháp Mười

- Dữ liệu thứ cấp: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười, Chi cục Thống kê huyện Tháp Mười

Trang 16

1.6 Kết cấu luận văn

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Khung phân tích và cách tiếp cận

Chương 3: Thực trạng lập phân bổ ngân sách đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn năm 2014-2019

Chương 4: Kết luận và kiến nghị để hoàn thiện phương thức lập, quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Trang 17

Chương 2 Khung phân tích và cách tiếp cận

2.1 Tổng quan về chi tiêu công

2.1.1 Khái niệm chi tiêu công

Trong khuôn khổ của phạm trù tài chính công, có thể khái niệm chi tiêu công

là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ Với khái niệm này cho thấy ngoại trừ các khoản chi của quỹ ngoài ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước hàng năm được quốc hội thông qua Chi tiêu công phản ánh giá trị của các loại hàng hóa mà Chính phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện chức năng của nhà nước Dựa vào hiệu quả và hiệu quả chi tiêu công là chỉ số được tính toán thông qua chỉ tiêu so sánh giữa chi phí đầu vào bỏ ra đề sản xuất một đơn vị đầu ra (Theo quan điểm các nhà kinh tế học cổ điển)

2.1.2 Phân loại chi tiêu công

Để giúp cho nhà nước thiết lập được những chương trình hành động, tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành ngân sách nói chung và chi tiêu nói riêng, quy định trách nhiệm trong việc phân phối sử dụng nguồn lực nhà nước, có thể phân loại chi tiêu công theo những căn cứ sau:

Căn cứ vào chức năng vĩ mô: Chi tiêu công chi cho các hoạt động như: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Tòa án và Viện kiểm sát; Quân đội; Giáo dục; Quản lý nhà nước, an sinh xã hội…

Căn cứ vào tính chất kinh tế:

+ Chi thường xuyên: đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động khu vực công gồm các khoản chi lương, chi nghiệp vụ, quản lý cho các hoạt động, kinh tế, giáo dục, y tế, hành chính, an ninh quốc phòng, chi chuyển giao…

Trang 18

+ Chi đầu tư phát triển: đây là nhóm chi gắn liền với chức năng kinh tế của nhà nước, chi xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội - ưu tiên những công trình không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết nhà nước, cho dự trữ nhà nước…

- Căn cứ vào quy trình lập ngân sách:

+ Chi theo yếu tố đầu vào: với cách phân chia này, dựa vào sự liệt kê các khoản mục mua sắm các phương tiện cần thiết cho các hoạt động của các cơ quan, đơn vị để qua đó nhà nước xác lập mức kinh phí tài trợ, gồm các khoản mục mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp

+ Chi tiêu công theo đầu ra: Mức kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả hoạt động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị

2.1.3 Hiệu quả chi tiêu công

2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả chi tiêu công

Hiệu quả chi tiêu công là một khái niệm bắt nguồn từ mục đích thỏa mãn các nhu cầu tất yếu để đạt các mục tiêu quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước trong mối quan hệ khách quan về khả năng tổ chức, khai thác nguồn lực tài chính công và cách thức phối hợp giữa chúng phù hợp với quan hệ xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển nhất định Hiệu quả chi tiêu công là nhấn mạnh đến hiệu quả các yếu tố thuộc về quản lý như: xây dựng thể chế, tổ chức, cung cấp thông tin,

sử dụng công cụ để xây dựng nguồn lực tối ưu tạo ra kết quả và các đầu ra cuối cùng sao cho phù hợp với chiến lược quản lý và mục tiêu tổng thể (Sử Đình Thành

và Bùi Thị Mai Hoài, 2010) Hiệu quả chi tiêu công thể hiện ở hai yêu cầu khi ngân sách được đánh giá đảm bảo tính hiệu suất và tính hiệu quả:

- Tính hiệu suất: mô tả mối quan hệ giữa đầu ra (ở dạng hàng hoá và dịch vụ) với đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra Hoạt động có đầu ra với chi phí đầu vào thấp nhất là hoạt động có hiệu suất nhất Một hoạt động có hiệu suất nhất khi nó tạo

Trang 19

ra đầu ra tối đa với đầu vào cho trước, hoặc tạo ra đầu ra với chi phí đầu vào tối thiểu

- Tính hiệu quả: Mô tả mức độ đạt mục tiêu của một hoạt động bằng cách đo lường đầu ra và kết quả cuối cùng

Sơ đồ thể hiện tính hiệu suất và hiệu quả

(1) So sánh kinh tế

(2) So sánh hiệu suất

Sơ đồ 1: Tính hiệu suất và tính hiệu quả

2.1.3.2 Gia tăng hoạt động cung ứng dịch vụ cho cộng đồng

Trích văn kiện Đại hội XII của Đảng “Thực hiện cơ chế thị trường và đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công thông qua xã hội hóa đối với những dịch vụ công cần thiết, như dịch vụ giáo dục và y tế, mà Nhà nước đang quản lý giá, phải minh bạch và bảo đảm công khai, các yếu tố hình thành giá; thực hiện giá thị trường theo

lộ trình phù hợp nhưng phải tính đúng, tính đủ chi phí Đồng thời, hỗ trợ cho người nghèo, cho đồng bào dân tộc thiểu số, cho đối tượng chính sách Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công, theo các hình thức đối tác công-tư Phải đảm bảo công bằng giữa các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ

Trang 20

Đa dạng hình thức xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập như: cổ phần hóa; giao cộng đồng quản lý, cho thuê tài sản, cơ sở vật chất của Nhà nước để kinh doanh cung ứng dịch vụ công và thực hiện cơ chế đơn vị sự nghiệp công hoạt động như

doanh nghiệp công ích” Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành

chính, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với dịch vụ công được thể hiện như sau:

- Trực tiếp tổ chức thực hiện một số dịch vụ công: Nhà nước trực tiếp thực hiện cung ứng một số dịch vụ công thông qua các cơ quan tổ chức của mình lập ra Nhà nước cần phải xác định và nghiên cứu rõ các dịch vụ nào cần thiết nhà nước phải trực tiếp làm, phạm vi đến đâu để tránh vượt quá với khả năng cho phép nhất là

về tài chính và bộ máy nhân sự Hiện nay Nhà nước phân cấp mạnh cho các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và thực hiện các loại dịch vụ công liên quan trực tiếp đến đời sống công dân, cộng đồng, đồng thời vừa đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội Những loại dịch vụ quan trọng, đòi hỏi chất lượng và trình độ cao thì Chính phủ, các Bộ trực tiếp thực hiện cung cấp

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cho mỗi loại dịch vụ công: Nhằm để đảm bảo sản phẩm hàng hóa dịch vụ công đến tận tay người được hưởng thụ, khắc phục sự thất thoát từ những tổ chức thực hiện dịch vụ Trong một số lĩnh vực cần nghiên cứu cơ chế cấp ngân sách dịch vụ thẳng cho đối tượng được hưởng dịch vụ, bỏ cơ chế cấp qua tổ chức thực hiện

- Không ngừng cải tiến cung cấp dịch vụ công: Nhà nước phải không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ công ở tầm vĩ mô Đối với tầm vĩ mô, việc cải tiến được hướng trước hết vào việc xác định rõ các loại dịch vụ công cộng nào thực sự

là dịch vụ nhà nước cần phải đảm bảo cung cấp cho xã hội, mức độ can thiệp của Nhà nước trực tiếp hay gián tiếp qua việc cung cấp tài chính hay chỉ đơn giản là đề

ra các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý

và tổ chức cung ứng từng loại dịch vụ công

Trang 21

- Phúc lợi xã hội theo thuyết vị lợi: Mục tiêu xã hội tối đa tổng số mức thỏa

dụng của các cá nhân:

SWF = U1 + U2 + U3 + + UN

Mứcthỏa dụng của các cá nhân có trọng số bằng nhau và cộng lại ta có tổng phúc lợi xã hội Hàm số này hàm ý, chúng ta nên chuyển từ người này sang người khác, miễn là thỏa dụng có được của người này cao hơn sự mất đi thỏa dụng của người khác Nói khác đi, xã hội có sự khác nhau giữa một đơn vị thỏa dụng đối với người nghèo và một đơn vị thỏa dụng đối với người giàu Như vậy xã hội có mất công bằng không? Câu trả lời là không Bởi vì hàm phúc lợi được định nghĩa theo thuật ngữ thỏa dụng, chứ không phải là đôla Với hàm phúc lợi xã hội theo thuyết vị lợi, xã hội không có khác biệt giữa cung cấp một đôla cho người giàu và một đôla cho người nghèo; mà xã hội có sự khác biệt giữa cung một một đơn vị thỏa dụng cho người giàu và cung cấp một đơn vị thỏa dụng cho người nghèo

- Phúc lợi xã hội theo thuyết Raw: Cho rằng mục tiêu xã hội là tối đa hóa

tình trạng của các thành viên nghèo trong xã hội Hàm phúc lợi theo thuyết Raw có dạng:

SW = min(U1, U2, , UN)

Trang 22

Bởi vì phúc lợi xã hội được quyết định bởi mức thỏa dụng tối thiểu trong xã hội, nên phúc lợi xã hội được tối đa hóa bằng việc tối đa hóa phúc lợi của nhóm người nghèo trong xã hội

Nếu như các cá nhân là giống nhau và sự tái phân phối không gây tốn kém chi phí hiệu quả, thì SMF này nhấn mạnh sự phân phối thu nhập công bằng như SWF theo thuyết vị lợi đã đề cập, đó là: chỉ khi nào thu nhập được phân phối công bằng thì xã hội tối đa hoá phúc lợi của nhóm người nghèo Nói khác đi, một khi sự tái phân phối gây ra chi phí hiệu quả (Tức là làm giảm quy mô chiếc bánh xã hội), giữa SWF theo thuyết Raw và SWF theo thuyết vị lợi có những ý nghĩa khác nhau Giả sử với tất cả cá nhân có sở thích giống nhau và thu nhập bằng nhau 40.000 đôla/năm, ngoại trừ có 2 người: Ông D có thu nhập 1 triệu đô la/1 năm và ông C có thu nhập 39.999 đô la, chính phủ tiến hành đánh thuế vào ông D 960.000 đô la, và chuyển 1 đô la cho ông C và cất vào két sắt số tiền còn lại Với SWF theo thuyết vị lợi, chính sách này sẽ làm giảm thấp phúc lợi xã hội bởi vì mức thoả dụng của ông

D giảm xuống từ việc mất đi 960.000 đô la nhiều hơn mức thoả dụng của ông C chỉ tăng thêm lên 1 đô la Tuy nhiên, với SWF theo thuyết Raw chính sách này gia tăng phúc lợi xã hội bởi vì mức thoả dụng của người nghèo tăng lên Nhìn chung trong chính sách đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng, SWF theo thuyết Raw hàm ý sự tái phân phối hơn là SWF thuyết vị lợi

2.1.4 Đo lường kết quả chương trình, hoạt động và các chỉ số

2.1.4.1 Khái niệm chỉ số và chỉ tiêu

- Chỉ số: Là thước đo đo lường tiến bộ đạt được chỉ tiêu/mục tiêu Chỉ số thường là tên của một công cụ đo lường dùng để xác định tình trạng thực tế của một chỉ tiêu Sử dụng chỉ số cho chúng ta biết được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch, theo MPI, UNDP (2007, trang 111) Trong thực tế, chỉ tiêu và chỉ số thường rất hay bị nhầm lẫn với nhau Một cách đơn giản để phân biệt đó là chỉ số là tên một công cụ đo lường hay một thước đo, nó không bao gồm con số định lượng, còn chỉ tiêu là chỉ số được lượng hóa thành một con số cụ thể để phấn đấu đạt được

Trang 23

- Chỉ tiêu: Là mục tiêu cụ thể được biểu hiện bằng con số, thời điểm và địa điểm mà các con số được thực hiện, theo IFAD (2002, P.A-11) Về bản chất, chỉ tiêu là các mức lượng hóa được của các chỉ số mà tổ chức, quốc gia hay xã hội muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ tiêu là mục tiêu cụ thể được biểu hiện bằng con số Chỉ tiêu chỉ có tác dụng khi so sánh với một cái đích đã định sẵn

2.1.4.2 Đo lường kết quả của chương trình, hoạt động

Đo lường kết quả của chương trình, hoạt động từ cách tiếp cận kết quả trong quản lý và lập ngân sách thông thường dựa vào việc đo lường kết quả thực hiện, (OECD, 1994) Bao gồm những khía cạnh:

- Hiệu suất: Là quan hệ giữa đầu ra (hàng hoá và dịch vụ) và nguồn lực sử dụng (đầu vào) để sản xuất đầu ra Hiệu suất được đánh giá theo một số điểm chuẩn như chi phí để tạo ra 1 đầu ra ở thời kỳ trước đó hoặc chi phí đơn vị thực hiện của hoạt động tương tự ở các cơ quan khác hoặc tự thiết lập

- Hiệu quả: Là đề cập đến mức độ mà chương trình đạt đến mục tiêu hoặc kết quả mong đợi Hiệu quả là giá trị quan trọng nhất để đánh giá sử dụng tiền trong khu vực công Hàng hoá và dịch vụ có thể cung cấp một cách hiệu suất nhưng chúng ta không đạt đến mục tiêu dự định và thoả mãn sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ công, nguồn lực sử dụng trở nên lãng phí

- Kinh tế: Là thể hiện việc mua số lượng và chất lượng nguồn lực, tài lực, vật lực, vật chất ở thời điểm thích hợp và chi phí thấp nhất về các đầu vào để tạo đầu ra Tính kinh tế có thể được đánh giá qua việc đo lường đầu vào hoặc so sánh với những định mức và tiêu chuẩn

- Tuân thủ: Các đơn vị phải tuân thủ những ràng buộc ngân sách hoặc hoạt động thích hợp và quy định luật pháp trong quản lý tiền mặt và thanh toán kịp thời các khoản tín dụng Đo lường kết quả thực hiện về tài chính thỉnh thoảng có liên quan đến tính hiệu suất hơn là tính tuân thủ

- Chất lượng dịch vụ: Đề cập đến khả năng đáp ứng nhu cầu lập tức của người sử dụng như tính kịp thời, khả năng tiếp cận, sự uy tín và liên tục của dịch vụ

Trang 24

Phát triển văn hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng trong cung cấp dịch vụ công là một chương trình cải cách của các nước OECD và những nước khác

2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công

Sự phát triển về vai trò nhà nước trong nền kinh tế: chi tiêu công tăng lên là

vì vai trò của nhà nước ngày càng mở rộng, sự mở rộng này do nhà nước gánh vác thêm những nhiệm vụ mới Sự gia tăng chi tiêu công còn bắt nguồn từ thay đổi phong tục và tư tưởng mà các nhà kinh tế gọi là “xã hội hóa các rủi ro”, đáng lẽ ra mọi cá nhân trong xã hội cố gắng đối phó với rủi ro của riêng mình, nhưng do không đủ khả năng hay không đủ nhận thức trách nhiệm, nên dần người ta chuyển sang vai của nhà nước, nghĩa là nước đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối các gánh nặng đó cho toàn thể xã hội để đảm báo mức sống tối thiểu cho mỗi công dân

Sự thay đổi quan niệm tổng quan về tài chính công: Trong thời kỳ chủ nghĩa

tư bản tự do cạnh tranh, theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, thì mục đích cơ bản nhất của tài chính công là cung cấp cho nhà nước đủ tiền để duy trì sự hoạt động của quản lý hành chính, an ninh, quân đội Trái lại trong nền kinh tế hiện đại, các nhà kinh tế cho rằng tài chính công là công cụ để nhà nước quản lý kinh tế, khắc phục thất bại thị trường, chi tiêu công không đơn thuần là tài trợ cho các hoạt động hành chính mà còn tài trợ cho các hoạt động kinh tế, đảm bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội

Quan điểm này được trình bày trong Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý của A.Wager (1935-191, trang 448)

2.2 Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước theo đầu ra

2.2.1 Sự cần thiết quản lý ngân sách theo đầu ra

Việc quản lý ngân sách theo đầu ra nhằm hướng tới các hoạt động khu vực công xích lại gần nhau hơn với khu vực tư nhân Lúc này các nhà quản lý và nhà chính trị quan tâm đến kết quả đạt được sau khi sử dụng những đồng tiền thiếu của dân sao cho có hiệu quả và hiệu lực đối với vấn đề ban hành và thực thi các chính

Trang 25

sách và hệ thống pháp luật cung cấp dịch vụ công cần thiết cho xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước

Một lý do khác dẫn đến cần thiết phải tiến hành cải cách theo hướng chuyển sang phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc khu vực công ngày càng chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn bởi người dân, các nhà đầu tư, các nhà tài trợ trong và ngoài nước Nhu cầu được cung cấp dịch vụ công có chất lượng cao, chi tiêu ngân sách phải có hiệu quả cao thì tính công khai, minh bạch, rõ ràng trong các hoạt động cơ quan nhà nước ngày càng tăng lên Cải cách theo hướng chuyển sang phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần phải nâng cao hiệu quả của các khoản chi tiêu ngân sách

2.2.2 Khái niệm về quản lý ngân sách theo đầu ra

Theo (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2010), “lập ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức soạn lập ngân sách dựa trên cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ" Lập ngân sách theo kết quả đầu ra bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường công việc thực hiện của các cơ quan nhà nước

so với mục tiêu đề ra, nó bao gồm nhiều công đoạn như: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới, giám sát công việc thực hiện, phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra Lập ngân sách theo kết quả đầu ra yêu cầu các cơ quan nhà nước và Chính phủ thiết lập thông tin liên quan đến phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính như: Các đầu ra, các đầu vào, chi phí tài trợ, mối quan hệ giữa đầu ra và các yếu tố đầu vào và những tác động tích cực hay tiêu cực yếu tố này đến mong muốn Chính phủ và mục tiêu chính sách’’

Có thể minh họa theo sơ đồ sau:

Trang 26

Sơ đồ 2: Lập ngân sách theo kết quả đầu ra

Gải thích sơ đồ:

Đầu ra: Hàng loạt hàng hóa công do các cơ quan, đơn vị nhà nước tạo ra và

cung cấp cho xã hội

Kết quả: Các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng (Chủ ý hoặc không chủ ý)

từ quá trình tạo ra một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra Kết quả kế hoạch (Dự kiến) là mục tiêu của chính phủ cố gắng đạt được thông qua các đầu ra

Đầu vào: Là nguồn lực được các cơ quan, đơn vị công sử dụng để thực hiện

các hoạt động và từ đó tạo nên kết quả đầu ra

Chi phí: Là số tiền (Nguồn lực tài chính) được chi ra (Phân phối và sử dụng)

để trang trải cho đầu vào

Hiệu quả: Liên quan đến đầu ra và nguồn lực đầu vào cần thiết Chỉ số hiệu

quả được tính toán thông qua các chỉ tiêu chi phí trên một đơn vị đầu ra, chi phí trung bình của xã hội để sản xuất một đơn vị đầu ra

Trang 27

Hiệu suất: Cung cấp thông tin trong phạm vi đầu ra đạt được so với các mục

tiêu chính sách Để có thông tin về chỉ số hiệu lực, cần tập trung vào làm rõ vấn đề đánh giá quá trình tạo ra các đầu ra của đơn vị hiện tại có đóng góp đến kết quả dự kiến hay không?

Tính thích hợp: Thể hiện mối quan hệ kết hợp giữa mục tiêu thực tế và mục

tiêu chiến lược

2.2.3 Đặc điểm phương thức soạn lập ngân sách theo đầu ra

Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra có tầm quan trọng đặc biệt khi những quyết định về tài chính được phân cấp từ trung ương đến địa phương, tạo

ra mối liên kết giữa các mục tiêu, chính sách của Nhà nước và việc khoán kinh phí

từ trung ương cho các địa phương được phân cấp, nguồn lực được sắp xếp theo thứ

tự ưu tiên Đặt ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cho các cơ quan đạt được mục tiêu của mình thông qua khung kế hoạch, quản lý và hoạt động rõ ràng; Tập trung vào kết quả đầu ra chính và các ưu tiên chính hơn là thực hiện các hoạt động hoặc quy trình Lập ngân sách theo đầu ra có các đặc điểm cụ thể sau: Ngân sách lập theo tính mở, công khai, minh bạch; Nguồn lực tài chính nhà nước được tổng hợp toàn bộ vào trong dự toán ngân sách; Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn; Ngân sách được lập dựa vào nhu cầu, hướng tới khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Ngân sách hợp nhất chi thường xuyên và chi đầu tư; Ngân sách dựa trên cơ sở nguồn lực không thay đổi trong trung hạn và do vậy đòi hỏi phải có cam kết chặt chẽ; Phân bổ ngân sách dựa trên ưu tiên chiến lược; Người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2010)

2.2.4 Khác biệt lập ngân sách theo đầu vào và ngân sách theo đầu ra 2.2.4.1 Về quy trình chiến lược

- Quy trình chiến lược ngân sách đầu vào:

Trang 28

Sơ đồ 3: Quy trình chiến lược ngân sách đầu vào

Sơ đồ cho thấy, ngân sách lập theo quy trình từ việc tính toán các yếu tố đầu vào: các khoản mục chi (Tiền lương, công cụ, hàng hóa ) để hướng tới kết quả đầu

ra Sự tính toán ngân sách chủ yếu dựa trên dự toán thực hiện của năm trước và do vậy không biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với kết quả đầu ra

- Quy trình chiến lược ngân sách đầu ra:

Sơ đồ 4: Quy trình chiến lược ngân sách đầu ra

Lập ngân sách theo kết quả đầu ra đi từ việc đánh giá kết quả mong muốn, xác định đầu ra và qua đó hướng tới tình toán các yếu tố đầu vào để lập dự toán và phân bổ nguồn lực tài chính

Kết quả:

tác động đến xã hội

Kết quả:

Tác động đến xã hội

(1) Kết quả mong muốn

(2) Đầu ra là cái gì?

(3)

Tổ chức quá trình hoạt động như thế nào?

(4)

Các yếu tố

đầu vào là

gì?

Trang 29

2.2.4.2 Nội dung quản lý chi tiêu công

Lập ngân sách theo khoản mục Lập ngân sách theo kết quả đầu ra

- Ngân sách được đo lường trong giới

hạn đầu vào, tức là ngân sách được

quyết định bằng tổng các yếu tố đầu

vào được mua sắm

- Ngân sách được đo lường trong giới hạn các loại hàng hóa công được cung cấp, tức

là ngân sách được quyết định bởi giá cả được thanh toán cho các đầu ra được cung cấp

- Một khi ngân sách được thiết lập thì

không có sự thay đổi những nhân tố

đầu vào

- Sử dụng ngân sách đầu vào rất linh hoạt

để tạo ra các đầu ra với giá cả và chi phí hợp lý

- Tập trung vấn đề vĩ mô ngắn hạn,

lập ngân sách ngắn hạn, có sự tách rời

giữa chi thường xuyên và chi đầu tư

- Phát triển khuôn khổ trung hạn, ngân sách được lập trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong một khuôn khổ chi tiêu trung hạn

- Liên kết giữa chính sách, lập kế

hoạch và ngân sách rất yếu

- Liên kết giữa chính sách, lập kế hoạch

và ngân sách rất chặt chẽ

- Kiểm soát ngân sách thông qua đánh

giá các nhân tố đầu vào được mua sắm

trong giới hạn ngân sách

- Ngân sách được kiểm soát bằng khối lượng thanh toán cho mỗi đầu ra phù hợp với kế hoạch phân bổ ngân sách đã được thông qua

- Người quản lý không có thông tin về

kết quả đầu ra trong quá trình lập kế

hoạch ngân sách

- Cơ quan nhà nước quản lý ngân sách được cung cấp thông tin đầu ra và báo cáo kết quả thực tế đạt được Chính phủ có được thông tin đầu ra của các đơn vị, cơ quan và đánh giá kết quả mong muốn

- Sự đánh giá chủ yếu dựa vào sự so

sánh mức độ chi tiêu trong mỗi khoản

- Sự đánh giá dựa vào tính hiệu quả và hiệu lực của hàng hóa công được cung

Trang 30

mục đầu vào giữa kế hoạch với thực

hiện hoặc giữa năm này với năm khác

cấp và so sánh với mục tiêu chính sách

- Quyền tự chủ của người quản lý

trong quản lý chi tiêu ngân sách rất

sẽ không gây trở ngại, cảng trở, tác động tích cực đến chính sách về giáo dục, nhưng thực tế trên địa bàn huyện Tháp Mười chưa thực hiện lập ngân sách theo đầu

ra cho ngành giáo dục để phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách, cung ứng dịch vụ tốt nhất cho người học Thời gian tới việc áp dụng lập dự toán ngân sách theo đầu ra cho ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười là cần thiết nhằm phát huy tính tự chủ của trường, hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách trong cấp phát, nâng chất học sinh tham gia học

Ngày đăng: 04/11/2019, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w