Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng tại Shinhan bank Việt Nam, cùng với kiến thức học tập và quá trình
Trang 1Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HOÀNG HẢI YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam” công trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Hải Yến Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Trang 4
MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu luận văn 4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 6
Trang 5CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHỐI THẺ VÀ CHO VAY CÁ NHÂN NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM VÀ BIỂU HIỆN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN 7
2.1 Giới thiệu chung về Khối thẻ và cho vay cá nhân (gọi tắt là: CCPL Division) thuộc ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 7 2.2 Đặc điểm tổ chức, kinh doanh Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 8
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Division) 8
2.2.2 Các hoạt động kinh doanh chính của Khối thẻ và cho vay cá nhân của Ngân hàng Shinhan 11
2.2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Khối thẻ và cho vay cá nhân 12
2.3 Tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Khối thẻ và cho vay cá nhân 13 2.4 Tổng quan hoạt động thẩm định tín dụng Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 15
2.4.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 15
2.4.2 Chính sách tín dụng của Khối thẻ và cho vay cá nhân Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 16
2.4.3 Những biểu hiện chưa tốt trong công tác thẩm định tín dụng tại Khối thẻ
và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 18 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN
VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 19
Trang 63.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng 19
3.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 20
3.1.3 Đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện, đối tượng và thời gian cho vay khách hàng cá nhân 22
3.1.4 Các hình thức tín dụng khách hàng cá nhân 23
3.2 Thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng 25
3.2.1 Khái niệm và mục đích của hoạt động thẩm định tín dụng 25
3.2.2 Nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân 26
3.2.2.1 Hồ sơ khách hàng 26
3.2.2.2 Thẩm định tư cách pháp nhân khách hàng vay vốn 29
3.2.2.3 Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng cá nhân 29
3.2.2.4 Thẩm định phương án vay vốn 30
3.2.2.5 Thẩm định khả năng trả nợ 31
3.2.2.6 Thẩm định tài sản bảo đảm 31
3.2.2.7 Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng 32
3.2.3 Quy trình tín dụng và thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân 32
3.2.3.1 Quy trình tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại 33
3.2.3.2 Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân 35
3.2.4 Các mô hình quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 37
3.2.4.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán 38
3.2.4.2 Mô hình quản lý rủi ro tập trung 38
Trang 73.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân và
các nhân tố ảnh hưởng 39
3.3.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân 39 3.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 40
3.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 40
3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân 43
3.3.2.1 Các nhân tố về ngân hàng vay vốn 43
3.3.2.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn 44
3.3.2.3 Các nhân tố môi trường kinh tế xã hội, pháp luật 46
3.4 Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề để nghiên cứu 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 53
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI KHỐI THẺ VÀ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM 54
4.1 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 54
4.1.1 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng ở Khối thẻ và cho vay cá nhân 54
4.1.2 Thực trạng về quy trình và nội dung thẩm định tín dụng tại Khối 54
4.1.2.1 Xem xét hồ sơ vay của khách hàng 56
4.1.2.2 Thẩm định hồ sơ vay của khách hàng 56
4.1.2.3 Ra quyết định phê duyệt hồ sơ tín dụng 63
Trang 84.1.3 Công tác tổ chức kiểm soát nội bộ hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân
trong cho vay 64
4.2 Đánh giá chung về chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 65
4.2.1 Kết quả đạt được 65
4.2.1.1 Đánh giá định lượng 65
4.2.1.2 Đánh giá định tính 67
4.2.2 Tồn tại và hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 69
4.2.2 Các nguyên nhân cơ bản 71
4.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 71
4.2.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 72
4.2.2.3 Nguyên nhân từ các nhân tố môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 74
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI KHỐI THẺ VÀ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM 75
5.1 Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng khách hàng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân 75
5.1.1 Định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 75
5.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Khối thẻ và cho vay cá nhân 76
Trang 95.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Khối thẻ
và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 77
5.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định cá nhân tại Khối 77
5.2.2 Không ngừng hoàn thiện, cụ thể hóa và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quy trình, nội dung thẩm định thẻ tín dụng và cho vay 78
5.2.3 Hoàn thiện chính sách quản trị nguồn nhân lực trong công tác thẩm định tại Khối 79
5.2.4 Tăng cường công tác thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định tín dụng tại Khối 80
5.2.5 Đảm bảo xác định mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ vay phù hợp với tình hình thu nhập và chi phí hàng tháng của khách hàng 81
5.2.6 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thẩm định tín dụng 82
5.2.7 Giải pháp về mặt công nghệ 83
5.3 Kiến nghị đối với ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 86
KẾT LUẬN 87 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Việt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh
ANZ Ngân hàng Australia và New
Admin Nhân viên quản lý hồ sơ
CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center
SHBVN Ngân hàng Shinhan Việt Nam Shinhan Bank Limited Viet Nam
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Division) 8
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng vận hành của khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Operation Department) 9
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng 35
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Khối thẻ và cho vay cá nhân ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 54
Trang 13HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
Chuyên viên tín dụng, Khối thẻ và cho vay cá nhân - Ngân hàng Shinhan Việt Nam
_
TÓM TẮT
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng cá nhân đã và đang góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Việc nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân có ý nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao uy tín
và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Vì vậy, tôi đã thực hiện bài nghiên cứu "Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam" Bài viết được tiến hành dựa trên phương pháp định tính được thực hiện qua việc thu nhập thông tin, dữ liệu Đồng thời, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia để làm
rõ vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu đóng góp cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc tìm hiểu, phân tích hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân
và hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng Shinhan Việt Nam
Từ khóa: Ngân hàng, Ngân hàng Bán lẻ, Thẩm định, tín dụng cá nhân
Trang 14IMPROVING RETAIL CREDIT APPRAISAL AT SHINHAN BANK VIETNAM LIMITED
NGUYEN THI THUY TIEN
Credit assessment officer, CCPL Division - Shinhan Bank Vietnam Limited
_
ABSTRACT
In recent years, personal credit activities have been significantly contributing
to the growth and development of Shinhan Bank Vietnam Limited The research of solutions to improve personal credit appraisal is very important and neccesary in reducing credit risks, improving reputation and increasing profits for Shinhan Bank Vietnam Limited
Therefore, I did the research "Improving retail credit appraisal at Shinhan Bank Vietnam Limited" The article is conducted based on qualitative methods that are proceeded through the collection of information and data Additionally, the thesis also uses the method of direct interview with experts to clarify research issues
The article contributes theoretical and practical basis for bank managers in finding out, analyzing the effectiveness of personal credit appraisal and improving retail credit appraisal at Shinhan Bank Vietnam Limited
Key words: Banking, Retail Banking, Appraisal, personal credit
Trang 15CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, ngành ngân hàng đã hoạt động sôi nổi trở lại và hơn thế nữa nó đang trở nên cạnh tranh gay gắt Hiện nay, không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần cạnh tranh với nhau, các ngân hàng còn cạnh tranh với những công ty tài chính tiêu dùng và đặc biệt hơn là ngành ngân hàng cũng đang chịu áp lực cạnh tranh mạnh do có sự tham gia nhiều và sâu hơn của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) Bên cạnh việc chú trọng kinh doanh mảng khách hàng doanh nghiệp, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và ngân hàng nước ngoài đều đang tập trung vào thị trường bán lẻ bởi dân số Việt Nam ngày càng đông và nhu cầu sử dụng các sản phẩm như vay mua nhà, mua xe, chi tiêu qua thẻ tín dụng, vay tiêu dùng,… ngày càng nhiều và góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng
Trước đây, Ngân hàng Shinhan Việt được thành lập tại Việt Nam nhằm mục tiêu phục vụ chủ yếu cho các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân Hàn Quốc Tuy nhiên những năm trở lại đây, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã tăng tốc chạy đua để chiếm lĩnh thị phần phân khúc khách hàng cá nhân ở Việt Nam và thành công hơn nữa vào ngày 18 tháng 12 năm 2017, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã chính thức mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam Sự tăng trưởng tín dụng nhanh thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến gia tăng nợ xấu cho ngân hàng
Công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng
và quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như lợi nhuận của ngân hàng Vì với ngân hàng, khi công tác thẩm định tín dụng được thực hiện một cách hợp lý sẽ giúp giảm được tỷ lệ nợ xấu và tăng khả năng thu hồi vốn và lãi, làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao, góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận và uy tín cho ngân hàng Bên cạnh đó khi tham gia vào quy trình thẩm định tín dụng, các cán bộ tín dụng
đã phần nào giúp cho các khách hàng của mình sử dụng vốn vay có hiệu quả Ở Việt Nam thời gian qua, công tác thẩm định tại các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế, báo cáo thẩm định còn mang nặng tính hình thức, sơ sài và cảm tính cá nhân
Trang 16Hậu quả là các quyết định phê duyệt tín dụng không chính xác như: không đánh giá được rủi ro tìm ẩn trong các phương án vay và nguồn trả nợ của khách hàng
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực xây dựng đề ra những chính sách, chiến lược, biện pháp thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng và cải thiện công tác thẩm định của mình trước những quy định và yêu cầu gắt gao của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, quy định và liên tục cập nhập, bổ sung quy trình tín dụng và thẩm định tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng tại Shinhan bank Việt Nam, cùng với kiến thức học tập và quá trình làm việc thực tế, tôi quyết định chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM”
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Trang 17- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng Shinhan Việt Nam năm 2018 như thế nào? Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân?
- Để hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam cần có những giải pháp gì?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại dưới góc độ lý luận và minh chứng bằng thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi thành lập đến nay (Khối được thành lập từ cuối tháng
12 năm 2018 đến nay)
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp định tính được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin, dữ liệu Số liệu thống kê được thu thập thông qua từ nguồn nội bộ ngân hàng như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Từ đó, luận văn sử
Trang 18dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê làm cơ sở cho việc phân tích
và đánh giá công tác thẩm định tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Thông qua các hội thảo, các cuộc họp chuyên ngành, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia Ngân hàng, chuyên gia kinh kế để tiếp thu, thống kê, bổ sung và hoàn chỉnh giải pháp đảm bảo cho hoạt động cho vay tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng phát triển hiệu quả, và không ngừng mở rộng trong thời gian tới
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng việc thực hiện phỏng vấn trực tiếp các cán
bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng ở Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam để làm rõ vấn đề nghiên cứu hơn
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tín chấp và cấp thẻ tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại
Thứ hai, đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại của công tác thẩm định tín dụng tại Khối làm cơ sở để đưa ra những giải pháp thực tiễn
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín tại Khối thẻ
và cho vay cá nhân của ngân hàng Shinhan Việt Nam
1.6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu
Trang 19Chương 2 Tổng quan về Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng và một vài biểu hiện rủi ro tại Khối
Chương 3 Cơ sở lý thuyết về thẩm định tín dụng và phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu
Chương 4 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Chương 5 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Trang 20KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã khái quát được tầm quan trọng và sự thiết yếu của việc thực hiện
đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam” Ngoài ra, trong Chương 1 cũng đã trình bày về mục tiêu, câu hỏi
và phương pháp nghiên cứu để tạo tiền đề cho đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Trang 21CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHỐI THẺ VÀ CHO VAY CÁ NHÂN NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM VÀ BIỂU HIỆN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN
2.1 Giới thiệu chung về Khối thẻ và cho vay cá nhân (gọi tắt là: CCPL Division) thuộc ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Ngân hàng Shinhan là tổ chức tín dụng hàng đầu tại Hàn Quốc với bề dày lịch
sử hơn 100 năm kinh nghiệm ngân hàng thương mại
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Ngân hàng Shinhan đã quyết định hợp nhất với ngân hàng Shinhan Vina bằng việc mua lại 50% cổ phần của ngân hàng này, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank Vietnam Limited) trở thành ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (vốn điều lệ lên đến hơn 4,547 tỷ đồng)
Hiện tại, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam ngày càng được mở rộng, bao gồm 1 hội sở (Head Officer), 30 chi nhánh (Branches)
và phòng giao dịch (Transaction offices) trên cả nước Cùng với sự mở rộng đó,số lượng khách hàng của ngân hàng TNHH MTV Shinhan tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng Đồng thời, ngân hàng đang quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để mang đến sự phục vụ tốt nhất cho mọi khách hàng
Vào tháng 4 năm 2017, ngân hàng TNHH MTV Shinhan đã vượt qua ít nhất
4 đối thủ cạnh tranh để trở thành đối tác mua lại mảng kinh doanh bán lẻ của ngân hàng TNHH MTV ANZ tại Việt Nam
Ngày 18 tháng 12 năm 2018, Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam chính thức chuyển giao toàn bộ mảng bán lẻ cho Ngân hàng TNHH Shinhan Việt Nam và đổi tên thành Trung tâm thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Center)
Trang 22Ngày 02/01/2019, Trung tâm thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Center) được đổi tên thành là Khối thẻ và cho vay cá nhân (hay còn được gọi là CCPL Division) và hoạt động cho đến bây giờ
Chức năng của Khối thẻ và cho vay cá nhân là chịu trách nhiệm trong việc quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh khách hàng thẻ tín dụng và cho vay tín chấp cá nhân, tìm kiếm phân khúc khách hàng mới cho thẻ tín dụng và vay tín chấp
cá nhân
2.2 Đặc điểm tổ chức, kinh doanh Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Division)
Người đứng đầu khối (Head of Division): có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động của Trung tâm quảng bá và Trung tâm vận hành, giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các trung tâm thuộc khối được quy định trong Quy định Quản lý nội bộ của ngân hàng và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao Bên cạnh đó, người đứng đầu khối (Head of Division) còn là người quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến hoạt động của Khối, báo cáo Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Khối thẻ
và cho vay cá nhân (CCPL Division) Chi tiết công việc và trách nhiệm của người đứng đầu Khối được quy định chi tiết tại bảng mô tả công việc do phòng Nhân sự quản lý
Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu trung tâm (Director of CCPL Division) như sau: Thứ nhất, tổ chức, triển khai các công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của trung tâm Thứ hai, báo cáo cho Head of Division (Trưởng khối CCPL) hoặc Deputy General Director (phó Tổng giám đốc) phụ trách Thứ ba, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trung tâm Thứ tư, giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ và đảm bảo công việc được giao của các thành viên được thực hiện tốt nhất Thứ năm, chịu trách nhiệm chung trong phạm vi công việc thuộc chức năng của Trung tâm Chi tiết công việc và trách nhiệm của người đứng đầu trung tâm được quy định
Trang 23chi tiết tại bảng mô tả công việc do phòng Nhân sự quản lý Ngoài ra, thẩm quyền của người đứng đầu trung tâm vận hành CCPL như là Giám đốc chi nhánh
Cơ cấu tổ chức của Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam bao gồm: Bộ phận Kinh doanh (CCPL Sale Dept), Phòng Kế hoạch CCPL (CCPL Planning Department) và Phòng Vận hành CCPL (CCPL Operation Department) Sơ đồ tổ chức của Khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Division):
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Division)
Nguồn: Quy định nội bộ của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Phòng Kế hoạch của khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Planning Dept) được chia ra làm 4 bộ phận và mỗi bộ phận đảm nhận chức năng khác nhau Bộ phận hỗ trợ bán hàng (Sales Support): chịu trách nhiệm về hành chính tổng hợp, quản lý các bên đối tác về cơ sở vật chất, tuyển dụng, chi trả lương và hoa hồng, quản lý các bên đối tác về nhân sự Bộ phận đào tạo và kiểm soát Chất lượng Bán hàng (Tranning and
CCPL Division
CCPL Planning Department
Sales Support
Trainning and QA
Product Management
Analytics
CCPL Operation Department
Card and Lending Ops
Assessment Ops
Collection OpsCCPL Sales
Department
Trang 24QA): chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên kinh doanh và kiểm soát chất lượng kinh doanh Bộ phận quản lý sản phẩm (Product management): chịu trách nhiệm về các chương trình khuyết mãi, các sáng kiến liên quan đến sản phẩm; thiết kế, rà soát chỉ tiêu, hoa hồng, thưởng doanh số và các chương trình thi đua Bộ phận phân tích số liệu (Analytics): chịu trách nhiệm báo cáo kinh doanh đơn vị tín dụng tiêu dùng, quản trị hệ thống Bán hàng qua điện thoại, tính lương và hoa hồng bán hàng cho nhân viên
Phòng vận hành của khối thẻ và cho vay cá nhân (CCPL Operation Department) chịu trách nhiệm thực hiện chức năng vận hành tập trung các giao dịch bán lẻ bao gồm vay tín chấp và thẻ tín dụng, không giao dịch tiền mặt, hoạt động trong phạm vi được phân công của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Người đứng đầu phòng vận hạnh của khối thẻ và cho vay cá nhân (Head of CCPL Operation Department) có thẩm quyền như Giám đốc chi nhánh (General Director)
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng vận hành của khối thẻ và cho vay cá nhân
(CCPL Operation Department)
Nguồn: Quy định nội bộ của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Phòng thẩm định (CCPL Assessment Ops): chịu trách nhiệm thẩm định và kiểm tra tính chính xác của hồ sơ mà chuyên viên/ nhân viên kinh doanh bàn giao cho phòng, tính khả thi của hồ sơ vay hay mở thẻ tín dụng (dựa trên nguồn tài chính của khách hàng), mức độ phù hợp của mục đích vay vốn theo quy định của Ngân
CCPL Operation Department
Trang 25hàng theo từng sản phẩm theo từng thời kỳ và phù hợp với các quy định của Pháp luật hiện hành
Phòng nghiệp vụ thẻ và giải ngân (CCPL Card and Lending Ops): chịu trách nhiệm cấp thẻ tín dụng và giải ngân cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng
và vay tín chấp Thực hiện các công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề liên quan đến thẻ tín dụng và vay tín chấp cho khách hàng
Phòng thu hồi nợ (CCPL Collection Ops): chịu trách nhiệm giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng; xây dựng phương án xử lý nợ quá hạn; khi
có phát sinh, phòng có nhiệm vụ trình giải quyết các vấn đề liên quan tới biện pháp
xử lý nợ; đồng thời, phối hợp bộ phận xử lý nợ có vấn đề tại Khối và Hội sở, phân tích thực trạng chất lượng nợ có vấn đề, đề xuất biện pháp thích hợp để xử lý nợ, …
2.2.2 Các hoạt động kinh doanh chính của Khối thẻ và cho vay cá nhân của Ngân hàng Shinhan
Hoạt động kinh doanh chính của Khối là chịu trách nhiệm trong việc quản lý
và phát triển hoạt động kinh doanh khách hàng thẻ tín dụng và cho vay tín chấp cá nhân, tìm kiếm phân khúc khách hàng mới cho thẻ tín dụng và vay tín chấp cá nhân
Vay tín chấp (Personal Loan): là hình thức cho vay dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân, không cần tài sản đảm bảo, có thể là một khoản chi phí cho việc sửa nhà, đám cưới, du học hoặc tín chấp, mua các vật dụng cần thiết trong gia đình và các khoản cho vay rất thuận tiện
để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của khách hàng Một khoản vay tín chấp tại Khối
có thời hạn cho vay khá linh hoạt từ 12 tháng đến 36 tháng và số tiền vay thường dao động từ 20 triệu đồng đến 500 triệu đồng dựa trên thu nhập của khách hàng
Thẻ tín dụng (Credit Card): là một hình thức thanh toán, thay thế cho việc thanh toán trực tiếp Tương tự như vay tín chấp, hình thức này không nhất thiết phải dùng tài sản đảm bảo mà có thể được cấp dựa trên uy tín cá nhân Chủ sở hữu thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay vào lúc mua hàng Thay vào đó, ngân hàng sẽ
Trang 26ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch sau khi đã nhận sao kê hàng tháng từ ngân hàng Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng mà thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền cần thanh toán trong tài khoản, chủ thẻ chỉ phải trả khoản thanh toán số tiền tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê (phần trăm thanh toán tối thiểu sẽ dựa trên con số khách hàng đã cam kết trên hợp đồng mở thẻ tín dụng với ngân hàng) Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam cung cấp đến khách hàng nhiều sản phẩm thẻ khá đa dạng như: Thẻ tín dụng Shinhan PMW, Thẻ tín dụng Shinhan Travel platinum, Thẻ tín dụng Shinhan Hi-point, Thẻ tín dụng Shinhan Cash-back
2.2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Khối thẻ và cho vay cá nhân
Có thể nói, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với hiệu quả hoạt động, mà còn tạo ra sự khác biệt trong tăng trưởng và phát triển bền vững Những tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém, ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ con người, đó là sự yếu kém về năng lực con người, trình độ quản lý, phẩm chất nhân viên, đạo đức nghề nghiệp, Đây cũng là một trong những tác động tiêu cực mang đến rủi ro cho tổ chức tín dụng Ngược lại, các tổ chức tín dụng có nguồn nhân lực chất lượng, chiến lược kinh doanh cũng như năng lực quản lý, quản trị kinh doanh hiệu quả, tuân thủ kỷ luật thị trường… dù chịu tác động của khủng hoảng, nhưng khó khăn chỉ mang tính nhất thời và trong ngắn hạn Qua giai đoạn khó khăn, tổ chức sẽ dần ổn định lại, rồi tiến đến giai đoạn tăng trưởng và phát triển
Hiện tại, số lượng nhân viên của Khối thẻ và cho vay cá nhân khá đông, khoảng hơn 400 nhân viên ở cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, được phân bổ chủ yếu ở phòng kinh doanh và phòng vận hành Nhân lực tại Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam đều là những cán bộ có trình độ từ Đại
Trang 27học trở lên Thêm vào đó, Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ cán bộ được đào tạo trong ngành tài chính - ngân hàng cao hơn các ngành kinh tế khác, tuy nhiên tỷ lệ được đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác, cụ thể: nguồn nhân lực có trình độ đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng là 30,06%, trình độ đại học các ngành khác là 34,9%; cao học ngành tài chính ngân hàng 1,35%, cao học các ngành khác là 1,75%
Với phương châm coi con người là tài sản quý giá nhất, là nguồn lực cạnh tranh cốt lõi, ngân hàng Shinhan Việt Nam luôn chú trọng và đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực của hệ thống Công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng
Hiện nay, ngân hàng Shinhan Việt Nam đã ban hành một hệ thống đầy đủ và toàn diện các văn bản, chính sách, quy định trong quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm, luân chuyển điều động biệt phái, khen thưởng,
kỷ luật cán bộ, kiểm tra năng lực, quy chế quản lý lao động, tiền lương, thưởng,… Đây là hệ thống cơ sở pháp lý để công tác quản trị nguồn nhân lực được thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống
2.3 Tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Khối thẻ và cho vay cá nhân
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam đang hướng đến là ngân hàng bán
lẻ hàng đầu tại khối các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Do vậy, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, đặc biệt hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân đang được ngân hàng hết sức chú trọng đến chất lượng và dịch vụ một cách an toàn và hiện đại nhất Khối thẻ và cho vay cá nhân thuộc ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chỉ kinh doanh dựa trên 2 sản phẩm chính là thẻ tín dụng (Credit card) và cho vay tín chấp (personal loan) Chỉ tiêu đặt ra và doanh số mà Khối đã đạt được trong năm 2018 như sau:
Trang 28Biểu đồ 2.1 Chỉ tiêu và doanh số đạt được về thẻ và vay tín chấp theo từng tháng
trong năm 2018 và doanh số đạt được
(ĐVT: triệu đồng)
Doanh số vay
(ĐVT: triệu đồng)
Nguồn: Phòng kiểm soát nội bộ - Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Năm 2018 là năm đầu tiên thành lập và hoạt động của Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Vì vậy, vào những tháng đầu năm, doanh số mà Khối mang lại cho ngân hàng khá thấp và không hoàn thành được chỉ tiêu (cụ thể từ tháng 1 đến tháng 3) Bắt đầu từ tháng 4, tình hình hoạt động kinh
Trang 29doanh của Khối có nhiều khởi sắc và bắt đầu hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra Năm
2018, lợi nhuận mà khối thẻ và cho vay cá nhân mang lại cho ngân hàng trên 23 tỷ
đô la, chiếm hơn 40.9% lợi nhuận của toàn khối ngân hàng Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh của Khối:
Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Khối thẻ và cho vay cá nhân năm 2018
Tổng thu nhập
Lãi phải trả
Chi phí quản lý
Chi phí khác
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Quý
I/2018 130,012 25,089 155,101 48,756 29,217 11,096 89,069 66,032 Quý
II/2018 186,437 30,123 216,560 59,216 31,936 12,856 104,008 112,552 Quý
III/2018 237,815 35,096 272,911 74,231 37,012 13,457 124,700 148,211 Quý
IV/2018 235,748 40,771 276,519 87,922 43,084 14,718 145,724 130,795 Năm
2018 790,012 131,079 921,091 270,125 141,249 52,127 463,501 457,590
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018 – Phòng kiểm soát nội bộ
2.4 Tổng quan hoạt động thẩm định tín dụng Khối thẻ và cho vay cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
2.4.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
❖ Chính sách tín dụng của Shinhanbank Việt Nam được ban hành nhằm đảm bảo sựa tuân thủ chặt chẽ trong việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh, phòng ban, bộ phận Các nguyên tắc trong chính sách tín dụng của ngân hàng:
Trang 30Thứ nhất, các chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng và phù hợp với việc mở rộng và phát triển tín dụng của Shinhanbank Việt Nam trong từng thời
kỳ
Thứ hai, việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng, Pháp luật và Nhà nước hiện hành trong hoạt động tín dụng và các quy định có liên quan
Thứ ba, chính sách tín dụng của ngân hàng không những quan tâm đến tính an toàn tín dụng mà còn đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động thực tế của các phòng ban
và chi nhánh
Thứ tư, chính sách khách hàng phải được thực hiện thống nhất
Thứ năm, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, nâng cao sự khách quan, minh bạch và chú trọng đến chất lượng của hoạt động tín dụng
2.4.2 Chính sách tín dụng của Khối thẻ và cho vay cá nhân Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại Khối thẻ và cho vay cá nhân là tăng tỷ lệ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ đạt lên 8% trong năm 2019; đẩy mạnh hoạt động thẻ và tăng doanh số thẻ tín dụng lên 20% so với năm 2019
Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, Khối cũng nên tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng vì hình thức vay tín chấp và vay thẻ tín dụng chứa khá nhiều rủi ro tiềm ẩn Vì vậy, yêu cầu trong công tác thẩm định tín dụng cũng khá nghiêm ngặt và có quy định rõ ràng, chặt chẽ Một là, tuân thủ các quy định Pháp luật
về giao dịch dân sự và các quy định khác có liên quan đến vay tín chấp và vay thẻ tín dụng Hai là, đánh giá chính xác về khách hàng và dự kiến các rủi ro tín dụng chủ yếu để đưa ra biện pháp đề phòng Ba là, thời gian xét duyệt một khoản vay tín chấp không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đẩy đủ hồ sơ theo yêu
Trang 31cầu cần có của món vay do Chi nhánh quy định Bốn là, lãi suất vay phù hợp với thị trường nhưng phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của Khối có hiệu quả
2.4.3 Những biểu hiện chưa tốt trong công tác thẩm định tín dụng tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Trong thời gian qua, Khối thẻ và cho vay cá nhân đã đặc biệt chú trọng tới công tác thẩm định để hạn chế rủi ro tín dụng, vì vậy công tác này đã đạt được một
số thành quả nhất định Khối cũng đã xây dựng nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý những hậu quả xấu của nó để lại Tuy nhiên, công tác thẩm định của Khối vẫn có những biểu hiện chưa tốt
Thứ nhất, về quy trình thẩm định tại Khối phải qua nhiều bước trung gian so với các chi nhánh khác của ngân hàng, có quá nhiều bước trung gian dẫn đến thời gian xét duyệt một khoản vay tín chấp có khi hơn 5 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp hồ sơ yêu cầu món vay gây ra sự không hài lòng từ khách hàng
Thứ hai, mục tiêu của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam cũng như của Khối trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là giảm tỉ lệ nợ xấu xuống 0% Và năm vừa qua, tuy con số nợ xấu của Khối không cao và hiện thấp so với mặt bằng chung của các chi nhánh thuộc ngân hàng nhưng Khối vẫn tồn tại nợ xấu
Thứ ba, Ngân hàng nói chung, Khối thẻ và cho vay cá nhân nói riêng đã xây dựng cẩm nang tín dụng để hướng dẫn cán bộ tín dụng thực hiện đúng quy tắc cho vay Tuy nhiên, đôi khi cán bộ tín dụng lại áp dụng quá máy móc và cứng nhắc, không linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, điều này là môt hạn chế cần phải khắc phục Việc thắt chặt tín dụng thời gian dài, lãi suất vay cao làm những khách hàng tốt không tiếp tục duy trì quan hệ với ngân hàng nữa
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong năm vừa qua, sự hiện diện của ngân hàng Shinhan hoạt động khá mạnh
mẽ, rõ nét tại thị trường tín dụng Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động thẻ và cho vay Vừa mới thành lập nhưng lợi nhận mà Khối thẻ và cho vay cá nhân mang lại cho ngân hàng khá cao trên 23 tỷ đô la, chiếm hơn 40.9% lợi nhuận của toàn khối ngân hàng Với việc mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng bằng cách kiểm soát chặt chẽ khâu thẩm định tín dụng đối với chuyên viên thẩm định tín dụng, Khối cũng thành công trong việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi và nợ mất vốn ở mức thấp so với mặt bằng chung của thị trường nói chung và ngân hàng nói riêng Tuy nhiên, Khối vẫn còn nhiều tồn tại và biểu hiện chưa tốt hoạt động tín dụng
Trang 33CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN
VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thẩm định tín dụng là giai đoạn quan trọng và tương đối khó trong các hoạt động của ngân hàng Hiểu được thẩm định tín dụng là gì, quá trình và nội dung thẩm định tín dụng hay người thẩm định tín dụng có vai trò như thế nào sẽ giúp các ngân hàng/doanh nghiệp nâng cao được chất lượng tín dụng của tại đơn vị Trong chương này, luận văn chủ yếu hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thẩm định tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại để làm căn cứ phân tích, đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại Khối thẻ và cho vay cá nhân của ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam; đồng thời, trình bày phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề để nghiên cứu đề tài
3.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
3.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả (cả gốc và lãi) sau một thời gian nhất định giữa người đi vay và người cho vay Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị được biển hiện bằng hình thái tiền tệ hoặc tài sản hiện vật từ người cho vay sang người vay với những điều kiện nhất định để sau một thời gian nhất định người cho vay thu được một lượng giá trị danh nghĩa lớn hơn ban đầu
Tín dụng ngân hàng được hiểu là “quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, trong đó ngân hàng là người cho vay, còn người đi vay là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trên nguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi vào một thời điểm xác định trong tương lai như hai bên đã thỏa thuận Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Nói đến vai trò của tín dụng ngân hàng, là nói đến sự tác động của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế -
xã hội Vai trò của tín dụng ngân hàng thể hiện qua các nội dung sau:
Trang 34Một là: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản suất lưu thông hàng hóa phát triển
Hai là: Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định thị trường giá cả
Ba là: Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và làm ổn định trật tự xã hội,
Bốn là: Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Chính vì vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại phải dựa trên một
số đặc điểm nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời, đó là:
Thứ nhất: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định trên hợp đồng tín dụng và các khế ước nhận nợ: Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này Đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển
Thứ hai: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận với Ngân hàng được thể hiện trên hợp đồng tín dụng, không trái với các quy định của Pháp luật, quy định của Ngân hàng Nhà Nước Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng
Thứ ba: Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay
3.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Trang 35Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng đa dạng tùy thuộc vào cơ sở xem xét mà có thể phân thành nhiều loại hình tín dụng khác nhau
- Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng được phân thành 3 loại sau:
• Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được
sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín chấp của cá nhân
• Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
• Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại:
• Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh
• Cho vay tín chấp: là loại cho vay các nhu cầu vốn nhằm mục đích phục vụ cho việc tiêu dùng
• Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
• Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động
• Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn: là loại cho vay các đối tượng trên địa bàn nông thôn
- Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau:
• Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều
có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu
và bảo lãnh
• Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát
ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình này thường được áp
Trang 36dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi,
- Căn cứ vào đối tượng khách hàng vay vốn, có chia thành 02 loại sau:
• Tín dụng khách hàng cá nhân: là hình thức tín dụng mà đối tượng cấp tín dụng là các khách hàng cá nhân như cá nhân, hộ kinh doanh,… Đối với đối tượng khách hàng
cá nhân, mục đích khoản vay thường là tín chấp cá nhân hoặc bổ sung vốn kinh doanh
hộ gia đình, do vậy, hình thức cấp tín dụng thường đa dạng, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng
• Tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Là hình thức tín dụng mà đối tượng cấp tín dụng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Mục đích vay vốn của khách hàng doanh nghiệp là bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư tài sản cố định phục vụ kinh doanh,…
3.1.3 Đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện, đối tượng và thời gian cho vay khách hàng cá nhân
❖ Đối tượng áp dụng
Mọi cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, có phương án sử dụng vốn hợp lý đều có thể đến ngân hàng xin vốn
❖ Nguyên tắc cho vay
- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
và có hiệu quả kinh tế
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn
đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
❖ Điều kiện cho vay
- Khách hàng vay vốn phải là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định Pháp luật
- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả
Trang 37- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Thống độc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
❖ Đối tượng cho vay
- Giá trị vật tư, hàng hóa (kể cả thuế giá trị gia tăng) và các khoản chi phí để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống
- Nhu cầu tài chính dùng trong việc mua sắm tài sản thiết bị, nhà, đất, chi phí học tập, chữa bệnh,…
❖ Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: thời hạn dưới 1 năm
- Cho vay trung hạn: thời hạn từ 1 năm đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm Thời hạn tối đa không quá thời gian quy định của từng Ngân hàng
3.1.4 Các hình thức tín dụng khách hàng cá nhân
- Khái niệm khách hàng cá nhân (KHCN): Là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
- Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại: Là việc ngân hàng thương mại cho khách hàng cá nhân vay vốn để kinh doanh, tín chấp và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật
- Đặc điểm giao dịch của khách hàng cá nhân:
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các hành vi giao dịch của khách hàng
cá nhân có nhiều thay đổi so với thời kỳ đổi mới trước đây Các khách hàng cá nhân
có những đặc điểm tâm lý giao dịch như sau:
• Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng
• Mang nặng tâm lý ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng
• Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ làm lộ thông tin về thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc quan chức Nhà nước hoặc với người thân trong gia đình
• Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với những khách hàng có
Trang 38thu nhập không cao
Hiểu được tâm lý giao dịch trên đây của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có chính sách thích hợp để thu hút khách hàng cá nhân đến giao dịch với ngân hàng
• Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh,…
Đối với cả hai hình thức cho vay trên, thời gian cho vay có thể là ngắn hạn (thời hạn cho vay dưới 12 tháng), trung hạn (thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng)
và dài hạn (thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên)
Phương thức cho vay khách hàng cá nhân có thể là:
• Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng
• Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng thoả thuận xác định
số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều ký hạn trong thời gian cho vay
• Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền tự có trên tài khoản khách hàng phù hợp với các quy định của Pháp luật và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Trang 39• Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng phát hành cho những khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ATM Đối với những khách hàng thỏa mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ - sau khi ký hợp đồng tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng này sẽ cấp cho khách hàng một thẻ tín dụng với một số tiền được cài sẵn trong bộ nhớ theo hạn mức tín dụng đã được hai bên thỏa thuận, khách hàng loại này không nhất thiết phải duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi của mình, vì
đã có hạn mức tín dụng khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã chấp thuận trong hợp đồng tín dụng Để thúc đẩy việc sử dụng thẻ rộng rãi và phù hợp, với nhu cầu chi tiêu và thu nhập khách hàng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ quy định mức trả nợ tối thiểu tính trên dư nợ thẻ tỷ lệ này thường từ 20% - 50% dư nợ thẻ tín dụng
Riêng đối với các nhu cầu vay vốn bổ sung, vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD): Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định được sử dụng khá phổ biến
Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp)
3.2 Thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng
3.2.1 Khái niệm và mục đích của hoạt động thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan khoa học, toàn diện các nội dung có liên quan để đánh giá tính hợp lý, tính khả thi và mức độ hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư,… làm cơ sở để
ra quyết định tín dụng
Trang 40Thẩm định tín dụng vừa là một yêu cầu khách quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vừa là một đòi hỏi khách quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vừa là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ lợi ích nền kinh tế xã hội
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng được thể hiện ở những điểm sau:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay
- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quết định cho vay: cho vay đối với một dự án xấu và từ chối cho vay một dự án tốt
- Làm cơ sở để thỏa thuận với khách hàng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng
3.2.2 Nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Mục tiêu của thẩm định tín dụng là cung cấp thông tin để quyết định cho vay và giảm xác xuất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của phương án vay vốn và ước lượng kiểm soát rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay Do đó, để đảm bảo mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dung chính sau đây:
3.2.2.1 Hồ sơ khách hàng
❖ Hồ sơ pháp lý
- Các văn bản công nhân tư cách tổ hợp tác, tư cách dân sự
- Sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên, chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam)