1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy galeazzi

90 154 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 7,71 MB

Nội dung

- Đầu dưới xương quay: Mặt trong có khuyết trụ - Đĩa khớp hay dây chằng tam giác: Là một tấm sụn sợi hình tam giácđỉnh bám vào mặt ngoài mỏm trâm trụ, nền bám vào bờ dưới khuyết trụ củax

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy Galeazzi là gãy 1/3 dưới xương quay và bán trật hoặc trật khớp quaytrụ dưới , , , , , , , , hay còn gọi là gãy Monteggia ngược, gãy Piedmont hayDarrach - Hughston - Milch , ,

Trong chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình gãy Galeazzi ít gặp, chiếm

từ 3% - 6% trong tất cả gãy xương cẳng tay , , Về mặt bệnh học quan điểmđiều trị cũng như tiên lượng tổn thương này khác với các gãy xương cẳng taythông thường

Campbell gọi tên tổn thương này bằng từ "Gãy xương của sự cần thiết "

Do đó ông chỉ định mổ cố định trong gãy xương quay là cần thiết và nếumuốn kết quả tốt phải tái lập khớp quay trụ dưới , ,

Đây là loại gãy nặng nề về mặt chức năng nó để lại các biến chứng lâudài và phức tạp nếu không được điều trị đúng

Thực tế hiện nay ở một số cơ sở y tế, phương pháp phẫu thuật chỉ đượcchỉ định sau khi điều trị bảo tồn thất bại từ 1 đến 2 lần mà còn di lệch xươnghoặc trật khớp Lý do của việc lựa chọn này vì phương pháp điều trị bảo tồnchấp nhận một số di lệch còn sót lại sau khi kéo nắn do đó đã dẫn đến nhiềubiến chứng nặng nề như 1/3 dưới cẳng tay biến dạng, gập góc, đầu dướixương trụ nhô ra sau, còn trật hoặc bán trật khớp quay trụ dưới, giảm biên độsấp ngửa cổ tay, đau khớp cổ tay…

Trên thế giới, phương pháp điều trị là phẫu thuật cho tất cả mọi trườnghợp , , , , , , , Tại bệnh viện Việt Đức với loại gãy này chỉ định phẫu thuật làhầu hết cho các trường hợp, trong khi đó phương pháp điều trị bảo tồn bằngcách kéo nắn và bó bột cánh cẳng bàn tay càng ít được sử dụng

Trang 2

Việc điều trị phẫu thuật nhằm mục đích: Phục hồi tốt giải phẫu xươngquay từ đó phục hồi trục xoay đảm bảo biên độ sấp ngửa cẳng tay sau này vàlàm vững khớp, ngăn chặn tái trật khớp, thoái hoá khớp, yếu khớp ảnh hưởngtới chức năng cổ bàn tay.

Việc chẩn đoán gãy Galeazzi không khó nếu thăm khám tỷ mỷ trên lâmsàng và XQ thẳng nghiêng Tuy nhiên đây lại là thương tổn dễ bỏ sót do phẫuthuật viên chưa thực sự quan tâm, thái độ điều trị chưa rõ ràng, khả năng phụchồi chức năng của bệnh nhân chưa được quan tâm nên chúng tôi nhận thấyviệc điều trị, phục hồi chức năng gãy Galeazzi đáp ứng yêu cầu bức thiết choviệc phục hồi lao động của bệnh nhân phòng ngừa các biến chứng Do đó

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả điều trị phẫu

thuật gãy Galeazzi" với mục tiêu:

1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X Quang gãy Galeazzi.

2 Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy Galeazzi tại Bệnh viện Việt Đức.

Trang 3

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 GIẢI PHẪU HỌC CẲNG TAY - KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI, DÂY CHẰNG , , ,

1.1.1 Xương quay

- Là một xương dài nằm phía ngoài cẳng tay gần như song song vớixương trụ khi để ngửa, bắt chéo khi sấp cẳng tay Có hai đầu và một thân

- Đầu trên xương quay hình ống tròn nhỏ có chỏm quay hình trụ

- Thân xương quay cong ra ngoài có hình lăng trụ tam giác đầu trònnhỏ, đầu dưới to có ba mặt ba bờ

- Lòng tuỷ 1/3 dưới xương quay hẹp ở phía trên và rộng ở phía dưới

- Đầu dưới to bè sang hai bên

Mặt trong lõm hình tam giác có mặt khớp với xương trụ gọi là khuyếttrụ của xương quay

Mặt ngoài và sau có các mào xương tạo thành rãnh cho các gân duỗi vàdạng lướt qua để xuống bàn tay

Mặt trước có cơ sấp vuông bám

Mặt dưới: Khớp với các xương cổ tay, có một gờ chia mặt dưới thành haidiện, diện ngoài hình tam giác tiếp xúc với xương thuyền, diện trong hình vuôngtiếp xúc với xương bán nguyệt Phía ngoài mặt dưới có mỏm trâm quay

Ba yếu tố quan trọng làm xương quay có thể quay cũng là các yếu tốkhi điều trị gãy xương cần phải phục hồi là:

- Thân cong ra ngoài hợp với đầu trên một góc mở khoảng 1600

- Màng liên cốt giằng với xương trụ đủ rộng

- Trục quay đi từ mỏm trên lồi cầu đến ngón út

Mặt ngoài cong nên ít thích hợp với cố định nẹp vít hơn mặt trước vàmặt sau

Trang 4

1.1.2 Xương trụ

Là một xương dài nằm phía trong cẳng tay có hai đầu

Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt (trước, trong, sau), ba bờ(trước, sau, gian cốt)

Đầu dưới là một chỏm xương trụ trên đó có diện khớp vòng để khớpvới khuyết trụ của xương quay Mặt trong của đầu dưới có mỏm trâm trụ

- Ở trên xương trụ cao hơn xương quay, ở dưới lại thấp hơn khoảng 1

cm, ngoài ra chỏm xương trụ với mỏm trâm trụ lồi ra nhiều ở phía sau hơn làmỏm trâm quay Nếu thấy hai mỏm ở ngang nhau và cùng ở trên cùng mộtmặt phẳng có thể nói xương quay đã gãy và bị ngắn lại

- Thân xương trụ tương đối thẳng thích hợp cho việc đóng đinh nội tủy

Bờ sau nằm ngay sát dưới da theo suốt chiều dài xương nên bộc lộ dễdàng qua vùng này

Hình 1.1 Giải phẫu xương quay và xương trụ

Trang 5

1.1.3 Khớp quay trụ dưới

Là khớp liên kết đầu dưới của hai xương quay và xương trụ

- Chỏm xương trụ có hai mặt khớp: Mặt ngoài trên chiếm 2/3 ngoài củachỏm tiếp với khuyết trụ của xương quay

- Đầu dưới xương quay: Mặt trong có khuyết trụ

- Đĩa khớp hay dây chằng tam giác: Là một tấm sụn sợi hình tam giácđỉnh bám vào mặt ngoài mỏm trâm trụ, nền bám vào bờ dưới khuyết trụ củaxương quay Bề dày chỗ giữa 2mm, bề dày ở đỉnh là 6mm vừa có tác dụngnhư một đĩa khớp đệm giữa xương trụ và xương nguyệt, xương tháp vừa làmột dây chằng khỏe, chắc nối đầu dưới hai xương lại với nhau

Hình 1.2 Dây chằng tam giác

- Dây chằng quay trụ dưới trước: Là dây chằng cấu tạo mô sợi phíatrước khớp quay trụ dưới là phần trải rộng của dây chằng tam giác

- Dây chằng quay trụ dưới sau: Là dây chằng cấu tạo mô sợi phía saukhớp quay trụ sau, là phần trải rộng của dây chằng tam giác

Mỏm trâm trụ

Trang 6

- Phức hợp sụn sợi tam giác gồm 3 thành phần: Dây chằng sụn sợi tamgiác, dây chằng quay trụ dưới trước, dây chằng quay trụ dưới sau góp phầnvững chắc của khớp quay trụ dưới.

- Bao khớp: Bám vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác Độngtác chính của khớp quay trụ dưới là sấp ngửa bàn tay Động tác này khôngthực hiện riêng rẽ mà phải phối hợp với khớp quay trụ trên Đầu trên xươngquay xoay quanh chỏm con xương cánh tay thì đầu dưới xương quay lănquanh chỏm xương trụ

1.1.4 Màng liên cốt

Là một màng xơ sợi bám giữa hai xương quay - trụ, phía trên đi từ 2cmdưới lồi củ nhị đầu, phía dưới kết thúc cách trên khớp quay cổ tay 4 cm Làmột màng mỏng ở dưới bền chắc, ở trên nhờ các thớ sợi để trợ lực Phía trongmàng bám vào bờ ngoài xương trụ, phía ngoài bám vào bờ trong xương quay.Màng này có xu hướng kéo hai xương lại gần nhau trong gãy xương cẳng tay

1.1.5 Khớp cổ tay

- Đầu dưới xương quay tiếp khớp với xương thuyền, xương nguyệt,xương tháp và được làm thành một lồi cầu Đĩa khớp là dây chằng tam giácđóng vai trò một sụn xơ bổ sung cho xương trụ để tới được diện của khớpquay cổ tay đệm giữa đầu dưới xương trụ và xương tháp

- Bao khớp: Dày ở trước, mỏng ở sau và rất chắc ở 2 bên

- Dây chằng gồm: Dây chằng bên cổ tay quay, bên cổ tay trụ, quay cổtay gan tay, quay cổ tay mu tay Động tác chính là gấp, duỗi ngoài ra khép dạng

và một phần nhỏ sấp ngửa

1.1.6 Sự bao phủ phần mềm

Cẳng tay là khu vực có nhiều cơ (20 cơ) bao bọc quanh xương quay vàxương trụ

Trang 7

- Cơ sấp tròn: Là cơ nằm ngoài cùng nhất của lớp nông nó có hainguyên uỷ bám vào mỏm trên lồi cầu trong và mỏm vẹt xương trụ, bám tậnvào giữa mặt ngoài xương quay, thần kinh giữa thường đi giữa của hai đầucủa cơ này Cơ này có tác dụng sấp cẳng bàn tay.

- Cơ cánh tay quay: Là cơ nông nhất của nhóm ngoài lớp nông,nguyên uỷ bám mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, bám tận vào bờngoài mỏm trâm quay Cơ có tác dụng gấp cẳng tay ngoài ra còn có tácdụng ngửa cẳng tay khi cẳng tay đang sấp Cơ này che phủ phần trên độngmạch quay và nhánh nông thần kinh quay

- Cơ sấp vuông: Thuộc nhóm cơ sâu của cẳng tay nguyên uỷ từ phầntrước xương trụ bám tận bờ dưới trước ngoài xương quay Hoạt động sấpcẳng tay và bàn tay Thần kinh chi phối là thần kinh gian cốt trước

- Cơ gấp dài ngón cái: Nguyên uỷ bám vào mặt trước xương quay vàmàng gian cốt và bám tận vào nền đốt xa ngón cái Cơ này có tác dụng gấpngón cái và thần kinh giữa chi phối

- Cơ gấp cổ tay quay: Nguyên uỷ bám vào mỏm trên lồi cầu trongxương cánh tay và bàm tận vào nền xương đốt bàn thứ 2 Cơ có tác dụnggấp cổ tay và khuỷu, dạng bàn tay Cơ được vận động bởi thần kinh giữa

- Cơ dạng dài ngón cái: Nguyên uỷ từ mặt lưng xương trụ và màngliên xương Bám tận bờ ngoài đáy đốt gần Hoạt động là dạng ngón cái vàbàn tay Thần kinh chi phối là nhánh sau thần kinh quay

- Cơ duỗi dài ngón cái: Nguyên uỷ từ bờ ngoài mặt lưng của xươngtrụ, bám tận đáy đốt xa ngón cái Hoạt động duỗi đầu xa ngón cái Thầnkinh chi phối là nhánh liên xương của thần kinh quay

Trang 8

Hình 1.3 Cơ lớp nông cẳng tay

1.2 SINH LÝ SẤP NGỬA CẲNG TAY

1.2.1 Sấp ngửa với cánh tay di động

- Xương quay quay riêng nhưng vẫn kết hợp với tất cả các chuyển độngcủa xương trụ bởi dây chằng tam giác Nhờ sự quay của xương cánh tay dẫnđến sự xoay của xương trụ nên biên độ sấp ngửa tăng lên rất nhiều có thể đạt

2300, trong đó khớp vai có thể tham gia tới 900 Cuối cùng bản thân xương bảvai trong những động tác sấp cố cũng thêm vào 400 làm cho biên độ sấp ngửa

có thể đạt tới 2700

1.2.2 Sấp ngửa với xương cánh tay cố định

- Xương quay quay quanh xương trụ nhờ hai độ cong: Sấp (3/4 dưới)

và ngửa (1/4 trên) của thân xương và nhờ hai khớp trụ trên và dưới những cửđộng này ở trên và dưới có khác nhau

Trang 9

Khi sấp hoàn toàn xương quay bắt chéo thành hình chữ X trên thânxương trụ Lồi củ nhị đầu chạy trong hố dưới hõm sigma hai xương cẳng tay

áp vào nhau ở mặt trước của chúng

Trục xoay không ở chính giữa mà theo một đường đi từ tâm mỏm trâmquay đến mỏm trâm trụ hay từ mỏm trên lồi cầu tới ngón út

Biên độ của động tác sấp ngửa là 1400 - 1890

Trong đó động tác sấp có giá trị hơn ngửa

1.3 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG

1.3.1 Chấn thương trực tiếp

Do bị vật khác đánh vào cẳng tay , , Với tác động của chấn thương vàlực co rút của các cơ ở cẳng tay sẽ gây ra gãy xương quay xảy ra trước và trậtkhớp quay trụ dưới xảy ra sau Đặc điểm ổ gãy thường là gãy ngang và khớpquay trụ dưới bán trật, nói chung là gãy vững [23]

1.3.2 Chấn thương gián tiếp

Ngã, cánh tay dang, khuỷu duỗi, cẳng tay sấp tối đa, bàn tay chạm đấtgây gãy 1/3 dưới xương quay và trật khớp quay trụ dưới đứt phức hợp sụn sợitam giác và đầu dưới xương trụ trật ra sau , , Với tác động của chấn thươngnày lực co rút các cơ, gãy xương xảy ra trước và trật khớp quay trụ dưới xảy

ra sau Hình thức gãy thường là gãy chéo, gãy xoắn, gãy có mảnh nhỏ, gãy cómảnh thứ 3 Nói chung là dạng gãy không vững

1.4 TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH TRONG GÃY GALEAZZI 1.4.1 Di lệch đầu xương gãy

- Di lệch chồng

- Di lệch sang hai bên

- Di lệch gập góc: Ra trước, sau hoặc sang bên

Trang 10

- Di lệch xoắn theo trục làm hạn chế động tác sấp ngửa.

Trong đa số các trường hợp gãy xương quay ta thấy đường gãy thường

là chỗ nối của 1/3 giữa và 1/3 dưới, ở bờ trên cơ sấp vuông vì đó là chỗ yếunhất Đoạn trên có các cơ ngửa đồng thời có cả cơ sấp tròn kéo sấp lại, đoạndưới có cơ sấp vuông kéo sấp vào trong do đó có khuynh hướng lệch trục và

ra trước Gãy trật ra trước điển hình 50%, bật mỏm trâm trụ 53% [24]

Gãy xương thường có kiểu gãy ngang hoặc chéo vát Phần lớn không

có sự gãy nát đáng kể

1.4.2 Đứt phức hợp sụn sợi tam giác

Tổn thương khớp quay trụ dưới có thể chỉ ở dây chằng hoặc phức hợpdây chằng còn nguyên nhưng mỏm trâm trụ bị bật ra Khi khoảng cách khớpquay trụ lớn hơn 2mm gợi ý tổn thương dây chằng bên hoặc dây chằng tamgiác (bị rách hoặc tách rời hoàn toàn) [25]

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tổn thương phức hợp dây chằngtam giác bắt đầu khi xương quay ngắn lại > 5mm Moore, Lester vàSarmiento nghiên cứu gãy trật Galeazzi trên xác chết [26] Họ nhận xétxương quay ngắn lại dưới 5 mm có thể chỉ xuất hiện đơn thuần Khi ngắn lạitrên 10mm thì cả màng gian cốt và dây chằng tam giác bị rách Họ cho rằnggãy di lệch 1/3 dưới xương quay do gãy xoắn sẽ có khả năng liên quan hơntới bệnh lý quay trụ xa và tổn thương màng gian cốt Mikic có một phát hiện

về sự tổn thương thoái hóa của dây chằng tam giác bắt đầu xuất hiện ở lứatuổi 30 (7,6%) và tăng dần theo tuổi Ở lứa tuổi trên 60 có tỷ lệ 53,1%

1.4.3 Gãy mỏm trâm trụ

Bruckner cho rằng sự vững chắc của khớp quay trụ dưới bao gồm sựvững chắc của phần mềm và phần xương cấu tạo nên khớp quay trụ dướitrong đó có mỏm trâm trụ

Trang 11

1.4.4 Phân loại

- Theo Bado cải tiến

Type 1: Đầu dưới xương quay lệch quay và ra sauType 2: Đầu dưới xương quay lệch trụ và ra sau

Trang 12

- Phân loại theo AO

Loại A: Gãy xương quay đơn giản: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắnLoại B: Gãy có một mảnh rời: Hình chêm, cánh bướm

Loại C: Gãy phức tạp: Gãy nhiều tầng, gãy có nhiều mảnh vụn

A2.1 A2.2 A2.3

Trang 13

Trên phim nghiêng, đầu dưới xương quay thường di lệch ra trước tạothành góc ra sau và đầu xương trụ nhô lên

Cũng có thể thấy được trật khớp quay trụ không thể hiên trên phim thẳng Trên phim thẳng xương quay có vẻ bị ngắn lại một cách tương đối, vớigiãn khớp quay trụ dưới: Tăng khoảng cách giữa đầu dưới xương quay vàxương trụ hoặc di lệch mỏm trâm trụ

XQ chẩn đoán trật khớp quay trụ dưới, tuy thế không luôn luôn dễ dàngkhi đầu dưới xương trụ bán trật (khoảng 20%) Dấu hiệu XQ lúc đầu thường làkhông rõ ràng (lâm sàng rõ hơn…) trong những trường hợp này cần phải chú ýthăm khám lâm sàng và XQ để có thể làm lộ ra sự dao động của xương trụ

1.5.4 Chụp cắt lớp vi tính

Chính xác hơn phát hiện những tổn thương không thấy trên XQ thườngquy Chụp cắt lớp vi tính hữu ích trong hoàn cảnh như khi những biến chứnghoặc bị gãy xương che lấp, sự đánh giá khớp quay trụ dưới và bề mặt khớpđầu dưới xương quay, sự đánh giá của gãy đã liền xương hoặc đánh giá kếtquả phẫu thuật

1.5.5 Chụp cộng hưởng từ

Nghiên cứu các tổn thương liên quan đến phần mềm như xác định ổgãy xương quay, loại gãy, hình gãy xương, độ di lệch ổ gãy, trật khớp quay trụ

Trang 14

dưới, có gãy mỏm trâm trụ hay không, tụ dịch ở dây chằng, rách màng liênxương, rách phức hợp sụn sợi tam giác, nghiên cứu các cơ cẳng tay, gân cơcẳng tay, độ di lệch khớp quay trụ dưới, hình ảnh vỏ xương, rách màng liênxương, hình ảnh phức hợp sụn sợi tam giác [31].

1.5.6 Siêu âm

Để phát hiện đứt dây chằng tam giác, màng liên xương Hiện nay một

số tác giả đã báo cáo về dùng siêu âm để xác định phức hợp sụn sợi tam giác

và rách màng liên xương [31]

1.6 CHẨN ĐOÁN

Có ba dấu hiệu đặc chưng:

- Gãy đầu dưới xương quay

- Biến dạng gập góc (thường mở ra sau hoặc sau bên)

* Triệu chứng của trật khớp quay trụ dưới:

- Đau hoặc có cảm giác sai khớp

- Sưng nề

Trang 15

- Các mốc quanh khớp cổ tay khác thường

- Xương trụ có vẻ nhô cao ra trước so với xương quay

- Khớp quay trụ dưới mất vững

* Nghiệm pháp phát hiện triệu chứng không vững của khớp quay trụ dưới:

Để cổ tay ngửa, cố định đầu dưới xương quay và tỳ lên đầu dưới xươngtrụ, có thể xoay nhẹ cẳng tay Sự lỏng lẻo, biên độ di lệch của xương trụ chothấy sự không vững khớp quay trụ dưới

Trên lâm sàng thăm khám có thể phát hiện được các tổn thương kháckèm theo như tổn thương thần kinh gian cốt trước, tổn thương thần kinh quay,thần kinh trụ

1.6.2 Cận lâm sàng: Chỉ cần XQ đúng quy ước là có thể chẩn đoán được

đủ chắc

Tập vận động sau bó bột: Các khớp không được bất động như khớp bànngón tay được khuyến khích vận động chủ động sớm để ngăn ngừa cứng khớp

và tăng cường tuần hoàn ngọn chi giúp chóng liền xương Nếu không tập thì

cơ sẽ bị teo, xương bị loãng, chậm liền xương

Trang 16

1.7.1.2 Cố định bằng kéo liên tục

Được Boehler mô tả và áp dụng đầu tiên sau đó được các tác giả khác(Mac Farlane, Scheck) áp dụng và cải tiến dùng hai kim Kirschner: Một kimxuyên qua đầu của bốn xương bàn tay là II, III, IV, V (Boehler) hoặc qua nềncủa ba xương bàn tay II, III, IV (Scheck) Một kim xuyên qua đầu trên xươngtrụ dưới mỏm khuỷu 5 -6 cm (Boehled, Scheck) hoặc qua 1/3 trên hai xươngcẳng tay (Mac farlane)

Kéo liên tục trong 6 tuần (Boehler) hoặc 4 - 6 tuần sau đó thay bằng bộtnhỏ trong 3 - 4 tuần

1.7.2.2.Vô cảm

Bệnh nhân được gây mê toàn thân hoặc gây tê đám rối thần kinh cánh tay

1.7.2.3 Garo hơi: Với lực ép 250mmHg

Trang 17

1.7.2.4 Sơ đồ phẫu thuật Theo Browner 1992

Mổ kết hợp xương, cố định ổ gãy xương quay

Kết hợp trâm trụ, nẹp bột

ngửa cổ tay 4 - 6 tuần

Găm kim trụ quay, nẹpbột ngửa cổ tay 4 - 6 tuần

1.8 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.8.1 Ngoài nước

Năm 1824, Astley Cooper được xem là người đầu tiên mô tả gãy 1/3 duớixương quay kèm trật khớp quay trụ dưới Ông đã bàn nhiều vấn đề liên quanđến gãy xương kèm trật khớp Tuy nhiên vần đề này ít được chú ý đến ,

Năm 1913 Judet đã mô tả hình thức gãy xương kèm theo trật khớp quaytrụ dưới

Năm 1922, Thomas và Smith ghi nhận trong trường hợp gãy thânxương quay nếu kéo, nắn không đạt kết quả tốt thì phải nghi ngờ có kèm thêm

Trang 18

gãy đầu dưới xương trụ hoặc đứt dây chằng khớp quay trụ dưới làm mất vữngkhớp này

Năm 1929, Schneck, Fritz và chuyên ngành chấn thương chỉnh hình tạiPháp ghi nhận: Gãy 1/3 dưới xương quay kèm trật khớp quay trụ dưới còn gọi

là gãy Monteggia đảo ngược ,

Năm 1933, Bohler cho rằng gãy 1/3 dưới xương quay và trật khớp quaytrụ dưới được điều trị bảo tồn bằng cách kéo nắn bó bột cánh cẳng bàn tay Ông mô tả việc điều trị bảo tồn gặp nhiều khó khăn và cần theo dõi di lệchthứ phát và trật lại khớp quay trụ dưới

Năm 1934, Galeazzi ở Milan (ý) mô tả trong y văn một hình thức gãy1/3 dưới xương quay kèm với trật khớp quay trụ dưới Ông đặc biệt nhấnmạnh đến tính chất để lại di chứng khó khăn nếu điều trị không đúng cách

Do đó người ta quyết định lấy tên Galeazzi đặt tên cho tổn thương phức tạpnày Để điều trị loại gãy này, Galeazzi điều trị bảo tồn bằng cách kéo, nắn dọctrục cẳng tay qua ngón cái, nắn di lệch của gãy xương quay sau đó nắn trậtkhớp quay trụ dưới và bất động bằng bột cánh cẳng bàn tay Tuy nhiên kếtquả không được ghi nhận

Ông Galeazzi có được 18 ca gãy trật Galeazzi trên tổng 300 ca gãy 2xương cẳng tay chiếm 6%

Năm 1934 sau khi Galeazzi mô tả kỹ tổn thương và đề nghị phươngpháp điều trị, hầu hết loại gãy trật này đều được điều trị bảo tồn

Năm 1941 Campbell nhận định rằng gãy trật Galeazzi nếu điều trị bảotồn thì đạt kết quả rất kém Ông tin rằng phẫu thuật là cần thiết ,

Năm 1957 thời điểm này vấn đề điều trị chưa được rõ ràng Hughstonthu thập 41 ca từ các thành viên câu lạc bộ chỉnh hình Piedmont Ông cảnh báo

về điều trị không đúng cách và cho rằng dù được kéo nắn hoàn hảo và bó bột tốt

đi nữa thì khả năng di lệch thứ phát trong bột cũng rất lớn với các lý do:

- Trọng lượng của bàn tay

- Lực kéo cơ cánh tay quay

Trang 19

- Lực kéo cơ sấp vuông

- Lực kéo cơ dạng dài ngón cái, lực kéo cơ duỗi dài và duỗi ngắn ngón cái.Với 41 ca thì có 3 ca phẫu thuật sớm, 38 ca điều trị bảo tồn Kết quảtrong 38 ca điều trị bảo tồn thì cho kết quả tốt là 3 ca chiếm 8% còn kết quảxấu là 35 ca chiếm 92% Theo Hughston chỉ được đánh giá là tốt khi:

- Ổ gãy xương quay và khớp quay trụ dưới nắn chỉnh hoàn hảo theogiải phẫu, không chấp nhận bất cứ một di lệch nào , ,

- Chức năng sấp ngửa cẳng tay, cổ tay phải tốt, không bị giới hạn

Ông trình bày rất rõ về tính chất gãy trật Galeazzi và cho rằng có thểđiều trị bằng nhiều hình thức Ông đưa ra các sai lầm và phân ra kết quả hàilòng và không hài lòng

Bảng 1.1 Đánh giá kết quả của Hughston (1957)

1 Xương quay thẳng hoàn hảo Xương quay bị khớp giả

2 Xương quay dài như cũ Xương quay ngắn, gập góc

3 Không còn trật khớp quay trụ dưới Còn trật khớp quay trụ dưới

4 Không còn trật khớp quay trụ dưới Còn bán trật khớp quay trụ dưới

5 Sấp ngửa cổ tay hoàn hảo Sấp ngửa cổ tay giới hạn vài độ

6 Bệnh nhân hài lòng Bệnh nhân không hài lòng

Theo ông kết quả sau cùng phải được bác sỹ và bệnh nhân hài lòng là:Thẳng trục phục hồi hoàn hảo về giải phẫu, chức năng đạt tốt

Năm 1960 - 1970, nẹp AO được thử nghiệm tại bệnh viện Campbell doAnderson, Muller, Allgower, Willeneger thực hiện và kết quả tổng kết là tốt97,7% cho xương quay ,

Năm 1967 Wong (Singapore) có báo cáo 44 ca ,

Kết quả của 34 ca điều trị bảo tồn ngay từ đầu có 9% đạt kết quả tốt và91% đạt kết quả xấu

Phẫu thuật 10 ca kết quả tốt là 30% xấu là 70%

Năm 1967 Veseley, D.G đặt tên các nửa gãy xa của xương quay cùngvới trật hoặc bán trật khớp quay trụ dưới gọi là gãy Darrach - Hughston -

Trang 20

Milch Tên gọi gãy Darrach - Hughston - Milch và gãy của sự cần thiết hiệnđược sử dùng cho đến ngày nay ,

Năm 1975 Mikic (Nam Tư) nghiên cứu và điều trị gãy trật Galeazzi trong

11 năm (1964 - 1975) có 125 ca và ông đã đưa ra bảng đánh giá kết quả sau :

Bảng 1.2 Đánh giá kết quả của Mikíc 1975

3 Thẳng hoàn hảo Gập góc một ít Biến dạng cẳng tay

5 Khớp quay trụ dưới

vào tốt

Còn bán trật khớp quaytrụ dưới

Còn trật khớp quay trụdưới

6 Đầy đủ biên độ sấp

ngửa cổ tay

Hạn chế sấp ngửa cổtay < 450

Chức năng khuỷu, cổtay hạn chế nhiều

10 Bệnh nhân đánh giá tốt Bệnh nhân hài lòng Bệnh nhân đánh giá xấu

Năm 1977, Cetti có 2 ca gãy Galeazzi mà sau khi kết hợp xươngquay, không nắn được khớp quay trụ dưới, nên phải mổ vào khớp quay trụdưới để giải phóng mô mềm bị kẹt vào giữa đó là gân duỗi ngón út và duỗi

cổ tay trụ

Năm 1982, Reckling và Cordell ở Cansas có 40 ca gãy Galeazzi từ

1956 - 1982 và đưa ra kết quả: Khá đạt 40% và xấu là 60% trong giai đoạn

1956 - 1968 được điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Từ 1968 - 1982 điều trị bằng kết hợp xương quay nẹp vít, bất động bột

6 - 8 tuần cho kết quả vô cùng hoàn hảo

Trang 21

Năm 1984, Palmer và Werner cho rằng sự vững chắc khớp quay trụdưới là do dây chằng sụn sợi tam giác Ông đặt tên là: Phức hợp sụn sợi tamgiác bao gồm dây chằng quay trụ dưới trước, dây chằng quay trụ dưới sau vàdây chằng tam giác

Năm 1985, Moore có 36 ca gãy trật Galeazzi đã tường trình: Các biếnchứng của gãy trật Galeazzi không phải ít Ông đã có 39% biến chứng baogồm khớp giả, liền xấu, nhiễm trùng, không vững khớp quay trụ dưới, gãy lạisau khi lấy nẹp vít, chấn thương thần kinh lúc mổ

Năm 1985, Sarmiento, Lester, Latta đã làm thử nghiệm trên xác người

để cố gắng tạo ra gãy trật Galeazzi trong phòng thí nghiệm và kiểm tra đứtdây chằng kết quả như sau :

Di lệch khớp quay trụ dưới theo chiều dọc:

Dưới 5mm: Không đứt dây chằng tam giác

Từ 5 - 10mm: Đứt dây chằng tam giác

Từ 10mm trở lên : Đứt dây chằng tam giác và đứt màng liên xươngVới X Quang khớp quay trụ dưới thẳng hoặc nghiêng mà thấy được cógiãn khớp với di lệch thẳng thì được xem như là đứt dây chằng tam giác.Năm 1988, Mohan có 50 ca gãy trật Galeazzi ông đã kết hợp xương hoànhảo và chỉ nắn khớp quay trụ dưới và không mở khớp một trường hợp nào.Ông cho rằng mổ mở khớp quay trụ dưới là không cần thiết ,

Năm 1992, Bruckner nhận xét: Trật khớp quay trụ dưới nắn rất khókhăn nên ông gọi trật khớp quay trụ dưới là trật phức hợp khớp quay trụdưới

Năm 1995, Allgower nhận xét rằng gãy trật Galeazzi sẽ không hiếmnếu chúng ta chú ý đến trật khớp quay trụ dưới Nắn sớm và cố định vữngchắc ổ gãy xương quay theo giải phẫu kết quả rất tốt Cần phải cố định khớp

Trang 22

khuỷu và khớp cổ tay với nẹp bột cánh cẳng bàn tay 3 - 4 tuần, sau tháo nẹpthì tập vật lý trị liệu ,

Nếu khớp quay trụ dưới vẫn còn trật thì mổ đường phía sau được phépkhâu dây chằng tam giác và bao khớp, xuyên kim ngang cố định khớp quaytrụ dưới

Năm 2000, Nicolaidis, Hildreth khoa giải phẫu bàn tay và tạo hìnhtrường Đại học Y khoa Albert Einstein ỏ Mỹ cho rằng:

- Các dấu hiệu lâm sàng và X Quang cũng đủ chẩn đoán bệnh lý

- CT, MRI là để xác định riêng biệt bệnh lý

- Nội soi là để nhìn thấy tổn thương vững hay không vững Bằng nộisoi khâu được chỗ rách phức hợp sụn sợi tam giác Theo các tác giả điều trịgãy Galeazzi càng nhiều khó khăn và phức tạp thì kết quả kém

Năm 2001, Perron trường đại học Virginia nhận xét rằng gãy trậtGaleazzi nếu không phát hiện sớm hãy không điều trị sẽ dẫn đến tỷ lệ tàn phếcao và gây đau mạn tính

Năm 2001, Rettig, Raskin khoa phẫu thuật chỉnh hình trường đại học Ykhoa Newyork có 40 bệnh nhân gãy Galeazzi được điều trị bằng kết hợpxuơng quay, nắn khớp quay trụ dưới và xuyên kim cố định khớp Trong sốnày có 3 ca khâu phục hồi phức hợp sụn sợi tam giác Ông cho rằng việc phẫuthuật sớm tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác sẽ tránh được đau mãn tínhsau này

Năm 2011, Ateso, K.I, Jupiter, J.B, Weiss, A.P cho rằng việc chẩn đoánsai hoặc không điều trị phẫu thuật gãy Galeazzi và nắn khớp quay trụ dưới,khâu phức hợp sụn sợi tam giác sẽ ảnh hưởng vận động khớp cổ tay, đau mãntính, viêm xương khớp

1.8.2 Trong nước

Trang 23

Tài liệu dạy học và sách y học nói chung thì vấn đề điều trị gãyGaleazzi ít được đề cập

Chúng tôi có tham khảo tài liệu trong nước thì có giáo trình đại học của

Bộ môn Chấn thương chỉnh hình học viện Quân Y và giáo trình đại học của

Bộ môn Chấn thương chỉnh hình trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cónói tới gãy Galeazzi , ,

Năm 2002 luận án chuyên khoa cấp II của Trương Công Đạt trườngĐại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu về điều trị gãytrật Galeazzi

Năm 2004 luận văn thạc sỹ của Vũ Trọng Tùng trường Đại học Y HàNội nghiên cứu chẩn đoán và điều trị gãy Galeazzi

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu những bệnh nhân được chẩn đoán gãyGaleazzi đã được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội từ6/2011 - 7/2014

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân trên 16 tuổi, không phân biệt giới tính,nghề nghiệp

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là gãy thân xương quay và trậtkhớp quay trụ dưới Chẩn đoán dựa trên lâm sàng và XQ

- Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ thông tin ở phòng hồ sơ bệnh viện Việt Đức

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Gãy bệnh lý

- Gãy Colles

- Gãy hở

- Bệnh lý hoặc di chứng về khớp khuỷu, khớp cổ tay cùng bên

- Bỏng hoặc nhiều sẹo co kéo cùng bên

- Các bệnh toàn thân ảnh hưởng tới quá trình liền xương như: Đái tháođường, tim mạch…

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2011 đến 7/2014

Trang 25

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nghiên cứu hồi cứu

- Nghiên cứu hồ sơ bệnh án tại phòng lưu trữ các bệnh án được chẩnđoán là gãy Galeazzi và các trường hợp được chẩn đoán là gãy xương quaytrên bệnh án nhưng khi kiểm tra phim XQ có gãy xương quay và trật khớpquay trụ dưới

- Kết quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu 70 bệnh nhân được chẩn đoán

là gãy Galeazzi trên hồ sơ bệnh án và 20 bệnh nhân được chẩn đoán là gãy1/3 dưới xương quay và có trật khớp quay trụ dưới trên XQ

- Ghi chép các thông tin, số liệu theo mẫu bệnh án có sẵn

- Mời các bệnh nhân có địa chỉ rõ ràng về khám tại phòng khám khoaphẫu thuật chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, phỏng vấn bệnh nhânvới những bệnh nhân có số liên lạc cụ thể, gửi bảng chắc nghiệm tự đánh giácho các bệnh nhân ở xa không thể đến khám được

- Đánh giá kết quả theo các số liệu thu được theo mẫu bệnh án có sẵn

2.2.2 Nghiên cứu tiến cứu

- Thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 7/2014 với 10 bệnh nhân

- Tham gia vào việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi đánh giá tiến triển củabệnh

- Việc đánh giá chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng:

 Xương quay: Sưng đau 1/3 dưới cẳng tay, mất chức năng, biếndạng cẳng tay, tiếng lạo xạo xương gãy, cử động bất thường

 Khớp quay trụ dưới: Sưng, đau ở cổ tay, biến dạng vùng cổ tay,mất sấp ngửa cổ tay, dáng vẻ trật khớp, dấu hiệu phím đàn

và chụp kiểm tra bằng XQ thẳng nghiêng:

 Gãy mỏm trâm trụ

Trang 26

 Ngắn xương quay > 5mm tính tương đối theo chiều cao xươngquay hoặc bên đối diện.

 Giãn khớp quay trụ dưới > 2mm trên phim thẳng

 Bán trật khớp

 Tất cả các dấu hiệu trên

- Hẹn khám lại những bệnh nhân theo tiêu chuẩn đã lựa chọn

- Các thông tin khai thác được ghi lại theo mẫu bệnh án

2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.3.1 Yếu tố dịch tễ

- Tuổi, giới, bên gãy

2.2.3.2 Bệnh sử chấn thương cẳng tay

2.2.3.3 Cơ chế

- Chấn thương trực tiếp: Bị đánh trực tiếp vào 1/3 dưới cẳng tay

- Chấn thương gián tiếp: Ngã chống tay tư thế dang cánh tay, duỗikhuỷu, bàn tay chống đất tư thế sấp tối đa

2.2.3.4 Các nguyên nhân được xếp vào 4 nhóm

- Tai nạn lao động

- Tai nạn giao thông

- Tai nạn sinh hoạt

- Các nguyên nhân khác

2.2.3.5 Biểu hiện lâm sàng

- Xương quay: Sưng đau 1/3 dưới cẳng tay, mất chức năng, biến dạngcẳng tay, tiếng lạo xạo xương gãy, cử động bất thường

- Khớp quay trụ dưới: Sưng, đau ở cổ tay, biến dạng vùng cổ tay, mấtsấp ngửa cổ tay, dáng vẻ trật khớp, dấu hiệu phím đàn

2.2.3.6 Khám

Sưng, biến dạng cẳng tay 1/3 dưới

Trang 27

Nhô đầu dưới xương trụ ra sau

Khám gấp duỗi các ngón, đặc biệt gấp duỗi ngón cái để tìm hiểu tổnthương liên quan thần kinh liên cốt trước và gian cốt sau Khám gân duỗi cổtay trụ, gân duỗi ngón út để tìm tổn thương liên quan là kẹt hai gân duỗi nàyvào khớp quay trụ dưới

Khám mạch quay, các chèn ép khoang, choáng

2.2.3.7 Hình ảnh học

- X Quang: XQ thẳng và nghiêng rất quan trọng cho 1/3 dưới cẳng tay

và khớp cổ tay Kết quả gãy 1/3 dưới xương quay cách khớp quay trụ dưới từ7cm - 9cm Một số ít trường hợp cách khớp quay trụ dưới 5cm trở lên hoặc từ12cm trở lại Trật khớp quay trụ dưới di lệch chồng từ 5mm trở lên so với đầudưới xương trụ được xem là đứt phức hợp sụn sợi tam giác Nếu di lệch đầudưới xương quay trên 10mm thì vừa đứt phức hợp sụn sợi tam giác, vừa đứtmàng liên cốt quay trụ

Bán trật khớp quay trụ dưới: Đứt phức hợp sụn sợi tam giác

Gãy mỏm trâm trụ: XQ thường quy thấy gãy mỏm trâm trụ được xem

là đứt phức hợp sụn sợi tam giác

2.2.4 Xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được chúng tôi xử lý theo thuật toán thống kê trên

máy vi tính sử dụng phần mềm SPSS Statistic 16.0

- Để so sánh sự khác biệt các tỷ lệ % chúng tôi sử dụng test khi bình

phương (2) Khi các giá trị trong ô nhỏ hơn 5 thì dung test Fisher’s exact test

- Để so sánh các trung bình, dùng test t – Student.

- Các test thống kê được kiểm định với mức khác biệt được coi là có ý

nghĩa khi p < 0,05

2.3 ĐIỀU TRỊ:

Trang 28

Khi chẩn đoán gãy Galeazzi, chúng tôi tiến hành phẫu thuật trong chỉđịnh với sơ đồ gãy Galeazzi của Browner 1992.

Rạch da theo đường dọc trước ngoài cẳng tay của Henry (1926)

Đường rạch da thường dài hơn nẹp 2cm theo bờ trong cơ cánh tay quay.Với tư thế cẳng tay ngửa, rạch một đường dọc cẳng tay giữa 2 cơ cánhtay quay và cơ gấp cổ tay quay (hình A-C); khoảng này như Kocher đã xácđịnh: “nằm trên đường bên giới giữa các cấu trúc được chi phối bới các thầnkinh khác nhau”

Xác định và bảo vệ nhánh cảm giác thần kinh quay, nhánh này nằmdưới cơ cánh tay quay Cẩn thận làm di động và kéo vào trong gân cơ gấp cổtay quay và bó mạch quay Cơ gấp chung nông các ngón, cơ gấp dài ngón cái,

và cơ sấp vuông bây giờ đã được bộc lộ

Trang 29

Bắt đầu từ bờ trước ngoài của xương quay, nâng dưới màng xương cơgấp dài ngón cái và cơ sấp vuông (hình D- F), và kéo chúng vào trong (vềphía xương trụ).

Hình 1.6 Đường mổ Henry vào phía trước xương quay

- Đường Thompson:

Tạo một đường rạch cổ tay đến điểm dưới lồi cầu ngoài xương cánh tay1,5 cm Khi cẳng tay ở tư thế sấp, đường này gần như một đường thẳng Bộc

lộ bờ ngoài (quay) của cơ duỗi chung các ngón ở phần xa của đường rạch

Bộc lộ khoảng giữa cơ này và cơ duỗi cổ tay quay ngắn, kéo các cấutrúc này về bờ trụ và quay

Cơ dạng dài ngón cái được nhìn thấy, kéo nó xuống dưới về phía bờ trụ

để bộc lộ phần phía sau của xương quay

Đường rạch ĐM quay Cơ cánh tay quay

Cơ cánh tay quay

Cơ gấp dài ngón cái

Cơ gấp nông các ngón tay

Nhánh cảm giác TK quay

Cơ gấp cổ tay quay

Gân duỗi cổ tay quay

Trang 30

Tiếp tục phẫu tích lên trên giữa cơ duỗi chung các ngón và cơ duỗi cổtay quay ngắn và dài đến lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Lật cơ duỗi chung các ngón về phía trụ để bộc lộ cơ ngửa hoặc để cótrường nhìn rõ hơn

Bộc lộ phần xương quay che phủ bởi cơ ngửa

Hình 1.7 Đường mổ Thompson phía sau vào xương quay

2.3.1.4 Dụng cụ kết hợp xương

Sử dụng dụng cụ theo hội AO với nẹp vít nén ép và không nén ép

2.3.1.5 Kết hợp ổ gãy xương quay

Cơ dạng dài ngón cái

Nhánh sâu TK quay

ĐM gian cốt sau Các cơ duỗi ngón

Cơ duỗi ngón trỏ

Đường rạch

Cơ dạng dài ngón cái

Cơ duỗi ngắn ngón cái

Cơ duỗi dài ngón cái

Cơ ngửa

Cơ duỗi cổ tay quay ngắn

Cơ sấp vuông

Đường rạch vào cơ ngửa

Cơ cánh tay quay

Cơ duỗi cổ tay quay dài

Trang 31

Theo đúng nguyên tắc của AO

Nắn chỉnh hoàn hảo nhất về mặt giải phẫu

Kết hợp xương vững chắc

Đầu vít không được nhô cao trên nẹp mà phải chìm vào trong nẹp tránhhiện tượng đổi thành màu đen do mòn khi tiếp xúc với cơ

2.3.1.6 Kết hợp xương bằng đinh nội tuỷ

Gãy xương cẳng tay được kết hợp xương bằng đinh nội tuỷ Đinhthường dùng là đinh Ruhs, kim Kirschner với kích thước đinh tùy theo ốngtủy từng bệnh nhân Sau khi kết hợp xương phải bó bột tăng cường

Đóng đinh xương quay: Bộc lộ ở gãy bằng đường rạch thích hợp nắn dilệch Kiểm tra cỡ đinh và kích thước ống tuỷ đo độ dài đinh từ mỏm trâmquay tới 1,5cm cách đài quay, hay cách mỏm trên lồi cầu ngoài 3,5cm

Nghiêng trụ rạch da 2cm bộc lộ mỏm trâm quay, dùng dùi khoan qua vỏxương Điểm khoan cách diện khớp 5mm Đầu tiên mũi dùi vuông góc với vỏxương sau đó hạ dần tay khoan hướng về mỏm trên lồi cầu ngoài, đẩy mũikhoan được 5cm Luồn đinh vào ống tuỷ theo chiều cong của thân xương quay.Nếu có mảnh rời phải cặp kìm giữ xương sau đóng đinh mới buộc chỉ thép

2.3.1.7 Nắn trật khớp quay trụ dưới

Sau khi kết hợp xương quay càng đúng theo giải phẫu học càng tốt thìnắn trật khớp quay trụ dưới sẽ dễ dàng Nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế ngửacẳng tay, cổ tay ,

Nếu khớp quay trụ dưới dễ bị trật lại thì xuyên đinh ngang từ xương trụqua xương quay từ 1 - 2 kim, cần tránh xuyên qua mặt khớp

2.3.1.8 Kết hợp xương mấu trâm trụ

Khi gãy mấu trâm trụ lớn thì kết hợp bằng hai đinh hoặc vít xốp nhỏ

Trang 32

2.3.1.9 Giải phóng khớp quay trụ dưới

Đường mổ vào khớp quay trụ dưới là phía sau Hai gân duỗi quan trọng làgân duỗi ngón út và gân duỗi cổ tay trụ Bộc lộ dây chằng quay trụ sau và dâychằng sụn sợi tam giác Đường mổ vào khớp quay trụ dưới chú ý đến các nhánhthần kinh cảm giác của thần kinh trụ Cắt ngang dải gồm gân duỗi vào đến khớpquay trụ dưới Phức hợp sụn sợi tam giác nằm trong một khe hẹp

Đối với những trường hợp mổ gãy trật Galeazzi đến muộn, đầu tiênphải là kiểm tra khớp quay trụ dưới, nếu còn lỏng lẻo nắn dễ dàng thì không

mổ ở khớp Nếu khớp quay trụ dưới cứng di lệch xa không nắn lại được thìphải mở ổ khớp giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay

Phẫu thuật theo đường mổ Henry hoặc Thompson, kết hợp xương bằngnẹp vít AO

Sau khi kết hợp xương quay đúng theo nguyên tắc AO thì nắn trật khớpquay trụ dưới sẽ dễ dàng Nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế ngửa cẳng tay, cổ tay

Cố định lại diện khớp quay trụ dưới ở tư thế giải phẫu và chức năngbằng đinh Kirschner từ xương trụ qua xương quay 1 - 2 kim hoặc minivit, cầntránh xuyên qua mặt khớp

Khi gãy mấu trâm trụ lớn thì kết hợp bằng hai đinh hoặc vít xốp nhỏ Đối với những trường hợp mổ gãy trật Galeazzi đến muộn, đầu tiênphải là kiểm tra khớp quay trụ dưới, nếu còn lỏng lẻo nắn dễ dàng thì không

mổ ở khớp Nếu khớp quay trụ dưới cứng di lệch xa không nắn lại được thìphải mở ổ khớp giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay.Phức hợp sụn sợi tam giác dù muốn thám sát tìm chỗ đứt cũng khó thực hiệnđược và như vậy vấn đề muốn khâu phức hợp sụn sợi tam giác theo tôi là khóthực hiện được

2.3.1.10 Găm kim khớp quay trụ dưới

Trang 33

Găm kim khớp quay trụ dưới sau khi kết hợp xương quay kiểm trakhớp quay trụ dưới không có gãy mỏm trâm trụ mà khớp quay trụ còn lỏnglẻo không vững thì có thể găm kim khớp quay trụ.

2.3.2 Chăm sóc sau mổ

- Gác cao chi

- Có thể chườm đá sau mổ

- Kiểm tra thần kinh và tình trạng mạch máu

- Đánh giá chức năng và hội chứng khoang

2.3.3 Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng và theo dõi khi ra viện

Bệnh nhân có thể luyện tập tại khoa phục hồi chức năng hoặc hướngdẫn về nhà tập theo hướng dẫn Hẹn khám lại định kỳ

Sau mổ bột với cánh cẳng bàn tay để ngửa tối đa và khuỷu gấp 900

Duy trì trong 2 - 3 tuần sau đó chụp XQ kiểm tra lại

Sau cắt chỉ có thể nẹp bằng nhựa dẻo hoặc nẹp bột ôm khuỷu 4 tuần.Trong thời gian này có thể bỏ nẹp khi tắm rửa Vận động chủ động ngón tay

Sau 4 tuần chụp lại XQ kiểm tra Động tác quay cẳng tay chủ động cóthể bắt đầu tập

Dạng thụ động giúp đỡ sự vận động khuỷu, cổ tay và ngón tay có thểtập sau 6 tuần

Chương trình tập phục hồi chức năng sẽ tăng dần từng nấc phục hồibiên độ quay cẳng tay cũng như phục hồi khớp quay trụ xa

Những bài tập đề kháng được tránh cho đến khi vận động chủ động củabệnh nhân lấy lại giới hạn bình thường

2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

2.4.1 Đánh giá liền xương

Trang 34

Tốt: Liền xương dưới 3 tháng

Khá : Liền xương từ 3 - 6 tháng

Đạt: Liền xương chậm trên 6 tháng

Xấu: Khớp giả không liền xương sau 12 tháng

Để đánh giá lành xương chúng tôi theo dõi gằng cách khám lâmsàng và XQ

- Lâm sàng: Không đau khi chịu lực

- XQ: Hình ảnh các thớ xương tái lập cal màng xương khe gãy đượctạo xương

2.4.2 Kết quả khớp quay trụ dưới

- Khớp quay trụ dưới không còn trật lại

- Khớp quay trụ dưới không còn bán trật

- Mặt khớp quay trụ dưới ép sát vào nhau

- Biên độ sấp ngửa cổ tay, cẳng tay phải trở về biên độ như cũ

- Khả năng làm việc nặng của khớp quay trụ dưới phải như trước

Khớp quay trụ dưới còn di lệch nhìn thẳng nhận thấy được Đây lànhững số đo căn cứ trên XQ thẳng nghiêng qua khớp quay trụ dưới sau mổ.Khi xương tốt hoàn hảo thì khớp mới tốt, mới hoàn hảo Khi xương quayngắn thì khớp quay trụ dưới cũng trật theo

2.4.3 Đánh giá chức năng cổ bàn tay sau khám lại Theo chỉ số Brunelli [54].

Tốt: Sấp ngửa cẳng tay cổ tay 1800 → 1400

Khá: Sấp ngửa cẳng tay cổ tay 1400 → 1000

Đạt: Sấp ngửa cẳng tay cổ tay 1000 → 600

Xấu: Sấp ngửa cẳng tay cổ tay < 600

Trang 35

2.4.4 Đau ổ gãy, đau khớp quay trụ dưới

Nếu đau ổ gãy nghĩ tới khớp giả

Nếu đau ở khớp quay trụ dưới:

- Trật khớp quay trụ dưới

- Khớp giả mỏm trâm trụ

- Giãn dây chằng tam giác

2.4.5 Tiêu chuẩn đánh giá Dựa theo các tác giả Harkess (1966)

Thang điểm đánh giá

Đau ổ gãy 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểmChức năng cổ bàn tay 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểmVững chắc xương, khớp 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểmBiên độ sấp ngửa cổ tay 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểmPhục hồi giải phẫu học 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểmTổng cộng

Không đau 20 điểm

Đau nhẹ, thỉnh thoảng: 15 điểm

Đau trung bình, chịu được: 10 điểm

Đau nhiều, chịu được : 5 điểm

Trang 36

Đau nhiều, không chịu được: 0 điểm

- Chức năng:

Trở về công việc hàng ngày: 20 điểm

Hạn chế làm việc: 15 điểm

Làm được nhưng thất nghiệp:10 điểm

Không làm được phải thất nhiệp: 5 điểm

Xương quay gập góc:30, ngắn 2mm: 15 điểm

Xương quay gập góc:60, ngắn 4mm: 10 điểm

Xương quay gập góc:90, ngắn 6mm: 5 điểm

Trang 37

Xương quay gập góc:>100, ngắn 10mm: 0 điểm

2.5 TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA BỆNH NHÂN QUA PHIẾU THĂM DÒ:

Để thêm tính khách quan trong quá trình tính bảng điểm cho bệnh nhânchúng tôi có tiến hành phỏng vấn bệnh nhân qua phiếu thăm dò và kết hợp vớibảng điểm để cho ra kết quả cuối cùng

- Biên độ sấp ngửa cổ tay

Trang 38

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhận xét: Trong số 90 bệnh nhân được chẩn đoán là gãy Galeazzi thì

có 44,4% số bệnh nhân trong địa bàn Hà Nội đến điều trị và có đến 55,6% sốbệnh nhân từ các tỉnh khác đến điều trị

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi

Bệnh nhân lứa tuổi cao thứ hai là 31 - 40 tuổi chiếm 21,1%

Bệnh nhân lứa tuổi cao thứ ba là 41 - 50 tuổi chiếm 14,4%

Trang 39

Như vậy lứa tuổi đang trong độ tuổi lao động từ 20 - 50 chiếm tỷ lệnhiều nhất là 75,5%.

Tuổi trung bình là: 34,2 ±13,1

Tỷ lệ bệnh nhân nam là 68,9% nhiều hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ là 31,1%

và giữa các nhóm tuổi và tỷ lệ nam nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

Trang 40

Tai nạn xe máy- xe máy 21 23,3

Ngày đăng: 03/11/2019, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Muller, ME (1991), "fracture dislocation of the forearm bones", Manual of internal fixation Springer - Verlag 3rdEdit 1991, pp. 474 - 475 Sách, tạp chí
Tiêu đề: fracture dislocation of the forearm bones
Tác giả: Muller, ME
Năm: 1991
13. Reckling, F. W. (1982), "Unstable fracture-dislocations of the forearm (Monteggia and Galeazzi lesions)", J Bone Joint Surg Am. 64(6), pp.857-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unstable fracture-dislocations of the forearm(Monteggia and Galeazzi lesions)
Tác giả: Reckling, F. W
Năm: 1982
14. Strehle, J. and Gerber, C. (1993), "Distal radioulnar joint function after Galeazzi fracture-dislocations treated by open reduction and internal plate fixation", Clin Orthop Relat Res(293), pp. 240-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Distal radioulnar joint function afterGaleazzi fracture-dislocations treated by open reduction and internalplate fixation
Tác giả: Strehle, J. and Gerber, C
Năm: 1993
15. Mcrae, R (1998), "Practical fracture treament", 3rd Edit chirchill livingstore CO 1998, pp. 156 - 164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Practical fracture treament
Tác giả: Mcrae, R
Năm: 1998
16. Đỗ Xuân Hợp (1964), Giải phẫu thực dụng ngoại khoa chi trên, chi dướ, Nhà xuất bản y học và thể dục thể thao, 18 -27, 88 - 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu thực dụng ngoại khoa chi trên, chidướ
Tác giả: Đỗ Xuân Hợp
Nhà XB: Nhà xuất bản y học và thể dục thể thao
Năm: 1964
17. Trịnh Văn Minh (1999), Giải phẫu người, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 89 - 95, 110 - 120, 136 - 139, 197 - 215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu người
Tác giả: Trịnh Văn Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1999
18. Phạm Đăng Diệu (2010), Giải phẫu chi trên - chi dưới, Nhà xuất bản y học, TP.HCM, 32 - 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu chi trên - chi dưới
Tác giả: Phạm Đăng Diệu
Nhà XB: Nhà xuất bản yhọc
Năm: 2010
19. Nguyễn Quang Quyền (1997), " Chi trên, in Bài giảng giải phẫu học, NXB Y Học. ", pp. 24-103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi trên, in Bài giảng giải phẫu học,NXB Y Học
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: NXB Y Học. "
Năm: 1997
22. Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Xuân Thuỳ (2000), "Gãy đầu dưới xương quay", Giáo trình ngoại đại cương phần CTCH., Hà Nội, pp. 56 - 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gãy đầu dưới xươngquay
Tác giả: Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Xuân Thuỳ
Năm: 2000
23. HattomaN, RafaiM, Zahar A, Largab A, Trafeh M (23 -2002), "Lesions of the distal radio - ulnar joint associated with isolated fracture of the radial shaft", Acta Orthop Belg (Dec: 68(5)), pp. 476 - 480 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lesionsof the distal radio - ulnar joint associated with isolated fracture of theradial shaft
25. Meschan I, Klein A (1985), "Fractures and dislocationsofthe extremities", In Roentgen Signs in Diagnostic Imiginh. Vol 2.Appendicular Skeleton, pp. 55 -84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fractures and dislocationsoftheextremities
Tác giả: Meschan I, Klein A
Năm: 1985
26. Moore, T.M (1985), "Results of compression plating of closed Galeazzi fractures", j. B. J. S September 1985 - 67A, pp. 1015 - 1021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Results of compression plating of closed Galeazzifractures
Tác giả: Moore, T.M
Năm: 1985
27. Bruckner, J. D., Lichtman, D. M., and Alexander, A. H. (1992),"Complex dislocations of the distal radioulnar joint. Recognition and management", Clin Orthop Relat Res(275), pp. 90-103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Complex dislocations of the distal radioulnar joint. Recognition andmanagement
Tác giả: Bruckner, J. D., Lichtman, D. M., and Alexander, A. H
Năm: 1992
28. Mohan, K., et al. (1988), "Internal fixation in 50 cases of Galeazzi fracture", Acta Orthop Scand. 59(3), pp. 318-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internal fixation in 50 cases of Galeazzifracture
Tác giả: Mohan, K., et al
Năm: 1988
30. Hostetle MA, Davis CO (2000), "Galeazzi fracture resulting from electrical shock", Pediatr Emerg Care. 16(4), pp. 258 -259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Galeazzi fracture resulting fromelectrical shock
Tác giả: Hostetle MA, Davis CO
Năm: 2000
32. Alijo a matejaie: Mihovil Ivica: Mladen Tomljenovie: Ivan Kloro (2000), "Foream shaft fracture: results of ten year follow-up", Acta clin Croat, pp. 147 - 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foream shaft fracture: results of ten year follow-up
Tác giả: Alijo a matejaie: Mihovil Ivica: Mladen Tomljenovie: Ivan Kloro
Năm: 2000
33. Boehler J (1936), "Treatment of fractures", Bristol wright, p. 421 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Treatment of fractures
Tác giả: Boehler J
Năm: 1936
34. Wilkins (1996), "Fractures of the distal radius and ulna fractures in children", J.B. Lippincott Co 1996 - 3, pp. 507 - 515 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fractures of the distal radius and ulna fractures inchildren
Tác giả: Wilkins
Năm: 1996
35. Nguyễn Quang Long (1987), Chi trên, chi dưới - Kỹ thuật điều trị gãy xương, NXB Y học tập 4, 253 -255 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi trên, chi dưới - Kỹ thuật điều trị gãyxương
Tác giả: Nguyễn Quang Long
Nhà XB: NXB Y học tập 4
Năm: 1987
37. Anderson, LD (1975), "Compression plate fixation in Acute diaphyseal fracture of the radius and ulna", J.B.J.S. 57A, pp. 287 - 296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compression plate fixation in Acute diaphysealfracture of the radius and ulna
Tác giả: Anderson, LD
Năm: 1975

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w