Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mangnhiều ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khoẻ, ứng xửhợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm vi
Trang 1KINH NGHIỆM NHỎ:
HƯỚNG DẪN VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC - MỘT HOẠT ĐỘNG GÓP PHẦN: " XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Dù khó khăn đến đâu cũngphải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt", trong từng giai đoạn ngành giáo dục đãphát động nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động rất thiết thực và hiệu
quả Cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" phát động từ năm 2006 Cuộc vận động " Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" phát động từ năm 2007 và
năm 2008 trong các nhà trường phổ thông thực hiện chỉ thị số 40/ 2008/ CT BGD&ĐT ngày 22/ 7/ 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động
-phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " giai
đoạn 2008-2013
Trong 3 năm qua phong trào đã được hưởng ứng mạnh mẽ và được sựđồng thuận của cán bộ, giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh các ban ngànhđịa phương từ Trung ương đến cơ sở, phong trào đã tạo nên được diện mạomới trong các nhà trường Đây là phong trào thi đua lâu dài - với nội dungphong phú và thiết thực đựợc thực hiện trên diện rộng với mục tiêu là: huyđộng sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nângcao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiệnhiệu quả phát huy tính chủ động tích cực sự sáng tạo của học sinh trong họctập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hình thành kĩ năng sống, để đápứng nhu cầu giáo dục hiện nay
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực được cụ thể hoá bằngviệc thực hiện 5 nội dung :
Trang 21 Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
2 Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
3 Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
4 Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
5 Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
Thực hiện nội dung xây dựng trường học thân thiện chính là sự cụ thểhoá của yêu cầu " Dạy tốt - Học tốt" Dạy và học tốt không chỉ qua sách vở màcòn qua thực hành, không chỉ biết mà còn áp dụng thực tiễn qua hoạt động vuichơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Một trong 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện đó là: tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh Hướng đến mục tiêu "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mangnhiều ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khoẻ, ứng xửhợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc theonhóm mà còn giúp học sinh khả năng ứng xử văn hoá, không sa vào những
"games" trực tuyến bạo lực, vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn học đường khác
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau,trong đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu củadân tộc Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt trong đó tích tụ
cả trí tuệ và tinh thần của bao thế hệ người Việt xưa Đối với trẻ em trò chơimang lại nhiều điều thú vị và bổ ích, nó là chất xúc tác, vun đắp tình bạn ngâythơ, trong sáng giữa các em, nó làm cho thế giới xung quanh của các em đẹp
và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốtcuộc đời làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em
Đúng như PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam cho rằng: "Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ em mà nó còn chứa
Trang 3đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hoá mạnh mẽ Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là việc làm cần thiết".
Thiết nghĩ đã đến lúc nhà trường cần phải có kế hoạch và tổ chức chocác em chơi những trò chơi bổ ích, xây dựng nếp sống lành mạnh và bảo tồnbản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế được nạn bạo lực học đường, tạo cho gia đìnhniềm tin tuyệt đối vào nhà trường khi họ gửi gắm con em cho thầy cô Xuấtphát từ những thực tiễn trên, tôi đã chọn, nghiên cứu và thực hiện đề tài
"Hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học - một hoạt động góp phần: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực "
Trang 4còn đối với các em bản thân phải lo vào việc học hành với thời lượng đa số là 2buổi/ ngày nên thời gian các em được thư giãn vui chơi rất ít, và nếu có chơithì cũng chưa có sự hứng thú, tự nguyện và hiệu quả Trong khi đó nền côngnghệ thông tin phát triển- trò chơi điện tử xuất hiện, phim hành động bạo lựccuốn hút các em, các trò chơi này đa số mang tính chất "nghiện", và xa lạ vớibản chất nhân văn nhân hậu của người Việt Nam, chính điều này đã làm ảnhhưởng đến việc hình thành nhân cách của một số học sinh trong quá trình họctập và rèn luyện
Sẽ là rất thiếu nếu ta chỉ nghĩ đến việc chăm lo cho trẻ việc học hành, ănmặc mà không nghĩ đến tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ và thông qua đó còn
giáo dục các em hiểu và biết về cội nguồn, đó là : tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian-nét văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam.
- Phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi
- Đa số trò chơi gắn liền với đồng dao, vè, câu hát vần điệu
- Chơi ở nhiều địa điểm khác nhau
3 MỘT SỐ TÀI LIỆU CÓ THỂ THAM KHẢO VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN
- "Trò chơi dân gian trẻ em" của Trần Hoà Bình và Bùi Lương Việt, NXB GD
- "Mẹ hát ru " của Nguyễn Hữu Thu- NXB phụ nữ, Hà Nội, 1997
Trang 5- "Trò chơi dân gian" của Xuân Huệ - NXB Văn Hoá
- "Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam"-Trần Ngọc Thêm NXB TP Hồ Chí Minh
- "Lời đồng giao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em - " tạp chí GD số 3, 1992
- "Lễ hội đặc sắc Việt Nam"- Minh Anh, Hải Yến, Mai Kỳ, NXB Hồng Đức
II CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Biện pháp 1: Phối hợp với tổng phụ trách Đội lập kế hoạch - tổ chức thực hiện
a- Phối hợp và chỉ đạo hiệu quả kế hoạch hoạt động.
Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên là các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường, cùng nhà trường hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục.Ngay từ đầu năm học quản lý phối hợp và chỉ đạo Tổng phụ trách Đội xâydựng kế hoạch năm học các hoạt động Đội, Sao nhi đồng lập kế hoạch cụ thểtheo các chủ điểm, các ngày lễ lớn để hoạt động, trong đó tổ chức trò chơi dângian cho học sinh là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và hiệu quả Đây
là 1 nội dung quan trọng được đưa vào kế hoạch và biện pháp thực hiện trongsuốt quá trình hoạt động NGLL, có kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm tronghàng tuần hàng tháng, hàng kì
- Người tham gia hướng dẫn, phối hợp thực hiện hoạt động này là:
+ Tổng phụ trách Đội
+ Ban nền nếp, Đội cờ đỏ
+ Giáo viên chủ nhiệm
+ Các anh chị phụ trách sao, các Chi đội trưởng
- Thực hiện:
+ Trước giờ vào học, giờ ra chơi
+ Sinh hoạt tập thể
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp
b- Kế hoạch hoạt động trong tuần
Hàng tuần tổng phụ trách lên kế hoạch trên bảng tin của Đội để các Chi
đội các Sao thực hiện
Trang 6truyền dân tộc, lễ hội
trò chơi dân gian
Múa hát sân trường,chơi trò chơi dân gian
3 Đọc báo
Đội
Tìm hiểu trò chơi dân gian
Thể dụcgiữa giờ,chơi tròchơi dân gian
4 Tập hát Ôn tập
kiến thức
Chơi các tròchơi dân gian
5 Ôn tập kiến thức
Tậpbài đồngdao ,
bài vè về trò chơi dân gian
Múa hát sân trường
6 Đọc báo
Đội
Kể chuyện đạo đức
Thể dục giữa giờ, chơi trò chơi dân gian 7
c- Theo dõi nhận xét đánh giá:
Trang 7- Tổ chức giao ban cuối tuần Tổng phụ trách Đội với đội cờ đỏ ( qua cácđánh giá được lưu lại chi tiết hoạt động từng buổi trong tuần ở sổ theo dõi củaLiên đội, sổ chi đội, sổ sinh hoạt sao)
- Tổng Phụ trách giao ban cùng BGH ( cuối tuần)
- Tổ chức giao ban Hội đồng nhà trường vào chiều thứ 6
- Đánh giá nhận xét vào sáng thứ 2 hàng tuần( buổi chào cờ)
-Tổ chức chương trình "phát thanh măng non" vào buổi sáng thứ 2,4,6
Như vậy: Tổ chức trò chơi dân gian là việc làm thường xuyên, được kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, có kế hoạch và kiểm trađánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tuần Đây là hoạt động góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện và đã tạo được phong trào thi đua sôi nổi
2 Biện pháp 2: Phân loại trò chơi
Việc tổ chức SHCM theo định kì 2tuần/ lần là việc làm thường xuyêncủa các tổ khối, giáo viên được trao đổi về phương pháp, hình thức dạy họcnhững vấn đề về chuyên môn ngoài ra ở phần công tác khác các giáo viên đềulập kế hoạch cá nhân về tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian cho các em, song
để tổ chức hiệu quả chúng ta cần hiểu được tính chất để phân loại trò chơi
Xét về chức năng giáo dục trò chơi chia làm 4 nhóm:
2.1 Loại trò chơi vận động ( thể lực) Trò chơi này giúp tăng cường sức khoẻ,
tăng cường thể lực tạo sức mạnh sức bền, sự dẻo dai cho các em
Như: Trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi lộn cầu vồng, chơi cướp cờ, kéo co…
2.2 Loại trò chơi học tập ( trí tuệ): Trò chơi này giúp phát triển trí tuệ, dạy
cho các em biết quan sát tính toán, ước lượng, phản xạ nhanh nhạy
Như:Trò chơi ô ăn quan, trò chơi oẳn tù tì, trò chơi trốn tìm,chơi chuyền
2.3 Loại trò chơi sáng tạo ( thẩm mĩ)
Trò chơi này giúp trẻ khéo léo phát huy sáng kiến, khả năng sáng tạo,năng khiếu thẩm mĩ, tính kiên trì
Như: Nặn trâu bằng đất sét, trò chơi pháo đất, làm chong chóng bằng lá
2.4 Loại trò chơi mô phỏng:
Trang 8Trò chơi này giúp trẻ làm đúng, đẹp, nhanh, bền bỉ, học được cách ứng
xử, giao tiếp của người lớn và biết hoá thân vào nhân vật
Như: Trò chơi nấu ăn, trò chơi mua bán, đi chợ, làm nhà…
Như vậy: Nhiệm vụ của các thầy cô không chỉ sưu tầm và tổ chức cho học
sinh chơi các trò chơi mà vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải lựa chọn tổ chứctrò chơi như thế nào để trò chơi vừa phù hợp với lứa tuổi tâm sinh lý và thể lựccủa học sinh vừa phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện của nhà trường điềunày phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật của mỗi giáo viên phụ trách
3 Biện pháp 3: Các bước cơ bản để thực hiện trò chơi có hiệu quả.
a Bước1: Chuẩn bị sân bãi ( tuỳ ND trò chơi để chuẩn bị và chọn sân bãi)
b Bước 2: Chọn trò chơi - chuẩn bị số lượng người tham gia
c Bước 3: - Chuẩn bị phương tiện: Phương tiện là những bài đồng dao, bài
vè, bài đáo, những câu hát vần điệu, băng đĩa
- Chuẩn bị công cụ chơi: Tuỳ theo trò chơi mà chuẩn bị công cụ,
đồ dùng vật liệu phục vụ trò chơi
Ví dụ : - Trò chơi "ô ăn quan": chuẩn bị sỏi, đá nhỏ hoặc vật nhỏ thay quan
- Trò chơi "Bịt mắt bắt dê": khăn bịt mắt, còi
- Trò chơi "Đá cầu" : quả cầu làm bằng lông gà, bằng giấy, giẻ, rơm
d Bước 4: Thực hành chơi:
- Tổ chức sắp xếp đội hình
- Giới thiệu và giải thích cách chơi
- Điều khiển cuộc chơi ( chủ trò)
- Học sinh chơi thử ( nếu cần thiết) và chơi chính thức
Lưu ý : - Kĩ thuật chơi: chơi đúng kĩ thuật theo từng tính chất trò chơi.
- Luật chơi : được công bố trước khi chơi cho mọi người tham gia được
biết.-Từ ngữ dùng trong trò chơi: những bài đồng dao, vè, đáo, thơ vần điệu phảiphù hợp với từng trò chơi, tránh hát xuyên tạc hoặc thay đổi từ ngữ làm mất đitính nghệ thuật truyền thống độc đáo sắc thái riêng của trò chơi
- Cần đảm bảo an toàn khi chơi và chú ý đến thể lực của học sinh
Trang 9đ Bước 5: Đánh giá kết quả và hướng dẫn khuyến khích tự chơi ở trường, nhà
4 Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh tham gia chơi
Mỗi giáo viên là một anh chị phụ trách, cùng với các sao trưởng, phụ trách sao
được chọn từ học sinh ở các lớp 4,5 để hướng dẫn tổ chức cho các em chơi.Những người phụ trách vừa là người hướng dẫn vừa là người bạn cùng chơi đểtạo ra môi trường thân thiện giúp các em có hứng thú và tự nguyện chơi
*Một số ví dụ trò chơi mà các em đã từng chơi và yêu thích.
4.1 Trò chơi " lộn cầu vồng"
Cách chơi: Trò chơi này rất đơn giản; cứ 2 em thành một đôi Từng đôi
một cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau vung tay sang hai bên theo nhịpbài hát đồng dao ( mỗi tiếng vung tay sang một bên)
Lời bài hát: "Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy
Có chị mười ba.Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng"
Đọc đến câu cuối cùng( khi đó vẫn nắm tay nhau) thì cả hai cùng giơ lênđầu rồi cùng chui qua tay vẫn nắm vào nhau, xoay nửa vòng( nếu vòng nhỏquá thì buông tay ra) Sau đó, tiếp tục hát, vừa hát vừa vung tay như lần trước.Đến câu cuối cùng lại xoay người, quay mặt vào nhau lộn lại tư thế ban đầu
* Trò chơi này rất đáng yêu, rèn cho các em tính dẻo dai mềm mại nhẹnhàng.Trò này vui lại không tốn nhiều sức lực, chỉ cần người chơi thuộc bàihát và phối hợp nhịp nhàng, trò chơi dễ tổ chức vì số lượng người chơi ít, nênđược nhiều nhóm chơi
Lưu ý : Vì trò chơi gồm hai người nên chú ý từng đôi cho phù hợp về độ
cao tương xứng để các em giơ tay chui qua và dễ xoay người
4.2 Trò chơi " Chi chi chành chành"
Cách chơi : Một nhóm học sinh từ 3-4 em quây tròn lại (đứng, hoặc ngồi).
Một em làm " cái", xoè bàn tay ngửa lên trên Những em khác dùng ngón tay
trỏ dí vào bàn tay bạn vưà đánh nhịp đều đặn vừa hát đồng dao :" Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chế trương Ba bương bú tí Con dế
đi tìm Con chim làm tổ Miếng mỡ mèo tha Ù ù à ù ập Đóng sập cửa vào"
Trang 10Câu cuối cùng phải hát chậm lại Tới từ cuối cùng em xoè bàn tay phảitìm cách nắm nhanh tay để tóm gọn được các ngón tay trỏ của các bạn khi bàiđồng dao vừa chấm dứt Trong khi đó các bạn phải phản ứng thật nhanh saocho rút kịp ngón tay ra trước khi bị bạn cầm "cái" nắm lại và tóm được Nếu bịtóm lại coi như là thua Nếu nhiều người bị tóm thì phải oẳn tù tì để xem ai
thua Người nào thua thì phải xoè làm" cái" và trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
* Đây là trò chơi rất vui, thường dành cho học sinh nhỏ - lớp 1, lớp 2,chơi trong nhà hoặc ngoài trời Cách chơi này đơn giản nhưng cũng không kémphần hào hứng, bởi vừa chơi vừa hát đồng dao vần điệu, nhí nhảnh Trò chơiluyện cho các em sự phản ứng nhanh tay nhanh mắt, khéo léo và tạo nên sựphấn khích vui vẻ
4.3 Trò "chơi chuyền": Trò chơi có số người chơi 2-5 người, đồ chơi gồm
10 que nhỏ và 1 quả tròn nặng( quả cà, quả bóng nhỏ, quả ổi xanh, quả tennis)Cách chơi: Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que Lặp lạicho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt Chơi từ bàn 1( lấy một que một lầntung) bàn 2 (lấy hai que một lần tung) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa
hát những câu phù hợp với từng bàn."Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị Ba lá đa, ba lá đề" vv Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và hát :" Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột "
Khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được
thua theo ván.Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt đượcbóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt,lượt chơi sẽ chuyển sang người ở bên
* Trò chơi này dành cho con gái rèn cho các em nhanh tay nhanh mắt,
sự khéo léo mềm mại và kiên trì trong khi chơi
Lưu ý: GV khuyến khích các em chơi những trò chơi có sử dụng đến
những bài vè, đồng dao vì những trò chơi này mang nhiều sắc thái truyềnthống, bằng các tiết tấu âm điệu tập cho các em thói quen về đồng diễn, đồng
Trang 11xướng theo một nhịp điệu mang nghệ thuật tổng hợp và kỉ luật cao.Chắc chắnnhững câu hát, tình cảm sẽ góp phần giáo dục đức, trí, thể mĩ cho trẻ không ít
Như vậy: Trong kho tàng trò chơi dân gian còn rất nhiều trò chơi khác dễ
nhớ, dễ chơi có thể chơi ở trường ở gia đình, thôn xóm và phù hợp với lứa tuổi
mà các em yêu thích, vì thế mỗi giáo viên cần trang bị cho mình một số tài liệu
về trò chơi dân gian để hướng dẫn các em chơi hoặc thông qua tài liệu thamkhảo để có "vốn" hiểu biết nhất định về nét văn hoá dân tộc phi vật thể này
5 Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi dân gian thông qua các môn học
Nếu như tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh mà chỉ nghĩ đơn thuần làchỉ hướng dẫn các em chơi ở những giờ ra chơi, ngoài giờ học thì thật là phiếndiện Người quản lý cần hướng dẫn cho giáo viên thông qua các môn học biếttìm chọn, tham khảo và thống kê tất cả những bài học ở các khối lớp, nhữngnội dung kiến thức có liên quan đến trò chơi hoặc mang sắc thái của trò chơi đểlồng ghép, khai thác vào trong tiết dạy, từ đó trang bị cho các em hiểu biếtthêm về trò chơi , về truyền thống- phong tục của người dân đất Việt
Bảng thống kê bài dạy có nội dung liên quan đến lễ hội-trò chơi dân gian
Bài 36: ay- ây
Bài2:
Vẽ tranhtheo ý thích
Bài12,34:
Vẽ tự do
Bài10:
Em và cácbạn
K/C: "Giờ
ra chơi"
Trang 12Bài 80 :
Ươc-Rướcđèn ông sao
em giờ rachơi
………
Bài 6:
K/C:Trong giờ
Bài26:
Không chơicác trò chơinguy hiểm
…………
Bài20: Vẽ
tranh: Ngàytết và lễ hội
………
Bài6: Tích
cực thamgia việctrườngviệc lớp(kể 1
HĐ vuichơi)
Tuần15 TĐ:
Địa lí Bài 6: Một số
dân tộc ởTây
Bài 20 : Vẽ
tranh: Ngàyhội quê em
Bài 34: Đề
Trang 13TĐ: Kéo co
Tuần 16 : TLV: Luyện
tập giới thiệuđịa phương
Bài18 :
Người dân
ở đồngbằng Nambộ
………
tài tự do
Bài 35: Đề
tài: Vuichơi trongmùa hè
bố dân cư
………
Bài 19 : Vẽ
tranh: Ngàytết lễ hội vàmùa xuân
Bài 29: Vẽ,
xé dán: Đềtài ngày hội
Bài 11:
Em yêu tổquốc ViệtNam
…….……
Ngoài những môn học, phân môn đã được liệt kê ở trên còn có rất nhiềucác môn học khác, hoặc một số bài, một số môn chưa thống kê hết, ở các khốilớp mà tên bài chưa thể hiện rõ nét về nội dung trò chơi dân gian( nó có thểlồng ghép ở phần giới thiệu bài, củng cố bài hay liên hệ bài học ) Vì thế
Trang 14trong quá trình dạy giáo viên có thể tổng hợp tiếp những bài học có liên quanđến nội dung này,( được minh hoạ phần dấu chấm( ) trong bảng thống kê)
5.1 Tổ chức trò chơi dân gian thông qua môn Thể dục.
Trong nội dung chương trình môn thể dục từ lớp 1-5 việc học và ôn trò chơi là không thể thiếu được, mục tiêu này thường thể hiện ở "phần cơ bản của tiếthọc là "trò chơi vận động", vì thế GV cần tổng hợp để thực hiện cho hiệu quả
a Tổng hợp số lượng trò chơi ở các khối lớp:
thực hiện nhiều tiết trong các khối lớp - như đã thống kê BP4a)
* Mục tiêu:- Ôn 6 động tác thể dục phát triển chung và thực hiện chính xác
- Học động tác nhảy.Yêu cầu biết cách thực hiện tương đối đúng
- Học trò chơi " Bịt mắt bắt dê".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi
Ví dụ: Phần cơ bản: - Học trò chơi " Bịt mắt bắt dê" : 8- 10 phút
* PPGD: - Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi
- Giúp HS biết đây là trò chơi dân gian dễ chơi và gần gũi với các em
- Cho các em học học thuộc lời hát vần điệu trước khi chơi trò chơi
- Cho các em chơi thử, chơi chính thức, hướng dẫn các em tự tổ chứcchơi và luyện tập Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý an toàn khi chơi
* Chuẩn bị : - Tập hợp HS sân bãi bằng phẳng thoáng mát Các em nắm taynhau thành vòng tròn rộng mặt quay vào phía trong, cách nhau khoảng 0,4m
- Chọn 2 HS tương đối lanh lợi hoạt bát tham gia chơi lượt đầu( đối vớilớp 1,2,các lớp trên thì tự HS xung phong ), đóng vai dê bị lạc và người đi tìm.Dùng khăn bịt mắt 2 em này và cho đứng cách nhau 1,5-2m