1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

102 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 339,39 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế tại bất kỳ thời điểm nào, hoặc ở quốc gia nào. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Là một trong những mắt xích quan trọng của bất kỳ một nền kinh tế nào, trung gian tài chính, môt thành phần kinh tế không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Với hoạt động kinh doanh đặc thù khác với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, đi kèm đó là các rủi ro đến từ nhiều phía (chủ quan và khách quan), có thể gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Năm 2017 đánh dấu là năm thành công của nền kinh tế Việt Nam. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra: Tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%; thu nhập bình quân ðầu ngýời tãng 170 Ðô la Hoa Kỳ so với nãm trýớc; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong vòng 10 năm; kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt mức kỷ lục khi xuất siêu 2,67 tỷ Đô la Hoa Kỳ. Đặc biệt, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng khởi sắc với những kết quả quan trọng: Kiểm soát lạm phát thành công; lãi suất giảm trong khi dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng mạnh; dự trữ ngoại hối cao, góp phần giúp ngân hàng nhà nước (NHNN) điều hành tỷ giá linh hoạt, tạo nền tảng tăng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, giúp khai thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó. Với vị thế then chốt, vai trò chủ lực và trách nhiệm tiên phong, VietinBank không chỉ giữ vững vị thế ngân hàng hàng đầu Việt Nam, mà còn phát triển mạnh mẽ, là trụ cột vững chắc để duy trì nền tảng ổn định hoạt động tài chính ngân hàng, trực tiếp tham gia tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô, hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì tình hình tài chính của Vietinbank vẫn bộc lộ những điểm yếu, những hạn chế được phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) của NHTM thông qua các BCTC và một số tài liệu khác có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với các cổ đông của ngân hàng mà còn đối với nhiều đối tượng khác như Ban Lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác. Mỗi đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của ngân hàng trên các khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy, việc định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua các bản BCTC mang tính cấp thiết vô cùng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp các thành phần khác trong nền kinh tế cùng phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua BCTC, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” cho luận văn của mình. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Trong những năm gần đây, phân tích BCTC của các NHTM ngày càng được quan tâm, chú ý đến nhiều hơn và dần trở thành một nhu cầu cấp thiết để những đối tượng quan tâm đánh giá được tình hình tài chính của NHTM thông qua các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài về nội dung này. Có thể kể ra một số đề tài như sau: “Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh Tế Quốc dân, 2013 của tác giả Trần Thanh Phương và “Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Hưng Yên”, luận văn Thạc sỹ – Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2016 của tác giả Lã Thị Hà Châu: Hai luận văn trên đã nêu ra những vấn đề tổng quan về lý luận phân tích BCTC, tiến hành phân tích và đề xuất những giải pháp cụ thể giúp hoàn thiện công tác phân tích BCTC của các NHTM tại Việt Nam. Tuy vậy, đề tài vẫn bị giới hạn bởi những hạn chế mới chỉ dừng lại ở cách nhìn của các nhà lãnh đạo. Tức là quá trình phân tích BCTC chỉ đưa ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác phân tích BCTC đang diễn ra tại ngân hàng, nhằm xây dựng nên các chỉ tiêu chính để phân tích và hoàn thiện công tác phân tích, mà chưa hướng tới việc phân tích những thay đổi trong hoạt động của ngân hàng, tìm hiểu nguyên nhân đến từ nội tại hoặc bên ngoài và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank”, luận văn Thạc sỹ - Đại học kinh tế Quốc dân, 2011 của tác giả Nguyễn Thùy Dương; “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Nam Á”, luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh tế quốc dân, 2014 của tác giả Phùng Thị Phương và “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ - Đại học kinh tế Quốc dân, 2014 của tác giả Bùi Thị Như Quỳnh: Các luận văn trên đã làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc hoàn thiện phân tích BCTC của NHTM. Tác giả đã hệ thống hoá được nội dung trọng tâm của phân tích BCTC của NHTM. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, khi phân tích tình hình thu nhập chi phí mới đơn thuần chỉ phân tích độc lập từng chỉ tiêu mà chưa xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và mối quan hệ với quy mô nghiên cứu của toàn ngân hàng do đó chưa thực sự đánh giá được hoạt động nào mang lại kết quả tốt hay không. Kế thừa và phát huy những thành tựu mà những tác giả trước đã nghiên cứu được. Luận văn sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa các lý luận chung về BCTC và phương pháp phân tích BCTC, đồng thời sẽ cố gắng khắc phục những nhược điểm mà các đề tài trước đây chưa đề cập đến. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh của Vietinbank. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu đã đề ra, tác giả đã tập trung trả lời cho các câu hỏi sau: Phân tích BCTC của NHTM tại Việt Nam được tiến hành bằng phương pháp và nội dung nào? Thực trạng phân tích BCTC tại Vietinbank như thế nào? Các kiến nghị và giải pháp phù hợp nào được sử dụng để cải thiện năng lực tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank? 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chỉ tiêu trình bày trên BCTC của Vietinbank. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống BCTC (thông qua các báo cáo thường niên) đã được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2017. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết: Các chỉ số tài chính được dùng để tính toán và phân tích cấu trúc tài chính, các chỉ số về khả năng thanh toán, các chỉ số về khả năng sinh lợi, các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động. Phương pháp tiếp cận: Luận văn sử dụng phương pháp định tính bằng việc thu thập các thông tin từ BCTC qua các năm 2015, 2016, 2017 từ đó tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính thông qua việc sử dụng mô hình Dupont. Từ đó đưa ra những nhận định, so sánh, đánh giá làm bật ra được những ưu điểm, những hạn chế tồn tại về tình hình tài chính và thực trạng hoạt động kinh doanh tại Vietinbank. Phương pháp thu thập dữ liệu: •Thông qua các giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu học tập, slide, bài giảng thu thập: Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích BCTC của NHTM như khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phân tích, ý nghĩa và phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích. •Thông tin về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được lấy từ website chính thức (www.vietinbank.vn) bao gồm các báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017, lịch sử hình thành, hệ thống tổ chức, hoạt động kinh doanh … •Nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan để kế thừa và phát huy những kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được. Từ đó hoàn thiện những thiếu sót, giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn. 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính từ đó là nền tảng áp dụng cho việc phân tích BCTC của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn còn giúp những người quan tâm có được cách nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đóng góp thêm ý kiến cho việc ra quyết định. Xa hơn, luận văn sẽ có các giá trị thực tiễn áp dụng với các NHTM khác tại Việt Nam. 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài các phần phụ lục đi kèm như danh mục bảng, hình, mục lục đề tài thì nội dung luận văn được chia thành bốn chương chính với nội dung như sau : Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** NGUYỄN CHÍ TÂM PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TỐN Hà Nội, Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** NGUYỄN CHÍ TÂM PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TỐN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM XUÂN KIÊN Hà Nội, Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn cơng trình nghiên cứu riêng tơi, chưa cơng bố nơi Mọi số liệu sử dụng luận văn thông tin xác thực Tôi xin chịu trách nhiệm lời cam đoan Hà Nội, năm 2018 Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Xuân Kiên - giảng viên hướng dẫn tác giả trình thực luận văn - hướng dẫn, bảo nhiệt tình định hướng khoa học suốt trình thực luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn bè người thân động viên, chia sẻ khích lệ tác giả suốt q trình thực luận văn Trân trọng! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG - HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN i CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết đề tài 1.2 Tởng quan cơng trình nghiên cứu có liên quan 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1.5 Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu 1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm, ý nghĩa phân tích báo cáo tài 2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài 2.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài 2.2 Cơ sở liệu để phân tích báo cáo tài 2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài 16 2.3.1 Phương pháp so sánh 16 2.3.2 Phương pháp loại trư 17 2.3.3 Phương pháp đồ thị 18 2.3.4 Mơ hình Dupont 18 2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài ngân hàng thương mại 19 2.4.1 Phân tích cấu tài sản nguồn vốn 19 2.4.2 Phân tích khả tốn 25 2.4.3 Phân tích khả sinh lợi 28 2.4.4 Phân tích hiệu hoạt động kinh doanh 29 2.4.5 Phân tích số tài đặc thù NHTM 35 Kết luận Chương 37 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM 38 3.1 Tổng quan Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 38 3.1.1 Lịch sử hình thành phát triển 38 3.1.2 Đặc điểm tổ chức máy quản lý 39 3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 42 3.2 Tở chức phân tích 43 3.3 Phân tích cấu tài sản nguồn vốn 44 3.3.1 Phân tích cấu tài sản 45 3.3.2 Phân tích cấu ng̀n vốn 48 3.3.3 Phân tích mối quan hệ tài sản ng̀n vốn 51 3.4 Phân tích khả toán 53 3.4.1 Phân tích khả toán 53 3.4.2 Phân tích tình hình tín dụng 54 3.5 Phân tích khả sinh lợi 57 3.6 Phân tích hiệu hoạt động kinh doanh 59 3.6.1 Phân tích kết cấu thu nhập 59 3.6.2 Phân tích kết cấu chi phí 63 3.7 Phân tích số tài đặc thù NHTM 64 Kết luận Chương 65 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 66 4.1 Thảo luận kết nghiên cứu phân tích thực trạng BCTC Vietinbank 66 4.1.1 Những điểm mạnh tình hình tài hiệu kinh doanh Vietinbank 66 4.1.2 Những điểm yếu tình hình tài hiệu kinh doanh Vietinbank 68 4.2 Thiết lập mục tiêu, định hướng phát triển Vietinbank năm tới 68 4.3 Các giải pháp nâng cao lực tài chính, hiệu kinh doanh cho Vietinbank 70 4.4 Điều kiện để thực giải pháp nâng cao tình hình tài Vietinbank 74 4.4.1 Đối với quan quản lý nhà nước 74 4.4.2 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 74 4.5 Đóng góp đề tài nghiên cứu 76 4.6 Hạn chế đề tài 77 Kết luận Chương 77 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt BCĐKT BCKQKD BCLCTT BCTC CAR DPRR LNST LNTT NHNN NHTM NHTW NIM NSNN Từ viết đầy đủ Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo tài Tỷ lệ an tồn vốn Dự phòng rủi ro Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương Chỉ số thu nhập lãi thuần Ngân sách nhà nước ROA Sức sinh lợi tài sản (Return On Assets) ROE Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu (Return On Equity) TSCĐ TSDH TSNH Tài sản cố định Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Công ty TNHH MTV quản lý tài sản tở chức tín VAMC VCSH Vietinbank dụng Việt Nam Vốn chủ sở hữu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG - HÌNH BẢNG: Bảng 2.1 : Tỷ lệ trích lập DPRR theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN .33 Bảng 3.1: Danh sách công ty con, công ty liên kết Vietinbank .41 Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản Vietinbank .1 Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản Vietinbank .50 Bảng 3.4: Cơ cấu tiêu “tiền gửi khách hàng” 52 Bảng 3.5: Mức độ độc lập tài Vietinbank 52 Bảng 3.6: Tình hình tốn Vietinbank 54 Bảng 3.7: Tình hình hoạt động tín dụng Vietinbank 55 Bảng 3.8 : Phân loại nợ Vietinbank theo thời gian cho vay 56 Bảng 3.9: Chất lượng tín dụng Vietinbank .57 Bảng 3.10: Khả sinh lời Vietinbank 59 Bảng 3.11: Kết cấu doanh thu Vietinbank .61 Bảng 3.12: Kết cấu tiêu doanh thu Vietinbank 63 Bảng 3.13: Kết cấu tiêu chi phí Vietinbank 64 Bảng 3.13: Chỉ số tài đặc thù Vietinbank 65 HÌNH Hình 3.1: Mơ hình tở chức Vietinbank 40 Hình 3.2: Giá trị ng̀n vốn huy động tỷ lệ nguồn vốn huy động tổng nguồn vốn Vietinbank .50 Hình 3.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng Vietinbank 55 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** NGUYỄN CHÍ TÂM PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH MÃ SỐ: 8340301 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, Năm 2018 68 Tổng tài sản: Tổng tài sản có tốc độ tăng trưởng qua tưng năm, ln hồn thành kế hoạch Đại hội đờng cở đơng đặt trì vị trí hàng đầu NHTM Hoạt động huy động vốn: Qua tưng năm, VietinBank chủ động chú trọng công tác nguồn vốn, khai thác nguồn vốn thông qua nhiều kênh bán hàng, nhiều nguồn tiền nhiều đơn vị tiền với chi phí hợp lý Tởng nguồn vốn VietinBank đến thời điểm 31/12/2017 đạt triệu tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2016 đạt 102% kế hoạch ĐHĐCĐ Trong đó, nguồn tiền gửi khách hàng VietinBank tăng trưởng 15% Hoạt động tín dụng: Với vai trò NHTM lớn, chủ lực kinh tế, việc VietinBank cung ứng đầy đủ kịp thời vốn cho kinh tế có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững Dư nợ tín dụng VietinBank đến 31/12/2017 đạt 840 nghìn tỷ đờng, tăng trưởng 18% so với năm 2016 Cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng tích cực, theo định hướng điều hành tăng trưởng mạnh vào hoạt động SXKD, lĩnh vực kinh doanh được Chính phủ ưu tiên khuyến khích, dự án trọng điểm quốc gia Chất lượng tín dụng ln được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ quy định pháp luật giới hạn an toàn theo quy định NHNN bằng giải pháp quyết liệt đồng Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2017 được kiểm sốt ở mức thấp 1,14% so với dư nợ tín dụng Hoạt động đầu tư: Bên cạnh hoạt động tín dụng nguồn vốn, VietinBank chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển sản phẩm đầu tư đại, giữ vững vai trò ngân hàng tạo lập thị trường với tổng quy mô hoạt động đầu tư đạt 240 nghìn tỷ đờng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trì mức tăng trưởng tốt, đạt được kết khả quan: Doanh số kinh doanh ngoại tệ thị trường toàn hệ thống VietinBank năm 2017 tăng trưởng 17% so với năm 69 2016, tiếp tục trì vị trí ngân hàng dẫn dắt, tạo lập thị trường, góp phần tích cực vào ởn định thị trường ngoại hối Hoạt động kinh doanh các công ty con: Hoạt động Công ty chi nhánh nước tăng trưởng mạnh so với năm 2016 Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2016 4.1.2 Những điểm yếu về tình hình tài chính và hiệu kinh doanh của Vietinbank Bên cạnh ưu điểm, điểm mạnh tình hình tài chính, Vietinbank tờn số điểm yếu tình hình tài Năm 2017, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đạt tổng LNTT 9.206 tỷ đồng với mức tăng nhẹ 7,43% so với năm trước đó vượt kế hoạch năm (8.800 tỷ đồng) Dù lợi nhuận thuần tư hoạt động kinh doanh trước chi phí DPRR tín dụng tăng trưởng mạnh chi phí DPRR tín dụng Vietinbank lại có mức tăng mạnh Trong năm 2017, Vietinbank dành 8.344 tỷ đờng chi phí dự phòng, tăng 66,1% so với năm 2016 tương đương 47,5% lợi nhuận hoạt động trước trích lập Trong đó, 3.615 tỷ đờng (tăng 21,2%) dự phòng cho vay khách hàng khoảng 4.729 tỷ đồng (tăng 132%) dự phòng trái phiếu VAMC Tỷ lệ dư nợ huy động toàn hệ thống ở mức cao tăng lên (Bảng 3.6) Cùng đó, Vietinbank hạn chế phương án để cải thiện hệ số CAR tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước xuống mức thấp 65% vấn đề tồn đọng liên quan đến vụ việc Huỳnh Thị Huyền Như 4.2 Thiết lập mục tiêu, định hướng phát triển Vietinbank những năm tới Vietinbank NHTM hàng đầu Việt Nam với kết đạt được năm gần Để lực tài hiệu hoạt động được nâng cao năm tới, Ban Lãnh đạo Vietinbank cần tập 70 trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, tiếp tục chuyển dịch cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, gắn với hiệu Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ đại, tăng thu dịch vụ thu lãi, cải thiện cấu thu nhập Thực có kết đề án tái cấu giai đoạn 2016 - 2020, không ngưng chuẩn hóa toàn diện mặt hoạt động, phát triển sở hạ tầng, đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu thị trường Nâng cao lực tài bằng cách bám sát tiến độ phê duyệt phương án tăng vốn trình NHNN triển khai đồng giải pháp khác để nâng cao lực tài như: Tích cực thực cấu lại danh mục tài sản có rủi ro sở thiết lập hạn mức tài sản có rủi ro với tưng phân khúc khách hàng, ưu tiên tăng trưởng khoản tín dụng có hệ số rủi ro thấp tăng cường biện pháp bảo đảm khoản tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ danh mục tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao bất động sản, đầu tư chứng khoán , thoái vốn ngoại ngành/các khoản đầu tư hiệu không cao Triển khai mạnh mẽ giải pháp thúc đẩy kinh doanh tư đầu năm bám sát định hướng tăng trưởng theo kế hoạch kinh doanh trung hạn, gắn tăng trưởng với hiệu quả, hướng tới mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững, có chọn lọc, giữ vững vai trò NHTM Nhà nước chủ lực, trụ cột cung ứng vốn dịch vụ ngân hàng cho kinh tế Chuyển dịch cấu kinh doanh, đó tăng trưởng mạnh với khu vực kinh tế tư nhân động lực quan trọng kinh tế, đó đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng mạnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vưa nhỏ phân khúc Bán lẻ Duy trì thị phần có chọn lọc ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp cùng phát triển Tiếp tục nâng cao vị thế ngân hàng số phục vụ phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn Phát triển mạnh có trọng điểm, hiệu an toàn khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước Tập trung tăng trưởng mạnh cho khu vực sản xuất kinh doanh lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích phát triển 71 Nâng cao lực quản trị rủi ro, đặc biệt rủi ro công nghệ phát sinh Tăng cường công tác kiểm tra giám sát phạm vi tồn hệ thống, nâng cao hiệu mơ hình ba vòng kiểm sốt, tăng cường nhận thức, văn hóa tuân thủ Chủ động nhận diện sớm dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm, phòng ngưa có kế hoạch xử lý kịp thời Tăng cường giám sát giao dịch, giám sát chi nhánh sở rủi ro, phát sớm rủi ro Triển khai định giá cho vay sở rủi ro, áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro khách hàng Chủ động rà sốt chặt chẽ tồn hệ thống quy trình, quy định, sách nội bộ, không để kẽ hở có thể bị lợi dụng Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ, xử lý nghiêm khắc trường hợp vi phạm Triển khai Basel II theo đúng lộ trình NHNN yêu cầu Bám sát chủ trương định hướng đạo NHNN, vận dụng có hiệu Nghị quyết 42 chế sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trình xử lý nợ xấu, tập trung thực biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC 4.3 Các giải pháp nâng cao lực tài chính, hiệu quả kinh doanh cho Vietinbank Nghiêm túc chấp hành, triển khai thực các chính sách, chỉ đạo định hướng Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh Vietinbank:  Tiên phong thực chủ trương giảm lãi suất cho vay đặc biệt lĩnh vực sản xuất kinh doanh năm lĩnh vực ưu tiên, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng đặc biệt doanh nghiệp vưa nhỏ, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp FDI doanh nghiệp lớn trụ cột kinh tế Trên thực tế tín dụng lĩnh vực ưu tiên khuyến khích năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng 30%, cao tăng trưởng tín dụng chung tồn hệ thống, chiếm khoảng 60% tổng dư nợ Trong năm 2017, VietinBank thực ba lần giảm lãi suất, đó giảm 0,5% lãi suất cho năm lĩnh vực ưu tiên, chia sẻ nguồn lực đáng kể cho doanh nghiệp 72  Đi đầu hoạt động kết nối ngân hàng doanh nghiệp thơng qua hình thức xúc tiến kinh doanh địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc việc tiếp cận vốn vay Củng cố, nâng cao lực tài chính  Năm 2017, VietinBank điều hành tăng trưởng theo tiêu quy mơ bình qn, u cầu chi nhánh tập trung tăng trưởng nhanh mạnh tư đầu năm tăng năm thay tập trung vào cuối kỳ Thúc đẩy chuyển dịch mạnh cấu kinh doanh, đó chú trọng chuyển dịch cấu khách hàng, ngành nghề khu vực kinh tế Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh doanh phân khúc có hiệu sinh lời cao bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp vưa nhỏ Kết cấu khách hàng có chuyển dịch mạnh mẽ tư chỗ phụ thuộc 70% vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn giai đoạn trước năm 2015, đến hết năm 2017 dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm 44% tổng danh mục Cơ cấu thu nhập tiếp tục có cải thiện so với năm 2016, tỷ trọng thu nhập ngồi lãi chiếm 19% tởng thu nhập  Thực đồng giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu sử dụng vốn tự có tái cấu trúc danh mục tài sản có rủi ro, danh mục đầu tư sử dụng vốn tự có, cấu lại vốn tự có nhằm nâng cao lực tài chính, phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển bền vững Quyết liệt quản lý chất lượng tăng trưởng, kiểm soát nợ xấu  Bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh, VietinBank chú trọng tăng trưởng bền vững, có chọn lọc, gắn liền với hiệu chất lượng Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ, hạn chế ở mức thấp nợ xấu phát sinh mới, tiếp tục trì chất lượng tài sản hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát 1,2%  Xác định xử lý nợ xấu, nợ bán VAMC nhiệm vụ trọng tâm trình hoạt động kinh doanh, VietinBank triển khai đồng bộ, quyết liệt giải pháp 73 tư đầu năm, vận dụng hiệu Nghị quyết 42 công tác xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo Trong năm 2017, tổng thu xử lý rủi ro nợ bán VAMC tăng 35% so với 2016, đạt 3.800 tỷ đồng Đồng thời, năm 2017, VietinBank tất tốn gần 7.000 tỷ đờng nợ bán VAMC bằng ng̀n lực tài áp dụng đờng biện pháp thu hồi nợ  Công tác quản trị rủi ro toàn hệ thống được đẩy mạnh triển khai đờng tồn hệ thống có chuyển biến rõ rệt Phát huy hiệu mơ hình ba vòng kiểm sốt, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng, an toàn tuân thủ quy định pháp luật Nâng cao phổ biến văn hóa quản trị rủi ro, ý thức tuân thủ toàn hệ thống Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đảm bảo lộ trình triển khai Basel II phù hợp với yêu cầu NHNN Ứng dụng nền tảng công nghệ đại để phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nâng cao lực quản trị ngân hàng  Tiếp tục nâng cao suất lao động, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ gia tăng hài lòng khách hàng, cải cách thủ tục, quy trình, hờ sơ, giảm thời gian tác nghiệp, tối thiểu hóa thời gian xử lý giao dịch khách hàng, ưu tiên ng̀n lực chăm sóc khách hàng, hồn thiện chất lượng dịch vụ Việc cải cách quy trình cần đảm bảo song hành, cân đối mục tiêu tăng suất, quản trị tốt chi phí hoạt động, gia tăng hiệu mục tiêu giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, đảm bảo an toàn hoạt động Nâng cao suất lao động, quản trị chi phí hiệu quả, ứng dụng tính vượt trội hệ thống việc nâng cao hiệu kênh phân phối, phát triển sản phẩm dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh nâng cao lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro tăng suất lao động toàn hệ thống  Phát triển mạnh hoạt động dịch vụ, sản phẩm ngân hàng toán ngân hàng đầu tư, thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn, góp phần chuyển dịch nhanh, mạnh cấu thu nhập Đa dạng hóa kênh bán hàng, đổi mạnh mẽ phương 74 thức bán hàng đôi với nâng cao chất lượng bán hàng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh bán chéo theo chuỗi, bán theo rở, nhóm sản phẩm, tăng thu phí, cải thiện cấu thu nhập Phát triển sản phẩm, chế sách chuyên biệt, phù hợp với tưng lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, phân khúc khách hàng Nâng cấp kênh bán hàng đại, tăng cường hợp tác với cơng ty Fintech lĩnh vực tốn, trí tuệ nhân tạo ứng dụng cơng nghệ Chú trọng cơng tác nhân sự, đào tạo, hồn thiện mô hình hoạt động, cải tiến quy trình, nâng cao suất lao động để thúc đẩy hoạt động kinh doanh  Hồn thiện mơ hình hoạt động: xây dựng mơ hình khối nghiệp vụ thống nhất, xun suốt tư Trụ sở đến đơn vị tồn hệ thống nhằm nâng cao lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chuyên môn hóa hoạt động  kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế Cải tiến quy trình, nâng cao suất lao động: nghiên cứu triển khai Đề án nâng cao suất lao động, tinh gọn quy trình nghiệp vụ, xây dựng phương pháp định biên trụ sở đơn vị, rà soát chất lượng nhu cầu nhân  tưng đơn vị mạng lưới nhằm cấu lại nhân phù hợp Công tác nhân sự, đào tạo: tiếp tục xây dựng, hồn thiện chương trình đào tạo cấp thiết, chú trọng theo hướng đa dạng, cập nhật, đáp ứng thực tiễn công việc không chun mơn mà kỹ để đưa vào tuyển dụng, đào tạo, giữ chân nhân chất lượng cao Triển khai nhiều sách ưu đãi vượt trội cán quản lý cốt lõi, nhân tài, cán đạt thành tích cao nhiều năm cán công nhân viên nói chung để ghi nhận đóng góp người lao động, nâng cao mức độ hài lòng tính gắn kết người lao độngk 4.4 Điều kiện bản để thực các giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Vietinbank 4.4.1 Đối với các quan quản ly nhà nước 75 Tiếp tục hồn thiện mơi trường luật pháp, tạo sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Trong năm qua, với ban hành hàng loạt đạo luật quy chế lĩnh vực tạo tiền đề pháp lý thiết yếu cho việc thành lập triển khai hoạt động chủ thể theo chế thị trường Tuy nhiên, bên cạnh đó tờn khơng bất cập gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động NHTM không đầy đủ, không cụ thể, không rõ ràng số quy định hoặc quy định mang tính lý thút, tính hình thức, khơng có tính thực tế cao Điều tạo khơng khó khăn, mâu thuẫn việc áp dụng thực vào trình kinh doanh NHTM Nhanh chóng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phân tích tình hình tài NHTM mang tính hướng dẫn, có quy chuẩn phương pháp tính tốn mang tính khoa học cao đáp ứng vào được điều kiện Trên sở đó, NHTM sẽ có được thông số tài chỉnh chuẩn để đề được mục tiêu, phương hướng kinh doanh tuân thủ pháp luật Nghiên cứu, sửa đởi chế độ kế tốn hành theo hướng phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế, sức khỏe tài NHTM, đờng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế 4.4.2 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Xây dựng, tổ chức đội ngũ chuyên trách việc phân tích BCTC kèm với đội ngũ cán Ngân hàng có trình độ, lực, chun mơn thâm niên công tác nhằm đảm bảo cho công tác đánh giá xác có hiệu thực tế Bộ phận có thể trực thuộc Ban Quản trị hoặc Ban Điều hành, có thể tiến hành phân tích đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ hoạt động kinh doanh Vietinbank doanh nghiệp hoạt động cùng ngành khác (cụ thể ở NHTM) Với việc chun mơn hóa vậy, hoạt động phân tích BCTC sẽ được tiến hành hiệu quả, chất lượng hơn, tạo 76 lượng thông tin được xử lý thời gian nhanh đảm bảo được tính đúng đắn, xác thực Thực thi tốt sách tín dụng tỷ giá, lãi suất, tập trung cho vay lĩnh vực ưu tiên khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế Cơ cấu lại khách hàng giảm thiểu rủi ro Triển khai quyết liệt tái cấu gắn với xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn Nâng cao chất lượng cơng tác khách hàng, lực tài chính, tăng vốn điều lệ đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, lên phương án tăng vốn tư nguồn cổ tức có, đề xuất chế đặc thù đề nghị NHNN xem xét sớm có giải pháp tăng vốn cho VietinBank Thu gọn đầu mối kiểm soát rủi ro, chuyển dịch cấu người lao động Tiếp tục đổi hoạt động để nâng cao hiệu kinh doanh, lực cạnh tranh phát triển bền vững, phù hợp với thông lệ tốt quốc tế Đồng thời, VietinBank xây dựng lộ trình tăng vốn tự có phù hợp, bao gồm: Tăng vốn điều lệ thông qua việc sử dụng lợi nhuận làm hằng năm để tăng vốn; chia cổ tức bằng cổ phiếu; phát hành cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn; cấu lại danh mục đầu tư; cấu phù hợp vốn cấp cấp 2… Việc tăng vốn tự có đáp ứng chiến lược phát triển bền vững phục vụ có hiệu cho phát triển kinh tế, xã hội đất nước, đờng thời thực tốt lộ trình áp dụng Basel II theo kế hoạch NHNN Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động kế toán, kiểm tốn nội nhằm đảm bảo tính chuẩn xác, độ tin cậy cần thiết thông tin, liệu tài Do thơng số tài được tởng hợp, trích xuất hoạt động kế tốn, kiểm tốn nên việc hồn thiện, nâng cấp hệ thống thơng tin kế toán để đưa liệu đầu vào phục vụ cho q trình phân tích BCTC vô cùng quan trọng Đẩy mạnh việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình xử lý liệu Do lượng thông tin liệu Ngân hàng lớn, nên việc thu thập, làm sạch, tổng hợp, xử lý thường tốn thời gian Bên cạnh đó, việc sai sót liệu dù ở tỷ lệ nhỏ giá trị lại lớn đem lại kết khác Chính vậy, Vietinbank cần tích cực chủ động việc ứng dụng 77 công nghệ, đồng thời chú trọng công tác đào tạo cán công nghệ thơng tin nội Nâng cao trình độ cho cán cấp quản lý cơng tác phân tích bằng khóa đào tạo ngắn hạn dài hạn với kiến thức được cập nhật thường xuyên để tạo đội ngũ cán quản lý có lực phân tích, tở chức phân tích để phục vụ cho trình quyết định kinh doanh, quản lý, định hướng chiến lược Ngân hàng 4.5 Đóng góp đề tài nghiên cứu Trong tất ngành kinh tế nói chung ngành tài - ngân hàng nói riêng, phân tích BCTC khâu vô cùng quan trọng thiếu được hoạt động ngân hàng Trong ngân hàng nếu phân tích được đầy đủ tiêu BCTC góp phần không nhỏ việc tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh ngân hàng, bởi tiến hành phân tích sẽ được tình hình tài ngân hàng, điểm mạnh, điểm yếu hoạt động kinh doanh để nhà quản trị ngân hàng hướng đến chiến lược phù hợp hoạt động kinh doanh kỳ tiếp theo Luận văn “Phân tích báo cáo tài ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” nghiên cứu, phân tích BCTC NHTM nói chung Vietinbank nói riêng Luận văn đưa được khung lý thuyết bao gờm hầu hết tiêu phân tích BCTC ngân hàng Luận văn khái quát được thực trạng phân tích BCTC mà Vietinbank thực đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng ảnh hưởng đến việc phân tích BCTC thế Tư thực trạng Vietinbank, tác giả tìm ưu điểm, hạn chế tờn cơng tác phân tích nhằm trả lời đầy đủ cho câu hỏi nghiên cứu đề tài tư đó đưa giải pháp để tiếp tục cải thiện lực tài kết hoạt động kinh doanh Vietinbank, đồng thời luận văn có đưa số giải pháp giúp cải thiện hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động tở chức quản lý, hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn 4.6 Hạn chế đề tài 78 Hoạt động NHTM đa dạng liên quan đến nhiều hoạt động khác cho vay, tài trợ thương mại, cho thuê tài chính, đầu tư … đó tiến hành phân tích BCTC NHTM tác giả chưa chú trọng nghiên cứu được phân tích tiêu liên quan đến mảng hẹp nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng Đối tượng nghiên cứu luận văn hệ thống tiêu trình bày BCTC Vietinbank, nhiên q trình phân tích đơi chỗ tác giả q sâu phân tích chi tiết nội dung tiêu nên người đọc dễ hiểu lầm đối tượng nghiên cứu đề tài số liệu báo cáo tài Kết luận Chương Chương luận văn nêu được điểm mạnh hạn chế q trình phân tích BCTC Vietinbank Nội dung chương bốn đưa giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích, đưa đóng góp luận văn nhằm hoàn thiện nâng cao tình hình tài hiệu hoạt động kinh doanh Vietinbank thời gian tới KẾT LUẬN Trong bối cảnh kinh tế thị trường có mức độ cạnh tranh cao ngày nay, doanh nghiệp hoạt động theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận để 79 gia tăng giá trị doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam khơng nằm ngồi mục tiêu đó Để đạt được mục tiêu này, Vietinbank cần phải có đưa quyết sách hoạt động đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm Để có thể đưa được quyết sách vậy, yếu tố cốt lõi phải nắm bắt tình hình tài nội Vietinbank cách kịp thời với độ xác thơng tin cao Do đó, hoạt động phân tích BCTC quan trọng hữu ích nhằm mang lại thơng tin trọng ́u tình hình tài Vietinbank Hoạt động phân tích BCTC ngân hàng phương pháp quản lý mang lại hiệu cho người sử dụng nói chung cho Ban Lãnh đạo tưng ngân hàng nói riêng Kết hoạt động không giúp Ngân hàng phát huy được điểm mạnh mình, mà giúp cải thiện điểm yếu, điểm chưa tốt trình hoạt động kinh doanh Thơng qua việc phân tích thực trạng BCTC Vietinbank cho thấy Vietinbank thực hồn thiện tiêu phân tích theo quy định NHNN Bên cạnh đó, Vietinbank đưa phân tích chuyên sâu số tiêu bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu tư Ban Quản trị cổ đông Trong thời gian qua, kinh tế nước có nhiều biến động, nhiều diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình hoạt động kinh doanh Vietinbank Vietinbank đạt được kết tích cực đáng ghi nhận tình hình huy động sử dụng vốn, LNST tăng trưởng đặn hàng năm, tỷ lệ nợ xấu được kiểm sốt ở mức nhỏ 80 Thơng qua luận văn này, tác giả làm rõ được số vấn đề sau :  Hệ thống hóa lý luận phân tích BCTC nhằm đưa tiêu để phục vụ q trình phân tích BCTC Vietinbank  Phân tích, so sánh tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh Vietinbank với tiêu đánh giá chung toàn ngành Ngân hàng  Nêu ưu, nhược điểm tình hình tài Vietinbank Tư đó đưa kiến nghị, giải pháp giúp nâng cao lực tài chính, hiệu hoạt động kinh doanh Vietinbank Trong trình nghiên cứu trình bày Luận văn, chắn tác giả tránh khỏi đánh giá, nhận xét có phần chủ quan thiếu sót Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô người quan tâm Cuối cùng, tác giả xin chân thành cám ơn hướng dẫn TS Phạm Xuân Kiên Thầy Cô giáo giúp đỡ tác giả trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội Ngũn Văn Cơng (2017), Giáo trình phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành về việc sửa đổi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Lã Thị Hà Châu (2013), Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Hưng Yên, Luận văn Thạc Sỹ – Đại học Kinh Tế Quốc Dân Bùi Thị Như Quỳnh (2014), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ – Đại học Kinh Tế Quốc Dân PHỤ LỤC ... Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam , luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh Tế Quốc dân, 2013 tác giả Trần Thanh Phương “ Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng. .. đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ. .. thiện phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Nam Á”, luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh tế quốc dân, 2014 tác giả Phùng Thị Phương “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân

Ngày đăng: 31/10/2019, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w