Bởi đá cầu có tác dụng đặc biệt tốt cho lứa tuổi họcsinh, môn đá cầu rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khảnăng tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin, quyết đoá
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN - -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
Trang 2THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề
tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
II NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận
2 Thực trạng
3 Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu …………
4 Hiệu quả
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
2 Kiến nghị
1
1 2 3 3
4
4 4 5 1 5
1 9
19 19
Trang 4đề hình thành nhân cách “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”; để ngày mai
xã hội có những nhân tài tốt, có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm naychúng ta phải đào tạo những thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt,
có sức khỏe tốt Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh luôn luônđược xã hội quan tâm
Trong môn học Thể dục ở bậc Tiểu học, ngoài các nội dung: Đội hình độingũ, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài thể dục phát triển chung, các trò chơi…
Đá cầu là một trong các nội dung được lựa chọn để dạy cho các em học sinh lớp
4, lớp 5 ở phần môn tự chọn Đá cầu hiện nay là môn thể thao đang phát triểnmang tính nghệ thuật cao Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và
xử lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác Đá cầu đã xuất hiện ở Việt Nam
từ rất lâu, với các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu và phát triểntheo chiều dài của lịch sử dân tộc Từ thời Mai Hắc Đế, quân đội đã đượckhuyến khích tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu Thời Lý, Trần, môn này rấtthịnh hành và thường được tổ chức vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán, mùaxuân Thời Pháp thuộc, những trò chơi dân gian ít có điều kiện phát triển, nhưng
do sự ham thích của các tầng lớp nhân dân, nên đá cầu vẫn tồn tại và được lưutruyền Đá cầu là môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam, phong trào tập luyện đácầu đã dần phát triển từ thành thị đến nông thôn Từ khi có mặt trong làng thểthao đá cầu đã thu hút khá đông đảo người tham gia tập luyện và thi đấu trongnước, trong khu vực, trên thế giới Hiện nay, đã có giải vô địch đá cầu thế giới,tại giải vô địch đá cầu thế giới năm 2013 được tổ chức tại Đồng Tháp Việt Namdành được 3 huy chương vàng; giải vô địch đá cầu thế giới lần thứ VIII năm
2015 được tổ chức tại RoMa (Italia) Việt Nam dành 4 huy chương vàng Giải đácầu cũng đã được tổ chức tại Sea game 2003, sea game 2009 và Việt Nam đãluôn chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mình trong môn thể thao đá cầu
Những năm gần đây bên cạnh những môn thể dục thể thao khác như:Bóng đá, cờ vua, bóng bàn, điền kinh … Đá cầu được phát triển rộng rãi, đặc
Trang 5biệt là trong trường học Bộ giáo dục đã đưa đá cầu vào học từ cấp Tiểu học đếnTrung học phổ thông Điều đó đã được chứng minh thông qua các kỳ thi Hộikhỏe Phù Đổng toàn quốc Bởi đá cầu có tác dụng đặc biệt tốt cho lứa tuổi họcsinh, môn đá cầu rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khảnăng tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin, quyết đoán… Tuy vậy, trong cáctiết học đá cầu hiện nay, nhiều gíáo viên chưa hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơbản cho học sinh mà chỉ nêu qua rồi để học sinh tự chia nhóm, chia tổ, tự tậptâng cầu, đá cầu theo khả năng của bản thân dưới hình thức vui chơi là chính; từ
đó học sinh đá cầu theo quán tính, cảm nhận của bản thân, những em không thểthực hiện động tác thì chỉ đứng vào nhóm cho có tham gia chơi, do đó khôngthực hiện được mục tiêu cơ bản trong chương trình học Vậy dạy như thế nào đểhọc sinh yêu thích môn thể thao đá cầu và đá cầu đúng kỹ thuật là vấn đề vôcùng có ý nghĩa nhằm thực hiện được mục tiêu môn học; rèn luyện sức khỏe, thểlực cũng như phát triển trí tuệ của học sinh
Với lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp
5 học tốt môn đá cầu mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi
đạt kết quả cao, tiết học trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn Đặc biệt là trang bị cho các
em học sinh lớp 5 trường tôi phương pháp, kỹ năng đá cầu, giúp cho các emhoàn thành mục tiêu môn học; thực sự yêu thích môn đá cầu nói riêng và mônthể dục nói chung; rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khả năng tư duy sángtạo… và phát hiện để phát triển năng khiếu cho các em tạo nguồn bồi dưỡng đểcác em tham gia các kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh cóđược những kiến thức cơ bản trong đá cầu để hoàn thành mục tiêu môn học.Thông qua rèn luyện các động tác cơ bản còn giúp các em tập luyện môn đá cầu
có chất lượng hơn; nâng cao kỹ năng đá cầu của bản thân
Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tậpluyện môn đá cầu; nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực gópphần phát triển một cách toàn diện cho các em học sinh khối lớp 5 trong nhàtrường; tạo hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành, củng cố và nâng caonhững kỹ năng, kỹ xảo động tác
Giáo dục cho học sinh tính nề nếp trong khi tập luyện thể dục thể thao, có
ý thức giữ gìn vệ sinh, có nếp sống lành mạnh, có tính tổ chức kỷ luật, góp phầngiáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới
Tiếp tục duy trì đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe từ đó nângcao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh cho các em họcsinh Phát hiện những em có năng khiếu thể dục thể thao trong trường để tiếp tụcđịnh hướng bồi dưỡng cho các em nhằm tuyển chọn học sinh tham gia Hội khỏePhù Đổng và các cuộc thi thể dục thể thao do ngành giáo dục và đào tạo tổ chứchàng năm
Trang 63 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Tất cả học sinh khối lớp 5 của trường Tiểu học Xuân Tân
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp trò chơi, thi đua
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
+ Phương pháp nêu gương
Trang 7II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
Tập luyện thể dục thể thao là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực
và các kĩ năng động tác Kĩ năng động tác là khả năng thực hiện các động tácmột cách thuần thục nhanh chóng và chính xác Như vậy kĩ năng động tác chỉ cóđược do tập luyện nhiều thành thói quen nên đó chính là những phản xạ có điềukiện
Có thể nói đá cầu là môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp, đa dạng.Trong đó trình độ thi đấu của các vận động viên sử dụng rất nhiều kỹ thuật tấncông, phòng thủ phong phú gây khó khăn cho đối phương Nét đẹp trong môn đácầu là những động tác khống chế, những động tác tấn công để giành điểm Mộtvận động viên có kỹ thuật tốt là người có khả năng tấn công và phòng thủ trongmọi tình huống, trong đó việc khống chế cầu là tiền đề cơ bản để giải quyết cácnhiệm vụ tiếp theo trong tập luyện và thi đấu, phục vụ chiến thuật nhất định.Song thực trạng hiện nay cho thấy các vận động viên trẻ ở nước ta còn non kém
về kĩ chiến thuật, tâm lý, khả năng tư duy Một mặt là do điều kiện tập luyện cònhạn chế, mặt khác đội ngũ cán bộ chưa nắm bắt đặc điểm cơ bản trong huấnluyện, giảng dạy trong các trường học Chính vì vậy việc giảng dạy đá cầu đốivới học sinh là rất quan trọng Nhất là đối với học sinh tiểu học nói chung vàhọc sinh lớp 5 nói riêng cần được truyền thụ những kiến thức cơ bản và chínhxác là rất quan trọng
Về mặt thể lực tốc độ phản ứng của các em học sinh lớp 5 đang ở độ tuổi
10 - 11 tuổi gần như ở người trưởng thành Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốtnên có thể thực hiện được các động tác với biên độ rộng Tuy nhiên do vẫn cònkém tập trung và chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu như là trò chơi vậnđộng để giúp các em có được những kĩ năng ban đầu, tố chất nhanh và khéo léo.Cần tránh các động tác mạnh, phức tạp quá vì xương của các em chưa cốt hóahẳn, nhất là có thể bị cong vẹo cột sống
- Đa số học sinh ngoan, chăm học, yêu thích môn học thể dục
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tương đối bảo đảm do quả cầu dễ làmcác em có thể tự làm dụng cụ cho bản thân
- Điều kiện trang thiết bị, sân bãi tập luyện cho học sinh trong trường đảmbảo: có sân tập rộng rãi, bằng phẳng, có sân đá cầu
- Học sinh thực hiện trang phục thể thao tương đối tốt
Trang 8b Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên tôi nhận thấy cũng có những khó khănnhất định như sau:
- Tuy ở lớp 4 các em đã được học tâng cầu bằng đùi và chuyền cầu bằng
mu bàn chân, má trong bàn chân nhưng số tiết học ở lớp 4 chỉ có 12 tiết (từ tiết
54 – tiết 66) nên nhiều em khi lên lớp 5 vẫn chưa thực hiện được động tác tângcầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính gia đìnhhọc sinh Nhiều bậc phụ huynh muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quantâm đến thể lực của các em, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổihoạt động ngoại khóa rèn luyện thể dục thể thao vì nghĩ học thể dục cũng khôngthể giỏi thêm được tí nào, mà trái lại còn khiến cho các em mệt hơn không họcđược các môn văn hóa Vì thế không khuyến khích các em tham gia luyện tậpcác môn thể dục thể thao ở trường cũng như ở nhà
Từ những khó khăn trong thực trạng nơi đơn vị công tác tôi đã đưa ra cácbiện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu trong năm học 2016 – 2017như sau:
3 Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu:
Biện pháp 1: Giáo viên chỉ rõ tác dụng của môn đá cầu đối với sự hình thành phát triển của cơ thể học sinh nhằm tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn thể thao đá cầu.
Để tạo ấn tượng tốt cho học sinh về môn đá cầu trước khi bước vào họcmôn này tôi đã nêu cho học sinh biết được những tác dụng to lớn mà môn thểthao đá cầu sẽ đem lại cho cơ thể của các em: Khi luyện tập môn đá cầu mộtcách khoa học và thường xuyên sẽ giúp cho hệ hô hấp của các em phát triển,dung tích sống tăng lên, tần số hô hấp giảm, tạo thuận lợi cho cơ thể vận độngtốt trong cả thời kỳ ưa khí và yếm khí Đối với hệ tuần hoàn, thông qua việc các
em luyện tập có hệ thống và khoa học sẽ làm cho tim của các em thích ứng vớikhối lượng vận động cao, khả năng giãn nở của các mao mạch tốt hơn, thuận lợicho việc cung cấp vận chuyển năng lượng cho cơ thể hoạt động trong thời giandài, đồng thời cũng rút ngắn được thời gian hồi phục sau khi vận động
Trong quá trình tập luyện đá cầu còn giúp các em rèn luyện và phát triển
cơ quan thị giác, bởi do đặc thù dụng cụ tập là quả cầu nhỏ, tốc độ khi baynhanh, các em phải tập trung quan sát mới phán đoán chính xác được điểm rơicủa quả cầu để thực hiện các kĩ thuật, chiến thuật của mình
Ngoài các tác dụng nêu trên, tập luyện môn đá cầu thường xuyên còn giúpcác em có được thể hình phát triển cấn đối, đặc biệt là hệ thống cơ quan vậnđộng như: cơ, xương, khớp và dây chằng thường xuyên được tôi luyện, giúpcác em bước vào những ngày học tập và làm việc mới một cách thuận lợihơn Mỗi khi tập luyện môn thể thao đá cầu các em cần tập trung vận động ởchân cao, vì thế các cơ, xương ở chân cũng có cơ hội căng và giãn nỡ ra, từ đólàm tiền đề phát triển chiều cao cho các em
Trang 9Để nhiều học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn này ngoài việc nói chohọc sinh biết về lợi ích của môn đá cầu, tôi còn thường xuyên cho các em xembăng hình về các kỹ thuật đá cầu và các trận thi đấu đá cầu ở một số cuộc thi.Ngoài ra khi bước vào tập luyện tôi còn chọn những học sinh có năng khiếu đácầu trong lớp biểu dương các em trước tập thể lớp; sau đó cho các em có khảnăng thực hiện tốt biểu diễn cho các bạn của mình xem để tạo sự phấn khích chocác em, khơi gợi ham muốn được chơi như chính bạn của các em
Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh.
Trong môn đá cầu, điểm tiếp xúc quả cầu mà người ta thường dùng là mubàn chân, đùi, má trong, má ngoài, ngực,… cách sử dụng thì mỗi người một vẻ.Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì cũng đều bắt đầu từ những kỹ thuật cơ bản.Khi kỹ thuật cơ bản đã hình thành, có khả năng khống chế cầu rồi mới phát huyđược các kỹ thuật, chiến thuật của mình trong tập luyện, thi đấu
Trước khi bước vào dạy những kỹ thuật cơ bản tôi chỉ cho học sinh nhữngđiểm tiếp xúc của cầu trên cơ thể để các em nắm rõ trong quá trình các em luyệntập
Ví dụ: Chỉ cho học sinh biết đâu là mu bàn chân, má trong bàn chân, má
ngoài bàn chân, mũi bàn chân, đùi…
Khi phân tích kỹ thuật động tác tôi thường giải thích sao cho ngắn gọn,chính xác mà dễ hiểu, giúp các em nắm được từng phần kỹ thuật động tác, tạođiều kiện cho các em tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật Thường thì khiphân tích động tác tôi kết hợp với chỉ dẫn và làm động tác mẫu để các em dễhình dung kỹ thuật động tác, đồng thời nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác qua đónhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo động tác, tránh được những sai sót dễ mắc phảicho các em trong tập luyện
Khi dạy đá cầu cho các em học sinh lớp 5 tôi giải thích rõ các kỹ thuật cơbản sau đây cho các em:
* Cách cầm cầu:
Trước hết tôi giới thiệu về cấu tạo của quả cầu cho các em: Quả cầu có 2phần là cánh cầu và đế cầu Cánh cầu được làm bằng lông hoặc chất liệu tổnghợp ở phía trên, đế cầu là phần đệm cao su phía dưới
Má ngoài
Má trong
Mu bàn chân
Mũi bàn chân
Trang 10Đế cầuCánh cầu
Cách cầm cầu: Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng vàcách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để
đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên
* Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi:
Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót
chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơikhuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước
Thực hiện động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2–
0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi Di chuyển về nơi cầu rơi rồi
co gối chân đá lăng nhẹ từ dưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi vuônggóc với thân người Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài
để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếptheo
(Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi)
Trang 11* Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót
chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơikhuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước
Thực hiện động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống,
dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lílại tâng cầu lên Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc dichuyển đến để tâng cầu
(Các bước thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân)
(Học sinh tâng cầu bằng mu bàn chân)
* Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân:
Trang 12Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót
chân trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân,
hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước
Thực hiện động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống
dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa đến phía bạn đối diện hoặcqua lưới sang sân đối phương
(Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân)
* Kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân ( chuyền cầu theo nhóm):
Tư thế chuẩn bị: 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau
1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu
Thực hiện động tác: Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải,
chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận tiếpđất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại)
Biện pháp 3: Chỉ rõ cho học sinh biết được những sai lầm các em thường mắc phải và biện pháp để sửa lỗi cho học sinh.
Học sinh được tiếp xúc với quả cầu từ tuần học thứ 25 trong chương trìnhhọc môn Thể dục lớp 1, lên lớp 2 các em tiếp tục được tiếp xúc với quả cầu bằngcác bài tập: Tâng cầu, chuyền cầu bằng vợt gỗ Do sẵn có quả cầu của chínhmình nên ngoài giờ học chính khóa, các em đã không chỉ tâng cầu bằng vợt màcác em đã rất thích thú và tự mình tập các bài tập với cầu theo ý thích của cánhân Lên lớp 4 các em được học tâng cầu bằng đùi, đá chuyền cầu bằng mu bànchân, má trong bàn chân; tuy nhiên do số tiết học ít, thói quen của các em đượchình thành từ lớp dưới chưa được khắc phục, các em lại tiếp tục tự thực hiện cácbài tập phức tạp hơn như đỡ cầu bằng ngực, bằng đầu… vì vậy khi lên lớp 5 tôinhận thấy rất nhiều học sinh có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật khác nhau vàkèm theo đó là do các em tự phát đá cầu nên thường mắc phải các sai lầm sau:
*Những sai lầm học sinh thường mắc và nguyên nhân: