Cơ sở thực tiễn Việc rèn cho học sinh lớp 3 học và ghi nhớ tốt nội dung các bài tập đọc đạt kết quả đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy của giáo viên, đây là một vấn đề k
Trang 1I NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP
ĐẾN
II TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC
2 Yêu cầu và khuyến khích học sinh chuẩn bị trước bài 7
3 Nghiên cứu trước bài dạy để lập kế hoạch bài học chi tiết 8
4 Tổ chức có hiệu quả quy trình dạy một tiết tập đọc học thuộc
Trang 2Bước vào bậc Tiểu học, học sinh đã thực sự bước vào một quá trình học tập và rèn luyện để làm giàu vốn từ ngữ cũng như vốn hiểu biết của mình Các
em có thể dùng mắt để quan sát, thu nhận thông tin, dùng đôi tai để ghi nhận âm thanh của trời đất và dùng trí tuệ của mình để phân tích, đánh giá các hiện tượng
tự nhiên, xã hội theo một cách riêng Học tốt phân môn Tập đọc không những giúp học sinh được rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp các em được mở mang sự hiểu biết về vốn sống Các bài tập đọc, học thuộc lòng được chọn trong chương trình Tiểu học nói chung, chương trình học của lớp 3 nói riêng là những bài văn, bài thơ hay câu chuyện hay trong kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới Mỗi bài tập đọc là một bức tranh thu nhỏ về cảnh đẹp của đất nước, về hiện thực cuộc sống, về con người, xã hội… Mặt khác, để thể hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm ngoài nội dung tác phẩm hấp dẫn còn phụ thuộc
Trang 3vào người đọc tác phẩm, phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người Trước hết người đọc phải đọc đúng , đọc trôi chảy, tiến tới biết đọc diễn cảm, đọc theo vai mới diễn tả được cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả qua tác phẩm Đọc là chìa khóa giúp các em mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng văn hóa, khoa học, giúp các em cảm nhận những tinh hoa văn hóa của dân tộc được lưu trữ qua các tác phẩm văn học Đó cũng là hành trang giúp các em hòa nhập giao tiếp với cộng đồng, hình thành nhân cách toàn diện của con người thời đại mới Mỗi bài tập đọc đều có tác dụng ghi dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời mỗi con người Vì vậy học thuộc lòng văn bản, ghi nhớ nội dung bài học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy tập đọc Năng lực đọc được hình thành chủ yếu qua thực hành dưới các hình thức: Đọc thành tiếng, đọc thầm để hiểu nội dung, luyện đọc nâng cao (đọc phân vai, đọc diễn cảm) rồi tiến tới ghi nhớ bài (học thuộc lòng)
2 Cơ sở thực tiễn
Việc rèn cho học sinh lớp 3 học và ghi nhớ tốt nội dung các bài tập đọc đạt kết quả đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy của giáo viên, đây là một vấn đề không đơn giản chút nào Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy:
Nội dung, chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 3 rất phong phú và đa dạng Trong phân phối chương trình phân môn Tập đọc lớp 3 gồm 105 tiết; Trong đó có bài 31 bài tập đọc - kể chuyện ( mỗi bài dạy trong 2 tiết), 31 bài tập đọc ( mỗi bài dạy trong 1 tiết), còn lại 12 tiết dành cho ôn tập giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối học kì II Trong số 31 bài tập đọc dạy một tiết có
18 bài có yêu cầu học thuộc lòng Các bài tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3 chủ yếu là thơ, chỉ có một bài văn
Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy phân môn Tập đọc là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt, bởi mục tiêu của Tập đọc ở lớp 3 từ yêu cầu đọc đúng nâng dần lên yêu cầu đọc đạt tốc độ quy định, khả năng đọc thầm để nắm bắt nội dung rồi tiến tới đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài đọc Qua thực tế giảng dạy tại lớp 3A, tôi nhận thấy chất lượng đọc, học thuộc lòng và ghi nhớ nội dung bài của học sinh còn nhiều hạn chế bởi các em vẫn đang trong độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em có thể mau nhớ nhưng cũng nhanh quên Để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 3, năm cuối của giai đoạn 1 làm nền tảng, bước đà để học sinh bước sang giai đoạn cuối cấp ( Lớp 4,5) thì việc rèn cho học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ các bài đọc là rất cần thiết Vì vậy rèn cho học sinh có kĩ năng học tốt các bài tập
Trang 4đọc học thuộc lòng có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện trí nhớ cho các em Nếu các em học tốt phân môn tập đọc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt các môn học khác Vậy làm thế nào để giúp học sinh học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng, để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc
? Trong năm học 2016 – 2017 này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng” và tiến hành thực nghiệm tại lớp 3A
Trang 5II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Học sinh lớp 3A trường Tiểu học
III PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Trang 6PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trước tiên tôi tìm hiểu để nắm được mục tiêu và các biện pháp dạy Tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3
1 Mục tiêu:
- Phân môn tập đọc lớp 3 nhằm rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc hiểu), nghe và nói Mục tiêu là đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc các đoạn thơ, bài thơ, các văn bản nghệ thuật,…Tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/1 phút.- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn ở lớp 2 Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, nắm được ý nghĩa của bài
- Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh
- Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa
2 Các biện pháp dạy học chủ yếu
+ Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc
+ Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc
- Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ:
+ Học sinh có thể tự tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa
+ Có thể giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật,…) hoặc cho học sinh làm các bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ như: Tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa hay đặt câu với từ cần giải nghĩa
- Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh đều làm việc để tự mình nắm được bài
Trang 7c Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng
- Luyện đọc thành tiếng: Bao gồm các hình thức như từng học sinh đọc,
nhóm đọc đồng thanh, cả lớp đọc đồng thanh, một nhóm học sinh đọc theo phân vai
- Đọc thầm: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc - hiểu
- Luyện học thuộc lòng: Ở những bài có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh luyện đọc kĩ hơn Có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần hết “từ điểm tựa” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh
II TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG Ở LỚP 3
Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 3 và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Mặc dù đã được định hướng khá rõ rệt song thực tiễn cho thấy việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đặc biệt là kĩ năng học thuộc lòng các bài đọc chưa đạt được kết quả mong muốn Trước tình hình
đó, tôi đã tiến hành tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của lớp và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giảng dạy thích hợp
1 Thuận lợi:
- Đa số phụ huynh rất trẻ nên rất quan tâm đến con em mình, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con, luôn giành thời gian cho các con
- Đa số các con ngoan, có ý thức học tập tốt
- Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, lớp được trang bị một máy tính, một máy chiếu Lớp đủ ánh sáng, hệ thống quạt, điều hòa đầy đủ, tạo điều kiện cho các con học tập thoải mái trong mỗi giờ học
- Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao trong lĩnh vực chuyên môn
2 Khó khăn:
Sau khi trực tiếp giảng dạy những giờ Tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng
ở lớp 3, qua tiếp xúc và điều tra ban đầu, tôi nhận thấy việc học thuộc lòng bài đọc với các em rất khó khăn Nhiều em sau khi học xong bài nhưng chưa thuộc bài, có những em chỉ học thuộc được một phần nhỏ của yêu cầu, có em thì đọc thiếu từ hoặc thừa từ, không đúng với văn bản Có em đọc thuộc bài nhưng khi
cô hỏi 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc thì lại không trả lời được,…
Trang 8Trong lớp có một số học sinh hiếu động, ý thức với bài học chưa cao, không có sự hứng thú khi học bài, có em khả năng ghi nhớ không tốt nên việc yêu cầu các em học thuộc lòng bài ngay tại lớp rất khó khăn
Năm học 2016 - 2017 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A với sĩ số 61 học sinh Để nắm tình hình học tập phân môn Tập đọc học thuộc lòng của các em, sau khi dạy xong tiết tập đọc học thuộc lòng bài
“Quạt cho bà ngủ” (tuần 3, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 23), tôi thu được kết quả khảo sát như sau:
Học sinh thuộc cả bài
thơ, ngắt nghỉ hơi đúng,
nắm chắc nội dung bài
Học sinh thuộc cả bài thơ, ngắt nghỉ hơi chưa tốt, chưa nắm chắc nội dung
Học sinh chưa thuộc cả bài
hỗ trợ nhau Học thuộc lòng thực chất là sự ghi nhớ văn bản một cách chính xác từng từ, từng câu Cơ sở khoa học của sự ghi nhớ này chính là tâm lí học về trí nhớ Khi ghi nhận điều gì tức là hình thành một hệ thống đường liên lạc thần kinh tạm thời khá vững chắc và sau này có khả năng phục hồi lại được Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần, củng cố thật vững chắc thì nó sẽ không mất đi Sở dĩ hiệu quả của tiết Tập đọc học thuộc lòng chưa đạt được kết quả cao theo tôi có những nguyên nhân sau:
- Có những học sinh ý thức tự giác học tập chưa cao, trong lớp thường không chú ý nghe giảng, chưa có ý thức đặt trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ và cũng không sử dụng biện pháp nào để trợ giúp cho việc ghi nhớ thêm thuận lợi Vì vậy những học sinh này thường không thuộc bài hoặc khi giáo viên yêu cầu đọc bài thì cũng chỉ đọc ấp úng được một phần của bài
- Trong các bài tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3 thì chủ yếu là thơ (17/18 bài) Bởi vì đặc điểm của thơ là có sự phối hợp của tiết tấu, âm vang của vần điệu, sự hài hòa của âm thanh nên học sinh thường dựa vào những đặc điểm này
mà đọc đi đọc lại nhiều lần là thuộc mà không cần hiểu nội dung Vì vậy, với những học sinh này khi giáo viên yêu cầu đọc thì các em đọc như một cái máy
mà không hiểu nội dung bài và nếu chỉ cần quên một câu là các em không thể
Trang 9đọc tiếp được nữa Đó là những học sinh có sự ghi nhớ máy móc, học thuộc bài theo kiểu “học vẹt”
- Chỉ có một số học sinh có trí nhớ tốt, có ý thức với bài học, trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài nên các em nắm nội dung bài tốt Những em này luôn đặt trước cho mình mục đích, nhiệm vụ học tập rất rõ ràng nên các em thường thuộc bài ngay tại lớp Những em này ghi nhớ bài chủ yếu dựa trên sự hiểu biết nội dung và ý nghĩa của tác phẩm nên các em ghi nhớ bài bền vững hơn Vì vậy nếu có quên các em chỉ cần dùng óc suy luận, dựa vào nội dung ý nghĩa của bài là nhớ được bài
Qua khảo sát thực tế, tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm của học sinh lớp mình, tôi nhận thấy mình cần phải tìm ra các biện pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng
III BIỆN PHÁP NHẰM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT CÁC BÀI TẬP ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG
Thực chất học thuộc lòng chính là yêu cầu hiểu nội dung bài và ghi nhớ từng từ, từng câu trong bài, hai yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
hỗ trợ nhau Khi đã hiểu nội dung bài thì việc học thuộc lòng bài sẽ nhanh hơn
và ghi nhớ bài lâu hơn Vậy để giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
1 Phân loại và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp
Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức Sau khi tìm hiểu, điều tra để nắm tình hình thực tế, tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh: Học sinh tiếp thu bài nhanh, có ý thức tự giác học tập; Học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, có ý thức tự giác học tập ; Học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, chưa có ý thức tự giác học tập Dựa vào đó, tôi bố trí, sắp xếp chỗ ngồi cho các
em phù hợp: Những em tiếp thu bài chưa nhanh, ý thức với bài học chưa cao, trong lớp thường không chú ý nghe giảng tôi xếp ngồi cạnh những em tiếp thu bài nhanh, có ý thức với bài học để thành lập đôi bạn cùng tiến giúp nhau học tập Những em nhút nhát, đọc nhỏ tôi bố trí ngồi gần bàn giáo viên để thường xuyên để ý, động viên các em cố gắng hơn
2 Yêu cầu và khuyến khích học sinh chuẩn bị trước bài
Với mỗi tiết tập đọc học thuộc lòng, muốn đạt yêu cầu đặt ra là các em học thuộc lòng bài ngay tại lớp và ghi nhớ bài có ý thức, ghi nhớ bài được lâu thì việc học sinh xem trước bài là một việc làm cần thiết Vì vậy, sau mỗi tiết tập đọc, phần củng cố dặn dò bao giờ tôi cũng nhắc nhở học sinh ghi bài sau để các
em biết tiết sau sẽ học bài gì Tôi khuyến khích các em tự đọc trước bài để mỗi
Trang 10em tự tìm hiểu cách đọc của bài và tập trả lời câu hỏi cuối bài Đó chính là bước khuyến khích các em thích tự khám phá, tự tìm hiểu và trải nghiệm Đây là việc làm rất cần thiết để giúp cho các em không bị ngỡ ngàng khi học bài mới mà sẽ giúp cho tiết học nhẹ nhàng, sôi nổi và đạt hiệu quả hơn Vì các em đã được đọc bài, tự tìm hiểu, khám phá trước bài nên khi đến lớp các em được bày tỏ, được trình bày kết quả mình đã được trải nghiệm sẽ khiến các em mạnh dạn, tự tin hơn và nắm bài nhanh hơn Tôi không coi trọng đến mức độ học sinh trả lời đúng hay sai mà chủ yếu tôi muốn rèn cho các em có ý thức với bài học Dù trả lời đúng hay sai thì các em cũng đã có sự chuẩn bị, xem trước bài nên các em sẽ nắm bài nhanh hơn và ghi nhớ bài được lâu hơn
3 Nghiên cứu trước bài dạy để lập kế hoạch dạy học chi tiết
Mỗi tiết tập đọc muốn đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên là phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, lập kế hoạch dạy học chi tiết, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết Khi dạy bất kì một bài tập đọc nào, bao giờ tôi cũng dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm Đọc bài một vài lần để tìm hiểu cách đọc, dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra để lập kế hoạch dạy học phù hợp Đối với các bài tập đọc học thuộc lòng
ở lớp 3 thì chủ yếu là thơ, do vậy trước khi dạy tôi luôn tìm hiểu cách ngắt nhịp thơ, cách gieo vần, thể loại thơ, để từ đó xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao nhất Giáo viên có nghiên cứu kĩ bài trước thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hồn của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài và phần giảng bài của giáo viên mới hấp dẫn, thu hút học sinh hứng thú với bài học
Ví dụ: Khi dạy bài : "Nhớ Việt Bắc"
( Tuần 14, Sách Tiếng Việt tập 1, trang 115)
Khi dạy giáo viên phải đọc trước bài để nắm được cách ngắt, nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng thơ, các câu thơ ( Chẳng hạn câu 1 ngắt theo nhịp 2/4, 2/2/4, nhưng chuyển sang câu 2 lại ngắt theo nhịp 2/4, 4/4 )
Trang 11Ve kêu /rừng phách đổ vàng /Nhớ cô em gái / hái măng một mình //
Qua đó, giáo viên lựa chọn những câu thơ tiêu biểu, đặc trưng để hướng dẫn cho các em ngắt, nghỉ hơi đúng, linh hoạt, tự nhiên giữa các dòng thơ để giúp học sinh cảm nhận được những nét đẹp của Việt Bắc
4 Tổ chức có hiệu quả quy trình dạy một tiết tập đọc học thuộc lòng
4.1 Ổn định tổ chức
4.2 Khởi động
Để không tạo áp lực cho học sinh thì khi bắt đầu vào tiết học, giáo viên cần linh hoạt, khéo léo và nhẹ nhàng để tạo cho các em có tâm thế, hứng thú với tiết học bằng các trò chơi “ khởi động” với nhiều hình thức như: hát một bài nội dung liên quan đến bài học, chơi trò chơi vận động hoặc ôn lại kiến thức đã học
ở bài trước dưới hình thức trò chơi, thi đua
4.3 Giới thiệu bài:
Đây là bước rất quan trọng để gây sự chú ý, hứng thú cho học sinh đến bài học Ở phần giới thiệu bài, tôi thường sử dụng các hình thức như : Cho học sinh quan sát tranh ảnh, Video có nội dung liên quan đến chủ điểm, liên quan đến bài học để kích thích sự tò mò, thích tìm hiểu của học sinh hoặc dùng lời nói gợi
mở, nêu vấn đề hướng học sinh cùng tìm hiểu, cùng giải quyết
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Cảnh đẹp non sông”
( Tuần 12- Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 97)
Để gây cho học sinh sự hứng thú, tập chung đến bài học, phần giới thiệu bài tôi cho các em xem 1 đoạn video sưu tầm một số cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền trên đất nước ta Qua đó, các em bước đầu biết được đất nước Việt Nam ta
có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, các em có ấn tượng tốt đẹp với những cảnh đẹp
đó và muốn tìm hiểu thêm về những cảnh đẹp của đất nước mình Dựa vào đặc điểm của học sinh Tiểu học rất tò mò, thích khám phá mà giáo viên giới thiệu vào bài rất nhẹ nhàng và tạo cho các em hứng thú với bài học
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Bận”
( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59)
Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách yêu cầu học sinh dựa vào sự quan sát thực tế xung quanh hãy kể công việc của một số người, một số vật xung quanh mà em biết Sau đó giáo viên giới thiệu vào bài: “Mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta đều có công việc riêng của mình để góp phần tô đẹp cho cuộc sống….” , bằng cách vào bài trực tiếp nhẹ nhàng như vậy sẽ tạo cho các
Trang 12em óc tò mò, muốn tìm hiểu mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta làm những công việc gì, công việc đó đem lại lợi ích như thế nào
4.4 Giáo viên đọc mẫu:
Đọc mẫu toàn bài: Nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh Khi đọc mẫu, giáo viên cần đọc đúng giọng điệu của bài, phát âm chuẩn, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng thể loại văn, thơ, truyện kể, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm chủ tốc độ, điều chỉnh âm lượng giọng đọc để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh chú ý đễn bài học
Đọc mẫu câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc
Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh Phần đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh trong việc rèn kĩ năng đọc Có những học sinh tư duy tốt, khi nghe giáo viên đọc mẫu là các em có thể đã phát hiện ra cách đọc của bài Do vậy, với mỗi bài tập đọc, giáo viên cần đọc trước bài, nghiên cứu kĩ bài để có cách đọc bài phù hợp nhất
Chẳng hạn với những đoạn văn, bài văn xuôi, câu chuyện kể thì khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý đến cách ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ dài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay phải thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật trong bài…
Còn với những bài tập đọc là bài thơ, thì khi đọc mẫu giáo viên cần đặc biệt chú ý đến thể loại thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần…
Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc “ Bận”
( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59)
Đây là bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ, khi đọc diễn cảm bài thơ này giáo viên cần đọc bài với giọng vui, khẩn trương, chú ý cách ngắt nhịp giữa các dòng thơ và nhấn giọng những từ ngữ in đậm thể hiện sự bận rộn của mọi người, mọi vật
Trời thu / bận xanh / Sông Hồng / bận chảy / Cái xe / bận chạy / Lịch / bận tính ngày / Con chim / bận bay Cái hoa / bận đỏ
Cờ / bận vẫy gió Chữ / bận thành thơ /…
Trang 13Còn con / bận bú / Bận ngủ / bận chơi / Bận / tập khóc cười / Bận / nhìn ánh sáng //
4.5 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
*Luyện đọc thành tiếng:
Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức như: Từng học sinh đọc,
một nhóm đọc, lớp đọc đồng thanh, một nhóm học sinh đọc theo vai Trong khi
học sinh luyện đọc, giáo viên cần “ biết nghe” học sinh đọc để có cách rèn luyện
thích hợp với từng em và khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn
- Luyện đọc từng câu: Nhằm rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh Khi học sinh luyện đọc nối tiếp từng câu, giáo viên chú ý lắng nghe để sửa cho học sinh phát âm đúng Học sinh nào phát âm chưa đúng giáo viên sửa lại ngay cho học sinh đó Nếu tiếng nào có nhiều học sinh đọc sai, giáo viên viết tiếng đó lên bảng cho lớp cùng luyện phát âm tiếng đó
- Luyện đọc đoạn trước lớp: Nhằm rèn cho học sinh cách ngắt, nghỉ hơi đúng để giúp người nghe hiểu đúng nội dung câu văn
Ví dụ : Khi dạy bài “ Nhớ Việt Bắc”
( Tuần 14 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 115)
Khi học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ, tôi hỏi học sinh cách ngắt nhịp thơ như thế nào? Sau đó giáo viên chốt cách ngắt nhịp thơ đúng, tự nhiên giữa các dòng thơ, học sinh đánh dấu cách ngắt nhịp thơ trong sách giáo khoa, 1 đến 2 học sinh đọc lại khổ thơ đó
Trang 14* Luyện đọc thầm
Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc hiểu ( Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì ? … ) Có đoạn văn (thơ) cần cho học sinh đọc thầm 2, 3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh, khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức, giáo viên không nắm được kết quả đọc - hiểu của học sinh để xử lí trong quá trình dạy học
4.6., Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:
Có thể nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu nghĩa của các từ mới Nhưng như thế không có nghĩa là để hiểu văn bản chúng ta phải lần lượt tìm hiểu nghĩa của tất cả các từ trong bài Giáo viên phải tìm hiểu và có kĩ năng
để nhận ra những từ nào cần giúp học sinh tìm hiểu nghĩa Trong mỗi văn bản,
có một số từ ngữ quan trọng mà nếu học sinh không hiểu nghĩa của các từ đó thì rất khó để hiểu đúng nội dung văn bản Đó là những từ ngữ “chìa khóa” có quan
hệ trực tiếp với chủ đề của văn bản, nếu bỏ những từ này thì tính liên kết, tính mạch lạc của văn bản bị đứt quãng Điều quan trọng là dạy học sinh hiểu từ ngữ trong bài cũng như dạy đọc hiểu là một hệ thống mở tức là không bao giờ dạy hết được Do đó, giáo viên phải biết lựa chọn từ ngữ quan trọng cần giải nghĩa
và mức độ giải nghĩa phù hợp với văn cảnh, với đối tượng học sinh
- Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa gồm:
+ Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc
+ Từ ngữ phổ thông mà học sinh chưa quen
+ Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc
Đối với các từ ngữ còn lại, nếu có học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp
- Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ:
+ Học sinh có thể tự tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa Giáo viên cũng có thể dựa vào vốn từ học sinh đã có để giải nghĩa bằng nhiều cách khác nhau như: Giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh ảnh, mô hình, vi deo,…)
+ Hoặc cho học sinh làm những bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ như: Tìm từ đồng nghĩa với từ cần giải nghĩa
Tìm từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa
Trang 15Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa (có thể phối hợp với động tác, cử chỉ)
Đặt câu với từ cần giải nghĩa
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào thì cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 3 Giải nghĩa từ chỉ là một phần rất nhỏ trong giờ tập đọc Vì vậy, giáo viên không nên đưa ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh vừa gây quá tải, vừa làm mất thời gian luyện đọc của học sinh
Ví dụ 1: Trong bài tập đọc “ Bận”
( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59)
- Ngoài các từ ngữ được chú giải cuối bài là: “sông Hồng, vào mùa, đánh thù” tôi còn giúp học sinh hiểu thêm nghĩa các từ: “bận, rộn vui”ở phần tìm
hiểu bài vì các từ này cùng là “điểm tựa” để giúp học sinh hiểu nội dung bài: Mọi người, mọi vật xung quanh chúng ta ở trạng thái luôn luôn phải làm việc
Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật đều đem lại lợi ích cho cuộc sống, góp cho cuộc đời thêm vui
- Để giúp học sinh hiểu nghĩa từ “vào mùa”, tôi cho học sinh quan sát các bức ảnh chụp các bác nông dân đang gặt lúa, cấy lúa; Qua đó, giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ sâu hơn và nhớ lâu hơn Sau khi giúp học sinh hiểu nghĩa của
từ “bận”, tôi cho học sinh liên hệ “ Hàng ngày con có bận rộn không? Con bận rộn với những công việc gì ? Khi bận rộn với những công việc đó con cảm thấy thế nào ? Qua việc hướng dẫn như vậy, tôi thấy các em không những hiểu sâu
nghĩa của từ “bận” mà còn giúp các em nhớ nội dung bài nhanh và lâu hơn
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài:
Trong phần tìm hiểu nội dung bài, tùy từng bài mà tôi lựa chọn hình thức
và phương pháp cho phù hợp Chẳng hạn có những bài đọc chỉ yêu cầu nhớ những điểm cơ bản, chủ yếu nhất, nhưng cũng có những bài lại yêu cầu phải nhớ chính xác từng câu, từng chữ, phải nhớ trật tự của ý, của các sự kiện, diễn biến
sự việc,…Để đạt được những yêu cầu này, tôi yêu cầu học sinh tri giác lại toàn
bộ bài đọc bằng hình thức đọc thầm lại toàn bộ bài đọc để tìm những từ ngữ, hình ảnh, những câu thơ, câu văn đặc biệt lưu ý bằng cách dùng bút chì gạch chân những từ ngữ đó trong bài
- Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
+ Nhân vật, tình tiết, nghĩa đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu thơ, câu văn
+ Ý nghĩa của bài văn, bài thơ
Trang 16- Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
+ Phương hướng và cách tìm hiểu nội dung bài đọc được thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài Đối với học sinh lớp 3, trước hết, sách giáo khoa nêu các câu hỏi giúp học sinh tái hiện nội dung bài đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật, thái độ của tác giả (câu hỏi suy luận) Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được bài
+ Tuy nhiên, số yêu cầu hạn chế số chữ ở các câu hỏi cho phù hợp với khả năng đọc của học sinh lớp 3, sách giáo khoa chỉ nêu những vấn đề chính cần thảo luận Để giúp học sinh hiểu bài, đôi khi tôi có thêm những câu hỏi phụ hoặc
có thể tách câu hỏi cuối bài thành các ý nhỏ hơn để một học sinh không phải trả lời dài Có những câu văn, câu thơ tôi yêu cầu học sinh đọc thầm với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện yêu cầu từ dễ đến khó nhằm rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh, khắc phục tình trạng các em đọc thầm một cách hình thức Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi luôn chú ý rèn học sinh cách trả lời câu hỏi bằng lời của mình, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ
Ví dụ 1: Với bài tập đọc “ Về quê ngoại”
( Tuần 16 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 133)
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thì ngoài các câu hỏi cuối bài đọc, tôi
đã hỏi thêm các câu hỏi phụ nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh trả lời, tôi đã nêu hệ thống câu hỏi như sau:
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Câu thơ nào cho con biết điều đó ?
( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59)
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, với câu hỏi 1 trong sách giáo khoa, tôi đã tách thành 2 câu hỏi nhỏ để 1 học sinh không phải trả lời dài, đồng thời
cũng giúp học sinh bước đầu ghi nhớ được “mọi người”, “ mọi vật” xung quanh
chúng ta luôn luôn phải làm những công việc đặc trưng riêng của mình:
Trang 17Trời thu - bận xanh Sông Hồng - bận chảy
Xe - bận chạy Lịch - bận tính ngày Chim - bận bay
Cô - bận cấy lúa
bảng một số từ làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần hết “từ điểm tựa” để học sinh tự nhớ và học thuộc lòng toàn bộ bài đọc;
Hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh Đồng thời, dựa vào đặc điểm của học sinh Tiểu học
là ghi nhớ máy móc và dựa vào các đặc điểm của các tác phẩm thơ, tôi thường nhấn mạnh vào hình thức nghệ thuật Bởi vì sự liên hệ bên ngoài của thơ dựa vào nhịp thơ, vần thơ, các dòng thơ Chính vì điều kiện này mà hầu hết các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng ở lớp 3 đều là thơ ( 17/18 bài)
* Nhịp thơ: Các từ ngữ được kết hợp với nhau thành nhịp điệu, đó là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn tiết tấu của câu thơ mà sự sắp xếp đó rất nhịp nhàng do quy luật thanh điệu chi phối
Ví dụ: Ở bài tập đọc “ Bận”
( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59)
Khi muốn yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài tập đọc này nhanh và ghi nhớ được lâu thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi nhớ được tên các
sự vật được nhắc đến trong bài thơ Vì vậy ngay từ bước tìm hiểu bài, tôi đã chú ý nhấn mạnh cho học sinh ghi nhớ tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ, đồng thời ghi nhớ công việc đặc trưng của mỗi vật, mỗi người Đó
chính là các các từ ngữ làm “điểm tựa” cho học sinh nhớ để học thuộc lòng
bài Từ đó, tôi quy về những điểm như sau để hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài nhanh và ghi nhớ chính xác:
- Về nội dung:
+ Khổ thơ 1: Mọi vật đều bận rộn với công việc của mình